Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CHUYÊN ĐỀ “TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ THCS”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.43 KB, 13 trang )

Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG

TRƯỜNG THCS TRIỆU PHƯỚC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Triệu Phước, ngày 10 tháng 1 năm 2018

PHẦN I: BÁO CÁO NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
“TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ THCS”
A : PHẦN MỞ ĐẦU:
I Đặt vấn đề:
Tăng cường năng lực dạy học theo hướng tích hợp liên môn là một trong những
vấn đề cần ưu tiên trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo tinh thần
của đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT. Bộ GD-ĐT cho biết, dạy học tích hợp, liên
môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi
phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề
thực tiễn.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc
xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình
môn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học. Vận dụng hợp lí
quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải
quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học
sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục được thực hiện riêng lẽ. Tích hợp là
một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp
đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề
của cuộc sống hiện đại. Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại
trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay việc hiểu đúng và vận dụng


phù hợp quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân
môn trong nhà trường phô thông.
B: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của day học tích hợp liên môn.
1. Cơ sở lý luận:
Theo công văn 4099 của Bộ GD&ĐT ngày 5/8/2014 về việc hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm 2014-2015, thực hiện kế hoạch giáo dục, mục
1.2: “Các sở/ phòng GDĐT chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện cho các tổ/
nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề
dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế
hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực… Kế hoạch dạy học của tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên phải được lãnh
GV: Đoàn Thị Lý
Trường THCS Triệu Phước 1


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra”;
“Trên cơ sở kế hoạch giáo dục đã được phê duyệt, tổ/ nhóm chuyên môn, giáo viên có
thể thiết kế tiến trình dạy học cụ thể cho mỗi chủ đề mà không nhất thiết phải theo bài/
tiết trong sách giáo khoa. Mỗi chủ đề có thể được thực hiện ở nhiều tiết học, mỗi tiết
có thể chỉ thực hiện một hoặc một số bước trong tiến trình sư phạm của bài học”.
Trong dạy học, tích hợp liên môn được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung
từ các môn học trong các lĩnh vực học tập khác nhau thành một môn tổng hợp mới
hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học ví như
lồng ghép nội dung dân số vào môn Sinh học, môn Địa lí, nội dung giáo dục môi
trường môn Sinh học, môn Công dân... Như vậy thông qua dạy học tích hợp liên môn
thì những kiến thức, kỹ năng học được ở môn này có thể sử dụng như những công cụ
để nghiên cứu, học tập các môn học khác: Chẳng hạn sử dụng Toán học như những
công cụ đắc lực để nghiên cứu được sử dụng như một công cụ để minh họa cho môn

Địa lý.
a.Mục tiêu của dạy học tích hợp liên môn:
- Làm cho quá trình học tập có ý nghĩa hơn: Hình thành ở người học, những năng lực
rõ ràng.
- Giúp học sinh phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Do dự tính được
những điều cần thiết cho học sinh.
- Quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cu thể: Giúp học sinh hòa
nhập vào thực tiễn cuộc sống.
- Giúp người học xác lập mối quan hệ giữa các khái niệm đã học.
b. Đặc điểm của dạy học tích hợp liên môn:
- Lấy người học làm trung tâm.
- Định hướng, phân hóa năng lực người học.
- Dạy và học các năng lực thực tiễn.
=> Dạy học tích hợp liên môn giúp học sinh trở thành người học tích cực, người công
dân có năng lực giải quyết tốt các tình huống có vấn đề mang tính tích hợp trong thực
tiễn cuộc sống. Dạy học tích hợp liên môn cho phép rút ngắn được thời gian dạy học
đồng thời vẫn tăng được khối lượng và chất lượng thông tin.
2. Cơ sở thực tiển:
2.1.Thực trạng:
- Đa số học sinh xem môn địa lý là môn phụ nên tâm lý học sinh thờ ơ, ít đầu tư cho
việc học bộ môn. Các em còn phải dành thời gian học các môn khác.
- Các kỷ năng như xử lý số liệu, phân tích nhận xét biểu đô, kỷ năng sử dụng Át lát,vẽ
biểu đồ... của đa số học sinh hiện nay còn rất hạn chế.
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước

2



Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
- Việc HS sử dụng kiến thức liên môn để vận dụng vào môn Địa lý còn hời hợt,chưa
nắm được cách thức nên rất lúng túng khi giáo viên giao nhiệm vụ.
- Nhiều em kiến thức các môn ở trường phổ thông còn yếu nên khả năng tích hợp kiến
thức môn này vào môn khác còn lúng túng, thiếu hiệu quả.
- Chương trình Địa lý trong nhà trường phổ thông có nhiêu tiềm năng, cơ hội để xác
định, xây dựng các nội dung, chủ đề tích hợp trong môn học hoặc với các môn khoa
học liên quan như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, GDCD.
- Kinh nghiệm dạy học dự án là hình thức tích hợp liên môn ở một số tỉnh, thành phố
đã áp dụng.
- Cuộc thi tìm hiểu kiến thức liên môn do Bộ GD-ĐT phát động với hàng ngàn HS và
GV tham gia trên phạm vi cả nước.
- Định hướng vận dụng quan điểm tích hợp trong giáo dục giai đoạn sau năm 2015
của Bộ Giáo dục - Đào tạo.
2.2. Nguyên nhân:
* Về phía giáo viên: Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công
tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Giáo viên không ngừng đổi mới
phương pháp dạy học để mỗi giờ học không trở nên nhàm chán, đơn điệu. Tuy nhiên,
vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Phương pháp và kỷ thuật dạy học chưa thực sự phù hợp với một bộ phận không nhỏ
học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa cao.
- Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp tích hợp
kiến thức các môn vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học
sinh.
- Một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn
cảm xúc ẩn sau mỗi khối óc của người học.
* Về phía học sinh:
- Một số học sinh vì lười học, chán học mãi chơi, hổng kiến thức nên không chuẩn bị
tốt tâm thế cho giờ học Địa lý.
- Đời sống kinh tế của người dân trên địa bàn Triệu Phong chưa thực sự ổn định, phụ

huynh dành phần lớn thời gian cho việc làm kinh tế nên ít có thời gian quan tâm kèm
cặp con em mình. Bản thân các em còn phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp,
không có thời gian học.
- Đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem tivi,
chơi game ngày càng nhiều làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao
nhãng việc học tập.
Vì vậy khi được Trường phân công, chúng tôi mạnh dạn thực hiện chuyên đề “ Vận
dụng kiến thức liên môn vào dạy- học môn Địa Lý” và thông qua ý tưởng dạy bài “
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước

3


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
Vùng biển Việt Nam” với mong muốn chia sẽ chút kinh nghiệm nhỏ bé với các thầy
cô giáo. Đồng thời đây cũng là dịp để chúng tôi học hỏi thêm từ các đồng nghiệp
những kinh nghiệm về việc dạy học tích hợp liên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy
học hiện nay.
II. Thực tế của dạy học tích hợp liên môn trong môn Địa lý hiện nay:
1 Thuận lợi:
Trong chương trình môn Địa lý ở trường THCS, học sinh có thể sử dụng kiến thức
ở nhiều môn học “liên quan” để giải quyết một số vấn đề: tích hợp kiến thức môn
Toán để hình thành kỹ năng tính toán, xử lý số liệu; môn Hóa học để giải quyết về vấn
đề liên kết hóa học, đo đạc mức độ ô nhiễm môi trường, tính chất hóa học của các loại
đất đá, môn Sinh học biết được các hệ sinh thái, kiểu rừng, giải thích cơ chế của sự
thích nghi, tiến hóa, mối quan hệ giữa sinh học và môi trường; môn Vật lý để giải
quyết về lực hút trái đất,về thiên văn học, vấn đề về năng lượng, trao đổi vật chất hay
để giải thích dễ dàng cơ chế tác động của các chất đến sự sống; môn Văn học để đọc hiểu văn bản một cách chính xác và viết cho đúng ngữ pháp, về các câu thơ, tục ngữ

