Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 71 trang )

KHẢO SÁT 42 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TẠI
NÔNG TRƯỜNG BẾN CỦI – CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Tác giả

NGUYỄN THỊ MỴ NƯƠNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Hội đồng hướng dẫn:
1. ThS. TRẦN VĂN LỢT
2. KS. NGUYỄN VĂN TÀI

Tháng 8 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Nông học, cùng tất cả quý thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt quá
trình học tập.
- Bộ môn Giống – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
- ThS. Trần Văn Lợt đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này.
- KS. Nguyễn Văn Tài đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.


- Các chú, anh, chị kỹ thuật viên – Phòng Kỹ thuật Nông trường Cao su Bến
Củi đã giúp đỡ, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian thực tập.
- Tập thể lớp DH05NHA đã giúp đỡ, chia sẽ buồn, vui trong 4 năm học tại
trường.
- Con xin chân thành cảm ơn ngoại đã nuôi dưỡng và cho con ăn học đến ngày
hôm nay. Ngoại và em luôn là điểm tựa vững chắc cho con vượt qua mọi khó khăn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 08 năm 2009

NGUYỄN THỊ MỴ NƯƠNG

ii


TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ MỴ NƯƠNG, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. KHẢO
SÁT 42 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TẠI NÔNG TRƯỜNG BẾN CỦI – CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH. Tại vườn STTN 05, lô J 9- Bến Củi – Dương Minh
Châu – Tây Ninh, thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2009 đến tháng 08/2009.
Hội đồng hướng dẫn:
ThS. Trần Văn Lợt
KS. Nguyễn Văn Tài
Đối tượng nghiên cứu: 42 dòng vô tính cao su được trồng năm 2005, bố trí thí
nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên một yếu tố, gồm dòng vô tính PB 255 làm
đối chứng và 41 dòng vô tính cao su mới lai tạo của Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt
Nam giai đoạn 1982-1999 (viết tắt là LH)
Nội dung nghiên cứu: theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nông học của 42 dòng vô
tính cao su (sinh trưởng, tăng trưởng, độ dày vỏ, bệnh hại và hình thái). Tập hợp số
liệu của 4 năm kiến thiết cơ bản từ 2005-2008 của 42 dòng vô tính cao su để đánh giá
tổng quát và chọn ra những dòng vô tính ưu tú đưa sang các bước tuyển chọn tiếp theo.

Kết quả đạt được:
Các dòng vô tính cao su lai hoa của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam tỏ ra có
triển vọng hơn các giống nhập nội.
Trong 42 dòng vô tính trên thí nghiệm STTN 05 đã chọn lọc được 7 dòng vô
tính triển vọng đó là: LH 99/0034, LH 99/0559, LH 97/0632, LH 99/0349,
LH 99/0363, LH 99/0558, LH 97/0180 có tiềm năng về sinh trưởng và các đặc tính
khác, cần tiếp tục theo dõi ở các giai đoạn kế tiếp để chọn lọc giống mới đưa vào cơ
cấu giống cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục ...........................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..............................................................................................vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................... vii
Danh sách các hình và đồ thị....................................................................................... viii
Chương 1: Giới thiệu.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích .................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 2
Chương 2: Tổng quan tài liệu..........................................................................................3
2.1 Nguồn gốc của cây cao su ........................................................................................ 3
2.2 Công dụng của cây cao su ........................................................................................ 3
2.3 Đặc điểm thực vật học của cây cao su ..................................................................... 4

2.4 Đặc điểm sinh thái cây cao su .................................................................................. 6
2.5 Cải tiến giống cao su ................................................................................................. 7
2.5.1 Đặc điểm di truyền ..........................................................................................7
2.5.2 Cải tiến giống cao su trên thế giới ..................................................................7
2.5.3 Cải tiến giống cao su ở Việt Nam ...................................................................9
2.6 Nghiên cứu trong nước và ngoài nước................................................................... 11
2.6.1 Nghiên cứu ngoài nước .................................................................................11
2.6.2 Nghiên cứu trong nước .................................................................................12
Chương 3: Nội dung – Phương pháp nghiên cứu..........................................................15
3.1 Nội dung .................................................................................................................. 15
3.2 Thời gian – Địa điểm – Vật liệu nghiên cứu ......................................................... 15
3.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 15
iv


3.3.1 Bố trí thí nghiệm ...........................................................................................15
3.3.2 Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp thu thập số liệu ...............................17
3.4 Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................................... 188
Chương 4: Kết quả - Thảo luận .....................................................................................19
4.1 Sinh trưởng .............................................................................................................. 19
4.2 Tăng trưởng ............................................................................................................. 24
4.2.1 Tăng vanh giai đoạn 2006 - 2007..................................................................25
4.2.2 Tăng vanh giai đoạn 2007 - 2008..................................................................26
4.2.3 Tăng vanh giai đoạn 2008 - 2009..................................................................27
4.3 Dày vỏ nguyên sinh ................................................................................................. 29
4.4 Chiều cao phân cành ............................................................................................... 31
4.5 Bệnh hại ................................................................................................................... 33
4.5.1 Bệnh nứt vỏ Botryodiploidia.........................................................................33
4.5.2 Bệnh nấm hồng .............................................................................................34
4.6 Hình thái .................................................................................................................. 37

4.7 Đánh giá về nguồn gốc di truyền của 42 dòng vô tính trên thí nghiệm STTN05 38
Chương 5: Kết luận và đề nghị......................................................................................45
5.1 Kết luận .................................................................................................................... 45
5.2 Đề nghị ..................................................................................................................... 45
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................47
Phụ lục ...........................................................................................................................50

