Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BA DÒNG CA CAO (Theobroma cacao L.) Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH
TRƯỞNG CỦA BA DÒNG CA CAO (Theobroma cacao L.)
Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ TRANG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khoá: 2005 – 2009

Tháng 09/2009


ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NỒNG ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA BA DÒNG CA CAO (Theobroma cacao L.)
Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON

Tác giả

LÊ THỊ TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN ĐỨC XUÂN CHƯƠNG

Tháng 09/2009


i


LỜI CẢM ƠN
Con thành kính biết ơn ba me cùng gia đình đã nuôi dạy con trong suốt thời
gian qua.
Em ghi ơn sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đặc
biệt là quý thầy cô thuộc khoa Nông học đã giảng dạy em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy ThS. Nguyễn Đức Xuân Chương đã tận tâm
hướng dẫn chỉ dạy em trong thời gian làm tốt nghiệp, thầy TS. Phạm Hồng Đức
Phước đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề tài.
Thật trân trọng cảm ơn chị Trương Ngọc Hân cùng các cô, chú, anh chị trong
vườn ươm ca cao đã giúp đỡ và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Cảm ơn các bạn Bé, Văn, Bền, Thừa, Khách cùng các bạn NH31B đã nhiệt
tình giúp đỡ và động viên tôi hoàn thành đề tài này.
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Trang

ii


TÓM TẮT
Lê Thị Trang, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tháng 8/2009. “ẢNH HƯỞNG
CỦA CÁC NỒNG ĐỘ MẶN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA BA DÒNG CA
CAO (Theobroma cacao L.) Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON”
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Đức Xuân Chương.
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ mặn đến sự sinh trưởng của cây
ca cao con và khả năng chịu mặn của ba dòng ca cao TD3, TD5 và TD7. Đề tài đã được
thực hiện từ ngày 05/03-20/07/2009 tại vườn ươm ca cao Trường Đại học Nông Lâm

thành phố Hồ Chí Minh.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên hai yếu tố
(Randomized Complete Block Design), yếu tố A gồm 3 dòng ca cao: TD3; TD5 và
TD7, yếu tố B gồm 5 mức độ mặn C0 (0 ‰) (đối chứng); C1 (2 ‰); C2 (4 ‰); C3 (6 ‰)
và C4 (8 ‰), 3 lần lặp lại, với 15 nghiệm thức. Các nghiệm thức đã được tiến hành tưới
với 5 mức độ mặn, chu kì 4 ngày/1 lần, mỗi lần 500 ml/cây.
Qua quá trình thực hiện đề tài đã đạt được các kết quả sau:
* Về yếu tố nồng độ mặn
- Chiều dài thân: giữa các nồng độ mặn có sự khác biệt rất có ý nghĩa, trong đó,
ở nồng độ mặn C1 cây đạt chiều dài thân (44,07 cm) cao hơn C2 (37,43 cm);
C3 (32,77 cm) và C4 (30,63 cm) nhưng thấp hơn C0 (47,63 cm).
- Đường kính thân: giữa các nồng độ mặn có sự khác biệt rất có ý nghĩa, trong
đó ở nồng độ mặn C1 cây đạt đường kính thân (8,4 mm) cao hơn ở nồng độ mặn C2
(7,6 mm), C3 (7,0 mm) và C4 (6,7 mm) nhưng thấp hơn C0 (8,9 mm).
- Số nhánh/cây: giữa các nồng độ mặn có sự khác biệt rất có ý nghĩa. Ở nồng độ
mặn C1 cây có số nhánh (1,4 nhánh/cây) cao hơn C2 (1,2 nhánh/cây);
C3 (1,0 nhánh/cây) và C4 (0,9 nhánh/cây) nhưng thấp hơn ở nồng độ C0
(1,8 nhánh/cây).
- Số lá/cây: giữa các nồng độ mặn có sự khác biệt rất có ý nghĩa, trong đó số lá
ở nồng độ mặn C1 (26,7 lá/cây) cao hơn C2 (16,6 lá/cây); C3 (9,1 lá/cây) và C4
(7,1 lá/cây) nhưng thấp hơn ở nồng độ C0 (32,4 lá/cây).
iii


- Số lá/cây cháy ở các mức độ: ở nồng độ C4; C3 và C2 có mức độ lá cháy cao
hơn C1 (không có lá cháy ≥ 25 % diện tích lá ngoại trừ dòng TD5).
- Tỉ lệ lá cháy/cây: tỉ lệ lá cháy/cây ở nồng độ C2 (55,12 %); C3 (62,71 %) và C4
(56,71 %) khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê nhưng khác biệt rất có ý nghĩa
so với nồng độ C1 (29,40 %) và C0 (0 %).
- Tỉ lệ cây chết: cây bắt đầu chết ở nồng độ mặn C3 và C4, ở nồng độ mặn

