Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng dị hình vách ngăn trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 67 trang )

MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
Mục tiêu tổng quát.....................................................................................................2
Mục tiêu cụ thể........................................................................................................... 2
Lợi ích nghiên cứu.....................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI.....................................................................3
1.1 Phôi thai học về mũi xoang..................................................................................3
1.2 Giải phẫu mũi và các xoang cạnh mũi..................................................................3
1.3 Sinh lý mũi xoang................................................................................................8
1.4 Sơ lược lịch sử về vấn đề liên quan mũi xoang....................................................9
1.5 Viêm mũi xoang.................................................................................................10
1.6 Dị hình vách ngăn..............................................................................................13
1.7 Các nghiên cứu liên quan viêm mũi xoang và dị hình vách ngăn.......................16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................18
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................18
2.2 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................18
2.3 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................18
2.4 Đạo đức đề tài....................................................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................28
3.1 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................................28
3.1.1 Phân bố theo giới..............................................................................................28
3.1.2 Phân bố theo tuổi..............................................................................................28



3.1.3 Phân bố theo nghề nghiệp................................................................................29
3.1.4 Phân bố theo dân tộc........................................................................................30
3.2 Chuyên môn.......................................................................................................30
3.2.1 Lý do vào viện...................................................................................................30
3.2.2 Triệu chứng lâm sàng.......................................................................................31
3.2.3 Nội soi mũi:.......................................................................................................34
3.2.4 CT scan:.............................................................................................................37
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.....................................................................................42
4.1 Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.......................................................................42
4.2 Đặc điểm lâm sàng:.....................................................................................................43
4.3 Nội soi mũi:........................................................................................................46
4.4 CT scan:.............................................................................................................47
KẾT LUẬN.............................................................................................................54
KIẾN NGHỊ............................................................................................................ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU.
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN.
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH NỘI SOI VÀ CT SCAN CỦA BỆNH NHÂN.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.

Chữ viết tắt
CT-scan
DHVN
ĐHYD
NXB
SMR
TMH

VAS
VMX
VVN

Nghĩa
Computed tomography scan (chụp cắt lớp vi tính)
Dị hình vách ngăn
Đại học Y Dược
Nhà xuất bản
Submucus resection (phẫu thuật chỉnh vách ngăn dưới niêm)
Tai Mũi Họng
Visual Analog Scale ( Thang điểm đau nhức)
Viêm mũi xoang
Vẹo vách ngăn


DANH MỤC CÁC BẢNG.
Trang
Bảng 3.1: Phân bố tỉ lệ các nhóm tuổi nghiên cứu...............................................28
Bảng 3.2: Phân bố tỉ lệ nghề nghiệp......................................................................29
Bảng 3.3: Tỉ lệ các dân tộc.....................................................................................30
Bảng 3.4: Tỉ lệ mức độ nghẹt mũi.........................................................................31
Bảng 3.5: Tỉ lệ mức độ chảy mũi...........................................................................31
Bảng 3.6: Phân bố tỉ lệ mức độ đau nhức vùng đầu mặt.....................................32
Bảng 3.7: Phân bố tỉ lệ giảm khứu........................................................................32
Bảng 3.8: Phân bố tính chất dịch mũi ở khe mũi trên.........................................34
Bảng 3.9: Phân bố tính chất dịch mũi ở khe mũi giữa........................................34
Bảng 3.10: Phân bố tính chất dịch mũi ở khe dưới..............................................35
Bảng 3.11: Tỉ lệ bóng sàng phồng lớn...................................................................35
Bảng 3.12: Tỉ lệ sung huyết cuốn mũi giữa...........................................................35

Bảng 3.13: Tỉ lệ quá phát cuốn mũi giữa..............................................................36
Bảng 3.14: Tỉ lệ sung huyết cuốn mũi dưới..........................................................36
Bảng 3.15: Tỉ lệ quá phát cuốn mũi dưới.............................................................36
Bảng 3.16: Phân bố tỉ lệ thang điểm Lund MacKay............................................37
Bảng 3.17: Tỉ lệ bệnh nhân mờ xoang mỗi bên....................................................38
Bảng 3.18: Tỉ lệ mờ lần lượt từng xoang..............................................................38
Bảng 3.19: Tỉ lệ các kiểu dị hình vách ngăn.........................................................39
Bảng 3.20: Tỉ lệ vẹo vách ngăn phần thấp............................................................40
Bảng 3.21: Tỉ lệ vẹo vách ngăn phần cao..............................................................40
Bảng 3.22: Tỉ lệ mức độ vẹo...................................................................................40
Bảng 3.23: Tỉ lệ hình thái vẹo................................................................................41
Bảng 4.1: Liên quan giữa mức độ đau đầu và độ mờ xoang trên CT-scan........48
Bảng 4.2: Mối tương quan vẹo vách ngăn chữ S và nghẹt mũi vào viện............49
Bảng 4.3: Mối tương quan vẹo phần thấp và giảm khứu....................................50
Bảng 4.4: Mối tương quan vẹo phần cao và giảm khứu......................................50
Bảng 4.5: Mối tương quan mức độ vẹo và nghẹt mũi vào viện ..........................52


