Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI TỪ VIỆC DẠY HỌC CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.24 KB, 102 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐOÀN THỊ THU HOÀI

HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI TỪ VIỆC DẠY HỌC
CÁC VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM TRUNG ĐẠI
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VĂN - TIẾNG VIỆT
Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM TUẤN VŨ

NGHỆ AN - 2012


2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................6
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................7


6. Cấu trúc của luận văn....................................................................................7
Chương 1. HÌNH THÀNH TRI THỨC VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT.........................8
1.1. Khái niệm thơ Đường luật..........................................................................8
1.2. Thống kê, phân loại, phân tích sơ bộ kết quả thống kê và phân loại
thơ Đường luật của Việt Nam thời trung đại được dạy học ở trường trung
học phổ thông..................................................................................................12
1.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học thơ Đường luật ở
trung học phổ thông.........................................................................................13
1.3.1. Thuận lợi...............................................................................................13
1.3.2. Khó khăn...............................................................................................14
1.4. Những tri thức chủ yếu của thơ Đường luật cần hình thành....................21
1.4.1. Sự hàm súc kín đáo...............................................................................22
Chương 2. HÌNH THÀNH TRI THỨC VỀ TRUYỆN TRUYỀN KỲ....................28
2.1. Khái niệm truyện truyền kỳ......................................................................28
2.2. Giới thiệu sơ bộ về tác giả và tác phẩm truyền kỳ Việt Nam được dạy
học ở trung học phổ thông...............................................................................31
2.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học truyện truyền kì ở
trung học phổ thông.........................................................................................35
2.3.1. Thuận lợi...............................................................................................35
2.3.2. Khó khăn...............................................................................................36
2.4. Những tri thức cơ bản về truyện truyền kì cần hình thành.......................41
2.4.1. Sự kì lạ thể hiện bằng việc nhân hóa loài vật........................................41
2.4.2. Sự kỳ lạ qua việc miêu tả một thế giới khác song hành với thế giới
trần tục và con người có phép tái sinh.............................................................45


3
Chương 3. HÌNH THÀNH TRI THỨC VỀ VĂN CHÍNH LUẬN VIỆT NAM
TRUNG ĐẠI.....................................................................................................49
3.1. Khái niệm văn chính luận Việt Nam trung đại.........................................49

3.2. Thống kê, phân loại và phân tích sơ bộ kết quả thống kê, phân loại
phần văn chính luận được dạy học ở trung học phổ thông..............................51
3.3. Thuận lợi và khó khăn chủ yếu của việc dạy học văn chính luận Việt
Nam trung đại ở trung học phổ thông.............................................................52
3.3.1. Thuận lợi...............................................................................................52
3.3.2. Khó khăn...............................................................................................53
3.4. Những tri thức cơ bản của văn chính luận Việt Nam trung đại cần
hình thành........................................................................................................58
3.4.1. Tính chất nguyên hợp............................................................................58
3.4.2. Sự thể hiện hình tượng tác giả...............................................................60
Chương 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG THEO HƯỚNG CHÚ TRỌNG
HÌNH THÀNH TRI THỨC THỂ LOẠI...............................................................63
4.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học ngữ văn hiện nay có liên quan.........63
4.1.1. Dạy học theo yêu cầu đổi mới...............................................................63
4.1.2. Dạy học theo hướng chú trọng hình thành tri thức thể loại..................65
4.2. Thiết kế một số bài giảng theo hướng hình thành tri thức thể loại..........66
4.2.1 Giáo án thứ nhất: Thương vợ (Trần Tế Xương).....................................66
4.2.3 Giáo án thứ hai: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
.........................................................................................................................73
4.2.4. Giáo án thứ ba: Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi).................................82
4.3. Kết quả thực nghiệm................................................................................86
4.3.1. Mục đích thực nghiệm...........................................................................86
4.3.2. Nội dung thực nghiệm...........................................................................86
4.3.3. Địa bàn thực nghiệm.............................................................................87
4.3.4. Quá trình thực nghiệm...........................................................................87
4.3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm.............................................................88
4.3.6. Kết luận thực nghiệm............................................................................90
4.3.7. Rút kinh nghiệm và giải pháp................................................................91
KẾT LUẬN.......................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................94



4


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Mỗi tác phẩm văn chương đều tồn tại bằng hình thức thể loại
nhất định. Đó có thể là một thể loại đơn nhất hoặc có thể pha trộn các thể
loại. Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần lĩnh hội tác phẩm văn chương
Việt Nam trung đại được dạy học ở trường học phổ thông phù hợp với thể
loại của chúng.
1.2. Văn học Việt Nam trung đại là một bộ phận quan trọng trong
chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Đó là những văn bản ra đời
cách đây đã lâu, trên cơ sở hình thái kinh tế xã hội phong kiến, lý tưởng
thẩm mỹ có những điểm khác biệt lớn so với hiện nay. Lĩnh hội những giá
trị đặc thù bao giờ cũng khó khăn nhưng nếu có ý thức cao và có phương
pháp thích hợp để vượt qua những trở ngại, người dạy và người học sẽ đạt
được những kết quả tốt đẹp. Nghiên cứu đề tài này góp phần theo mục đích
trên.
1.3. Hiện nay trong nhà trường phổ thông đang có phong trào đổi mới
phương pháp dạy học văn. Bên cạnh những kết quả tốt đẹp đáng ghi nhận
cũng còn có những điều cần khắc phục, chẳng hạn việc lạm dụng các
phương tiện dạy học hiện đại không phù hợp với bản chất môn văn trong
nhà trường nói chung và văn học Việt Nam trung đại nói riêng. Nghiên cứu
đề tài này góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học văn đúng thực
chất và hiệu quả.
1.4. Văn học Việt Nam trung đại là một bộ phận quan trọng trong
chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Bộ phận văn học này là một di

sản văn học quý báu của dân tộc. Nó không chỉ để lại cho đời sau những
giá trị thẩm mỹ lớn lao về nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm văn
chương mà còn chứa đựng trong đó biết bao giá trị văn hóa truyền thống
cùng những vui, buồn, trăn trở của người xưa gửi gắm đến người sau. Tuy
nhiên, trong quá trình giảng dạy văn học trung đại ở trường phổ thông,
giáo viên gặp không ít khó khăn. Các văn bản văn học Việt Nam trung đại
được đưa vào trong chương trình phổ thông đều là những tác phẩm xuất


