Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường tiểu học hải châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.09 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
Mục
1

Nội dung

Trang

Mở đầu

1

1.1

Lý do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

2

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4



Phương pháp nghiên cứu

2

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1

Cơ sở Lý luận

2

2.2

Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm

3

2.2.1

Về phía giáo viên

3

2.2.2


Về phía học sinh

5

Các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

5

2.3.1

Chuẩn bị thật kĩ cho việc dạy đọc diễn cảm

5

2.3.2

Hướng dẫn học sinh đọc đúng một cách linh hoạt khéo léo

6

2.3.3

Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua tìm hiểu nội
dung bài

10

2.3.4

Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm


11

Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường

17

Kết luận và kiến nghị

17

3.1

Kết luận

17

3.2

Kiến nghị

18

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

2


2.3

2.4
3

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Tập đọc là phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chương trình Tiếng
Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn này không những rèn luyện cho học sinh kỹ
năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú, tạo điều kiện để
các em học tốt các phân môn khác. Rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh như:
đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, rành mạch, diễn cảm để học sinh
có những hiểu biết về kiến thức văn học, về ngôn ngữ và ngược lại khi hiểu
được những văn bản đọc sẽ giúp học sinh hiểu được đọc diễn cảm. Vì vậy giữa
việc đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn cảm là hai quá trình có liên quan gắn bó
mật thiết với nhau. Qua việc đọc, học sinh chiếm lĩnh được văn hoá của dân tộc,
tiếp thu được nền văn minh của loài người thông qua sách vở. Qua việc đọc, học
sinh biết đánh giá cuộc sống xã hội, tư duy. Cũng qua hoạt động đọc, tình cảm,
thẩm mỹ của các em được nâng lên cao, tầm hiểu biết của các em nhìn ra thế
giới xung quanh và quá trình nhận thức cũng có chiều sâu hơn. Tập đọc là phân
môn mang tính chất “tổng hợp” để học tốt các môn học khác vì ngoài nhiệm vụ
dạy đọc cho học sinh, nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho
học sinh (phát âm, từ ngữ, câu văn, đoạn văn... ), kiến thức bước đầu về văn học
(văn xuôi, văn vần, nhân vật ...), kiến thức về đời sống, về giáo dục tình cảm, thể
chất, thẩm mĩ. Sự phát triển nhiều mặt này tạo điều kiện để trẻ phát huy được
mọi khả năng tiềm tàng, từ đó tạo cơ hội để sau này trẻ giúp ích cho xã hội.
Phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng đặt ra một nhiệm

vụ quan trọng: đọc rành mạch, lưu loát bài văn, đọc có biểu cảm bài văn, bài thơ
ngắn, hiểu nội dung, ý nghĩa bài đọc. Thông qua các bài văn, bài thơ, học sinh
càng thêm yêu các miền quê của đất nước, đồng cảm với mọi tầng lớp nhân dân,
mọi con người trên đất nước Việt Nam cũng như trên thế giới, biết quý trọng,
giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Trong quá trình dạy tập đọc lớp 4, tôi nhận thấy chất lượng đọc diễn cảm
của học sinh lớp 4 nói chung và của lớp tôi nói riêng còn yếu. Đặc biệt ngày nay
xã hội ta ngày càng phát triển thì nhu cầu đồi hỏi về tri thức con người ngày
càng cao, trong đó ngôn ngữ nói và viết là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Mỗi
thành công không phải tự nhiên mà có được mà phải trải qua một quá trình rèn
luyện kiên trì ngay từ đầu. Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của phân
môn Tập đọc và việc rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trong
giờ Tập đọc, bản thân là giáo viên trực tiếp dạy lớp 4, tôi luôn trăn trở để tìm ra
những giải pháp hữu hiệu nhất để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Vì
2


vậy, tôi mạnh dạn đề xuất một số kinh nghiệm của mình về vấn đề: “Biện pháp
rèn đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 4”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua sáng kiến này bản thân tôi hi vọng tìm ra được biện pháp hữu
hiệu nhằm thực hiện việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Hải Châu, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học Tập đọc, tạo tiền đề
thực hiện mục tiêu đổi mới dạy và học có hiệu quả.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường
Tiểu học Hải Châu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu tài liệu
- Đọc các tài liệu sách, báo, tạp chí giáo dục có liên quan đến nội dung đề tài.

- Đọc sách giáo khoa, sách giáo viên và các loại sách tham khảo.
b) Nghiên cứu thực tế
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về các giải pháp nâng cao chất
lượng dạy học tập đọc.
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Tổ chức và thực hành thực nghiệm sư phạm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của phân môn này
là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc tạo nên từ bốn kĩ năng bộ
phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát
trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay
còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mức độ cao hơn là đọc diễn cảm ).
Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành
tiếng và đọc thầm. Các kĩ năng này được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ nhau. Sự
hoàn thiện kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Ví dụ:
đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn
bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và
diễn cảm được. Cũng như khó mà nói được rạch ròi kĩ năng nào làm cơ sở cho
kĩ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc đúng.
Vì vậy, trong dạy đọc, không thể xem nhẹ hay tách rời bất kì một kĩ năng nào.
Hơn nữa, nhiệm vụ của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành
phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho sách trở
3


thành một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện
để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua
việc dạy đọc phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc có ích
lợi cho các em suốt cả cuộc đời. Phải làm cho học sinh thấy đó là một trong

