Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái lai dòng CP90 tại trại lợn của công ty Cổ phần thương mại dịch vụ Đông Átrang trại tổng hợp Đông HòaĐông Á Đông Hưng Thái Bình (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.73 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ TUYẾT
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN ĐÀN LỢN NÁI LAI DÒNG CP 90 TẠI
TRẠI LỢN CỦA CÔNG TY CPTMDV ĐÔNG Á - TRANG TRẠI TỔNG
HỢP ĐÔNG HÕA - ĐÔNG Á - ĐÔNG HƢNG - THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


NGUYỄN THỊ TUYẾT
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƢỠNG VÀ PHÒNG TRỊ
MỘT SỐ BỆNH SINH SẢN TRÊN ĐÀN LỢN NÁI LAI DÒNG CP 90 TẠI
TRẠI LỢN CỦA CÔNG TY CPTMDV ĐÔNG Á - TRANG TRẠI TỔNG
HỢP ĐÔNG HÕA - ĐÔNG Á - ĐÔNG HƢNG - THÁI BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Lớp:

K45 - TY N01

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013 - 2017

Giảng viên HD: TS. Trƣơng Hữu Dũng

Thái Nguyên, năm 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên và thời gian học tập ở trại lợn của công ty CPTMDV Đông Átrang trại tổng hợp Đông Hòa-Đông Á-Đông Hƣng-Thái Bình, em đã nhận
đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tổ chức cá nhân.
Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy
cô, gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
Ban Giám hiệu nhà trƣờng, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Chăn
nuôi Thú y trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Em xin đặc biệt cảm ơn đến thầy giáo TS. Trƣơng Hữu Dũng, thầy đã
trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo động viên, giúp đỡ em về mọi mặt trong quá
trình tiến hành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn bác Nhâm Xuân Tiến (chủ trại) và chú Đoàn
Trọng Hóa (quản lý trại) cùng các cán bộ công nhân viên trại nơi cơ sở em
thực tập đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin đƣợc cám ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của các
thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học
tập, nghiên cứu của mình trong suốt thời gian vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày

tháng

Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết

năm 2017



ii

MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU .................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề ................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề ................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề ................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ............................................................. 3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập ..................... 3
2.1.2. Đánh giá chung .............................................................................. 6
2.1.3. Đối tƣợng và các kết quả sản xuất của cơ sở .................................. 6
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 6
2.2.1. Cơ sở khoa học .............................................................................. 6
2.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nƣớc .................................. 16
2.3. Một số bệnh sinh sản thƣờng gặp ở lợn nái ..................................... 22
2.3.1. Bệnh viêm tử cung ....................................................................... 22
2.3.2. Bệnh viêm vú ............................................................................... 24
2.3.3. Bệnh bại liệt sau khi đẻ ................................................................ 27
2.3.4. Bệnh đẻ khó ................................................................................. 28
2.3.5. Bệnh sẩy thai ............................................................................... 30

2.4. Phƣơng pháp ch ẩn đoán lâm sàng một số bệnh sinh sản của lợn nái. 31


iii

Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN . 33
3.1. Đối tƣợng và phạm vi thực hiện ...................................................... 33
3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện ...................................................... 33
3.3. Nội dung thực hiện ......................................................................... 33
3.4. Phƣơng pháp thực hiện và các chỉ tiêu ............................................ 33
3.4.1. Phƣơng pháp thực hiện ................................................................ 33
3.4.2. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ..................................................... 33
3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp xác định............................. 35
3.4.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................ 36
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 37
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn nái tại trại trong 3 năm gần đây
(2015 - 2017) ......................................................................................... 37
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dƣỡng đàn lợn ......................... 38
4.2.1. Thực hiện chăm sóc nuôi dƣỡng lợn nái sinh sản.......................... 38
4.2.2. Thực hiện chăm sóc, nuôi dƣỡng lợn con ..................................... 39
4.3. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản tại
trại lợn công ty CPTMDV Đông Á-trang trại tổng hợp Đông Hòa .......... 41
4.3.1. Vệ sinh phòng bệnh ..................................................................... 41
4.3.2. Phòng bệnh bằng vaccine ............................................................. 44
4.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh ................................................ 45
4.4.1. Hội chứng tiêu chảy lợn con ....................................................... 46
4.4.2. Bệnh phân trắng lợn con .............................................................. 46
4.4.3. Bệnh viêm phổi ............................................................................ 47
4.5. Tình hình đẻ của đàn lợn nái tại trại ................................................ 48
4.5.1.Tình hình mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái của trại. ...................... 49

4.5.2. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở đàn lợn nái tại trại ............................... 50
4.6. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị .................................... 54


iv

4.7. Công tác khác ................................................................................. 56
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 57
5.1. Kết luận .......................................................................................... 57
5.2. Đề nghị ........................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 59


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


:

Tổng

AD

:

Giả dại

Cm


:

Centimet

CP

:

Charoen Pokphand

cs

:

Cộng sự

CPTMDV :

Cổ phần thƣơng mại dịch vụ

ĐT

:

Điều trị

ĐD

:


Động dục

ĐVT

:

Đơn vị tính

Kg

:

Kilogam

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

LMLM

:

Lở mồm long móng

Ml

:


Mililit

MMA

:

Mastitis Metritis Agalactia - Hội

chứng viêm vú, viêm tử cung và mất sữa
Nxb

:

Nhà xuất bản

SFV

:

Dịch tả

STT

:

Số thứ tự

TB

:


Trung bình

TT

:

Thể trọng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy mô đàn lợn trong 3 năm gần đây 2015- 2017.................................... 6
Bảng 3.1. Bố trí phác đồ điều trị .................................................................................35
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn sinh sản của trang trại (2015 - 2017)..............................37
Bảng 4.4: Lịch phòng bệnh của trại lợn nái ...............................................................44
Bảng 4.5. Kết quả tiêm vaccine phòng bệnh cho lợn tại trại ...................................45
Bảng 4.6. Tình hình đẻ của đàn lợn nái .....................................................................48
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh sinh sản của đàn lợn nái ..........................................49
Bảng 4.8. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ....................................51
Bảng 4.9. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở các tháng theo dõi .................................52
Bảng 4.10. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh viêm vú theo lứa đẻ ..........................................53
Bảng 4.12. Hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản........................54
Bảng 4.13. Hiệu quả điều trị bệnh viêm vú ở lợn nái sinh sản ................................55


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi đang phát triển khá mạnh,
trong đó ngành chăn nuôi lợn chiếm một vị trí quan trọng và đem lại nhiều lợi
ích cho ngƣời chăn nuôi. Hàng năm, ngành chăn nuôi lợn cung cấp trên 70%
sản lƣợng thịt cho thị trƣờng. Thịt lợn có giá trị dinh dƣỡng cao, khả năng sử
dụng thịt, mỡ lợn của con ngƣời là tƣơng đối tốt. Không những cung cấp
nguồn thực phẩm lớn cho con ngƣời, chăn nuôi lợn còn cung cấp một lƣợng
phân bón khá lớn cho ngành trồng trọt và cung cấp các sản phẩm phụ nhƣ: da,
mỡ… cho ngành công nghiệp chế biến.
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc
nâng cao. Do vậy nhu cầu thực phẩm của con ngƣời bây giờ không chỉ đòi hỏi
đáp ứng đủ về số lƣợng mà còn cả về chất lƣợng. Trên thực tế, nhu cầu sử
dụng thịt lợn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số thịt tiêu thụ trên toàn thế giới, điều
này chứng tỏ tính ƣu việt của thịt lợn trong cuộc sống của con ngƣời. Vì vậy,
nhiệm vụ đặt ra cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói
riêng là đầu tƣ phát triển đàn lợn để tăng cả chất lƣợng và số lƣợng đáp ứng
nhu cầu của thị trƣờng tiêu dùng.
Nƣớc ta đã nhập một số giống lợn nái ngoại nhƣ Yorkshire, Landrace,
Duroc, Pietrain… về để nuôi thuần, lai kinh tế và tạo giống mới nhằm nâng
cao số lƣợng và chất lƣợng đàn lợn Việt Nam và đã thu đƣợc kết quả cao. Kết
quả cho thấy các giống lợn ngoại có tính thành thục sớm, tăng trọng nhanh,
chất lƣợng thịt tốt và có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, tại trại chăn nuôi lợn của công ty CPTMDV Đông Á-trang
trại tổng hợp Đông Hòa việc phát triển đàn lợn nái lai dòng CP90 yêu cầu cao
về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dƣỡng. Đặc biệt lợn nái vẫn hay mắc các bệnh về


2


sinh sản nhƣ viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó… Lợn bị các bệnh về đƣờng sinh
sản sẽ làm giảm sức đề kháng và khả năng sinh sản làm giảm tỷ lệ thụ thai,
mất sữa ảnh hƣởng đến thế hệ con. Nếu bệnh nặng có thể gây mất khả năng
sinh sản làm tăng tỷ lệ loại thải dẫn đến làm giảm số lƣợng đàn gây thiệt hại
cho ngƣời chăn nuôi.
Trƣớc tình hình thực tế đó, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thực hiện
quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh sinh sản trên đàn
lợn nái lai dòng CP90 tại trại lợn của công ty CPTMDV Đông Á-trang trại
tổng hợp Đông Hòa-Đông Á-Đông Hưng-Thái Bình”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề
Nắm đƣợc tình hình chăn nuôi và vệ sinh phòng bệnh cho đàn lợn nái
sinh sản tại trại của công ty CPTMDV Đông Á-trang trại tổng hợp Đông HòaĐông Á-Đông Hƣng-Thái Bình
1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề
Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản ở đàn lợn nái.
Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ mắc một số bệnh sinh sản trên
đàn lợn nái.
Thử nghiệm và so sánh tính hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh
sinh sản trên đàn lợn nái.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập
*Điều kiện tự nhiên
Đông Á là 1 xã của huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái Bình, nƣớc Việt Nam.

