Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN KALI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÀ PHÊ CHÈ CATIMOR TRONG GIAI ĐOẠN VƯƠN ƯƠM TẠI HUYỆN MĐRĂK – TỈNH ĐĂKLĂK.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN KALI ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÀ PHÊ CHÈ CATIMOR
TRONG GIAI ĐOẠN VƯƠN ƯƠM TẠI
HUYỆN MĐRĂK – TỈNH ĐĂKLĂK.

Họ và tên sinh viên: HRIM BYĂ
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005- 2009

Tháng 08/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ PHÂN ĐẠM VÀ PHÂN KALI ĐẾN
SỰ SINH TRƯỞNG CỦA CÀ PHÊ CHÈ CATIMOR
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI
HUYỆN MĐRĂK – TỈNH ĐĂKLĂK.

Tác giả

Hrim Byă

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư nông nghiệp
ngành Nông Học

Giảng viên hướng dẫn:
PGS. TS. LÊ QUANG HƯNG



Tháng 08/2009


LỜI CẢM TẠ
Con xin khắc ghi công ơn cha mẹ và gia định đã nuôi dạy con khôn lớn
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm TP HCM

-

Ban chủ nhiệm khoa và thầy cô trong khoa Nông Học.

Đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin gứi lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS.TS. Lê Quang Hưng, Trưởng bộ môn cây công nghiệp khoa Nông Học
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình hướng dẫn tôi thực hiện
hoàn thành đề tài này.
- Các cô chú anh chị công ty 715A – Huyện M’Đăklăk – Tỉnh Đăklăk.
- Gia đình, anh chị em, các bạn đồng môn trong và ngoài lớp đã nhiệt tình ủng
hộ, động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 08 năm 2009.
Sinh viên:
Hrim Byă


TÓM TẮT
HRIM BYĂ , Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Tháng 08 năm 2009. Đề

tài “Ảnh hưởng của phân đạm và phân Kali đến sự sinh trưởng của cây cà phê chè
Catimor trong giai đoạn vườn ươm tại – huyện M’đrăk – Tỉnh Đăklăk, thời gian thí
nghiệm từ 24/02/2009. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một
yếu tố (Randomized Conplete Block Design - RCBD), 5 nghiệm thức, trong đó các
nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Thí nghiệm 1:
Tỷ lệ sống sau 120 ngày sau trồng: Qua 8 đợt theo dõi ta thấy tỷ lệ sống cáo nhất là
nghiệm thức 1 Tưới nước lã (Đ/c)/lít/m2.không bị ảnh hưởng bởi lượng phân bón,
nhưng nghiệm thức 5 8,3gUrê + 6,3gKCl/lít/m2 có tỷ lệ sống thấp nhất.
Tỷ lệ xuất vườn 120 ngày sau trồng: Qua 8 đợt theo dõi đến ngày thu hoạch ta thấy tỷ
lệ xuất vườn nghiệm thức 5 8,3gUrê + 6,3gKCl/lít/m2 có số cao nhiều nhất và thấp
nhất là nghiệm thức 1Tưới nước lã (Đ/c) /lít/m2.
Hiệu quả kinh tế: Cho thấy hiệu quả kinh tế của 5 nghiệm thức có sự khác biệt, nghiệm
thức 5 8,3gUrê+6,3gKCl/lít/m2 có hiệu quả kinh tế cao nhất và tiếp là nghiệm thức 4
6,25gUrê+4,75gKCl/lít/m2, kế tiếp là nghiệm thức 3 4,2gUrê+3,2gKCl/lít/m2, nghiệm
thức 2 2,1gUrê+1,6gKCl/lít/m2 và cuối cung là nghiệm thức 1 Tưới nước lã (Đ/c)
/lít/m2.
Thí nghiệm 2:
Tỷ lệ sống sau 120 ngày trồng: Qua 8 đợt theo dõi ta thấy tỷ lệ sống cáo nhất là
nghiệm thức 1 Tưới nước lã (Đ/c) /lít/m2. Không bị ảnh hưởng bởi lượng phân bón,
nhưng nghiệm thức 5 0,4 %N/lít/m2 có tỷ lệ sống thấp nhất.
Tỷ lệ xuất vườn cây con đạt tiêu chuẩn: Qua 8 đợt theo dõi đến ngày thu hoạch ta
thấy tỷ lệ xuất vườn nghiệm thức 5 0,4 %N/lít/m2 có số cây cao nhiều nhất và thấp
nhất là nghiệm thức 1 Tưới nước lã (Đ/c) /lít/m2.
Hiệu quả kinh tế: Cho thấy hiệu quả kinh tế của 5 nghiệm thức có sự khác biệt, nghiệm
thức 5 0,4 %N/lít/m2 có hiệu quả kinh tế cao nhất và tiếp là nghiệm thức 4 0,3
%N/lít/m2, kế tiếp là nghiệm thức 3 0,2 %N/lít/m2, nghiệm thức 2 0,1 %N/lít/m2 và
cuối cung là nghiệm thức 1 Tưới nước lã (Đ/c) /lít/m2.



Như vậy: Hai Thí nghiệm có kết luận như sau: Ảnh hưởng của phân có công thức
8,3gUrê+6,3gKCl/lít/m2 ( nghiệm thức 5 thí nghiệm 1) và công thức phân 0,4
%N/lít/m2 ( nghiệm thức 5 thí nghiệm 2) là gân như nhau.


