SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TĨNH GIA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CỦA HIỆU TRƯỜNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯỜNG LÂM
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trường Lâm
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HÓA NĂM 2018
MỤC LỤC
MỤC
I
1
2
3
4
II
1
2
3
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
4
III
1
2
3
NỘI DUNG
MỞ ĐẦU
TRANG
1
Lí do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu.
2
Đối tượng nghiên cứu.
2
Phương pháp nghiên cứu.
2
NỘI DUNG.
3
Cơ sở lí luận.
3
Thực trạng.
4
Các giải pháp và biện pháp thực hiện.
7
Kiện toàn ban chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường.
7
Xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông
7
trong trường.
Tập huấn kiến thức về luật giao thông, phổ biến kỹ năng tham
8
gia giao thông an toàn cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh học
sinh và đội thợ lái xe lam.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông
9
trong trường bằng nhiều hình thức phong phú
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dục an toàn
11
giao thông.
Phối hợp ăn ý giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và
13
ngoài nhà trường.
Phối hợp với Ban An toàn Giao thông trên địa bàn trong giáo
14
dục an toàn giao thông.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung Giáo
14
dục An toàn giao thông.
Chăm lo đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nội dung giáo dục An
14
toàn giao thông.
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
15
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
17
Kết luận.
17
Bài học kinh nghiệm
17
Kiến nghị.
17
Danh mục các tài liệu tham khảo.
Danh sách tên các đề tài,Sáng kiến Kinh nghiệm đã được công
nhận.
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều, càng nghiêm trọng. Theo
thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, mỗi năm thế giới có khoảng
1,2 triệu người chết do tai nạn giao thông và hơn 50 triệu người bị thương, trong
đó có nhiều người phải mang thương tật suốt đời là gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Với sự gia tăng dân số, tăng trưởng kinh tế và những hệ lụy của nó, châu
Á, trong đó có Việt Nam đang là những quốc gia phải gánh chịu những hậu quả
nặng nề về số người chết và thương vong do tai nạn giao thông gây ra.[1]
Cũng theo thống kê của Ủy ban toàn giao thông Quốc gia, 2 tháng đầu
năm 2018 (tính từ ngày 16/12/2017 đến 15/2/2018), cả nước xảy ra 3.345 vụ tai
nạn giao thông, làm chết 1.506 người, bị thương 2.517 người. So với cùng kỳ
(tháng 02) năm 2017 tai nạn giao thông có giảm cả về số vụ, số người chết và số
người bị thương; tuy nhiên với những con số nêu trên, chúng tả phải thừa nhận
rằng: số người thiệt mạng và mang thương tật do tai nạn giao thông gây ra
không phải là nhỏ thậm chí còn cao hơn cả số người chết và bị thương lúc đất
nước còn chiến tranh.[1]
Trước tình hình thực tế tai nạn giao thông ngày càng nhiều như thế, Thủ
tướng Chính phủ có Công điện số 240/CĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2018 gửi
các Bộ, cơ quan ngang Bộ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau tết Nguyên
đán, trong đó gửi Bộ Giao thông Vận tải, bộ Công an nội dung về một số giải
pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đề ra
nhiều việc làm thiết thực nhằm hạn chế tối đa hoặc có thể giảm đi những đau
thương và mất mát, thiệt hại về người cũng như tài sản làm ảnh hưởng đến sự
phát triển chung của cả nước.[1]
Từ nhiều năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo phối hợp với bộ Công An, Ủy
Ban An toàn giao thông Quốc gia đã chỉ đạo việc giảng dạy giáo dục an toàn
giao thông lồng ghép trong các tiết học chính khóa và tổ chức các buổi ngoại
khóa nhằm đưa nội dung chương trình giáo dục an toàn giao thông vào nhà
trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật
trật tự an toàn giao thông học đường cho tất cả học sinh sinh viên, các bậc học
nói chung và bậc Tiểu học nói riêng, nhằm góp phần nâng cao ý thức tôn trọng
chấp hành nghiêm về luật giao thông, biết tự bảo vệ tính mạng, tài sản kinh tế
cho chính các em, gia đình và xã hội. Việc giáo dục cho trẻ em thiếu niên nhi
đồng hiểu rõ về luật giao thông, xây dựng thói quen có ý thức tốt trong việc
chấp hành luật giao thông là hết sức cần thiết, ngay từ khi còn nhỏ, ở lứa tuổi
Tiểu học, các em được học một số kiến thức về luật giao thông sơ khởi, giúp các
em tham gia giao thông cùng gia đình hay tự bản thân tham gia giao thông bằng
phương tiện thô sơ (xe đạp) hoặc đi bộ an toàn, hiểu rõ về các chỉ dẫn của biển
báo để thực hiện cho đúng và không bị ảnh hưởng bởi tai nạn giao thông .
3
Chính vì thế, Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường Tiểu học là
một việc làm hết sức thiết thực, lâu dài và không bao giờ cũ, nhằm giáo dục thế
hệ trẻ là những người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông trong
tương lai ngay từ lúc con người mới tiếp nhận kiến thức ban đầu. Dựa trên sự
chỉ đạo chung của cả nước, bản thân là một Cán bộ Quản lý chỉ đạo công tác dạy
và học trong nhà trường, tôi nhận thấy chúng ta cần phải chuyên tâm tích cực
nghiên cứu để tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm góp phần hữu hiệu hóa các
hoạt động trong việc giảng dạy lồng ghép cung cấp kiến thức an toàn giao thông
đồng thời hướng dẫn giáo dục giúp cho các em nhận thức, có thái độ đúng đắn
về việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông và hành vi thói quen tốt khi
tham gia giao thông. Vậy nên tôi chọn đề tài “Biện pháp quản lý, chỉ đạo
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn Giao thông tại trường Tiểu học
Trường Lâm” để tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm với mong muốn đưa giáo
dục An toàn Giao thông vào nhà trường có chiều sâu và mang lại hiệu quả tốt
trong việc xây dựng môi trường tham gia giao thông có văn hóa.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu thực tiễn nhà trường, địa phương,
tìm các giải pháp triển khai công tác quản lý giáo dục An toàn giao thông của
Hiệu trưởng có chất lượng và có hiệu quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp công tác quản lý giáo dục An
toàn giao thông của Hiệu trưởng để xây dựng và phát triển giáo dục toàn diện
nhà trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp điều tra, đánh giá.
