Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA 5 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI NÔNG TRƯỜNG BẾN CỦI THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA 5 DÒNG VÔ TÍNH CAO
SU TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI NÔNG TRƯỜNG BẾN CỦI
THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: TRẦN THẾ ĐÔNG
Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 8/2009


THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA 5 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI NÔNG TRƯỜNG BẾN CỦI THUỘC CÔNG
TY CỔ PHẦN CAO SU TÂY NINH

Tác giả

TRẦN THẾ ĐÔNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông Học

Giáo viên hướng dẫn
ThS. TRẦN VĂN LỢT

Tháng 8 năm 2009
i




LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả ngày hôm nay, sinh viên Trần Thế Đông, lớp DH05NHA,
xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM.
Các giảng viên trong khoa nông học đã tận tình truyền đạt kiến thức, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập.
Đặc biệt là giáo viên hướng dẫn thạc sĩ Trần Văn Lợt, bộ môn cây công nghiệp
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo Nông Trường Cao Su Bến Củi đã tạo điều kiện thuận lợi và đặc
biệt là kỹ sư Nguyễn Văn Tài đã giúp đỡ, hướng dẫn trong thời gian thực tập và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng kỹ thật nông trường đã tận tình
hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cảm ơn sự giúp đỡ tận tụy, động viên khuyến khích của gia đình và bạn bè đã
tạo niềm tin và động lực cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.

Tháng 7 năm 2009
Sinh viên: Trần Thế Đông

ii


TÓM TẮT
Trần Thế Đông, trường đại học Nông Lâm TP.HCM, tháng 8/2009. Đề tài
nghiên cứu “THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA 5 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI NÔNG TRƯỜNG BẾN CỦI THUỘC CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU TÂY NINH” được thực hiện từ ngày 01/02/2009 đến ngày
30/07/2009 nằm trong đề tài chọn tạo giống thích hợp cho từng vùng sinh thái do Viện

Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam tiến hành thí nghiệm trên nông trường cao su Bến Củi.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu sản xuất thử diện rộng không có lần lặp lại
bao gồm 5 dòng vô tính LH 82/92, LH 83/29, LH 83/87, LH 88/72, LH 83/85 được
trồng từ năm 2005 với qui mô diện tích là 9,86 ha lô J8 thuộc nông trường cao su Bến
Củi.
Thí nghiệm XTTN05 nhằm theo dõi, khảo sát, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng
như: vanh thân, dày vỏ nguyên sinh, chiều cao phân cành, khả năng chống chịu bệnh,
hình thái các dòng vô tính. Qua quá trình theo dõi cho thấy:
- Về sinh trưởng: các dòng vô tính cao su trong thí nghiệm đều có sinh trưởng
rất khỏe và rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 1-2 năm so với qui trình. Trong đó LH
82/92 vượt trội về sinh trưởng so với các dòng vô tính còn lại.
- Về độ dày vỏ nguyên sinh: các dòng vô tính có độ dày vỏ tốt, riêng dòng vô
tính LH 82/92 có độ dày vỏ cao có thể sớm đưa vào khai thác.
- Về bệnh hại: các dòng vô tính trong thí nghiệm đều nhiễm nhẹ các loại bệnh
phấn trắng, nấm hồng và nứt vỏ xì mủ.
Nhìn chung các dòng vô tính trên thí nghiệm XTTN05 đều vượt tiêu chuẩn của
ngành về sinh trưởng và nhiễm nhẹ các loại bệnh. Các dòng vô tính sinh trưởng khỏe
góp phần vào việc giảm chi phí đầu tư và rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản. Qua đó
sớm đưa vào khai thác nhằm gia tăng lợi nhuận giảm công chăm sóc trong giai đoạn
kiến thiết cơ bản.

iii


MỤC LỤC
Nội dung .................................................................................................................. Trang
Trang tựa.......................................................................................................................... i
Lời cảm tạ ....................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Mục lục .......................................................................................................................... iv

Danh sách các bảng ....................................................................................................... vi
Danh sách các biểu đồ và hình ..................................................................................... vii
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục đích ................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ..................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài........................................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................3
2.1 Sơ lược tình hình phát triển của cao su Việt Nam .................................................3
2.2 Lịch sử giống cao su trên thế giới..........................................................................5
2.3 Đặc điểm thực vật học của cây cao su ...................................................................6
2.4 Điều kiện ngoại cảnh của cây cao su .....................................................................8
2.4.1 Đất đai .........................................................................................................8
2.4.2 Nhiệt độ: ......................................................................................................9
2.4.3 Mưa và ẩm độ............................................................................................10
2.5 Mục tiêu và phương pháp tạo tuyển giống cao su ...............................................10
2.5.1 Mục tiêu.....................................................................................................10
2.5.2 Các tiêu chuẩn chọn lựa ............................................................................11
2.5.3 Phương pháp tạo tuyển giống cao su.........................................................11
2.5.4 Phương pháp lai hoa ..................................................................................12
2.6 Cơ cấu bộ giống cao su........................................................................................15
2.7 Những nghiên cứu trong nước .............................................................................16
2.8 Những nghiên cứu ngoài nước.............................................................................19
iv


CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................21

U

3.1 Thời gian và địa điểm ..........................................................................................21
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................................21
3.2.1 Vật liệu thí nghiệm ....................................................................................21
3.2.2 Bố trí thí nghiệm........................................................................................21
3.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................22
3.4 Các chỉ tiêu quan trắc...........................................................................................22
3.5 Phương pháp tiến hành ........................................................................................23
3.5.1 Tiến hành đo vanh thân .............................................................................23
3.5.2 Độ dày vỏ nguyên sinh..............................................................................23
3.5.3 Chiều cao phân cành..................................................................................23
3.5.4 Hình thái cây..............................................................................................24
3.5.5 Tình hình bệnh hại.....................................................................................24
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................26
4.1 Sinh trưởng ( vanh thân ) .....................................................................................26
4.2 Dày vỏ nguyên sinh .............................................................................................30
4.3 Tương quan tuyến tính giữa độ dày vỏ và vanh thân ..........................................32
4.4 Chiều cao phân cành ............................................................................................32
4.5 Tương quan tuyến tính giữa vanh thân và chiều cao phân cành..........................33
4.6 Kỹ thuật cắt ngọn tỉa chồi trong sản xuất ............................................................34
4.7 Khả năng cây ra hoa kết trái của các dòng vô tính trên thí nghiệm.....................36
4.8 Bệnh hại ...............................................................................................................37
4.9Đặc điểm hình thái................................................................................................44
4.10 Tổng hợp đặc tính nông học các dòng vô tính trên XTTN05 ...........................45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................46
5.1 Kết luận................................................................................................................46
5.2 Đề nghị.................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................50

PHỤ LỤC .....................................................................................................................52

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Nội dung

Trang

Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam.............................5
Bảng 2.2 Thời gian và quy mô diện tích để tuyển chọn 1 dòng vô tính mới. ...............16
Bảng 2.3 Cơ cấu giống cao su khuyến cáo giai đoạn 2008-2010..................................16
Bảng 4.1 Vanh thân (cm) các giống trên thí nghiệm XTTN05.....................................27
Bảng 4.2 Tăng trưởng vanh thân trên thí nghiệm XTTN05..........................................29
Bảng 4.3 Kết quả dày vỏ nguyên sinh (mm) trên XTTN05 ..........................................31
Bảng 4.4 Tương quan giữa độ dày vỏ và vanh thân trên XTTN05.... Error! Bookmark
not defined.
Bảng 4.5 Chiều cao phân cành của các giống trên XTTN05 ........................................33
Bảng 4.7 Kết quả số cây ra hoa kết trái.........................................................................37
Bảng 4.8 Kết quả theo dõi bệnh nứt vỏ xì mủ(Botryodiploidia)...................................38
Bảng 4.9 Kết quả theo dõi bệnh nấm hồng(Corticium salmonicolor) ..........................38
Bảng 4.10 Kết quả theo dõi bệnh phấn trắng(Oidium hevea) .......................................39
Bảng 4.11 Hình thái các dòng vô tính ...........................................................................41
Bảng 4.12 Hình thái các dòng vô tính (tiếp theo) .........................................................42
Bảng 4.13 Tổng hợp đánh giá các dòng vô tính trên thí nghiệm XTTN05...................45

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Diễn biến tăng vanh của các dòng vô tính qua các năm……………….. 28
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Kỹ thuật tỉa chồi ............................................................................................35
Hình 4.2: Kỹ thuật cắt ngọn ..........................................................................................35
Hình 4.3: Bệnh nấm hồng trên XTTN05.......................................................................39
Hình 4.4: LH 82/92....................................................................................................... 46
Hình 4.5: LH 83/29....................................................................................................... 46
Hình 4.6: LH 88/72....................................................................................................... 47
Hình 4.7: LH 83/87....................................................................................................... 48
Hình 4.8: LH 83/85....................................................................................................... 48

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DVNS:

Dày vỏ nguyên sinh

DVT:

Dòng vô tính

ĐC:


Đối chứng

KTCB:

Kiến thiết cơ bản

LH:

Lai hoa

XT:

Sản xuất thử

XTTN05:

Sản xuất thử trồng năm 2005

TV:

Tăng vanh

TCN:

Tiêu chuẩn ngành

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam


TĐTV:

Tốc độ tăng vanh

XTTN05:

Sản xuất thử trồng năm 2005

VNCCSVN:

Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam

VN:

Việt Nam

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu
(Euphorbiaceae), được tìm thấy ở Nam Mỹ thuộc lưu vực sông Amazon được phát
hiện vào năm 1736. Là cây công nghiệp có giá trị cao về xuất khầu góp phần tạo việc
làm cho người dân.
Ở Việt Nam, cây cao su du nhập từ năm 1897 và từ đầu thế kỷ 20 đến nay diện
tích trồng cao su luôn được mở rộng ở vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên và
miền Trung. Cao su là cây công nghiệp có giá trị trong nhiều lãnh vực kinh tế, xã hội,
an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường.

Để các vườn cao su đạt chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, một trong các điều
kiện có tính quyết định là chọn những cây con thuộc loại giống sinh trưởng khoẻ, năng
suất cao, ít bệnh, thích nghi với điều kiện môi trường và cây con phải đạt tiêu chuẩn
theo quy định. Những vườn cao su đầu tiên được trồng bằng hạt, năng suất rất kém và
sản lượng từng cây không đồng đều do xuất thân từ những quần thể tạp giao. Đến nay,
hầu hết những vườn cho năng suất cao được trồng bằng các dòng vô tính tuyển chọn từ
các cây thực sinh đầu dòng hoặc cây lai xuất sắc.
Cao su là cây lâu năm nên thời gian chọn tạo giống rất dài (trên 20 năm) và rất
tốn kém. Từ 1981 đến nay, những bộ giống thích hợp theo từng vùng sinh thái được
cải tiến 3 năm 1 lần. Các giống mới gần đây đã đạt năng suất tăng dần. Tuy nhiên, một
số giống cũ tuy năng suất không cao nhưng có tính ổn định ở một số vùng ít thuận lợi
vẫn được duy trì để tránh rủi ro cho người trồng.

1


Hiện nay việc nghiên cứu các giống cao su phù hợp với điều kiện của từng
vùng sinh thái đang được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Do đó đế tài “THEO DÕI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA 5 DÒNG VÔ TÍNH CAO SU
TRỒNG THỬ NGHIỆM TẠI NÔNG TRƯỜNG BẾN CỦI THUỘC CÔNG TY CỔ
PHẦN CAO SU TÂY NINH “ đã được thực hiện nhằm góp phần vào việc chọn ra
những giống thích hợp nhất để đưa vào trồng tái canh những năm tiếp theo và góp
phần hoàn chỉnh cơ cấu bộ giống cao su cho vùng Đông Nam Bộ.
1.2 Mục đích
Chọn được dòng vô tính cao su rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản làm tăng
hiệu quả trong việc đầu tư cho cây cao su, chọn lọc được dòng vô tính thích hợp nhất
trên vùng đất xám Tây Ninh thông qua việc theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng.
1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu nông học đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của
5 dòng vô tính : LH 82/92, LH 83/29, LH 88/72, LH 83/87, LH 83/85.