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa.................................................................................................................... i
Lời cảm tạ .................................................................................................................ii
Tóm tắt.....................................................................................................................iii
Mục lục .................................................................................................................... iv
Danh sách các chữ viết tắt ......................................................................................vii
Danh sách các bảng ...............................................................................................viii
Danh sách các hình .................................................................................................. ix
Danh sách các biểu đồ .......................................................................................... ...ix
Chương 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích, yêu cầu và giới hạn của đề tài ........................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.2.2 Yêu câu ............................................................................................................ 3
1.2.3 Giới hạn đề tài ................................................................................................. 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 4
2.1 Sơ lược về phân loại ........................................................................................... 4
2.2 Đặc điểm thực vật học ........................................................................................ 5
2.3 Kế hoạch phát cà phê trên Việt Nam và thế giới ............................................... 5
2.3.1.Các nghiên cứu về cà phê trên thế giới ........................................................... 5
2.3.2.Lịch sử cà phê ở Việt Nam .............................................................................. 6
2.4 Kế hoạch phát triển cà phê chè ở ĐăkLăk.......................................................... 7
2.4.1 Lich sử phát triển cà phê ở ĐăkLăk ................................................................ 7
2.4.2 Tình hình phát triển cà phê chè ở Đăklăk........................................................ 8

2.4.3 Vài nét về cao nguyên M’Đrăk – Tỉnh Đăklăk ............................................... 8
2.5 Dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển............................................................. 9
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP THÍ NGHIÊM ............................... 11
3.1.Thí nghiệm 1..................................................................................................... 11
3.1.1 Nội dung đề tai .............................................................................................. 11
3.1.2.Địa điểm thí nghiệm ...................................................................................... 11


3.1.3.Vật liệu thí nghiệm. ....................................................................................... 11
3.1.4.Thời gian thí nghiệm ..................................................................................... 11
3.1.5. Phương pháp thí nghiệm............................................................................... 11
3.1.6 Liều lượng phân bón cho từng nghiệm thức ................................................. 12
3.1.7 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................................... 12
3.2. Thí nghiệm 2.................................................................................................... 13
3.2.1 Nội dung đề tài .............................................................................................. 13
3.2.2. Địa điểm làm thí nghiệm .............................................................................. 13
3.2.3.Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 13
3.2.4.Phương pháp thí nghiệm................................................................................ 13
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 14
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 15
4.1 Thí nghiệm 1..................................................................................................... 15
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tỉ lệ cây sống cây con cà phê chè Catimor F5 sau
khi cấy vào bầu. (%) ............................................................................................... 16
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sự tăng trưởng chiều cao cây......................... 17
4.1.3 Ảnh hưởng của phân bón đến số cặp lá/ tầng.thèo từng ngày đo.................. 19
4.1.4 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 1(cm) . 20
4.1.5Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 2(cm) .. 23
4.1.6 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng trung bình của lá/ cặp lá
thứ 3 (cm) ............................................................................................................... 25
4.1.7 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 4(cm) . 27

4.1.8 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 5 (cm) 29
4.1.9.Tỉ lệ xuất vườn cây con đủ tiêu chuẩn (%).................................................... 32
4.1.10 Chi phí đầu tư (đồng/18m2) phân bón của các nghiệm thức ....................... 33
4.1.11 Hiệu xuất kinh tế ......................................................................................... 33
4.2 Thí nghiệm 2..................................................................................................... 34
4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống cây con cà phê chè Catimor F5 sau khi
cấy vào bầu (%) ...................................................................................................... 34
4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón đến sự tăng trưởng chiều cao cây(cm) ................. 35
4.2.3 Ảnh hưởng phân bón đến số cặp lá/tầng theo từng ngày theo dõi ................ 37


4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 1(cm) . 39
4.2.5 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 2(cm) . 41
4.2.6 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 3(cm) . 43
4.2.7 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 4(cm) . 45
4.2.8 Ảnh hưởng của phân bón đến chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 5(cm) . 46
4.2.9 Tỉ lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn (%).................................................... 48
4.2.10 Chi phí đầu tư (đồng/18m2) phân bón của các nghiệm thức ...................... 49
4.2.11 Hiệu quả kinh tế........................................................................................... 49
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 50
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 50
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 52


DANH SÁCH CÁC BẢNG
4.1 Thí nghiệm 1: .................................................................................................. 15
Bảng 4.1.1: Tỷ lệ cây sống sau khi cấy vào bầu 120NST (%)............................... 16
Bảng 4.1.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm).......................................... 17

Bảng 4.1.3: Số cặp lá/ tầng.thèo từng ngày đo....................................................... 19
Bảng 4.1.4: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 1(cm) ...................................... 20
Bảng 4.1.5: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 2(cm) ...................................... 23
Bảng 4.1.6: Chiều dài và chiều rộng trung bình của lá/ cặp lá thứ 3 (cm)............. 25
Bảng 4.1.7: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 4(cm) ...................................... 27
Bảng 4.1.8:. Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 5 (cm) .................................... 29
Bảng 4.1.9:.Tỉ lệ xuất vườn cây con đủ tiêu chuẩn (%) ......................................... 32
Bảng 4.1.10: Chi phí đầu tư (đồng/18m2) phân bón của các nghiệm thức ............ 33
Bảng 4.1.11: Hiệu quả kinh tế ................................................................................ 33
4.2 Thí nghiệm 2 ................................................................................................... 34
Bảng 4.2.1: Tỷ lệ sống cây cà phê chè Catimor F5 sau khi cấy vào bầu (%) ........ 34
Bảng 4.2.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm).......................................... 35
Bảng 4.2.3: Số cặp lá/tầng theo từng ngày theo dõi............................................... 37
Bảng 4.2.4: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 1(cm) ...................................... 39
Bảng 4.2.5: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 2(cm) ...................................... 41
Bảng 4.2.6: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 3(cm) ...................................... 43
Bảng 4.2.7: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 4(cm) ...................................... 45
Bảng 4.2.8: Chiều dài và chiều rộng lá/ cặp lá thứ 5(cm) ...................................... 46
Bảng 4.2.9: Tỉ lệ cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn (%) ......................................... 48
Bảng 4.2.10: Chi phí đầu tư (đồng/18m2) phân bón của các nghiệm thức............ 48
Bảng 4.2.11: Hiệu quả kinh tế ....................................................................................