Xã Đông Á có tổng số diện tích 6,47 km², nằm ở phía đông nam của huyện
Đông Hƣng. Phía đông giáp với xã Đông Huy, huyện Đông Hƣng. Phía nam
giáp với xã Đông Hoàng, huyện Đông Hƣng và các xã Vũ Tây, An Bình,
huyện Kiến Xƣơng (ranh giới tự nhiên là sông Trà Lý).
Phía tây giáp với xã Đông Hoàng, huyện Đông Hƣng. Phía bắc giáp các
xã Đông Vinh và Đông Phong, huyện Đông Hƣng.
Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa. Thái
Bình có nhiệt độ trung bình 23º-24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt
8400-8500ºC, số giờ nắng từ 1600-1800h, tổng lƣợng mƣa trong năm 17002200mm, độ ẩm không khí từ 80-90%. Gió mùa mang đến Thái Bình một
mùa đông lạnh mƣa ít, một mùa hạ nóng mƣa nhiều và hai thời kỳ chuyển
tiếp ngắn.
*Quá trình thành lập
Trại chăn nuôi Nhâm Xuân Tiến là trại lợn gia công cho công ty CP
Việt Nam, nằm tại thôn Đông Hoà, xã Đông Á, huyện Đông Hƣng, tỉnh Thái
Bình. Trại đƣợc xây dựng năm 2011 và đƣa vào sản xuất từ năm 2012 cho
đến nay, với quy mô xây dựng cho tổng số nái là 2400 con. Hoạt động theo
phƣơng thức chủ trại đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, thuê công nhân, công ty
đƣa tới giống lợn, thức ăn, thuốc thú y và cán bộ kỹ thuật.
* Cơ sở vật chất của cơ sở
Về nhân sự:


4

Trại gồm có 65 ngƣời trong đó có:
2 bác chủ trại
1 quản lý
1 kế toán
5 kỹ sƣ chính của công ty
4 tổ trƣởng (2 bộ lợn bầu, 2 bộ lợn đẻ)

4 bảo vệ
48 công nhân
Về cơ sở vật chất:
Trang trại có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ cho công nhân và
sinh viên sinh hoạt hàng ngày nhƣ: tắm nóng lạnh, tivi, quạt,... Trại còn đầu tƣ
mua bóng đá, cầu lông để công nhân và nhân viên CP giải trí sau giờ làm
việc. Trang trại có khoảng 1ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho công
nhân, bếp ăn, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác
của trại.
Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi đƣợc trại chú trọng đầu tƣ
theo đúng yêu cầu của công ty CP. Có hệ thống quạt gió, giàn mát, điện sáng,
núm uống nƣớc cho lợn tự động, có hệ thống bóng điện sƣởi ấm cho lợn con
vào mùa đông. Ngoài ra trại còn có một máy phát điện công suất lớn đủ cung
cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện.
Về cơ sở hạ tầng:
Chỗ ăn, nghỉ ngơi sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát. Bảo hộ lao động gồm:
2 bộ bảo hộ lao động và 1 đôi ủng. Đồ dùng cá nhân gồm có: 1 màn, 1 chiếu,
1 chăn, 1 gối.
Trại xây dựng gồm 2 khu tách biệt: Khu nhà ở và sinh hoạt của công
nhân, sinh viên và khu chuồng nuôi. Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm,
nhà vệ sinh tiện nghi. Khu nhà ăn cũng đƣợc tách biệt có nhà ăn ca (buổi trƣa)


5

và nhà ăn chung (buổi tối). Khu nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ. Thức ăn cung
cấp cho trang trại đều là những thức ăn do trang trại tự cung tự cấp.
Nghiêm cấm mang những đồ tƣơi sống vào trại tránh gây dịch bệnh.
Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho lợn và một kho thuốc là
nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vaccine, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ

công tác chăm sóc, điều trị cho đàn lợn của trại.
Hệ thống chuồng nuôi
Khu vực chuồng nuôi của trại đƣợc xây dựng trên một khu vực cao, dễ
thoát nƣớc và đƣợc bố trí tách biệt với khu sinh hoạt chung của công nhân,
gồm: 6 chuồng lợn đẻ, 4 chuồng lợn bầu, 1 chuồng lợn đực, 1 phòng tinh và 3
chuồng cách ly (một chuồng cách ly lợn con sau 21 ngày chƣa đƣợc xuất
bán). Trong đó 6 chuồng lợn đẻ, mỗi chuồng đƣợc tách ra làm 2 dãy nhỏ mỗi
dãy với 54 ô chuồng sàn với kích thƣớc mỗi ô là 2,4m × 1,6m/ô. Chuồng lợn
bầu gồm 4 chuồng với kiểu chuồng cũi sắt mỗi chuồng có 560 ô, kích thƣớc
2,4m × 0,65m/ô. Các chuồng nuôi đều đƣợc lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng,
cửa sổ và hệ thống vòi uống nƣớc tự động ở mỗi ô chuồng. Mùa hè có hệ
thống làm mát bằng quạt thông (6 quạt đối với chuồng đẻ và 8 quạt đối với
chuồng bầu) và giàn mát. Đối với chuồng bầu có thêm hệ thống làm mát bằng
giàn phun sƣơng.
Sau mỗi chuồng đều có đƣờng rãnh thoát nƣớc thải, các đƣờng rãnh
này đều thông về một bể chứa nƣớc thải tập trung.
Nguồn nƣớc đƣợc sử dụng trong trại đƣợc cung cấp từ hệ thống giếng
khoan, nƣớc sau khi đƣợc bơm lên 2 bể đƣợc sử lý bằng hóa chất. Sau đó đƣợc
bơm lên một bể ở trên cao, lợi dụng áp lực của nƣớc để đƣa nƣớc tới hệ thống
cung cấp nƣớc uống, giàn mát và các vòi nƣớc phục vụ cho công việc vệ sinh.