- Dựa vào các bài viết chuyên đề về chỉ đạo Giáo dục an toàn giao thông
trong trường của các cấp học và tập san Giáo dục Tiểu học.
- Đối thoại trực tiếp với các giáo viên, cùng tham gia thực hiện Giáo dục an
toàn giao thông trong trường.
- Trao đổi cùng đồng nghiệp về kinh nghiệm có hiệu quả trong quản lý
“Giáo dục an toàn giao thông” của các nhà trường trong huyện.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
4
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết A64 tuyên bố “Thập
kỷ hành động vì An toàn giao thông đường bộ 2011-2020”, Việt Nam là thành
viên soạn thảo và cam kết thực hiện. Mục tiêu của Thập kỷ hành động là nhằm
ổn định và giảm số lượng tại nạn giao thông dự tính trên toàn thế giới vào năm
2020. Đây cũng là cơ hội để các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng thể hiện sự
ủng hộ và cam kết hành động của mình vì một môi trường giao thông an toàn,
văn minh để từng bước thực hiện có kết quả các chương trình, mục tiêu của thập
kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ, cần xác định công tác bảo đảm an
toàn giao thông vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, thực hiện
thường xuyên liên tục. Vì vậy ở góc độ quốc gia cũng như từng địa phương cần
xây dựng các chương trình, chiến lược và có kế hoạch triển khai hành động theo
từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.[1]
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.[2]
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông qua
các giờ học trên lớp, nhà trường còn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và hoàn
thiện kiến thức, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực khác nhau
trong đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học với
thực tế cuộc sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động trong nhà
trường và ngoài xã hội. Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng đắn, các hành
vi và thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã
hội về chính trị, đạo đức, pháp luật, rèn luyện kỹ năng sống trong đó có kỹ năng
tham gia giao thông thông minh, an toàn …[3]
Giáo dục An toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở các
nhà trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước
mở cửa hội nhập và phát triển. Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho
học sinh một số nội dung về Luật giao thông, giáo dục kĩ năng sống để học sinh
rèn luyện ý thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ.
Tổ chức Giáo dục An toàn giao thông trong nhà trường phổ thông có hiệu
quả sẽ góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an
toàn giao thông của toàn xã hội.
2. Thực trạng.
2.1. Thực trạng chung:
5
Nước ta đang đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, đô thị hóa và
chuyển dần từ lao động thủ công là chính sang lao động với phương tiện hiện
đại và phương pháp tiên tiến có năng suất cao, từ đó xuất hiện nhiều loại phương
tiện tham gia giao thông cũng như lưu lượng các loại phương tiện tham gia giao
thông ngày càng nhiều, tình hình giao thông trên cả nước cũng như trên địa bàn
ngày càng phức tạp.
Trường Lâm là một trong 4 xã trọng điểm cung cấp nguyên vật liệu để
xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn, hàng ngày có nhiều phương tiện vận tải hạng
nặng tham gia giao thông. Hệ thống đường bộ trên địa bàn nhỏ, hẹp, nhiều ổ gà,
ổ voi, nắng thì bụi tầm nhìn bị hạn chế, mưa thì lầy lội trơn trượt. Hệ thống biển
báo hiệu đường bộ còn thiếu. Việc lấn chiếm lòng đường, đổ đất đá vật liệu xây
dựng ra đường còn nhiều. Nhiều nơi tầm nhìn bị che khuất.
Ý thức tham gia giao thông của một bộ phận nhân dân (phụ huynh) chưa
tốt, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, chở quá số người quy định,
lạng lách đánh võng; không có kiến thức cũng như hiểu biết về luật giao thông
cũng không có kỹ năng tham gia giao thông an toàn.
Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về An toàn giao thông chưa được
chú trọng. Một số vụ vi phạm An toàn giao thông xử lý chưa nghiêm.
2.2. Thực trạng về giáo dục An toàn giao thông trường Tiểu Học Trường Lâm.
Trường Tiểu học Trường Lâm đóng trên địa bàn xã Trường Lâm cách
trung tâm hành chính của huyện Tĩnh Gia 15 km đường bộ về phía nam. Trường
được chia làm hai khu riêng biệt. Khu A nằm cạnh đường 2B - con đường liên
xã chạy xuyên từ Quốc lộ 1A giáp với Nghệ An đi Trường Lâm, Tân Trường,
Tùng Lâm và các xã Phú Lâm, Phú Sơn để nối với các huyện miền núi và đường
Hồ Chí Minh. Hàng ngày con đường này đón nhận hàng trăm lượt xe trọng tải
hạng nặng chở vật liệu, chở phụ gia cho các Nhà máy Xi măng và chở đất san
lấp vục phụ công trình đang xây dựng thuộc khu Kinh tế Nghi Sơn, ngoài ra học
sinh thuộc thôn Trường Sơn khi đến trường còn phải đi qua con đường sắt Bắc Nam tuy có rào chắn nhưng nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao. Khu B nằm cạnh
quốc lộ 1A nguy cơ xảy ra tai nạn cũng nhiều.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt
100%. Đa số cán bộ, giáo viên đều có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm
huyết, yêu nghề mến trẻ, luôn có ý thức vươn lên và thường xuyên trau dồi kiến
thức, chuyên môn nghiệp vụ, có nhiều giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện đặc
biệt luôn chấp hành nghiêm luật giao thông và luôn có ý thức tham gia giao
thông an toàn.
6
Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm trường có từ 750 đến 885 em học sinh
theo học. Vì địa bàn dân cư rộng nên cơ bản học sinh đến trường chủ yếu bằng
xe đạp, xe lam, số ít em được gia đình đưa đón bằn xe máy, hoặc đi bộ.