Đánh giá các đặc tính nông học nhằm chọn ra những giống vượt trội về sinh
trưởng và có tiềm năng cề năng suất nhằm để đưa vào sản xuất đại trà.
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng nhằm
đánh giá tiềm năng của các giống về sinh trưởng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược tình hình phát triển của cao su Việt Nam
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là loại cây công nghiệp dài ngày, cung cấp mủ
và gỗ cho rất nhiều ngành công nghiệp. Đây cũng là loại cây có giá trị kinh tế cao
trong các lĩnh vực nông – lâm – công nghiệp. Loại cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt
đới, lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ), được đưa vào châu Á năm 1876. Đến năm
1897, bác sĩ Yersin đã du nhập thành công và vườn cao su đầu tiên được ông trồng tại
Suối Dầu – Nha Trang. Đầu thế kỷ 20, cây cao su được trồng tại Đông Nam Bộ và đến
đầu thập kỷ 50, nó được trồng tại một số vùng Tây Nguyên, miền Trung và một số
vùng ở phía Bắc (Đặng Văn Vinh, 2000).
Những số liệu ghi nhận được cho thấy, việc phát triển mạnh mẽ cây cao su
trong cả nước chỉ được bắt đầu từ sau năm 1975. Nhất là từ năm 1982, Nhà nước có
chiến lược đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành cao su, và diện tích trồng mới đã tăng
nhanh từ 5.000 ha/năm lên 20.000 ha/năm. Trong những năm 1990, cao su tiểu điền lại
được khuyến khích phát triển không chỉ trong những dự án của Nhà nước, mà phần
lớn do dân tự đầu tư.
Theo thống kê năm 1976, tổng diện tích cao su mới chỉ có 76.600 ha (riêng các
tỉnh phía Bắc có khoảng 5.000 ha), với sản lượng 40.200 tấn. Theo số liệu sơ bộ của
Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2008, diện tích cây cao su đã tăng 12,6% so với
cùng kỳ năm trước, tương đương 69.000 ha, sản lượng tăng 10,2% và đạt 662.900 tấn.

Năng suất bình quân ước đạt 1.661 kg/ha, tăng khoảng 3% so với năm 2007.
Xuất khẩu cao su Việt Nam hiện đang đứng thứ tư thế giới, sau Thái Lan,
Indonesia và Malaysia. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn
2003- 2007 tăng trưởng rất cao, bình quân gần 50%/năm. Nguyên nhân tăng trưởng
3


mạnh chủ yếu do giá cao su tăng nhanh và giữ ở mức cao trong mấy năm gần đây.
Lượng xuất khẩu tăng không nhiều, bình quân khoảng 10%/năm. Trung Quốc là bạn
hàng lớn nhất của Việt Nam đối với sản phẩm cao su. Cao su xuất khẩu sang Trung
Quốc chiếm tới trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu (Hưng Nguyên, 2008). Năm 2008
về xuất khẩu, Việt Nam đã xuất khoảng 645.000 tấn, trị giá 1,59 triệu đô la, bình quân
đơn giá là 2.476 USD/tấn, giảm 9,8% về lượng nhưng tăng 14,7% về trị giá và 27% về
đơn giá. Năm 2008, cao su vẫn giữ được vị trí thứ ba trong các mặt hàng nông sản có
giá trị xuất khẩu dẫn đầu và vị trí thứ 9 trong 11 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch
vượt 1 tỷ đô-la.
Ngoài hiệu quả kinh tế như đã được ghi nhận, cây cao su còn góp phần giải
quyết việc làm cho khoảng 110.000 lao động khối quốc doanh và trên 77.000 hộ nông
dân tiểu điền. Những năm gần đây, do thị trường và giá cả thuận lợi, năng suất lại gia
tăng, nên thu nhập của người trồng cao su có nhiều cải thiện đáng kể; nhiều địa
phương đã sử dụng cây cao su như một giải pháp xóa đói giảm nghèo.
Thực tế, tại các vùng trồng cây cao su, hệ thống giao thông vận chuyển được
đầu tư mới và nâng cấp nhiều, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nhất là ở các vùng
sâu, vùng xa, vùng biên giới mới phát triển cây cao su trong những năm gần đây.Với
diện tích năm 2007 khoảng 549.000 ha, cây cao su cũng còn được các chuyên gia đánh
giá là đã góp phần đáng kể vào việc che phủ và chống xói mòn đất, nhất là tại các
vùng đồi núi khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Trung.
Sau 110 năm cây cao su được di nhập, hiện nay nước ta đang đứng thứ 6 trên
thế giới về sản lượng cao su thiên nhiên và thứ 4 về xuất khẩu cao su thiên nhiên.
Trong các vùng trồng cao su chính ở Việt Nam, Đông Nam Bộ chiếm 67,4% về diện

tích nhưng đóng góp đến 78,5% về sản lượng, đồng thời cũng là vùng đạt mức năng
suất cao nhất nước. Trong khi tại Tây Nguyên và miền Trung là vùng có đều kiện khí
hậu ít thuận lợi thì cây cao su vẫn phát triển và đạt sản lượng bình quân tương ứng là
1,360 và 1,172 tấn/ha (Bảng 2.1).