2
sắc của các nhà thơ, nhà văn lớn của dòng văn học dân tộc. Bộ phận văn
học này đa dạng về thể loại nhưng chúng tôi chỉ nghiên cứu việc hình
thành tri thức ba thể loại là thơ Đường luật, truyện truyền kỳ và văn chính
luận Việt Nam thời trung đại vì trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy
trực tiếp tại trường phổ thông , chúng tôi thấy

giáo viên Ngữ văn khi

giảng dạy các thể loại kể trên gặp một số khó khăn khi truyền đạt đến đối
tượng tiếp nhận.
2. Lịch sử vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn ở trường trung học thổ thông
cần phải chú ý đến vấn đề dạy tích hợp và chú ý đến đặc trưng thể loại.
Hiện nay có ít tài liệu đề cập đến vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu. Phần
lớn dưới dạng nghiên cứu cụ thể ở từng tác phẩm. Những vấn đề chung về
đổi mới giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo viết:
“Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới
mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi
mới các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các
nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học ở trong phòng học và ngoài hiện

trường; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận
dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung,
hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp các kiểu
đánh giá truyền thống với các trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá
khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học
sinh” [4 , 9-10].
Theo Nguyễn Hải Châu, “Quan điểm dạy học là những định hướng
tổng thể cho các hành động phương pháp, trong đó có sự kết hợp giữa
các nguyên tắc dạy học làm nền tảng, những cơ sở lý thuyết của lý luận
dạy học, những điều kiện dạy học và tổ chức cũng như những định
hướng về vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học.
Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cương
lĩnh, là mô hình lí thuyết của phương pháp dạy học. Những quan điểm
dạy học cơ bản: dạy học giải thích minh họa, dạy học gắn với kinh


3
nghiệm, dạy học kế thừa, dạy học định hướng học sinh, dạy học định
hướng hành động, dạy học định hướng mục tiêu, dạy học giải quyết vấn
đề, dạy học tình huống, dạy học giao tiếp, dạy học nhiên cứu, dạy học
khám phá, dạy học mở” [20].
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp (methodos) có
nghĩa là con đường để đạt mục đích. Như vậy, phương pháp dạy học là con
đường để đạt mục đích dạy học.
Phương pháp dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy học. Cách thức hành động bao giờ cũng diễn ra
trong những hình thức cụ thể. Cách thức và hình thức không tách nhau một
cách độc lập. Phương pháp dạy học là những hình thức và cách thức hoạt
động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định
nhằm đạt mục đích dạy học. Phương pháp dạy học là những hình thức và

cách thức, thông qua đó và bằng cách đó giáo viên và học sinh lĩnh hội
những hiện thực tự nhiên và xã hội xung quanh trong những điều kiện học
tập cụ thể” [32, 31].
Phương pháp dạy văn nói chung và dạy học văn học Việt Nam thời
trung đại nói riêng đã được một số nhà khoa học về phương pháp dạy học
nghiên cứu. Chúng tôi xin điểm qua một số những công trình nghiên cứu đó.
Trong giáo trình Phương pháp dạy học của nhóm tác giả Phan Trọng
Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng và Trần Thế Phiệt do Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội tái bản năm 1999, Phan Trọng Luận cùng các nhà
biên soạn đã đề cập đến phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ
thông. Trong giáo trình này các nhà biên soạn đã đưa ra các phương pháp
cụ thể của việc dạy học văn. Đặc biệt là trong giáo trình này các tác giả đã
cho chúng ta thấy được vai trò của người học trong quá trình phân tích tác
phẩm văn chương là chủ thể cảm thụ. Các tác giả cũng đã đưa ra những
phương pháp cụ thể khi dạy một thể loại nhất định như phương pháp dạy
học môn làm văn, phương pháp dạy học văn học sử... Tuy nhiên về thể loại
văn học Việt Nam thời trung đại các tác giả chưa thực sự quan tâm lắm.
Hơn nữa do tài liệu này ra đời lâu với lại chương chình SGK đã cũ, xu thế


4
xã hội khác và những phương pháp dạy học văn mà giáo trình nêu ra
không còn phù hợp nữa.
Năm 2007, trong cuốn Để dạy tốt và học tốt tác phẩm văn chương
(phần trung đại) ở trường phổ thông, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương đã
nêu ra thực tế khó khăn và thuận lợi trong việc dạy học văn học trung đại ở
trường phổ thông. Và cũng trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra các
phương pháp dạy học văn học trung đại như hướng dẫn học sinh đọc tác
phẩm, dạy học văn học thông qua cắt nghĩa, dạy thơ trung đại thông qua
chú giải sâu.

Chúng tôi cho rằng những vấn đề mà tác giả nêu lên về phương pháp
dạy học văn học trung đại không có gì mới. Hơn nữa trong sách này
phương pháp dạy học văn học trung đại theo từng thể loại cũng chưa có sự
đầu tư, chỉ mới trình bày sơ lược.
Nhà bác học M.M. Bakhtin khẳng định rằng “thể loại là nhân vật
chính của lịch sử văn học”. Theo nhiều nhà nghiên cứu, trong văn học thời
trung đại thể loại có vai trò lớn vì thời này do những nguyên nhân văn học
và phi văn học mà quy phạm bền vững, dẫn đến tình trạng các thể loại rất
khác nhau. Bởi vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu việc hình thành tri
thức thể loại từ việc dạy học các văn bản văn học Việt Nam trung đại ở
trung học phổ thông.
Một trong những ý nghĩa lớn nhất của việc nghiên cứu thể loại văn
học Việt Nam trung đại là nhận thức được vai trò của chúng trong việc góp
phần tạo nên giá trị của từng tác phẩm và vị thế của hệ thống thể loại đối với
văn học trung đại dân tộc. Nếu không có được những hiểu biết cần thiết về
mặt thể loại văn học thời trung đại, người nghiên cứu và người dạy - học
văn chương hôm nay sẽ nhận thức, đánh giá sai lạc các giá trị văn chương
trước đây.
Các tài liệu như sách giáo khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), tài liệu
bồi dưỡng giáo viên, thiết kế bài giảng, các tài liệu tham khảo khác ra đời
từ năm 2006 trở lại đây (năm 2006 là năm bắt đầu thực hiện đại trà bộ
SGK mới) đều trình bày cụ thể, chi tiết các bài Ngữ văn được giảng dạy