C4 cây chết nhiều hơn (22,22 %).
* Về yếu tố dòng ca cao
- Chiều cao: giữa các dòng có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, trong đó
TD7 đạt chiều dài thân cao nhất (40,57 cm), thấp nhất là TD3 (37,07 cm).
- Đường kính: giữa các dòng có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, trong
đó TD7 có đường kính thân cao nhất (8,3 mm), thấp nhất là TD3 (7,5 mm) và
TD5 (7,5 mm).
- Số lá/cây: giữa các dòng có sự khác biệt có ý nghĩa, cao nhất là dòng TD7
(20,2 lá/cây), thấp nhất là TD5 (17,4 lá/cây).
- Số nhánh/cây: dòng TD7 có số nhánh (1,7 nhánh/cây) cao hơn rất có ý nghĩa
so với dòng TD3 (1,1 nhánh/cây) và TD5 (1,0 nhánh/cây).
- Tỉ lệ lá cháy/cây: tỉ lệ lá cháy của ba dòng ca cao có sự khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê, trong đó tỉ lệ lá cháy của dòng TD5 (39,25 %) thấp hơn dòng
TD3 (41,31 %) và TD7 (41,79 %) vào cuối thời điểm theo dõi.
- Tỉ lệ cây chết: trong ba dòng ca cao thí nghiệm thì dòng TD5 có tỉ lệ cây chết
cao nhất (14,67 %), dòng TD3 và TD7 có tỉ lệ cây chết bằng nhau (4,0 %).
Như vậy mặn không những làm giảm sự sinh trưởng của cây biểu hiện qua việc
giảm chiều cao, đường kính, số nhánh và số lá so với nghiệm thức đối chứng mà mặn
còn làm cho cây bị chết. Trong đó ở độ mặn C4 cây giảm sinh trưởng nhiều nhất, kế
đến là nồng độ mặn C3; C2 và ở nồng độ C1 là thấp nhất. Nhìn chung trong ba dòng ca
cao thí nghiệm TD3; TD5 và TD7 thì dòng TD5 có khả năng chịu mặn kém hơn hai
dòng còn lại.

iv


MỤC LỤC
Nội dung

Trang


TRANG TỰA .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iiii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ...................Error! Bookmark not defined.
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .................................................................................................2
1.2.1 Mục đích ............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ..............................................................................................................2
1.3 Giới hạn ....................................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây ca cao............................................................................... 3
2.1.1 Nguồn gốc .........................................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cây ca cao ....................................................................3
2.1.2.1 Thân ............................................................................................................3
2.1.2.2 Lá ................................................................................................................4
2.1.2.3 Rễ ................................................................................................................4
2.1.2.4 Hoa.............................................................................................................. 4
2.1.2.5 Quả ..............................................................................................................4
2.1.2.6 Hạt ..............................................................................................................5
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của ca cao ...........................5
2.1.4 Các giống ca cao ................................................................................................5
2.1.4.1 Criollo .........................................................................................................5
2.1.4.2 Forastero .....................................................................................................5
2.1.4.3 Trinitario..................................................................................................... 6
2.1.5 Sâu bệnh hại ca cao ...........................................................................................7
v



2.1.5.1 Sâu hại ........................................................................................................7
2.1.5.2 Bệnh hại ......................................................................................................7
2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới và Việt Nam ...................... 7
2.1.6.1 Trên thế giới ...............................................................................................7
2.1.6.2 Tại Việt Nam .............................................................................................9
2.2 Mặn đối với cây trồng ............................................................................................11
2.2.1 Ảnh hưởng của mặn đến cây trồng.................................................................. 11
2.2.2 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của mặn đến một số cây trồng ................... 12
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................... 14
3.1 Vật liệu thí nghiệm .................................................................................................14
3.1.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm .................................................... 14
3.1.2 Điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm.......................................... 14
3.1.3 Giống và vật tư khác ........................................................................................15
3.1.4 Cách tính nồng độ muối ..................................................................................15
3.2 Phương pháp thí nghiệm .........................................................................................16
3.2.1 Kiểu bố trí thí nghiệm ......................................................................................16
3.2.2 Kĩ thuật trồng và chăm sóc ..............................................................................17
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu ...................................17
3.2.3.1 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................17
3.2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................18
3.3 Xử lí số liệu ............................................................................................................19
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN......................................................................20
4.1 Ảnh hưởng của các nồng độ mặn đến chiều dài thân cây của ba dòng ca cao ......20
4.2 Ảnh hưởng của các nồng độ mặn đến đường kính thân cây của ba dòng ca cao ...24
4.3 Ảnh hưởng của các nồng độ mặn đến số nhánh/cây của ba dòng ca cao ...............29
4.4 Ảnh hưởng của các nồng độ mặn đến số lá/cây của ba dòng ca cao ......................31
4.5 Ảnh hưởng của các nồng độ mặn đến tỉ lệ lá cháy/cây của ba dòng ca cao ...........35
4.6 Ảnh hưởng của các nồng độ mặn đến số lá/cây cháy ở các mức độ của ba dòng ca

cao .................................................................................................................................42
4.7 Ảnh hưởng của các nồng độ mặn đến tỉ lệ cây chết của ba dòng ca cao. ............488
vi


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................51
5.1 Kết luận ...................................................................................................................51
5.2 Đề nghị ...................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................53
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 55

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NĐM: Nồng độ mặn
NSTM: Ngày sau tưới muối
TB:

Trung bình

LLL:

Lần lặp lại

ICCO: International Cocoa Organization

viii



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Ba dòng ca cao TD3, TD5, TD7 ......................................................................11
Hình 3.1 Toàn cảnh khu thí nghiệm ............................................................................17
Đồ thị 4.1 Chiều dài thân của ba dòng ca cao ở các nồng độ mặn tại thời điểm
100 ngày sau tưới muối .................................................................................................23
Đồ thị 4.2 Đường kính thân cây của ba dòng ca cao ở các nồng độ mặn tại thời điểm
100 ngày sau tưới muối .................................................................................................27
Đồ thị 4.3 Số nhánh/cây của ba dòng ca cao ở các nồng độ mặn tại thời điểm 90 ngày
sau tưới muối .................................................................................................................31
Đồ thị 4.4 Số lá/cây của ba dòng ca cao ở các nồng độ mặn tại thời điểm 100 ngày
sau tưới muối .................................................................................................................35
Hình 4.1: Nghiệm thức TD3C4 60 ngày sau tưới muối.................................................39
Hình 4.2 Nghiệm thức TD7C1 60 ngày sau tưới muối ..................................................39
Hình 4.3 Nghiệm thức TD7C4 80 ngày sau tưới muối .................................................40
Hình 4.4 Nghiệm thức TD3C4 80 ngày sau tưới muối ..................................................40
Đồ thị 4.5 Tỉ lệ lá cháy/cây của ba dòng ca cao ở các nồng độ mặn tại thời điểm 100
ngày sau tưới muối ........................................................................................................41
Hình 4.5 Toàn cảnh khu thí nghiệm, 30 ngày sau tưới muối .......................................42
Hình 4.6 Toàn cảnh khu thí nghiệm 100 ngày sau tưới muối ......................................42
Hình 4.7 Mức độ cháy lá tăng dần................................................................................43