4


Bảng 2.1 Diện tích, sản lượng và năng suất cây cao su tại Việt Nam
Diện tích

Vùng trồng cao su
ha

Sản lượng

%

tấn

%

Năng suất
tấn/ha

%

cả

nước

Đông Nam Bộ

370.650 67,4

472.400 78,5

1,714

106,3

Tây Nguyên

124.780 22,7

106.560 17,7

1,360

84,4

Duyên Hải miền Trung

53.550

9,7

22.740

3,8


1,172

72.7

Tây Bắc

670

0,1

-

-

-

-

Tổng cộng

549.600 100

1,612

100

601.700

(Nguồn : Trần Thị Thúy Hoa, 2008)
2.2 Lịch sử giống cao su trên thế giới

Đến cuối thế kỷ 19, sản lượng cao su thế giới chủ yếu được khai thác từ các cây
cao su rừng, mọc hoang dại, tập trung tại lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ). Dĩ nhiên
sản lượng này rất thấp và để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng của thế giới,
cây cao su được di nhập vào Châu Á và được nhân trồng nhanh. Diện tích cao su trồng
trong giai đoạn 1917-1932 là các vườn cây thực sinh do phương pháp trồng là việc thu
lượm hạt từ các cây cao sản với diện tích khoảng 190.000 ha. Nhược điểm của cây
thực sinh là sản lượng vườn cây rất thấp (400-500kg/ha), độ bất đồng đều giữa những
cá thể về tăng trưởng nhất là về sản lượng rất cao : chỉ 10% số cây trong quần thể đảm
bảo 25-30% sản lượng vườn cây; 5% cây cao sản nhất trong vườn thực sinh có sản
lượng gấp 10 lần sản lượng bình quân của các cây còn lại. Ý nghĩa của việc tuyển chọn
giống cao su xuất phát từ việc nhận thấy trong quần thể cao su thực sinh luôn luôn có
những cá thể xuất sắc, nếu có những biện pháp hữu hiệu giữ được các đặc tính di
truyền của các cá thể xuất sắc này thì việc nâng cao sản lượng vườn cây cao su có thể
thực hiện được. Đến năm 1920 công việc tuyển chọn giống cao su mới được bắt đầu
tại Malaysia, Indonesia và Srilanka. Trong giai đoạn đầu, mục tiêu của tuyển chọn
giống là loại bỏ các cây thực sinh cho sản lượng thấp, tiếp theo là việc tuyển chọn các
cây thực sinh xuất sắc làm cây cha mẹ đầu dòng để nhân giống vô tính. Từ năm 1928,
Malaysia đã bắt đầu chương trình lai hoa có kiểm soát để tạo các giống ưu tú.
5


Biện pháp giữ đặc tính di truyền cho cây cao su bằng cách nhân giống vô tính là
phương pháp ghép. Việc ghép cây cao su được bắt đầu vào năm 1918 với 2 vườn cao
su ghép tại Java và Sumatra đã cho kết quả rất khả quan: vườn cây ghép có năng suất
cao hơn vườn cây thực sinh từ 40 đến 70%. Trên lý thuyết các cây con được tạo ra
bằng phương pháp ghép sẽ giống hệt cây mẹ và giữa các cây con sẽ hoàn toàn giống
nhau, tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn có sự bất đồng đều giữa các cá thể cây ghép :
chỉ có 30% cây ghép cho 50% sản lượng vườn cây và 70% số cây còn lại cho sản
lượng còn lại.
Cây cao su ghép vẫn còn nhược điểm là phải dùng đến gốc ghép, cho nên để tạo

nên cây cao su hoàn chỉnh giữ nguyên đặc tính của cây mẹ đã được lựa chọn, phương
pháp nuôi cấy mô đã được thực hiện. Cấy mô là dùng một vài tế bào của cây nuôi cấy
trong môi trường nhân tạo để sản xuất ra hàng loạt cây con giống hệt nhau. Hai
phương pháp cấy mô được ứng dụng trong ngành cao su là :
-

Vi giâm mầm : tạo cây hoàn chỉnh từ một đoạn thân hay đỉnh ngọn.

-

Nuôi cấy phôi soma : tạo cây hoàn chỉnh từ mô của vỏ trái, bao phấn.

Thành quả :
Việc nghiên cứu lai tạo giống cao su trên thế giới nhất là tại các nước Đông
Nam Á trong thời gian này được đánh giá là thành công vượt bậc, kết quả là đã giúp
cho sản lượng cây cao su nhân trồng gia tăng từ 4 đến 5 lần so với sản lượng cây thực
sinh ban đầu. Ngoài ra, qua lai tạo và tuyển chọn đã chọn được các giống cây thích
hợp với nhiều vùng sinh thái không thích hợp cho cây cao su.
2.3 Đặc điểm thực vật học của cây cao su
Cây cao su là cây thân gỗ to, sinh trưởng nhanh, có chu kỳ sống rất dài, có thể
đạt tới chiều cao 40m và vòng thân có thể đạt tới 5 m trong điều kiện tự nhiên. Trong
các đồn điền cao su, cây ít khi cao hơn 25 m do việc khai thác mủ làm giảm sinh
trưởng và thông thường cây được đốn hạ để tái canh sau chu kỳ 30 - 35 năm sau trồng.
Cây có thời kì qua đông, lá rụng toàn bộ sau đó nẩy lộc phát triển bộ lá mới.
Trong điều kiện Việt Nam, tùy theo giống cây rụng lá sinh lý từ cuối tháng 12 đến
tháng 2, ở Tây Nguyên và miền Trung cao su rụng lá sớm hơn.
6