Nội dung Giáo dục An toàn Giao thông trong trường chủ yếu là tích hợp
trong nội dung chương trình giáo dục hiện hành kết hợp với tiết hoạt động tập
thể thực hiện trong tháng “An toàn Giao thông” (tháng 9) thời lượng tuyên
truyền còn ít. Việc tổ chức các buổi ngoại khóa, các hoạt động mang tính chuyên
đề có chiều sâu cũng chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Công tác quản
lý, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá về an toàn giao thông chưa được coi trọng,
công tác tuyên truyền luật giao thông và hướng dẫn học sinh kỹ năng tham gia
giao thông an toàn chưa thường xuyên còn hình thức, chiếu lệ. Ngoài ra công tác
phối kết hợp trong giáo dục An toàn giao thông giữa các ban ngành, đoàn thể
trong trường, cũng như ngoài trường còn xem nhẹ. Chưa tập huấn và tuyên
truyên về an toàn giao thông cho đội ngũ lái xe lam, phụ huynh trong trường nên
công tác giáo dục an toàn giao thông chưa có hiệu quả hoặc hiệu quả của công
tác này chưa cao.
Không ít phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc đi lại, tham gia giao
thông của con em hằng ngày. Do không ý thức được sự ảnh hưởng của mình đối
với các em nên nhiều bậc phụ huynh đã có hành động, lời nói không phù hợp,
gieo vào tiềm thức các em những hành vi sai trái, phản tác dụng những bài học
về an toàn giao thông.
Một thực trạng nữa là xe đạp các em dùng để tham gia giao thông chưa
đảm bảo: xe không phanh, không chuông, không đèn, các bộ phận như xăm lốp
không đảm bảo, kích cỡ chưa phù hợp (xe dùng cho người lớn).
Học sinh đi bộ đến trường đa số các em chưa đi đúng phần đường, đi hàng
đôi hàng ba, vừa đi vừa nói chuyện, đùa cợt, xô đẩy nhau, tụ tập trước cổng
trường gây mất an toàn giao thông.
Các em được gia đình đưa đi học bằng xe máy, đa số không đội mũ bảo
hiểm, có em ngồi đằng trước, ngồi quá số người quy định.
Với tỉ lệ học sinh tham gia đi xe lam đến trường khá đông hàng năm nhà
trường có gần 10 xe lam tham gia đưa đón học sinh đi học từ 13 thôn bản trên
địa bàn xã. Đội ngũ lái xe lam cơ bản không có giấy phép lái xe, xe không có
thành chắn, thường chở quá số người quy đinh, chưa nói đến xe có đảm bảo an
toàn để lưu hành hay không. Học sinh ngồi trên xe lam thường ngồi vắt vẻo, trêu
đùa, nghịch ngợm, thò tay, thò đầu ra ngoài.
Học sinh trường Tiểu học Trường Lâm ít tiếp xúc với hệ thống biển báo,
đèn tín hiệu, mới chỉ dừng lại ở bài học, va chạm thực tế không nhiều nên sự ghi
nhớ của các em về lĩnh vực này chưa bền vững. Một số trẻ sau thời gian học ở
7
trường các em thường giúp gia đình chăn, thả trâu bò. Hai bên trục đường giao
thông là nơi dễ dàng để trẻ thực hiện các trò chơi nhất là trên tuyến đường sắt,
nguy cơ tai nạn rất cao.
2.3. Kết quả của thực trạng:
Tất cả yếu tố nêu trên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục An
toàn giao thông trong nhà trường. Để có kết quả đánh giá chất lượng giáo dục an
toàn giao thông trong năm học đồng thời lấy cơ sở cho việc nghiên cứu, đề ra
các giải pháp cho những năm tiếp theo, đầu năm học 2017-2018 (thời điểm cuối
tháng 9 năm 2017), tôi đã tiến hành khảo sát trắc nghiệm nhằm đánh giá mức độ
nắm kiến thức về An toàn giao thông của học sinh ở cả 5 khối lớp kết hợp với
đánh giá của giáo viên đã thu được kết quả:
Khối
Tổng số học sinh
tham gia khảo sát
1
2-3
4-5
Cộng
224
369
292
885
Điểm dưới
trung bình
SL
TL
68
30,4
75
20,3
72
24,7
215
24,3
Điểm
trung bình - khá
SL
TL
104
46,4
209
56,7
145
49,6
458
51,8
Điểm giỏi
SL
52
85
75
212
TL
23,2
23,0
25,7
23,9
Qua bảng thống kê ta thấy học sinh đã có hiểu biết nhất định và cần thiết về
luật giao thông, có kĩ năng cơ bản và thái độ khá đúng đắn để đảm bảo an toàn
khi tham gia giao thông, tuân thủ những nội quy, quy định của trường đề ra. Tuy
nhiên, việc nắm kiến thức về An toàn giao thông của các em chưa triệt để, tính
bền vững cũng như chất lượng chưa cao.
Khảo sát thực tế về ý thức, hành vi tham gia giao thông của học sinh trong
tháng đầu của năm học cho thấy:
Tổng số
học sinh
tham gia
khảo sát
224
315
Học sinh được người lớn đưa
Hoc sinh đi học bằng
đón bằng xe máy
xe đạp
Số vụ tai
Chưa
Thường
nạn trong
Thường
Không Đi xe đạp
xuyên
Đi xe đạp
năm
xuyên
đội mũ
phù hợp
đội mũ
người lớn
đội mũ bảo hiểm lứa tuổi
bảo hiểm
bảo hiểm
95
67
62
6
76
239
Từ những thực trạng trên, trong những năm qua tình trạng mất an toàn
trong tham gia giao thông vẫn là nỗi lo thường trực của nhà trường, phụ huynh
và của toàn xã hội.
8
Trong xu thế hiện nay, hội nhập, mở cửa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện
đại hóa là tất yếu, việc sử dụng các phương tiện hiện đại cũng như xuất hiện các
phương tiện vận tải hạng nặng ngày càng nhiều, mật độ tham gia giao thông
ngày càng dày, nguy cơ mất an toàn ngày càng lớn; vấn đề là con người trong đó
có học sinh buộc phải có khả năng thích nghi và có kĩ năng tự bảo vệ mình để
theo kịp với sự phát triển. Thông thường, mỗi chúng ta, ai cũng có khả năng để
thích nghi. Tuy nhiên nếu được định hướng và huấn luyện, tập dượt, bài bản
bằng phương pháp tiên tiến từ phía nhà trường cùng với lòng nhiệt tình của giáo
viên kết hợp với sự quan tâm của gia đình kĩ năng tự bảo vệ chính mình cũng
như ý thức tham gia giao thông có văn hóa sớm được hình thành vững chắc ở
học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước.