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Những đặc tính chính khác nhau giữa Criollo – Forastero – Trinitario...........6
Bảng 2.2 Sản lượng ca cao trên thế giới (1000 tấn) ........................................................8
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng ca cao Việt Nam năm 2006 .....................10
Bảng 2.3 Khả năng kháng mặn của một số cây trồng theo ECe ...................................13

Bảng 3.1 Điều kiện thời tiết tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 3 – 6 năm 2009 ................14
Bảng 3.2 Khối lượng muối cần pha ở mỗi nồng độ mặn ..............................................15
Bảng 4.1 Động thái tăng trưởng chiều dài thân cây ......................................................20
Bảng 4.2 Động thái tăng trưởng đường kính thân cây ..................................................25
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng số nhánh/cây ..............................................................29
Bảng 4.4 Động thái ra lá của ba dòng ca cao ở các nồng độ mặn.................................32
Bảng 4.5 Tỉ lệ lá cháy /cây của ba dòng ca cao ở các nồng độ mặn ...........................356
Bảng 4.6 Số lá cháy/cây ở mức < 25 % diện tích lá của ba dòng ca cao ....................433
Bảng 4.7 Số lá cháy/cây ở mức 25 % - 50 % diện tích lá của ba dòng ca cao............466
Bảng 4.8 Số lá cháy/cây ở mức ≥ 50 % diện tích lá của ba dòng ca cao ....................477
Bảng 4.9 Tỉ lệ cây chết ở các nồng độ mặn của ba dòng ca cao ...................................49

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong điều kiện đất đai và khí hậu ở Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển
nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, trong đó có cây ca cao có nhiều ưu điểm, có
thể trồng xen với một số loại cây trồng khác như dừa, cây ăn trái; giá cả ổn định và
nhu cầu tiêu thụ cao. Với những ưu điểm đó nên ca cao được đánh giá là cây có tiềm
năng kinh tế và là một trong những cây trồng chủ lực trong thời gian tới.
Theo thống kê, giá cả và mức tiêu thụ ca cao trên thế giới tăng cao trong vòng
10 năm trở lại đây, thị trường tiêu thụ ca cao không ngừng mở rộng. Ở Việt Nam ca
cao được trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau như duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn phê duyệt “Kế hoạch phát triển ca cao tới năm 2015 và định
hướng tới 2020” với mục tiêu phát triển 60.000 ha vào năm 2015 và 80.000 vào năm
2020. Để đạt được mục tiêu đó ngoài những biện pháp để giải quyết các vấn đề về

giống, sâu bệnh, thị trường tiêu thụ còn có biện pháp mở rộng diện tích ca cao ở những
vùng đất hoang, những vùng đất có vấn đề (phèn, mặn). Đặc biệt là vùng đồng bằng
Sông Cửu Long có thể trồng xen ca cao trong các vườn dừa, vườn cây ăn trái, ca cao
phát triển tương đối tốt có thể tận dụng diện tích đất canh tác, tuy nhiên có một số nơi
thường bị xâm nhập mặn vào mấy tháng trong mùa khô như ở Bến Tre, Tiền Giang.
Do đó, sự sinh trưởng của cây ca cao cũng bị ảnh hưởng khác nhau bởi các độ mặn
khác nhau.
Xuất phát từ vấn đề trên, được sự phân công của khoa Nông học, đề tài: “Ảnh
hưởng của các nồng độ mặn đến sự sinh trưởng của ba dòng ca cao (Theobroma cacao
L.) ở giai đoạn cây con” đã được thực hiện từ ngày 05/03 đến ngày 20/07/09, tại vườn
ươm Ca cao Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
1


1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đề tài đã được thực hiện nhằm:
- Khảo sát sự sinh trưởng của cây ca cao trong giai đoạn cây con ở những nồng
độ mặn khác nhau.
- So sánh khả năng chịu mặn của ba dòng ca cao TD3,TD5, TD7.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu: chiều dài thân, đường kính thân, số nhánh/cây, số lá/cây,
tỉ lệ lá cháy/cây, số lá/cây cháy ở các mức độ và tỉ lệ cây chết của ba dòng ca cao.
1.3 Giới hạn
Đề tài chỉ theo dõi được ở giai đoạn cây con và mới thực hiện theo dõi trên 3
dòng TD3, TD5 và TD7.
Đề tài thực hiện trong thời gian ngắn từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 7 năm
2009.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây ca cao
2.1.1 Nguồn gốc
Tên khoa học: Theobroma cacao L.
Chi:

Theobroma

Họ:

Sterculiaceae.