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cây con trong luống đất ......................................................................... 15
Hình 1: Toàn khu thí nghiệm 1 và 2 cây con bắt đâu ra lá sò ................................ 35
Hình 2: Toàn khu thí nghiệm 1 và 2 cây con 5 cặp lá............................................ 37
Hình 3: 5 cây thí nghiệm 1 sau 105NST ................................................................ 39
Hình 4: NT5: 8,3gUrê+6,3gKCl/lít/m2 .Thí nghiệm 2, 105NST ........................... 41
Hình 5: NT4: 6,25gUrê+4,75gKCl/lít/m2.Thí nghiệm 1 sau 105N........................ 43

Hình 6: NT3: 4,2gUrê+3,2gKCl/lít/m2. Thí nghiệm 1 sau 105NST ...................... 45
Hình 7: NT2: 2,1gUrê+1,6gKCl/lít/m2. Thí nghiệm 1 sau 105NST ...................... 46
Hình 8: NT1: Tưới nước lã (ĐC) /lít/m2. Thí nghiệm 1, 105NST ......................... 48
Hình 9: 5 cây thí nghiệm 2 sau 105NST ................................................................ 48
Hình 10: NT5: 0,4 %N/lít/m2 Thí nghiệm 2, 105NST ........................................... 49
Hình 11: NT4: 0,3 %N/ lít/m2 Thí nghiệm 2, 105NST .......................................... 50
Hình 12: NT3: 0,2 %N/lít/m2 Thí nghiệm 2 105NST ............................................ 51
Hình 13: NT2: 0,1 %N/lít/m2 Thí nghiệm 2, 105NST ........................................... 52
Hình 14: NT1: Tưới nước lã (Đ/c)/lít/m2 Thí nghiệm 2, 105NST ......................... 53

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1:Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn thí nghiệm 1......................... 32
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn thí nghiệm 2........................ 48


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:
Năm 1735, De Jussieu đã phát hiện ra các cây cà phê và phân loại nó thuộc
giống Coffea, họ Rubiaceae. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm ra 100 loài thuộc
họ Rubiaceae, xong chỉ có một số ít được đưa vào sản xuất, trong đó phổ biến hơn cả
là 2 loại: Coffea arabica L. và Coffea canephora Pierre. Hai loại này có phẩm chất
thơm ngon hơn cả. Vì vậy chúng được trồng tới 11 triệu ha ở các nước thuộc châu Phi,
châu Á, Nam và Trung Mỹ.
Cà phê được con người biết đến giá trị mới gần 300 năm nay, tức là muộn hơn
so với những cây lương thực, thực phẩm quan trọng khác. Mặc dù vậy, cây cà phê đã
trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm của nó là mặt hàng sản phẩm quan
trọng, thu nhiều ngoại tệ của nhiều nước. Cà phê là một loại cây công nghiệp lâu năm
được đưa vào chương trình phát triển nông lâm ở miền núi nước ta. Cho đến nay cả
nước đã có khoảng 350.000 ha cà phê được trồng ở 4 tỉnh Tây Nguyên : Đăklăk, Gia

Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và tỉnh miền Đông Nam Bộ như Đồng Nai, Bình Phước, Bà
Rịa _Vũng Tàu, một số tỉnh ven biển miền Trung và bắt đầu phát triển ở miền núi phía
Bắc. Sản lượng cà phê hàng năm đã tới trên 1 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt
sắp sỉ 2 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ 3 về xuất khẩu cà phê trên thế giới. Từ nay đến
2010 cả nước sẽ trồng thêm 100.000/ha cà phê Arabica ở các tỉnh miền núi phía Bắc
và một số cao nguyên.
Từ lâu người ta đã biết chọn lọc những giống cà phê ngon trong số các loài cà
phê và không thể không nhắc đến đó là loài cà phê chè tên khoa học Coffea arabica.L.
Đây là loài có giá trị kinh tế nhất trong số các loài cà phê. Cà phê chè chiếm 61% các
sản phẩm cà phê toàn thế giới.


Cà phê chè là một cây tự thụ phấn nên hầu hết các giống cây cà phê chè hiện
đang được trồng ở trong nước như: Bourbon, Typica, Caturra, Catuai, mundo, Novo,
Catimor…. Hiện nay, ở nước ta giống cà phê Catimor đang được trồng phổ biến tại
một số tỉnh như Lâm Đồng, ĐăkLăk, Gia Lai..
Giống cà phê chè Catimor được nhập vào Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1984
từ Cu-ba, sau đó từ Trung tâm Nghiên cứu giống chống bệnh gỉ sắt Oeiras Bồ Đào
Nha vào năm 1990.
Đây là giống lai giữa Hybrid de Timor với giống Caturra, thuộc dạng thấp cây,
cành đốt ngắn, có khả năng trồng dày, kháng bệnh gỉ sắt, tính ưu việt nổi bật nhất của
Catimor.
Cây cà phê Catimor có bộ tán che kín thân, vì vậy hạn chế được sự phá hoại của
sâu đục thân, loại sâu này có tập tính không thích đẻ trứng vào nơi thiếu ánh sáng. Nếu
thâm canh tốt, 1 ha cà phê Catimor sẽ cho năng suất đạt 4 – 5 tấn. Do có năng suất cao,
kháng bệnh gỉ sắt, hương vị thơm ngon, giá bán cao hơn khoảng 1,5 lần so với cà phê
vối nên cà phê Catimor được trồng nhiều nơi trên thế giới.
Trên thị trường cà phê chè được đánh giá cao hơn cà phê vối (Coffea canephora
hay Coffea robusta). Vì có hương vị thơm ngon và chứa ít hàm lượng caffein hơn (chỉ
từ 0,8 - 1,7%). Một bao cà phê chè (60 kg) thường có giá cao gấp 2 lần một bao cà phê