a/ Thân: Cây cao su là cây mọc khoẻ, thẳng tắp, vỏ có màu xám và tương đối

láng. Đây là loài cao nhất trong giống cây cho mủ. Trong điều kiện hoang dại cây có
thể cao 40m, sống trên trăm năm, tuy nhiên trong các đồn điền thì cây chỉ cao khoảng
25m bởi vì sinh trưởng bị giảm do cạo mủ và cây thường được tái canh sau 25 - 30
năm.
b/ Lá: Khi lá mới bắt đầu nhú, lá non uốn cong gần như song song với cuống
lá. Lá non có màu đỏ. Khi lá lớn lên thì có màu xanh lục và lá vươn ra gần như 1800 so
với cuống lá. Lá trưởng thành có màu xanh lục sang đậm ở mặt trên phiến lá, mặt dưới
phiến lá màu lợt hơn.
Cuống lá dài khoảng 10 – 15 cm mang ba túi mật nhỏ điểm phần thành ba lá
chét. Mật chỉ có vào lúc ra lá mới trong mùa trổ hoa. Lá chét có cuống lá ngắn hình
bầu dục hoặc hình trứng.
c/ Hoa: Sau thời kỳ qua đông rụng lá, hoa mọc cùng lúc với sự ra lá mới. Hoa
mọc thành chùm với hoa cái to hơn nằm ở cuối của chùm hoa, hoa đực với số lượng
nhiều hơn hoa cái mọc ở phần trên của chùm hoa.
Hoa màu vàng hơi ngã lục cuống hoa ngắn có mùi hương nhè nhẹ, dạng hoa
hình chuông với 5 lá đài, nhưng không có cánh hoa. Hoa đực dài khoảng 5mm mang
một cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm hai vòng trên cột nhị. Hoa cái dài khoảng 8mm
màu vàng lục có 3 noãn cùng với 3 vòi nhụy màu trắng hơi dính. Hoa sống trong
khoảng hai tuần, khi nở hoa đực nở trước trong vòng một ngày thì rụng, còn hoa cái nở
trong 3-5 ngày. Thường hoa đực và hoa cái không nở cùng lúc nên thường xảy ra sự
thụ phấn chéo giữa các cây khác nhau.
Sự thụ phấn: Thụ phấn do tác động chủ yếu của côn trùng, gió chỉ đóng vai trò
nhỏ hoặc không có ý nghĩa. Nghiên cứu ở Malaysia cho thấy có khoảng 30 loại côn
trùng trên vườn cao su trong mùa ra hoa.
Hạt phấn có hình tam giác bề mặt có tính dính. Tỉ lệ sống của hạt phấn có thể
cao khoảng 90%, trung bình 50%.
7


Sự đậu quả: Sự thụ tinh xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi thụ phấn. hoa cái

không thụ tinh sẽ nhanh chóng bị héo đi và rụng. Chỉ có khoảng dưới 5% hoa đậu quả.
Tuy nhiên trên thực tế cho thấy tỉ lệ này còn nhỏ hơn.
d/ Quả: Quả có ba ngăn, có đường kính từ 3 – 5 cm, vỏ quả là lớp gỗ ngoài có
lớp vỏ bọc mỏng. Quả có 3 hạt, quả đạt độ lớn tối đa sau 12 tuần và vỏ quả cứng lại
sau 16 tuần, vỏ hạt và mầm hạt chín trong 19- 20 tuần, vào lúc này phôi đã hình thành
hoàn chỉnh, 20 – 24 tuần sau thụ tinh quả chín hoàn toàn, độ ẩm quả giảm nhanh khi
khô quả nổ thành sáu mảnh phóng thích 3 hạt có thể văng xa 15 m .
e/ Hạt: Hạt thường lớn, nặng khoảng 3,5 – 6 g. Vỏ hạt cứng và láng có màu nâu
hoặc nâu xám với nhiều đốm và lằn trên mặt vỏ. Có thể đoán cây mẹ của hạt dựa trên
hình dáng và các dấu trên vỏ hạt. Nội nhủ chiếm 50 – 60% trọng lượng hạt chứa dầu.
2.4 Điều kiện ngoại cảnh của cây cao su
2.4.1 Đất đai
Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm
ướt, nhưng thành tích và hiệu quả kinh tế của cây là một vấn đề cần chú ý trong khi
nhân trồng trên quy mô lớn. Do vậy, việc chọn lựa các vùng đất thích hợp cho cây cao
su là một vấn đề cơ bản cần đặt ra.
Bình độ: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp dưới
200m. Càng lên cao càng bất lợi do càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và gió càng
mạnh.
Một kết quả nghiên cứu của Malaysia cho thấy, cứ lên cao thêm 200 m thì thời
gian KTCB càng kéo dài 3 – 6 tháng (Webster, 1989). Trong khi đó, càng lên cao thì
sản lượng cây cao su càng cao, theo Djikman (1946) thì mức sản lượng ở 500 m tốt
hơn ở 250m. Nhìn chung, biên độ ít ảnh hưởng đến sản lượng hơn sự tăng trưởng.
Bình độ lý tưởng được khuyến cáo trồng cao su là :
+ Vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng đến 500 – 600 m.
8


+ Vị trí có vĩ độ 5 – 60… có thể trồng lên 400 m.
Độ dốc: Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn

càng mạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh
chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống
xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức…Hơn nữa các diện tích cao su
trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ
và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến. Vì vậy, cao su thường được trồng trên nền đất
có độ dốc nhỏ hơn 8. Còn độ dốc 8 – 30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các
biện pháp chống xói mòn.
Độ sâu tầng đất: Đất có mức thủy cấp, tầng laterite, tầng sỏi dày, hay tầng đá
tản nông đều không thuận lời cho cây cao su, do nó gây hạn chế phát triển rễ cọc. Cây
cao su sinh trưởng trên những nền đất này thường sinh trưởng kém về chiều cao, chậm
tăng trưởng vanh thân, có khi cành lá còn bị héo vàng sau 2 – 3 năm trồng. Vì vậy độ
sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2 m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là
0,8 thì vẫn có thể trồng được.
pH: pH đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 – 5,5. Theo Edgar (1960), giới hạn
pH đất có thể trồng là 3,5 - 7,0.
Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 – 30cm) tổi thiểu là 20%, ở
lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Đất có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét
phải đạt 30 – 40%. Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20 – 25% (đất cát pha sét)
được xem là giới hạn cho cây cao su.
Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp
cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ
cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất.
2.4.2 Nhiệt độ
Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng bình thường trong
khoảng nhiệt độ 220C – 300C và khoảng nhiệt độ tối thích là 260C – 280C. Nhiệt độ
9


thấp hơn 180C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trưởng của cây
chậm lại.