Thứ Theobroma bao gồm 22 loài, trong đó chỉ có loài Theobroma được trồng
rộng rãi còn các loài khác hoặc hoang dại, hoặc rất ít được trồng. Ca cao có nguồn gốc
từ lưu vực sông Amazon, nằm ở Nam, Trung Mỹ và được trồng ở đây từ hơn 500 năm
trước (Phạm Hồng Đức Phước, 2006). Từ Nam Mỹ, cây ca cao phát triển rộng ra các
nước khác. Năm 1878 cố đạo Garnet đã có sự phổ biến gây trồng ca cao tại Bến Tre.
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cây ca cao
Ca cao là loài cây thân gỗ nhỏ, có thể đạt chiều cao 10-20 m trong điều kiện tự
nhiên ( Phạm Hồng Đức Phước, 2006).
2.1.2.1 Thân
Thân phát triển từ hạt, sự phát triển của thân ca cao có thể chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Hạt nảy mầm thượng địa rễ mọc ra trước, sau đó 2 lá mầm được
đội lên khỏi mặt đất 3-4 cm.
Giai đoạn 2: Bắt đầu từ lúc các lá mầm mở ra, 4 lá đầu tiên xuất hiện.
Giai đoạn 3: Cây tạm ngừng tăng trưởng về chiều cao, các cành ngang trên đỉnh
ngọn phát triển đồng thời tạo thành tầng cành đầu tiên. Cành ngang phát triển theo

hướng nằm ngang hoặc nghiêng và lá đính trên cành ngang theo vị trí đối cách trong
khi thân chính mọc thẳng đứng và lá đính hình xoắn ốc. Sự phát triển lặp lại và sau
một số năm cây có thể có từ 4-5 tầng cành.
3


Riêng thân ca cao phát triển từ cành ghép với mầm ghép lấy từ cành ngang,
cành thường mọc nghiêng, Các chồi nách phát trển sớm và nhiều nên cây có dạng bụi,
gồm nhiều cành chính và không có tầng cành.
2.1.2.2 Lá
Lá ca cao phát triển thành từng đợt, sau mỗi đợt ra lá, đỉnh cành vào trạng thái
ngủ, tùy thuộc vào điều kiện môi trường nhưng thường khoảng 4-6 tuần lễ. Các lá mới
thay đổi theo tùy giống từ màu xanh nhạt đến vàng, từ màu hồng đến đỏ đậm nhưng
khi trưởng thành lá có màu xanh thẫm. Khí khổng chỉ nằm ở mặt dưới của lá. Ở mỗi
đợt ra lá mới, cây cần dinh dưỡng để phát triển. Nếu thiếu cây sẽ vận chuyển dinh
dưỡng từ các lá già về lá non và làm các lá già này rụng.
2.1.2.3 Rễ
Bộ rễ ca cao gồm một rễ trụ có thể dài tới 2 m, kèm theo một hệ thống rễ ngang
phân nhánh với nhiều rễ con tập trung chủ yếu ở tầng đất mặt 20 cm.
2.1.2.4 Hoa
Hoa ca cao xuất hiện trên thân và cành, đối với cây trồng từ hạt đợt ra hoa đầu
tiên khoảng 14-20 tháng sau trồng, cây ghép là 9-18 tháng sau trồng. Hoa ca cao ra
nhiều nhưng thông thường chỉ có 1 – 5 % được thụ phấn và đậu quả. Sự thụ phấn ở
hoa ca cao chủ yếu do côn trùng thuộc họ Ceratopogonidae, nhất là loài Forcipomyia.
2.1.2.5 Quả
Sau khi hoa ca cao được thụ phấn, trong 40 ngày đầu quả ca cao phát triển
chậm nhưng sau đó nhanh dần và đạt kích thước lớn nhất sau 75 ngày. Sau khi thụ
phấn khoảng 85 ngày phôi hạt bắt đầu lớn nhanh và tích lũy chất béo. Sau khi thụ phấn
khoảng 140 ngày, lớp cơm nhày được hình thành, trong hạt tích lũy một lượng lớn dầu
béo. Khi phôi hạt ngừng phát triển là lúc quả chín Thời gian từ khi thụ phấn đến khi

quả chín kéo dài 5 - 6 tháng tùy theo giống.
Hiện tượng khô héo quả non là rất phổ biến trong giai đoạn đầu phát triển. Số
lượng quả non khô héo chiếm từ 20-90 % tổng số quả đã được thụ phấn. Sau 95 - 100
ngày quả không còn héo sinh lí nữa. Sau giai đoạn này nếu quả héo đen thường là do
bệnh.

4


2.1.2.6 Hạt
Mỗi trái ca cao trung bình có từ 30 - 40 hạt, xung quanh hạt có lớp cơm nhầy
bao bọc. Sau khi tách khỏi quả, hạt rất dễ mất sức nảy mầm. Kích thước hạt thay đổi
theo giống và mùa vụ (Phạm Hồng Đức Phước, 2006).
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của ca cao
Để cây ca cao sinh trưởng và phát triển tốt cần có điều kiện ngoại cảnh thích
hợp gồm:
- Nhiệt độ tối đa khoảng 30-32°C và tối thiểu khoảng 18-21°C.
- Ẩm độ thích hợp cho cây phát triển khoảng 70-80%.
- Lượng mưa hàng năm khoảng 1500- 2500 mm.
- Cao độ từ mặt biển đến 800 m.
- Không có gió mạnh và kéo dài, nhất thiết phải trồng cây chắn gió ở những
vùng có gió mạnh, kéo dài.
- pH từ 5-8 nhưng tối ưu khoảng 5,5- 5,8.
- Cây trồng phải có bóng che. Đây là điều kiện không thể thiếu đối với ca cao,
đặc biệt là trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, cây ca cao con chỉ cần 25-50% ánh sáng.
Bóng che làm giảm cường độ ánh sáng trực tiếp, bảo vệ độ ẩm, nhiệt độ, bảo vệ lớp
đất màu hiện có và tạo cường độ ánh sáng hợp lí cho ca cao.
2.1.4 Các giống ca cao
Năm 1882 Morris chia ca cao thành 2 nhóm chính: Criollo, Forastero. Đến năm
1944, Chessman thêm vào nhóm Trinitario, sản phẩm của sự tạp giao giữa Criollo và