6

2.1.2. Đánh giá chung
Cơ sở vật chất, các trang thiết bị của trang trại đƣợc đầu tƣ đầy đủ, đồng
bộ, thống nhất, đáp ứng tối ƣu cho công tác sản xuất.
Công tác giống, chăm sóc và nuôi dƣỡng lợn luôn đƣợc thực hiện đúng
quy trình chăn nuôi tập trung khép kín.
Công tác thú ý luôn đƣợc đề cao và thực hiện nghiêm túc.

2.1.3. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở
* Đối tƣợng
Lợn nái lai dòng CP90 đang nuôi trong giai đoạn sinh sản.
*Kết quả sản xuất của cơ sở
Bảng 2.1. Quy mô đàn lợn trong 3 năm gần đây 2015- 2017
Năm

Lợn Nái

Đực Giống

Hậu Bị

2015

2650

35

320

2016

2675

32

350

2017


2453

27

320

(Nguồn số liệu do cán bộ kỹ thuật trại cung cấp)
2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Cơ sở khoa học
2.2.1.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục cái
Theo Đặng Quang Nam (2002) [16], cơ quan sinh dục cái có các bộ
phận sau:
Buồng trứng (Ovarium): gồm một đôi (dài 1,5 - 2,5cm, khối lƣợng 3 - 4
gam) nằm trƣớc cửa xoang chậu, ứng với vùng đốt sống hông 3 - 4. Bề mặt
buồng trứng có nhiều u nổi lên.
Buồng trứng đƣợc bọc ở ngoài màng liên kết sợi chắc, bên trong chia
làm 2 phần, cả 2 phần đều phát triển một thứ mô liên kết sợi xốp tạo nên một
loại chất đệm. Dƣới lớp màng liên kết của buồng trứng có nhiều tế bào trứng


7

non phát triển dần thành nang trứng nguyên thủy, sau đó phát triển thành nang
trứng sơ cấp và cuối cùng phát triển thành bao noãn chín. Dƣới tác dụng của
kích tố đặc biệt là kích tố sinh dục tuyến yên, trứng chín sẽ rụng.
Nhƣ vậy, buồng trứng có 2 chức năng là sản sinh ra tế bào trứng và tiết
ra hormone sinh dục có ảnh hƣởng tới tính biệt, tới chức năng tử cung (đặc
biệt là đặc tính sinh dục phụ thứ cấp của con cái).
Ống dẫn trứng (Oviductus): Ống dẫn trứng dài 15 - 20cm, uốn khúc

nằm ở cạnh trƣớc dây chằng rộng. Ống dẫn trứng bắt đầu ở bên cạnh buồng
trứng đến đầu tử cung và đƣợc chia làm 2 phần: phần trƣớc tự do có hình
phễu loe ra gọi là loa vòi (loa kèn) có tác dụng hứng tế bào trứng chín rụng,
phần sau thon nhỏ có đƣờng kính dài 0,2 - 0,3cm nối với sừng tử cung.
Cấu tạo ống dẫn trứng xếp từ ngoài vào trong gồm có: màng tƣơng mạc
đến từ dây chằng rộng, lớp cơ (2 lớp: cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài), lớp
niêm mạc trong cùng có nhiều nếp chạy dọc và không có tuyến.
Tử cung (Uterus): tử cung là nơi cung cấp dinh dƣỡng và phát triển của
thai. Tử cung nằm trong xoang chậu, dƣới trực tràng, trên bóng đái.
Tử cung gồm 3 phần: sừng, thân, cổ tử cung. Sừng tử cung dài ngoằn
ngoèo nhƣ ruột non, dài 30 - 50cm, có dây chằng rất dài nên khi thiến có thể
kéo sừng tử cung ra ngoài đƣợc. Thân tử cung ngắn, niêm mạc thân và sừng
tử cung là những gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc. Thai làm ổ ở sừng tử
cung. Cổ tử cung không có gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt xen kẽ cài
răng lƣợc với nhau.
Âm đạo (Vagina): âm đạo là đoạn nối tiếp sau cổ tử cung, trƣớc âm hộ.
Đây là nơi tiếp nhận dƣơng vật khi giao phối, phía trên là trực tràng, phía
dƣới là bóng đái, nó đƣợc ngăn cách với âm hộ bởi màng trinh.
Cấu tạo: lớp ngoài là tƣơng mạc phủ phần trƣớc âm đạo. Lớp giữa là
lớp cơ trơn xếp theo các chiều khác nhau dính lẫn lộn với tổ chức liên kết


8

bọc ngoài. Lớp niêm mạc có nhiều gấp nếp nhăn nheo theo chiều dọc, trong
đó có nhiều chất nhờn. Âm đạo có khả năng co gian rất lớn và là đƣờng đi
ra của thai.
Âm hộ (Vulva): đây là đoạn sau cùng của bộ máy sinh dục cái, sau âm
đạo và ngăn cách âm đạo bởi màng trinh. Âm hộ nằm dƣới hậu môn và đƣợc
thông ra ngoài bởi một khe thẳng đứng gọi là âm môn. Trong âm hộ còn có lỗ