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
cs: cộng sự
DVT: dòng vô tính
FX, IAN, GU, TU: các dòng vô tính cao su chọn lọc tại Nam Mỹ
GCA: general combining ability
IRAFI: Viện nghiên cứu nông lâm Đông Dương (Institut de recherches agronomiques
et forestiènes en Indonesia)
IRCI: Viện nghiên cứu cao su Đông Dương (Institut de recherches sur le cautchouc en
Indochine)
IRCV: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (Institut de recherches sur le caoutchouc au
Vietnam)
IRR: Indonesian Rubber Research
IRRI: Viện nghiên cứu cao su Indonesia (Indonesian Rubber Research Institute)
KTCB: kiến thiết cơ bản
LH: lai hoa
PB: Prang Besar
PBIG: Prang Besar isolated garden
PR: Proefstation voor rub
RRII: Viện nghiên cứu cao su Ấn Độ (Rubber Research Institute of India )
RRIC: Viện nghiên cứu cao su Srilanka (Rubber Research Institute of Srilanka )

RRIM: Viện nghiên cứu cao su Malaysia (Rubber Research Institute of Malaysia )
RRIV: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (Rubber Research Institute of Vietnam )
SCA: specific combining ability
STTN 05: Vườn Sơ tuyển tại Tây Ninh trồng năm 2005
TCT: Tổng công ty
VM: Việt Nam - Malaysia

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính .......17
Bảng 3.2: Thang phân cấp về sinh trưởng và sản lượng theo Paardekooper ................18
Bảng 4.1: Vanh thân của 42 dòng vô tính trên thí nghiệm STTN 05............................20
Bảng 4.2: Vanh thân của 42 DVT trên thí nghiệm STTN 05 qua 5 năm KTCB .........21
Bảng 4.3: Tăng vanh của 42 DVT giai đoạn 2006 - 2007.............................................25
Bảng 4.4: Tăng vanh giai đoạn 2007 - 2008 .................................................................26
Bảng 4.5: Tăng vanh giai đoạn 2008 - 2009 .................................................................28
Bảng 4.6: Dày vỏ nguyên sinh của 42 DVT cao su trên thí nghiệm STTN 05.............30
Bảng 4.7: Chiều cao phân cành của 42 DVT trên thí nghiệm STTN 05.......................32
Bảng 4.8: Tỷ lệ bệnh nứt vỏ vườn STTN 05.................................................................33
Bảng 4.9: Tỷ lệ bệnh nấm hồng trên thí nghiệm STTN 05 ...........................................35
Bảng 4.10: Tóm tắt đặc điểm của 8 dòng vô tính triển vọng trên vườn STTN 05........37
Bảng 4.11: Phổ hệ di truyền của 42 DVT trên thí nghiệm STTN 05............................38

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 4.1: Vanh thân của 10 dòng vô tính dẫn đầu ở năm KTCB thứ 2 ...................22
Biểu đồ 4.2: Vanh thân của 10 dòng vô tính dẫn đầu ở năm KTCB thứ 3 ...................23
Biểu đồ 4.3: Vanh thân của 10 dòng vô tính dẫn đầu ở năm KTCB thứ 4 ...................23
Biểu đồ 4.4: Vanh thân của 10 dòng vô tính dẫn đầu ở năm KTCB thứ 5 ...................24
Biểu đồ 4.5: Vanh thân của 5 DVT triển vọng qua các năm KTCB .............................24
Biểu đồ 4.6: Tăng vanh qua các năm của 8 dòng vô tính chọn lọc...............................29
Hình 4.1: Dòng vô tính LH 99/0034 .............................................................................40
Hình 4.2: Dòng vô tính LH 99/0559 .............................................................................40
Hình 4.3: Dòng vô tính LH 97/0632 .............................................................................41
Hình 4.4: Dòng vô tính LH 99/0349 .............................................................................41
Hình 4.5: Dòng vô tính LH 99/0363 .............................................................................42
Hình 4.6: Dòng vô tính LH 99/0558 .............................................................................42
Hình 4.7: Dòng vô tính LH 97/0180 .............................................................................43
Hình 4.8: Dòng vô tính PB 255 .....................................................................................43
Hình 4.9: Bệnh nấm hồng..............................................................................................44
Hình 4.10: Bệnh nứt vỏ Botryodiploidia.......................................................................44

viii


Chương 1
GIỚI THIỆU
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis Muell. Arg. thuộc chi Hevea
họ Euphorbiaceae. Là cây công nghiệp lâu năm có nguồn gốc ở lưu vực sông
Amazone (Nam Mỹ). Cuối thế kỹ 19, cây cao su đã được phát triển rất nhanh ở nhiều
nước trên thế giới, nhất là vùng Đông Nam Á. Đến nay, sau hơn 100 năm di nhập và
phát triển cây cao su là cây công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Cây cao su (Hevea brasiliensis Muell. Arg.) được di nhập vào Việt Nam vào
năm 1897 do một dược sĩ người Pháp tên là Raoul. Từ đó đến nay, qua quá trình sinh

tồn và phát triển đã tự khẳng định tính thích nghi với khí hậu và thời tiết ở Việt Nam.
Tính đến năm 2008, diện tích cao su cả nước lên đến 601.800 ha, đạt tổng sản lượng
644.200 tấn (báo cáo ngành cao su thường niên, 2008) so với cuối năm 1960 tổng diện
tích cao su chỉ đạt 142.000 ha và sản lượng đạt 79.650 tấn. Ngoài sản phẩm chính là
mủ, cây cao su còn cho gỗ và các sản phẩm phụ khác là nguyên liệu quan trọng cho
ngành công, mang lại lợi ích rất lớn trên nhiều mặt nhất là trong lĩnh vực kinh tế xã
hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm có thời gian khai thác dài khoảng trên
20 năm nên việc chọn giống tốt là yếu tố hàng đầu để vườn cao su đạt năng suất cao và
chất lượng tốt.
Để phục vụ cho chương trình cải tiến giống cao su lâu dài ở Việt Nam, Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) đã tập trung đầu tư cho công tác tạo tuyển giống
từ sau năm 1976 với quan điểm giống là yếu tố quan trọng có tính quyết định trong hệ
thống kỹ thuật đồng bộ đối với cây cao su.
Từ năm 1997, RRIV đã thiết lập và không ngừng củng cố mạng lưới khảo
nghiệm giống ở những vùng cao su trọng điểm như: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,