Bảng 4.6: Mối tương quan mức độ vẹo và nghẹt mũi trung bình trở lên...........52

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ.
Trang
Hình 1.1: Giải phẫu vách ngăn mũi............................................................................5


Hình 1.2: Ba kiểu bám của đầu trên mỏm móc..........................................................6
Hình 1.3: Mỏm móc, cuốn mũi và một số cấu trúc liên quan.....................................7
Hình 1.4: Bóng sàng và mỏm móc ...........................................................................8
Hình 1.5: Đường đi của luồng không khí trong thì hít vào.........................................9
Hình 1.6: Dày niêm mạc và kết xương xoang bướm trên qua CT scan....................11

Hình 1.7: Gai vách ngăn...........................................................................................14
Hình 1.8: Các loại dị hình vách ngăn.......................................................................14
Hình 2.1: Các loại ống soi mũi 00, 300, 700...............................................................20
Hình 2.2: Hệ thống máy nội soi...............................................................................20
Hình 2.3: Thang điểm VAS......................................................................................22
Sơ đồ 1: Các nguyên nhân gây viêm mũi xoang......................................................10
Sơ đồ 2: Tóm tắt quy trình lấy mẫu và thực hiện báo cáo........................................27
Biểu đồ 3.1: Phân bố tỉ lệ giới tính...........................................................................28
Biểu đồ 3.2: Phân phối tuổi bệnh nhân.....................................................................29
Biểu đồ 3.3: Phân bố tỉ lệ các lý do vào viện...........................................................30
Biểu đồ 3.4: Phân bố số lượng bệnh nhân theo VAS................................................33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm mũi xoang là một bệnh rất thường gặp trong đời sống hàng ngày của
chúng ta. Mặc dù hiếm khi gây hậu quả nặng nề dẫn đến tàn tật và tử vong, tuy
nhiên viêm mũi xoang gây hạn chế khả năng cũng như hiệu quả lao động đáng kể.
Theo thống kê tại Hoa Kỳ viêm mũi xoang là một bệnh rất phổ ảnh hưởng khoảng
14% dân số, 17% là nữ giới và 10% là nam giới mỗi năm [35]. Viêm xoang mạn
ảnh hưởng khoảng 30 triệu người Mỹ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như tổn
hao về kinh tế [34]. Hiện chưa có tài liệu thống kê cụ thể về bệnh viêm mũi xoang
tại Việt Nam tuy nhiên một số nơi ghi nhận được có khoảng hơn 5% dân số mắc
viêm xoang mạn tính, đặc biệt gặp nhiều ở độ tuổi lao động, bệnh chiếm 16-50%
[11].
Viêm mũi xoang được nghi ngờ do sự suy yếu thông khí và rối loạn dẫn lưu
do bít tắc phức hợp lỗ thông xoang ở khe giữa của các xoang cạnh mũi. Sự thay đổi
cấu trúc giải phẫu trong hốc mũi ở vị trí phức hợp lỗ thông xoang có thể dẫn đến sự
tắc nghẽn xoang cấp tính hay mạn tính [7].

Một trong những yếu tố về cấu trúc giải phẫu ảnh hưởng đến tình trạng mũi
xoang là thay đổi hình dạng vách ngăn mũi. Khi vách ngăn không thẳng hay dị hình
vách ngăn làm thay đổi về động học của luồng khí lưu thông có thể gây ra viêm mũi
xoang với nhiều mức độ khác nhau [23]. Những sai lệch về tư thế và cấu trúc vách
ngăn mũi biểu hiện bằng vẹo, lệch, mào, dày, gai vách ngăn có thể các dị hình này
phối hợp với nhau tạo nên những dị hình phức tạp của vách ngăn. Theo Huỳnh Bá
Tân, Nguyễn Hữu Khôi thì dị hình vách ngăn chiếm khoảng 38% và còn hơn thế
nữa trong các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mũi xoang mạn tại một số tỉnh thành
của Việt Nam [21].
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Vũ và Lâm Huyền Trân thực
hiện tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2009 đến
9/2010 [25] có sự tương quan thuận giữa dị hình vách ngăn mũi và tình trạng viêm
mũi xoang mạn. Chính vì tầm quan trọng to lớn trong sự liên quan thuận này mà
việc cấp bách và cần thiết của chúng ta hiện nay là làm sao có thể thống kê phân