vối. (Nguyễn Thanh Quang, 2007).
Hiện nay hầu hết các giống cà phê chè đều được nhân giống chủ yếu bằng hạt,
nhân giống bằng hạt đơn giản dễ làm, cây sinh trưởng tốt, tốn ít công,chí phí thấp. Từ
những vấn đề thực tế nêu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của một số
phân đạm và phân Kali đến sự sinh trưởng của cây con trong vườn ươm cà phê chè
Catimor F5 tại Huyện M’Đrăk - Tỉnh đăklăk”.
1.2 Mục tiêu, yêu cầu và giới hạn của đề tai:
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Xác định lượng phân đạm hòa Kali tưới vào gốc phù hợp với cà phê chè
Catimor thế hệ F5.
- Xác định lượng phân đạm phun trên lá phù hợp với giống cà phê chè Catimor
F5 để đạt tiêu chuẩn xuất vườn.


1.2.2 Yêu cầu:
Bố trí thí nghiệm trong vườn ươm, tiến hành theo dõi và thu thập số liệu sau khi
ra lá đầu tiên. Cách 15 ngày đo về các chỉ tiêu nông học, tỷ lệ cây con sống, tỷ lệ cây
con đủ tiêu chuẩn xuất vườn tương ứng với mỗi tuổi cây con và số cặp lá chừa thích
hợp.
1.2.3 Giới hạn đề tài:
-Đề tài chỉ thực hiện bón phân đạm và phân Kali trên cây cà phê chè Catimor
F5 trong giai đoạn vườn ươm.
- Thời gian thực hiện đề tài từ 24/02/2009 đến 07/07/2009.
- Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, chỉ nghiên cứu trên số lượng nhỏ, do
đó không tránh được thiếu sót và hạn chế.


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về phân loại:

Giống Catimor (Coffea arabica L.var.Catimor)
Là thế hệ F5 do viện nghiên cứu cà phê Eakmat chọn lọc từ thế hệ F4 do trung
tâm nghiên cứu bệnh gỉ sắt Oeiras Bồ Đào Nha và viện nghiên cứu Cà phê Colombia
lai tạo giữa Hibrido de Timor với giống Caturra.
Cà phê Catimor F5 thích hợp điều kiện khí hậu mát, thích hợp với nhiệt 150C –
240C, nhiệt độ từ 150C trở lên quá trình quang hợp giảm dần, trên 300C cây sẽ ngừng
quang hợp, lá sẽ bị tổn thương, nếu nhiệt độ này cứ tiếp tục kéo dài dưới 50C cây bắt
đâu ngừng sinh trưởng.
Lượng mưa : Ưa thích với khí hậu mát mẻ, khô hạn và thường được trồng ở
vùng cao nên lượng mưa trong năm vừa phải 1200 – 1500mm. Cũng như cây cà phê
Robusta, cà phê Catimor cần có một khoảng thời gian khô hạn từ 2 – 3 tháng để tạo
điều kiện thuận lợi cho phân hóa mầm hoa.
Ẩm độ không khí : Thích hợp ở ẩm độ trên 70%, ẩm độ không khí cao sẽ làm
giảm sự mất nước. Tuy nhiên nếu ẩm độ không khí quá cao cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho nhiều đối tượng sâu hại phát triển. Ngược lại nếu ẩm độ quá thấp làm cho quá
trình bốc thoát hơi nước tăng lên rất mạnh làm cho cây bị thiếu nước và héo, đặc biệt
là trong những tháng mùa khô có nhiệt độ và vận tốc gió lớn.
Ánh sáng : Cà phê Catimor thích hợp với điều kiện ánh sáng tán xạ và kém chịu
được nắng so với các loại cà phê khác. Cường độ ánh sáng thích hợp là 25000lux.
Độ cao : Độ cao thích hợp ở những vùng có độ cao từ 1000m – 2000m so với
mực nước biển. Khi trồng ở những vùng dưới 1000m khả năng kém thích ứng biểu
hiện rõ trong một phạm vi cho phép thì khi độ cao càng tăng chất lượng cà phê càng
thơm ngon.


Đất đai : Đất đỏ là một trong những loại đất thích hợp để trồng cà phê. pH thích
hợp 5,2 – 6,3.
2.2 Đặc điểm thực vật học:
Cà phê Catimor cây thấp lùn, bộ tán bé và gọn, lóng đốt ngắn, về ngoại hình
không khác biệt so với Caturra.