1


Duyên Hải Miền Trung và miền Bắc. Kết quả của mạng lưới khảo nghiệm này đã đóng
góp hiệu quả vào việc cải tiến giống qua các cơ cấu giống khuyến cáo theo từng giai
đoạn từ năm 1976 cho đến nay. Nhờ những thành công trong công tác khảo nghiệm
giống mà đến nay các giống cũ như: PR 107, PB 86 đã được thay bởi các giống mới
như: PB 235, VM 515... Trong quá trình nghiên cứu Viện Nghiên cứu Cao su đã lai
tạo được một số dòng vô tính được công nhận là giống cao su quốc gia.
Hệ thống thí nghiệm giống đang được tiến hành khảo nghiệm tại Tây Ninh
nhằm chọn ra những giống thích hợp và đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ những
vấn đề trên, được sự đồng ý của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam và nông trường

cao su Bến Củi thuộc công ty cổ phần cao su Tây Ninh chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát 42 dòng vô tính cao su tại nông trường Bến Củi – công ty cổ phần cao
su Tây Ninh” nhằm đánh giá sự sinh trưởng của các dòng vô tính, từ đó chọn ra giống
thích hợp cho hướng tái canh trồng mới sau này.
1.2 Mục đích
Khảo sát sinh trưởng và các đặc tính khác của 42 dòng vô tính cao su. Đánh giá
tiềm năng về sinh trưởng và sản lượng của 42 dòng vô tính cao su trên thí nghiệm
STTN 05 tại nông trường cao su Bến Củi.
1.3 Yêu cầu
Đánh giá các chỉ tiêu nông học chủ yếu: sinh trưởng, dày vỏ nguyên sinh và các
đặc tính khác của 42 dòng vô tính.
Thu thập số liệu đã có trong 5 năm kiến thiết cơ bản của 42 dòng vô tính cao su
để đánh giá chính xác tiềm năng của các dòng vô tính.
1.4 Giới hạn đề tài
Thí nghiệm STTN 05 là một trong những bước chọn giống của Bộ môn Giống
cần theo dõi trong một thời gian dài. Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đã có
tham khảo các số liệu 4 năm kiến thiết cơ bản của vườn STTN 05. Đề tài chỉ tập trung
theo dõi một số chỉ tiêu nông học chủ yếu trên vườn thí nghiệm vườn STTN 05.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc của cây cao su
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Họ
Euphorbiaceae gồm rất nhiều cây có mủ dưới dạng cây đại mộc, cây bụi nhỏ và cây cỏ
sống ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Về đặc điểm thực vật học, họ này có đặc điểm chung
là có hoa đơn tính đồng chu với hoa cái có tâm bì dính nhau thành một bầu noãn có 3
ngăn, mỗi ngăn chứa một noãn, quả khi chín là quả khô tự khai.

Cây Hevea brasiliensis được tìm thấy trong tình trạng hoang dại vùng châu thổ
sông Amazone trong một vùng rộng lớn bao gồm các nước: Brazil, Bolivia, Peru,
Colombia, Ecuador, Venezuela, Guiyane thuộc Pháp. Đây là vùng nhiệt đới ẩm ướt.
Trong chi Hevea còn có 9 loài Hevea khác: H. benthamiana, H. camargoana,
H. camporum, H. guianensis, H. microphylla, H. nitida, H. pauciflora, H. rigidifolia
và H. spruceana. Mặc dù tất cả các loài Hevea đều cho mủ cao su nhưng chỉ có loài
Hevea brasiliensis có ý nghĩa về kinh tế và được trồng rộng rãi nhất (Nguyễn Thị Huệ,
1997).
2.2 Công dụng của cây cao su
Cây cao su là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm chủ yếu là mủ cao su với các
đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ giản, độ đàn hồi cao, chống đứt, chống lạnh
tốt, ít phát nhiệt khi cọ xát, dễ sơ luỵện. Mủ cao su là nguyên liệu không thể thiếu
được trong đời sống hằng ngày của con người.
Cao su thiên nhiên là một trong những nguyên liệu chủ chốt của nền công
nghiệp. Các sản phẩm cao su có thể chia thành các loại chính:
Vỏ, ruột xe: ngành kỹ nghệ này sử dụng khoảng 70% lượng cao su thiên nhiên
sản xuất trên thế giới.

3


Các vật dụng thông dụng: ống dẫn nước, dụng cụ gia đình, y tế, đồ chơi trẻ em.
Các gối đệm chống xốc, các sản phẩm cao su xốp: nệm, găng tay.
Ngoài sản phẩm chính là mủ cao su còn có sản phẩm khác đó là gỗ cao su. Khi
cây cao su hết niên hạn kinh tế phải thanh lý thì gỗ cao su là một sản phẩm rất quan
trọng, một nguồn kinh tế đáng kể. Sản lượng gỗ tùy thuộc vào mật độ cây còn lại trên
vườn và độ lớn của cây, bình quân mỗi ha cao su có khoảng 50 – 60 m3 gỗ và một khối
lượng củi ước lượng từ 30 – 40% lượng gỗ (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
Ngoài ra còn có dầu hạt cao su, hạt được thu lượm trên vườn cao su trưởng
thành và có thể thu được các sản phẩm do các cây trồng giữa hàng cao su trong thời

gian kiến thiết cơ bản.
Như vậy cây cao su có vai trò mang lại lợi ích về kinh tế, bên cạnh đó cây cao
su còn có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định xã hội và công ăn việc làm, ổn
định an ninh quốc phòng.
2.3 Đặc điểm thực vật học của cây cao su
Cây cao su Hevea brasiliensis là loại cây đại mộc. Trong tình trạng hoang dại
tại vùng Amazone (Nam Mỹ) có mật độ thưa thớt (một cây cho một hay vài ha), có thể
cao 30 - 50 m, vanh thân có thể đạt được 5 - 7 m, tán lá rộng và sống trên 100 năm.
Nhưng khi được nhân trồng sản xuất cần tính toán hiệu quả của việc sử dụng đất và
vốn đầu tư nên cây cao su được trồng với mật độ 400 - 550 cây/ha. Chu kỳ sống được
giới hạn từ 30 - 40 năm, chiều cao tối đa là 25 - 30 m và thường đạt vanh thân tối đa là
1m khi vào cuối niên hạn trồng.
Cây cao su là cây lưỡng bội (2n = 36) với các đặc tính thực vật học:
Cây cao su có 2 loại rễ: rễ cọc và rễ bàng
Rễ cọc (rễ cái, rễ trụ): đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất, giúp cây chống đỗ ngã
và đồng thời hút nước và muối khoáng từ các lớp đất sâu. Rễ cọc cây cao su phát triển
rất sâu, đặc biệt ở đất có cấu trúc tốt.
Rễ bàng (rễ hấp thụ): phát triển rộng, trên đất cát, thoáng khí trọng lượng rễ
bàng cao hơn trên đất sét. Lúc cây trưởng thành, trọng lượng toàn bộ hệ thống rễ cao