Forastero (Wood và ctv, 2001). Ca cao được chia thành 3 nhóm: Criollo, Forastero,
Trinitario (Nguyễn Văn Uyển; Nguyễn Tài Sum,1996).
2.1.4.1 Criollo
Hạt Criollo ủ lên men sớm đạt hiệu quả (2-3 ngày, trong khi hạt khác 6-7
ngày). Hạt cao cao Criollo cung cấp cho thị trường loại ca cao màu sáng, rất thơm, ít
đắng, hương vị đặc biệt và phẩm chất tốt nhất thế giới. Nhưng đến nay hầu như không
còn ai trồng vì Criollo không khỏe, dễ bệnh và trồng từ 4-5 năm mới cho quả.
2.1.4.2 Forastero
Cây cứng cáp mạnh mẽ, hạt có hương vị rất mạnh. Đây là một nhóm dòng ca
cao rất lớn bao gồm các loài đã được trồng thuần, hoang dại và nửa hoang dại. Trong
5


đó dòng Amelonado được trồng nhiều nhất, cung cấp hầu hết số ca cao thông thường
trên thế giới.
2.1.4.3 Trinitario
Là sản phẩm của sự tạp giao Criollo và Forastero, có nhiều đặc tính phẩm chất
trung gian giữa Criollo và Forastero nhưng phẩm chất của nó có nhiều thay đổi giống
hệt như các tính chất của giống lai không đồng đều. Do đó, cần tiến hành chọn lọc và
nhân giống vô tính để tìm ra những giống mang đặc tính tốt.
Bảng 2.1 Những đặc tính chính khác nhau giữa Criollo – Forastero – Trinitario
1. Dạng quả

Criollo

Forastero

Trinitario

Quả dài


Quả tròn, hình bầu

Quả dài

dục
2. Sống quả

Nhọn, rãnh sâu,

Trơn không có rãnh

mang 10 khía đều

sâu

nhau hoặc 5 sâu - 5
không rõ nét
3. Vỏ quả
* Kết cấu
* Màu sắc

Mỏng, mền, ít mô

Cứng, dày, nhiều

gỗ

chất gỗ


Đỏ (xuất hiện

Xanh lá cây, khi

Không nhất định

nhiều) cũng có quả

chín thì vàng

nhiều trái xanh, có

màu xanh

Hầu hết cứng

một phần giống trái
đỏ

4. Hoa

Nhụy hồng nhạt

Nhụy màu tím

5. Hạt
* Số lượng bình 20 - 30 hạt trong

30 hạt hay nhiều


30 hạt hay nhiều

quân

một quả

hơn trong một quả

hơn trong một quả

* Tiết diện

Gần tròn

Bẹp

Dẹt

* Màu phôi nhũ hạt

Trắng, trắng ngà

Tía nhạt đến đậm,

Ít khi trắng, thường

hoặc tía rất nhạt

tím đậm như nếp


là tím rất nhạt

than, đỏ đậm
( Nguồn: Nguyễn Văn Uyển - Nguyễn Tài Sum, 1996)
6


2.1.5 Sâu bệnh hại ca cao
Đây là nguyên nhân chính làm mất từ 30-40 % tổng sản lượng ca cao trên toàn
thế giới.
2.1.5.1 Sâu hại
Dưới đây là một số loài sâu hại chính ở giai đoạn cây con trong vườn ươm:
Rệp sáp (Planococcus citri): Rệp thường sống tập trung gây hại ở cuống, lá,
thân, quả và cổ rễ. Rệp chích hút nhựa cây làm cây chậm phát triển, quả nhỏ. Chất bài
tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bám đen cả cành lá và vỏ
trái, làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.
Rầy mềm (Toxoptera sp.): Rầy mềm sống tập trung ở các chồi non, lá non, trái
non hút nhựa làm chồi và lá non xoăn lại, cây chậm phát triển, quả bị khô héo.
Sâu khoang (Prodenia litura): Sâu non chỉ gặm phần thịt lá chừa lại màng và
gân lá. Sâu lớn ăn khuyết lá, phá hại mạnh vào ban đêm, ngày ẩn nấp.
2.1.5.2 Bệnh hại
Bệnh hại phổ biến ở giai đoạn cây con trong vườn ươm là bệnh cháy lá do
Phytophthora palmivora gây ra. Bệnh gây hại trên lá non, làm cho lá non bị cháy bắt
đầu xuất hiện ở đuôi lá hoặc mép lá sau đó lan dần vào trong.
2.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới và Việt Nam
2.1.6.1 Trên thế giới
Ca cao được sử dụng vào khoảng thế kỷ IV trước công nguyên bởi người Maya.
Đến thế kỷ XVI, ca cao bắt đầu phát triển rộng ra các nước khác trên thế giới, trước
hết là các ở các nước Nam Mỹ và vùng Caribe như Venezuela, Jamaica, Haiti. Đầu thế
kỉ XIX, các nước Nam Mỹ bát đầu xuất khẩu ca cao với quy mô lớn. Cuối thế kỷ XIX,

ca cao bắt đầu được trồng ở Tây Phi, trước tiên là ở Ghana, Nigeria. Trong giai đoạn
1945-1985, 5 cường quốc ca cao là Brazil (chiếm 19 % sản lượng ca cao thế giới),
Cameroon (6 %), Ghana (11 %), Bờ Biển Ngà (30 %), Nigeria (6 %). Từ năm 1985 trở
lại đây, các nước châu Á bắt đầu chú phát triển cây ca cao, trước hết là Malaysia,
Indonesia, Ấn Độ và Srilanka.
Cho đến nay, sản lượng ca cao trên thế giới đang tăng không ngừng và đang
dần dần hình thành 3 trung tâm sản xuất ca cao chính trên thế giới như là Tây Phi,