Hiểu được tầm quan trọng cũng như tính thiết thực của việc giáo dục an
toàn giao thông trong trường. Từ thực trạng trên là người quản lí đứng đầu đơn
vị, tôi đã đưa ra một số “Biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục An toàn Giao thông tại trường Tiểu học Trường Lâm”.
3. Các giải pháp thực hiện.
3.1. Kiện toàn ban chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường.
- Căn cứ vào nhiệm vụ và tình hình thực tế của trường, tôi đã tổ chức kiện
toàn Ban chỉ đạo Giáo dục an toàn giao thông, trong đó thành viên Ban chỉ đạo
có Đại diện Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các Tổ trưởng chuyên môn mà Hiệu trưởng là
trưởng ban. Việc kiện toàn này là một việc làm cần thiết để phân công nhiệm vụ
cụ thể cho từng thành viên ứng với từng nội dung giáo dục an toàn giao thông.
Qua đó xác định được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc tổ chức, triển
khai, kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường một
cách thường xuyên, liên tục theo dõi việc thực hiện và nắm bắt được tiến độ
thực hiện để đánh giá những kết quả đã đạt và chưa đạt, từ đó đề ra các chương
trình, mục tiêu, thống nhất các giải pháp, biện pháp thực hiện giáo dục an toàn
giao thông ở nhà trường trong thời gian tiếp theo.
3.2. Xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông trong
trường:
Sau khi tìm hiểu, nắm vững tình hình đội ngũ Giáo viên (lực lượng tham
gia giáo dục an toàn giao thông), căn cứ vào số học sinh ở hai điểm trường tham
gia giao thông bằng phương tiện gì, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lý, chỉ
đạo giáo dục an toàn giao thông trong trường. Kế hoạch cần cụ thể và có tính
khả thi, sát với tình hình thực tế của đơn vị. Vì cùng là đối tượng học sinh của
trường, nhưng học sinh học tại điểm trường A, đa số học sinh đến trường bằng
phương tiện xe đạp, số ít hơn là ngồi xe lam, số ít còn lại là tự đi bộ; tham gia
9
giao thông cùng các em gồm phương tiện giao thông đường sắt, ô tô con, ô tô tải
và còn cả trâu, bò dê nữa. Đối với học sinh điểm trường A kế hoạch cần xây
dựng việc hướng dẫn học sinh tham gia giao thông an toàn khi có tín hiệu đèn
báo có phương tiện giao thông đường sắt chạy qua, hướng dẫn học sinh kĩ năng
đi bộ an toàn, ngồi xe lam sao cho an toàn và giáo dục thêm kỹ năng phòng
tránh tai nạn do xe máy và động vật (trâu, bò, dê…) gây ra. Đối với điểm trường
B học sinh chủ yếu được bố mẹ đưa đến trường bằng xe máy, số ít tự đi xe đạp
và đi bộ đến trường tình hình giao thông điểm trường này phức tạp tiềm ẩn nguy
cơ mất an toàn cao, vậy kế hoạch giáo dục An toàn giao thông ở đây cần coi
trọng hơn việc hướng dẫn học sinh đội mũ bảo hiểm an toàn khi ngồi sau xe máy
và ngồi trên xe đạp. Vậy nên xây dựng kế hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục an
toàn giao thông trong trường cũng phải cân nhắc cho phù hợp và có tính hiệu
quả cao.
Trên cơ sở đó, Hiệu trưởng định hướng cho tổ và cá nhân xây dựng kế
hoạch quản lý chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông cho tổ khối và của từng lớp
đồng thời ngay từ đầu năm Hiệu trưởng tổ chức cho cá nhân, tập thể đăng kí thi
đua có nội ký kết việc thực hiện đảm bảo an toàn giao thông trong cả năm, giao
nhiệm vụ cho Tổ trưởng và đội ngũ cốt cán có trách nhiệm giúp đỡ, phối hợp
với các thành viên trong tổ trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục an toàn giao
thông có hiệu quả.
3.3. Tập huấn kiến thức về luật giao thông, phổ biến kỹ năng tham gia giao
thông an toàn cho đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh và đội thợ lái xe lam.
Giáo viên Tiểu học là người có uy tín, là thần tượng đối với lứa tuổi Tiểu
học. Lời thầy nói có sức thuyết phục, cử chỉ của thầy cô là mẫu mực, nhân cách
thầy cô là tấm gương đối với các em vì vậy đội ngũ Giáo viên Tiểu học giữ vai
trò quyết định sự phát triển đúng hướng nhân cách của học sinh. Ngoài nhiệm vụ
dạy chữ, dạy người giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói riêng còn là cán
bộ tuyên truyền giỏi để tuyên truyền chủ trương của Đảng Chính sách pháp luật
của nhà nước trong đó có nội dung tuyên truyền về luật giao thông. Vì vậy ngay
đầu năm học ngay sau khi phổ biến nhiệm vụ năm học tôi tổ chức tập huấn kỹ
năng tham gia giao thông an toàn cho đội ngũ giáo viên và yêu cầu giáo viên ký
cam kết thực hiện nghiêm túc luật giao thông, không để xảy ra tai nại giao thông
đối với bản thân mình và học sinh lớp mình chủ nhiệm, đây là một tiêu chí để
xếp loại thi đua cuối năm.
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của mỗi học sinh, mỗi phụ
huynh là người thầy đầu tiên của mỗi trẻ nhỏ, nếu gia đình (phụ huynh) có hiểu
biết về luật giao thông, có thói quen tham gia giao thông văn minh họ sẽ giáo
dục con cái họ tham gia giao thông có văn hóa ngay từ nhỏ. Nhận thức được
10
điều này ngay tại hội nghị Ban đại diện Cha mẹ học sinh đầu năm, ngoài nội
dung phối kết hợp chặt chẽ trong việc giáo dục học sinh, tôi lồng ghép tuyên
truyền kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho các đại biểu phụ huynh các lớp,
mời đội ngũ lái xe lam tham gia. Sau hội nghị này mỗi đại diện phụ huynh sẽ
truyên truyền kỹ năng tham gia giao thông an toàn tới phụ huynh toàn trường tại
Hội nghị phụ huynh của lớp đồng thời kí cam kết với nhà trường nghiêm túc
thực hiện tham gia giao thông an toàn; thêm nữa, mỗi phụ huynh có trách nhiệm
hướng dẫn, dạy con họ tham gia giao thông an toàn như: đội mũ bảo hiểm khi đi
xe đạp, ngồi sau xe máy; nếu sắm xe đạp cho con đi học phải phù hợp về kích
cỡ, thường xuyên kiểm tra xăm, lốp chuông, phanh… phụ huynh rất phấn khởi
và nhiệt tình hợp tác.