4


su chiếm 15% trọng lượng toàn cây. Rễ bàng phát triển theo mùa, tối đa vào mùa cây
ra lá non, tối thiểu vào giai đoạn lá già trước khi rụng.
Lá cao su là lá kép gồm 3 lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách. Khi trưởng
thành lá có màu xanh đậm ở mặt trên lá và màu nhạt hơn ở mặt dưới lá. Màu sắc, hình
dáng, kích thước lá thay đổi tùy theo giống cây. Khối lượng lá trên cây cao su kiến
thiết cơ bản tăng dần theo tuổi cây đến khi cây đưa vào khai thác, khối lượng lá ngưng
lại và có khi bị sụt giảm. Lá cao su tập trung lại thành từng tầng. Lá có đặc tính rụng lá

theo mùa hay gọi là rụng lá qua đông. Lá rụng toàn bộ sau đó nảy lộc phát triển bộ lá
mới. Cây thay lá sớm hay muộn, từng phần hay toàn phần tùy vào đặc điểm giống và
điều kiện môi trường. Trong điều kiện Việt Nam cây rụng lá qua đông từ cuối tháng 12
đến tháng 2, ở Tây Nguyên và miền Trung cây rụng lá qua đông sớm hơn.
Sau trồng 5 – 6 năm cây cao su bắt đầu trổ hoa và mỗi năm trổ một lần vào lúc
cây ra lá non tương đối ổn định (tháng 2 – 3 dương lịch). Hoa cao su là hoa đơn tính
đồng chu. Phát hoa hình chùm, mọc ở đầu cành với tỷ lệ một hoa cái cho 60 hoa đực.
Hoa hình chuông nhỏ, dài từ 3,5 – 8,0 mm, màu vàng nhạt, hương thoang thoảng. Trên
mỗi phát hoa các hoa đực và hoa cái không chín cùng một lúc mà thường hoa đực chín
trước một ngày sau thì tàn, hoa cái chín muộn hơn và tàn sau 3 – 5 ngày nên tự thụ
phấn trên cùng một phát hoa rất khó xảy ra, chủ yếu thụ phấn nhờ vào côn trùng và gió
chiếm tỷ lệ rất thấp.
Tỷ lệ đậu trái trong tự nhiên rất thấp (dưới 3%). Quả cao su hình tròn hơi dẹp
có đường kính từ 3 – 5 cm, quả nang gồm 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt khi chín tự
nứt theo các đường vách ngăn.
Hạt cao su hình hơi dài hoặc hình bầu dục, có chiều dài khoảng 2,0 – 3,5 cm,
trọng lượng hạt 3,5 – 6,0 g. Hạt có hai mặt: mặt bụng thường phẳng, mặt lưng hạt cong
lồi lên. Lớp vỏ ngoài láng, màu nâu đậm hay nhạt hoặc màu vàng đậm, có các vân màu
đậm hơn. Kích thước, hình dáng, màu sắc hạt thay đổi giữa giống cây và là một trong
những đặc điểm để nhận dạng giống cao su. Bên trong hạt có nhân hạt gồm phôi nhủ
và cây mầm chứa nhiều dầu, dễ mất sức nảy mầm.

5


2.4 Đặc điểm sinh thái cây cao su
Nguồn gốc của cây cao su Hevea brasiliensis là một vùng nhiệt đới nên khi
nhân trồng cây cao su cần chọn những vùng có điều kiện sinh thái thích hợp.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây cao su phát triển là 25 – 30oC. Hầu hết các
vùng trồng cao su trên thế giới hiện nay ở vùng khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân

năm là 28oC ± 2oC và biên độ nhiệt trong ngày là 7 – 8oC. Cây cao su có thể trồng trên
các vùng đất có lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm. Lượng mưa tối thiểu cho cây
sinh trưởng và phát triển bình thường là 1500 mm/năm, phân bố đều quanh năm càng
tốt. Số ngày mưa tốt là 100 – 150 ngày/năm. Cây cao su trưởng thành có thể chịu hạn
tốt nhưng cây non hay khi mới trồng gặp khô hạn sẽ bị hại trầm trọng.
Tốc độ gió ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây cao su, gió mạnh thường xuyên
làm gãy thân trốc gốc. Ở Malaysia cho thấy khi tốc độ gió 8,0 – 13,8 m/giây làm lá cao
su bị xoăn lại, phiến lá dày lên nhỏ lại, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Gió nhẹ 1 – 2
m/giây có lợi cho cây cao su vì giúp vườn cây thông thoáng, hạn chế được bệnh và
giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao. Số giờ chiếu sáng tối hảo là
1600 – 1700 giờ/năm. Sương mù nhiều tạo cơ hội cho nấm bệnh phát triển và tấn công
cây cao su.
Bên cạnh yếu tố khí hậu thì việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao su
cũng là vấn đề quan trọng được đặt ra khi mở rộng diện tích trồng cao su.
Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp (dưới 200
m). Kết quả tại Malaysia cho thấy cứ lên cao thêm 200 m thì thời gian kiến thiết cơ
bản của cây cao su kéo dài thêm 3 – 6 tháng (Webster, 1989) nhưng ít ảnh hưởng đến
sản lượng. Có nhiều kết quả khảo sát cho thấy cao trình cao cho sản lượng tốt hơn.
Cao trình đất lý tưởng được khuyến cáo:
− Ở vùng xích đạo có thể trồng đến cao trình 500– 600 m
− Ở vị trí 5 – 6o mỗi bên vĩ tuyến, có thể trồng đến cao trình 400 m
Độ dốc đất liên quan đến độ phì đất vì vậy khi trồng cao su trên đất dốc cần chú
ý thiết lập hệ thống bảo vệ đất chống xói mòn. Canh tác cao su trên đất dốc sẽ gặp khó

