Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một vài KINH NGHIỆM về xây DỰNG “lớp học THÂN THIỆN, học SINH TÍCH cực” tại lớp 7a TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ – HUYỆN EAKAR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 22 trang )

Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

KINH NGHIỆM DẠY HỌC.
ĐỀ TÀI : MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ
“ XÂY DỰNG LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC”
TẠI LỚP 7A - TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRẦN PHÚ – EAKAR.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Bối cảnh xã hội:
- Trong xã hội hiện nay, công cuộc đổi mới đang là một yêu cầu bức thiết và gấp rút tiến hành
một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đổi mới để phát triển kịp các cường quốc trên thế giới, để
bước vào thế kỉ mới, thế kỉ của nền kinh tế tri thức, nền KHCN phát triển như một huyền thoại.
- Giáo dục là ưu tiên phát triển hàng đầu, là quốc sách cũng đang tích cực đổi mới về mọi mặt,
trong đó có phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện học sinh tích cực” cũng là một
động lực để đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả giảng dạy.
- Bộ giáo dục ra Chỉ thị số 40/CT-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về phát
động phong trào thi đua và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về kế hoạch triển
khai “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai
đoạn 2008-2013
- Thực hiện chỉ thị của Bộ giáo dục các trường học phổ thông trên khắp cả nước triển khai, thực
hiện, thi đua một cách rầm rộ, có hiệu quả xuống tới tận các lớp học.
2. Tại trường THCS Trần Phú:
- Cùng với các trường phổ thông trên cả nước trường THCS Trần Phú cũng thực hiện chỉ thị
của Bộ Giáo dục, dưới sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ các năm học của sở, phòng Giáo dục –
Đào tạo, trong đó có phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
một cách nghiêm túc, tích cực bên cạnh đổi mới phương pháp cùng với UDCNTT vào dạy học


ngày càng hiệu quả, chất lượng.

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên



Năm học 2011 – 2012

Trang 1


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

- Làm thế nào để “trường học thân thiện, học sinh tích cực”? Nên bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ
những việc gì? Nhiệm vụ của một giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm nói riêng như
thế nào? Đó là những trăn trở và cũng là cơ sở để chúng tôi bắt đầu tìm tòi và lên kế hoạch.
- Muốn có “trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì phải bắt đầu từ những “lớp học thân
thiện, học sinh tích cực”. Mỗi lớp học là một phần tử của trường học. Tất cả lớp học đều thân
thiện thì việc có trường học thân thiện quả là một lợi thế rất lớn. Và thế là chúng tôi bắt đầu xây
dựng các lớp học thân thiện để góp phần xây dựng trường học thân thiện.
- Thế nào là một lớp học thân thiện? Làm thế nào để xây dựng được một lớp học thân
thiện? Đó là câu hỏi mà được trả lời qua 3 năm nghiên cứu và thực hiện tại lớp 7A trường
THCS Trần Phú, huyện Eakar chúng tôi để cùng sẻ chia với bạn bè, đồng nghiệp với đề tài:
MỘT VÀI KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG “LỚP HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH
TÍCH CỰC” TẠI LỚP 7A TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ – HUYỆN EAKAR.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1. Đối tượng nghiên cứu:
Để nghiên cứu và thực nghiệm đề tài này, đối tượng mà tôi áp dụng là lớp 7A trường THCS
Trần phú do tôi chủ nhiệm và học sinh một số lớp tôi dạy bộ môn Ngữ văn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :
- Đề tài phải có tính khả thi, phải được áp dụng rộng rãi trong tổ CM, với tất cả các lớp trong
trường, mọi đối tượng lớp học.
- Có cơ sở, có tính thực tiễn, được trải nghiệm có hiệu quả.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Xây dựng lớp học thân thiện tại lớp 7A trường THCS xã Cư Ni – Huyện Eakar – Tỉnh Đăk
Lăk.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Rút bài học kinh nghiệm để tạo môi trường thân thiện, tích cực giúp nâng cao hiệu quả giảng
dạy, giáo dục học sinh trong trường THCS Trần Phú của bản thân và sẻ chia cùng bạn đồng
nghiệp cùng xây dựng một trường Trần Phú thân thiện, tích cực và trọng điểm chất lượng cao.
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên



Năm học 2011 – 2012

Trang 2


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 . Nghiên cứu tài liệu:
- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của Bộ
GD & ĐT
- Nhiệm vụ năm học của các năm học từ năm: 2008- 2012.
- Công văn liên bộ số 533/KH/BGDDT-BVHTTDL-TWĐTN-HLHPNVN về việc triển khai
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011.
- Chương trình hành động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường
THCS Trần Phú- Phòng GD&ĐT Eakar.
- Chuyên đề, SKKN, tài liệu hội thảo về “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
của các đơn vị bạn, cá nhân đồng nghiệp,
2. Học hỏi, rút kinh nghiệm từ bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài trường.
3. Tự sáng tạo, xây dựng theo ý tưởng riêng của mình để xây dựng “lớp học thân thiện
học sinh tích cực” phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp hoàn cảnh, thực tế nhà trường, địa
phương kết hợp với những gì học hỏi được.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Dẫn nhập:
Sự bùng nổ của KHCNTT, sự phát triển của nền kinh tế tri thức, cùng với cánh cửa thị
trường mở rộng đã đưa nước ta phát triển nhanh, mạnh tiến kịp các nước bạn đang phát triển.
Đời sống xã hội thay đổi ngoài sự tưởng tượng của con người, đó là một niềm vui, là niềm tự
hào của chúng ta. Nhưng bên cạnh đó cũng là nỗi lo không nhỏ khi sự nhạy bén, tò mò của lớp
trẻ được sử dụng hết “công suất” nên đã thích ứng ngay và đáng sợ hãi là thích ứng với cái xấu
nhiều hơn là cái tốt, sự xuống cấp về đạo đức trong học sinh càng tăng đến mức báo động mà
cả xã hội đều quan tâm. Nghành giáo dục nói chung và mỗi giáo viên chúng ta nói riêng đều
thấy được trách nhiệm lớn lao của mình trong sự biến đổi bất thường này và tất cả cùng vào
cuộc.
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên




Năm học 2011 – 2012

Trang 3


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

2. Cơ sở:
Để thực hiện đề tài này tôi đã nghiên cứu một số văn bản của Đảng, Nhà nước, các cấp
nghành GDĐT về phong trào “Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” :
- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT và Kế hoạch số 307/KH-BGD&ĐT ngày 22/7/2008 của
Bộ GD & ĐT
- Công văn liên bộ số 533/KH/BGDDT-BVHTTDL-TWĐTN-HLHPNVN về việc triển khai
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2010-2011.
- Nhiệm vụ năm học của các năm học từ năm: 2008- 2012.
- Chương trình hành động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường
THCS Trần Phú- Phòng GD&ĐT Eakar.
- Chuyên đề, SKKN, tài liệu hội thảo về “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”
của các đơn vị bạn, cá nhân đồng nghiệp,
II. CƠ SỞ THỤC TẾ :
1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Đối với xã hội: phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực đang được cả xã
hội quan tâm, vì giáo dục lớp trẻ là vấn đề không của riêng ai. Các cấp có thẩm quyền, có trách
nhiệm và cả các cơ quan liên đới đều chung tay, hợp sức, tạo mọi điều kiện.
- Đối với nghành GD& ĐT triển khai kịp thời, chỉ đạo và giám sát sát sao, đồng thời cũng tạo

điều kiện thuận lợi đến mức tối đa có thể về mọi phương diện việc thực hiện của các cấp dưới.
- Đối với trường THCS Trần Phú chúng tôi: BGH đã có chương trình hành động cụ thể ở từng
năm học, từng đợt thi đua… với từng mức độ, chủ điểm khác nhau xuống tận các đoàn thể, lớp
chủ nhiệm, các thầy cô bộ môn và cán bộ nhân viên trong trường. có kế hoạch kiểm tra, rút
kinh nghiệm, đánh giá cụ thể.
- Đối với lớp 7A :
+ Tôi vừa là GVCN vừa là GV dạy Ngữ văn nên rất thuận lợi vì có nhiều thời gian gần gũi,
quan tâm đến lớp nên hiểu rõ về học trò hơn.
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên



Năm học 2011 – 2012

Trang 4


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

+ Học sinh lớp 7A 42/43 em là HS Kinh, chỉ có một HS dân tộc phía bắc nên ngôn ngữ,
phong tục, lối sống, trình độ, ứng xử giao tiếp thuận lợi.
+ Mặt khác kinh tế của các gia đình HS cũng tạm ổn, dân trí khá cao nên hiểu biết về XH
rộng, vì vậy sự đồng thuận trong kế hoạch càng cao => Đó là nguồn động lực lớn nhất cho mọi
phong trào của lớp.
+ Đối với các thầy cô bộ môn, tổng phụ trách Đội TNTP đều có tâm huyết, tạo mọi điều kiện
giúp đỡ.

b. Khó khăn:

Thực trạng học sinh hiện nay

* Trên cả nước:
+ Học sinh, sinh viên đạo đức đang bị xuống cấp trầm trọng, biểu hiện ở một số vấn đề:
-

Học sinh sa vào các tệ nạn xã hội ngày càng tăng : uống rượu, hút thuốc, mê game, băng
nhóm, trộm cắp, đua xe, yêu đương sớm không lành mạnh, thậm chí cả hút xách.

-

Sống ích kỉ, thiếu quan tâm chia sẻ, thiếu tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái.

-

Tình trạng bạo lực học đường, đàn anh, đàn chị để thể hiện mình khi đối phương không
chịu khuất phục càng tăng. Đặc biệt hơn là tội phạm học sinh ngày càng tăng.

+ Đi đôi với đạo đức xuống cấp là giảm sút về tài:
-

Lười học, chán học, bỏ tiết, bỏ học ngày càng tăng.

-

Hổng kiến thức cơ bản, gian lận trong học tập, thi cử.

-


Thiếu tinh thần phấn đấu, thiếu ý thức học tập, rèn luyện, không quan tâm đến tương lai
bản thân, gia đình, cha mẹ, thầy cô…

+ Đồng thời với xuống cấp đạo đức là các mối quan hệ với thầy với trò, cha mẹ với con cái,
bạn bè với nhau và cả cộng đồng có nhiều vấn đề gây mâu thuẫn đến mức trầm trọng đáng báo
động.
+ Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước mà đang bị gặm nhấm dần bởi đạo đức, tài
năng thì tương lai đất nước sẽ trong tay họ sẽ ra sao? Thử hỏi ai mà yên tâm được khi trao vận
mệnh của đất nước lên vai lớp trẻ ấy?