5
trong nhà trường, trong đó có các thể loại văn học trung đại. Các tác giả đã
phân tích rất rõ các đặc điểm của từng tác phẩm như về truyện truyền kì,
thơ Đường luật, văn chính luận… nhưng các kiến thức, các phương pháp
mà các tác giả trình bày lại riêng rẽ, rời rạc đối với từng tác phẩm. Mặc dù
các cuốn tài liệu này đã có trình bày về phương pháp dạy các tác phẩm văn

học, nó cập nhật sát với chương trình hiện hành… nhưng các phương pháp
dạy văn mà các tài liệu này đề ra đều chưa mang tính khái quát.
Trong các công trình nghiên cứu trên, các tác giả có nghiên cứu về
việc dạy học phần văn học Việt Nam trung đại theo từng thể loại. Song
những công trình đó đang dừng lại ở một mức độ nhất định và chưa có
một công trình nào nghiên cứu một cách kĩ lưỡng về phương pháp dạy
học văn học Việt Nam thời trung đại trong nhà trường trung học phổ
thông (THPT).
Đổi mới phương pháp dạy học văn được bắt đầu bằng việc thay
đổi chương trình SGK. Bộ SGK Ngữ văn chương trình chuẩn do tác
giả Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) và bộ SGK Ngữ văn nâng cao
do tác giả Trần Đình Sử (tổng chủ biên) đã có những thay đổi so với
bộ SGK chỉnh lí hợp nhất năm 2000. Bộ SGK Ngữ văn đã định
hướng cho giáo viên và học sinh khám phá phân tích tác phẩm bằng
hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, bằng yêu cầu cần đạt và ghi nhớ
ở đầu và cuối mỗi bài học. Phần yêu cầu cần đạt giúp giáo viên xác
định được trọng tâm kiến thức của bài học, giúp học sinh kiểm tra
việc dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của mình. Phần hệ
thống câu hỏi hướng dẫn học bài giúp học sinh (HS) từng bước
khám phá, tiếp cận văn bản và đồng thời nó cũng hướng dẫn giáo
viên (GV) tổ chức giờ dạy.
Năm 2010, với công trình nghiên cứu Về một số vấn đề tác giả tác
phẩm văn chương và cuốn Văn chính luận Việt Nam thời trung đại tác giả
Phạm Tuấn Vũ đã cung cấp cho một số kiến thức về thể loại văn học Việt
Nam thời trung đại và kiến thức về văn chính luận Việt Nam thời trung đại.
Cũng trong công trình nghiên cứu này tác giả đã phân tích khá cụ thể về


6
các thể loại văn học học trung đại như thơ Đường luật, truyện truyền kỳ và

văn chính luận Việt Nam thời trung đại... và những khó khăn và thuận lợi
của dạy học các thể loại văn học Việt Nam thời trung đại. Từ đó tác giả đã
đưa ra ý kiến của mình góp phần nâng cao hiệu quả dạy học các thể loại
văn học Việt Nam thời trung đại như người dạy phải hiểu được bản chất
của văn chính luận trung đại là sản phẩm mang tính tư duy nguyên hợp,
đặc điểm tư duy của người trung đại; phải chú ý đến đặc điểm riêng trong
cách xác định chân lí của người trung đại; phải tạo được cho học sinh tâm
thế tiếp nhận phù hợp; phải cung cấp nhiều kiến thức về văn học và phi
văn học; phải có sự tổng quan toàn bộ chương trình; phải biết đính chính
một số chỗ dịch chưa đúng…
Với đề tài Hình thành tri thức thể loại từ việc dạy học các văn bản
văn học Việt Nam trung đại ở trung học phổ thông, luận văn của chúng
tôi tiếp thu, kế thừa thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước
mong muốn đi vào tìm hiểu phương pháp hình thành tri thức thể loại văn
học trung đại Việt Nam trong nhà trường trung học phổ thông ở cả các thể
loại thơ Đường luật, truyện truyền kì và văn chính luận Việt Nam thời
trung đại nhằm bàn về phương pháp dạy học có các thể loại kể trên hệ
thống hơn, khái quát hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Nhận thức được vai trò của các thể loại chủ yếu có các văn
bản văn chương Việt Nam trung đại được dạy học ở trung học phổ
thông hiện nay.
3.2. Xác định được các phương pháp và biện pháp hình thành tri thức
thể loại thơ Đường luật, truyện truyền kỳ, văn chính luận Việt Nam trung
đại qua việc dạy học văn bản thuộc các thể loại này trong chương trình
Ngữ văn trung học phổ thông.
3.3. Trên cơ sở nhận thức đúng về thuộc tính của các thể loại này,
đính chính những sai sót trong sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài
liệu tham khảo hữu quan.



7
3.4. Soạn một số giáo án theo hướng chú trọng hình thành tri thức thể
loại văn học Việt Nam trung đại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu việc hình thành tri thức thể loại từ việc dạy học
các văn bản thuộc thơ Đường luật, truyện truyền kỳ và văn chính luận Việt
Nam trung đại trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu Ngữ văn : thống kêphân loại, tổng hợp- phân tích, đối sánh, kết hợp với sử dụng các phương
pháp nghiên cứu khoa học giáo dục: phương pháp quan sát, phương pháp
điều tra, phương pháp thực nghiệm.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung của luận văn được trình bày
trong bốn chương.
Chương 1: Hình thành tri thức về thơ Đường luật
Chương 2: Hình thành tri thức về truyện truyền kỳ
Chương 3: Hình thành tri thức về văn chính luận Việt Nam trung đại
Chương 4: Một số giáo án theo hướng chú trọng hình thành tri thức
thể loại văn học Việt Nam trung đại

Chương 1
HÌNH THÀNH TRI THỨC VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT
1.1. Khái niệm thơ Đường luật
Không một thể thơ nào được di thực vào Việt Nam có lịch sử lâu dài,
được sử dụng phổ biến và nhiều thành tựu như thơ Đường luật. Văn bản


8
văn chương thẩm mỹ Việt Nam có niên đại sớm nhất hiện còn được viết

theo thể thơ này (Quốc tộ của Khổng Lộ thiền sư). Ở những tháng năm
cuối cùng của văn học Việt Nam trung đại, thể thơ này vẫn được sử dụng
và ngày nay còn được dùng để sáng tác.
Có thể nói cả nhân loại bị thơ Trung Quốc đời Đường mê hoặc. Phần
lớn thơ thời ấy viết theo thể thơ này. Thơ Đường luật gồm những bài thơ
Trung Quốc và Việt Nam viết theo luật thơ được hoàn thiện ở đời Đường.
Thơ Đường luật còn được gọi là cận thể thi hay kim thể thi (thể thơ mới ra
đời). Đây là tên gọi mà người Trung Quốc từ sau đời Đường sử dụng để
phân biệt với thơ cổ thể (còn gọi là cổ thi hoặc cổ phong), loại thơ tương
đối tự do, không yêu câu chặt chẽ về số câu, cách gieo vần.
Theo Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển văn học (bộ mới) viết: “Thơ
Đường luật còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Thể thơ cách luật ngũ
ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ đời Đường ở Trung Quốc. Có ba dạng
chính: thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơ tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu) và thơ
bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó, thơ bát cú, nhất là
thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ), được gọi là dạng cơ
bản vì từ nó, có thể suy ra các dạng khác. Về bố cục, một bài bát cú gồm 4
phần: đề, thực, luận, kết. Trong đó “đề”, câu thứ nhất là phá đề, câu thứ hai
là thừa đề. Phá đề mở ý của bài ra, thừa đề để tiếp ý của phá đề chuyển vào
thân bài. “Thực” (câu 3 và 4) còn gọi là “thích thực” hay “cập trạng”, giải
thích rõ ý của đầu bài. “Luận” (câu 5 và câu 6) phát triển rộng ý của đầu
bài “ Kết” (hai câu cuối), kết thúc ý toàn bài. Cách chia thành 4 phần như
vậy cũng như việc quy định rõ nhiệm vụ từng phần càng về sau càng chặt.
Các nhà thơ có tài năng thường không để cho bố cục nói trên gò bó. Về
luật bằng trắc, buộc phải theo sự quy định về thanh bằng và thanh trắc theo
từng câu và trong cả bài. Hệ thống này được tính từ chữ thứ hai của câu thứ
nhất. Nếu chữ này thanh bằng thì bài thơ thuộc luật bằng (và ngược lại). Sự
sắp xếp âm thanh chẳng qua chỉ làm cho điệu thơ không đơn điệu. Muốn vậy
trong mỗi câu, các cặp bằng trắc lần lượt thay nhau; trong mỗi cặp câu (còn
gọi là “liên”), các chữ tương ứng của câu số lẻ và câu số chẳn phải có thanh