7


Nam Mỹ và Đông Nam Á. Các nước tiêu biểu của 3 trung tâm này là: Bờ Biển Ngà,
Ghana, Nigeria, Cameroon, , Brazil, Ecuador, Indonesia và Malaysia.
Bảng 2.2 Sản lượng ca cao trên thế giới (1000 tấn)
Quốc gia

2002/2003

2003/2004

2004/2005

2005/2006

2006/2007

1352

1407


1286

1408

1292

Ghana

497

737

599

740

614

Nigeria

137

180

200

200

190


Cameroon

160

166

185

166

166

50

60

104

128

129

2231

2550

2375

2642


2392

Tây Phi
Bờ Biển Ngà

Các nước khác
Tổng số

Châu Á/ Thái Bình Dương
Indonesia

410

430

460

530

490

Malaysia

36

34

29

30


31

Papua NewGuinea

43

39

48

51

50

Các nước khác

21

22

22

25

25

510

523


559

636

597

163

163

171

162

126

Dominican republic

47

47

31

42

47

Ecuador


86

117

116

114

114

Các nước khác

132

134

127

128

124

Tổng số

428

426

445


446

411

3169

3537

3379

Tổng số
Châu Mỹ
Brazil

Thế giới
Tổng số

3724
3400
(Nguồn: ICCO, 2007)

Hằng năm nhu cầu ca-cao thế giới tăng 2 đến 4 %, tương đương khoảng 60
nghìn đến 120 nghìn tấn/năm, trong khi nguồn cung ca cao chỉ tăng 1 đến 2 %/năm.
Do thiếu hụt nguồn nên giá ca cao trong vài năm gần đây tăng nhanh, đạt khoảng
2.000 USD/tấn.
8


Trong tương lai, với sự tăng cường đầu tư cho cây ca cao của các nước châu Á,

Đông Nam Á, sản lượng và diện tích trồng ca cao trên thế giới còn có thể tăng mạnh
hơn nữa. Diện tích trồng cacao của Inđônêsia khá lớn, khoảng 700.000 – 1 triệu ha,
bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 20.000 ha. Diện tích trồng ca cao hiện có của
Ấn Độ vào khoảng 30.000 ha và ban điều hành của cơ quan này đặt mục tiêu là
77.000ha vào năm 2011-2012. Theo dự kiến sản lượng sẽ đạt 22.000 tấn trong giai
đoạn 2011-2012 từ con số 10.175 tấn trong mùa vụ 2006-2007.
Ngành sản xuất ca cao có được sự tăng trưởng mạnh mẽ này là nhờ có thị
trường tiêu thụ rộng lớn và sức tiêu thụ khá mạnh. Theo số liệu thống kê 2001/2002
của ICCO, mức tiêu thụ ca cao trên thế giới là 0,53 kg/người/năm, ở châu Âu là 1,868
kg/người/năm, ở châu Mỹ là 1,197 kg/người/năm, châu Phi là 0,134 kg/người/năm,
châu Á là 0,106 kg/người/năm. Châu Mỹ và châu Âu là 2 thị trường tiêu thụ ca cao lớn
nhất thế giới, 2 thị trường này đã tiêu thụ hơn 60 % các sản phẩm làm từ ca cao. Mức
tiêu thụ của các nước châu Á chỉ tiêu thụ khoảng 10 % nhưng theo các nhà phân tích
đây là 1 thị trường rất có tiềm năng. Với sự năng động về kinh tế của mình, mức sống
của người dân các nước châu Á đang tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm từ ca cao
trước đây được coi là mặt hàng của người giàu thì đến ngày nay ngày càng được tiêu
thị phổ biến hơn. Nhìn chung, việc sản xuất tiêu thụ ca cao đang theo chiều hướng
tăng lên trên toàn thế giới.
2.1.6.2 Tại Việt Nam
Ca cao được người Pháp đưa vào Việt Nam vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX.
Năm 1878 một cha sứ người Pháp đã phổ biến kỹ thuật gieo trồng, gây giống tại Bến
Tre, tổng cộng đã trồng hơn 4.000 gốc khoảng 6 ha chủ yếu là ở Cái Mơn.
Khoảng năm 1958, chính quyền miền Nam đã đưa giống ca cao vào thử nghiện gieo
trồng tạo các tỉnh phía Nam. Cây mọc tốt nhưng ít người thu mua, chế biến được trồng
với quy mô nhỏ, rải rác (Phạm Đình Trị, 1989).
Sau năm 1975, ca cao chỉ được trồng với quy mô nhỏ, chủ yếu là trồng thử
nghiệm. Đến năm 1996 công ty cà phê ca cao Quảng Ngãi xây dựng phân xưởng sản
xuất chocolate, với công suất 1,5 tấn/ca và công ty M&M hợp tác với Việt Nam thực
hiện dự án mở rộng diện tích ca cao Việt Nam.
9



Năm 2002, dự án Succes Alliance bắt đầu được triển khai ở Việt Nam. Đây là
một chương trình do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) hỗ trợ đào tạo về kỹ thuật giúp
nông dân trồng ca cao đạt chất lượng xuất khẩu, đồng thời liên kết với các tổ chức thu
mua, chế biến sản phẩm cho người nông dân. Do đó diện tích ca cao trồng ở Việt Nam
ngày càng tăng lên. Sau đây là kết quả phát triển ca cao năm 2006:
Bảng 2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng ca cao Việt Nam năm 2006
Tỉnh