Riêng đội ngũ lái xe lam sau khi tham gia hội nghị tập huấn lái xe an toàn,
họ trực tiếp ký cam kết với Nhà trường đảm bảo an toàn giao thông trong suốt cả
năm học.
3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông trong trường
bằng nhiều hình thức phong phú:
3.4.1. Trước hết tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm dạy có chất lượng các môn học
có nội dung tích hợp giáo dục an toàn giao thông theo thời khóa biểu vì đây là
con đường ngắn nhất, nhanh nhất để các em tiếp cận với quy định của Nhà nước,
với Luật giao thông.
Các bài học có nội dung giáo dục an toàn giao thông trong chương trình
Tiểu học:
Lớp 1 bài 20: An toàn trên đường đi học (Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã
hội trang 42).[4]
Lớp 2 bài 20: An toàn khi đi các phương tiện giao thông (Sách giáo khoa
Tự nhiên và Xã hội trang 42).[4]
Lớp 3 bài 33: An toàn khi đi xe đạp (Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội
trang 64).[4]
Lớp 4 bài 13: Tôn trọng Luật Giao thông (Sách giáo khoa môn Đạo đức
trang 40).[4]
Nội dung giáo dục an toàn giao thông trong chương trình Tiểu học trên
tuy ít nhưng sắp xếp theo hướng khó dần từ lớp 1 đến lớp cuối cấp bắt đầu từ
nhận biết đến giáo dục thói quen, dần dần hình thành hành vi ứng xử đối với
việc thực hiện Luật Giao thông. Nắm vững nội dung này, Hiệu trưởng bám sát
kế hoạch dạy học của từng khối lớp chỉ đạo sát sao từ khâu soạn giảng đến nhu
cầu hỗ trợ thiết bị dạy học và rút kinh nghiệm sau tiết dạy sao cho hiệu quả giáo
dục Luật Giao thông đạt cao nhất.
11
3.4.2. Ngoài ra tôi chỉ đạo giáo viên lưu ý tuyên truyền hiệu quả qua các bài học
có nội dung Tích hợp giáo dục an toàn giao thông.
Ví dụ: Khi Giáo viên dạy bài Tập đọc - Kể chuyện bài: “Trận bóng dưới
lòng đường” Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 tuần 7 tập 1 trang 54, tôi chỉ đạo
giáo viên: ngoài khai thác nội dung bài học cần nêu câu hỏi gởi mở để gieo vào
ý thức học sinh thái độ chấp hành luật giao thông như: Bài tập đọc muốn nói với
em điều gì? Các bạn nhỏ trong bài Tập đọc đã chấp hành luật giao thông chưa?...
Bằng câu hỏi gợi mở, tích hợp nội dung giáo dục An toàn giao thông nhẹ nhàng,
liên tục qua các bài học trong chương trình thời khóa biểu, kiến thức về An toàn
giao thông được dần hình thành và khắc sâu ở học sinh.
3.4.3. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên, nhân viên trong trường thực
hiện tốt nội dung tuyên truyền Giáo dục An toàn giao thông vào các buổi sinh
hoạt tập thể
Thứ hai đầu tuần trong tháng 9 (tháng an toàn giao thông), tại buổi chào
cờ đầu tuần, tôi chỉ đạo các thành viên trong Ban chỉ đạo trang bị cho học sinh
kiến thức về Luật Giao thông mỗi tuần một chủ đề như: giới thiệu các loại biển
báo “Biển báo cấm”, “Biển báo nguy hiểm”, “Biển chỉ dẫn”, “Cách sang đường
khi có tín hiệu đèn báo: đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng”; hướng dẫn cách đội mũ
Bảo hiểm theo nguyên tắc “Hai ngón tay vàng”; cách đi bộ, đi xe đạp an toàn
khi đến trường… mỗi tuần một nội dung.
Chẳng hạn:
Tuần đầu tiên của tháng: giới thiệu các loại biển báo, tình hình tai nạn giao
thông trong khu vực và trên địa bàn xã những hệ lụy của nó.
Tuần thứ hai của tháng:
*. Hướng dẫn cách đi bộ, an toàn: “khi đi bộ đi trên vỉa hè, đi sát lề đường bên
phải, đi phần đường dành cho người đi bộ”;
*. Hướng dẫn cách đi xe đạp an toàn:
- Việc cần làm trước khi đi xe đạp: Chọn xe phù hợp, kiểm tra lốp, phanh, đèn
xe trước khi đi, đi đúng phần đường quy định…
- Việc cần làm khi đi xe đạp: Điều khiển xe bằng hai tay, đi đúng phần đường
quy định, đi tốc độ vừa phải, luôn quan sát và tránh chướng ngại vật.
- Hành vi không được làm khi đi xe đạp: Buông cả hai tay, lạng lách đánh võng,
đi hàng đôi hàng ba, đứng trên giá đèo hàng, thanh để chân, ngồi trên tay lái, giỏ
xe…không đi xe dành cho người lớn.
Tuần thứ ba của tháng: hướng dẫn cách ngồi sau xe máy an toàn:
“Ngồi hai bên (hai chân vắt hai bên), thẳng lưng, hai tay ôm eo người lái xe, hai
đùi khép nhẹ, đặt chân trên thanh để chân phía sau”.
12
Tuần thứ tư của tháng: Hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm an toàn: Mũ chắc
chắn, có phần nhựa cứng và phần xốp, quai đeo chắc chắn, có tem kiểm định
chất lượng, nhà sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng, đội mũ bảo hiểm theo
nguyên tắc “Hai ngón tay vàng”…Ngoài ra, kết hợp đưa ra một số hành vi tham
gia giao thông chưa đúng để răn, để nhắc nhở học sinh không làm theo.
3.4.4. Mười lăm phút đầu giờ (cả buối sáng và buổi chiều), tôi chỉ đạoTổng Phụ
trách Đội nhà trường truyền thông nội dung giáo dục an toàn Giao thông trên hệ
thống loa truyền thanh của nhà trường mỗi buổi học một nội dung phù hợp với
học sinh với phương châm nhẹ nhàng và hiệu quả: mưa dầm thấm lâu.