những con đường ngắn nhất để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và
phát triển .
Vì việc đọc không thể tách rời những nội dung được đọc nên bên cạnh
nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có
nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho
học sinh. Qua phân môn Tập đọc các em được tiếp xúc với những áng văn, áng
thơ hay được chọn lọc dạy trong chương trình. Học sinh được tiếp xúc với thế
giới muôn hình, muôn vẻ xung quanh nghệ thuật ngôn từ. Từ đó, làm cho học
sinh cảm nhận được vẻ tinh túy của thế giới đó bằng ngôn ngữ Tiếng Việt, bồi
dưỡng tâm hồn các em lòng yêu cái thiện, cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ
một cách lôgic cũng như biết có tư duy hình ảnh... Dạy đọc không chỉ giáo dục
tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh .
Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo
dưỡng, giáo dục và phát triển .
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Về phía giáo viên
Nhìn chung, qua việc dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy rằng: Một số giáo
viên còn hạn chế về năng lực đọc văn, đọc thơ vì vậy không làm chủ được các
kỹ năng dạy Tập đọc. Thực tế, nhiều giáo viên đọc chưa đúng chính âm, đọc
chưa hay, hiểu chưa đầy đủ những điều được đọc từ đọc từ đến đọc câu, từ đọc
câu đến đọc đoạn và cả nội dung, mục đích thông báo của văn bản. Hơn nữa
cách giảng dạy của nhiều giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc nhiều vào sách giáo
viên, ít phát huy được tính sáng tạo, chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh.
Mặt khác việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh còn hạn chế, phần lớn
giáo viên chỉ quan tâm nhiều đến việc đọc đúng, đọc trôi chảy mà chưa nhận
thức đúng tầm quan trọng của việc rèn đọc diễn cảm cho các em.
Bên cạnh đó, giáo viên tiểu học thường dạy nhiều môn trong một buổi học
nên một số tiết dạy giáo viên chuẩn bị bài chưa kĩ. Việc khai thác từ ngữ và các
yếu tố nghệ thuật đặc sắc trong bài đọc còn hạn chế, chưa giúp các em cảm thụ
được tác phẩm đó qua nghệ thuật ngôn từ .

Những hạn chế trên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của giờ dạy Tập đọc.

4


2.2.2. Về phía học sinh
Hải Châu là một xã nghèo ven biển của huyện Tĩnh Gia, đời sống nhân dân
còn gặp nhiều khó khăn. Đa số các em là con em những gia đình thuần nông nên
số phụ huynh có điều kiện và ý thức mua sách báo cho con em mình đọc còn rất
ít. Nguồn sách cung cấp chủ yếu cho học sinh là thư viện nhà trường.
Bên cạnh đó, vốn sống và vốn kiến thức văn học của học sinh vùng thôn quê
còn hạn chế, vốn ngôn ngữ của các em còn quá đơn giản, ít ỏi chưa phong phú.
Hơn nữa, không ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít
có sự say mê với các tác phẩm văn học.
Một số em có chất giọng kém, ngữ điệu đọc chưa phù hợp và kỹ thuật đọc
chưa tốt. Có em đọc ngọng các nguyên âm iê, uô,... do ảnh hưởng của phương
ngữ. Một số em có tốc độ đọc chưa đạt yêu cầu mặc dù đã học đến lớp 4. Các
em còn thiếu tự tin trong giao tiếp, rụt rè, nhút nhát. Chính vì những khó khăn
hạn chế trên nên chất lượng đọc diễn cảm học sinh lớp 4 chưa đạt kết quả như
mong muốn.
Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công dạy lớp 4B. Nắm được tầm quan
trọng của việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm, được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Ban
giám hiệu nhà trường, ngay từ ngày đầu năm học, khi mới nhận lớp tôi đã tiến
hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh để có biện pháp khắc phục. Kết quả
khảo sát chất lượng đầu năm như sau:
Lầ
Sĩ số
Đọc ê-a, phát Đọc đúng, Đọc to, rõ ràng,
Đọc diễn
n

âm sai
chậm
hiểu nội dung bài
cảm
1

31 em
12 em
12 em
6 em
1em
Qua việc kiểm tra kĩ năng đọc của từng học sinh, tôi nắm bắt được tình hình
đọc của lớp mình. Tôi nhận thấy phần đa học sinh đọc mắc lỗi phổ biến như :
Phát âm sai ở những tiếng có âm đầu: r, s, tr, những tiếng có nguyên âm iê, uô,
những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã. Những em đọc lưu loát thì đọc liến thoắng,
ngắt nghỉ câu tuỳ tiện theo thói quen, không thể hiện được cái hay của văn bản.
Chính vì thế nội dung của bài đọc không được lột tả. Đây cũng là do các em mới
từ lớp 3 lên, các bài Tập đọc lớp 4 thường dài, nhiều văn bản đọc khó. Mặt khác,
các em chưa có kĩ năng đọc diễn cảm, chủ yếu các em đọc theo ý thích của mình.
Từ thực trạng trên, để rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 một cách có hiệu
quả, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau:

5


2.3. Các biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4.
Kĩ năng đọc thành tiếng được thể hiện và đánh giá trên bốn năng lực đọc là:
đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu, đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm là năng lực đọc cao
nhất, bao hàm chung các năng lực đọc còn lại. Để dạy đọc diễn cảm cho học
sinh một cách có hiệu quả giáo viên phải đi theo trình tự quy trình của năng lực

đọc này. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu năm học tôi đã tiến hành những biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh như sau:
2.3.1. Chuẩn bị thật kĩ cho việc dạy đọc diễn cảm
a) Sự chuẩn bị của giáo viên.
Muốn rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh, trước hết giáo viên phải có
giọng đọc mẫu chuẩn, hay, có sức cuốn hút với học sinh. Theo tôi, người giáo
viên không thể hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà mình không có, không thể
gặt hái được những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Đặc biệt, giáo
viên Tiểu học là người thầy đầu tiên đặt nền móng, trang bị cho trẻ em ý thức về
chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hóa của lời. Giáo viên là người có nhiệm vụ đem
đến cho học sinh mẫu hình đẹp nhất về mặt âm thanh của tiếng nói dân tộc. Vì
thế, giáo viên phải coi trọng đọc mẫu, thường xuyên có ý thức luyện đọc. Giáo
viên có thể sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình, điều này giúp giáo
viên phát hiện các nhược điểm để tự mình điểu chỉnh giọng đọc ngày càng hay
hơn, cuốn hút học sinh cùng hòa mình vào tác phẩm văn học để thấy được tâm
tư, tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc .
Bên cạnh đó, cần tìm hiểu kĩ nội dung, chương trình sách giáo khoa, sách
hướng dẫn, nắm vững nội dung bài, hiểu rõ ý đồ của người biên soạn để chủ
động, sáng tạo, ứng xử linh hoạt với từng đối tượng học sinh. Tiếp theo, tôi giới
thiệu cấu tạo chương trình môn Tập đọc đề các em nắm được các chủ điểm
chính trong từng học kì và cả năm học. Đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu
cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm giúp các em cảm thụ bài văn, bài thơ
theo từng chủ điểm. Hướng dẫn mỗi em có một quyển sổ để ghi những câu,
những đoạn, bài văn, bài thơ hay, có giá trị về nội dung và nghệ thuật.
Ngoài ra, giáo viên phải dự tính được các lỗi mà học sinh lớp mình thường
mắc phải để có biện pháp sửa chữa kịp thời, khéo léo, tạo bầu không khí sôi nổi,
kích thích hứng thú học tập và nâng cao tính tự giác của học sinh.
b) Chuẩn bị tâm thế đọc cho học sinh.
Để luyện đọc cho học sinh có hiệu quả trước tiên tôi giúp học sinh chuẩn bị
tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc, học sinh phải ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt

đến sách khoảng 30- 35cm, cổ và đầu thẳng, thở chậm, sâu để lấy hơi. Khi đứng
6


lên đọc phải bình tĩnh, tự tin đứng dậy không hấp tấp đọc ngay để có thời gian
tạo tâm thế. Thỉnh thoảng, tôi gọi học sinh lên bảng đọc để đối diện với tất cả
các bạn, tạo cho học sinh tự tin, đồng thời tôi sửa luôn tư thế đọc cho học sinh:
vừa đàng hoàng, thoải mái, sách mở rộng và cầm bằng hai tay.
Hơn thế nữa, đọc thành tiếng khác đọc thầm ở chỗ nó không chỉ là hoạt
động tiếp nhận cho mình mà còn là hoạt động nhằm cho người khác tiếp nhận
được văn bản giống mình. Khi đọc thành tiếng, học sinh phải hiểu rằng mình
không chỉ đọc cho mình, cho cô giáo nghe mà còn phải đọc cho cả lớp cùng
nghe. Vì vậy, nếu học sinh đọc quá nhỏ, tôi tập cho các em đọc to chừng nào bạn
ở xa nhất trong lớp nghe thấy mới thôi. Muốn đọc to, học sinh phải biết cách
nâng cao giọng hơn, biết cách thở sâu và lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc.
Nhưng đọc to không có nghĩa là đọc quá to và gào lên. Nếu học sinh đọc chưa
đúng yêu cầu tôi đọc mẫu để học sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là
vừa phải.
Mặt khác, trước khi học bài tập đọc, tôi dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà
cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách
giáo khoa, đề ra các yêu cầu phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2.3.2. Hướng dẫn học sinh đọc đúng một cách linh hoạt, khéo léo
Đây là một khâu quan trọng trong các bước lên lớp của giờ Tập đọc và đây
chính là cơ sở để đọc diễn cảm tốt. Vì thế, tôi đặc biệt chú ý làm tốt khâu luyện
đọc đúng. Đọc đúng là cách phát âm thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói
cách khác là phải đọc đúng chính âm, không đọc theo cách phát âm địa phương
vì phát âm địa phương sẽ có chỗ sai với âm chuẩn.
Đọc đúng bao gồm việc đọc đúng các âm, thanh (đúng các âm vị), đọc
đúng trọng âm, ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ (đọc đúng ngữ điệu)
a) Đọc đúng chính âm.

Tùy thuộc vào phương ngữ, giáo viên chọn nội dung thích hợp để học sinh
thể hiện chính xác các âm vị tiếng Việt bao gồm các phụ âm đầu, vần và các
thanh. Giáo viên nắm chắc các biện pháp sửa lỗi gồm: biện pháp luyện theo
mẫu, biện pháp cấu âm, biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tùy thuộc
vào âm, thanh sai lạc, tùy thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp
thích hợp hoặc phối kết hợp nhiều biện pháp cùng một lúc. Ở trường Tiểu học
Hải Châu chủ yếu học sinh lẫn lộn phụ âm đầu r/s và thanh hỏi, thanh ngã. Vì
thế, tôi đã hướng dẫn các em đọc đúng như sau:
Để luyện đọc đúng cho học sinh có hiệu quả, trước khi lên lớp, tôi thường
đọc kỹ bài đọc, dự tính các lỗi học sinh hay mắc và phương án sửa lỗi, ưu tiên
7


đối với các tiếng, từ khó, tôi giúp học sinh phân tích cấu tạo tiếng, tìm ra lỗi học
sinh phát âm sai ở âm hay vần, thanh… Tôi đọc mẫu các tiếng, từ này cho học
sinh đọc theo. Nếu học sinh vẫn đọc sai, tôi mô phỏng cách phát âm.
Ví dụ:
- Đọc đúng các phụ âm: r, s: Uốn đầu lưỡi về phía vòm hơi thoát ra rất mạnh.
Gặp tiếng có âm tr: Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra. Nếu đọc những
tiếng có âm đầu lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đi ra phía hai bên rìa lưỡi xát khe…
- Khi đọc các tiếng có thanh hỏi, thanh ngã thì phải thì cần qua các bước sau:
+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh, cùng vần với tên gọi thanh, ví dụ:
Thanh hỏi: sỏi, thỏi, gỏi
Thanh ngã: bã, đã, giã
+ Sau đó, chắp tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh
Thanh hỏi: thảo, phải, kẻo (âm tiết nửa mở)
Thanh ngã: ngõ, khẽ, cũ (âm tiết mở)
+ Cuối cùng, chắp bất kì âm đầu, các vần với các thanh.
Ví dụ: tiếng “cười” phần lớn các em đọc là “cừi”, hướng dẫn cho các em cách
phát âm “cười”, có nguyên âm đôi “ươ” khi đọc đến nguyên âm đôi chúng ta

cần chú ý đọc lướt từ ư sang ơ, không đọc nhấn mạnh ở “ư” hay “ơ”. Nếu đọc
nhấn mạnh ở “ư” thì tiếng đó sẽ đọc thành “cừi”. Giáo viên đọc mẫu cho học
sinh đọc theo.
Sau khi phân tích và mô phỏng cách phát âm tôi thấy học sinh phát âm chính
xác hơn đúng hơn.
b) Đọc đúng chỗ ngắt giọng (ngắt giọng lôgíc)
Khi luyện đọc câu, tôi giúp học sinh dựa vào các dấu hiệu: trên văn bản có
dấu chấm câu phải “nghỉ hơi”, dấu phẩy thì “ngắt hơi”. Sau dấu chấm nghỉ hơi
lâu hơn hai lần so với chỗ ngừng sau dấu phẩy. Sau dấu chấm xuống dòng phải
nghỉ lâu gấp đôi so với chỗ nghỉ sau dấu chấm. Nói như thế để nhấn mạnh rằng
thời gian dùng sau mỗi dấu câu là khác nhau. Thời gian ngừng sau dấu phẩy
không phải lúc nào cũng bằng nhau:
+ Dấu phẩy phân cách cách các ý trong câu ngừng lâu hơn dấu phẩy phân
cách các từ hoặc cụm từ.
+ Dấu phẩy phân cách các bộ phận đẳng lập có tính chất liệt kê ngắn chỉ nên
ngắt hơi ngắn, nhẹ, nếu không sẽ tạo ra cách đọc nhấn vào từng tiếng nghe
không tự nhiên.
Ví dụ: Không ngừng quá lâu sau dấu phẩy trong câu sau:

8


“Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê,
mận” ( Đường đi Sa Pa – Tiếng Việt 4, tập 2, trang102 )
Chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp, các quan hệ ngữ pháp này có
lúc được biểu hiện trên chữ viết bằng các dấu câu nhưng có lúc không được biểu
hiện gì trên chữ viết. Lúc này, muốn đọc đúng chỗ ngắt giọng phải dựa vào các
quan hệ ngữ pháp, dựa vào nghĩa của câu.
Ví dụ: Bài “Trung thu độc lập” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 66) :
“Anh mừng/cho các em vui tết trung thu độc lập đầu tiên//và anh mong ước/

ngày mai đây,/những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em//.
Ngoài việc tách các vế câu như trên cần đặt câu này trong mối tương quan
với các câu phía trước “Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn”.
“Trăng đêm nay sáng quá!” dẫn đến “Anh mừng…”. “Trăng mai còn sáng hơn”
nên anh có quyền và tràn đầy lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân
tộc, của thế hệ trẻ “và anh mong ước,…”
Với bài thơ, học sinh mắc lỗi ngắt nhịp là do không tính đến nghĩa mà chỉ
đọc theo áp lực của nhạc thơ một cách tự nhiên, nếu không được lưu ý về nghĩa
mà chỉ đọc theo áp lực nghĩa, học sinh sẽ ngắt nhịp tạo ra sự cân đối về mặt âm
thanh đọc từng câu thơ. Với thơ 4 tiếng, các em sẽ ngắt nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng,
các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, với thơ 7 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 3/4, 4/3
hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ được ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Có những bài thơ ngắt
nhịp không theo các quy luật trên. Các em sẽ mắc lỗi ngắt nhịp do áp lực của
nhạc thơ.
Ví dụ: Bài “Truyện cổ nước mình” (Tiếng Việt 4, tập1, trang 19) Các em ngắt
nhịp sai ở các câu như:
- Vừa nhân hậu lại/tuyệt vời sâu xa.
- Con sông/chảy có rặng dừa nghiêng soi.
Gặp những trường hợp này, tôi phải kiên trì hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp
đúng như sau:
- Vừa nhân hậu/lại tuyệt vời sâu xa.
- Con sông chảy/có rặng dừa nghiêng soi.
Trong các giờ Tập đọc, tôi đều để học sinh tự tìm nhịp ngắt của các câu
thơ, câu văn dài. Nếu gặp những câu khó, tôi đọc mẫu cho học sinh nghe và học
sinh tự phát hiện chỗ ngắt nghỉ đúng trong các câu này. Sau đó học sinh đọc cá
nhân. Cuối cùng mới luyện đọc hoàn chỉnh đoạn, cả bài.

9



c. Đọc đúng kiểu câu
Đối với học sinh đọc lên xuống giọng tùy tiện, để khắc phục, tôi phải
hướng dẫn thật tốt cách đọc các kiểu câu:
Câu kể ở cuối câu có dấu chấm, khi đọc thường phải xuống giọng ở cuối câu.
Câu hỏi ở cuối câu có dấu chấm hỏi, khi đọc ta phải lên giọng ở cuối câu.
Câu kể có dấu chấm lửng khi đọc phải kéo dài giọng.
Câu cảm, cầu cầu khiến ở cuối câu có dấu chấm than khi đọc cần phải lên
giọng ở cuối câu.
Ví dụ:
Trong bài “Chú Đất Nung” (Tiếng Việt lớp 4, tập1, trang 138), tôi hướng dẫn
học sinh cách đọc các loại câu này như sau:
Chép đoạn văn vào bảng phụ. Sau đó hỏi học sinh trong đoạn văn trên
những câu văn nào là câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến và cách đọc của
từng loại câu này, giáo viên dùng phấn mầu ghi kí hiệu lên giọng (), xuống
giọng() ở cuối mỗi loại câu
Ông Hòn Rấm cười bảo: (câu kể)
- Sao chú mày nhát thế ?  (câu hỏi). Đất có thể nung trong lửa cơ mà ! 
(câu cảm)
Chú bé đất ngạc nhiên hỏi lại:  (câu kể)
- Nung ấy ạ ?  ( câu hỏi)
- Chứ sao ? . Đã là người thì phải dám xông pha, làm đựơc nhiều việc có
ích.  (câu kể)
Nghe thế, chú bé Đất Nung không thấy sợ nữa. (câu kể ). Chú vui vẻ
bảo: (câu kể)
- Nào, nung thì nung!  (câu cảm)
Từ đấy chú thành đất nung.  (câu kể)
Tuy nhiên tôi cũng lưu ý học sinh không nên cường điệu khi thể hiện ngữ
điệu đọc (quá mạnh, quá yếu, quá cao hay quá thấp) gây ra những chỗ gấp khúc,
gãy về đường nét âm thanh sẽ lệch không tự nhiên, không hợp với cảm xúc. Đặc
biệt, theo lí thuyết thì khi đọc câu hỏi phải lên giọng nhưng cần nhớ là các ngữ

khí từ không bao giờ mang trọng âm nên phải đọc với giọng yếu, hơi thấp. Vì
vậy những câu hỏi kết thúc bằng ngữ khí từ thì không nên lên giọng và không
đọc nhấn các ngữ khí từ.
Vậy, luyện đọc đúng là một điều kiện tốt để học sinh tiến tới đọc diễn cảm .

