Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HÌNH SỰ PHẦN CHUNG Khách thể của tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.72 KB, 11 trang )

KHÁCH THỂ CỦA TỘI PHẠM
Xem thêm HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C4 - Cấu thành
tội phạm
Xem thêm HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C3 - Phân loại
tội phạm
7
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà
luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.


Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội
phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

8
Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.


Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi
tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong
1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại
đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật
hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể
hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã
hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện
đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản


9


Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách
thể chung.


Câu nhận định trên là đúng. Vì khách thể chung
của tội phạm là tổng thể các quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của
tội phạm. Xét cho cùng dù là bất kì loại khách
thể nào thì cũng thuộc khách thể chung.

10
Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng
tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban
đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.


Câu nhận định trên là sai. Vì hành vi phạm tội
sẽ làm biến đổi trạng thái bình thường của đối
tượng tác không có nghĩa là các đối tượng tác
động đó luôn luôn bị thiệt hại xấu đi so với tình
trạng ban đầu . Có những trường hợp trong đó
đối tượng tác động không rơi vào tình trạng
xấu hơn trước khi phạm tội xảy ra.

11
Mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối
tượng tác động của tội phạm.


Câu nhận định trên là sai. Như câu 10



12
Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng điều
chỉnh của luật hình sự.


Câu nhận định trên là sai. Vì đối tượng điều
chỉnh của luật hình sự là mối quan hệ phát sinh
giữa nhà nước và tội phạm. Còn đối tượng tác
động là một bộ phận của khách thể mà khách
thể là mối quan hệ được luật hình sự bảo vệ và
bị tội phạm xâm hại.

13
Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng
vật chất cụ thể.


Câu nhận định trên là sai. Vì ngoài vật chất cụ
thể còn có con người và hoạt động bình thường
của con người.

14
Mọi hành vi phạm tội được thực hiện đều gây thiệt
hại cho khách thể của tội phạm.


Câu nhận định trên là đúng. Vì trong hoạt động
áp dụng pháp luật hình sự, nếu không có khách

thể bị xâm hại tức hành vi phạm tội không gây
thiệt hại cho khách thể của tội phạm thì hành
vi đó sẽ không cấu thành tội phạm, không được
coi là hành vi phạm tội.


15
Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều
266 BLHS) là xe ôtô, xe máy hoặc các loại xe khác
có gắn động cơ.


Câu nhận định trên là sai. Đây là phương tiện
phạm tội, không phải là đối tượng tác động.

BÀI TẬP
Xem thêm HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C2
Xem thêm HÌNH SỰ PHẦN CHUNG - C1
4
A mời hai người bạn là B và C đi nhậu tại quán ông
Y hết 2.300.000 đồng. A chỉ có một triệu đồng và
chủ quán đồng ý cho trả số tiền còn lại vào ngày
hôm sau. B thấy vậy sợ chủ quán không tin tưởng
nên tháo chiếc đồng hồ đeo tay trị giá 6 triệu đồng
đưa cho chủ quán để làm tin. A cảm thấy bị xúc
phạm nên liền rút một trái lựu đạn (không có thuốc
nổ bên trong) đặt mạnh lên bàn và la lên “Đứa nào
dám không tin?”. Hành động của A làm cho thực
khách hoảng sợ và bỏ chạy. Kết quả chủ quán bị
thiệt hại hơn 10 triệu đồng do không thể thanh

toán được với khách hàng đã bỏ chạy.
Hãy xác định hành vi của A xâm phạm đến khách
thể trực tiếp nào? (Cho biết có hai quan hệ bị thiệt
hại trong trường hợp này do hành vi của A: thứ


nhất là quyền sở hữu của ông Y về số tiền bị thất
thoát; thứ hai là trật tự công cộng).


KTTT là trật tự công cộng kéo theo quyền sở
hữu tài sản.