2

tích lại những đặc điểm của vách ngăn trên bệnh nhân viêm mũi xoang từ đó có thể
rút ra được những kết quả có thể áp dụng vào thực tế lâm sàng góp phần làm nâng
cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
Hiện nay tại Việt Nam việc nghiên cứu sự tương quan giữa viêm mũi xoang
và dị hình vách ngăn còn khá hạn hẹp, chỉ ở 1 vài tỉnh thành trên cả nước, nhưng
với tốc độ gia tăng bệnh viêm mũi xoang một cách chóng mặt như hiện nay thì việc
nghiên cứu của chúng ta là hết sức cần thiết.
Chính vì những lý do nêu trên nên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng dị hình vách ngăn trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tại Bệnh
viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2014-2015” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát đặc điểm lâm sàng dị hình vách ngăn trên bệnh nhân viêm mũi

xoang mạn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ 2014-2015.
Mục tiêu cụ thể:
1. Xác định tỉ lệ mức độ triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân viêm mũi xoang

mạn có dị hình vách ngăn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ 2014-2015.
2. Mô tả các loại dị hình vách ngăn và cấu trúc liên quan trên bệnh nhân viêm

mũi xoang mạn tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ 2014-2015.
Lợi ích nghiên cứu: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của dị hình vách ngăn trên sự dẫn lưu
và thông khí các xoang trong hốc mũi.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Phôi thai học về mũi xoang:[1][10]
-

Mũi xoang hình thành do sự biệt hóa của cung nang.

-

Cuối tuần thứ 4 nụ trán phát triển tạo ra đĩa khứu giác. Cùng thời gian này các
thành phần nâng đỡ của trung mô tạo ra hai nụ mũi trong và mũi ngoài.

-

Phần lõm phân cách hai nụ trán giảm dần do sự xuất hiện của nụ mũi phải và trái
lan ra tới đường mũi giữa tạo một khối ở giữa gọi là nụ giữa.


-

Nụ mũi ngoài gắn kết nụ mũi trong tạo thành lỗ mũi nguyên thủy.

-

Quá trình ngăn đôi theo trục thẳng bởi một phiến trung mô tạo vách ngăn mũi
phôi thai.

-

Việc tạo cuống sàng bắt đầu từ tuần thứ 9 của việc phát triển phôi với 6 cuống
chính sau này hình thành nên các cuốn mũi của người lớn.

1.2 Giải phẫu mũi và các xoang cạnh mũi:
1.2.1 Mũi:[1]
1.2.1.1 Mũi ngoài: nằm phía ngoài bên trong là khung xương sụn được lót bởi niêm
mạc, bên ngoài phủ bởi cơ và da.
-

Khung xương mũi ngoài: là một vành xương hình quả lê, có 2 xương mũi và
phần mũi của xương trán, mỏm trán và khuyết mũi của xương hàm trên.

-

Các sụn mũi: gồm sụn cánh mũi lớn, sụn cánh mũi nhỏ, các sụn mũi phụ, sụn
mũi bên, sụn vách mũi và sụn lá mía mũi.
 Sụn cánh mũi lớn: gồm 2 sụn nằm 2 bên đỉnh mũi. Sụn cong hình chữ U, có
2 trụ là trụ trong tiếp với sụn vách mũi và cùng với trụ trong của sụn cánh

mũi lớn bên đối diện tạo nên phần dưới của vách mũi. Trụ ngoài lớn và dài
hơn, tạo nên phần ngoài cánh mũi.
 Sụn cánh mũi nhỏ: nằm ở phía ngoài trụ ngoài của sụn cánh mũi lớn, giữa trụ
này với xương hàm trên.


4

 Các sụn mũi phụ: là những sụn nhỏ nằm chen giữa các sụn cánh mũi, sụn
vách mũi và sụn mũi bên.
 Sụn mũi bên: nằm ở 2 bên sống mũi, hình tam giác, bờ trong tiếp giáp với
2/3 trên bờ trước sụn vách mũi. Bờ trên ngoài khớp với xương mũi và mỏm
trán xương hàm trên, bờ dưới khớp với sụn cánh mũi lớn.
 Sụn vách mũi: sụn có hình tứ giác, bờ trước trên tương ứng với sống mũi, bờ
trước dưới tiếp giáp với trụ trong của sụn cánh mũi lớn, bờ sau trên khớp với
mảnh thẳng xương sàng, bờ sau dưới khớp với bờ trước xương lá mía, sụn lá
mía và gai mũi xương hàm trên.
 Sụn lá mía mũi: là 2 sụn nhỏ nằm dọc theo phần trước bờ sau dưới của sụn
vách mũi, đệm giữa sụn vách mũi và bờ trước xương lá mía.
-

Các cơ của mũi ngoài là các cơ bám da làm nở mũi hay hẹp mũi.

-

Da mũi: da mũi mỏng, dễ di động.

1.2.1.2 Mũi trong:
-


Ổ mũi đi từ lỗ mũi trước tới lỗ mũi sau: ở phía trên liên quan với xương trán,
xương sàng và xoang bướm. Ở dưới ngăn cách với vòm ổ miệng bởi vòm khẩu
cái cứng. Phía sau thông với tỵ hầu qua lỗ mũi sau. Phía dưới có các xoắn mũi
giới hạn các ngách mũi, thông với các xoang xương lân cận.

