Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.18 KB, 77 trang )

ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG VÀ DẠNG PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA KHOAI LANG NHẬT TẠI
HUYỆN ĐỨC TRỌNG LÂM ĐỒNG

Tác giả

TRẦN THỊ BẢO NGỌC

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nông học

Giáo viên hướng dẫn
ThS Lê Văn Dũ

Tháng 8/2009

i


LỜI CẢM TẠ
Con xin gởi lời tri ân sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con nên
người. Cảm ơn gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để
con có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn:
ThS Lê Văn Dũ đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập và thực hiện
khoá luận này.
Ks Hồ Sĩ Huệ đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài tại huyện
Đức Trọng – Lâm Đồng.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm
Các thầy cô trường Đại học Nông lâm


Các thầy cô khoa Nông học
Đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu giúp em hoàn tất chương trình học
cũng như thực hiện khoá luận này.
Cảm ơn tất cả các bạn bè đã luôn động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và
thực hiện khoá luận.
Thủ Đức, 11/08/2009
Sinh viên

Trần Thị Bảo Ngọc

ii


TÓM TẮT
Trần Thị Bảo Ngọc, Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8/2009
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của lượng và dạng phân kali đến sinh trưởng năng suất phẩm chất khoai lang Nhật tại huyện Đức Trọng – Lâm Đồng” được tiến
hành tại huyện Đức Trọng – tỉnh Lâm Đồng, thời gian từ 12/3/2009 đến 12/6/2009.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ, hai yếu tố, yếu tố chính là hai dạng phân kali:
KCl và K2SO4, yếu tố phụ là ba mức phân K2O: 570 kg/ha, 460 kg/ha, 330 kg/ha và ba
lần lặp lại nhằm tìm ra dạng và mức phân thích hợp.
Kết quả thu được như sau:
Về dạng phân
Hai dạng phân K2SO4 và KCl sử dụng trong thí nghiệm cho kết quả về các chỉ tiêu
sinh trưởng và năng suất, phẩm chất với khoai lang Nhật đều không có sự khác biệt về
mặt thống kê. Các nghiệm thức bón phân K2SO4 thu được năng suất 20,88 tấn/ha ,hàm
lượng tinh bột đạt 25,12%, hàm lượng đường 5,51%. Nghiệm thức bón phân KCl đạt
được năng suất củ 19,37 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 24,98 %, hàm lượng đường đạt
6,03%. Tuy nhiên các số liệu trên không khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê.
Về lượng phân bón
Ba mức phân bón 570 kg K2O, 460 kg K2O , và 330 kg K2O trong thí nghiệm cho kết

quả về các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của khoai lang không có sự
khác biệt về mặt thống kê. Mức phân bón 330 kg K2O thu được năng suất đạt 23,35
tấn/ha, mức phân bón 570 kg K2O đạt 18,96 tấn/ha và mức phân bón 460 kg K2O đạt
18,06 tấn/ha. Hàm lượng tinh bột khoai lang của mức phân 460 kg K2O đạt 27,62 %,
mức phân 330 kg K2O đạt 25,82 % và bón phân với mức 570 kg K2O đạt 21,71 %.
Hàm lượng đường khoai lang khi bón phân với mức 570 kg K2O đạt 7,89 %, mức 330
kg K2O đạt 5,76 % và mức 460 kg K2O đạt 4,06 %. Các số liệu trên không khác biệt
về mặt thống kê.
Về tương tác của hai yếu tố:
Giữa các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê về các chỉ tiêu sinh
trưởng, năng suất và phẩm chất khoai lang. Nghiệm thức A2B2 (dạng K2SO4, lượng

iii


460 kg K2O) đạt năng suất cao 26,03 tấn/ha, nghiệm thức A2B2 (dạng K2SO4, lượng
460 kg K2O) đạt 17,47 tấn/ha thấp so với các nghiệm thức còn lại.
Hàm lượng tinh bột khoai lang đạt cao nhất ở nghiệm thức A2B2 (dạng K2SO4, lượng
460 kg K2O) đạt 30,34 % thấp nhất ở nghiệm thức A2B1 (dạng K2SO4, lượng 570 kg
K2O) đạt 19,29%. Hàm lượng đường ở nghiệm thức A2B1 (dạng K2SO4, lượng 570 kg
K2O) đạt 8,89% và thấp nhất ở nghiệm thức A2B2 (dạng K2SO4, lượng 460 K2O) đạt
3,2 %.

+

iv


MỤC LỤC
Trang tựa..........................................................................................................................i

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
Chương 1 GIỚI THIỆU...................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu.....................................................................................................................1
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
2.1 Khoai lang nguồn gốc xuất xứ, phân bố....................................................................3
2.2 Diện tích sản lượng trồng tại Việt Nam ....................................................................4
2.3 Công dụng của cây khoai lang...................................................................................4
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng ..................................................................................................5
2.3.2 Sử dụng trong y học................................................................................................5
2.4 Nghiên cứu về lượng phân, dạng phân kali đối với khoai lang.................................6
2.4.1 Ảnh hưởng của phân kali đối với cây trồng và cây khoai lang ..............................6
2.4.2 Nhu cầu sử dụng kali của cây khoai lang ...............................................................6
2.4.2 Các nghiên cứu về phân kali trên khoai lang .........................................................8
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................12
3.1Vật liệu .....................................................................................................................12
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................12
3.3 Quy mô thí nghiệm..................................................................................................12
3.4 Thời gian địa điểm...................................................................................................13
3.4.1 Thời gian ..............................................................................................................13
3.4.2 Địa điểm: ..............................................................................................................13
3.5 Quy trình kỹ thuật....................................................................................................13