6


khăn lớn trong công tác cạo mủ, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. Vì
vậy cần chọn những vùng đất ít dốc để cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt.
Yếu tố lý, hóa tính đất trồng cao su đòi hỏi rất khắc khe: tầng đất canh tác thích

hợp sâu 1m trở lên, không bị ngập úng, đất tương đối tốt, kết cấu đất tốt, tỷ lệ sét cao
(khoảng 50%) và pH đất thích hợp 4,5 – 5,5 (Nguyễn Thị Huệ, 1997).
2.5 Cải tiến giống cao su
2.5.1 Đặc điểm di truyền
Cây cao su có số nhiễm sắc thể 2n = 36, có thể cây cao su là một dạng tứ bội
với số lượng nhiễm sắc thể cơ bản n = 9.
Các nghiên sứu về di truyền trên các đặc tính kinh tế quan trọng của cây cao su
như sản lượng và sinh trưởng cho thấy sản lượng và sinh trưởng di truyền theo phương
thức cộng hợp (additive) và di truyền cao. Khả năng phối hợp chung (GCA, general
combining ability) quan trọng hơn khả năng phối hợp riêng (SCA, specific combining
ability) về sản lượng, sinh trưởng, độ dày vỏ, số vòng ống mủ và chỉ số bít ống mủ
(Tan và cs, 1975). Gilbert và cs (1973) cho rằng khả năng phối hợp chung giải thích 63
- 81% và 82 - 86% gen về sản lượng và sinh trưởng ở giai đoạn cây kinh doanh. Giá trị
khả năng phối hợp chung biến thiên từ 87 - 88% về sản lượng và sinh trưởng ở giai
đoạn kiến thiết cơ bản (Tan và Subramaniam, 1976).
2.5.2 Cải tiến giống cao su trên thế giới
Từ nguồn hạt do Wickham thu thập được ở Brazil, chuyển về trồng ở Malaysia
và Srilanka đã được xem là thủy tổ của hầu hết diện tích cao su ở châu Á và châu Phi
hiện nay (gần 2000 kiểu gen). Trong thời kỳ này cao su được trồng bằng hạt thực sinh
không chọn lọc, do đó sản lượng đạt được rất thấp, dưới 500 kg/ha. Cramer (1910) là
người đã nhận thấy trong vườn cao su thực sinh có sự biến thiên lớn về sản lượng giữa
các cá thể, qua phân tích sự biến thiên Cramer thấy 70% sản lượng của vườn cây là từ
khoảng 30% số cây trong vườn cung cấp. Từ đó ông đã khuyến cáo sử dụng hạt thực
sinh từ những cây có năng suất cao để trồng. Kết quả thu được từ vườn trồng hạt có
chọn lọc đã đưa năng suất bình quân lên 630 - 704 kg/ha/năm so với 496 kg/ha/năm
(Dijkman, 1951). Sau đó các nguyên tắc chọn giống lần đầu tiên đã được công bố tại
7


hội nghị ở Batavia (Indonesia) vào năm 1914. Đến năm 1917, W. M. Van Helten thành

công trong phương pháp nhân vô tính cao su bằng kỹ thuật ghép mầm ngủ trên gốc
thực sinh. Đã mở ra một con đường mới trong tạo tuyển giống cao su được chú trọng ở
nhiều nước, đặc biệt là các nước trồng cao su ở châu Á như Malaysia, Ấn Độ,
Srilanka, Indonesia và ở châu Phi có Côte d’voice (trích dẫn theo Phạm Hải Dương,
2002).
Ở Ấn Độ, hiện tại có khoảng 4548 kiểu gen nhận được từ trung tâm khởi
nguyên đang được lưu giữ (Varghese và cs, 2002) cùng với 215 dòng vô tính
Wickham. Vì những DVT cao su thuần có nền tảng di truyền hẹp nên việc kết hợp quỹ
gen hoang dại vào các chương trình lai tạo giống đóng vai trò quan trọng. Đa dạng di
truyền rộng sẳn có của quỹ gen đã được đánh giá bằng các dữ liệu về hình thái cũng
như bằng các marker phân tử (Varghese và cs, 2000, 2002) và từ đó đề ra phạm vi
chọn lọc các kiểu gen có những đặc tính nông học – hình thái mong muốn.
Các nghiên cứu về di truyền đã được Viện Cao su Malaysia (RRIM) bắt đầu từ
những năm 1970 (Nga và Subramaniam, 1974; Tan và cs, 1975) trên các đặc tính kinh
tế và sử dụng tư liệu từ các cây lai thực sinh ở tuổi trưởng thành. Các nghiên cứu này
cho thấy ở cây cao su, sản lượng và sinh trưởng có tính tác động cộng và di truyền cao.
Những nghiên cứu kế tiếp của Tan (1978) trên cây lai thực sinh non nêu khả năng có
thể xác định có khả năng phối hợp chung (GCA) cao dựa trên các con lai thực sinh giai
đoạn non.
Viện Cao su Indonesia đã tuyển chọn một cách hiệu quả các cha mẹ trong giai
đoạn cây con (Rasidin Azwan và cs, 1995). Olapade (1988) tìm thấy ưu thế lai cao về
sản lượng mủ ở một số con lai.
Viện Nghiên cứu Cao su Ấn Độ (RRII) tiếp tục nghiên cứu về ưu thế lai trên
các DVT lai giai đoạn non (Kavitha K. M. và cs, Licy J., 1992) ước lượng ưu thế lai
(% vượt cha mẹ tốt nhất) là từ 8,22 - 102,03% về sản lượng và 1,01 - 18,02% về sinh
trưởng.