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên



Năm học 2011 – 2012

Trang 5


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

* Đối với học sinh trường THCS Trần Phú chúng tôi nói chung và lớp 7A tôi chủ nhiệm
nói riêng cũng không ngoại lệ việc đạo đức xuống cấp với những biểu hiện trên.
- Là một trường THCS nằm giữa 2 trường khác nên lượng học sinh không nhiều, hơn
nữa lại gần 3 buôn dân tộc tại chỗ với 1/3 là học sinh dân tộc Ê-đê nên có rất nhiều khó khăn

vất vả về mọi mặt. Nhất là về ngôn ngữ giao tiếp bất đồng nên việc thân thiện cũng rất phức
tạp.
* Đối với lớp 7A :
+ Là một lớp học sinh hầu như tập trung vào các vùng kinh tế còn khó khăn và xa trường học
như: Thôn Ninh Thanh 1 và 2 của xã Eakar Mút, thôn 10, thôn Ea Sinh, thôn 8 xã Cư Ni nên
việc đi lại khó khăn, thời gian gần gũi, giúp đỡ nhau về mọi mặt không thuận lợi.
+ Độ tuổi các em chưa thực sự có ý thức tự giác, tính trẻ con chưa biết nhường nhịn nhau,
còn ganh tỵ, suy bì, hiếu thắng, hay gây gổ, chạnh chọe nhau, muốn khẳng định mình … nên
thường gây mất đoàn kết.
Trước tình hình trên việc xây dựng lớp học, trường học thân thiện, học sinh tích cực là
một chương trình quan trọng, cần làm ngay để nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục trong
nhà trường về mọi mặt cho các em học sinh. Chính vì vậy tôi và các đồng nghiệp của tôi đã bắt
tay vào chương trình hành động “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” để làm nền
móng vững chắc cho việc xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Nhưng làm gì, làm thế nào để có lớp học thân thiện, học sinh tích cực? Câu hỏi đó sẽ
được trả lời ở những phần sau.
III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Vấn đề đặt ra:
-

Làm gì? Làm thế nào để có thể “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực”?

-

Phải bắt đầu từ đâu? Kết thúc như thế nào?

-

Kết quả sẽ ra sao? Kết quả đó có vai trò, tầm quan trọng như thế nào đối với công tác
dạy học nói riêng và giáo dục nói chung. ?

1. Trước hết phải hiểu khái niệm, bản chất “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”.

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên



Năm học 2011 – 2012

Trang 6


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

- Là lớp học có không gian thân thiện, con người thân thiện, tích cực, có kĩ năng sống, ứng
xử, giao tiếp tốt, có hiệu quả cao trong công tác dạy, học, giáo dục đạo đức, nhân cách cho
học sinh.
- “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” là nền tảng vững chắc cho “ Trường học thân thiện
học sinh tích cực”, là khơi nguồn cho mọi hoạt động của lớp, là sức mạnh của sự đoàn kết
nhất trí.
2. Xây dựng các tiêu chí “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
- Cơ sở : Dựa trên 5 nội dung xây dựng “ Trường học thân thiện học sinh tích cực” mà Bộ
đã ban hành :
+ Xây dựng trường học an tòan, trường lớp xanh, sạch, đẹp.
+ Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương,
giúp các em tự tin trong học tập.
+ Tổ chức các hoạt động tập thể.

+ Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
+ Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách
mạng ở địa phương.
Cùng với hoàn cảnh thực tế tôi đã xây dựng tiêu chí cho lớp học thân thiện để áp dụng
vào lớp 7A do tôi chủ nhiệm và dạy bộ môn Ngữ văn.
- Xây dựng các tiêu chí:
* Tiêu chí 1 : Có “Không gian thân thiện” : Là một không gian rộng, thoáng đãng, sạch sẽ,
trong lành, không phải chỉ để đẹp mắt ưa nhìn mà còn chứa đựng nội dung học tập, đảm bảo
tính khoa học, tính giáo dục…
- Không gian xanh : Đưa cây xanh vào trang trí lớp học một cách hợp lý, đảm bảo không
gian thoáng đãng, mát mẻ, trong lành (nếu có thể)
- Không gian sạch : Nền nhà, trần nhà, bàn ghế và đồ vật trang trí phải sạch sẽ, không có
bã kẹo cao su, màng nhện hay bụi bẩn.