Ví dụ:
Buổi sáng là lịch học của học sinh khối 3; 4; 5. Với đối tượng học sinh này,
khi tầm nhận thức của các em đã đạt được mức độ nhất định, nội dung truyền
thông là các bản tin về An toàn Giao thông, những câu chuyện về những mảnh
đời bất hạnh của các bạn học sinh cùng lứa đã mất người thân do tai nạn giao
thông gây ra để gieo vào tiềm thức các em: chỉ cần một sơ xuất, một bất cẩn,
một chút thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông ai cũng có thể trở
thành nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra và cũng chỉ cần một ý thức giao
thông đẹp sẽ mang lại triệu nụ cười hạnh phúc.
Buổi chiều là lịch học của học sinh khối 1; 2 nội dung truyền thông là các
bài hát có nội dung giáo dục an toàn giáo thông, giai điệu vui nhộn, dễ nhớ, dễ
thuộc ca ngợi các hành vi đúng khi tham gia giao thông của các bạn nhỏ để các
em noi theo.
3.5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo dục an toàn giao
thông.
Nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm, tôi tổ chức các buổi ngoại
khóa để cho học sinh tham gia các chương trình cải thiện môi trường giao thông
bằng nhiều hình thức: thi hát, thi vẽ tranh, thi bình ảnh với chủ đề giáo dục an
toàn giao thông. Các nội dung luôn thay đổi luân phiên sao cho luôn mới và
tránh nhàm chán đồng thời phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ví dụ: Tháng 3, nhân dịp kỉ niệm này thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng sản Hồ
Chí Minh 26 - 3 tôi tổ chức cho học sinh hoạt động ngoại khóa có nội dung giáo
dục an toàn giao thông để học sinh cả trường tham gia.
Đối với lớp 4,5 Học sinh lớn hơn, tôi tổ chức cho học sinh thi bình ảnh
với chủ đề “những tấm ảnh biết nói”. Với nội dung này, Ban An toàn giao
thông của nhà trường chụp các bức ảnh ghi lại những hình ảnh tham gia giao
thông của chính học sinh, phụ huynh học sinh ở khu vực trường (có bức ghi hình
ảnh hành vi đúng, có bức ghi hình ảnh hành vi sai về hành vi tham gia giao
thông) mang đến để các khối lớp thi “bình ảnh”. Tại buổi thi, học sinh các lớp
13
chỉ ra được hành vi đúng, hành vi chưa đúng khi tham gia giao thông; từ các
hành vi đúng để học sinh học tập còn từ các hành vi chưa đúng để tất cả học sinh
tránh, không làm theo. (Hai bức ảnh dưới đây là một trong các bức ảnh để học
sinh “bình ảnh” với nội dung An toàn giao thông).
Trong hai bức ảnh trên, qua nội dung ‘bình ảnh’ của các lớp, học sinh
biết được bức ảnh trên có hành vi tham gia giao thông đúng, bức ảnh dưới có
hành vi tham gia giao thông chưa đúng do chở quá người theo quy định, không
đội mũ bảo hiểm và còn sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông.
Đối với lớp 1, 2, 3 học sinh còn nhỏ, tổ chức cho học sinh tham gia vẽ
tranh có chủ đề “an toàn giao thông”, dưới đây là bài vẽ của học sinh đạt giải.
14
Thông qua việc thi vẽ tranh có nội dung An toàn giao thông học sinh luôn
biết và ghi nhớ đi bộ thì đi trên vỉa hè, đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lại.
3.6. Phối hợp ăn ý giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà
trường.
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các tổ chức trong trường như Công đoàn, Đoàn
Thanh niên, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; giữa Giáo viên Chủ
nhiệm và giáo viên bộ môn trong cùng một nội dung tuyên truyền giáo dục an
toàn Giao thông.
Ví dụ: Tuyên truyền nội dung “Cấm đi xe đạp trong trường” Giáo viên chủ
nhiệm là người đầu tiên có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, nội dung này nếu
được giáo viên đặc thù (Giáo viên âm nhạc, giáo viên thể dục…) đôn đốc thêm
cùng với các bạn trong đội cờ đỏ nhắc nhở thì việc học sinh không đi xe đạp
15
trong trường thực hiện được, hầu hết các em đi xe đạp đến trước cổng trường
đều xuống xe dắt theo hàng vào nhà xe, xếp xe ngay ngắn.
Ngoài ra, với cương vị là Hiệu trưởng nhà trường, hàng tháng được dự hội
nghị cán bộ chủ chốt của xã, tôi chủ động phối hợp với các ban ngành đoàn thể
trong xã trước hết là Công an xã, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã, Hội Nông
dân, Hội Cựu giáo chức…đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ trong công tác tuyên
truyền giáo dục an toàn giao thông.
3.7. Phối hợp với Ban An toàn Giao thông trên địa bàn trong giáo dục an toàn
giao thông.
Các giải pháp cho an toàn giao thông chỉ có hiệu quả khi thông qua sự
hợp tác phối hợp đa ngành và quan hệ đối tác giữa khu vực nhà nước và khu vực
tư nhân cùng với sự tham gia của các tổ chức xã hội. Vì vậy cần phải đẩy mạnh
công tác phối hợp liên ngành. Ban An toang giao thông nhà trường chủ động báo
cho Ban An toàn Giao thông trên địa bàn về tình trạng xâm lấn lòng, lề đường,
các nguy cơ gây tai nạn để các ban ngành kịp thời vào cuộc nhằm giảm thiểu tai
nan giao thông.
3.8. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội dung Giáo dục An toàn
giao thông.
Hiệu trưởng vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra. Kiểm tra thông
qua Giáo viên chủ nhiệm, thông qua các tổ chức trong trường…, tuy nhiên cách
kiểm tra chính xác và nhanh nhất là để các em, các lớp kiểm tra lẫn nhau
thông qua hoạt động của Đội cờ đỏ. Lớp nào có học sinh không đội mũ bảo
hiểm khi ngồi sau xe máy, ngồi trên xe đạp; đi bộ dàn hàng ngang, xô đẩy nhau;
ngồi trên xe lam thò đầu, thò tay ra ngoài đều bị phát hiện và lớp đó bị hạ cờ thi
đua trong tuần - Học sinh rất hồ hởi với việc này, thông qua đây ý thức chấp
hành luật giao thông được hình thành vững chắc, kĩ năng tham gia giao thông
được củng cố có chiều sâu.