ca dao vận dụng để giải thích các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội,
môn GDCD tích hợp về vấn đề ý thức bảo vệ môi trường, chấp hành giao thông… .
Với những thuận lợi trên, chúng tôi nhận thấy so với các môn học trong nhà trường
hiện nay thì môn Địa lý có nhiều cơ hội hơn trong việc xác định và xây dựng các nội
dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn, hay các chủ đề định hướng phát triển năng
lực học sinh.
2 Khó khăn
* Từ phía đội ngũ giáo viên: Đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo
theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích
hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do
giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ
về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn
giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên các môn “liên
quan” ít có sự trao đổi chuyên môn do vậy khi dạy học tích hợp liên môn chưa có sự
thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học
tích hợp liên môn của các môn “liên quan”; Do chương trình giáo dục đã trải qua
nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác môn chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc
chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới và chưa được trang bị về
“phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học “liên quan” nên cho dù đã xác
định được kiến thức, mức độ cần liên môn ở mỗi nội dung, chủ đề thì việc lựa chọn
phương pháp tổ chức đôi khi còn chưa phù hợp, thậm chí không mang lại hiệu quả.
Do đó khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn kết quả đạt được mới ở mức tích hợp;
chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng kiến thức ở các môn “liên quan” làm
công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học bộ môn, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp
của các môn “liên quan” trong dạy học các chủ đề tích hợp liên môn và cũng chưa
thực sự giảm tải được...
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước


4


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
* Từ phía các em học sinh: Qua thực tế giảng dạy các em học sinh ở Triệu
Phước chúng tôi nhận thấy có thể do nhiều lí do khác nhau mà phần lớn các em học
môn Địa lý vẫn theo xu hướng học thụ động; các em ít tích cực, không chủ động cho
việc chuẩn bị, tìm hiểu, khai thác kiến thức môn học trong các giờ học; các em vẫn
đang theo xu hướng học lệch của nền giáo dục “ứng thí” hiện nay nên không tích cực
hợp tác cho việc chuẩn bị cho giờ học tích hợp liên môn hoặc không thể sử dụng kiến
thức của các môn “liên quan” như một công cụ để khai thác kiến thức mới ở môn Địa
lý.
* Từ phía chương trình sách giáo khoa của môn Địa lý hiện nay: Được viết theo
kiểu đơn môn nên đôi khi còn có sự chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa
các môn học “liên quan”, giữa các cấp học, các lớp học, nên khi tiến hành xác định
được các nội dung tích hợp liên môn nhưng thực hiện không có hiệu quả cao hoặc
không thực hiện được.
III. Hoạt động dạy học và các tiến trình dạy học tích hợp liên môn:
1. Các hình thức tích hợp cơ bản :
- Có 3 hình thức tích hợp cơ bản là : liên môn, xuyên môn và nội môn.
+ Tích hợp liên môn:
Là hình thức tích hợp được chú trọng nhất. Đây là hướng tích hợp mở rộng ra
tất cả các bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật, thể dục - thể thao
(ngoài môn Địa Lí).
+ Tích hợp xuyên môn:
Là hình thức tích hợp mở rộng phạm vi tìm hiểu ra ngoài trường học. Nó đảm
bảo tính cập nhật, tính thực tế vì gắn với các tư liệu thu thập được trong cuộc sống
cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Tích hợp nội môn:
Là hình thức tích hợp lâu nay vẫn thường sử dụng trong dạy học truyền thống,

nay sẽ có định hướng rõ ràng hơn. Tích hợp nội môn gồm :
* Tích hợp dọc:(là tích hợp trong cùng một phân môn Địa Lí với nhau từ bậctrung
học cơ sở trở lên)
* Tích hợp ngang: (là tích hợp giữa 2 phân môn Địa Lí với nhau, giữa lý thuyết và
thực hành rèn luyện kĩ năng).
2.Các mức độ tích hợp trong một bài học:
- Tích hợp ở mức độ toàn phân (cao nhât)
- Tích hợp ở mức độ bộ phận (trung bình)
- Tích hợp ở mức độ liên hệ (thấp nhất)
3. Cách tổ chức dạy học và phương pháp dạy học:
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước

5


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
- Để có 1 tiết dạy học tích hợp của môn Địa Lí trung học cơ sở trên lớp, tôi xác định
có 4 bước chuẩn bị cơ bản:
- Xác định giáo cụ trực quan và mức độ tích hợp cho bài học.
- Xác định được mục tiêu bài học và các nội dung cần tích hợp.
- Xác định hình thức tích hợp và hướng khai thác giáo cụ trực quan.
- Xác định hệ thống câu hỏi mang tính sát thực với nội dung, có liên hệ thực tế và tính
phân hóa được dẫn dắt từ dễ đến khó
-Tạo môi trường tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người
học, giữa người dạy với người dạy.—> Giúp cho học sinh và giáo viên tự tin bày tỏ ý
kiến cá nhân, tạo điêu kiện học tập và giảng dạy với tính tự lập và liên kết nhóm, tính
sáng tạo ngày càng được phát huy.
IV. Một số ví dụ về tích hợp kiến thức các môn học khác vào môn Địa lý THCS:

- Sử dụng phương pháp tích hợp liên môn, có thể vận dụng vào dạy học môn Địa lý
cho các lớp từ lớp 6 đến lớp 9.
Lớp 6: Khi dạy chương trái đất và bản đồ, giáo viên tích hợp với môn Toán để
HS biết cách tính tỉ lệ bản đồ, cách xác định phương hướng,tìm tọa độ Địa lý của một
địa điểm hay tính giờ các địa phương trên trái đất.
Lớp 7: Khi dạy các môi trường tự nhiên ở mỗi đới, GV tích hợp kiến thức của
nhiều môn học như sinh vật để cho HS thấy được mối quan hệ nhân quả của các yếu
tố tự nhiên trong mỗi đới. VD: như môi trường xích đạo ẩm do vị trí nằm hai bên xích
đạo nên có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm nên tạo điều kiện cho rừng rậm
phát triển. Hay MT nhiệt đới có nhiệt độ cao, mưa theo mùa và có mùa khô kéo dài
nên cảnh quanh chủ yếu là rừng thưa và xa van....Môn GDCD cũng có thể tích hợp
vào các phần về ý thức khai thác tự nhiên và bảo vệ môi trường của từng đ ới hay khi
dạy phần dân cư, kinh tế xã hội của các châu lục, các khu vực, GV nên cho HS tích
hợp kiến thức môn Lịch Sử nhằm giúp HS hiểu hơn về quá khứ của châu lục hay quốc
gia đó để thấy được sự phát triển của một quốc gia hay khu vực đó.
Lớp 8: Phần học kỳ 2 khi dạy về địa lý tự nhiên Việt Nam, GV có nhiều cơ hội
để hướng dẫn học sinh tích hợp kiến thức của nhiều môn học vào bài dạy.VD: Khi dạy
bài khí hậu thì hướng dẫn HS lấy các câu ca dao, tục ngữ để chứng minh cho sự phân
hóa của khí hậu Việt nam như:
‘‘Trường sơn Đông nắng Tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”
Hoặc:“Trường sơn Đông, Trường sơn Tây Bên nắng đốt bên mưa bay
Hay phân hóa Bắc Nam:
“Nghe ngoài đó có gió mùa Đông Bắc
Em ở trong này gửi chút nắng Hậu Giang”
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước

6



Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
- Khi dạy về phân tích biểu đồ và bảng số liệu về nhiệt độ, lượng mưa, hay xác định
mùa lũ, mùa cạn của sông ngòi, GV nên cho HS sử dụng kiến thức của môn Toán để
vận dụng tìm ra kiến thức mới.
Ngoài ra có thể tích hợp môn hóa vào dạy phần Địa hình catxtow(Địa hình đá
vôi và các hang động) và bài Đất Việt Nam. Môn Sinh tích hợp vào bài Sinh vật Việt
Nam. Môn GDCD vào các mục bảo vệ tài nguyên môi trường....
Lớp 9: Chương địa lý dân cư, GV nên cho HS tích hợp kiến thức môn Toán vào
để tính sự gia tăng dân số qua các giai đoạn cũng như tính tỉ suất gia tăng dân số tự
nhiên, gia tăng dân số cơ giới, hay xử lý bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, theo giới
tính. Môn GDCD vào dạy phần sự cần thiết phải hạ thấp tỉ lệ tăng dân số bằng ý thức
chấp hành chủ trương chính sách về dân số của Đảng, nhà nước. Môn lịch sử vào bài
sự phân bố dân cư và các loại hình quần cư, bài lao động việc làm và chất lượng cuộc
sống.
Khi dạy về địa lý các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, các ngành dịch
vụ thì chúng ta có thể tích hợp được nhiều môn học như Toán đế xử lý bảng số liệu, vẽ
các loại biểu đồ. Môn sinh học vào bài sự phát triển phân bố nông nghiệp, bài lâm
nghiệp thủy sản.vv...
V. Các môn học được tích hợp qua bài Vùng Biển Việt Nam:
Gồm: Toán, Hóa, GDCD, Âm nhạc, Lịch sử
Trước đây, khi dạy bài này chúng tôi cũng có liên hệ thực tế để giáo dục học
sinh nhưng chưa thực sự hiệu quả, người học cảm thụ một cách hời hợt, thiếu sáng tạo
khiến cho giờ dạy nhàm chán, mệt mỏi. Nhưng khi kết hợp kiến thức Âm nhạc, Giáo
dục công dân, toán, lý, hóa, sinh,...vào bài dạy, với tinh thần mưa dầm thấm lâu thì
học sinh hứng thú hơn, chủ động tích cực hợp tác với giáo viên, không khí giờ học sôi
nổi hơn. Chất lượng nhờ đó mà nâng lên rõ rệt.
Với bài “ Biển Việt Nam", tôi tiến hành tích hợp các môn như sau:
Để HS hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quan hơn về biển Việt Nam Mở đầu bài

dạy bằng một bài hát; Biển hát chiều nay của nhạc sĩ Hồng Đăng đi kèm theo bài hát
là một số ảnh về biển (Tích hợp môn Âm Nhạc) sau đó dẫn dắt HS vào bài.Với cách
tích hợp này, tôi thấy không khí lớp học nhẹ nhàng hơn, người học có tâm thế hơn khi
tiếp nhận và cảm thụ cái hay, cái đẹp của biển nước ta.
Phần 1.a.
Khi dạy về diện tích, giới hạn và các bộ phận của vùng biển, GV cho HS sử
dụng kiến thức môn Toán để tính đơn vị hải lý ở sơ đồ SGK, qua đó HS hiểu rõ hơn
về đơn vị hải lý dùng đo trên biển.
Môn lịch sử với việc liên hệ cuộc kháng chiến Ngô Quyền trên sông Bạch
Đằng: Lợi dụng chế độ triều trong quá trình đánh quân giặc

GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước

7


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
Đến mục dạy về tài nguyên và bảo vệ môi trường biển GV cho HS xem một số
ảnh và video rồi hỏi: Vì sao biển bị ô nhiểm và chúng ta cần có giải pháp nào để bảo
vệ tài nguyên môi trường biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hựơng(Tích hợp
môn GDCD) HS sử dụng kiến thức môn GDCD đế trả lời yêu cầu của nội dung câu
hỏi đưa ra.
C:PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào dạy học ở môn Địa lý là có hiệu
quả đã góp phần nâng cao một bước chất lượng dạy và học trong nhà trường phổ
thông.Trên đây là báo cáo của chúng tôi vể chuyên đề “Tích hợp liên môn vào dạy
học môn Địa Lý" và thử nghiệm qua môt tiết dạy bài “ Vùng biển Việt Nam” Địa Lý