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên



Năm học 2011 – 2012

Trang 7


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

- Không gian đẹp : Bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng. Bàn giáo viên có khăn trải bàn và

bình hoa. Cửa sổ phải có rèm của để tránh nắng. Ngoài cách trang trí chung của trừơng như có
ảnh Bác, khẩu hiệu, nên có những trang trí đơn giản, tao nhã, khoa học làm sinh động thêm lớp
học nhưng không lòe lẹt, rối mắt. Mỗi lớp nên có thêm một bảng thông tin (ngoài bảng chính )
để thông báo, trao đổi những vấn đề cần thiết.
- Không gian an toàn : Không ẩn chứa những nguy hiểm (điện giật, gãy, đổ…), không
diễn ra những trò chơi bạo lực trong học sinh.
* Tiêu chí 2 : Có “Tình cảm thân thiện” :
- Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các giáo viên.
- Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa giáo viên với học sinh .
- Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các học sinh với nhau.
- Tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó, chia sẻ giữa các bậc cha mẹ học sinh với
nhau, giữa cha mẹ học sinh với học sinh, với thầy cô…
“Lớp học thân thiện” không chấp nhận sự xúc phạm về nhân phẩm và danh dự, không chấp
nhận sự xúc phạm về thân thể.
- “Tình cảm thân thiện” luôn đảm bảo sự bình đẳng, dân chủ về mặt pháp lí và đạo đức,
không thể chấp nhận sự trù dập hay thiên vị, sự vu khống hay bao che.
* Tiêu chí 3 : Có “Sự hợp tác thân thiện và tích cực ” :
- Hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm với các giáo viên giảng dạy và giáo viên giám thị:
Muốn sự hợp tác có hiệu quả thì các giáo viên phải nắm vững phương pháp và nghiệp vụ sư
phạm, hiểu và thực hiện đúng quy chế, nội qui; trao đổi và thống nhất cách dạy cách quản lí;
thường xuyên nắm bắt thông tin. Quan tâm đến học sinh .
- Hợp tác giữa giáo viên với học sinh: Được thể hiện qua họat động dạy và học, hoạt
động ngoài giờ .
a/ Trong hoạt động dạy và học :
+ Giáo viên : Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn học sinh phương
pháp tự học, tạo bầu không khí thân thiện, khuyến khích sự chuyên cần tích cực, chủ động,
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên




Năm học 2011 – 2012

Trang 8


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

sáng tạo và ý thức vươn lên của học sinh. Mỗi giáo viên phải là một tấm gương về tinh thần tự
học và sáng tạo, không ngừng trao dồi về năng lực giảng dạy để luôn xứng đáng là người định
hướng tri thức cho học sinh trong từng tiết dạy .
+ Học sinh : Xác định được động cơ và thái độ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập. Luôn hòan thành mọi nhiệm vụ học tập, có đề xuất sáng kiến và cùng với
thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy – học có hiệu quả hơn.
b/ Trong họat động ngoài giờ :
- Thực hiện các chuyên đề, ngọai khóa, họat động thể dục thể thao, lao động, vui chơi,
giải trí. Trong đó chú trọng các trò chơi dân gian và việc tìm hiểu, chăm sóc, phát huy giá trị các
di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương. Tất cả các họat động đều phải có sự tham gia
tích cực của giáo viên và học sinh theo phương châm: Thầy luôn là người định hướng, là điểm
tựa tinh thần, là trung tâm đoàn kết. Trò là người thực hiện ý tưởng, tham gia hoàn thiện ý tưởng
của thẩy và biến ý tưởng của thầy trò thành hiện thực.
Hoạt động ngoài giờ là biện pháp tốt nhất để giáo viên rèn luyện các kĩ năng sống, giáo
dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức lối sống cho học sinh .
- Hợp tác giữa học sinh với nhau : Cùng nhau học tập, cùng nhau sinh họat, vui chơi
cùng nhau bàn bạc để tìm ra các giải pháp, các sáng kiến, cùng nhau sẽ chia nỗi buồn cùng
nhau hưởng thụ niềm vui của sự thành công .
3. Thực hiện các tiêu chí để hình thành “Lớp học thân thiện”:

Sau khi hình thành tiêu chí “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” tôi xác định biện pháp thực
hiện các tiêu chí như sau:
a./ Biện pháp xây dựng “Không gian thân thiện” trong lớp :
- Thống nhất cách trang trí lớp: (Trừ những phần cơ bản mà BGH đã quy định: Ảnh Bác, 5 điều
Bác Hồ dạy, trích thư của Bác… )
Còn lại lớp tự trang trí theo ý tưởng của các em như:
Tranh cổ động, ảnh các danh nhân hay những nhà khoa học nổi tiếng, với mục đích là để
các em học tập, noi gương… trang trí bên phải lớp (bàn GV)
Chia thành các khu vực, các tranh ảnh, khẩu hiệu trang trí hợp lí không lòe loẹt, rườm rà.
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên



Năm học 2011 – 2012

Trang 9


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

Có cả trang tin, góc học tập, trang bè bạn…
- Phân công theo dõi, quản lý, bảo vệ cơ sở vật chất lớp học: Bàn ghế, máy móc, hệ thống
điện…
- Nếu có hư hỏng về cơ sở vật chất thì giáo viên chủ nhiệm cần có biện pháp xử lý kịp thời.
- Khơi dậy tinh thần tập thể, ý thức
giữ gìn vệ sinh chung, tình cảm yêu

thương, gắn bó coi lớp học là nhà.
- Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí theo nhóm,
đôi bạn học tập, đặc điểm, sở thích…
Đặc biệt là sự dung hòa về lực học để
tạo tính tích cực:

Ví dụ: Lớp tôi CN có 43 em,
23 nữ. Thường được chia 8 -10 nhóm học tập khi các thầy cô sử dụng kĩ thuật dạy học “hợp
tác” để phát huy tính tích cực của học
sinh.
Để hợp tác có hiệu quả thì có nhiều
cách tạo nhóm:
+ Chia theo bàn bắt buộc: 2 - 3
em bàn trên, 2 – 3 em bàn dưới: cách
chia này thuận tiện ở chỗ không bị xáo
trộn gây mất trật tự. Nhưng có điểm
yếu là không phát huy hết tính tích cực
của của các em.