3.9. Chăm lo đầu tư về cơ sở vật chất để phục vụ nội dung giáo dục An toàn
giao thông.
Vào đầu năm học, tháng 9 - tháng cao điểm giáo dục An toàn giao thông tôi trích
một phần kinh phí từ nguồn ngân sách nhà trường để trang bị các bảng biểu,
pano, aphich có nội dung tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông như:
“Một hành vi giao thông - Triệu nụ cười hạnh phúc”.
“Nhanh một phút - Chậm cả đời”.
“Đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn là bảo vệ chính mình”.
“An toàn giao thông? Nói không với bia, rượu”. …
Các câu khẩu hiệu, bảng biểu có nội dung như trên, được treo (đặt) ở cổng
trường, cầu thang nơi học sinh phụ huynh thường xuyên qua lại đễ nhìn dễ nhớ
16
để ngày nào các em cũng đọc, cũng nhìn từ đó hình thành ở các em ý thức tham
gia giao thông an toàn.
Định kì (1 lần/ tháng) tôi trích một phần kinh phí, mời thợ sửa xe trên địa
bàn đến trường (cả điểm trường A và điểm trường B) kiểm tra, sửa chữa sơ bộ
những hư hỏng nhỏ như siết chặt con ốc, gia cố chuông phanh để xe đạp của các
em được chắc chắn, đồng thời phát hiện những hư hỏng nặng (lốp quá mòn, dây
phanh đứt, hoặc xe có nguy cơ xảy ra tai nạn … khi tham gia giao thông) để liên
lạc với gia đình kịp thời sửa chữa phương tiện đến trường cho học sinh được an
toàn.
Tóm lại: Bằng nhiều hình thức và thực hiện thường xuyên, liên tục trong
việc thực hiện các biện pháp giáo dục an toàn giao thông trình bày ở trên các
hành vi tham gia giao thông an toàn ở học sinh dần được hình thành, củng cố và
khắc sâu, góp phần đáng kể để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục An toàn giao
thông.
4. Hiệu quả của Sáng kiến:
Công tác giáo dục An toàn giao thông cho học sinh Tiểu học được xem là
một trong những hoạt động trọng tâm đối với giáo dục toàn diện của nhà trường
và là yếu tố hết sức cần thiết. Qua tìm hiểu, vận dụng các biện pháp quản lý chỉ
đạo sát sao, quyết liệt, phù hợp với điều kiện của đơn vị, hiệu quả giáo dục An
toàn giao thông An toàn giao thông ở trường Tiểu học Trường Lâm luôn được
duy trì củng cố và ngày càng phát triển thể hiện:
Đội ngũ quản lý chỉ đạo nhà trường thực hiện có hiệu quả kế hoạch
giáo dục an toàn giao thông, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu trong
lời nói, hành động cũng như ý thức chấp hành nghiêm túc quy định khi tham gia
giao thông, có ảnh hưởng tốt đến phụ huynh, giáo viên và học sinh.
- Phần lớn đội ngũ giáo viên luôn hết lòng vì học sinh, làm tốt nhiệm vụ
đảm bảo an toàn cho các em học sinh thân yêu, gần gũi học sinh, mẫu mực trong
lời nói, việc làm và thực sự trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
- Phụ huynh có trách nhiệm và chú trọng hơn trong việc giáo dục, quản lý
học sinh về việc sử dụng phương tiện giao thông, hướng dẫn cho con em về
pháp luật và kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Thường xuyên giữ mối liên hệ
với nhà trường trong việc giáo dục học sinh.
- So với cùng kỳ của năm học trước, mức độ hiểu biết và nắm vững kiến
thức về Luật giao thông của học sinh được nâng lên, ý thức chấp hành quy định
về An toàn giao thông trong học sinh có nhiều chuyển biến rõ nét. Qua tổng kết
đánh giá chúng tôi nhận thấy hiểu biết về An toàn giao thông ở các em, đặc biệt
là học sinh lớp 4,5 rất đáng mừng. Không những các em hiểu rõ luật mà còn có
ý thức tốt trong đảm bảo An toàn giao thông cụ thể:
17
Khối
1
2-3
4-5
Cộng
Tổng số học sinh
tham gia khảo sát
224
369
292
885
Điểm dưới
trung bình
SL
TL
25
11,2
36
9,8
32
10,9
93
10,5
Điểm
trung bình - khá
SL
TL
119 45,9
208
56,3
139
47,7
450
50,9
Điểm giỏi
SL
96
125
121
342
TL
42,9
33,9
41,4
38,6
Về ý thức, hành vi tham gia giao thông của học sinh trong suốt năm học
cũng tiến bộ rõ rệ cụ thể:.
Học sinh được người lớn đưa
Hoc sinh đi học bằng
đón bằng xe máy
xe đạp
Tổng số
Số vụ tai
Chưa
học sinh Thường
nạn trong
Thường
Không Đi xe đạp
tham gia
xuyên
Đi xe đạp
năm
xuyên
đội mũ
phù hợp
khảo sát đội mũ
người lớn
đội mũ bảo hiểm lứa tuổi
bảo hiểm
bảo hiểm
224
192
32
0
0
315
289
26
+ Học sinh được bố mẹ đưa đón bằng xe máy, xe đạp điện đều tham gia đội
mũ bảo hiểm và biết đội mũ bảo hiểm đúng quy cách, biết cách lên xuống xe và
có tư thế ngồi trên xe an toàn.
+ Học sinh tự tham gia giao thông bằng xe đạp hoặc đi bộ đến trường đã biết
lựa chọn cho mình phương tiện an toàn phù hợp, lựa chọn đường đi và đi đúng
phần đường. Các em có kỹ năng thói quen đi sát lề đường bên phải và có kĩ năng
quan sát trước, sau khi muốn sang đường. Nhiều phụ huynh mua xe đạp trẻ em
cho con sử dụng, gia đình khó khăn hơn thì chỉnh lại xe nữ người lớn bằng cách
hạ yên, lắp tay lái cong để con sử dụng thuận lợi. Số học sinh không có xe đạt
yêu cầu thì chuyển sang đi bộ hoặc người lớn đưa đón.