8 nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy học.Trong quá trình thực hiện chuyên đề
chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp chân tình của quí thây cô
giáo để chúng ta cùng rút kinh nghiệm cho việc dạy – học tiếp theo.
2 . Kiến nghị:
Các giáo viên bộ môn cần nghiên cứu chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng
để lập chủ đề dạy học cho phù hợp.
Cần giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp nhiều hơn.
Hội đồng bộ môn nên thống nhất các chủ đề trong dạy học.
Trên đây là báo cáo chuyên đề dạy học theo chủ đề “TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN
MÔN VÀO DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ THCS” của trường THCS Triệu Phước. Chắc chắn
không tránh khỏi các sai sót, rất mong hội đồng bộ môn các cấp và các thầy cô giáo về
dự chuyên đề góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước

8


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
PHẦN II: BÀI SOẠN TIẾT DẠY MINH HỌA
(thông qua ý tưởng thiết kế cho tiến trình 1 tiết dạy Địa Lí bình thường)

Ngày soạn: 10/1/2018

Tiết 26- Bài 24:

VÙNG BIỂN VIỆT NAM


I. Muc tiêu:
1. Về kiến thức: Sau bài học học sinh cần:
- Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm về vị trí,khí hậu, hải văn của biển
Đông và vùng biển nước ta.
- Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng. Biết các thiên tai thường
xảy ra ở vùng biển nước ta và sư cần tiết phải bảo vệ tài nguyên môitrường biển.
2. Về kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ khu vực Đông Nam Á để xác định được vị trí, giới hạn của biển
Đông.
- Sử dụng lược đồ phân bố nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển
Đông để xác định và trình bày.
3. Về thái độ:
Giáo dục cho HS biết vùng ven biển nước ta ở một số tỉnh thành đang bị ô nhiểm do
nhiều nguyên nhân đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên biển.
II.Các phương pháp /kĩ thuậtt dav học tích cưc:
-PP: Thảo luận nhóm, nêu và giải quyêt vân đề, học sinh làm việc cá nhân
-KT: HS làm việc cặp đôi- chia sẻ; trình bày 1 phút, hỏi chuyên gia, động nảo.
III.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh;
1. Giáo Viên:
- Bản đồ tự nhiên khu vực ĐNÁ. Hình 24.1, H 24.2, H 24.3. Một số ảnh
-Máy chiếu, phiếu Học tập.
2. Học sinh:
- Soạn nội dung câu hỏi SGK của bài, Át lát Địa Lý VN.
IV. Tiến trình bài học:
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước

9



Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
1.Kiềm tra bài cũ: Không KTra
2.Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài mới:
Để HS hiểu rõ hơn và có cái nhìn tổng quan hơn về biển Việt Nam. Mở đầu bài
dạy bằng một bài'hát: Biển hát chiều nay - của nhạc sĩ Hồng Đăng đi kèm theo bài hát
là một số ảnh về biển (Tích hợp môn Âm Nhạc) sau đó đẫn dắt HS vào bài mới.
* Hoạt động 1: tìm hiểu chung của biển đông:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG KIÊN THỨC

HĐl.a: Tìm hiểu vể diện tích và giới hạn biểnVN.

a. Vị trí, giới hạn:

HS làm việc cả nhân-độc lập suy nghĩ. KT;Chia
sẽ, động nảo
Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát H 24.1 và hỏi:
- Từ H 24. l.hãy đọc tên các eo biến và các vịnh,
xác địnhgiới hạn của biển đông
- Cho biết vùng biển nước ta có diện tích là bao
nhiêu km2, tiếp giáp vùng biển của những quốc
gia nào?
Bước 2: GV chuẩn kiến thức:
Bước 3: GV đưa sơ đồ các bộ phận vùng biển VN - Biển Đông là 1 biển lớn với diện
tích khoảng 3447000 km2, tương
Cho HS xác định các bộ phận của Biển VN và
đối kín, nằm trải rộng từ xích đạo

hỏi:
đến chí tuyến Bắc.
? 1 hái lý=l 852m. Vậy căn cứ vào đâu để có đơn
vị hải lý?