8



2.5.3 Cải tiến giống cao su ở Việt Nam
Cây cao su được di nhập vào Việt Nam từ năm 1897, nhưng đến đầu thế kỹ 20
thì mới phát triển thành những đồn điền. Trong giai đoạn đầu tiên phát triển, vật liệu
trồng chủ yếu là hạt thực sinh và một số DVT được nhập từ Malaysia, Srilanka và
Indonesia.
Đến năm 1932 chương trình cải tiến giống cao su ở Việt Nam mới thực sự bắt
đầu bởi công ty Terres Rouges (STPR), tiếp theo là các viện của Pháp: IRAFI (Viện
Nghiên cứu Nông lâm Đông Dương), IRCI (Viện Nghiên cứu Cao su Đông Dương),
IRCV (Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam).
Quá trình cải tiến giống cao su ở Việt Nam có thể chia ra thành các giai đoạn
sau:
Năm 1932 - 1934: sử dụng hạt của cây thực sinh cao sản và hạt của các DVT
cao sản.
Năm 1935 công ty Terres Rouges bắt đầu chương trình lai tạo giống bằng thụ
phấn nhân tạo, hạt lai được trồng trực tiếp trên vườn sản xuất, đồng thời làm vật liệu
để tuyển chọn cây mẹ đầu dòng.
Năm 1936 Viện IRAFI thực hiện chương trình lai tạo giống mới.
Năm 1941 Viện IRCI được thành lập, kế thừa kết quả tạo tuyển giống của
IRAFI.
Năm 1954 Việt Nam tham gia đợt trao đổi giống quốc tế với 40 DVT, gồm 30
DVT của Terres Rouges và 10 DVT của IRCI và đã nhận trên 100 DVT mới.
Năm 1955 - 1975 chương trình cải tiến giống phải ngưng vì chiến tranh.
Năm 1975 Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (ngày nay) đã tiếp quản IRCV đã
thừa kế một thành quả rất nghèo nàn về thành quả cải tiến giống với 1 quỹ gen rất hạn
hẹp chỉ có vài trăm giống.
Năm 1977 - 1978 để phục vụ kịp thời cho ngành cao su Việt Nam, RRIV đã
nhập một số giống ưu tú do Srilanka (17 dòng RRIC) và Malaysia hỗ trợ (56 dòng
RRIM, PB, PBIG, VM) làm vật liệu ban đầu cho công tác chọn giống cao su khuyến
9



cáo cho sản xuất và đưa vào chương trình lai tạo giống cao su Việt Nam. Chương trình
cải tiến giống cao su của RRIV được tiến hành theo sơ đồ 2.1 cho kết quả quan trọng.
Một số dòng vô tính cao su xuất sắc được khuyến cáo ở bảng 1 cơ cấu giống hiện hành
của ngành cao su Việt Nam.

Sưu tập cây đầu dòng

Di nhập giống

Trao đổi giống quốc tế

Ngân hàng gen

Lai hoa nhân tạo

Tuyển non

Ô quan trắc

Sơ tuyển

Sản xuất thử

Chung tuyển

Khuyến cáo bộ giống cao su địa phương hóa
Bảng III

Bảng II


Bảng I

(phụ lục 1)
(Nguồn: Bộ Môn Giống – Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cải tiến giống cao su Việt Nam.

10


- Sơ tuyển (ST): vườn sơ tuyển nhằm khảo nghiệm một số lượng lớn các DVT
mới nhập hay mới lai tạo có triển vọng để đưa vào vườn chung tuyển và sản xuất thử.
Những dòng vô tính xuất sắc từ tuyển non được bố trí trong các thí nghiệm so sánh
giống quy mô nhỏ có kiểu bố trí khối đầy đủ ngẫu nhiên, 3 - 4 nhắc, mỗi nhắc 8 - 10
cây, được trồng với mật độ trồng sản xuất (550 - 570 cây/ ha). Được tuyển chọn 2 đợt:
đợt 1, khi cây 2 - 3 tuổi, áp dụng phương pháp tuyển non để gạn lọc DVT cao sản sớm;
đợt 2, tuyển chọn giống khi cây 9 - 10 tuổi và được cạo mủ 3 - 5 năm. Các chỉ tiêu
chọn giống là sinh trưởng, sản lượng, độ dày vỏ, tính kháng bệnh, những DVT xuất
sắc sẽ được khảo nghiệm bổ sung tính đáp ứng với chất kích thích mủ, cấu trúc hình
thái, trữ lượng gỗ, đặc tính sinh lý mủ và đặc tính mủ. Những giống đối chứng được sử
dụng là giống đang phổ biến trong sản xuất.
Các giống cao su chỉ được khuyến cáo khi đã qua các bước khảo nghiệm cơ bản
trong điều kiện thí nghiệm (tuyển non, sơ tuyển, chung tuyển) và khảo nghiệm trong
điều kiện sản xuất thử. Chu kỳ khảo nghiệm giống cao su qua nhiều bước dài 25 - 30
năm, có thể rút ngắn còn 18 - 20 năm nhưng vẫn phải đảm bảo độ tin cậy bằng cách
tiến hành đồng thời các bước.
2.6 Nghiên cứu trong nước và ngoài nước
2.6.1 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu tương quan giữa những yếu tố cấu thành năng suất khác nhau ở giai
đoạn kiến thiết cơ bản đã chứng minh ảnh hưởng của sinh trưởng, độ dày vỏ và số

vòng ống mủ đến sản lượng mủ của những dòng vô tính cao su (Narayanan và Ho,
1973; Ho và cs, 1973). Tương quan cao giữa sản lượng ở những giai đoạn sinh trưởng
khác nhau ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và sản lượng ở giai đoạn kinh doanh (Ho,
1976) cho thấy có thể dựa vào sản lượng ở giai đoạn kiến thiết cơ bản để tuyển chọn
giống có kiểu gen sản lượng cao (Tan, 1987).
Năm 1974, Malaysia là nước đi đầu trong việc sản xuất kinh doanh và nghiên
cứu cao su trên thế giới, thường xuyên giới thiệu ra sản xuất những cơ cấu giống cải
tiến, và là nước đầu tiên đưa ra khái niệm ENVIRONAX (Hệ thống phân bố giống cao
su theo từng vùng sinh thái), xây dựng cơ cấu giống cao su địa phương hóa được nhiều
vùng trồng cao su áp dụng.
11