7 (1, 2)
A là bác sĩ đa khoa: nguyên nhân chính có mở
phòng mạch riêng. Trong lúc khám bệnh A đã kê
toa thuốc cho bé Hoài Trung (3 tuổi) theo toa của
người lớn. Do sơ suất, A không kiểm tra toa thuốc
trước khi trao cho người nhà của bé Trung. Người
nhà của bé Trung đến tiệm thuốc do H đứng bán. H
bán thuốc: có thể có liên quan nhưng ko co mối
quan hệ nhân quả trc tiếp theo toa của A mặc dù
trên toa thuốc có ghi tuổi của bệnh nhân là 3 tuổi.
Bé Trung do uống thuốc quá liều nên bị tử vong.
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A
là gì?
2. Hành vi của A đã xâm phạm khách thể trực tiếp
nào?



1. Tính mạng bé Trung.



2. Quyền được sống, quyền nhân thân của bé
Trung.

10 (1)
A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của
nông trường X. B đã nhiều lần vào khu rừng trên để


chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B
đang chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở
của nông trường để xử lý theo quy định. B xin tha
nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở
nông trường, lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi,
B đã dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào đầu A
làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng
ngực và mặt của A. Khi thấy A nằm bất động B
xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát
hiện và A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi
nhận A bị thương tật với tỷ lệ 65%. Biết rằng hành
vi của B cấu thành 2 tội: tội giết người (Điều 123
BLHS) và tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm
do B thực hiện.



ĐTTĐ: cơ thể tính mạng của A, hành vi chặt cây
trái phép (cây bạch đàn bị chặt trái phép)



Khách thể: quyền được sống của A, quyền sở
hữu tài sản là cây bạch đàn của nông trường X.

12 (1, 2)
Ngày 14/2, khi đang đi xe máy trên đường thì A
phát hiện chị X có đeo sợi dây chuyền trên cổ nên
A nảy sinh ý định chiếm đoạt. A chạy xe đến gần
chị X và nhanh tay giật sợi dây chuyền trên cổ chị
X rồi bỏ chạy. Do bị giật bất ngờ nên chị X bị mất
thăng bằng, té đập đầu xuống đất dẫn đến chấn
thương sọ não và tử vong.


(Biết rằng: Hành vi cướp giật tài sản nêu trên thuộc
trường hợp được quy định tại Khoản 4 Điều 171
BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A
thực hiện?
2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực
tiếp nào?


1. Sợi dây chuyền và cơ thể chị X.




2. Quyền sở hữu tài sản là sợi dây chuyền của
chị X.

14 (1)
Trong một lần đi chơi, A (học sinh lớp 9 Trường
THCS T) nảy sinh tình cảm với B, cô nữ sinh lớp 8
của một trường khác. Trong thời gian quen nhau,
nhiều lần nghe B kể X là người yêu cũ của B hay
nhắn tin với cô để mong nối lại tình cảm. Do ghen
tuông, A quyết định tìm X đánh dằn mặt. Trước khi
đi, A chuẩn bị một con dao nhọn. Đến trước cổng
trường của bạn gái, do không biết mặt của X nên
khi thấy một nam sinh lớp 10 cùng B đi ngang qua,
A nghĩ là X nên xông vào đánh và rút dao đâm hai
nhát ngay tim làm nạn nhân chết tại chỗ. Tuy nhiên
nạn nhân không phải là X. (Biết rằng hành vi của A
cấu thành tội giết người tại Khoản 2 Điều 123
BLHS) Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm
trong vụ án trên;




ĐTTĐ: Nam sinh đi cùng B trong ngày A thực
hiện hành vi phạm tội.




KT: quyền được sống của nạn nhân.

NHẬN ĐỊNH BỔ SUNG
1
Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.