9
ngược nhau (trừ chữ thứ năm và thứ bảy trong liên đầu); nhịp đi của “liên”
trên phải khác nhịp đi của “liên” dưới, muốn vậy chữ thứ hai của câu chẵn
thuộc “liên” trên phải cùng thanh với chữ thứ hai của câu lẻ thuộc” liên” dưới
(sự giống nhau đó gọi là “niêm” vì làm cho hai câu thuộc hai “dính” vào
nhau). Ví dụ: công thức bốn câu đầu của một bài thơ luật bằng:
b b t t t b b ( vần)
t t b b t t b ( vần)
t t bbbtt
b b

t t t b b ( vần )

b b ....
Trên thực tế, ít người theo đúng hoàn toàn công thức, do đó sinh ra
lệ “bất luận” chữ thứ nhất của câu hoàn toàn bất luận (bằng trắc đều
được); chữ thứ năm nói chung ngược thanh với chữ thứ bảy, song cũng
có thể bất luận; riêng chữ thứ ba, nếu là bằng thì không nên đổi thanh
trắc, nhất là ở câu có vần. Về cách đối; đối ở phần “thực” và “luận”.
Các chữ đối nhau về nguyên tắc phải cùng từ loại. Các nhà thơ thường
thích dùng các kiểu đối khác nhau để giảm tính chất gò bó như đối lưu
thủy (hơi thơ cũng như ý của câu thư hai là do câu thứ nhất trượt xuống,
không thể đứng một mình), tá đối (mượn âm hoặc nghĩa một từ khác để
đối), điệu đối (chủ yếu là đối về âm điệu), tự đối (đối trong nội bộ một
câu), khoan đối (đối không thật chỉnh)... Về cách gieo vần: chỉ gieo một
vần và chỉ gieo vần bằng (ở cuối các câu 1, 2, 4, ,6 ,8). Riêng chữ cuối câu
thứ nhất, đặc biệt là ở thơ ngũ ngôn, có thể không gieo vần.
Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể

mới của thơ Đường luật như tiệt hạ (ý, lời của mỗi câu thơ đều lơ lửng),
yết hậu (thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ), thủ vĩ ngâm (câu
một giống câu tám)... Nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Thanh Quan đã sử
dụng thể thơ Đường luật để viết nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình
sử dụng, đã dân tộc hóa thể thơ này về nhiều phương diện (Cách sử dụng
ngôn từ nhất là từ láy cách hiệp vần, cách ngắt nhịp...). Do tính chất gò bó về


10
hình thức, từ lâu, đối với số đông người làm thơ, thơ Đường luật khó diễn đạt
đầy đủ, sinh động tình cảm của con người hiện đại. Tuy vậy, thơ Đường luật
thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện trên một số lĩnh vực và một số trường hợp
nhất định trong cuộc sống văn hóa của nhân dân ta” [ 44, 1690-1691].
Việt Nam có nhiều điều kiện văn học và phi văn học để thơ Đường
luật sớm xâm thực và tồn tại lâu dài, phồn thịnh. Người Việt Nam tiếp
nhận thể thơ này ngay từ thời kỳ đầu của nền văn học viết, do những
nguyên nhân văn học và phi văn học. Suốt mười thế kỉ văn học trung đại,
văn học Việt Nam sử dụng chữ Hán (văn tự của người Hán- tộc người
chiếm đa số ở Trung Quốc). Chữ Nôm, một trong những loại chữ quốc ngữ
của ta cũng tương đồng với chữ Hán về những phương diện cơ bản (đơn
âm, không biến hình, tuyến tính, nhiều thanh điệu).
Vì thế, các thi nhân Việt Nam thời trung đại viết thể thơ này dù bằng
chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều thuận lợi. Theo tìm hiểu của chúng tôi,
thì ngày trước, khi vua chọn nhân tài đều yêu cầu các sĩ tử viết thơ theo
thể loại thơ Đường luật. Những điều này đã giúp người Việt Nam thời
trung đại rất quen với thể thơ Đường luật.
Thơ Đường luật có ba dạng chính: tứ tuyệt, bát cú và bài luật, trong đó
phổ biến nhất là bát cú. Ở Việt Nam thơ Đường luật phổ biến tới mức có
thể nói các thi gia thời trung đại đều sử dụng thể thơ này. Thơ Đường luật

thời kỳ nào cũng có thành tựu. Các tác giả lớn đều có những tập thơ quy
mô hoặc số lượng lớn tác phẩm sử dụng thể loại này, thật khó kể hết.
Thể thơ Đường luật còn giúp người Việt Nam từng bước xây dựng
những thể thơ dân tộc, tiêu biểu nhất là Nguyễn Trãi, với tác phẩm thơ
Nôm Đường luật Quốc âm thi tập, đây là tập thơ Nôm cổ nhất, phong
phú nhất của Việt Nam còn lại đến ngày nay, gồm 254 bài, với tác phẩm
này,

ông đã được xem là người có công lớn đầu tiên trong “một cố

gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam” (Bùi Văn Nguyên), Lịch sử văn
học Việt Nam, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1978.
Nguyễn Trãi là người thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong
sáng tạo thơ Nôm Đường luật. Dường như với Ức Trai, xu hướng dân


11
tộc hóa trước hết biểu hiện ở chỗ tìm cho mình cái riêng, cố gắng khác
các thi nhân Trung Quốc, chính cách này cũng đã tạo cho ông một lối đi
riêng , một phong cách riêng để người đọc nhớ mãi một Ức Trai trữ tình
sâu lắng khi tiếp cận các tác phẩm thơ trữ tình của ông.Chính vì vậy,
những câu thơ sáu chữ vốn không phải của Đường thi lại trở thành phổ
biến trong Quốc âm thi tập.
Thể thơ Đường luật còn có vai trò trong việc từng bước làm cho
tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ văn chương thuần thục, qua việc có
hàng loạt tập thơ Nôm quy mô như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi,
Hồng Đức quốc âm thi tập của vua tôi Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc
ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm... tất cả các tác phẩm này đều tạo
nên phong cách thời đại của thơ Nôm Đường luật.
Đặc điểm nổi bật của thơ Đường luật là quy phạm vô cùng chặt chẽ.