Lá non có màu đồng nhạt. phiến lá dày và có màu xanh đậm ,mép gợn sóng,
cây để phát triển tự do co chiều cao từ 2 - 3m . Trong điều kiện thích hợp , thâm canh
tốt có thể phát triển trên 3m. Chiều dài cành cơ bản ngắn trung bình từ 0,8 – 1,2m.
Đường kính tán là 1,2 – 1,5m. Chiều dài lóng đốt ngắn từ 3 – 4cm. Cành cơ bản vườn
thẳng tạo với thân chính một góc nhỏ hơn 800.
Quả thuộc loại trung bình, khi chín có màu đỏ. Trọng lượng 100 hạt từ 12 –
16g, tỷ lệ quả tươi / nhân biến động từ 5 – 7,5 tùy từng điều kiện trồng. Khả năng phần
cành thứ cấp nhiều và cho năng suất cao. Thích hợp với mật độ trồng dày. Chịu hạn tốt
và có khả năng thích ứng được với điều kiện khí hậu ở những vùng có độ cao thấp.
phạm vi nước uống tương đương so với giống Caturra. Có khả năng kháng cao đối với
các nòi sinh lý của bệnh gỉ sắt hiện nay.
Tại Colombia ngay từ thế hệ F5 giống Catimor đã được trồng rộng rãi trong sản
xuất tới gần 600.000 ha nhằm thay thế cho các giống cà phê chè không có khả năng
kháng được bệnh gỉ sắt.
2.3 Kế hoạch phát triển cà phê trên Việt Nam và thế giới:
2.3.1 Các nghiên cứu về cà phê trên thế giới:
Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích 10 triệu hecta và
sản lượng hàng năm biến động dưới 6 triệu tấn. Năng suất bình quân chưa vượt quá 6
tạ nhân /ha. Trong đó ở châu Phi có 28 nước đạt bình quân không vượt quá 4 tạ nhân
/ha. Nam mỹ đạt dưới 6 tạ nhân/ ha. Bốn nước có diện tích cà phê lớn nhất đó là:
Brazil trên 2 triệu hecta có 25% sản lượng cà phê thế giới. Bờ biển Nga (Châu Phi),
Indonesia (Châu Á). Mỗi nước khoảng 1 triệu hecta và Colombia có gần 1 triệu hecta
với sản lượng hàng năm đạt trên dưới 700 ngàn tấn. Do áp dụng một số tiến bộ kỹ
thuật mới như giống mới và mật độ trồng dày nên đã có hàng chục nước đưa năng suất
bình quân đạt trên 1 tấn/ha. Điển hình có Costa Rica ở Trung Mỹ với diện tích cà phê
chè là 85.000 ha nhưng đã đạt được năng suất bình quân trên 1.400 kg/ha.


Do sự xuất hiện và gây tác hại của bệnh gỉ sắt cà phê tại nhiều nước Trung và
Nam Mỹ từ năm 1970 trở lại đây đã gây thêm những khó khăn và tốn kém cho nghề

trồng cà phê ở khu vực này Cà phê chè hiện nay vẫn chiếm 70% sản lượng của thế
giới. Diện tích cà phê chè được trồng tập trung chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ, một số
nước ở Đông Phi như: Kenya, Cameroon, Ethiopie, Tanzania và một phần ở châu Á
như: Indonesia, Ấn Độ, Philippines.
Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo,
không ổn định nhất là về giá cả. Tổ chức cà phê thế giới (ICO) do không còn giữ được
hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai
đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây. Tình trạng
này đã dẫn đến hậu quả là nhiều nước phải hủy bỏ bớt diện tích cà phê. Năm 1994 do
những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil, vì vậy đã làm cho sản
lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50%, do đó đã góp phần làm cho giá cà
phê tăng vọt, có lợi cho những người xuất khẩu cà phê thế giới.
Cà phê là một loại nước uống cao cấp, nhu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng vẫn
không ngừng tăng lên, chưa có những sản phẩm nhân tạo được chấp nhận để thay thế
cho cà phê, vì vậy việc trồng, xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa đặc biệt này vẫn có
một ý nghĩa kinh tế lớn đối với nhiều nước. Vấn đề quan trọng cần có nhận thức đầy
đủ là: Sản phẩm cà phê đem ra thị trường phải đảm bảo chất lượng. Trong cơ chế thị
trường: : Tiền nào - của nấy, lại càng đúng với mặt hàng cà phê.
2.3.2. Lịch sử trồng cà phê ở Việt Nam:
Cây cà phê được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm 1857, trước hết là ở một số
nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kontum... Song mãi tới đầu thế kỷ hai mươi trở đi
thì cây cà phê mới được trồng trên quy mô tương đối lớn của các chủ đồn điền người
Pháp tại Phủ Quỳ - Nghệ An và sau đó là ở Đắc Lắc và Lâm Đồng, nhưng tổng diện
tích không quá vài ngàn hecta. Sau cách mạng tháng 8, diện tích cà phê ở miền Bắc
được phát triển thêm tại một số nông trường quốc doanh và thời kỳ có diện tích cao
nhất là trên 10.000 ha vào năm 1963 - 1964. Ở Miền Nam trước ngày giải phóng, vào
năm 1975 diện tích cà phê có khoảng 10.000 ha. Tại Đắc Lắc có khoảng 7.000 ha,
Lâm Đồng 1.700 ha và Đồng Nai 1.100 ha. Cà phê trồng ở miền Bắc trong những năm
trước đây chủ yếu là cà phê chè (Coffea arabica), năng suất thường đạt từ 400 - 600