Kết quả nghiên cứu của Ho Chai Yee (RRIM,1978) cho thấy các yếu tố quyết
định năng suất của cây cao su là vanh thân, số vòng ống mủ và chỉ số bít mạch mủ
(PI), giải thích khoảng 75% sự biến động về năng suất của các dòng vô tính.
Ở Indonesia, năm 1910 đã bắt đầu chương trình lai tạo giống cao su và đã lai
tạo được những dòng vô tính cao su cải tiến. Năng suất bình quân đối với cây thực
sinh là 500 kg/ha/năm tăng lên hơn 2500 kg/ha/năm đối với những giống cải tiến gần
đây và rút ngắn thời gian KTCB từ 6 năm còn khoảng 4 năm, 5 năm. Chương trình lai
tạo giống cao su ở Viện Nghiên cứu Cao su Indonesia (IRRI) đã lai tạo ra những dòng
vô tính có sản lượng mủ cao, sản lượng mủ gỗ cao và sản lượng gỗ cao, và những đặc
tính mong muốn từ tổ tiên đã chọn của quần thể F1 (Aidi Daslin, 2005). Cùng với
phương pháp tuyển chọn sớm ở vườn ương F1 được bắt đầu vào năm 1990 đã giới
thiệu những dòng vô tính mới có tên là IRR. Nhiều dòng vô tính của IRR 100 và IRR
200 có tiềm năng tốt về năng suất mủ và sản lượng gỗ (Aidi Daslin và cs, 2004).
Ở Ấn Độ, việc phân loại, chọn lọc và đánh giá những DVT chính được bắt đầu
từ những năm 1950. Giữa 43 dòng của sêri RRII 1 được chọn từ 100.000 cây con RRII
1, 2, 3, 5 và 6 là sự chọn lọc triển vọng cho năng suất và RRII 33 kháng bệnh rụng lá
không bình thường. Có 11 dòng vô tính triển vọng chọn lọc với năng suất cao, phản

ứng tốt với kích thích và sản lượng gỗ cao được phát triển từ chương trình chọn lọc
cây đầu dòng ở Boyce Estate, Mundakkayam (Mydin và cs, 2005).
2.6.2 Nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, công tác lai tạo giống cao su được bắt đầu bởi công ty cao su Pháp
(STPR) vào năm 1932. Chương trình tạo tuyển giống này được kế tục bởi tổ chức
nghiên cứu nông nghiệp (IRCV) nhưng bị đình trệ từ năm 1955 do chiến tranh.
Năm 1976 Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV) bắt đầu khôi phục, tập
trung đầu tư cho chương trình cải tiến giống cao su.

12


Từ năm 1977, RRIV đã đề xuất các cơ cấu bộ giống địa phương hóa và được
tổng công ty cao su ban hành lần lượt vào các năm 1977, 1981, 1986, 1991, 1994 và
1999 (Lê Mậu Túy và cs, 2001).
Năm 1979, RRIV đã bắt đầu xây dựng chương trình lai tạo giống theo hướng
cao sản mủ và gỗ, đồng thời chống chịu các yếu tố môi trường ít thuận lợi để có thể
phát triển trên địa bàn ngoài vùng truyền thống. Lai hữu tính nhân tạo là phương pháp
chủ yếu để sản sinh con lai từ cha mẹ được chọn lọc có định hướng. Các cây lai F1
được nhân thành dòng vô tính để đưa vào những bước khảo nghiệm trước khi khuyến
cáo cho sản xuất.
Năm 1981, RRIV bắt đầu khuyến cáo giống dựa vào kết quả thí nghiệm những
giống mới được bổ sung là PB 235, PR 255, PR 261 và có 2 giống cũ bị loại là PB 86,
PR 107.
Nhằm phục vụ chương trình phát triển cao su có hiệu quả, RRIV đã xây dựng
chương trình tạo tuyển giống lâu dài để có thể đưa vào bảng khuyến cáo những giống
cao su tốt, đồng thời liên tục cải tiến để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của cây cao
su. Trong quá trình nghiên cứu RRIV đã lai tạo được một số DVT cao su ưu tú được
đưa vào cơ cấu bộ giống 1998 - 2000 như LH 82/158, LH 82/156, LH 82/198 (Trần
Thị Thúy Hoa và cs, 1997), có khả năng rút ngắn thời gian KTCB từ 6 tháng đến 1

năm so với PB 235. Những giống đã được Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn cho
khu vực hóa vẫn tiếp tục khẳng định ưu điểm về sản lượng và sinh trưởng: LH 82/182,
LH 82/158, LH 82/156, LH 82/198, LH 82/122, LH 83/87. Một số giống lai mới khác
đạt thành tích khả quan tương đương hoặc vượt trội PB 235, tạo khả năng làm đa dạng
hóa bộ giống cao su, gồm LH 82/194, LH 82/159, LH 83/164, LH 82/130, LH 83/85,
LH 83/599, LH 82/162 (Trần Thị Thúy Hoa và cs, 1997).
Từ năm 1991, một số giống cao su lai tạo trong nước được khuyến cáo trong
các bộ giống 1991 - 2003, 1999 - 2001 và 2002 - 2005. Nổi bật là các giống LH
82/156 (RRIV 2), LH 82/158 (RRIV 3), và LH 82/182 (RRIV 4) được khuyến cáo ở
bảng 2 từ năm 1999, LH 82/182 và LH 82/156 được khuyến cáo ở bảng 1 từ năm
2002.

13


Căn cứ vào kết quả thí nghiệm và sản xuất thử, đến năm 2004 RRIV đã có 9
giống nhập nội được công nhận cho trồng diện rộng và 4 giống nhập được khu vực
hóa. Đối với lai tạo trong nước, RRIV có 3 giống được công nhận và 23 giống được
khu vực hóa.