-

Ổ mũi được lót bởi niêm mạc có cấu tạo đặc biệt, chia làm 2 vùng, thực hiện 2
chức năng chính: vùng thở và vùng ngửi. Niêm mạc cũng phủ liên tiếp với các
xoang xương, đổ vào các ngách mũi, có tác dụng trong chức năng thứ 3 là phát
âm.

-

Ổ mũi được chia làm 2 ngăn bởi một vách giữa gọi là vách mũi, mỗi ngăn ổ mũi
có 2 lỗ và 4 thành: lỗ mũi trước, lỗ mũi sau, thành trên, thành dưới, thành ngoài
và thành trong.

1.2.1.3 Các xoang cạnh mũi: là các hốc rỗng bên trong một số xương ở mặt và sọ
tạo thành, các xoang thông với hố mũi và có 4 loại xoang chính:
-

Xoang hàm trên (sinus maxillaris)

-

Xoang trán (sinus frontalis).


5


-

Xoang sàng (sinus ethmoidalis).

-

Xoang bướm (sinus sphenoidalis).

Các xoang trên liên quan chặt chẽ với hốc mũi và có 2 tác dụng chính:
-

Làm nhẹ khối xương mặt.

-

Làm cho tiếng nói âm vang giống như hộp cộng hưởng.

1.2.2. Vách ngăn mũi (thành trong ổ mũi):
Vách mũi gồm 3 phần, ở vách mũi còn có cơ quan lá mía mũi:
-

Phần xương: ở sau, cấu tạo bởi mảnh thẳng xương sàng và xương lá mía.

-

Phần sụn: ở trước, tạo bởi sụn vách mũi, sụn lá mía mũi của sụn cánh mũi lớn.

-


Phần màng: ở trước và dưới, cùng tạo nên bởi mô sợi và da.

-

Cơ quan lá mía mũi: gồm 2 túi cùng nhỏ ở trong niêm mạc, đổ vào phần trước
vách mũi, ít phát triển ở người, có chức năng hỗ trợ khứu giác [2].

Hình 1.1: Giải phẫu vách ngăn mũi. [19]
1.2.3. Một số cấu trúc liên quan:
1.2.3.1. Mỏm móc


6

Mỏm móc là mảnh xương nhỏ hình lưỡi liềm có chiều cong ngược ra sau,
gồm phần đứng và phần ngang, bắt đầu từ tế bào đê mũi chạy thẳng xuống dưới rồi
quặt ra sau. Lỗ thông xoang hàm thường nằm ngay sau góc cong mỏm móc. Mỏm
móc có khớp nối với xương cuốn mũi dưới, vị trí nối này chỉ có niêm mạc, màng
xương và mô liên kết che phủ. Đầu trước trên của mỏm móc có thể khác nhau và nó
quyết định sự liên quan của ngách xoang trán với phễu sàng [16]. Mỏm móc có thể
cong ra ngoài bám vào xương giấy, khi đó thì phễu sàng sẽ bị ngăn lại ở phần trên
thành một túi cùng gọi là ngách tận. Trong trường hợp này phễu sàng bị ngăn cách
với ngách xoang trán, và ngách xoang trán sẽ đổ trực tiếp vào khe giữa ở phía trong
của phễu sàng. Mỏm móc cũng có thể đi thẳng lên trên cao bám vào trần sàng hoặc
là quặt vào trong để gắn vào cuốn giữa. ở hai trường hợp này thì ngách xoang trán
sẽ đổ trực tiếp vào phễu sàng.

Loại 1.

Loại 2.


Loại 3.

Hình 1.2. Ba kiểu bám của đầu trên mỏm móc. [16]
Mô tả các loại:
Loại 1: Đầu trên mỏm móc cong ra phía ngoài
Loại 2: Mỏm móc chạy thẳng lên trên bám vào trần sàng


7

Loại 3: Mỏm móc quặt vào trong bám vào cuốn giữa

Hình 1.3 Mỏm móc, cuốn mũi và một số cấu trúc liên quan. [19]
1.2.3.2 Bóng sàng: là một tế bào sàng phồng ra nó là tế bào sàng lớn nhất và duy
nhất không có nhiều dị hình, trong phẫu thuật chức năng xoang bóng sàng là mốc
quan trọng và là điểm đột phá đầu tiên phẫu thuật vào xoang sàng [14].
-

Là một nhóm của xoang sàng trung gian nằm ở giữa các xoang sàng trước và
sau.

-

Thành trước của bóng sàng bám vào mái trán sàng ngay gần động mạch sàng
trước, sau đó đi vòng xuống dưới và ra sau để tiếp nối với mảnh nền cuốn giữa.
Bóng sàng được giới hạn phía trong dưới bởi phễu sàng và rãnh bán nguyệt, ở
phía ngoài bởi xương giấy, ở phía sau trên bởi các xương bên. Bóng sàng nằm
phía sau và cách mỏm móc bởi rãnh bán nguyệt. Kích cỡ và hình dáng của bóng



8

sàng khá thay đổi, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phễu sàng và rãnh
bán nguyệt.