Nếu nhiệt độ thấp hơn 10 0C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài
vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ
thấp hơn 50C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trưởng bị khô và cây chết.
Nếu nhiệt độ lớn hơn 300C, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy dai trong khai thác,
làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tượng khô vỏ ở gốc
cây và dẫn đến cây chết. Nhiệt độ 250C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối
đa. Ở nhiệt độ này, môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ – 5 giờ), giúp cây
sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở
vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 28 ± 20C.
2.4.3 Mưa và ẩm độ
Cao su thường được trồng trong những vùng có lượng mưa 1800 –
2500mm/năm. Số ngày mưa thích hợp là 100 – 150ngày/năm. Ẩm độ không khí bình
quân thích hợp cho sự sinh trưởng của cây cao su là trên 75%, đồng thời ẩm độ không
khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác.
Các trận mưa tốt nhất cho cây cao su là 20-30 mmH2O và mỗi tháng khoảng
150 mm nước mưa, dưới 100 mm/tháng không tốt cho cây cao su. Số ngày mưa tốt là
100-150 ngày mỗi năm. Các trận mưa lớn, kéo dài nhất là các trận mưa buổi sáng gây
trở ngại cho việc cạo mủ đồng thời làm tăng khả năng lây lan và phát triển của các loại
bệnh gây hại trên mặt cạo cây cao su.
2.5 Mục tiêu và phương pháp tạo tuyển giống cao su
2.5.1 Mục tiêu
Nhận thức được giá trị của cây cao su với hai sản phẩm chính là mủ và gỗ trong
kế hoạch mở rộng địa bàn ở Việt Nam, chương trình cải tiến giống của VNCCSVN.
Sau 1975 đã đặt mục tiêu là chọn tạo những dòng vô tính sinh trưởng nhanh, khỏe,
10


năng suất cao, chống chịu bệnh và thích nghi với diều kiện môi trường đa dạng, ít
thuận lợi.
Mục tiêu của việc tạo tuyển giống cao su là tạo nên các giống có thành tích tốt,

thích hợp với từng vùng sinh thái nhằm phục vụ cho các chương trình phát triển cao su
nhà nước và nhân dân. Ngoài ra, việc tạo tuyển giống phải đáp ứng được các yêu cầu
mới như sản xuất gỗ, bảo vệ môi trường…
2.5.2 Các tiêu chuẩn chọn lựa
¾ Sản lượng mủ cao su: cũng như việc tuyển lựa các giống cây trồng khác, sản
lượng là tiêu chuẩn chủ yếu trong việc chọn lựa giống. Chọn các giống cao su
có sản lượng cao, sớm và ổn định trong suốt chu kỳ kinh tế của cây.
¾ Tăng trưởng: là tiêu chuẩn kế tiếp chọn các giống cao su tăng trưởng nhanh để
sớm đưa vào khai thác nhằm rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản. Ngoài ra, với
khuynh hướng hiện nay, gỗ cao su là một sản phẩm quan trọng thứ hai của cây
cao su. Nên cần tuyển chọn các giống có mức tăng trưởng nhanh trong khi cạo
mủ để đến khi đốn hạ có được một khối lượng gỗ lớn.
¾ Khả năng kháng gió, kháng bệnh ở từng vùng sinh thái: ở những vùng có gió
bão hoặc gió mạnh chọn cây tán gọn, đều, góc phân cành hẹp, gỗ tương đối
cứng để giảm bớt đỗ gãy do gió. Kháng bệnh cũng là một chỉ tiêu quan trọng và
nguyên tắc là đối với các vùng thường xuyên có một loại bệnh nặng thì không
được trồng các giống cao su mẫn cảm với loại bệnh đó.
2.5.3 Phương pháp tạo tuyển giống cao su
- Cây cao su có số nhiễm sắc thể 2n = 36, có thể cây cao su là một dạng tứ bội
với lượng nhiễm sắc thể cơ bản n = 9. Các nghiên cứu về di truyền trên các đặc tính
quan trọng của cây cao su như sản lượng và sinh trưởng cho thấy sản lượng và sinh
trưởng di truyền theo phương thức cộng hợp và di truyền cao.
- Những phương pháp cải tiến giống phổ biến được sử dụng nhiều ở các nước là
: chọn lọc lọc cây lai đầu dòng ; lai hoa nhân tạo; lai hoa tự do trong điều kiện cách ly,
đột biến, đa bội hóa niễm sắc thể.
11


- Đến nay phương pháp lai hoa nhân tạo vẫn là phương pháp có hiệu quả nhất
và đã được hầu hết các nước trồng cao su trên toàn thế giới áp dụng, phương pháp này