Tổng

Diện tích

Diện tích

Năng suất

Ước sản

diện tích

trồng mới

thu hoạch

(tấn/ha)

lượng


(ha)

(ha)

(ha)

Bến Tre

1920

750

600

1,50

900

Tiền Giang

1253

650

8

0,60

5


Bà Rịa – Vũng Tàu

1100

446

100

0,60

60

Bình Phước

798

495

11

0,55

6

Đắc Lắc

874

134


55

1,05

58

Các tỉnh khác

1427

1275

222

0,40

85

Tổng

7320

3750

996

1,12

1114


(tấn)

( Nguồn: Tống Khiêm, 2006)
Theo ông Tống Khiêm, định hướng của nước ta đến cuối năm 2010 phấn đấu
trồng được 20.000 ha thu hoạch, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha, sản lượng 15.000 tấn,
đạt chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Hiện nay có một số dòng vô tính có tiềm năng năng suất từ 2 – 5 tấn/ha trong
điều kiện đồng ruộng như: TD2, TD3, TD5, TD6, TD7, TD8, TD10 TD11, TD14, CT15,
CT16, CT17, CT18, và CT19 (Phạm Hồng Đức Phước, 2006). Sau đây là đặc điểm của
một số dòng ca cao:
Dòng TD3: cây có thế sinh trưởng thẳng đứng, lá hình oval, lá non có màu đỏ.
Trái có vỏ màu tím đậm, bề mặt trái hơi nhăn, rãnh cạn.
Dòng TD5: cây có thế sinh trưởng bán thẳng đứng, lá hình ngọn giáo, lá non có
màu xanh sáng. Trái có vỏ màu tím xanh, bề mặt láng, rãnh cạn.
Dòng TD7: cây có thế sinh trưởng bán thẳng đứng, lá hình oval, lá non có màu
sáng nhạt. trái có vỏ xanh, bề mặt trái láng, rãnh cạn (Võ Thị Thanh Giang, 2005).
10


Hình 2.1 Ba dòng ca cao TD3, TD5, TD7
2.2 Mặn đối với cây trồng
2.2.1 Ảnh hưởng của mặn đến cây trồng
Theo R.Munns (2002), cây trồng có thể chịu đựng được với 1 độ mặn nhất định
trong môi trường nhưng khi độ mặn tăng quá ngưỡng cây trồng có thể chịu đựng, nó
làm ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây thậm trí có thể làm cho cây bị
chết.
Độ mặn cao gây ra stress nước, làm giảm khả năng hút nước của cây nên cây bị
hạn sinh lí. Ở độ mặn cao cây bị ngộ độc ion, đặc biệt là Na+, Cl- do tác hại của chúng
lên màng tế bào, phá vỡ chức năng của enzym, làm rối loạn các chức năng chuyển hóa.
Độ mặn cao gây rối loạn tính chất keo nguyên sinh chất và ảnh hưởng nhiều đến quá

trình quang hợp và tổng hợp protein (Nguyễn Ngọc Trì, 2007).
Theo Munns & Passioura (1984), ở cây lúa mạch, Na+ và Cl- thường được tích
lũy trong không bào nhưng khi nồng độ các ion này vượt quá khả năng chia ngăn các
ion này trong không bào thì ion này sẽ được thành lập trong tế bào chất và hạn chế
hoạt động của enzyme hoặc chúng sẽ thành lập trong thành tế bào và diễn ra quá trình
khử nước của tế bào. Khi nồng độ Na+ và Cl- trong thành tế bào cao, tế bào sẽ co lại,
11


nồng độ các ion bên trong sẽ tăng và một số sẽ đi ra, thêm vào dòng thoát hơi nước
(trích theo R.Munns, 2002).
Ảnh hưởng của mặn càng rõ hơn theo thời gian đặc biệt là những loài nhạy
cảm, khi cây hấp thu một mức độ muối cao và không có khả năng chia ngăn các ion
này, muối sẽ hình thành trong lá và biểu hiện ra lá già vàng hoặc cháy lá. Ở những loài
chống chịu mặn, muối được hấp thu ở mức độ thấp hoặc khả năng phân chia muối
trong không bào hiệu quả vì thế ngăn chặn được muối hình thành trong tế bào chất
hoặc thành tế bào. Độc do muối thường biểu hiện ở lá già nhiều hơn lá non, khi muối
theo dòng thoát hơi nước đến lá, nước bay hơi và dần dần muối được hình thành theo
thời gian. Do vậy nồng độ muối trong lá già cao hơn lá non, đến một mức nào đó sẽ
làm cho lá bị cháy và rụng. Số lá cháy quyết định sự sống của cây. Nếu như số lá non
ra cao hơn số lá già cháy thì sẽ có đủ diện tích lá quang hợp cho cây và cây tiếp tục
quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên nếu lá già cháy nhanh hơn lá non mới ra, tỉ lệ lá bị
cháy sẽ tăng và số lượng lá xanh và khỏe mạnh sẽ giảm. Do đó ảnh hưởng tới sự sinh
trưởng và phát triển của cây, đến một mức nào đó không thể duy trì sự sống cho cây
(R.Munns, 2002).
2.2.2 Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của mặn đến một số cây trồng
Tính chống chịu mặn của cây thay đổi theo quá trình phát triển cá thể. Thời kì
mẫn cảm nhất với độ mặn cao là thời kì cây con. Đối với cà chua, ở giai đoạn ra hoa
và kết trái cây cà chua có thể chịu đựng nồng độ NaCl mà nồng độ này đủ để giết chết
cây ở giai đoạn cây con. Theo Mass (1986), cây cà chua có thể chống chịu ở độ mặn