thông với bóng đái, tuyến tiền đình (Barthonlin) và khí quan cƣơng cứng gọi
là âm vật (Clitoris).
Âm môn là một khe thẳng đứng dƣới hậu môn, có 2 môi nối với nhau
bởi 2 mép. Môi lớn ở ngoài dày trùm lấy môi nhỏ ở trong. Mép trên hơi nhọn,
mép dƣới rộng bao quanh âm vật. Mép trên và dƣới đƣợc bao bởi lớp da
mỏng mịn, phía dƣới mép dƣới có lông.
Bộ phận phía trong âm hộ và âm môn:
Màng trinh (Hymen): ngăn cách giữa âm đạo và âm hộ.
Lỗ đái là đƣờng thông ra của niệu đạo con cái. Lỗ đái nằm ở thành dƣới
âm môn ngay sau dƣới màng trinh, hình một cái khe có van trùm lên, cánh
van hƣớng về sau. Bên cạnh lỗ đái còn có lỗ đổ ra của ống tuyến tiền đình.
Đôi tuyến này tiết ra dịch nhờn làm ẩm ƣớt cửa vào âm đạo phía trong âm hộ
và có thành phần sát khuẩn.
Âm vật (Clitoris): là tổ chức cƣơng cứng, có nhiều dây thần kinh nên
cảm giác tập trung ở đây cao.
Cấu tạo âm hộ từ ngoài vào có các lớp sau: lớp da mỏng mịn có nhiều
sắc tố, lớp cơ gồm cơ thắt và dây treo âm hộ, lớp niêm mạc trong cùng có
nhiều tuyến tiết dịch nhờn.
Tuyến vú (Mamma): lợn là động vật đa thai có từ 6 - 8 đôi vú xếp thành
2 hàng từ vùng ngực đến vùng bụng bẹn. Tuyến này chỉ phát triển khi con nái
đến tuổi thành thục về tính và phát triển to nhất ở thời kỳ chửa, đẻ. Thời kỳ


9

con vật đẻ, tuyến vú tiết ra sữa cung cấp dinh dƣỡng cho con sơ sinh và lúc
còn non. Vú gồm có bầu vú và núm vú:
Bầu vú: bầu to đó là nơi sản sinh và chứa sữa. Ngoài cùng là lớp da
mỏng mịn tùy theo vị trí mà lớp da này do da ngực, nách hay da bụng, bẹn
kéo đến, tiếp đến là lớp cơ. Trong cùng có 2 phần cơ bản là bao tuyến và ống

dẫn xen kẽ giữa phần cơ bản ở trong nhƣ tổ chức mỡ, tổ chức liên kết, hệ
thống mạch quản thần kinh bao vây và chia vú làm nhiều thùy nhỏ trong đó
có nhiều sợi đàn hồi.
Bao tuyến là nơi sản sinh ra sữa giống nhƣ một cái túi, từ đó sữa theo 3
loại ống dẫn: nhỏ, trung bình, lớn rồi đổ vào xoang sữa ở đáy tuyến và bong
ra ở đỉnh đầu vú.
Để hình thành một lít sữa phải có 540 lít máu đi qua tuyến vú. Vì vậy,
sự cung cấp máu cho tuyến vú rất phong phú, mao mạch bao quanh bao tuyến
dày đặc.
Núm vú: một bầu vú có một núm cấu tạo bởi da - tổ chức liên kết - cơ ống dẫn sữa. Ống dẫn sữa gồm 2 - 3 ống thông nối từ xoang sữa (bể sữa) ra
đầu núm vú. Ở đầu núm vú, sợi cơ trơn xếp thành vòng tạo thành cơ vòng đầu
vú giữ cho đầu vú ở trạng thái khép kín khi không thải sữa.
2.2.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh dục lợn nái
* Thành thục về tính và thành thục về thể vóc:
Theo Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006) [25]:
Thành thục về tính: gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định, thì có biểu
hiện về tính dục. Con đực có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng
sinh ra tế bảo trứng. Khi đấy gọi là gia súc đã thành thục về tính.
Thời gian thành thục về tính của lợn là 6 - 7 tháng.


10

Thành thục về thể vóc: sự thành thục về thể vóc thƣờng diễn ra chậm
hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh trƣởng và phát triển, đến một
thời điểm nhất định con vật đạt tới mức độ trƣởng thành về thể vóc. Có nghĩa
là cơ thể tƣơng đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận nhƣ
não đã phát triển hoàn thiện hơn, xƣơng đã cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn
định,… Nói một cách khác, khi gia súc đã thành thục về tính thì sự sinh
trƣởng, phát triển của cơ thể vẫn còn tiếp tục đến độ trƣởng thành. Đây là đặc

điểm cần chú ý trong chăn nuôi, không nên sử dụng gia sức vào mục đích sinh
sản quá sớm vì:
Đối với gia súc cái nếu phối giống sớm khi cơ thể chƣa trƣởng thành
về tầm vóc sẽ ảnh hƣởng xấu nhƣ: trong thời gian chửa có sự phân tán dinh
dƣỡng, ƣu tiên cho phát triển bào thai. Nhu cầu dinh dƣỡng cho sự sinh
trƣởng và phát triển cho bào thai cũng bị ảnh hƣởng. Kết quả: mẹ yếu, con
nhỏ và yếu, tuổi sử dụng con mẹ bị giảm xuống. Hơn nữa, do xoang chậu
chƣa phát triển hoàn toàn, nhỏ, hẹp làm cho con vật khó đẻ.
Thời gian thành thục về thể vóc của lợn là 7 - 9 tháng.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của trứng.
Sự hình thành và phát triển của trứng: tế bào trứng hay trứng hình thành
trong buồng trứng, nó đƣợc phát triển từ các tế bào sinh dục chƣa thành thục
gọi là noãn nguyên bào (Ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các
noãn nguyên bào trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm, đến noãn bào sơ
cấp. Tất cả các tế bào sinh dục chƣa chín đó chứa số lƣợng lƣỡng bội NST.
Các noãn nguyên bào đƣợc bao bọc bởi lớp tế bào biểu mô. Đến khi thành
thục về tính, dƣới ảnh hƣởng điều hòa của trung khu sinh dục ở vùng dƣới đồi
(Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF, kích thích
tuyến yến tiết các hocrmone hƣớng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình
phát triển nang trứng và rụng trứng.