10


d) Đọc đúng tốc độ (còn gọi là lưu loát trôi chảy )
Trên cơ sở học sinh đã đọc đúng. Tôi chuyển sang yêu cầu học sinh đọc
nhanh. Đọc nhanh không có nghĩa là đọc liến thoắng, đọc để cho người nghe kịp
hiểu được. Có những học sinh nhầm tưởng đọc càng nhanh càng giỏi nên đọc
quá nhanh, không ai kịp hiểu. Nhìn chung, trình độ của học sinh tiểu học còn
thấp, do đó, tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với
tốc độ của lời nói.
Tôi đã hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng cách đọc mẫu để học sinh
đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị của đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn bài. Tôi luôn
theo dõi tốc độ của học sinh và biết giữ nhịp đọc, điều chỉnh bằng lệnh. Xác
định tốc độ đọc bằng cách đếm số tiếng trong bài dự tính thời gian đọc trong bao
lâu .
Chú ý tốc độ đọc còn phụ thuộc vào độ khó của bài đọc và thể loại văn
bản. Những bài có nội dung khó hiểu cần đọc chậm hơn những bài có nội dung
đơn giản. Thơ cần đọc chậm hơn các văn bản văn xuôi .
2.3.3. Khai thác giọng đọc của học sinh thông qua tìm hiểu nội dung bài
Như trong phần trên đã nói, việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm chỉ được tiến hành
khi học sinh đã hiểu thấu đáo bài đọc, tức là đã làm tốt đọc hiểu. Mục đích đọc
diễn cảm là bộc lộ ra được cái bản chất của nội dung và trên cơ sở đó muốn
truyền đạt đúng ý nghĩa và tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc. Muốn
đọc diễn cảm tốt phải hiểu rõ nội dung của bài Tập đọc và phải truyền đạt tốt sự
hiểu biết của mình tới người nghe. Vì thế, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài

giáo viên cần lưu ý:
- Bám sát yêu cầu của bài Tập đọc (xác định khi soạn bài). Bám sát yêu cầu
của bài Tập đọc song các yêu cầu ấy phải được toát ra từ bản thân bài Tập đọc
và giáo viên phải vận dụng vào thực tế lớp mình giảng dạy thì việc bám sát yêu
cầu của bài Tập đọc mới thực sự hiệu quả.
- Giảng từ và khai thác nghệ thuật:
+ Qua kinh nghiệm về dạy phân môn Tập đọc tôi thấy có thể chia những
từ để giảng làm ba loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học và loại từ
chìa khoá (từ trung tâm).
+ Khi khai thác nghệ thuật phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật
khác nhau như: nghệ thuật dùng từ, nghệ thuật viết câu văn, nghệ thuật xây dựng
bố cục bài văn…có như thế phần khai thác nội dung bài mới đầy đủ. Giáo viên
cần đặc biệt chú ý khai thác biện pháp tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy,
11


tôi thấy các biện pháp tu từ ở Tiểu học cần tập trung khai thác là: so sánh, điệp
từ, nhân hoá…. Nếu giáo viên khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì nó sẽ
giúp ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn.
Ví dụ:
Trong bài “Dòng sông mặc áo” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 118) tôi tập trung
khai thác các biện pháp nhân hoá thông qua các từ: mặc áo, điệu, thơ thẩn, nép,
cười… để giúp học sinh thấy được nét đẹp dịu dàng của dòng sông quê hương. Nét
đẹp ấy mang đậm vẻ duyên dáng của một người thiếu nữ.
Trong bài thơ “Tre Việt Nam” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 41) tôi tập trung
khai thác việc sử dụng điệp ngữ “Qua đi”, “Mai sau” để nhấn mạnh và khẳng
định sức sống bất diệt của những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam qua
hình tượng cây tre.
Như vậy, trong quá trình giảng dạy những câu hỏi giảng ý thường gắn với
những câu hỏi giảng từ và câu hỏi khai thác hình ảnh thành một hệ thống câu hỏi

dẫn dắt học sinh thâm nhập vào nội dung của bài để cảm nhận được cái hay, cái
đẹp của bài văn. Từ đó học sinh mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài tập
đọc được.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho học sinh giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau tôi tập
trung chú ý nhiều hơn tới các đối tượng có năng lực cảm thụ văn học hạn chế,
xếp những em này vào cùng nhóm với những em có cảm thụ văn học tốt để các
em cùng nhau tham gia trao đổi thảo luận về nội dung của tác phẩm. Từ đó học
sinh có thể rút ra được ý đoạn, nội dung bài và dẫn đến việc học sinh phát hiện
được cách đọc phù hợp với đoạn, với bài.
2.3.4. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm
Sau khi học sinh đã đọc đúng, đọc lưu loát, hiểu nội dung của bài tập đọc,
tôi tiến hành luyện đọc diễn cảm cho các em. Đây là giai đoạn quyết định để đạt
yêu cầu cuối cùng của kĩ năng đọc văn đối với học sinh lớp 4. Đọc diễn cảm là
hình thức đọc có tính đặc thù với quan niệm nhằm mục đích rèn kĩ năng đọc và
kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh. Đây vừa là hoạt động nhận tin, vừa là
hoạt động phát tin. Người đọc trở thành môi giới nối liền tác phẩm với người
nghe.
Vì vậy, khi hướng dẫn đọc diễn cảm trước tiên tôi hướng dẫn học sinh xác
định đúng kiểu văn bản để xác định giọng đọc chung của bài: Giọng đọc một
văn bản công vụ, hành chính, một mẫu tin khác với giọng đọc một văn bản nghệ
thuật. Khi đọc các văn bản nghệ thuật khác với giọng đọc truyện, khác với giọng
đọc kịch, đọc thơ. Giọng đọc một văn bản miêu tả khác giọng đọc một bài văn
12


tường thuật… Như vậy, đọc diễn cảm là việc đọc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ
điệu để biểu đạt đúng ý nghĩa, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản được
đọc. Do đó, khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, giáo viên phải chú ý hướng
dẫn học sinh:
* Chọn ngữ điệu đọc thích hợp:

Để học sinh thể hiện được đúng ngữ điệu đọc, tôi luôn chú ý bồi dưỡng
học sinh cách thể hiện các loại câu ngay từ khi học phân môn Luyện từ và câu.
Ví dụ: Khi đọc câu hỏi thì nhấn giọng và hơi cao giọng ở từ dùng để hỏi
“Mẹ ơi con tuổi gì?” (Tuổi ngựa - TV4 tập 1 trang 149). Khi đọc câu kể thì
giọng đọc chậm rãi, câu cảm, câu cầu khiến thì thể hiện theo từng cảm xúc của
tác giả (vui, buồn, giận dữ, hài ước,…).
Ví dụ: Câu: “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!”(Con
chuồn chuồn nước- TV4, tập 2, trang 127). Đây là câu kể, thể hiện thái độ ngạc
nhiên, bất ngờ, trầm trồ khen vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nên phải đọc nhấn
giọng ở các từ “ Ôi chao, đẹp làm sao” và cao giọng ở cuối câu.
Qua đó học sinh có thể tự phát hiện các loại câu có trong các bài tập đọc và
nêu cách đọc câu đó mà không cần giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ là đọc như
thế nào.
* Sắc thái giọng đọc.
Tuỳ thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi hướng
dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng
nhịp nhàng khẩn trương (Bài: Đoàn thuyền đánh cá -Tiếng Việt 4, tập 2, trang
59), có bài đọc với giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương (Bài: Mẹ ốm - Tiếng
Việt 4, tập 1, trang 9), có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư (Bài: Hoa học trò
-Tiếng Việt 4, tập 2, trang 143), có bài đọc với giọng vui hóm hỉnh (Bài: Ăn mầm
đá -Tiếng Việt 4, tập 2, trang 157), có bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch với
tốc độ khá nhanh (Bài: Vẽ về cuộc sống an toàn - Tiếng Việt 4, tập 2, trang 54),...
Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể
hiện loại truyện vì học sinh cần biết phân biệt lời của người dẫn truyện với lời
nhân vật với nhân vật.
Ví dụ: Khi dạy bài “Thưa chuyện với mẹ” (Tiếng Việt 4- Tập 1, trang 85):
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc lời Cương: Lễ phép, khẩn khoản, thiết
tha xin mẹ đồng ý cho con học nghề rèn và giúp thuyết phục cha. Giọng mẹ
Cương: Ngạc nhiên khi thấy con xin học nghề thấp kém, cảm động dịu dàng khi
hiểu lòng con “Con muốn giúp mẹ như thế là phải...làm đầy tớ anh thợ rèn”. Lời

người dẫn chuyện trong toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng. Ba dòng cuối bài
13


(hồi tưởng của Cương về cảnh lao động hấp dẫn ở lò rèn): đọc chậm với suy
tưởng, sảng khoái, hồn nhiên.
Hay trong bài “Khuất phục tên cướp biển” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 66)
cùng là câu hỏi nhưng trong đoạn đối thoại sau, tính cách của hai nhân vật khác
nhau nên sắc thái giọng đọc cũng thể hiện khác nhau hoàn toàn.
Chúa tàu trừng mắt nhìn Bác sĩ, quát :
- Có câm mồm không? (đọc giọng thể hiện sự hung hãn của tên cướp khi đập
tay xuống bàn quát Bác sĩ Ly)
Bác sĩ điềm tĩnh hỏi :
- Anh bảo tôi phải không?(giọng tự tin, điềm tĩnh nhưng hết sức nghiêm nghị).
Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói :
- Anh cứ uống rượu mãi như thế thì đến phải tống anh đi nơi khác .
Cơn giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm
chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết :
- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa
sắp tới. (giọng đọc bình tĩnh, cương quyết bảo vệ lẽ phải)
(Với những văn bản truyện tôi cho học sinh phân vai để làm sống lại nhân
vật của tác phẩm).
Mặt khác, khi đọc diễn cảm, người đọc phải làm chủ được chỗ ngắt giọng
(ngắt giọng biểu cảm), làm chủ được tốc độ đọc (độ nhanh, chậm, chỗ ngân hay
dãn nhịp đọc), làm chủ được cường độ đọc, (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi
giọng) và làm chủ cao độ (độ cao của giọng, lên giọng hay hạ giọng). Vì vậy, ở
tiểu học khi dạy đọc diễn cảm giáo viên cần phải lưu ý một số kĩ thuật sau:
* Ngắt giọng biểu cảm (còn gọi là ngắt giọng tâm lý: ngắt giọng dù không có
dấu câu với ý gây ấn tượng). Nếu ngắt giọng lôgíc thiên về trí tuệ thì ngắt giọng
biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng,

sự im lặng có tác dụng “gây bão tố”, tập trung sự chú ý của người nghe vào sau
chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao. Đây là sự ngắt giọng có ý
đồ nghệ thuật.
Ví dụ: Trong câu thơ: “ Mẹ/ là đất nước tháng ngày của con".//
(Mẹ ốm- Tiếng Việt 4, tập 1, trang 9)
Từ việc học sinh hiểu rõ qua bài thơ tác giả muốn nói lên niềm tự hào, lòng
biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ và mẹ có vai trò đặc biệt đối
với tác giả. Tôi gợi ý để học sinh ngắt nhịp như thế nào làm nổi bật hình ảnh
người mẹ và học sinh đã phát hiện đúng ngắt giọng sau tiếng “mẹ”.

14


Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong những cách ngắt nhịp
đúng, một cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn, ví dụ chọn cách ngắt:
Bè đi/ chiều thì thầm
Gỗ/ lượn đàn thong thả.
( Bè xuôi sông La- Tiếng Việt 4, tập 2, trang 26)
Không ngắt “Bè đi chiều/ thì thầm” để tạo ra 3 cặp chủ - vị làm cho hai câu
thơ sống động hơn với nhiều đối tượng được miêu tả, nhiều hoạt động và để
không hạn chế thời gian “ bè đi ” vào buổi chiều mà tạo một kết hợp bất thường
“chiều thì thầm”, cho thời gian cất lên thành lời. Cũng như vậy ta chọn cách
ngắt nhịp “Sông La/ơi sông La” để “ơi” được ngân dài tha thiết mà cách ngắt
nhịp 3/2 không cho phép ,..
Hay ngưng giọng một chút trước từ “lương tâm” trong câu thơ:
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời/lương tâm
(Truyện cổ nước mình - Tiếng Việt 4, tập 1, trang 19) làm cho từ “lương
tâm” được nhấn mạnh và gây ấn tượng mạnh hơn.
*Làm chủ tốc độ, cường độ, cao độ.