v



3.5.1 Làm đất. ................................................................................................................13
3.5.2 Lên luống..............................................................................................................13
3.5.3 Giống ....................................................................................................................13
3.5.4 Trồng ....................................................................................................................13
3.5.5 Khoảng cách .........................................................................................................13
3.5.6 Mật độ...................................................................................................................13
3.5.7 Bón phân ..............................................................................................................13
3.5.8 Chăm sóc – phòng trừ sâu bệnh ...........................................................................14
3.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...........................................................................14
3.6.1 Chỉ tiêu sinh trưởng:.............................................................................................14
3.6.2 Mức độ che phủ của thân lá..................................................................................14
3.6.3 Chỉ tiêu phẩm chất củ ...........................................................................................15
3.6.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất .......................................................15
3.6.5 Sâu hại: .................................................................................................................15
3.7 Xử lý số liệu: ...........................................................................................................15
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................................................16
4.1 Điều kiện đất đai......................................................................................................16
4.3 Ảnh hưởng của dạng phân và lượng phân kali đến các chỉ tiêu sinh trưởng của
khoai lang ......................................................................................................................17
4.3.1 Tỷ lệ hồi xanh .......................................................................................................17
4.3.2 Động thái ra lá ......................................................................................................18
4.3.3 Tốc độ ra lá ...........................................................................................................20
4.3.4 Động thái ra nhánh ...............................................................................................21
4.3.5 Tốc độ ra nhánh ....................................................................................................22
4.3.6 Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính và nhánh..........................................23
4.3.7 Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân nhánh .............................................................25
4.4 Tốc độ che phủ thân lá/đất.......................................................................................26
4.5 Ảnh hưởng của dạng và lượng phân kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và

năng suất khoai lang ......................................................................................................27
4.5.1 Ảnh hưởng của dạng, lượng phân kali đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất lý thuyết.........................................................................................................27

vi


4.5.3 Tỷ số thân lá / củ khô (T/R)..................................................................................32
4.6 Ảnh hưởng của dạng phân, lượng phân kali đến phẩm chất của khoai lang...........33
4.6.1 Hàm lượng tinh bột ( %).......................................................................................33
4.6.2 Hàm lượng đường tổng số ( %) ............................................................................34
4.7 Ảnh hưởng của dạng phân, lượng phân kali đến tỷ lệ bọ hà ...................................35
4.8 Ảnh hưởng của dạng phân và lượng phân đến hiệu quả kinh tế .............................35
Chương 5 KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ..............................................................................38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................38
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................40
Phụ lục ...........................................................................................................................42

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FAO:

Food and agriculture organization

TB:

Trung bình


NST:

Ngày sau trồng

NSLT:

Năng suất lý thuyết

NT:

Nghiệm thức

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả phân tích đất ....................................................................................16
Bảng 4.2: Điều kiện thời tiết khí hậu từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009 .....................16
Bảng 4.3 Tỷ lệ hồi xanh ................................................................................................17
Bảng 4.4 Động thái ra lá (lá/cây)...................................................................................19
Bảng 4.5: Tốc độ ra lá (lá/10 ngày)...............................................................................20
Bảng 4.6 Động thái ra nhánh (nhánh/cây).....................................................................21
Bảng 4.7: Tốc độ ra nhánh (nhánh/10 ngày) .................................................................23
Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng chiều dài thân chính và nhánh (cm/cây)...................24
Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính và nhánh (cm/10 ngày) ................25
Bảng 4.10: Tốc độ che phủ thân lá ( % đất được phủ) ..................................................26
Bảng 4.11: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết ..............................28
Bảng 4.12: Năng suất thực tế (tấn/ha) ...........................................................................30
Bảng 4.13: Tỷ lệ T/R .....................................................................................................33

Bảng 4.14: Hàm lượng tinh bột ( % trọng lượng chất khô) ..........................................33
Bảng 4.15: Hàm lượng đường tổng số ( % trọng lượng chất khô)................................34
Bảng 4.16: Tỷ lệ khoai bị bọ hà hại ( %).......................................................................35
Bảng 4.17: Chi phí đầu tư phân bón (triệu đồng/ ha)....................................................35
Bảng 4.18: Lợi nhuận thu được (triêu đồng/ha) ............................................................36
Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ ha) ................................................................36

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Khoai lang là cây có khả năng chịu được độ phì thấp vì nó có thể cho năng suất
khá trên đất mà ít cây trồng đáp ứng được. Trong ba yếu tố dinh dưỡng đa lượng cây
khoai lang hút nhiều kali nhất rồi đến đạm và lân. Kali là yếu tố dinh dưỡng tạo ra
năng suất hàng đầu của cây do đó có tác dụng không chỉ làm tăng số lượng mà còn
tăng cả trọng lượng củ. Kali có tác dụng đẩy mạnh hoạt động của thượng tầng giúp rễ
khoai lang phát triển và hình thành củ, thúc đẩy quá trình quang hợp, tổng hợp và vận
chuyển các sản phẩm quang hợp, đường saccarose về củ. Do đó kali ảnh hưởng đến
chất lượng củ vì làm giảm tỷ lệ chất xơ, tăng tỷ lệ tinh bột và độ ngọt của củ. Đặc biệt
kali có tác dụng giúp cây khoai lang chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất thuận
như: khô hạn, úng, rét và sâu bệnh hại.
Thiếu kali cây khoai lang chậm lớn, củ nhỏ, ít, củ có tỷ lệ tinh bột, giảm tỷ lệ
xơ tăng và không bảo quản được lâu, năng suất và phẩm chất đều giảm.
Thiếu kali thường xảy ra trên đất cát và các dạng đất feralit có độ no bazơ thấp
nên bón bổ sung kali. Kali có thể có từ nhiều nguồn và nhiều dạng khác nhau. Tuy
nhiên trong sản xuất thì có hai dạng phân KCl và K2SO4 phổ biến hơn cả. Trong hai
dạng này thì gốc -Cl- không tốt cho cây lấy bột, đường, gốc –SO42- có hiệu quả tốt hơn.
Hiện tại, mức phân kali bón rất cao tại huyện Đức Trọng – Lâm Đồng nên tôi thực