Hình 1.4. Bóng sàng và mỏm móc. [49]
1.2.3.3 Các cuốn mũi: [20]
-

Cuốn mũi dưới: là một xương riêng biệt, được phủ bởi niêm mạc dầy chứa đám
rối tĩnh mạch gọi là đám rối hang xương xoăn.

-

Cuốn mũi giữa: là một mảnh xương của xương sàng được niêm mạc bao phủ.

-

Cuốn mũi trên: là một mảnh xương nhỏ của khối bên xương sàng. Niêm mạc
mỏng và ít mạch máu hơn xoăn mũi giữa và dưới.

1.3. Sinh lý mũi xoang:
Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp có nhiệm vụ dẫn khí, sưởi ấm và làm
sạch luồng không khí đi qua mũi, mũi còn là cơ quan dùng để ngửi. Mũi còn tham
gia vào việc phát âm và các xoang xương đổ vào mũi là các hòm cộng hưởng âm
thanh [2].
-

-


Chức năng chính:


Chức năng hô hấp.



Chức năng bảo vệ.



Chức năng khứu giác.

Chức năng phụ:


Chức năng phản âm.


9



Chức năng phát âm.



Chức năng thẩm mỹ [14].


Hình 1.5: Đường đi của luồng không khí trong thì hít vào. [16]
1.4. Sơ lược lịch sử về vấn đề liên quan mũi xoang:
-

Trong Tai Mũi Họng VMX và những DHVN được thầy thuốc tai mũi họng quan
tâm tới từ lâu.

-

Năm 1903 Killian là người đầu tiên phẫu thuật một ca viêm xoang trước [31].
Năm 1904 ông hoàn thiện phương pháp phẫu thuật vách ngăn mới là "chỉnh
hình vách ngăn dưới niêm mạc" (SMR) và từ đó cho tới nay phương pháp này
được áp dụng ở tất cả các cơ sở tai mũi họng [38].

-

Phương pháp phẫu thuật nội soi mũi xoang lần đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu
năm 1978 sau báo cáo của tác giả Messerklinger [36].

-

Năm 1982 Bhatia thấy tỉ lệ trẻ em mới sinh bị lệch vách ngăn chiếm 15,4%
trong khi đó 1 số nghiên cứu khác có tỉ lệ khoảng 1,25% đến 25% [30].

-

Năm 2009 Nguyễn Tấn Phong đã mô tả rất kỹ hình ảnh của vùng khe giữa và
các hình ảnh dị hình vùng khe giữa trong "Điện quang trong chẩn đoán TMH"
[17].



10

1.5. Viêm mũi xoang: Được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các
xoang cạnh mũi.
Để đảm bảo hoạt động chức năng bình thường của các xoang đòi hỏi phải có
sự phối hợp đồng thời của 3 yếu tố:
-

Sự thông thoáng của các lỗ xoang.

-

Hoạt động bình thường của hệ thống lông chuyển.

-

Khả năng miễn dịch của cơ thể.
Nếu 1 trong 3 yếu tố có vấn đề thì sẽ dẫn đến tình trạng viêm mũi xoang.

Dựa vào thời gian bệnh ta chia viêm mũi xoang thành 3 giai đoạn:
-

Cấp: là tình trạng viêm mũi xoang mới xảy ra dưới 4 tuần.

-

Bán Cấp: kéo dài từ 4 đến dưới 12 tuần, là khoảng giữa viêm cấp và mạn.

-


Mạn: từ 12 tuần trở lên [43].

Khoảng 90% người lớn có ít nhất 1 lần bị viêm mũi xoang trong cuộc đời họ [28]
Sơ đồ 1. Các nguyên nhân gây viêm mũi xoang. [39]

Các nguyên nhân và
yếu tố góp phần
viêm mũi xoang mạn

Vi sinh
Vi khuẩn
Siêu vi
Nấm

Yếu tố chủ thể
Gen.
Tự kháng nguyên
bẩm sinh, mắc phải.
Cấu trúc cơ thể.

Môi trường
Khói thuốc
Môi trường ô nhiễm
Tác nhân dị ứng


11

Hình 1.6: Dày niêm mạc kết xương xoang bướm

qua CT-scan Sagital và Axial. [32]
1.5.1 Các triệu chứng của viêm mũi xoang bao gồm: [43]
-

Triệu chứng chính:


Nghẹt mũi: là hiện tượng phù nề sung huyết niêm mạc toàn bộ mũi, cũng có
thể là hiện tượng dị hình vách mũi làm bệnh nhân cảm thấy nghẹt mũi khác
với chu kỳ mũi. Cần biết rõ nghẹt một hay hai bên, nghẹt hai bên thường liên
quan đến bệnh lý mũi xoang. Vách ngăn thường nghẹt 1 bên [6].