HS tính toán được: 40.000 : 360: 60’= 1,852Km
(Tích hợp môn Toán)
GV: Biển Đông là do Việt Nam đặt tên còn trên
BĐ thế giới biển Nam Trung Hoa, DT là
3447000 km, rộng thứ 3 của TBD, tương đối kín,
giáp 6 quốc gia và một vùng lãnh thổ.

- Vùng biển Việt Nam là 1 phần
cúa biến Đông, diện tích khoảng
1 triệu km2, biến nóng quanh
năm.

Giải thích đường cơ sở của vùng biển nước ta H
24.5/92 mới vẽ đến đảo Cồn Cỏ do phần vịnh Bắc
Bộ giữa VN và Trung Quốc chưa thoả thuận
xong.
HĐ 1.b: Tìm hiểu đặc điếm khí hậu, hải văn của
biển.
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước 10


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
PP: HS làm việc theo nhóm-trải nghiệm sáng tạo

Bước 1: Gvchia nhóm, giao nhệm vụ -hs trải
nghiệm và sáng tạo sản phẩm trong vòng 1 tuần
Nhóm 1: Đặc điểm khí hậu của biển:
+Chế độ nhiệt
+Chế độ gió

b. Đặc điếm khí hâu và hải văn
của biển:

+Chế độ mưa
Nhóm 2. Đặc điểm hải văn của biển:

*Khíhậu:

+ Dòng biển
+ Chế độ thuỷ triều
+ Độ muối
Với các gợi ý:
-Quan sát H 24.2, nhận xểt sự thay đổi nhiệt độ
nước biển tầng mặt tháng 1 và tháng 7? Nguyên
nhân?
-Nhận xét chế độ gió, chế độ mưa của biển

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm
là 23°c.
- Chế độ gió: Gió ĐB từ tháng
10-4, gió TN từ tháng 5-9
- Chế độ mưa ít hơn đất liền, TB
1100-1300 mm/ năm.


Vùng biển VN mang tính chất nhiệt đới gió mùa
thể hiện như thế nào? Vì saohướng chảy 2 dòng
biển mùa đông và mùa hạ lại khác nhau ?
- Nhận xét về thủy triều,độ muối của biển?
Bước 2: Các nhóm cử đại diện lên bảng báo cáo,
trả lời các câu hỏi của nhóm bạn, các nhóm khác
theo dõi và nhận xét, bổ sung.
Bước 3: Nếu hs trình bày chưa tốt-GVGT: tháng
1 nhiệt độ nước biển tầng mặt giảm dần từ biển
vào đất liền ở miền Bắc, miền Nam tăng dần do
tác động của gió mùa ĐB về mùa đông. Tháng 7
chênh lệch ít khoảng1oC

* Hải lưu:
- Dòng biển lạnh ĐB-TN, dòng
biển nóng TN-ĐB.