trong đất bão hòa lên đến 2,5 dS/m mà không làm giảm năng suất. Còn trọng lượng
trái giảm 10 % khi tưới nước có độ mặn 5-6 dS/m, giảm 30 % ở 8 dS/m và khoảng 40
% ở độ mặn cao hơn (trích theo R.Munns, 2002).
Theo Maas và Nieman (1978), khi độ mặn tăng đột ngột thì sự hấp thu dinh
dưỡng của cây lúa có thể tạm thời bị ảnh hưởng xấu do thế năng thẩm thấu của
dung dịch đất thấp. Tuy nhiên cây có thể giảm thế năng thẩm thấu của tế bào để tránh
mất nước và chết. Quá trình này được gọi là sự điều chỉnh thẩm thấu. Cả cây chống
chịu và mẫn cảm dường như điều chỉnh thẩm thấu trong dung dịch muối, nhưng sự
sinh trưởng của chúng bị ngưng khi sự điều chỉnh đạt ngang bằng với thế năng thẩm
thấu của dung dịch ( trích theo Trần Thị Vũ Phương, 2000).
12


Theo nghiên cứu của Aslam (1987), đã chỉ ra rằng: “Việc áp dụng mặn trong
giai đoạn đẻ nhánh thì sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến sự sinh trưởng của cây lúa”. Và
Ghenken, 1944 cho thấy rằng khi nồng độ muối cao, sự hấp thu chọn lọc các muối của
cây trở nên thụ động. Theo Oknina (1953), lúc chất nguyên sinh tổn thương do tác
dụng của muối mà dung dịch không đẳng trương thì Cl- đi vào cây mang tính bị động,
nghĩa là sự xâm nhập vào trong cây mạnh hay yếu phụ thuộc vào dòng thoát hơi nước
( trích theo Trần Thị Vũ Phương, 2000).
Cây trồng khác nhau có khả năng chịu mặn khác nhau. Sau đây là bảng khả
năng kháng mặn của một số cây trồng theo ECe:
Bảng 2.3 Khả năng kháng mặn của một số cây trồng theo ECe
Cây trồng

a(dS/m)

b(%)

Khả năng kháng mặn


Bắp cải (Brassica oleracea capitata)

1,8

9,7

Tương đối mẫn cảm

Cà rốt (Daucus carota)

1,0

14

Mẫn cảm

Bắp ngọt (Zea mays)

1,7

12

Tương đối mẫn cảm

Bắp chăn nuôi (Zea mays)

1,8

7,4


Tương đối mẫn cảm

Lúa nước ( Oryza sativa)

3,0

12

Tương đối mẫn cảm

Bông vải (Gossypium hirsutum)

7,7

5,2

Kháng

Dưa leo (Cucumis sativus)

2,5

13

Tương đối mẫn cảm

Khoai lang (Ipomoea batatas)

1,5


11

Tương đối mẫn cảm

Khoai tây (Solanum tuberosum)

1,7

12

Tương đối mẫn cảm

Dâu tây (Fragaria spp)

1,0

33

Mẫn cảm

Đậu nành (Glycine spp)

5,0

20

Tương đối kháng

Hành tây (Allium cepa)


1,2

16

Rất mãn cảm

Cam (Citrus sinensis)

1,7

16

Rất mẫn cảm

Mía (Saccharum officinarum)

1,7

5,9

Kháng

Tiêu (Capsium annum)

1,5

14

Tương đối mẫn cảm


(Nguồn: Ngô Đằng Phong, Trần Văn Mỹ, 2003)
Ghi chú: a: Ngưỡng độ mặn cây trồng chịu được trước khi giảm năng suất.
b: Phần trăm năng suất giảm trên 1 đơn vị độ mặn (1 dS/m) sau khi qua
ngưỡng độ mặn.
13


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Vật liệu thí nghiệm
3.1.1 Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm.
Địa điểm: Thí nghiệm đã được tiến hành tại vườn ươm ca cao Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian: Thí nghiệm đã được tiến hành từ 05/03-20/07/2009.
3.1.2 Điều kiện thời tiết trong quá trình làm thí nghiệm
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 3 – 6 năm 2009
Chỉ tiêu

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

29,3

29,5

28,5


29,3

Lượng mưa (mm)

58

187

319

83

Số ngày mưa

6

21

20

17

Lượng bốc hơi (mm)

138

10

83


105

Số giờ nắng

237

187

150

193

Nhiệt độ trung bình ( oC)

Tháng 6

(Nguồn: Viện khoa học khí tượng thủy văn và môi trường, 2009)
Số liệu bảng 3.1 cho thấy, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 5 (319 mm) và
có 20 ngày có mưa, tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 3 (58 mm) và có 6 ngày
mưa. Lượng mưa và số ngày mưa tháng 3 và tháng 4 là yếu tố ảnh hưởng tới cây ca
cao trong thời gian đầu khi làm thí nghiệm, mưa làm loãng nồng độ mặn khi tiến hành
thí nghiệm tưới muối, làm giảm ảnh hưởng của mặn tới cây ca cao. Khu vực thí
nghiệm đã được tiến hành che mưa vào cuối tháng 4 nên lượng mưa tháng 5 không
ảnh hưởng nhiều tới thí nghiệm. Tháng 6 lượng mưa giảm (83 mm), số giờ nắng tăng
(193 giờ), lượng bốc thoát hơi nước tăng (105 mm), nên mặn tiếp tục ảnh hưởng tới
cây trong thời gian không tiến hành tưới muối.
14



×