Chảy nước mũi đục: cần biết bệnh nhân chảy nước mũi phía trước nguyên
nhân chủ yếu là do gia tăng hiện tượng hoạt động tiết nhầy quá mức gây nên
hay sau họng thì chúng ta cần khám xét kĩ để tìm hiểu xem hiện tượng trên là
do sự gia tăng cảm giác từ vùng họng hay chỉ đơn thuần là sự gia tăng tiết
nhầy từ niêm mạc. Trước thường liên quan nhiều vùng mũi, trong khi đó
phía sau có liên quan mật thiết vùng họng [6].



Nhức đầu vùng xoang liên quan hoặc đau đầu Migrain.



Đau tức và sưng nề vùng mặt: thường xuất hiện trong viêm mũi xoang cấp
hoặc đợt hồi viêm của viêm mũi xoang mạn. Trong viêm mũi xoang mạn tính
thì ít khi đau nặng mặt nhiều [6].




Giảm khứu giác: sự rối loạn của cảm giác ngửi, liên quan đến niêm mạc
khứu giác trần hốc mũi. Cần phân biệt ngửi kém và hoàn toàn không ngửi
được mùi [6].

-

Triệu chứng phụ:


12



Sốt nhẹ.



Nhức đầu, mệt mỏi.



Hôi miệng.



Ho, hắt hơi: liên tục ít nhất 3 lần.




Đau răng hàm trên, đau tai.

1.5.2 Chẩn đoán viêm mũi xoang:
-

Lâm sàng.

-

Nội soi mũi xoang.

-

Dịch mũi xoang.

-

Tiền sử dị ứng.

-

CT scan: là tiêu chuẩn vàng nhưng hiếm khi được chỉ định ở trẻ em.

1.5.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm mũi xoang mạn: [48]
Lâm sàng gồm ít nhất hai trong các triệu chứng kéo dài trên 12 tuần:
-

Tắc nghẽn mũi.


-

Chảy nước mũi nhầy đục.

-

Đau nặng vùng mặt.

-

Giảm khứu giác.

Trong đó bắt buộc phải có tắc nghẽn mũi hoặc chảy nước mũi.
Cận lâm sàng:
-

Nội soi:
 Polyps và/hoặc
 Nhầy mũ đục trong các ngách và/hoặc
 Phù nề niêm mạc các ngách và/hoặc

-

CT scan: có hình ảnh mờ một hay nhiều xoang.

1.5.4 Chỉ định phẫu thuật viêm xoang mũi mạn: [45]
-

Thất bại điều trị nội khoa kèm có điều kiện CT scan.


-

Nắn lại xương xoăn mũi: phải có triệu chứng tắt nghẽn mũi kéo dài hoặc các
triệu chứng khác làm bệnh nhân không thể chịu được.


13

-

Chỉnh dị hình vách ngăn theo chỉ định phẫu thuật dị hình vách ngăn.

-

Cắt bỏ polyp.

-

Cắt thần kinh phó giao cảm chi phối sự tăng tiết dịch.

1.6 Dị hình vách ngăn:
1.6.1 Hình thái dị hình vách ngăn:
Hình thái DHVN của hốc mũi gồm: vẹo, lệch, mào, dày, gai hoặc phối hợp với
nhau. Ảnh hưởng của DHVN đối với chức năng của mũi rất khác nhau và phụ thuộc
vào vị trí của nó.
Các loại DHVN gồm:
-

Dị hình phần trước vách ngăn: một phần sụn phía trước của vách ngăn có thể bị

cong vẹo không nằm đúng vị trí chính giữa. Việc chẩn đoán có thể thấy rõ khi
bệnh nhân ngửa đầu ra phía sau.

-

Biến dạng vách ngăn hình chữ C: vách ngăn mũi cong vẹo về hẳn một bên và hố
mũi.

-

Dị hình vách ngăn hình chữ S: vách ngăn có thể cong vẹo hình chữ S và đây
thường là nguyên nhân gây ngạt mũi cả hai bên.

-

Gai hoặc mào vách ngăn: gai hoặc mào vách ngăn thường thấy ở phần tiếp giáp
giữa phần sụn và phần xương của vách ngăn. Gai hoặc mào vách ngăn có thể
chạm vào thành bên của mũi và gây nên đau đầu dữ dội, nó có thể gây chảy máu
mũi tái phát lại do mạch máu mũi bị căng kéo trên bề mặt của phần DHVN đó.

-

Dày vách ngăn: có thể do tiền sử bị tụ máu vách ngăn hoặc vách ngăn bị chấn
thương vỡ thành nhiều mảnh bị xơ hóa dày lên.