11

Quá trình phân chia thành thục của trứng đƣợc chia hai giai đoạn:
Từ noãn bào cấp I (noãn bào sơ cấp) phân chia giảm nhiễm cho ra noãn
bào cấp II (noãn bào thứ cấp) và một cầu cực thứ nhất (quá trình xảy ra ngay
trƣớc khi rụng trứng).
Phân chia lần hai, từ noãn bào cấp II phân chia cho ra tế bào trứng và
một cầu cực thứ hai, tế bào trứng chín chứa đơn bội NST. Các thể cực nhỏ

tiêu biến. Noãn bào cấp II truyền toàn bộ noãn hoàn cho tế bào trứng.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của trứng:
Theo Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn [25], thì các nhân tố ảnh hƣởng đến
sực hình thành và phát triển của trứng là:
Hormone: khi thành thục về tính, các nang trứng tuần tự bƣớc vào giai
đoạn phát triển để hình thành trứng chín theo chu kỳ. Dƣới tác động của FSH
thông qua tƣơng tác hormone-gen quá trình sinh tổng hợp protein đƣợc xúc
tiến mạnh mẽ, nang trứng không ngừng gia tăng về kích thƣớc. Lớp tế bào hạt
sinh sản estrogene là hormone sinh dục cái. Dịch nang trứng đƣợc tạo ra do
kích thích tổng hợp của hormone estrogene và tƣơng tác của FSH vào lớp tế
bào hạt. Áp lực của dịch nang trứng là điều kiện để phá vỡ vỏ nang trứng khi
rụng trứng.
Thức ăn (mức dinh dƣỡng) là yếu tố ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát
triển của buồng trứng và các bộ phận của đƣờng sinh dục cái nói chung.
Cơ thể có sự ƣu tiên hơn về dinh dƣỡng cho sự phát triển tế bào sinh
dục nhiều hơn tế bào cơ, xƣơng, mỡ nhƣng sự ƣu tiên đó nằm trong các mối
tƣơng quan chung về dinh dƣỡng có trong cơ thể.
Giống: các giống khác nhau, chất lƣợng của quá trình phát triển nang
trứng cũng khác nhau do gen quy định.
Ngoài ra, còn các yếu tố khác nhƣ: khí hậu, điều kiện chăm sóc,… cũng
ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển của trứng.


12

* Chu kỳ động dục
Khi gia súc cái thành thục về tính, cứ sau mỗi khoảng thời gian nhất
định, cơ quan sinh dục của nó có những biến đổi đặc biệt, kèm Theo đó là
rụng trứng và động dục. Hiện tƣợng này lặp đi lặp lại một cách có chu kỳ, gọi
là chu kỳ động dục hay chu kỳ tính.

Chu kỳ tính của lợn là 21 ± 4 ngày. Trứng rụng vào lúc 36 - 42 giờ sau
khi xuất hiện động dục. Thời điểm phối giống thích hợp nhất là 24 - 36 giờ
sau khi xuất hiện động dục. Số trứng rụng từ 16 - 17 tế bào.
* Cơ chế động dục và biểu hiện động dục ở lợn nái:
Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [22], cơ chế động dục của lợn
nái: khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài
nhƣ ánh sáng, nhiều độ, thức ăn, feromon của con đực và các kích thích nội
tiết đi theo dây thần kinh li tâm, đến vỏ đại não qua vùng đồi dƣới
(Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác
dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH, làm cho bao noãn phát dục nhanh
chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, thì thƣợng bì bao
noãn tiết ra estrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn nái có
biểu hiện động dục ra bên ngoài.
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [25]: Chu kỳ động dục
của gia súc đƣợc chia làm 4 giai đoạn:
Giai đoạn trƣớc động dục: bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn
trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển. Các tuyến trong
dạ con bắt đầu tiết dƣới tác dụng của hormone estrogen. Thay đổi của đƣờng
sinh dục: tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết.
Giai đoạn động dục: bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng
trứng. Bao noãn tiết nhiều estrogen và cực đại. Các thay đổi ở đƣờng sinh dục
cái càng sâu sắc hơn để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: hƣng phấn


13

về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích nhảy lên
lƣng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực. Âm hộ ƣớt, đỏ, tiết dịch nhày. Càng
tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn. Cuối
giai đoạn này thì trứng rụng.