Có nhà nghiên cứu Trung Quốc xếp nó vào loại thơ cách luật chặt chẽ nhất
thế giới. Ở ta, Phạm Quỳnh cho rằng luật thơ Đường “nghiêm như luật
hình”.
Thuộc tính điển hình của thể thơ này là hàm súc và kín đáo, nhất
quán và nhất khí. Thơ Đường luật thường dùng điển cố, tổng hòa thi và
họa, các thủ pháp dùng vô để biểu hiện hữu, dùng động tả tĩnh hoặc
ngược lại. Cảm thụ thơ Đường luật rất cần chú ý đến nghệ thuật tả để
gợi, miêu tả ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm.
1.2. Thống kê, phân loại, phân tích sơ bộ kết quả thống kê và phân loại
thơ Đường luật của Việt Nam thời trung đại được dạy học ở trường
trung học phổ thông
TT
1
2.
3.

Tên tác phẩm

Tác giả

Thể
thơ

Văn
tự

Bảo kính cảnh giới Nguyễn Trãi Đường
số 43 (Cảnh ngày hè)
luật
Nhàn

Nguyễn Bỉnh Đường
Khiêm
luật

Chữ
Nôm
Chữ
Nôm

Độc Tiểu Thanh kí

Chữ
Hán

Nguyễn Du

Đường
luật

Được
dạy học
ở lớp

Ghi chú

10

Nâng cao
và cơ bản


10
10


12
4

Tỏ Lòng
Tự tình

5.
6.

Thương vợ

7

Thu điếu

( II)

Phạm Ngũ
Lão

Đường
luật

Chữ
Hán


Hồ Xuân
Hương
Trần Tế
Xương
Nguyễn
Khuyến

Đường
luật
Đường
luật
Đường
luật

Chữ
Nôm
Chữ
Nôm
Chữ
Nôm

10
11
11
11

Qua bảng thống kê trên chúng ta thấy số lượng các tiết dạy đọc hiểu
văn bản thuộc thể loại thơ Đường luật là rất ít.
Theo phân phối chương trình lớp 10 và 11, các văn bản thuộc thể loại
thơ Đường luật được dạy ở chương trình học kì I của lớp 10 gồm các văn

bản sau: Cảnh ngày hè, Nhàn, Tỏ lòng, Độc Tiểu Thanh kí còn chương
trình học kì I , lớp 11 có các bài: Thương vợ, Tự tình II, Thu điếu.
Trong những văn bản vừa kể ở trên, chúng ta thấy rõ việc các nhà biên
soạn sách giáo khoa đưa vào chương trình lớp 10 các văn bản thuộc thể
thơ Đường luật sau khi các em đã làm quen với bộ phận văn học dân gian.
Các em học sinh ở lớp 10 cũng đã làm quen thể loại này ở các lớp cấp
THCS. Chính vì vậy, các em sẽ không cảm thấy lạ lẫm với thể thơ này,
được tiếp cận tác phẩm như Tỏ lòng; Cảnh ngày hè; Nhàn.. sẽ làm cho các
em, thế hệ trẻ ngày nay ý thức hơn trách nhiệm của mình trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Ngoài ra, văn bản Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
còn giúp các em hình dung lại những tình cảm đẹp của đội quân nhà Trần
ngày trước, đội quân ấy tượng trưng cho sức mạnh dân tộc, sức mạnh thể
hiện “hào khí Đông A” và thông qua các văn bản thuộc thể loại thơ Đường
luật, sẽ giúp các em, thế hệ trẻ ngày nay biết quý trọng những tình cảm
thiêng liêng của cha ông ta ngày trước.
Như vậy, mặc dù thể loại thơ Đường luật được các nhà biên soạn sách
giáo khoa đưa vào chương trình lớp 10, 11 tương đối ít nhưng các văn bản
đó là những văn bản tiêu biểu của thể thơ Đường luật.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học thơ Đường luật ở
trung học phổ thông
1.3.1. Thuận lợi


13
Những bài thơ Đường luật được tuyển chọn vào chương trình phổ
thông không nhiều nhưng mỗi bài một vẻ, đều thể hiện được nội dung tư
tưởng tốt đẹp với hình thức nghệ thuật độc đáo, có ích cho tuổi trẻ ngày
nay. Các tác phẩm văn chương còn chứa đựng trong đó biết bao giá trị văn
hóa truyền thống cùng những vui, buồn, trăn trở của người xưa gửi gắm
đến người sau.

Những bài thơ chữ Hán hay chữ Nôm Đường luật, dù cho thi nhân
Việt Nam hay là thi nhân Trung Hoa viết, dù ra đời thời trung đại hay
đương đại đối với người dạy và người học hôm nay có cùng những khó
khăn khi tiếp cận. Những bài thơ ấy được viết bằng một ngôn ngữ và tư duy
thơ có những đặc điểm riêng. Tuy nhiên so với việc dạy và học những bài thơ
dịch từ những ngôn ngữ khác, dạy học những bài thơ chữ Hán Đường luật
thuận lợi hơn.
Bài thơ được coi là tuyên ngôn đầu tiên của nước Nam là bài Nam
quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) của Lý Thường Kiệt cũng được viết
bằng thể thơ này, đại bộ phận thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Cao Bá Quát... viết bằng thể thơ Đường luật, Ngục trung nhật ký - tập thơ
lớn của lãnh tụ Hồ Chí Minh sử dụng thể loại này, và cho đến tận hôm nay
các nhà thơ và những người làm thơ nghiệp dư còn sử dụng thể thơ Đường
luật. Thơ Đường luật không chỉ được viết bằng chữ Hán mà còn được viết
bằng chữ Nôm và chữ quốc ngữ. Chính vì vậy, thơ Đường luật đã có
những cải biến mạnh mẽ theo hướng Việt hóa, nhất là từ khi xuất hiện thơ
Nôm Đường luật. Đây chính là những thuận lợi cho giáo viên khi dạy một
giờ đọc hiểu văn bản thơ Đường luật vì giáo viên có thể tham khảo rất
nhiều tài liệu cũng như các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, điều
này đã mang lại những thuận lợi cho người dạy và người học để tìm ra cho
mình những định hướng đúng khi tiếp cận văn bản thơ Đường luật.
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong đó có đổi mới phương
pháp giảng dạy Ngữ văn làm cho học sinh có thái độ tích cực, tự giác hơn
trong việc tìm hiểu, tiếp cận các tác phẩm trước khi nhận được sự chỉ dẫn
tận tình của người dạy.