14

Hình 1.7: Gai vách ngăn. [29]


Hình 1.8: Các loại dị hình vách ngăn. [45]
1.6.2 Vị trí dị hình:
Người ta xếp những DHVN theo 5 khu vực từ trước ra sau (theo Maurice Cottle)
[15].
-

Vùng 1 hay còn gọi là vùng tiền đình: ở vùng này thường gặp sự lệch khớp của
bờ dưới sụn vách ngăn khỏi rãnh xương của não. Trong trường hợp này nó tạo ra
một đường ở sàn mũi, đồng thời gây hẹp hốc mũi một bên. Dị hình loại này chỉ
gây trở ngại đối với luồng khí thở ở mức độ vừa phải, với điều kiện là lỗ mũi
bên đối diện được thông suốt.


15

-

Vùng 2: là vùng van, dị hình vùng này nói có chung ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chức năng thông khí mũi.

-

Vùng 3: vùng trần hốc mũi, vùng này ít liên quan đến chu trình thông khí của
mũi vì nó không có tổ chức cương, tuy nhiên đây là vùng xoáy của luồng khí, tại
vùng này có sự xoay đổi hướng của luồng khí thở. Vì vậy những dị hình mũi ở
vùng này thường làm lệch hướng của dòng khí.

-

Vùng 4: còn gọi là vùng các cuốn dị hình vùng này thường gây nên các triệu

chứng ngạt mũi, đau đầu và các chứng như viêm xoang, viêm họng.

-

Vùng 5: vùng bướm khẩu cái. Dị hình ở vùng này có nguy cơ gây đau đầu ở sâu
và lan toả kèm theo viêm vòi nhĩ và biến chứng viêm tai giữa.

Phân theo triệu chứng thì ta chia thành các vùng:
-

Vùng tiền đình mũi.

-

Dị hình vách ngăn tầng thấp của hốc mũi: (ngang tầm bờ dưới cuốn trên) gồm
vẹo, lệch, gai vách ngăn – mào vách ngăn.

-

Dị hình vách ngăn tầng cao của hốc mũi.

1.6.3 Các nguyên nhân gây dị hình vách ngăn: [42]
-

Hầu hết là do chấn thương vùng mũi hoặc khuôn mặt thứ phát gây biến dạng
vách mũi.

-

Một số do bẩm sinh:

 Do bất thường trong quá trình hình thành vách ngăn.
 Do sự đè ép trong khi sinh.

1.6.4 Chỉ định phẫu thuật vách ngăn mũi: [50]
-

Chấn thương vách mũi trong vòng 1 năm có biến dạng thẩm mỹ một cách đáng
kể.

-

Lệch vách ngăn gây tắc nghẽn mũi mạn tính gây nhiều hậu quả đáng kể:
 Chảy mũi nhầy đục thường xuyên trên 3 lần/năm. Thất bại với các điều trị
nội khoa tối ưu: kháng sinh, kháng histamin, corticoid, ngưng hút thuốc lá và
một số nguyên nhân khác.
 Gây tắc nghẽn trên 50% đường thở.


16

 Chảy máu mũi từ 4 lần trở lên.
 Đau nặng mặt bất thường vùng liên quan đến xoang.
 Gần thủng hoặc thủng vách ngăn.
1.6.5 Sơ lược về phẫu thuật dị hình vách ngăn:
-

Là phẫu thuật nhằm làm cho vách ngăn thẳng còn gọi là chỉnh hình vách ngăn.

-


Tạo sự thông thoáng cho đường thở.

-

Đồng thời có thể kết hợp cắt polyp và một số phẫu thuật khác.

1.7. Các nghiên cứu liên quan viêm mũi xoang và dị hình vách ngăn.
1.7.1. Nghiên cứu trên thế giới:
-

Theo thống kê tại Hoa Kỳ năm 2011 hiện tại tỉ lệ viêm xoang mũi chiếm khoảng
12,5% dân số trong đó tỉ lệ ở nữ gần gấp đôi nam giới (10,1 triệu nam và 19,4
triệu nữ). Độ tuổi dưới 65 là khoảng 23,6 triệu người [35] chiếm 80%.

-

Tại Brazil tổng số bệnh nhân bị lệch vách ngăn trong 534 người được tình
nguyện nghiên cứu là 60,3% với mức VAS ở giá trị trung bình 3,81 điểm [41].

1.7.2. Nghiên cứu trong nước:
-

Theo nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế từ 2000-2002 tại BV ĐKTW Huế: tỉ lệ
nam giới bị vẹo vách ngăn gấp đôi nữ giới, với 2 triệu chứng thường gặp nhất là
nghẹt mũi chiếm 100% và đau đầu chiếm 78,4% [22].

-

Một nghiên cứu khác tại bệnh viện giao thông vận tải trung ương từ 2009-2011
thì tỉ lệ bệnh nhân viêm xoang mạn có dị hình vách ngăn chiếm khoảng 49,1%,

nghẹt mũi và chảy mũi là hai triệu chứng thấy được ở hầu hết các bệnh nhân trên
lâm sàng. Vẹo vách ngăn phần thấp chiếm 47,9%, phần cao chiếm 22,9% còn lại
29,2% là dạng phối hợp [3].