Giai đoạn sau động dục: thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra
progesteron có tác dụng ức chế sự co bóp của đƣờng sinh dục. Niêm mạc tử
cung vẫn còn phát triển. Các tuyến dịch nhờn giảm bớt bài tiết, mô màng
nhầy tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra
ngoài. Biểu hiện hành vi về sinh dục: con vật không muốn gần con đực, không
muốn cho con khác nhảy lên. Con vật dần trở lại trạng thái bình thƣờng.
Giai đoạn yên tĩnh: thể vàng teo dần đi con vật trở lại trạng thái bình
thƣờng. Biểu hiện hành vi sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên
tĩnh để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng nhƣ năng lƣợng để chuẩn bị cho
chu kỳ động dục tiếp theo.
2.2.1.3. Một số hiểu biết về quá trình viêm
*Khái niệm về viêm
Theo Huỳnh Văn Kháng (2003) [9], viêm là phản ứng của toàn thân
chống lại mọi vật kích thích có hại đối với cơ thể, nó thể hiện tại cục bộ các
mô bào. Bản chất của viêm là một quá trình bệnh lý lấy phòng vệ làm chủ yếu
nhằm duy trì sự cân bằng trong cơ thể.
Triệu chứng của viêm xuất hiện nặng hay nhẹ, tiên lƣợng tốt hay xấu
đều có liên quan chặt chẽ đối với tính chất của vật kích thích, cƣờng độ và
thời gian kích thích dài hay ngắn, cũng nhƣ khả năng phản ứng của cơ thể đối
với mọi vật kích thích, đặc biệt là trạng thái thần kinh của con vật.
*Hậu quả của phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm
Phản ứng tuần hoàn và phản ứng tế bào trong viêm đã gây nên các rối
loạn chủ yếu sau:


14

Rối loạn chuyển hóa:
Tại ổ viêm quá trình oxy hóa tăng mạnh, nhu cầu oxy tăng, nhƣng vì có
rối loạn tuần hoàn nên khả năng cung cấp oxy không đủ, gây rối loạn chuyển

hóa gluxit, lipit và protit gây ra hiện tƣợng tăng độ axit, xeton, lipit,
albumoza, polipeptit và các loại axit amin tại ổ viêm.
Tổn thƣơng mô bào
Các tế bào bị tổn thƣơng tại ổ viêm giải phóng các enzyme càng làm
trầm trọng thêm quá trình hủy hoại mô bào và phân hủy các chất tại vùng
viêm, chúng tạo ra các chất trung gian có hoạt tính sinh lý cao và hạ thấp độ
pH của ổ viêm.
Nhƣ vậy, ngoài tính chất bảo vệ thì tổn thƣơng mô bào còn tạo ra nhiều
chất có hại tham gia vào thành phần của dịch rỉ viêm, chính các chất này đã
góp phần hình thành và phát triển vòng xoắn bệnh lý trong ổ viêm.
Dịch rỉ viêm:
Dịch rỉ viêm là sản phẩm đƣợc tiết ra tại ổ viêm bao gồm các thành
phần hữu hình và các chất hòa tan nhƣ nƣớc, muối, albumin, globulin,
fibrinogen, bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu có tác dụng tạo vành đai ngăn cản
viêm lan. Đặc biệt là các chất có hoạt tính sinh lý nhƣ histamin, serotonin,
axetinchorin có tác dụng làm giãn mạch và tăng tính thấm thành mạch gây đau.
Tăng sinh mô bào
Là hiện tƣợng tăng lên về số lƣợng các tế bào trong ổ viêm, các tế bào
này có thể từ trong máu hoặc các tế bào tại chỗ sản sinh, phát triển ra.
Trong quá trình viêm, giai đoạn đầu chủ yếu tăng sinh bạch cầu đa
nhân trung tính. Sự tăng sinh và phát triển của các loại tế bào phụ thuộc vào
mức độ tổn thƣơng của ổ viêm cũng nhƣ tình trạng của cơ thể (Phạm Khắc
Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp,1997) [7].
Các tế bào viêm


15

Các tế bào tăng sinh trong ổ viêm đƣợc gọi chung là các tế bào viêm
bao gồm: bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm,

bạch cầu đơn nhân lớn. Chúng có chức năng thực bào, ẩm bào hay tạo ra
những kích thích tại các ổ viêm và giữ vai trò quan trọng giúp cơ thể chống
lại sự xâm nhập của tác nhân lạ từ môi trƣờng.
2.2.1.3. Một số vi khuẩn gây viêm đường sinh dục ở lợn nái
Theo kết quả nghiên cứu của Zaneta, Laureckiene (2006) [32]: nhân tố
gây bệnh viêm đƣờng sinh dục thƣờng là các vi khuẩn sau: Streptococcus sp.,
Staphylococcus sp., E. coli và Enterobacter.
Dƣới đây là thông tin về một số loại vi khuẩn gây bệnh viêm đƣờng
sinh dục:
Streptococcus: là liên cầu khuẩn thuộc họ Micrococcaceae, hình cầu
hoặc hình bầu dục, đƣờng kính có khi đến 1µ, đôi khi có vỏ, bắt màu gram
dƣơng, không di động. Liên cầu có ở khắp nơi trên cơ thể ngƣời và động vật,
bình thƣờng chúng cƣ trú trên da, niêm mạc đƣờng tiêu hóa, hô hấp, khi sức
đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị tổn thƣơng, vi khuẩn sẽ xâm
nhập và gây bệnh.
Staphylococcus: là những vi khuẩn hình cầu, tụ lại từng đám giống
hình chùm nho, đƣờng kính 0,7-1µ, không di động, không sinh nha bào,
không có lông, bắt màu gram dƣơng, staphylococcus thuộc họ Micrococeae
gồm ba loại: Staphylococcus aureus, staphylococcus epidermidis và
staphylococcus sarprophyticus. Tụ cầu thƣờng ký sinh trên da, niêm mạc của
ngƣời và gia súc, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút hoặc tổ chức bị thƣơng
ở da và niêm mạc hoặc những rối loạn về chức năng thì các nhiễm trùng do tụ
cầu dễ dàng xuất hiện. Vi khuẩn gây những ổ mủ ở ngoài da và niêm mạc.
Một số trƣờng hợp vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng huyết, huyết nhiễm
mủ. Trong ba loài của giống staphylococcus thì staphylococcus aureus là loài