Hướng chảy của 2 đòng biển ngược nhaudohướng
của 2 loại gió mùa thổi tạo nên.
- Chế độ thuỷ triều rất phức - tạp,
độc đáo.
Giải thích nước trồi: Là nước từ dưới đáy
chuyển động lên theo phương thẳng đứng. Nước
chìm là nước từ trên mặt chuyển đông xuống đáy
biển
Nguyên nhân: Do sự thay đổi về độ mặn của
GV: Đoàn Thị Lý

Trường THCS Triệu Phước 11



Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
nước biển tạo nên.
- Độ muối: TB là 30-33%%0
- Độ muối TB là 30-33 %0 nghĩa là gì?'
Nghĩa là TB cứ l000g nước biển bóc hơi thì thu
được 33g muối NaCL.
-Liên hệ cuộc kháng chiếnNgô Quyền trên sông
Bạch Đằng(tích hợp môn lịch sử)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tài nguyên và bảo vệ môi trường:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
HĐ 2:Tìm hiểu tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
Việt Nam.
- HS làm việc cá nhân-cặp đôỉ-chia sẻ.
- KT trình bày một phút, hỏi chuyên gia
Bước 1: GV cho 1 HS quan sát một số ảnh và nêu
câu hỏi: • Kể 1 số tài nguyên biển của nước ta?
Trò chơi nhỏ: 2nhóm chọn hai thành viên,trong thời
gian 1 phút ,nhóm nào kể tên được nhiều tài nguyênthì thắng cuộc

NỘI DUNG KIẾN THỨC

* Tài nguyên:

- Nguồn tài nguyên biển
phong phú (Hải sản, khoáng
sản-nhất là dầu mỏ và khí đốt,
có nhiều bãi biển đẹp phát
triển du lịch..)


• Chúng là cơ sở phát triển những ngành kinh tế nào?
? Em hãy kể tên các HST ven biển nước ta. (HST
Rừng ngập mặn, HST trên các đảo,các rặng san hô,
rừng dừa,HST trên đât phèn.)

- Cung cấp hơi ẩm,gây mưa
cho lục địa.

? Những thiên tai thường xày ra ở vùng biên nước ta? -Tạo ra các hệ sinh thái ven
biển.
GV yêu cầu HS quan sát tranh về ô nhiễm và hỏi
• Những nguyên; Nhân làm cạn kiệt tài nguyên biển
và làm ô nhiễm môi trường vùng ven biến

• Để bảo vệ tốt tài nguyên môi trường biển và chủ
quyền quốc gia chúng ta cần phải làm gì?
-Liên hệ vùng bãi ngang Triệu Phước
-Sự cố ô nhiểm biển gần đây
(Tích hợp môn GDCD ) về ý thức bảo vệ môi
trường biển đảo
GV: Đoàn Thị Lý

* Bảo vệ MT Biển

- Một số thiên tai thường xảy
ra ở vùng biển nước ta: Mưa,
bão, sóng to, triều cường.
- Đã có hiện tượng ô nhiễm ở
1 số vùng ven bờ
- Nguồn lợi hải sản đang giảm

Trường THCS Triệu Phước 12


Chuyên đề: Tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Địa Lý THCS
Bước 2: GV chuẩn kiến thức
3. Cũng cố:
1. Vì sao vùng biển nước ta không bị đóng băng như các vùng biển ở cực?
2. Vì sao nói biển Đông là một ổ bão?
(Vì là 1 biển nóng, nơi giao tranh của các luồng gió và các khối khí, các Frông và hội
tụ nhiệt đới.)
3. Năm 2014 một sự kiện nổi bật xảy rạ trên vùng biển nước ta là gì? Theo em chúng
ta cần làm gì để giữ vững chủ quyền biển đảo quốc gia?
4. Hướng dẫn HS học bài ở nhà:
-Trả lời các câu hỏi cuối bài ở SGK. Nắm được đặc điểm khí hậu và hải văn của biển
nước ta? Nguồn tai nguyên biển cũng như các biện pháp bảo vệ tài nguyên môi trường
biển.
- Học bài và chuẩn bị bài 25 tiết sau học, xem kĩ bảng 25.1, H 25.1
- Đọc bài đọc thêm ở SGK. Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam/ 91.

V. RÚT KINH NGHIỆM TIÉT DẠY:
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
Triệu Phước, tháng 1 năm2018
Người viết

Đoàn Thị Lý

GV: Đoàn Thị Lý


Trường THCS Triệu Phước 13



×