đã được các nhà nghiên cứu giống cao su Malaysia và Indonesia tiến hành từ thập niên
20 của thế kỷ 20, với bố mẹ là những dòng vô tính nguyên sơ. Nguyên tắc chính của
phương pháp lai hoa nhân tạo là phối hợp các cha mẹ có những đặc tính mong muốn
để tạo ra nhiều cá thể cây lai, bước tiếp các cây lai được phân thành các dòng vô tính
xuất sắc. Những phương pháp này có yếu điểm lớn là thời gian hoàn tất một chu kỳ lai
hoa đến khuyến cáo trồng đại trà rất dài. Sơ đồ tạo tuyển giống truyền thống yêu cầu
30 năm để hoàn tất một chu kỳ. Tuy nhiên hiện nay một số nước như Malaysia hay
Indonesia rút ngắn xuống còn 20 năm. Việt Nam rút ngắn còn 18 - 19 năm với phương
châm gối đầu, lấy không gian tranh thủ thời gian.
2.5.4 Phương pháp lai hoa
Lai hoa là phương pháp chủ yếu để lai tạo giống cao su mới. Có 2 phương pháp
lai hoa: lai hoa tự do có kiểm soát và lai hoa nhân tạo.
¾ Lai hoa tự do có kiểm soát: cách lai hoa này nhằm tạo các con lai của nhiều tổ
hợp cùng một lúc với khối lượng lớn bằng phương pháp thụ phấn tự do có kiểm soát
tuy nhiên không chặt chẽ từng tổ hợp. Để sản xuất hạt lai tự do, cần bố trí các vườn
trồng cây cha và cây mẹ sao cho hạt thu lượm được chắc chắn là hạt lai của 2 cây đã
được lựa chọn. Việc lai hoa tự do có ưu điểm là có thể sử dụng nhiều cây cha cây mẹ
cùng một lúc, có thể thu lượm được một số lượng hạt lớn, ít tốn kém. Tuy nhiên, đặc
tính cây con sản xuất từ vườn lai tự do chưa đạt được kết quả mong muốn vì chưa
kiểm tra được việc tự thụ phấn cũng như việc thụ phấn chéo của các cây cao su khác
không được tuyển chọn đang trồng gần vườn lai tự do.
¾ Lai hoa nhân tạo Dùng kỹ thuật lai hoa nhân tạo có kiểm soát để tạo nên các
cây lai từ tổ hợp cha mẹ đã được tuyển chọn. Công việc lai hoa nhân tạo được triển
khai như sau :
- Chọn cây cha mẹ : cha mẹ là những giống cao su đã có những đặc tính nông học
tốt và có khả năng tổ hợp với nhau cao, cây cha và cây mẹ không cùng huyết thống,
ngoài ra cây mẹ phải có khả năng đậu quả cao.

12



- Lai hoa : việc lai hoa nhân tạo có thể thực hiện trên các cây hàng bìa của các
vườn thí nghiệm hoặc tốt nhất phải lập các vườn lai chuyên dùng. Vườn lai chuyên
dùng được trồng với nhiều giống đã được chọn làm cây cha và cây mẹ. Có thể áp dụng
biện pháp khoanh vỏ để tạo nên cây thấp và ra hoa sớm nhằm dễ dàng trong việc lai
tạo. Đến mùa cây ra hoa, trên các cây cha mẹ chọn một số phát hoa tốt, mỗi phát hoa
chọn từ 8 - 10 hoa cái. Khi hoa chín nhưng chưa nở cho thụ phấn với phấn hoa của
dòng vô tính chọn làm cây cha. Phấn hoa được lấy từ hoa đực đã chín nhưng chưa nở
và được giữ trong các ống nghiệm có bông ẩm. Mỗi hoa cái sau khi lai sẽ mang một
bảng giấy nhỏ ghi rõ tên tuổi cây cha mẹ, ngày lai…
- Tuy tỉ lệ thành công của lai hoa nhân tạo thấp (từ 3% - 5%) nên đòi hỏi một khối
lượng công việc lớn, nhưng phương pháp này được công nhận là tạo nên các cây con
đúng tổ hợp cha mẹ đã được lựa chọn cho nên đến nay phương pháp lai hoa nhân tạo
được ứng dụng rộng rãi trong việc lai tạo giống cao su mới.
Các giai đoạn tuyển chọn giống cao su: Tuyển non (TN)=> Sơ tuyển (ST)=>
Chung tuyển (CT)=> Sản xuất thử (XT).
Sau khi có được các cây con từ phương pháp lai hoa, các cá thể này sẽ được gạn
lọc và tuyển chọn qua các bươc sau đây :
a/Tuyển non
Nhằm đánh giá và gạn lọc các cây lai nổi bật ở giai đoạn còn rất non (1-3 năm
tuổi), các cây lai được tuyển lựa ở tuyển non sẽ được tiếp tục tuyển lựa qua các giai
đoạn kế tiếp. Các hạt thu hoạch được qua các phương pháp lai hoa được gieo trồng
trong vườn tuyển non với mật độ dày từ 4000-5000 cây/ha với cách bố trí từ 6 - 9
cây/mỗi loại hạt. Các cây con được theo dõi và tuyển chọn trong 2 năm đầu tiên theo
các chỉ tiêu :
- Tăng trưởng: sớm trong 1 - 2 năm đầu tiên. Chỉ tiêu này cần thiết nhưng chưa
có tính cách quyết định vì số năm theo dõi quá ngắn và mật độ trồng dày.
- Hình thái lọc: về lá như màu sắc, hình dáng lá, các tầng tăng trưởng lá, chiều
cao các tầng lá, chiều cao cây, đặc tính lớp vỏ…
- Bệnh lá: cây không được phun thuốc phòng trị cho nên các bệnh lá được tự do

phát triển nhất là trên mật độ trồng dày từ đó cho phép có được một hệ số tuyển chọn
cao về đặc tính kháng bệnh giữa các giống.
13