-

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Vũ [26] vẹo vách ngăn hình chữ C, S, mào
và gai vách ngăn có tương quan với viêm mũi xoang mạn tính, vẹo vách ngăn
bên phải có tương quan xoang sàng trước bên phải, vẹo vách ngăn bên trái có
tương quan viêm xoang sàng trước trái.


17

1.7.3. Nghiên cứu tại địa phương (Thành Phố Cần Thơ):
-

Theo Phan Kim Huệ nghiên cứu tại bệnh viện TMH năm 2010 thì tỉ lệ bệnh
nhân viêm mũi xoang mạn có triệu chứng chảy mũi chiếm nhiều nhất với 94%,
mất khứu giác ít nhất với 22% , tập trung nhiều nhất ở độ tuổi 31-50 tuổi, có tỉ lệ
gần bằng nhau ở nam và nữ [5].

-

Nghiên cứu của Trần Khôi Nguyên năm 2012 dị hình vách ngăn chiếm khoảng
19,1% các bệnh nhân được nội soi mũi xoang [13].

-

Gần đây nhất là nghiên cứu của Trần Thị Bích Xuyên [27] triệu chứng nghẹt

mũi và chảy mũi là thường gặp nhất với chảy mũi là 100%. Gặp nhiều ở đối
tượng công nhân viên chức đối tượng có tri thức trong xã hội. Bên cạnh đó các
yếu tố cận lâm sàng được ghi nhận là niêm mạc cuốn mũi giữa phù nề chiếm
61,4%. Bóng sàng quá phát là 41,4%. Hình ảnh mờ xoang trên CT scan hay gặp
nhất là xoang sàng trước 66,7% [27].


18

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Cần Thơ từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015.
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Người bệnh được chẩn đoán xác định viêm xoang mũi mạn kèm dị hình vách ngăn
và có chỉ định phẫu thuật.
2.2.1 Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh:
-

Lựa chọn ngẫu nhiên không phân biệt nam, nữ, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp,
điều kiện hoàn cảnh kinh tế, miễn là công dân Việt Nam.

-

Người bệnh trên 18 tuổi, ở độ tuổi này đã ổn định về mặt hình thể phát triển
xoang hàm mặt [23].

-

Những người bệnh vào viện được chẩn đoán là viêm mũi xoang mạn kèm dị

hình vách ngăn và có chỉ định phẫu thuật.

-

Được làm bệnh án tỉ mỉ theo bệnh án mẫu (xem phần phụ lục) và được duyệt
phẫu thuật các vấn đề liên quan tới mũi xoang.

-

Bệnh nhân còn nằm viện đến thời điểm lấy mẫu.

-

Có đầy đủ kết quả nội soi mũi xoang, CT scan.

2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ: không hội đủ các tiêu chí nêu trên hoặc không đồng
ý tham gia nghiên cứu.
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2 Cỡ mẫu:
Cỡ mẫu được tính theo công thức [8]:

n z 2 
1

Trong đó:

2

P (1  P )

d2


19

-

Với n là tổng số mẫu cần nghiên cứu.

-

P là một tỷ lệ nghiên cứu liên quan. (Theo nghiên cứu Lâm Huyền Trân ta chọn
85,19%)[25].

-

z là mức nghĩa thống kê. Chọn 95% tương đương 1,96.

-

d là mức độ chính xác tuyệt đối mong muốn lấy 0,07 (7%).

Từ đó ta có số mẫu cần nghiên cứu là: 99 bệnh nhân. Đã thực hiện 102 mẫu.
2.3.3 Các bước tiến hành nghiên cứu:
Khai thác bệnh sử, tiền sử, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán xác định
và chỉ định phẫu thuật.
-

Khai thác bệnh sử: hỏi bệnh nhân về lý do đến khám và các triệu chứng liên
quan bệnh viêm mũi xoang mạn, mức độ biểu hiện các triệu chứng.


-

Tiền sử: môi trường sinh sống, cơ địa, thói quen hút thuốc.

-

Khám lâm sàng: bằng dụng cụ khám chuyên khoa thông thường.

-

Cận Lâm sàng:
 Nội soi mũi xoang.
 CT scan mũi xoang.
 Các xét nghiệm thường quy.

-

Chẩn đoán xác định: viêm mũi xoang mạn kèm DHVN.

-

Chỉ định phẫu thuật: bắt buộc có CT-scan.

2.3.4 Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện: tất cả bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Cần
Thơ từ tháng 9/2014 đến tháng 4/2015 được chẩn đoán là viêm mũi xoang mạn kèm
dị hình vách ngăn và có chỉ định phẫu thuật đến đủ số lượng mẫu cần nghiên cứu.
2.3.5 Phương pháp thu thập số liệu:
-


Phỏng vấn bệnh nhân và thu thập thông tin theo bệnh án nghiên cứu sau đó ghi
vào bệnh án nghiên cứu.

-

Ghi nhận từ kết quả nội soi và CT scan.

2.3.6. Phương tiện thu thập số liệu:
-

Bộ nội soi Karl-Storz của Đức:


×