Thể hiện giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay vừa phải. Nhịp độ
đọc do nội dung bài tập đọc quyết định.
Ví dụ: Trong bài “Thắng Biển” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 76 ). Có đoạn
đọc với giọng chậm rãi, có đoạn đọc với giọng gấp gáp, hối hả.
- Ở đoạn 1: Câu đầu đọc với giọng chậm rãi. Những câu sau đọc nhanh dần.
- Ở đoạn 2: Giọng đọc gấp gáp, căng thẳng.
- Ở đoạn 3: Giọng hối hả, gấp gáp hơn. Câu kết giọng đọc khẳng định, tự hào.
Hay trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.” (Tiếng Việt 4,
tập 2, trang 48 ), khi đọc khổ thơ:
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
Khi đọc không ngắt bằng những phách mạnh mà dùng trường độ: hơi kéo dài
giọng để tạo đường ranh giới ngắt nhịp, đồng thời phải đọc với giọng nhẹ nhàng
tha thiết như lời ru. Đặc biệt khi hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ, cường độ,
cao độ phải chú ý một số kĩ thuật.
15


* Cách lơi giọng: Kỹ thuật lơi giọng khi đọc diễn cảm tạo cho người nghe sự
hứng thú, ấn tượng và làm người nghe cảm nhận được sâu sắc giá trị nghệ thuật
của văn bản. Nó thường xuất hiện cuối ngữ đoạn có nghĩa lời nói chưa kết thúc,
còn bỏ lửng.
Ví dụ: Khi đọc bài “Cánh diều tuổi thơ” (Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang
146). Ở đoạn cuối của bài thơ tôi gợi ý cho học sinh thử tìm cách đọc để thể hiện
được ước mơ, những khát khao của em nhỏ được gửi gắm trong cánh diều, để
âm hưởng của bài văn còn đọng mãi trong tâm trí người đọc, người nghe. Từ gợi

ý trên học sinh đã thể hiện rất tốt cách đọc như sau:
“Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn/ để chờ đợi một nàng tiên áo xanh
bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: //
"Bay đi ...diều ơi// Bay đi..."
Hay trong bài “ Tre Việt Nam” (Tiếng Việt 4, tập 1, trang 41) Kĩ thuật lơi giọng
xuất hiện ở sau“ chuyện ngày xưa”
Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh.
* Cách đọc nhấn giọng: Tôi có thể cho học sinh tìm từ gợi tả, gợi cảm, từ
trung tâm để làm bật lên ý chính của đoạn văn, đoạn thơ từ đó học sinh biết nhấn
giọng các từ, cụm từ đó khi đọc bài.
Ví dụ: khi cho học sinh luyện bài đọc diễn cảm bài: “Bè xuôi sông La”
(Tiếng Việt 4, tập 2, trang 26 ). Yêu cầu học sinh biết đọc diễn cảm bài thơ với
giọng nhẹ nhàng, trìu mến, phù hợp với nội dung miêu tả vẻ đẹp thanh bình yên
ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và ước mơ
về tương lai.
Tôi giúp học sinh biết nhấn giọng các từ ngữ làm nổi bật vẻ đẹp của dòng
sông La và bè gỗ trôi trên sông rất cụ thể, sống động qua các cụm từ: trong veo,
mươn mướt, lượn đàn thong thả, lim dim, đằm mình, êm ả, long lanh, hót. Từ đó
học sinh có cách đọc phù hợp với nội dung khổ thơ:
“ Sông La ơi sông La
Trong veo/ như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi
Bè đi chiều thầm thì
Gỗ lượn đàn thong thả
Như bầy trâu lim dim
16



Đằm mình/ trong êm ả
Sóng long lanh vẩy cá
Chim hót trên bờ đê.
Hay khi cho học sinh luyện bài đọc diễn cảm một đoạn trong bài “Con chuồn
chuồn nước” (Tiếng Việt 4, tập 2, trang 127). Tôi giúp học sinh biết nhấn giọng
các từ ngữ miêu tả.
“ Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước /mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng
chú/ lấp lánh. Bốn cái cánh/ mỏng như giấy bóng. Cái đầu/ tròn và hai con
mắt/ long lanh như thuỷ tinh. Thân chú/ nhỏ và thon vàng như màu vàng của
nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn
cánh /khẽ rung rung như đang còn phân vân.”
Ngoài ra, để hấp dẫn người nghe cũng như đem lại cho người nghe cảm xúc
chân thật nhất, tôi đã hướng dẫn các em cách hóa thân vào nhân vật bằng điệu
bộ, cử chỉ, ánh mắt:
*Cách thể hiện điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt: Tư thế, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt là
những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc
diễn cảm. Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung
của tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng.
Đọc một câu chuyện buồn nét mặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra việc thể
hiện ánh mắt điệu bộ cử chỉ cũng làm tăng thêm sự giao cảm giữa người đọc với
người nghe:
Ví dụ: Khi đọc bài “Người ăn xin” (Tiếng Việt 4- Tập 1, trang 30). Người
đọc phải thể hiện nét mặt buồn, ánh mắt đồng cảm khi đọc đến đoạn miêu tả sự
đau khổ, đáng thương của ông lão ăn xin. “Đôi mắt ông lão đỏ dọc và giàn giụa.
Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại. Chao ôi! cảnh nghèo đói đã gặm nát
con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!”
Mặt khác, khi luyện đọc diễn cảm, tôi cho học sinh nhận xét giọng đọc của
bạn, giải thích vì sao đọc như thế là hay, như thế là chưa hay, cho học sinh tìm ra
giọng đọc đúng, hay nhất và đọc lại cho cả lớp cùng nghe. Cứ như vậy dần dần

học sinh của lớp tôi đã đọc tốt hơn.
Luyện đọc diễn cảm yêu cầu phải có thời gian thực hiện luyện tập lâu dài,
kiên trì. Vì thế tôi đã hết sức khéo léo lồng ghép luyện đọc diễn cảm vào từng
bước lên lớp trong giờ Tập đọc chứ không phải chỉ luyện đọc diễn cảm ở phần
đọc diễn cảm. Tôi chú ý lồng ghép đọc diễn cảm vào các phần khác mà không
làm đứt mạch gián đoạn bước lên lớp. Chỉ lồng ghép khi có điều kiện thuận lợi
và đảm bảo phù hợp với trình độ năng lực của học sinh trong lớp.
17