14
1.3.2. Khó khăn
Văn học trung đại Việt Nam hình thành và phát triển trong mối quan hệ

giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, chủ yếu là văn học Trung Quốc.
Sản phẩm tiêu biểu cho mối quan hệ giao lưu này có thể kể đến thể thơ
Đường luật.
Giảng một tác phẩm thơ trung đại đối với học sinh phổ thông đã khó,
bởi vì hiểu biết của các em còn hạn chế mà thơ trung đại có nhiều từ cổ,
cách sử dụng ngôn ngữ lại sâu sắc, uyên bác, ý tại ngôn ngoại…Giảng một
tác phẩm thơ Đường luật càng khó hơn. Bởi vì, ngoài yếu tố ngôn ngữ như
đã nói ở trên, giảng thơ Đường còn phải làm sao cho học sinh cảm nhận
được sự tinh tế, chặt chẽ trong kết cấu, niêm luật…
Là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của văn học cổ Trung Hoa,
thơ Đường luật với thi pháp và thể loại của nó cũng chiếm một địa vị quan
trọng trong văn học nghệ thuật của quốc gia cũng dùng chữ Hán trước đây
là Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Chẳng hạn, nếu gạt bỏ toàn bộ các yếu
tố thi pháp Đường thi và tất cả các tác phẩm thơ Đường luật, chắc chắn
kho tàng văn học Việt Nam trước thế kỷ XX sẽ trở nên trống vắng và vô
hồn. Việc tìm hiểu thơ Đường luật ở Việt Nam hiện nay do đó không chỉ
đơn thuần là tìm hiểu giá trị văn hóa tinh thần, một thành tựu văn hóa nghệ
thuật của nhân loại mà còn là tìm kiếm những phương tiện và cách thức để
khai thác và kế thừa di sản văn hóa của cha ông.
Phần đông người Việt Nam hiện tại không có khả năng tiếp xúc trực
tiếp với các văn bản Hán Nôm, còn những người may mắn biết chữ Hán
Nôm cũng không phải đều hiểu đúng tất cả các tác phẩm văn chương Hán
Nôm của người Việt Nam các thế kỷ trước
Đến nay đã có nhiều công trình của các tác giả trong nước và nước
ngoài nghiên cứu về thơ Đường luật và các văn bản thơ theo thể Đường
luật trong chương trình. Người dạy văn một mặt cần mở rộng và đi sâu
tiếp cận những vấn đề cơ bản của thể loại này, mặt khác phải biết sử dụng
phù hợp, tinh giản vào từng văn bản, nhằm giúp người học tiếp thu được
những giá trị thẩm mỹ đặc sắc.



15
Đa số các em học sinh hiện nay khi tiếp cận thơ Đường luật đều cảm
thấy rất khó khăn vì các bài thơ Đường luật được đưa vào trong chương
trình đều được viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm.
Nếu giáo viên chúng ta không biết chọn lựa, mà đưa nhiều kiến thức
chuyên sâu sẽ càng làm cho những khó khăn đó nhiều hơn, lớn hơn. Và kết
quả là, thay vì yêu thích thì các em sẽ thấy e ngại, thậm chí sợ hãi những
giá trị văn chương này.
Khó khăn tiếp theo là các tác phẩm thơ Đường luật được đưa vào
trong chương trình đều viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Chính điều này
đã gây khó khăn cho người giáo viên vì khi còn là sinh viên ở các trường
Đại học, họ được học một số kiến thức về chữ Hán và chữ Nôm không
nhiều nên đây là khó khăn nhất đối với giáo viên trong quá trình nghiên
cứu và giảng dạy. Giáo viên mới chỉ đọc được phần phiên âm, nhớ được
phần dịch và dạy chủ yếu ở bản dịch. Vì vậy mà việc đối chiếu với nguyên
tác có nhiều bất cập.
Giáo viên dạy Ngữ văn cần phải chú ý đến bản dịch thơ. Những bài
thơ này là của các nhà thơ Việt Nam thời trung đại (ví dụ Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du), của nhà thơ Việt Nam hiện đại (Hồ Chí Minh) và một số nhà
thơ Trung Hoa cổ (ví dụ Lý Bạch, Đỗ Phủ). Ngoại trừ những trường hợp
có dị bản, còn mỗi bài thơ chứ Hán ít nhất có ba văn bản giúp cho giáo
viên và học sinh tìm hiểu các giá trị của nó: bản phiên âm Hán - Việt, bản
dịch nghĩa và bản dịch thơ. Bởi vậy chúng ta chỉ bàn đến bản dịch thơ
nhưng không thể bỏ qua vai trò của nguyên tác và bản dịch nghĩa.
Một thực tế nữa là khi giáo viên giảng dạy thơ chữ Hán Đường luật
thường tiến hành đối chiếu bản dịch thơ để xem có sát với nguyên tác và
bản dịch nghĩa hay không để rồi từ đó, cho rằng bản dịch thơ sát hay không
sát với nguyên tác hoặc là bản dịch thơ hay hơn nguyên tác hoặc chưa
tương xứng với nguyên tác. Đây là việc cần làm nhưng chưa phải là cần

thiết. Vì khi dạy một tác phẩm thơ Đường luật được viết bằng chữ Hán hay
chữ Nôm người đọc không chỉ dừng lại ở đọc văn bản, đối chiếu với bản
dịch mà còn phải tìm ra cái hay, cái đẹp được thể hiện trong thơ Đường


16
luật, vì ngôn ngữ thơ Đường luật có tính hàm súc (ý tại ngôn ngoại) và
chính yếu tố này làm nên giá trị của một bài thơ.
Đối với người dạy và người học, thơ Đường luật khó tiếp nhận vì các
văn bản này cách xa chúng ta về không gian, thời gian, cả về phương thức
tư duy nghệ thuật. Vả lại tâm lí của tuổi trẻ ngày nay rất nôn nóng, khó có
thể tĩnh tâm để cảm nhận được những rung động tinh tế của tâm hồn (như
cảm xúc trước một cánh hoa rơi, một chiếc lá rụng). Người dạy văn và
người học văn hôm nay sống trong những điều kiện khác với người xưa
trên nhiều phương diện. Có những vấn đề nhân sinh trong thời trung đại,
ngày nay không còn vị trí đó nữa, và cũng có những vấn đề chưa được
người xưa quan tâm lắm thì ngày nay lại trở thành vấn đề sống còn. Người
dạy văn và người học văn hôm nay đang từng bước đi vào xã hội hiện đại
với điều kiện sinh hoạt ngày càng cao và hệ quả đó là những vấn đề nhân
sinh mới được đặt ra. Quan niệm của họ về bản thân, về xã hội và các giá
trị nhân sinh có ý nghĩa trọng đại, có nhiều điều khác người xưa. Quan
niệm hiện thời về văn chương cũng có nhiều nội dung khác, do đó dẫn đến
việc tiếp nhận các giá trị văn chương từ thơ Đường luật không phải là điều
đơn giản.
Từ thực tế dự giờ đồng nghiệp, chúng tôi nhận thấy đa số những tiết
dạy chưa tốt vì khi dạy , giáo viên khai thác tác phẩm còn hời hợt, thiếu
sức thuyết phục do chưa hiểu thấu đáo về tác giả, tác phẩm, thiếu vốn kiến
thức về văn hóa chữ Hán cũng như chữ Nôm, chưa chú ý đúng mức đến
nét độc đáo riêng của từng tác phẩm... Vì những lẽ đó cho nên giáo viên
khó tránh khỏi hạn chế trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn

bản thơ Đường luật.
Về phía học sinh, theo khảo sát của chúng tôi các em học sinh say mê
học văn chưa nhiều, không ít em có năng lực yếu kém về môn văn, khả
năng cảm thụ, phân tích văn học còn hạn chế nên tỏ ra chán học văn. Vì
thế, các tiết học thơ Đường luật thời trung đại lại càng khó khăn đối với
các em. Tiếp xúc với phần văn học trung đại Việt Việt Nam và thể loại thơ
Đường luật đa phần các em chưa tiếp thu bài tốt.


17
Với những khó khăn mà chúng tôi vừa trình bày ở trên, chúng tôi hệ
thống một số phương pháp tiêu biểu khi tiếp cận thơ Đường luật Việt Nam
thời trung đại.
Thông thường, khi giáo viên tiến hành một giờ dạy đọc – hiểu văn
bản thơ Đường luật, thường có bốn bước tiếp cận:
Bước 1: Đặt bài thơ trong mối liên hệ với tác giả và hoàn cảnh ra
đời của tác phẩm, giáo viên chúng ta sẽ lần lượt: Giới thiệu (Giới
thiệu tác giả với các yếu tố: Thời đại, quê hương, gia đình, tính cách,
phong cách sáng tác…; Giới thiệu tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, đề tài,
thể loại, bố cục, chủ đề…). Ở bước này, việc tìm hiểu tác giả là rất
quan trọng, bởi vì, tác giả là người sáng tạo nên tác phẩm. Mỗi tác giả
có một tạng tạng hồn riêng, một quan niệm, sở thích riêng cũng như
phong cách thể hiện riêng và điều đó đã thể hiện rất rõ trong tác phẩm
của mình. Ví dụ, khi dạy văn bản Thương vợ của Trần Tế Xương (Tú
Xương), để hiểu đúng giọng điệu trữ tình trong tác phẩm, giáo viên
không thể không cung cấp cho học sinh những thông tin về cuộc sống
khoa cử lận đận “chín khoa chưa khỏi phạm trường quy” và tâm sự
bất đắc dĩ của tác giả này.
Khi nói đến hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thông thường người
ta thường đề cập đến hoàn cảnh lớn, hoàn cảnh nhỏ và hoàn cảnh cảm

hứng của tác phẩm. Khi dạy giờ đọc hiểu một văn bản thơ Đường luật
thời trung đại, chúng tôi thiết nghĩ, giáo viên cũng nên tìm hiểu kĩ
phần này vì đây chính là hoàn cảnh cụ thể làm bùng cháy lên tình
cảm, cảm xúc tiềm tàng của tác giả Với việc tìm hiểu hoàn cảnh ra đời
của tác phẩm cũng giúp cho chúng ta hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm
hơn.
Bước 2: Đọc văn bản
Bước 3: Đọc Chú thích: Đọc và giải nghĩa từ cổ, từ khó,các điển cố,
điển tích…
Bước 4: Phân tích: Phân tích có nghĩa là chia tách tác phẩm ra thành
nhiều phần để tìm hiểu, khám phá vá đánh giá những giá trị của nó. Ở đây


18
chúng tôi xin đề cập đến ba phương pháp phân tích có thể áp dụng phổ
biến cho các bài giảng trong chương trình Ngữ văn 10 và 11.
Phân tích theo bố cục 4 phần (còn gọi là cách cắt ngang).
Đây là phương pháp tiếp cận theo kiểu tìm hiểu từng phần của bài thơ:
Hai câu đề (gồm phá đề và thừa đề)
Hai câu thực
Hai câu luận
Hai câu kết.
Ví dụ: bài thơ Tự tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi của Xuân Hương được gợi lên giữa
một đêm khuya.
Hai câu thực nói rõ hơn thực cảnh và thực tình của Hồ Xuân Hương.
Hai câu luận là nỗi niềm phẫn uất.
Hai câu kết thể hiện tâm trạng chán chường buồn tủi.
Như vậy, với việc dẫn dắt HS đi tìm hiểu từng phần của bài thơ theo
bố cục, giáo viên có thể giúp các em cảm nhận diễn biến tâm trạng của

nhân vật trữ tình cũng như cách mà tác giả sử dụng từ ngữ, hình ảnh…để
bộc lộ tâm trạng. Qua đó, định hướng cho các em đánh giá toàn

bộ nội

dung và nghệ thuật của cả bài thơ. Đây là cách làm phổ biến nhất.
Phân tích theo kết cấu hai phần: tiền giải và hậu giải
Đây cũng là cách phân tích cắt ngang, nhưng khác với phân tích theo bố
cục bốn phần, ở đây chỉ chia văn bản thơ ra 2 phần theo tình ý của bài thơ.
Có thể là 6 - 2 câu, hoặc 4 - 4, cũng có thể 2 - 6 câu.Ví dụ bài thơ Cảnh
ngày hè của Nguyễn Trãi. Có thể chia bố cục như sau: 6 câu đầu và hai
câu cuối.
Sáu câu đầu là sự giao cảm của tâm hồn thi sĩ với thiên nhiên và
cuộc sống ngày hè.
Hai câu cuối là khát vọng của người anh hùng lý tưởng, luôn ưu dân
ái quốc:
Theo chúng tôi, , bằng cách chia tác phẩm ra làm 2 phần để phân tích,
giáo viên có thể hướng dẫn học sinh khám phá vẻ đẹp con người Nguyễn


19
Trãi: người anh hùng với lý tưởng nhân nghĩa, yêu nước , thương dân; nhà
thơ với tình yêu thiên nhiên, con người, cuộc sống….đồng thời, học sinh sẽ
nhận ra nghệ thuật điêu luyện của tác giả khi Việt hóa thể thơ Đường luật.
Phân tích theo nội dung, luận điểm (cách phân tích bổ dọc):
Với cách phân tích này, giáo viên sẽ giúp học sinh tìm ra những vấn
đề chính toát lên từ tác phẩm, sau đó dẫn dắt các em tìm hiểu từng vấn đề
theo trình tự thể hiện trong tác phẩm.
Ví dụ bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, để học sinh cảm nhận
được vẻ đẹp cuộc sống, nhân cách của nhà thơ, nên tổ chức bài giảng theo

trình tự các nội dung như sau: Vẻ đẹp cuộc sống của tác giả, vẻ đẹp nhân
cách,

vẻ

đẹp

trí

tuệ.