hiện đề tài: “Ảnh hưởng của lượng phân, dạng phân kali đến sinh trưởng - năng suất
phẩm chất khoai lang Nhật tại huyện Đức Trọng – Lâm Đồng”. Nhằm xác định liều
lượng và dạng phân kali mang lại năng suất cao, phẩm chất tốt và có hiệu quả kinh tế
nhất.
1.2 Mục tiêu
Xác định liều lượng và dạng phân kali phù hợp nhất làm tăng năng suất, phẩm
chất và làm tăng hiệu quả kinh tế đối với cây khoai lang.

1


1.3 Yêu cầu
Thực hiện với hai dạng phân kali (KCl, K2SO4), mỗi dạng với 3 liều lượng
trong đó lượng, dạng phân kali nông dân đang sử dụng ở huyện Đức Trọng - Lâm
Đồng làm đối chứng.
1.4 Giới hạn đề tài
Chỉ theo dõi trong vòng một vụ với một giống khoai lang Nhật.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cây khoai lang
Họ: Convolvulaceae
Tộc: Ipomoea
Chi: Ipomoea
Chi phụ: Quamoclit
Phân chi: Batatas
Loài: Ipomoea batatas L.

2.1 Khoai lang nguồn gốc xuất xứ, phân bố
Khoai lang có nguồn gốc từ bán đảo Yucatan thuộc trung mỹ La tinh, là một
trong những loại thực vật được con người biết đến sớm nhất. Con người dùng khoai
lang từ thời tiền sử qua những bằng chứng được tìm thấy ở những hang động ở Peru có
niên đại 10000 năm trước. Chirstpher Columbus đưa khoai lang đến Châu Âu sau
chuyến thám hiểm đầu tiên tới Châu Mỹ năm 1942. Đến thể kỷ 16, khoai lang được
đưa đến Philipine từ những nhà thám hiểm Tây Ban Nha , và đến Châu Phi, Ấn Độ,
Indonesia và phía nam Châu Á bởi người Bồ Đào Nha. Sau đó, khoai lang đến New
Guinea và phía Đông vùng đảo ở Thái Bình Dương và mở rộng đến Trung Quốc và
Nhật Bản. Cây khoai lang được đưa vào Việt Nam từ Phúc Kiến ,Trung Quốc vào cuối
thế kỷ 16.
Cây khoai lang được xem là loại cây lấy củ được trồng rộng rãi nhất, có thời
gian canh tác ngắn hơn các loại cây lấy củ khác (3 - 5 tháng), nó có thể được canh tác
dưới nhiều vùng khí hậu khác nhau: điều kiện khí hậu nhiệt đới thích hợp nó có thể
sinh trưởng quanh năm, khoai lang được trồng trong phạm vi rộng lớn giữa vĩ tuyến 40
độ Bắc đến 40 độ Nam và lên tới độ cao 2300 m so với mặt biển. Khoai lang ít khi bị
ảnh hưởng bởi điều kiện bất lợi, có thể chống lại điều kiện gió mạnh và bão.

3


Năm 2006, toàn thế giới có 111 nước trồng khoai lang (FAO 2008) trên diện
tích 8,99 triệu ha, trong đó 95 % tại các nước đang phát triển, năng suất bình quân
13,72 tấn/ha, sản lượng 123,50 triệu tấn (so với năm 2005 là 123,27 triệu tấn và năm
1961 là 98,19 triệu tấn). Việt Nam có sản lượng khoai lang 1,45 triệu tấn, đứng thứ
năm của toàn thế giới sau Trung Quốc (100,22 triệu tấn), Nigeria (3,46 triệu tấn),
Uganda (2,62 triệu tấn) và Indonesia (1,85 triệu tấn).
2.2 Diện tích sản lượng trồng tại Việt Nam
Tính đến đầu năm 2009 diện tích cây rau màu trên cả nước đạt 1228 nghìn ha
trong đó diện tích trồng khoai lang đạt 112,9 nghìn ha (tổng cục thống kê, 2009).