+ Theo sự lựa chọn của các
em: Hợp tính tình, sở thích, gần nhà
nhau, chơi với nhau… Những cách
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

10



Năm học 2011 – 2012


Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

này thường gây ồn ào, mất thời gian sắp xếp chỗ ngồi, lực học không đồng đều, nhưng lại tạo
tâm lí thoải mái cho các em.
+ Nắm được đặc điểm tâm sinh lí sở thích của
các em để sắp xếp chỗ cho phù hợp:
Điều quan trọng là lực học đồng đều tất cả các
nhóm. Mỗi nhóm có 1 em học lực giỏi 2-3 khá, 1 em
trung bình (trong lớp 7A có 10 em học lực giỏi, 29
em khá, 4 em trung bình), để các em hỗ trợ nhau
trong nhóm. Vừa tạo sự thân thiện, vừa phát huy tính
tích cực của các em trong nhóm, thỉnh thoảng lại đổi
nhóm không để cho sự cách biệt giữa các nhóm tạo thành khi các em hợp tác trong thời gian
lâu dài.

-

Không thể đưa

cây xanh vào trang trí
lớp thì có thể tạo một
không gian xanh bên
ngoài lớp: luôn xanh,

sạch, đẹp đó là công
trình công viên măng
non do lớp 7A đảm
nhận. Không cần chờ
lịch bố trí, tự các em
chăm sóc, bảo vệ bất cứ
thời điểm nào có thể
một cách tự ý thức.

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

11



Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

b/ Biện pháp xây dựng “Tình cảm thân thiện” :
* Thân thiện giữa giáo viên và học sinh
- Giáo viên chủ nhiệm phải là chuyên gia tư vấn về tâm lý, là người định hướng là chiếc
gương soi về tư tưởng, đạo đức lối sống, luôn quan tâm đến từng học sinh, yêu thương và cảm

thông với các em nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.
- Nếu có chuyện vui, buồn thì giáo viên chủ nhiệm phải khéo léo lôi cuốn sự quan tâm
của cả lớp, cùng nhau sẻ chia, cùng nhau giải quyết.
- Thực hiện các buổi trao đổi về tình bạn, giới tính, thể dục thể thao, về học tập như 30
phút văn học, toán học… lồng ghép trong các tiêt sinh họat chủ nhiệm, họat động ngoài giờ lên
lớp.
* Thân thiện giữa học sinh và học sinh:
- Chú ý các họat động tương trợ, giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học yếu,
sức khỏe yếu:
Cụ thể như:
Huỳnh Nhi và Bạch Cúc sức khỏe yếu cần sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô.
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

12



Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

Lớp đã xây dựng: Nhóm bạn cùng tiến: Nhóm Hải Anh, nhóm Yến – Ly, Tiến, nhóm
Hoàng – Nguyệt - Dũng… đôi bạn cùng học: Đôi Huỳnh Nhi - Ngân, đôi Hùng - An Hiếu, Đảo

– Sinh để giúp đỡ lẫn nhau.
* Thân thiện giữa cán bộ, nhân viên trong nhà trường với học sinh.
* Thân thiện giữa cha mẹ học sinh với nhau, với học sinh, với thầy cô:
- Mời đại diện cha mẹ học sinh trong lớp tham gia sinh hoạt với học sinh ở một số tiết để
hiểu được nguyện vọng, sở thích và những mặt mạnh, yếu của các em, của các thầy cô thông
qua ý kiến của các em để có biện pháp cùng giáo viên điều chỉnh hợp lí…
c/ Biện pháp xây dựng mối quan hệ “Hợp tác thân thiện và tích cực”:
* Giáo viên chủ nhiệm phải vững
vàng về chuyên môn và năng lực sư
phạm, luôn chủ động và linh hoạt trong
hoạt động phối hợp với đồng nghiệp,
trong việc cuốn hút học sinh tham gia các
họat động:
+ Phối hợp với GV bộ môn, với
tổng phụ trách, Đoàn thanh niên trong nhà
trường, Đoàn địa phương vào dịp hè…
+ Phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh để hiểu hơn về các em, thương yêu các em như
chính con của mình, nhưng phải nghiêm khắc, công bằng các em mới nể phục.
+ Tổ chức các chủ đề thi đua với nội dung cụ thể thiết thực để thầy trò cùng tham gia :
“thực hành tiết kiệm”, “giúp bạn vượt khó”, “vườn hoa điểm tốt”, “vượt lên chính mình”…
- Thực hành tiết kiệm từ những cái nhỏ nhất như: Hộp giấy đựng giấy vụn hằng ngày ở
lớp, cuối tuần vuốt cho thẳng thắn xếp hẳn hoi, đựng vào bao xếp vào cuối lớp để cân trong dịp
kế hoạch nhỏ. Hoặc có kế hoạch góp giấy vụn ở nhà, góp lon bia, chai nước ngọt… tổ chức bán
để góp tiền mua quà gửi các chú bộ đội, ủng hộ các bạn khuyết tật… mà không phải xin tiền bố
mẹ.
- Động viên, cổ vũ các em “vượt lên chính” mình như:
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