+ Không còn tình trạng học sinh đi xe đạp bằng một tay hay buông cả hai
tay, đi hàng đôi, hàng ba hoặc nô đùa trong khi tham gia giao thông.
+ Tình trạng trẻ ghè, đặt các vật cứng lên đường ray hay ném đất, đá, vật
dụng khác lên tàu gây mất an toàn giao thông đường sắt hoặc cho hành khách
ngồi trên tàu đã được xóa bỏ một cách triệt để.
Trong năm học 2017 - 2018 này, với việc áp dụng những kinh nghiệm trên
vào giáo dục an toàn giao thông đến nay, hầu hết tất cả học sinh trong toàn
trường đều hiểu và tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, mặc dù là
địa bàn phức tạp nhưng đến thời điểm hiện tại không có trường hợp rủi ro nào
xảy ra do tai nạn giao thông. Đây chính là thành công bước đầu trong việc thực
18
hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông tại
trường Tiểu học Trường Lâm.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Công tác giáo dục An toàn giao thông là một quá trình thường xuyên và lâu
dài, đóng vai trò rất quan trọng trong trường Tiểu học. Đây là việc làm cần phải
liên tục và có sự quan tâm chỉ đạo tích cực của các cấp từ Trung ương đến địa
phương, từ cán bộ, đảng viên, giáo viên đến người dân. Việc giáo dục nhận thức
và nâng cao ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong nhà
trường đã được xem là một giải pháp tối ưu, giúp học sinh hiểu rõ và chấp hành
luật pháp, bảo vệ chính bản thân mình và người khác được an toàn mỗi khi tham
gia giao thông. Nếu mọi người ai cũng biết tuân thủ giữ gìn trật tự an toàn giao
thông thì đó chính là niềm vui và hạnh phúc của mọi nhà.
2. Bài học kinh nghiệm
Để công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường học đạt hiệu quả cao,
đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục An
toàn giao thông cho học sinh Tiểu học một cách triệt để và có hiệu quả. Mỗi cán
bộ giáo viên phải thực sự gương mẫu và là tấm gương sáng về chấp hành luật
giao thông cho học sinh noi theo.
Cần tích cực tuyên truyền vận động nhân dân, liên hệ chặt chẽ với phụ
huynh học sinh trong công tác giáo dục An toàn giao thông.
Đặc biệt tạo ý thức thực hiện tốt các quy định của luật giao thông và hình
thành thói quen chấp hành theo luật giao thông ở học sinh.
Hình thành kỹ năng tham gia giao thông an toàn, giúp trẻ phán đoán, nhận
thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi tham gia giao thông.
Tạo được tiền đề vững chắc cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao
thông về sau này và là nền tảng cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn
minh của một công dân khi các em lớn lên.
3. Kiến nghị:
Phòng Giáo dục và Đào tạo Tĩnh Gia đấu mối để cung cấp thêm các tài
liệu đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh trong công tác dạy và học an
toàn giao thông, tổ chức các chuyên đề lớn về dạy học an toàn giao thông, bồi
dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ để cán bộ giáo viên tham gia học
hỏi, rút kinh nghiệm.
Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác trật tự an toàn giao thông ở xã,
cương quyết xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm quy tắc giao thông để làm
gương cho người tham gia giao thông. Mở rộng thông tin báo, đài, mạng… để
giáo dục và tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
19
Nhà trường tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục ngoại khóa,
giúp các em mạnh dạn hơn, có cơ hội bộc lộ hiểu biết về luật giao thông cũng
như kiến thức thực tế khi tham gia giao thông.
Giáo viên cần tìm hiểu kỹ và cập nhật thông tin, vận dụng linh hoạt, sáng tạo
trong từng bài giảng để tiết dạy an toàn giao thông thật sự nhẹ nhàng, tự nhiên,
không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, thu hút tất cả các em cùng
tham gia. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc
tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục An toàn giao thông nhằm thúc đẩy công
tác giáo dục An toàn giao thông thực sự có tác dụng.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình chỉ đạo công tác
giáo dục An toàn giao thông cho học sinh ở trường Tiểu học Trường Lâm. Rất
mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí trong hội đồng
khoa học các cấp để sáng kiến có tính khả thi hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
………………………………………………….……………...
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 4 năm 2018
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Người thực hiện
………………………………………………….……………...
………………………………………………….……………...
………………………………………………….……………...
………………………………………………….……………...
Nguyễn Thị Nga
………………………………………………….……………...
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Internet - thống kê các số liệu tai nạn giao thông của Ủy ban An toàn giao
thông Quốc gia.
2. Luật giáo dục năm 2005.
3. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí (tài liệu lưu hành nội bộ) năm 2009.
4. Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội, vở bài tập Đạo đức lớp 1, 2, 3; sách giáo
khoa Tiếng Việt lớp 3 tập 1.
5. Làm quen với Luật giao thông tập 1 đến tập 4. Tài liệu của Ủy ban An toàn
Giao thông Quốc gia - Báo giao thông.
21
Mẫu 1 (2)
DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Tiểu học Trường Lâm
Cấp đánh giá
xếp loại
TT
1.
2.
3.
4.
Tên đề tài SKKN
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)
Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)
Năm học
đánh giá
xếp loại
Biện pháp nâng cao chất
lượng chữ viết cho học sinh
Tiểu học.
Phòng Giáo dục
và ĐT Tĩnh Gia
B
2010-2011
Biện pháp nâng cao chất
lượng dạy học môn Tiếng
Việt ở Tiểu học.
Phòng Giáo dục
và ĐT Tĩnh Gia
B
2011-2012
Biện pháp quản lí nhằm nâng
cao chất lượng đội ngũ của
Hiệu trưởng trường Tiểu học
Tân Trường.
Sở Giáo dục và
ĐT Thanh Hóa
C
2012-2013
Biện pháp quản lí, giáo dục
học sinh có hoàn cảnh khó
khăn của Hiệu trưởng trường
Tiểu học Tân Trường.
Phòng Giáo dục
và ĐT Tĩnh Gia
B
2015-2016
5.
* Liệt kê tên đề tài theo thứ tự năm học, kể từ khi tác giả được tuyển dụng vào
Ngành cho đến thời điểm hiện tại.
22