Năm 2007 diện tích trồng khoai lang ở huyện Đức Trọng trồng được 1206 ha so
với tổng diện tích của tỉnh Lâm Đồng đạt 2912 ha. Sản lượng khoai lang tại huyện
Đức Trọng đạt 14580 tấn so với tổng sản lượng của tỉnh Lâm Đồng đạt 29134 tấn.
Số liệu trên đây cho thấy cây khoai lang hiện đang rất có tiềm năng phát triển
tại huyện Đức Trọng.
2.3 Công dụng của cây khoai lang
Khoai lang dùng làm lương thực cho người, thức ăn chăn nuôi và làm nguyên
liệu chế biến tinh bột, rượu, cồn, xi rô, nước giải khát, bánh kẹo, mì, miến, phụ gia
dược phẩm, màng phủ sinh học.
Củ khoai lang thường được luộc, rán hay nướng. Chúng cũng có thể được chế
biến thành tinh bột và có thể thay thế một phần cho bột mì. Trong công nghiệp, người
ta dùng khoai lang làm nguyên liệu sản xuất tinh bột và cồn công nghiệp.
Mặc dù lá và thân non cũng ăn được, nhưng các rễ củ nhiều tinh bột mới là sản
phẩm chính và quan trọng nhất từ khoai lang. Ở một số quốc gia vùng nhiệt đới, khoai
lang là loại lương thực chủ yếu. Cùng với tinh bột, củ khoai lang cũng chứa nhiều xơ
tiêu hóa, vitamin A, vitamin C và vitamin B6. Tất cả các giống đều cho củ có vị ngọt,
dù nhiều hay ít. Mặc dù có vị ngọt, nhưng khoai lang trên thực tế là thức ăn tốt cho
những người mắc bệnh đái tháo đường do các nghiên cứu sơ bộ trên động vật cho thấy
nó hỗ trợ cho sự ổn định nồng độ đường trong máu và làm giảm sức kháng insulin.
Tại Nam Mỹ, nước lấy từ củ khoai lang đỏ trộn lẫn với nước chanh để làm một
loại thuốc nhuộm vải. Bằng cách thay đổi tỷ lệ thành phần của các loại nước này mà
người ta thu được các tông màu từ hồng tới tía hay đen. (Verrill, trang 47).

4


Tất cả các phần của cây đều có thể dùng làm thức ăn (khô hay tươi) cho gia súc.
2.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Khoai lang có nguồn giàu calcium, acid ascorbic (vitamin C) và b-carotene
(provitamin A). Giống ruột vàng đến ruột cam chứa lượng cao carotene, và bằng lượng

carotene trong cà rốt. Thiếu hụt carotene gây ra những vấn đề trầm trọng về sức khỏe,
ở nhiều nước sử dụng gạo chủ yếu trong khẩu phần ăn, trở thành nguyên nhân gây
bệnh mù ở trẻ em, làm giảm khả năng kháng bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, là nguyên
nhân tăng tỷ lệ chết ở trẻ em. Do đó, ở một số nước châu Á nỗ lực thúc đẩy trồng
giống khoai lang ruột vàng. Đây là cơ hội phát triển lai giống khoai lang ruột vàng với
lượng chất khô cao và lượng đường thấp hơn được chấp nhận nhiều hơn so với các
giống địa phương.
Thân lá non được sử dụng để ăn như một loại rau xanh ở một số quốc gia, đặc
biệt là châu Á, nó có một lượng protein cao (xấp xỉ 20 % trọng lượng khô), và có một
nguồn dồi dào b - carotene, thiamine (vitamin B1), riboflavin (B2), acid folic và acid
ascorbic (Villareal et al., 1985; Woolfe, 1992).
2.3.2 Sử dụng trong y học
Khoai lang có hàm lượng chất xơ rất cao (3,14g), vì thế nó làm giảm nguy cơ
của các chứng táo bón, viêm túi thừa, ung thư ruột. Khoai lang hạn chế được nguy cơ
bệnh tim, bệnh tiểu đường giúp ổn định insulin trong máu và giảm sự béo phì - khoai
lang là một thực phẩm tốt với ít calo cho những người giảm cân. Hấp thu khoai lang
giúp chống lại chứng đột quỵ. Nó làm giảm ảnh hưởng của hàm lượng cholesterol
thấp, ngoài ra khoai lang còn chống lại sự kết lại của máu. Hàm lượng beta carotene
(7864,16 mcg) trong khoai lang ngăn ngừa bệnh ung thư. Khoai lang được dùng với
những người mắc bệnh tiểu đường vì khoai lang chứa ít glycomix. Lượng cao kali
(306,05 mg) ở khoai lang giúp cân bằng chất điện phân và là thành phần của dịch bạch
huyết, nó giữ cho các tế bào được bền vững, thanh lọc máu, khoai lang còn giúp cho
huyết áp thấp - vì khoai lang chứa sắt (1,46mg) và calcium (22,58g) đảm bảo máu lưu
thông và cải thiện mật độ xương - Sử dụng khoai lang hợp lý tốt cho những người bị
loét dạ dày và tạo điều kiện tốt cho ruột hoạt động. Với nhiều vitamin và khoáng chất
khoai lang tốt cho những người phải làm việc cơ bắp.