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi nghiên cứu và vận dụng đề tài trên vào việc dạy tập đọc cho học sinh
lớp 4B do tôi chủ nhiệm, hết tuần học 34 năm học 2016-2017, tôi tiến hành khảo
sát học sinh, thống kê kết quả, so với ban đầu kết quả đạt như sau:
Lần
Sĩ số
Đọc ê-a,
Đọc to, rõ
phát âm sai
Đọc đúng
ràng, hiểu Đọc diễn cảm
nội dung bài
1
31 em
12 em
12 em
6 em
1 em
(Tuần 4)


2
(Tuần 34)

31 em

So sánh
đối chứng

1em

5 em

14 em

11 em

Giảm
11 em

Giảm
7 em

Tăng
8 em

Tăng
10 em

Đối chiếu kết quả điều tra thực trạng. Tôi thấy chất lượng đọc tăng lên rõ rệt:

- Đọc diễn cảm: tăng từ 1 lên 11 học sinh; tương đương tăng 32,2 %
- Đọc trôi chảy, hiểu nội dung bài: tăng từ 6 lên 14 học sinh, tương đương
tăng 25,8%.
Tôi thấy mình đã tìm đúng hướng và cách dạy đúng đặc trưng bộ môn.
Các em học sinh rất hứng thú trong giờ tập đọc. Bước đầu các em biết đọc diễn
cảm ở tất cả các bài Tập đọc.
Các văn bản nghệ thuật được nhiều em đọc hay, hấp dẫn. Các em biết
mạnh dạn hơn, biết tìm giọng đọc đúng ngữ điệu, sắc thái, lời nhân vật. Biết
nhận xét bạn để cùng tìm giọng đọc của bài, của đoạn.
Các em thêm yêu thơ văn, có kĩ năng đọc diễn cảm bằng lời tương đối tốt,
biết dùng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc để viết đoạn văn, bài văn hay.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trong thời đại ngày nay - thời đại của tri thức và trí tuệ, của khoa học công
nghệ và thông tin. Biết đọc càng quan trọng vì nó giúp người đọc sử dụng các
nguồn thông tin, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội. Dạy đọc diễn cảm
cho cho học sinh là điều hết sức cần thiết đó chính là hình thành văn hóa đọc
cho học sinh, kích thích óc sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng
tình cảm, nhân cách cho học sinh, tạo ra và phát triển thói quen đọc, sở thích
đọc, kĩ năng đọc cho các em. Vì vậy, là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 4 tôi
nhận thấy: Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất
18


là giáo viên. Bởi giáo viên là người trực tiếp hướng dẫn các em cách đọc đúng,
đọc hay. Do đó, giáo viên phải rèn luyện để có giọng đọc mẫu thật chuẩn vì
giọng đọc của giáo viên ảnh hưởng sâu sắc đến học sinh. Các em không chỉ lắng
nghe cô đọc mà còn coi đó là chuẩn mực để bắt chước, so sánh, đánh giá với
giọng đọc của mình. Vì vậy, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo mỗi từ ngữ, lời nói
đều phải chuẩn mực.

Bên cạnh đó, giáo viên phải dự tính trước được các lỗi mà học sinh thường
mắc phải khi đọc, đưa ra phương án đúng để chữa các lỗi đó cho học sinh. Biết
quan sát cách đọc của học sinh, biết tái hiện lời đọc của học sinh đối chiếu với
lời đọc mẫu để tìm ra lỗi và sửa.
Ngoài ra, giáo viên cần phối kết hợp các phương pháp, hình thức dạy học
phù hợp, linh hoạt uyển chuyển, khéo léo để giờ Tập đọc nhẹ nhàng, kích thích
tinh thần học tập của học sinh, giúp các em tự tin, thoải mái khi luyện đọc.
Tuy nhiên, biện pháp bao giờ cũng chỉ là công cụ, yếu tố con người mới là
quyết định. Lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy, kiên trì không nóng vội,
quan tâm đến học sinh bằng tình cảm của người mẹ, người chị cộng với sự cần
cù của học sinh...sẽ làm cho giờ dạy đạt hiệu quả.
3.2 . Kiến nghị
Qua quá trình thực hiện và bước đầu thu được kết quả khả quan, tôi có một
số đề xuất như sau:
- Đối với giáo viên:
+ Không ngừng trao đổi, học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp thông qua hội
thảo tổ, nhóm để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng
đọc diễn cảm cho học sinh.
+ Tích cực tham gia các cuộc thi do nhà trường và Phòng Giáo dục tổ chức.
- Đối với nhà trường:
+ Bổ sung các thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo về môn Tiếng Việt nói chung
và phân môn Tập đọc nói riêng.
+ Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua dự giờ
rút kinh nghiệm hoặc tổ chức các cuộc thi ngâm thơ, kể chuyện, đọc hay-viết
đẹp.
- Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo:
+ Mở các lớp chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học của từng phân môn
đặc biệt là phân môn Tập đọc để giáo viên các trường có thể giao lưu học hỏi lẫn
nhau.


19


+ Đề nghị Hội đồng khoa học của ngành phổ biến những kinh nghiệm giảng dạy
có chất lượng để giáo viên học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp.
Qua quá trình nghiên cứu, tích lũy và đúc kết kinh nghiệm trong quá trình
giảng dạy tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc
diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hải Châu”. Dưới sự chỉ đạo của
BGH, với khả năng có hạn của bản thân, trong quá trình thực hiện chắc còn
nhiều hạn chế, sai sót, tôi rất mong được sự góp ý của các cấp quản lý và bạn bè
đồng nghiệp để sáng kiến được áp dụng có hiệu quả.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 10 tháng 11 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết

Lê Thị Hoa

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các phương pháp dạy môn tiếng Việt trong nhà trường.
2. Dạy học tập đọc ở Tiểu học.
3. Đặc san giáo dục Tiểu học.
4. Hỏi đáp về dạy học tiếng Việt
5. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 1.
6. Sách giáo viên Tiếng Việt 4 tập 2.

7. Thiết kế bài giảng Tiếng việt 4 tập 1
8. Thiết kế bài giảng Tiếng việt 4 tập 2
9. Tiếng việt nâng cao lớp 4
10. Bồi dưỡng văn và tiếng việt

21


DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Lê Thị Hoa
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường Tiểu học Hải Châu
Kết quả
Cấp đánh giá xếp đánh giá
TT
Tên đề tài SKKN
loại (Phòng, Sở, xếp loại
Tỉnh...)
(A, B,
hoặc C)
1.
2.
3.

Năm học
đánh giá xếp
loại


4.
5.
6.

22



×