kg/ha, có một số điển hình thâm canh tốt đã đạt trên 1 tấn/ha. Hạn chế lớn nhất đối với
việc trồng cà phê chè ở miền Bắc là tác hại của sâu bệnh. Sâu đục thân (Xylotrechus
quadripes) và bệnh gỉ sắt cà phê (Hemileia vastatrix), là hai đối tượng sâu bệnh hại
nguy hiểm nhất. Do điều kiện sinh thái không phù hợp, đặc biệt là có một mùa đông
giá lạnh kéo dài, vì vậy cây cà phê vối khó có khả năng phát triển ở miền Bắc, nhiều
vùng đã trồng cà phê vối sau phải hủy bỏ vì kém hiệu quả. Diện tích trồng cà phê ở
miềm Nam trước ngày giải phóng chủ yếu là giống cà phê vối (robusta), một số diện
tích nhỏ cà phê chè được trồng ở Lâm Đồng. Năng suất cà phê vối trong thời kỳ này
thường đạt trên dưới 1 tấn/ha, ở một số đồn điền có quy mô vừa và nhỏ cũng đã đạt
năng suất từ 2 - 3 tấn/ha. Ngày nay trong cơ chế quản lý mới, được áp dụng đồng bộ
các tiến bộ kỹ thuật cho nên năng suất đã tăng lên rất nhanh. Tính đến cuối năm 1994,
tổng số diện tích cà phê ở nước ta đã có khoảng 150.000 ha và sản lượng vụ năm
1993/1994 đã đạt trên 150.000 tấn. Vụ cà phê năm 1994/1995 ước đạt 180.000 tấn.
Năng suất bình quân trên diện tích cà phê kinh doanh đã đạt trên 1,2 tấn/ha, nhiều
nông trường có quy mô từ 400 - 1500 ha đã đạt năng suất bình quân từ 2,5 - 3 tấn/ha.
nhiều vùng liền khoảnh rộng tới vài trăm hecta, nhiều chủ hộ nhận khoán, nhiều vườn
cà phê tư nhân đã đạt được năng suất từ 4 - 6 tấn/ha, cá biệt có một số điển hình đạt từ
8 - 10 tấn/ha. Từ một vài năm gần đây cây cà phê chè đã được phát triển mở rộng ở
một số tỉnh miền núi phía Bắc với tổng diện tích khoảng 7.000 ha bao gồm: Sơn La,
Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Lai Châu.
2.4 Kế hoạch phát triển cà phê chè ở ĐăkLăk:
2.4.1 Lịch sử phát triển cà phê ở ĐăkLăk:
Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (năm 1870) nhưng được
trồng đại trà ở Đắk Lắk, xuất phát từ Buôn Ma Thuột chỉ từ những năm sau 1930 trong
những đồn điền của người Pháp. Hiện tại theo số liệu niên giám thống kê năm 2006,
Đắk Lắk có 174.740 ha cà phê. Đắk Lắk cũng là nơi được xem là nơi có năng suất cà
phê trung bình cao nhất thế giới 2,5 tấn/ha. Tổng sản lượng cà phê năm 2006 của Đắk
Lắk là 435.025 tấn, góp phần trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2
của những quốc gia xuất khẩu cà phê và là nhà xuất khẩu cà phê vối hàng đầu. Ở Đắk

Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn


được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất được giới hâm
mộ và các nhà rang xay cà phê đánh giá cao.
2.4.2 Tình hình phát triển cà phê chè ở đăklăk:
Đắc Lắc: Đưa nhiều giống cà phê mới vào sản xuất
Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Quốc gia đã phối hợp với Viện Khoa học
Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên nghiên cứu, chuyển giao 10 giống cà phê vối
(TR4, TR%, TR6....TR12, TR13), giống cà phê chè (Catimor, TN1, TN2, TH1) cho
người sản xuất.
Đây là những giống cà phê mới cho năng cao, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu
thị trường thế giới. Đặc biệt, những giống cà phê trên có khả năng chống bệnh gỉ sắt
cao phù hợp với một số vùng sinh thái như Đắc Lắc, Đắc Nông , Lâm Đồng, Gia Lai,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế...
Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư Quốc gia đang tiếp tục đầu tư các chương
trình thâm canh cây cà phê theo các dự án khuyến nông trọng điểm của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại các địa phương như Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm
Đồng, Gia Lai, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Điện Biên; bổ sung, hoàn thiện
bộ giáo trình tập huấn về kỹ thuật trồng, thâm canh cà phê; đào tạo cán bộ khuyến
nông; xây dựng các mô hình trình diễn, nhất là các vườn ươm cây đầu dòng để cải tạo,
phục hồi diện tích cà phê hết niên hạn, hiệu quả kinh doanh thấp.
2.4.3 Vài nét về cao nguyên M’Đrăk – Tỉnh Đăklăk.
Cao nguyên M’Đrăk :
Cao nguyên Mdrăk cấu tạo từ đá cổ và granit bị sàn bằng chỉ có một diện tích
nhỏ phủ bazan. Do đó được xếp vào vùng đất xám, đất feralit vàng đỏ trên macma
axit.
Tổng nhiệt độ năm trên 8.8000C. nhiệt độ bình quân đạt 23,50C trong mùa khô
và 24,30C trong mùa mưa. Nhiệt độ tối cao trung bình năm tương ứng 2 mùa là 27,80C
và 29,10C, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm là 17,80C và 21,10C. Biên độ ngày đêm 8

– 100C
Tổng lượng mưa trong năm cao tới 2.400mm cao hơn ở cao nguyên Buôn Mê
Thuột do ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ mưa mùa đông ở đông Trường Sơn.


Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 82 – 83%, thấp nhất vào các tháng
6,7,8, trung bình 76% chỉ số khô hạn vào thời kì khô nhất trong năm là 1,6, còn vào
năm mùa mưa là 0,45, vào tháng 7,8 gió khô ít mưa tạo ra mùa hạn ngắn.
Những sự phân bố mưa vào các tháng đầu lại là trở ngại lớn cho cà phê Robusta
là giống cà phê có tập tính lai hoa nhưng lại có lợi cho cà phê có tập tính tự thụ phấn
cao là arabica.Chính điều đó đã giải thích vì sao cà phê Robusta ở Nông trường 715
trên cao nguyên M’Đrăk sinh trưởng tốt nhưng năng suất không cao cà không ổn định.
Vì vậy hiện nay Nông trường đang ươm cà chè Catimor là phổ biến (Đoàn Triệu Nhạn
và ctv, 1999).
2.5 Dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển:
2.5.1 Vài trò của phân đạm:
- Sử dụng phân đạm đúng cách không những giúp tăng năng suất, chất lượng
cây trồng mà còn giảm chi phí sản xuất.
- Phân urê có tỷ lệ đạm cao nhất (44 - 48%), có khả năng thích nghi rộng, phát
huy tác dụng trên nhiều loại đất và các loại cây trồng khác nhau, thích hợp trên đất
chua phèn. Urê được dùng để bón thúc. Có thể pha loãng theo nồng độ 0,5 - 1,5% để
phun lên lá.
- Đạm có vài trò chủ yếu đối với thân cành, lá, quả. Đạm tham gia vào quá trình
hình thành các axít amin, protit, ancaloit và các hợp chất khác. Bón đạm đầy đủ sẽ bảo
đảm chắc chắn lượng hydrat cácbon và thúc đẩy quá trình tạo quả. Bón đầy đủ đạm sẽ
làm tăng chiều cao cây và thân lá phát triển nhanh.
- Trong đất đạm tồn tại dưới dạng chính đó là đạm vô cơ, đạm hữu cơ dễ phân
giải, đạm hữu cơ khó phân giải. Đạm tổng số trong đất bao gồm 3 dạng đạm trên và
chiếm tới 95 % ở thể hữu cơ.
- Triệu chứng thiếu đạm: Sự thiếu đạm được thể hiện trước tiên ở những bộ