5



2.4 Nghiên cứu về lượng phân, dạng phân kali đối với khoai lang
2.4.1 Ảnh hưởng của phân kali đối với cây trồng và cây khoai lang
Kali có chức năng hoạt hoá enzyme trong cây với hơn 80 loại enzyme quan
trọng, trong đó có enzyme tổng hợp tinh bột.
Kali có vai trò điều chỉnh áp suất thẩm thấu trong cây. Kali cung cấp một áp
suất thẩm thấu hấp thu nước vào trong cây do đó cây trồng thiếu kali khả năng chịu
hạn rất kém.
Kali có thể ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước và hấp thu nước thông qua sự điều
chỉnh sự đóng mở khí khổng.
Đối với cây lấy củ, cần một lượng kali để làm tăng hàm lượng đường và chống
chịu sâu bệnh (Forth, 1978). Kali giúp sự chuyển hóa hydrate carbon đơn giản thành
hydrate carbon phức tạp. Vì vậy cây lấy đường, tinh bột nếu thiếu kali cây sẽ kém
ngọt, ít tinh bột.
Kali rất quan trọng đối với sự phát triển rễ củ. Năng suất khoai lang cao nhất
khi bón phân kali cao hơn nhiều lần so với khi tăng lượng phân đạm. Tăng tỷ lệ phân
đạm dẫn đến làm giảm năng suất củ trong khi tăng lượng kali làm tăng năng suất củ.
Tuy kali không nằm trong thành phần của các loại enzyme nhưng tác động lên
hoạt động của các loại enzyme này do đó tăng cường sự trao đổi chất của cây góp phần
tạo thành protein, vì vậy thiếu kali thì cây dễ bị sâu bệnh tấn công, phẩm chất nông sản
giảm và kết quả cuối cùng là tính năng suất kém.
Kali thúc đẩy sự vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá về củ. Kali có liên quan
đến sự phình to củ.
Bón kali cho khoai lang làm tăng hàm lượng tinh bột, giảm độ xơ của củ, lượng
xenlulozo và hàm lượng chất khô của củ tăng, lượng caroten, axit ascorbic và
carbonhydrate của củ khoai lang không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ kali (Xie Yi Zhi, 1991).
Kali làm tăng hiệu quả sử dụng phân đạm.
Kali giúp cây chống lạnh vì nếu tế bào có nhiều kali thì nhiệt độ đông đặc dịch
tế bào giảm xuống. Ngoài ra, kali giúp cây hạn chế bốc hơi nước trong lúc bị hạn.
2.4.2 Nhu cầu sử dụng kali của cây khoai lang
Nhu cầu sử dụng phân kali được xác định trên cơ sở lượng phân cây lấy đi từ

đất, hàm lượng kali có trong thân lá cây và lượng kali có sẵn trong đất trồng.

6


Bảng 2.1 Lượng dinh dưỡng đa lượng cây khoai lang lấy đi từ đất
Năng suất

Nguồn

Thân lá :4t/ha

Kg/ha

Wenkam,

Củ: 10 t/ha

1983

Tổng: 14t/ ha

Bradbug,

Củ: 10 t/ha

1990

N


P2O

K2O

MgO

CaO

S

Na

25,6

8,7

25,4

4,2

2,1

-

-

26,0

8,5


45,6

2,0

4,2

-

-

51,6

17,2

71,0

6,1

6,3

-

-

23,0

11,7

31,2


4,3

4,1

1,3

5,2

Bảng 2.2 Lượng dinh dưỡng vi lượng cây lấy đi từ đất
Năng suất

Nguồn

Thân lá: 4t/ ha

Wenkam,

Củ: 10 t/ha

1983

Thân lá+ củ: 14t/ ha

Bradbug,

Củ: 10 t/ha

1990

Kg/ha

Fe

Cu

Zn

Mn

Al

B

0,40

-

-

-

-

-

0,40

-

-


-

-

-

0,80

-

-

-

-

-

0,49

0,17

0,59

0,11

0,82

0,11


Bảng 2.3 Lượng dinh dưỡng phân tích trong cây khoai lang
Loại dinh dưỡng

%

N

3,30 - 4,50

P

0,23 - 0,50

K

3,10 - 4,50

Ca

0,70 - 1,20

Mg

0,35 - 1,00

Vi lượng

ppm

Zn


20 - 50

Mn

40 - 250

Cu

5 - 10

Fe

40 - 100

B

25 - 75

Nguồn: Dale Cowan, Agri-food laboratories; CCA.on

7


<www.agtest.com/articles/sweet potatoFertilityGuide.pdf >
Kết quả phân tích cây trồng cũng cho thấy cây khoai lang hấp thu nhiều kali
nhất.
Lượng phân kali bón theo kết quả phân tích đất.
Bảng 2.4 Khuyến cáo bón phân theo lượng kali có trong đất
K+ trong đất (ppm)


0 - 99

100 - 149

150 - 199

200 - 249

250+

Lượng bón (kg K2O/ha)

227,00

170,25

113,50

56,75

0,00

Nguồn: J. E. Motes, Jim T.Criswell
< />2.4.2 Các nghiên cứu về phân kali trên khoai lang
Thí nghiệm của Pornthip Sunavakiri (1985)
Tiến hành thí nghiệm các mức phân kali từ 0; 100; 150 và 200 kg K2O sử dụng
bón lót và bón thúc đối cới 2 giống khoai lang CI 608 - 652 và Ungbuay, thí nghiệm
tiến hành theo kiểu có lô phụ với hai giống là yếu tố chính, 4 mức phân kali là yếu tố
phụ. Thí nghiệm được thực hiện tại Nakhon Pathom, Thailand.

Thu hoạch khoai lang sau 90 ngày trồng thu được kết quả sau: lượng phân kali
đối với trọng lượng củ lớn, củ nhỏ, tổng trọng lượng củ, độ cứng của củ không có khác
biệt về mặt thống kê giữa hai giống và giữa các nghiệm thức , mặc dù kali có khuynh
hướng cải thiện tỷ lệ rễ củ tuy nhiên không có khác biệt về mặt thống kê.
% chất hòa tan là tính chất duy nhất có khác biệt về mặt thống kê giữa các
giống và các mức phân bón. Giống CI 658 - 652 có % chất hòa tan (4,83 %) cao hơn
giống Ungbuay (3,88 %). Giữa các nghiệm thức phân bón % chất hòa tan cao nhất tại
mức 0 kg K2O/ ha (5,05 %) nhưng giữa các ô khi bón thêm kali cho thấy càng bón
nhiều kali, % chất hòa tan càng tăng. Nghiệm thức 0 và 200 kg K2O/ ha cho thấy %
chất hòa tan cao hơn nghiệm thức 100 kg K2O với sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05.
Kết quả của thí nghiệm này cho thấy trọng lượng thân lá và sự phát triển của củ
không phụ thuộc vào lượng kali, tuy nhiên có khuynh hướng: tỷ lệ rễ củ có thể bị giới
hạn khi bón phân kali. % chất hòa tan cao nhất ở những ô không bón kali nhưng ở
những ô có bón kali, % chất hòa tan tăng theo lượng kali bón thêm.
Nghiên cứu của Xie Yi Zhi, 1991