13




Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

Em Hùng vì bố mẹ chia tay, bố lấy mẹ kế, cuộc sống rất phức tạp phải ở với ông bà nội
đã già, nhà xa trường, gia đình thường xuyên có “sự cố”.
Hiểu được hoàn cảnh của em Hùng, tôi đã vận động cả lớp giúp đỡ em và khích lệ em
vượt lên chính mình và em đã rất tiến bộ cởi mở, không mặc cảm, ham chơi mà học tập rất tiến
bộ. Từ một học sinh yếu nay em đã là một học sinh khá, rất ngoan ngoãn và vui vẻ. Gia đình rất
biết ơn các bạn trong lớp, ông bà nội yên tâm hơn
Hay là như em Trần Huỳnh Nhi: Ba mẹ li thân, bởi không chịu nổi cảnh sống bị chồng
hành hạ để Huỳnh Nhi bị chấn động mạnh về tâm lí, hoảng sợ khi thấy ba mỗi lần say, mẹ của
Huỳnh Nhi đã đưa con từ Bến Tre lên đây kiếm sống. Hai bàn tay trắng, lên ở nhờ rồi thuê nhà
ở, mẹ con sống với số tiền ít ỏi. Cuộc sống thật vất vả về vật chất, sức khỏe em rất yếu vì quá
xốc, thường xuyên bị lên cơn và ngất xỉu nghỉ học nhiều, có khi xỉu ngay ở lớp. Mĩ Ngân được
phân công là đôi bạn học tập giúp đỡ chép và giảng lại bài. Nhưng không dễ một chút nào vì
lực học đã yếu sẵn, lại học ở trường nơi vùng khó khăn ở Bến tre nên em không thể theo kịp
các em trong lớp, lúc nào cũng vi phạm lỗi, khiến Ngân và các bạn trong nhóm rất vất vả giúp
đỡ, giáo viên CN và các bộ môn phải chú ý dìu dắt, giúp đỡ… Thật đáng mừng sau một năm
Huỳnh Nhi đã tiến bộ hẳn, chẳng những lực học không yếu mà còn là trung bình chắc chắn.
Trường hợp thứ 3 đó là em Phạm Trung Dũng: là một học sinh được xin vào lớp, có học

lực yếu nhất lớp, ham chơi, về nhà không bao giờ chịu làm bài và học bài cũ ngày nào ít nhất
cũng 3-4 lần vi phạm lỗi, không theo kịp các bạn. Nếu đổi em đi lớp khác để cùng trình độ
nhận thức với các bạn thì gia đình lên xin được ở lại để em noi gương các bạn trong lớp, phần
nữa ông nội em là một cựu giáo viên trường mới về hưu nên sự giúp đỡ em tiến bộ cũng là một
phần trách nhiệm của bản thân, nhà trường, các bạn. Học sinh cả lớp đã tự nguyện giúp đỡ, đôi
bạn học tập An Hiếu – Trung dũng gắn bó, kết hợp với các thầy cô bộ môn chú ý, dìu dắt … em
đã tiến bộ chịu khó vượt lên đạt lực học trung bình. Để rồi cả lớp chỉ còn 3 học sinh xếp loại
trung bình về học lực.
* Chú ý rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh:
+ Kỹ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống: Kính trọng
người lớn tuổi, gặp thầy cô hay bất kì người lớn nào trong trường cũng phải chào hỏi tử tế, lịch
sự… “Tiên học lễ, hậu học văn”
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

14



Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

+ Kỹ năng làm việc và sinh họat theo nhóm: Kĩ năng sinh hoạt theo nhóm trong thảo

luận nhóm: tự giác, tích cực, có
khoa học… giúp các em phát
huy tính tích cực trong học tập
và công tác khác, tự khám phá
kiến thức…
+ Kĩ năng ứng xử văn
hóa, chung sống hòa bình, phòng
ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội:
Ăn nói, đi đứng có ý tứ, lịch sự
nhã nhặn, có văn hóa. Đoàn kết
tương thân, tương ái trong lớp,
trong trường…không hút thuốc lá, gây gổ, hãy hiểu bạn như hiểu mình.

Nếu HS có dấu hiệu mất
đoàn kết thì GV phải biết và
ngăn chặn ngay. Làm sao để các
em thấy dược “Mỗi ngày đến
trường là một niềm vui”.
+ Kỹ năng rèn luyện sức
khỏe, bảo vệ sức khỏe, kỹ năng
phòng - chống tai nạn giao
thông, đuối nước và tai nạn
thường tình khác.
* Chú ý giáo dục học sinh theo các chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc, giáo
dục ý thức tìm hiểu, chăm sóc, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương:
Tích cực tham gia các việc làm nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, nối vòng tay lớn…“Tiên học lễ,
hậu học văn”, chú trọng việc dạy người trong trường học.
Cho HS tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ địa phương
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên


15



Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

- GV bộ môn: Dựa vào đặc thù của bộ môn mình phụ trách để xây dựng các tình huống
áp dụng tạo không khí thân thiện.
Ví dụ: Tôi dạy Ngữ văn tôi có thể tích hợp, tổ chức hoạt động nhóm tạo mối quan hệ
hợp tác, thân thiện, tích cực, thông qua dạy văn để dạy người.
GV dạy Mĩ thuật tạo vẻ đẹp trong các em bằng mục đích và sức mạnh của nghệ thuật,
giúp các em hiểu được nét đẹp của lịch sử đất nước qua từng triều đại… Tư vấn cho các em về
tạo không gian thân thiện…
- Hợp tác thân thiện với tổ giám thị, bảo vệ… để cùng giáo dục các em nâng cấp đạo
đức, lối sống khi các em đang trượt dốc…
- Hợp tác với địa phương để giáo dục các em thân thiện, tích cực trong cuộc sống đời
thường.

Hình ảnh Ngoại khóa văn học dân gian

C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

- Từ năm 2009 đến nay, với việc triển khai xây dựng “Lớp học thân thiện học sinh tích
cực” ở lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được một số kết quả bước đầu:
- Nhân cách của cả thầy và trò ngày càng hoàn thiện hơn, tích cực hơn.
- HS lớp tôi rất ngoan, thân thiện, đoàn kết, tích cực:
+ Không có HS bỏ học, lười học đi chơi games.
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

16



Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

+ Không có HS chửi thề, ứng xử thiếu văn hóa, vụng về…
+ Không mất đoàn kết mà trái lại rất đoàn kết thương yêu, giúp đỡ nhau.
+ Tích cực tự giác học tập, lao động, trung thực trong kiểm tra thi cử.
+ Phê và tự phê thẳng thắn.
+ Kính trên nhường dưới.
+ Nền nếp tự quản, tự rèn rất tốt.
+ Kết quả học tập và phong trào khác thì tiến bộ không ngừng
- Hằng tuần xếp thứ thì luôn đứng thứ nhất, một vài lần xếp thứ 2. Các kì rung chuông

vàng hay các phong trào khác cũng kết quả rất tốt, không một thầy cô nào than phiền mà còn
được ca ngợi. GVCN có đi công tác vắng cả tuần thì kết quả đó cũng không thay đổi vì các em
đã tự ý thức được mình phải làm gì, nền nếp tự quản thật đáng khen ngợi.
Sau đây là kết quả về học tập, hạnh kiểm, nề nếp trong 2 năm học: 2010-2011; 20112012…
* Xếp hằng tuần của cờ đỏ:

Kì I.
T/T

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 TB

Điểm

Thứ

1
Kì II.

T/T

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10 11 12 13 14 15 16 17 18 TB

Điểm
Thứ


Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

17



Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

* Xếp loại 2 mặt giáo dục:
1

Năm học

S.số

Kì 1
2

2010-2011

3


2011-2012

Kì 2

6A

Kì 1
Kì 2

7A

Học lực

Hạnh kiểm

Thứ

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu Tốt

Khá

43


6

23

10

4

34

9

1

43

8

25

7

3

39

4

1


43

10

26

7

0

40

3

1

43

3 em học sinh loại khá về hạnh kiểm là do: 1 em một lần phạm lỗi sử dụng tài liệu, 1 em lỗi
làm việc riêng trong giờ học, 1 em do không làm bài tập về nhà 2 lần ở đầu kì 1.

D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA:
1. Muốn xây dựng “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” thật sự thành công thì phải
huy động trí lực của cả tập thể .Vì vậy trên cơ sở phong trào thi đua do Bộ Giáo dục và đào tạo
phát động, cần phải xác định trách nhiệm thực hiện trong nhà trường như sau :
+ Trách nhiệm định hướng, đánh giá, kiểm tra thuộc về chi ủy, chi bộ, ban giám hiệu
+ Trách nhiệm phối hợp, triển khai, giám sát thuộc về các đoàn thể: phòng giám thị, hội
cha mẹ học sinh và địa phương.
+ Trách nhiệm cụ thể hóa thuộc về giáo viên chủ nhiệm các lớp .
+ Trách nhiệm thực hiện thuộc về tất cả các giáo viên và học sinh .

2. GVCN và GV bộ môn, các đoàn thể, tổ chức có liên quan cần phối hợp chặt chẽ, động
viên giúp đỡ tư vấn cho các em để các em hiểu về vai trò, tầm quan trọng về lớp học, trường
học thân thiện, học sinh tích cực. Trong đó vai trò chủ nhiệm là quan trọng nhất vì GVCN gần
gũi, sát sao với các em hơn, tạo cho các em niềm tin, chỗ dựa về tình cảm thực sự như cha mẹ
của các em.

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

18



Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

3. Cần có thời gian, có sự sáng tạo, linh hoạt theo từng lớp học, từng tiêu chí cụ thể để
xây dựng, biện pháp thực hiện các tiêu chí, nội dung yêu cầu về “Lớp học thân thiện, học sinh
tích cực”.
4. Lớp học thân thiện là nền tảng vững chắc, là một trong những “phần tử” không thể
thiếu trong “cơ thể” một trường học thân thiện. Mỗi em học sinh là một mắt xích quan trong
trong cái xích của cỗ xe ấy.
5. Không áp đặt, gượng ép hay phô trương, phóng đại hay vì bệnh thành tích mà báo cáo

hay, mà phải thật sự thân thiện, tích cực đúng nghĩa của nó, các em tự giác, thân thiện, tích cực
theo ý tưởng các em theo sự định hướng của thầy cô giáo và ngược lại thầy cô cũng tôn trọng
sự sáng tạo của các em.
6. Muốn các em thân thiện, tích cực thì GV nói riêng và người lớn nói chung là tấm
gương thân thiện, tích cực cho các em soi vào trước đã.

E. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
- Gợi ý cách đánh giá và công nhận danh hiệu “ Lớp học thân thiện”

Nội dung

Mức đánh giá (đạt Cách chấm
hay không đạt)

Tiêu chí 1 : Có “Không gian thân thiện”
- Không gian xanh

- Đạt (không đạt)

- Không gian sạch

-Đạt ( không đạt)

- Không gian đẹp

-Đạt ( không đạt)

- Không gian an toàn

-Đạt ( không đạt)


Cờ đỏ chấm hàng ngày

Tiêu chí 2 : Có “Tình cảm thân thiện”
- Đoàn kết, yêu thương, thân thiện thầy cô -Đạt ( không đạt)
và bạn bè.

Tổng phụ trách tổng kết

- Không băng nhóm, đánh nhau
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

19



-Đạt ( không đạt)
Năm học 2011 – 2012

cuối mỗi học kì dựa vào
Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

- Có những họat động tương trợ, giúp -Đạt ( không đạt)


kết quả thi đua của từng

nhau trong lớp, ngoài xã hội.

lớp

- Không có học sinh vi phạm giao thông, -Đạt(khôngđạt)
trộm cắp và các tệ nạn xã hội khác.
- Đạt (dưới 100% thì

- Duy trì sĩ số 100%

không đạt).
Tiêu chí 3 : Hợp tác thân thiện và tích cực
- Điểm nề nếp và học tập của lớp từ 9,6
đến 10 điểm.
- Số lượng học sinh giỏi và tiên tiến từ 4
em trở lên.
- Tỉ lệ học sinh có học lực từ trung bình
trở lên từ 70% đến 100%.

- Đạt ( dưới mức thì
không đạt)
- Đạt ( dưới mức thì Tổng phụ trách tổng kết
không đạt)

cuối mỗi học kì, dựa vào

- Đạt ( có HS yếu thì sổ tổng kết của từng lớp

- Không có học sinh bị xếp loại hạnh
và kết quả thi đua cuối kì,
không đạt)
kiểm trung bình.
cuối năm .
- Đạt (có HS vi phạm
- Không có học sinh vi phạm trong kiểm
thì không đạt)
tra và thi cử.
- Đạt ( thiếu
thì
- Thực hiện tốt các chuyên đề giáo dục,
không đạt)
rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục truyền
thống.
- Thực hiện tốt các họat động tập thể,
chuyên đề, ngoại khóa...

- Đạt ( không tốt thì
không đạt).
- Đạt ( dưới mức thì
không đạt)

- Tùy vào đối tượng học sinh từng lớp học để đánh giá phù hợp, chính xác.

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

20




Năm học 2011 – 2012

Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

Ví dụ: Lớp học có nhiều học sinh dân tộc tại chỗ lại là cần sự thân thiện nhất, nhưng khả
năng, hiểu biết của các em có hạn, sự quan tâm của cha mẹ các em là hiếm thấy, nên chúng ta
phải xây dựng các tiêu chí, biện pháp giơ cao, đánh khẽ, nhưng nghiêm khắc, có hiệu quả.
LỜI KẾT.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc xây dựng “lớp học thân thiện,
học sinh tích cực” mà tôi đã tiến hành và trải nghiệm từ lớp 7A – trường THCS Trần Phú do tôi
chủ nhiệm qua 2 năm nay, tôi không có ý đánh giá là thành công ở mọi đối tượng lớp học
nhưng là sự nhìn nhận rất khách quan là đã thành công tại lớp 7A – Trường chúng tôi. Thành
công này đã được BGH, Tổ chức Đội đánh giá và ghi nhận nên tôi chỉ muốn sẻ chia, muốn
được cùng anh em đồng nghiệp xây dựng góp ý thêm cho tôi cùng hoàn thiện để có thêm vốn
dạy học ngày càng phong phú.
Rất chân thành cám ơn BGH, các đồng nghiệp trong trường, trong tổ giúp đỡ tôi hoàn
thiện đề tài này.

MỤC LỤC.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………… trang1
I. Lí do chọn đề tài………………………………………………….. trang 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………….. trang 2.

III. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………. trang 2.
IV. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………... trang 2.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI…………………………………
Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

21



Năm học 2011 – 2012

trang 3.
Trang


Trường THCS Trần Phú

-

Kinh nghiệm dạy học

I. Cơ sở lí luận. ……………………………………………………... trang 3.
II. Cơ sở thực tế ……………………………………………………... trang 3
III. Giải pháp thực hiện ……………………………………………… trang 5.
C. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ………………………………. trang 11.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA ………………

trang 12.

E. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT …………………………………… trang 13.

LỜI KẾT …………………………………………

Giáo viên : Nguyễn Thị Biên

22



Năm học 2011 – 2012

trang 14.

Trang



×