- Sản lượng lớn: khảo sát vào năm cạo thứ 2 bằng cách cạo nhỏ với dao cạo đặc
biệt. Sản lượng được quan trắc đầu tiên không kích thích sau đó có bôi thuốc kích
thích mủ nhằm tránh các yếu tố hạn chế sản lượng do cây cạo quá non và đường cạo
quá ngắn.
- Ở giai đoạn tuyển non, tỉ lệ tuyển chọn là 50 cây trên 1000 cá thể(5%). Các cá
thể ưu tú được chọn sẽ chuyển thành cây ghép và được đưa vào các vườn so sánh
giống. Vườn tuyển non được triển khai ở các trung tâm và viện nghiên cứu.
- Thời gian tuyển non là 3 năm, các cá thể không được tuyển chọn sẽ bị loại bỏ.
b/ Vườn so sánh giống qui mô nhỏ (vườn sơ tuyển : ST)
Vườn sơ tuyển nhằm gạn lọc một số giống mới nhập hoặc mới lai tạo có triển
vọng để đưa vào vườn chung tuyển. Các cây lai ưu tú được tuyển lựa ở vườn tuyển
non sẽ được trồng ở vườn sơ tuyển với mật độ trồng của sản xuất (450 - 550 cây/ha).
Mỗi giống cây lai được bố trí từ 3 - 4 nhắc, mỗi nhắc 8-10 cây. Mỗi vườn được trồng
nhiều giống cây lai (100 - 300 giống) và được so sánh với 2 - 3 dòng vô tính được
chọn làm đối chứng.
Tiêu chuẩn chọn lựa ở vườn sơ tuyển là: mức tăng trưởng, hình thái học, độ
mẫn cảm các loại bệnh, sản lượng và các thông số sinh lý mủ. Sản lượng cây được
quan trắc ở 2 giai đoạn : giai đoạn 1, khi cây được 2,5 tuổi, cạo trong 2 chu kỳ với 8
nhát cạo cách nhau 10 ngày. Ở giai đoạn 2 khi cây đủ tiêu chuẩn cạo, theo dõi sản
lượng cây trong 3 năm với chế độ cạo 1/2S d/3 6d/7 có kích thích. Theo dõi các chỉ
tiêu sinh lý mủ.
Sau 8 năm theo dõi, 5 - 8 dòng vô tính xuất sắc được tuyển chọn để đưa vào
giai đoạn tuyển lựa kế tiếp. Vườn sơ tuyển thường triển khai ở các trung tâm và viện
nghiên cứu.
c/ Vườn so sánh giống quy mô lớn

Mục tiêu của vườn chung tuyển là đánh giá các đặc tính nông học nhất là sự
thích ứng của các dòng vô tính trên các điều kiện sinh thái khác nhau để đưa vào sản
xuất. Mỗi dòng vô tính được tuyển chọn ở vườn sơ tuyển sẽ được trồng trong vườn
chung tuyển bố trí tại các công ty cao su ở các vùng sinh thái khác nhau. Mỗi vườn
trồng từ 10 - 20 dòng vô tính, trên diện tích 10 - 12 ha, mỗi dòng được trồng khoảng
500 cây với quy mô trồng trên vườn sản xuất. Theo dõi tất cả các đặc tinh nông học
14


của các dòng vô tính. Thời gian theo dõi tại vườn chung tuyển tối thiểu là 15 năm để
có đủ cơ sở cho việc khuyến cáo một dòng vô tính cho một vùng sinh thái.
Bảng 2.2: Thời gian và quy mô diện tích để tuyển chọn 1 dòng vô tính mới.
Bước chọn giống

Thời gian

Tuyển non

3 năm

Sơ tuyển

8 - 10 năm

Chung tuyển

12 - 15 năm

Sản xuất thử


12 - 15 năm

Qui mô
3 cây * 2 nhắc
(15 m2/DVT)
10 cây*3 - 4 nhắc
(525-700m2/DVT)
60-100 cây *3 - 4 nhắc
(1050 - 7000 m2/DVT)
1-5ha * 1 - 2 nhắc
(1 - 10 ha/DVT)

2.6 Cơ cấu bộ giống cao su
• Đa dạng: Bộ giống khuyến cáo gồm một số giống chọn lọc nhằm tránh rủi ro do
việc trồng độc tôn giống.
• Bộ giống khác nhau theo vùng trồng: Do các vùng trồng cao su tại Việt Nam có
điều kiện môi trường khác biệt cần có bộ giống khuyến cáo thích hợp với từng điều
kiện môi trường.
• Mức độ ưu tiên khác nhau của các giống trong bảng khuyến cáo: Bảng khuyến
cáo cũng gồm 3 Bảng như các cơ cấu giống trước đây trong đó giống Bảng III được
trồng chỉ khi có ý kiến của cơ quan chuyên ngành (Viện NCCS).

15


Bảng 2.3. Cơ cấu giống cao su khuyến cáo giai đoạn 2008 - 2010
Đông Nam Bộ

Tây Nguyên 1


Tây Nguyên 2

(< 600 m)

(600-700 m)

Nam Trung Bộ

Bắc Trung bộ

BẢNG I
55% diện tích, mỗi giống < 20% diện tích
RRIV 3

PB 260

PB 260

PB 260

RRIM 712

PB 255

RRIM 600

RRIC 121

RRIM 600


RRIM 600

PB 260

RRIV 3

GT 1

RRIV 3

GT 1

RRIV 3

PB 260

PB 260

PB 260

RRIM 712

BẢNG II
40% diện tích, mỗi giống < 10% diện tích
LH 83/85

RRIC 121

RRIM 600


RRIC 100

RRIC 100

LH 83/87

PB 312

PB 312

RRIC 121

RRIC 121

LH 88/72

RRIV 1

RRIC 100

RRIM 712

PB 255

LH 88/236

RRIV 2

LH 82/92


PB 255

PB 260

LH 90/952

RRIV 4

LH 83/732

PB 312

PB 312

IRCA 130

LH 83/732

RRIV 1

RRIV 1

RRIV 2

LH 83/85

RRIV 2

RRIV 3


RRIV 5

LH 83/87

RRIV 5

LH 82/92
BẢNG III
5-10% (1-10 ha/giống)

LH 83/36, LH 83/75, LH 83/290, LH 88/61, LH 88/241, LH 88/326, LH 89/1640, LH
90/90, LH 91/1029, IAN 873, PB 280, PB 324, PB 330…và những dòng vô tính khác Tập
đoàn cho phép bổ sung
Lưu ý: Không trồng RRIV 4 ở vùng có gió mạnh
(Nguồn: tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam ban hành ngày 29/1/2008 theo quyết định số
82/QĐ-CSVN)

2.7 Những nghiên cứu trong nước
Đầu tiên là J. B. Louis Pierre, một nhà thực vật học người Pháp, đã khảo sát,
điều tra và di nhập nhiều loại cây kinh tế vào nước ta, trong đó có cây cao su. Năm
16


×