8


Thí nghiệm được tiến hành với các mức phân tại 0; 60; 120; 180 kg/ ha trên 3
giống khoai lang CN 1517 - 142, Xushu 18 và Ungbuay tại đại học Kasetsar , Nakhon
Pathom, Thailand. Trên vùng đất có 229,41 mg/kg kali trao đổi; thí nghiệm được tiến
hành theo kiểu có lô phụ, các mức phân là yếu tố chính, giống là yếu tố phụ.
Thí nghiệm thu được kết quả
Tổng năng suất củ: năng suất tổng số củ tăng lên khi bón phân kali: sự khác biệt
có ý nghĩa giữa mức phân kali :120 kg/ ha cho năng suất 21,4 tấn/ha và 0 kg/ha cho
năng suất thấp nhất 17,7 kg/ha.
Tổng số rễ củ: có sự khác biệt giữa các giống nhưng không có sự khác biệt giữa
các mức phân
Năng suất củ thương mại: bón phân kali có tác động lớn đến năng suất củ

thương mại. Bón phân kali làm tăng năng suất củ thương mại. Kết quả tương tự thu
được từ những nhà nghiên cứu khác. Vùng bón phân kali với lượng 120 kg/ha cho
năng suất cao nhất.
Kali có tác động có ý nghĩa lên số củ, số lượng củ thương mại; chiều dài thân
lá; chỉ số thu hoạch và hàm lượng chất khô.
Từ nghiên cứu này đưa ra kết luận bón phân kali làm tăng năng suất rễ củ và
năng suất củ thương mại. Mức phân bón thích hợp với khoai lang là 120 kg/ha. Xushu
18 cho năng suất và năng suất thương mại cao nhất, mỗi giống khoai lang có phản ứng
khác nhau đối với lượng kali bón vào.
Theo nghiên cứu của Lu Jian Wei và ctv. 2001
Thí nghiệm trên 9 vùng tại vùng núi tỉnh Hubei - Trung Quốc
Phân kali tác động đến năng suất khoai lang: 9 vùng thí nghiệm đều cho thấy
bón đầy đủ phân kali làm tăng đáng kể năng suất khoai lang; năng suất tăng từ 1,6 21,5 tấn/ha (trung bình 9,2 tấn/ha) với tỷ lệ tương ứng là 5,1 - 50,7 % (trung bình 28,7
%). Năng suất biểu thị /kg K2O từ 10,5 - 95,3 kg (trung bình 43,9 kg).
Năng suất và chất lượng phụ thuộc lượng kali bón vào: ở 3 vùng được chọn ,
năng suất tăng khi bón phân kali tăng đến tỷ lệ cao nhất 300 kg K2O/ha. Mặc dù ở
vùng 1 bón 150 kg/ha đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, vùng 2: 225 kg K2O/ha; vùng 3:
300 kg/ ha. Trọng lượng thân lá trung bình, hàm lượng chất khô trung bình, hàm lượng

9


tinh bột và các chỉ số về chất lượng tăng khi tỷ lệ kali đến mức tốt nhất là 225 kg
K2O/ha.
Đối với 2 dạng phân kali là K2SO4 và KCl đều ảnh hưởng thuận đến năng suất và
chất lượng khoai lang. Mặc dù KCl có hiệu quả về năng suất cao hơn K2SO4 bón cùng ở
một tỷ lệ. Hàm lượng tinh bột của củ ở ô K2SO4 có khuynh hướng cao hơn KCl.
Nghiên cứu này cho thấy đất có độ phì thấp, đặc biệt là lượng kali trong đất
thấp. Những vùng sản sản xuất khoai lang ở Hubei đang hạn chế năng suẩt và lợi
nhuận thấp. Năng suất và chất lượng khoai lang tùy thuộc vào lượng kali bón vào. Tỷ

lệ bón kali ở những vùng này từ 150 - 300 kg K2O/ha. Bón K2SO4 cho lượng tinh bột
trong củ cao nhất.
Nghiên cứu của Alfed E. Hartemink, 1997
Thí nghiệm trên phân vô cơ ở Hobu dược thực hiện theo kiểu RBD với 4 mức
đạm (0; 50; 100; 150) và 2 mức kali (0; 50). Mỗi tác nhân có 4 lần lặp lại, thí nghiệm
được thực hiện 3 vụ liên tiếp, toàn bộ sử dụng giống khoai lang Hobu 1, trong suốt thí
nghiệm nhổ cỏ bằng tay và để lại tại ô thí nghiệm. Không sử dụng thuốc hóa học, phân
kali được bón trực tiếp trước khi trồng. Phân N được chia làm các lần bón: 50 kg/ ha
bón trước khi trồng, 59 ngày sau trồng(DAP) bón 100 kg.
Khi thu hoạch thân lá được cắt sát đất, cân trọng lượng, và đưa khỏi ô. Củ được
nhổ bằng tay đếm và ước lượng củ thương mại (>100g) và củ không thương mại
(<100g) được chuyển khỏi ô.
Năng suất củ thương mại ở mùa vụ thứ nhất trong khoảng 18,3 - 23,8 tấn/ha
nhưng không chịu ảnh hưởng của phân kali. Phân N tăng năng suất củ thương mại (P=
0.10) và năng suất cao nhất đạt được tại mức 100kg N/ha.
Ở vụ thứ hai, phân N giảm có ý nghĩa năng suất củ thương mại, mức độ giảm
này gần như theo một đường tuyến tính, từ 25 tấn/ha ở những ô không bón phân, đến
17 tấn/ha tại mức 150 kg N/ha. Phân kali không tác động có ý nghĩa lên năng suất củ
thương mại, nhưng làm gia tăng năng suất củ thương mại.
Ở mùa vụ thứ ba, mức năng suất giảm rõ rệt ở tất cả các nghiệm thức. Năng
suất củ thương mại ở ô đối chứng chỉ có 7 tấn/ha và phân N giảm có ý nghĩa khoảng
3tấn/ha.