14


Chương 3
NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung
Theo dõi những chỉ tiêu nông học chủ yếu của 42 dòng vô tính cao su, từ đó
đánh giá khả năng sinh trưởng và chọn lọc ra các dòng vô tính triển vọng đưa sang giai
đoạn tuyển chọn tiếp theo.

3.2 Thời gian – Địa điểm – Vật liệu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành tại vườn STTN 05 trồng năm 2005 tại nông trường cao su
Bến Củi thuộc Công ty cổ phần cao su Tây Ninh.
Địa điểm: Lô J 9, Nông Trường Cao Su Bến Củi – Tây Ninh.
Loại đất: đất xám.
Trồng vào tháng 7/ 2005, gồm 42 dòng vô tính cao su
Vật liệu trồng: bầu ghép cắt ngọn
Mật độ: 555 cây/ha
Diện tích: 1,8 ha
Địa hình: bằng phẳng
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 01/2009 đến tháng 08/2009.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngầu nhiên (RCBD) một yếu tố, 42
nghiệm thức, 3 lần lặp lại.
Ô cơ sở: 8 cây.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
15


VIỆN NGHIÊN CỨU CAO SU VN
BỘ MÔN GIỐNG

STTN 05

SƠ ĐỒ VƯỜN: STTN 05
Địa điểm: Lô J 9, Nông trường Bến Củi - Tây Ninh
Kiểu bố trí: khối ngẫu nhiên, 3 nhắc, 42 ô giống
Ô cơ sở: 8 cây
Mật độ: 555 cây/ha


B

Diện tích:1,8 ha
Địa hình: Bằng phẳng
Loại đất: xám
Ngày trồng: 14/07/2005
Vật liệu trồng: bầu ghép cắt ngọn

1 hàng
72

1
cây

LH
LH
97/0563 97/0632
LH
RRIV 4
99/0201
LH
LH
99/0785 99/0558
LH
LH
99/0276 99/0349
LH
LH
97/0351 99/0143

LH
LH
99/0781 99/0668
LH
PB260
99/0367
LH
LH
97/0691 97/0180
LH
LH
99/0307 99/0245

LH
99/0363
LH
99/0182
LH
99/0781
LH
94/0093
LH
99/0034
LH
99/0396
LH
97/0163
LH
97/0592
LH

99/0007

LH
99/0367
LH
97/0691
LH
95/0255
LH
99/0558
LH
96/0347
LH
97/0163
LH
99/0731
LH
95/0096
LH
99/0182

LH
93/0348
LH
99/0169
LH
94/0093
LH
99/0367
LH

99/0469
LH
99/0169
LH
99/0143
LH
97/0563
LH
99/0402

LH
99/0396
LH
97/0351
LH
99/0034
LH
99/0201
LH
99/0245
LH
99/0007
LH
97/0164
LH
93/0348
LH
99/0781

LH

99/0307
LH
99/0234
LH
99/0558
LH
99/0559
LH
99/0363
LH
99/0234
LH
97/0167
LH
99/0277
LH
99/0169

LH
99/0668
LH
97/0163
LH
99/0143
LH
99/0785
LH
99/0402
LH
99/0182


LH
99/0276
LH
99/0007
PB260

LH
97/0079
LH
97/0563
LH
97/0592
LH
PB255
97/0632
LH
LH
99/0785 99/0201
LH
LH
99/0559 99/0469

1
Hàng

16

LH
99/0356

LH
99/0277
LH
97/0180
LH
97/0632
LH
93/0348
PB255
RRIV 4
LH
99/0668
LH
99/0363

LH
LH
97/0167 99/0731
LH
PB255
99/0245
LH
LH
96/0347 95/0096
LH
RRIV 4
97/0164
LH
PB260
99/0307

LH
LH
99/0731 95/0255
LH
LH
97/0079 94/0093
LH
LH
97/0351 99/0234
LH
LH
99/0276 99/0349

LH
99/0349
LH
99/0469
LH
95/0402
LH
99/0277
LH
95/0096
LH
97/0180
LH
96/0347
LH
99/0356
LH

99/0034

LH
99/0559
LH
97/0592
R III
LH
97/0079
LH
97/0691
LH
97/0167
R II
LH
99/0356
LH
95/0255
LH
99/0396
RI
LH
8 cây
99/0558
14


3.3.2 Các chỉ tiêu quan trắc và phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ năm trồng mới đến năm thứ 5 để đánh giá động thái sinh
trưởng từ đó đưa ra biện pháp thâm canh hợp lý cho từng giống trong từng giai đoạn.

3.3.2.1 Sinh trưởng (vanh thân, chu vi thân tính bằng cm)
Đo cách mặt đất 1 m, bằng thước dây không giãn, tại vị trí cố định theo vạch
sơn, với một lần đo vào tháng 04/2009.
Vanh thân các năm kiến thiết cơ bản đo vào tháng 12/2006, 05/2007, 04/2008.
3.3.2.2 Độ dày vỏ nguyên sinh (mm)
Đo bằng đót đo độ dày vỏ nguyên sinh, ở độ cao cách mặt đất 1 m, đo một lần
vào tháng 05/2009.
3.3.2.3 Chiều cao phân cành (m)
Đo từ mặt đất đến vị trí phân cành, đo một lần vào tháng 05/2009.
3.3.2.4 Bệnh hại
Quan trắc bệnh nứt vỏ và bệnh nấm hồng.
Bệnh nấm hồng:
Quan trắc một lần vào tháng 07/2009
Tỷ lệ bệnh (%) = (số cá thể bị bệnh/tổng số cá thể điều tra)*100
Mức độ bệnh (phân cấp theo quy trình của Bộ môn Bảo vệ Thực vật - Viện
Nghiên cứu Cao su Việt Nam).
Bảng 3.1: Phân hạng tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh nấm hồng của các dòng vô tính
Tỷ lệ bệnh (%)

Mức độ

0

Không bệnh

0,1 – 10,0

Nhẹ

10,1 – 20,0


Trung bình

20,1 – 40,0

Nặng

>40,0

Rất nặng

(Nguồn: Bộ môn Bảo vệ Thực vật – Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam)
17


×