16

gây bệnh hay gặp nhất, nó gây các nhiễm trùng ở các loài gia súc, nhất là các

cơ sở chăn nuôi tập trung có mật độ gia súc lớn.
Eschelichina coli (E.coli): là trực khuẩn ruột già thuộc trực khuẩn
đƣờng ruột Enterobacteriaceae, bắt màu gram âm, hình gậy ngắn kích thƣớc
2-3 x 0,6µ. Phần lớn E.coli di động do có lông ở quanh thân, vi khuẩn không
sinh nha bào, có thể có giáp mô. E.coli có sẵn trong ruột của động vật nhƣng
chỉ có tác động gây bệnh khi sức đề kháng của con gia súc giảm sút (do chăm
sóc, do cảm lạnh hoặc cảm nóng). E.coli thƣờng gây bệnh cho gia súc mới đẻ
từ 2 - 3 ngày hay 4 - 8 ngày.
Klebsiella: giống Klebsiella cũng thuộc họ trực khuẩn đƣờng ruột
Enterobacteiaceae gồm những trực khuẩn không có lông, không hình thành
nha bào, thƣờng sinh giáp mô và sản sinh dịch bắt màu gram âm. Giống
Klebsiella có 2 type điển hình là: K.pneumoniea và K.aerogenes. Trong tự
nhiên Klebsiella thƣờng sống rải rác khắp nơi (đất, nƣớc) hoặc ký sinh ở
đƣờng hô hấp trên, vi khuẩn có thể gây viêm phổi ở ngƣời hoặc viêm phổi
truyền nhiễm có bại huyết cho ngựa, bê, lợn, … (Nguyễn Văn Thanh, 2002) [24].
2.2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Những năm gần đây nền chăn nuôi lợn ở nƣớc ta phát triển mạnh mẽ,
số lƣợng đầu lợn tăng lên không ngừng, song song với nó tình hình dịch bệnh
cũng tăng theo, đặc biệt là các bệnh sinh sản. Do đó công tác Thú y ngày càng
đƣợc chú trọng và phát triển nhằm khống chế dịch bệnh, nâng cao năng suất
chăn nuôi. Có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh từ
đó đƣa ra các phƣơng pháp phòng và trị bệnh cho đàn lợn có hiệu quả.
Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2] cho biết: Bệnh viêm tử cung xảy ra ở
những thời gian khác nhau nhƣng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau
đẻ 1 - 10 ngày.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2011) [11], dụng cụ thụ tinh nhân tạo quá


17


cứng sẽ gây xây sát và tạo ra các ổ viêm trong âm đạo, tử cung. Tinh dịch bị
nhiễm khuẩn,lợn đực giống bị viêm niệu quản và dƣơng vật nên khi nhảy trực
tiếp hoặc khai thác tinh nhân tạo sẽ truyền lây mầm bệnh cho lợn nái. Rối
loạn sinh sản do nhiều nguyên nhân gây ra. Ngoài các nguyên nhân cơ học,
hóa học, sinh học thông thƣờng nhƣ vận động, hormone, dinh dƣỡng, ký sinh
trùng... phải kể đến các nguyên nhân do vi rút và vi khuẩn.
Theo Trịnh Đình Thâu và cs (2010) [27], Lợn nái ngoại nuôi theo mô
hình trang trại ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có tỷ lệ mắc hội chứng MMA
dao động từ 47,39% đến 53,33%. Trong đó lợn nái mắc thể điển hình là
6,45% Các tác giả cũng đã nghiên cứu ảnh hƣởng của hội chứng MMA đến
năng suất sinh sản của lợn nái và thử nghiệm các phác đồ điều trị hội
chứng MMA.
Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [13], bệnh viêm vú thƣờng xảy ra sau
khi đẻ 4 - 5 giờ cho đến 7 - 10 ngày, có trƣờng hợp đến một tháng.
Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thƣơng đƣờng sinh dục trên lợn
nái sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ chính là biểu hiện của viêm
tử cung (Trƣơng Lăng, 2000) [12].
Viêm tử cung là một trong nhiều tổn thƣơng đƣờng sinh dục ở lợn nái
sau khi sinh. Khi có dịch tiết và dịch lẫn mủ mùi tanh thối, con vật sốt, bỏ ăn
hay ăn ít, có phản xạ đau chính là biểu hiện của bệnh viêm tử cung. Có nhiều
nguyên nhân gây viêm tử cung nhƣ: dinh dƣỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức
khỏe chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi... Nhƣng nguyên
nhân chính luôn hiện diện trong tất cả các trƣờng hợp là do vi sinh vật, các
nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện
cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển gây bệnh. Lợn nái sau khi sinh bị viêm
tử cung chiếm tỷ lệ 42,40%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%,
trên nhóm lai là 50,84%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất ở lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ



×