10


Phân đạm làm tăng năng suất ở vụ đầu tiên, nhưng giảm năng suất ở vụ thứ hai
và ba.Phân kali ảnh hưởng không có ý nghĩa lên năng suất củ thương mại.
Thí nghiệm của J. J. Nicholaides và cộng sự.
Thí nghiệm ngoài đồng được tiến hành 3 năm ở North Carolina Paleudults để

xác định ảnh hưởng của dạng phân, lượng phân kali đến năng suất, chất lượng và phân
loại. Dạng phân kali là KCl và K2S04. Tỷ lệ phân kali thay đổi ở 5 thí nghiệm và tùy
theo mức đầu của kiểm tra đất giao động từ 0,04 - 0,12 cmol K/L bằng phương pháp
Mehlich-I. Ở 3 thí nghiệm phân P, tỷ lệ phân P khác nhau và cũng phụ thuộc theo mức
trên của mức phân tích đất trong khoảng 11 - 30 P/L cũng theo phương pháp Mehlich.
Về dạng phân Kali không ảnh hưởng đến năng suất chất lượng, phân loại, tuy nhiên có
lượng Cl tích lũy cao 22,8g/kg, trong mô thân lá tập trung tỷ lệ KCl cao nhưng không
gây hại đến năng suất, phẩm chất phân loại. Trên những đất có mức kali 0,08 cmol/L
tổng năng suất chịu tác động của lượng phân kali mặc dù năng suất cao nhất ở những
vùng có mức kali 0,05 cmol/L.

11


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1Vật liệu
Đất trồng: đất đỏ bazan
Giống khoai lang: Beniazuma
Phân bón: NPK (16-16-8) , KCl, K2SO4, phân bò
Thuốc: Furadan, basudin
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm hai yếu tố được bố trí theo kiểu có lô phụ (split plot): 3 lần lặp lại
Yếu tố A (lô chính) hai dạng phân kali
A1: KCl
A2: K2SO4
Yếu tố B (lô phụ ) lượng phân kali 3 mức :
B1: 570 kg K2O / ha (đối chứng)
B2: 460 kg K2O / ha
B3: 330 kg K2O / ha

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Chiều biến thiên

A2
Rep 1

B3

B2

A1
B1

B3

A1
Rep2

B2

B3

B2

B1

B2

A2

B1

B1

A2
Rep 3

B1

B2

B3

A1
B3

3.3 Quy mô thí nghiệm: diện tích ô: ( 2 x 5 m) = 10 m2
Diện tích thí nghiệm 180 m2

12

B1

B3

B2


Tổng diện tích: 250 m2
3.4 Thời gian địa điểm

3.4.1 Thời gian 2/3/2009 - 12/6/2009
3.4.2 Địa điểm: huyện Đức Trọng - Lâm Đồng
3.5 Quy trình kỹ thuật: (thực hiện quy trình hiện đang áp dụng phổ biến tại huyện
Đức Trọng - Lâm Đồng).
3.5.1 Làm đất: Cày, xới đất đảm bảo tầng canh tác sâu hơn 40 cm. Làm đất tơi, xốp,
thoát nước tốt. Rải vôi trước khi trồng: 1500 - 2000 kg/ha. Đất có thời gian phơi ải
trước khi trồng 1 tuần.
3.5.2 Lên luống: luống rộng 1 m cao 0,3 m, không để đỉnh luống quá nhọn.
3.5.3 Giống: dây giống phải được cắt trước một ngày, để trong râm mát. Chọn dây to,
mập, đốt ngắn, dây không ra rễ ra hoa trước, không bị sâu bệnh. Cắt dây dài 30 - 40
cm.
3.5.4 Trồng: theo kiểu đáy thuyền, lấp đất 7 - 10 cm
3.5.5 Khoảng cách: trồng hàng đơn hom cách hom 25 cm, hàng cách hàng 1 m
3.5.6 Mật độ: 40.000 dây / ha
3.5.7 Bón phân :
Phân nền: bón lót sau khi lên luống theo lượng như sau: (tính trên 1 ha)
Phân chuồng: 30 tấn
NPK (16-16-8): 500 kg
Super lân: 800 kg
SA: 150 kg
Furadan khử trùng đất: 20 kg
Bón lót như nhau đối với tất cả các nghiệm thức.
Bón thúc:
NT đối chứng (A1B1):
Lần 1 ( 45 ngày sau trồng): 80N – 80 P2O5 – 190 K2O
Lần 2 (60 ngày sau trồng): 80N – 80 P2O5 – 340 K2O
Các nghiệm thức còn lại bón như nghiệm thức đối chứng nhưng với dạng phân kali và
liều lượng phân kali khác nhau.
Dạng KCl: NT A1B2 : Thúc lần 1: 80N – 80 P2O5 – 150 K2O