phận đang sinh trưởng, các lá non có màu xanh nhạt hay hơi vàng toàn lá. Đạm từ lá
già di chuyển qua lá non dễ dàng nhưng không có sự di chuyển ngược lại. Vì vậy các
lá già vàng đi và rụng sớm, điều này thấy ở những cành mang trĩu qủa. Nhìn toàn bộ
cây thì thấy lá cà phê bị vàng từ trong ra ngoài và từ dưới lên ngọn. Triệu chứng hóa
vàng này xảy ra trầm trọng ở các vườn có cây che bóng trong mùa khô. Khi mà mùa
khô thiếu nước, đạm hút lên từ đất bị hạn chế, ở những vườn bón phân đầy đủ, nhưng


do mang đạm nhiều vãn có sự thiếu đạm tạm thời. Nếu thiếu nhiều tốc độ ra lá chậm
lại, kích thuớc lá nhỏ và đốt ngắn lại.
- Khi thấy hiện tượng thiếu đạm ta có thể ngăn chặn bằng việc bón phân N hoặc
có thể phun thêm N qua lá bằng các loại phân bón có sẵn ở trên thị trường để cây hấp
thụ nhanh chóng thì thân cành lá đầy đủ dinh dưỡng nhanh đạt tiểu chuẩn xuất vườn
sơm nhất.
2.5.2 Vài trò của phân Kali:
- Phân có dạng bột màu hồng như muối ớt. Nông dân ở một số nơi gọi là phân
muối ớt. Cũng có dạng clorua kali có màu xám đục hoặc xám trắng. Phân được kết
tinh thành hạt nhỏ.
- Hàm lượng kali nguyên chất trong phân là 50 – 60%. Ngoài ra trong phân còn
có một ít muối ăn (NaCl).
- Clorua kali là loại phân chua sinh lý. Phân này khi để khô có độ rời tốt, dễ
bón. Nhưng nếu để ẩm phân kết dính lại với nhau khó sử dụng.
- Kali tham gia vào hoạt tính của nhiều enzim đóng vài trò to lớn trong quá
trình tổng hợp protein và các hợp chất hưu cơ trong cây. Bón đầy đủ kali giúp cây tăng
khả năng hút chất dinh dưỡng khác tốt hơn. Kali làm tăng khả năng chống chịu của
cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại
bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
- Triệu chứng thiếu Kali: Sự thiếu kali thể hiện bằng vết cháy màu nâu đen, bắt
đầu từ chóp lá và dọc hai bên rìa lá, sau đó các vết cháy lan nhanh thành hai sọc dọc
theo hai gân chính, lá gìa rụng sớm, sự cháy lá thường xuất hiện ở các lá gìa đã thành

thục, từ lá thứ 3, thứ 4, trở vào không xuất hiện trên lá non.


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1.Thí nghiệm 1:
3.1.1 Nội dung đề tài:
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của phân đạm và phân Kali tưới vào gốc cây con cà
phê chè Catimor F5 để đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
3.1.2. Địa điểm làm thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí vào tháng 2 năm 2009 và theo dõi đến ngày 07tháng 07
năm 2009 tại Buôn M’Lôc B – Xã Krông jin. – Thị Trấn Mđrăk – Tỉnh Đăklăk.
3.1.3. Vật liệu thí nghiệm:
- Hạt giống cà phê Catimor F5 được mua về từ Viện nghiên cứu cà phê EaKmat

– Tỉnh ĐăkLăk.
- Gieo hạt vào luống đất: Đào hố khoảng 2m2với độ sâu 20cm và trộn vôi vào
đất để giữ độ ẩm trong luống thích hợp. Hạt giống ngâm trong nước để giữ được độ
ẩm và sau đó gieo vào hố đất, phủ một lớp rơm rạ để giữ cho độ ẩm trong hố phù hợp
cho hạt giống nảy mầm tốt.
- Tấm lưới che thành vườn ươm, vô bầu với túi ni lông có kích thước 17x25cm.
Ở đáy túi cần đục 8 lỗ nhỏ để khi tưới dễ thoát nước
- Đất đỏ bazan để vào bầu.
3.1.4 Thời gian làm thí nghiệm:
Thí nghiệm được tiến hành trong 6 tháng từ ngày 24/02/2009 đến ngày
07/07/2009.
3.1.5 Phương pháp bố trí:
Được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố (Randomized
Conplete Block Design - RCBD), 5 nghiệm thức, trong đó các nghiệm thức được bố trí
ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.

- Thí nghiệm có 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại : 5 x 3 =15ô.


SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 1:
Khối I
NT 1

NT 2

NT 4

NT 5

NT 3

NT 2

NT 3

NT 4

NT 5

NT 1

NT 2

NT 5

NT 3


NT 1

NT 4

Khối II

Khối III

3.1.6 Liều lượng phân bón cho từng nghiệm thức:
+Bầu đất 1.700 – 1.800g +200g phân chuồng +8g super lân
+ Cân tiểu ly: 3 số lẻ.
- Tỉ lệ N/K nguyên chất là 2 : 1 (Nguyễn Hữu Tranh, 1998)
NT1 là: Nghiệm thức 1: Đối chứng
NT2 là: Nghiệm thức 2: 2,1gUrê + 1,6gKCl/lít/m2
NT3 là: Nghiệm thức 3: 4,2gUrê + 3,2gKCl/lít/m2
NT4 là: Nghiệm thức 4: 6,25gUrê +4,75gKCl/lít/m2
NT5 là: Nghiệm thức 5: 8,3gUrê +6,3gKCl/lít/m2
-

Liều lượng phân bón thúc ( cho cây 50 ) sau khi ra cặp lá thứ nhất ổn định.

-

Mỗi nghiệm thức chia 8 lần tưới gốc, mỗi lần tưới cho /3m2/3lít

-

Thời gian tưới:10 ngày tưới 1lần
- Bón đợt 01: Ngày 25 tháng0 4 năm 2009

- Bón đợt 02: Ngày 05 tháng 05 năm 2009
- Bón đợt 03: Ngày 15 tháng 05 năm 2009
- Bón đợt 04: Ngày 25 tháng 05 năm 2009
- Bón đợt 05: Ngày 05 tháng 06 năm 2009
- Bón đợt 06: Ngày 15 tháng 06 năm 2009


- Bón đợt 07: Ngày 25 tháng 06 năm 2009
- Bón đợt 08: Ngày 05 tháng 07 năm 2009
3.1.7 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:
+ Thời điểm đo: 15 ngày/ 1 lần ( đối với chiều cao cây tổng cộng 8 đợt đo bắt
đầu từ cặp lá sò).
Đợt 01: 15 ngày sau trồng

Đợt 05: 75 ngày sau trồng

Đợt 02: 30 ngày sau trồng

Đợt 06: 90 ngày sau trồng

Đợt 03: 45 ngày sau trồng

Đợt 07: 105 ngày sau trồng

Đợt 04: 60 ngày sau trồng

Đợt 08: 120 ngày sau trồng

Với các chỉ tiêu như sau:
- Tỷ lệ cây sống sau trồng.

- Chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao: đo từ gốc đến đỉnh sinh
trưởng cây.
- Chiều dài lá: đo từ gốc lá đến chóp lá.
- Chiều rộng lá: đo phân rộng nhất của lá.
- Số cặp lá: đếm số cặp lá/tầng.cặp lá.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế.
3.2. Thí nghiệm 2:
3.2.1 Nội dung đề tài:
- Thí nghiệm2: Ảnh hưởng của phân đạm (Urê 46%) phun trên lá cây con cà
phê chè Catimor F5 để đạt tiêu chuẩn xuất vườn .
3.2.2. Địa điểm làm thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí vào tháng 2 năm 2009 và theo dõi đến ngày 07 tháng
07năm 2009 tại Buôn M’Lốc B – Xã Krông Jin – Thị Trấn Mđrăk – Tỉnh Đăklăk.
3.2.4. Phương pháp bố trí:
Được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố (Randomized
Conplete Block Design - RCBD), 5 nghiệm thức, trong đó các nghiệm thức được bố trí
ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.


SỜ ĐÒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 2:
Khối I
NT 5

NT 2

NT 3

NT 4

NT 1


NT 2

NT 3

NT 4

NT 1

NT 5

NT 4

NT 1

NT 5

NT 2

NT 3

Khối II

Khối II

+ Bầu đất: 1.700 – 1.800g +200g phân chuồng +8g super lân
NT 1: Nghiệm thức 1: Đối chứng
NT 2: Nghiệm thức 2: 0,1% N
NT 3: Nghiệm thức 3: 0,2% N
NT 4: Nghiệm thức 4: 0,3% N

NT 5: Nghiệm thức 5: 0,4% N.
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu:
Các số liệu thu thập được theo dõi cập nhật tính toán xử lý thông kê bằng phần
mềm MSTATC và EXCEL.


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.Thí nghiệm 1:
Hạt giống cà phê chè Catimor F5 được mua về từ Viện nghiên cứu cà phê
EaKmat – Tỉnh Đăklăk.
Vì vào mùa lạnh nên giống được gieo
vào luống đất chìm để hạt nảy mầm tốt hơn.
Hạt giống được xử lý bằng vôi trước khi
đem gieo hạt vào đất, đất gieo phải có ẩm
độ và nhiệt độ thích hợp mới cho gieo hạt vào
luống đất.
- Ngày gieo hạt giống là 24/02/2009.
- Ngày cấy cây con vào bầu là: 08/03/2009.
Hình 4.1: Cây con trong luống đất
- Ngày tưới nước 2 lần và cách nhau 2 – 3 ngày tưới tiếp, đối vối cây 1 lá sò thì nên
tưới nước nhiều lần nhưng với số lượng ít, 2 – 3 cặp lá tưới nước trung bình, 3 – 4 cặp
lá tưới nước nhiều nhưng với thơi gian kéo dài.
- Ngày ra cặp lá sò là: 22/03/2009.
- Ngày 20/04/2009 bắt đầu ra cặp lá thật thứ 1.
- Ngày 05/05/09 bắt đầu ra cặp lá thứ 2.
- Ngày 17/05/2009 bắt đầu ra cặp lá thứ 3.
- Ngày 28/05/2009 bắt đầu ra cặp lá thứ 4.
- Ngày 07/06/2009 bắt đầu ra cặp lá thứ 5.



×