Như vậy, bằng cách hướng dẫn học sinh cảm nhận cuộc sống rồi từ
đó cảm nhận vẻ đẹp nhân cách của tac giả, giáo viên có thể khái quát vẻ
đẹp bức chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn: chân dung cuộc
sống, chân dung nhân cách.
Hoặc giáo viên cũng có thể phân tích bài thơ Nhàn theo mạch cảm
xúc chủ đạo của bài thơ, mạch cảm xúc này được thể hiện qua hình tượng
nhân vật trữ tình và bức tranh đời sống được mô tả. Với văn bản này, nhân
vật trữ tình lại hiện lên như một hình tượng con người đầy ý thức về lẽ
sống:
Ta dại , ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Ở đây, triết lí “ nhàn” của tác giả, cũng là của nhân vật trữ tình xưng
“ta” đã bộc lộ thông qua sự tương phản, đối lập giữa ta/ người, dại/ khôn,
vắng vẻ/ lao xao.
Tuy nhiên, mỗi bài đều có thể phân tích theo nhiều cách khác nhau.
Giáo viên cần dựa vào bố cục và nội dung để chọn lựa cách tổ chức bài
giảng sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ví dụ bài thơ Đọc Tiểu
Thanh ký được kết cấu theo mô hình đề - thực -luận - kết. Hai câu đề tả



20
cảnh và kể sự việc, tác giả hình dung quang cảnh hoang phế của Tây Hồ
nơi đã diễn ra cuộc đời đầy buồn tủi của nàng Tiểu Thanh, hình dung
những mảnh giấy còn sót lại của thơ nàng. Hai câu thực là những suy nghĩ,
liên tưởng được khơi gợi từ cảnh và vật đó là suy nghĩ về số phận bất hạnh
của nàng Tiểu Thanh. Hai câu luận khái quát, nâng cao vấn đề, liên hệ đến
sự tương đồng giữa bản thân tác giả với thân phận của nàng Tiểu Thanh và
bình luận đây là chuyện đáng hận. Hai câu kết là tiếng khóc thương cho
thận phận mang ý nghĩa khái quát cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh.
Ngoài ra, chúng ta còn có cách tìm hiểu các văn bản thơ Đường luật theo
hướng khác. Khi các thể thơ Đường luật này đã được mềm hóa nhờ sự coi
trọng hàng đầu cảm xúc chân thực của thi nhân thì hoạt động đọc – hiểu
văn bản này nên đi theo diễn biến tự nhiên, quá trình cảm xúc của nhân vật
trữ tình. Ví dụ có thể dạy bài thất ngôn bát cú Đọc Tiểu Thanh kí theo cách
phân định sau: bốn câu đầu là niềm cảm thương cho số phận nàng Tiểu
Thanh, bốn câu sau là niềm cảm thương cho những kiếp tài hoa. Nếu xuất
phát từ đặc điểm “thi trung hữu họa” và “tả cảnh ngụ tình” trong thi pháp
thơ trung đại thì hoạt động đọc- hiểu văn bản sẽ đi theo bố cục nội dung
cảnh và tình được phản ánh và biểu hiện trong văn bản. Các văn bản Cảnh
ngày hè của Nguyễn Trãi, Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể đọc hiểu
văn bản theo hướng này. Ví dụ, bài Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi gồm
hai nội dung đó là vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống và vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn
Trãi. Hay bài Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng gồm hai nội dung cần
tìm hiểu đó là cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm và vẻ đẹp nhân cách trí
tuệ của tác giả. Với bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương,cũng có thể
phân tích theo hình ảnh câc nhân vật, gồm: hình ảnh bà Tú và hình ảnh
nhân vật trữ tình (tức ông Tú).
Có thể nói, trong công việc dạy học, phương pháp tiếp cận có vai
trò rất quan trọng. Nó giúp người giáo viên đưa kiến thức đến gần học

sinh, để các em tiếp nhận một cách dễ dàng nhất và nhờ đó các em có
thể hiểu sâu, nhớ lâu bài học. Đối với môn Ngữ văn, đối tượng tiếp cận
là văn bản nghệ thuật, để đưa tác phẩm văn học đến gần HS cần có


21
phương pháp đặc thù. Với những phương pháp trình bày trên đây,
chúng tôi hy vọng có thể giúp HS cảm nhận tác phẩm thơ Đường luật
tốt hơn khi mà các em được định hướng một cách tiếp cận thích hợp.
Từ đó, các em có thể tìm cho mình những cách tiếp cận tối ưu khi đứng
trước những tri thức khoa học trong nhà trường và cả trong đời sống
sau này.
1.4. Những tri thức chủ yếu của thơ Đường luật cần hình thành
Mỗi bài thơ Đường luật có giá trị cao là một hiện tượng nghệ thuật
đơn nhất, mặt khác chúng cũng mang những thuộc tính của thể loại. Bởi
vậy việc hiểu biết những giá trị siêu cá thể này có ý nghĩa đáng kể đối với
việc tiếp nhận những văn bản cá biệt. Thuộc tính rất được đề cao ở thơ
Đường luật là sự hàm súc, kín đáo.
1.4.1. Sự hàm súc kín đáo
Hàm súc là nhiều ý nghĩa, nhiều loại ý nhĩa trong một lượng ngôn
từ tối thiểu. Người xưa đề cao những bài thơ “ngôn tuyệt ý bất tuyệt”
(lời hết ý không hết), để mỗi lần cảm thụ lại có thêm những ý nghĩa
và cảm xúc mới. Để có bài thơ hàm súc phải có tài năng đích thực
cùng với khổ công lao động nghệ thuật. Có người gọi mỗi chữ trong
bài thơ luật là một ông hiền, không thay thế được. Việc làm thơ, xưa
kia gọi là việc “thôi, xao” xuất phát từ việc nhà thơ Giả Đảo đời
Đường tập trung tâm trí để cân nhắc chọn một trong hai chữ, đến mức
va phải quan trên. Có không ít thi nhân tài năng nói về việc “nhất cú
liên niên” (một câu thơ năm này sang năm khác).
Hàm súc và kín đáo có quan hệ mật thiết. Phải có các thủ pháp nghệ

thuật phù hợp mới tạo nên được các giá trị đó của thơ Đường luật. Sự hàm
súc kín đáo trong thơ Đường luật còn được tạo nên bởi các câu thơ đối
nhau. Chúng ta có thể thấy thủ pháp hàm súc và kín đáo này trong thơ của
Tam nguyên Yên Đỗ trong bài thơ Thu điếu:
Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào.


×