13


Thúc lần 2: 80N – 80 P2O5 – 260 K2O
NT A1B3: Thúc lần 1: 80N – 80 P2O5 – 110 K2O
Thúc lần 2: 80N – 80 P2O5 – 180 K2O
Các NT A2 bón phân với các mức phân như trên nhưng thay thế phân KCl bằng phân
K2SO4.
3.5.8 Chăm sóc – phòng trừ sâu bệnh
Làm cỏ, bón phân kết hợp làm cỏ, xới xáo phá váng 15 - 20 ngày sau trồng
Sau trồng 30 ngày nhổ cỏ, nhấc dây, kéo lấp đất vào luống cho củ nhô ra, đặt bẫy diệt
bọ hà , tùy vị trí để bố trí bẫy.
Xịt thuốc basudin chống sùng trước khi thu 30 ngày.
Bấm ngọn: khi thân chính dài 30 - 35 cm ngắt phần ngọn của dây khoảng 1 - 2
cm để dây khoai lang phân nhánh sớm, nhiều làm thân lá phát triển sớm.
Nhấc dây: nhấc dây làm đứt các rễ con, tập trung chất dinh dưỡng vào củ. Nhấc
dây không được lật dây (15 ngày nhấc 1 lần).
Tưới nước: Mới trồng: 1 lần/ngày liên tục 15 ngày để cây bén rễ (nếu trời
không mưa). Lúc thu hoạch tưới 2 - 3 lần/ngày (nếu trời không mưa hoặc lượng mưa
thấp).
3.6 Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.6.1 Chỉ tiêu sinh trưởng: Chọn ngẫu nhiên 5 cây/ 1 nghiệm thức để theo dõi.
Thời gian bén rễ hồi xanh, tỷ lệ hồi xanh: theo dõi từ sau khi trồng đến khi đạt
tỷ lệ bén rễ hồi xanh cao nhất (2 ngày/lần).
Số lá: đếm số lá xanh trên cây theo dõi (10 ngày/lần) vào các ngày 10, 20, 30,
40, 50, 60, 70, 80, 90 ngày sau trồng.
Số nhánh: đếm số nhánh hiện có trên cây theo dõi (10 ngày / lần ) vào các ngày
10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 ngày sau trồng.
Chiều dài thân, nhánh: đo chiều dài thân chính đến khi ngắt ngọn, sau đó theo
dõi chiều dài của nhánh dài nhất (10 ngày/ lần) vào các ngày 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70,

80, 90 ngày sau trồng.
3.6.2 Mức độ che phủ của thân lá : đo dường kính che phủ của thân lá, tính diện tích
che phủ (10 ngày/ lần) đến khi diện tích che phủ của cây khoảng 100 % vào các ngày
10, 20, 30, 40, 50, 60, 70 ngày sau trồng .

14


3.6.3 Chỉ tiêu phẩm chất củ
Hàm lượng đường trong củ: lấy mẫu của các cây theo dõi phân tích.
Lượng tinh bột có trong củ: lấy mẫu của các cây theo dõi phân tích.
3.6.4 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
a, Các yếu tố cấu thành năng suất
Số củ/dây
Trọng lượng trung bình/củ (tươi, khô)
Trọng lượng thân lá tươi/dây
Trọng lượng thân lá khô/dây
Tỷ lệ T/R
b, Năng suất
Năng suất lý thuyết:
NSLT= Trọng lượng trung bình / củ x Số củ /dây x Mật độ /ha
Số củ
Trọng lượng trung bình củ
Năng suất thực tế:
Năng suất củ thu được ở 3 lần lặp lại
Năng suất củ tươi
Năng suất củ sau khi phơi
Năng suất thân lá
3.6.5 Sâu hại
Tính tỷ lệ bọ hà gây hại

3.7 Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và MTATC

15


Chương 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện đất đai
Kết quả phân tích đất trước khi tiến hành thí nghiệm trên vùng đất thuộc huyện
Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.
Bảng 4.1 Kết quả phân tích đất
Thành phần cơ giới

CHC Chất tổng số

pH

( %)

( %)

Sét

Thịt

Cát

H2O


KCl

44

20

36

6,38

5,96

3,78

( %)

Chất dễ tiêu
(mg/100g đất)

Cation trao
đổi
(lđl/100gđất)

N

P 2O 5

P 2O 5

K+


Ca2+

Mg2+

0,03

0,02

2,85

7,2

0,22

0,39

(Nguồn: Phân tích tại phòng Thổ nhưỡng Nông hoá khoa Nông học, Đại học Nông
lâm)
Đất trồng có sa cấu sét, không chua, tất cả các chất dinh dưỡng trong đất
nghèo.
4.2 Điều kiện thời tiết khí hậu
Bảng 4.2: Điều kiện thời tiết khí hậu từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009
Tháng

Nhiệt độ trung bình

Lượng mưa trung bình

Độ ẩm


Số giờ nắng

(oC)

(mm)

(%)

(h)

3

22,8

160

79

225

4

23,4

182

82

166


5

23,2

249

88

154

6

23,3

166

89

171

(Trạm khí tượng thuỷ văn Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Điều kiện thời tiết phù hợp cho quá trình sinh trưởng của khoai lang tuy nhiên
đầu vụ lượng mưa thấp, tưới nước cho khoai lang 15 NST để cây mọc mầm ra rễ tốt.

16


×