Câu nhận định trên là sai. Vì thông thường mỗi
tội phạm có 1 khách thể trực tiếp nhưng trong
1 số trường hợp vì phạm tội trực tiếp xâm hại
đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được luật
hình sự bảo vệ mà mỗi quan hệ xã hội chỉ thể
hiện một phần bản chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi, phải kết hợp tất cả các quan hệ xã
hội bị tội phạm trực tiếp xâm hại mới thể hiện
đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội ấy. VD: tội cướp tài sản

2
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội
được Luật hình sự điều chỉnh.


3

Câu nhận định trên là sai. Vì khách thể của tội
phạm là mối quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.



Hoạt động bình thường của con người có thể trở
thành đối tượng tác động của tội phạm.


Câu nhận định trên là đúng. Vd: Tội đưa hối lộ,
trốn nghĩa vụ dân sự,…

BÀI TẬP BỔ SUNG
1
Trí là tài xế của công ty du lịch X. Trong quá trình
chở khách từ TP.HCM đi Đà Lạt, do chạy xe vượt
quá tốc độ cho phép và lấn tuyến, Trí đã tông xe
vào chị Thanh làm chị Thanh bị chết và hư hỏng
hoàn toàn xe máy của chị Thanh trị giá 15 triệu
đồng.
Anh (chị) hãy xác định:
Trong các quan hệ xã hội sau, quan hệ xã hội nào
làkhách thể trực tiếp, quan hệ xã hội nào là khách
thể loại của tội phạm? Tại sao?
a. Quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với chiếc xe
b. Quyền sống của chị Thanh
c. An toàn giao thông đường bộ
d. An toàn công cộng
Đối tượng nào sau đây là đối tượng tác động của
tội phạm? Tại sao?
Cơ thể chị Thanh
Xe du lịch do Trí lái
Xe máy của chị Thanh



1.


1.

a. Khách thể loại

2.

b. Khách thể trực tiếp

3.

c. Khách thể loại

4.

d. Khách thể trực tiếp



2.

1.

Cơ thể chị Thanh là đối tượng tác động của tội
phạm vì trong trường hợp này hành vi phạm tội
của tội phạm gây biến đổi trạng thái bình

thường của chị Thanh, cụ thể là làm cho chị
Thanh chết.

2.

Xe du lịch do Trí lái không phải là đối tượng tác
động của tội phạm, đây là phương tiện phạm
tội.

3.

Xe máy của chị Thanh là đối tượng tác động
của tội phạm vì hành vi phạm tội của tội phạm
gây biến đổi trạng thái bình thường của chiếc
xe máy, cụ thể là làm hư hỏng hoàn toàn xe
máy.

2
Phát là người từ Cà Mau lên TP.HCM làm thuê. Do
thất nghiệp và hết tiền tiêu xài nên Phát nảy sinh ý
định cướp tài sản. Khoảng 11 giờ đêm ngày
13/9/2016, Phát khoác ba lô (bên trong có giấu một
thanh inox tròn, dài 40 cm, đường kính 3cm, nặng


khoảng 2 kg) ra ngã tư Bình Phước bắt xe ôm về Dĩ
An. Khi đi qua một đoạn đường vắng, Phát giả vờ
làm rớt dép và nói tài xế xe ôm (anh Nhạn) dừng lại
để nhặt dép. Khi anh Nhạn vừa dừng xe lại, Phát
bất ngờ rút thanh inox trong balô ra, nện tới tấp

vào đầu anh Nhạn làm anh Nhạn bị chấn thương sọ
não, bất tỉnh. Thấy anh Nhạn gục xuống, Phát lấy
xe của anh Nhạn cùng với 150.000 đồng trong túi,
một điện thoại di động trị giá 300.000 đồng chạy
trốn. Sáng sớm hôm sau người đi đường phát hiện
anh Nhạn đã chết.
Anh (chị) hãy xác định:
Khách thể trực tiếp của hành vi phạm tội của Phát.
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Phát.


1. Khách thể trực tiếp của hành vi phạm tội của
Phát là quyền sở hữu và quyền nhân thân của
anh Nhạn.



2. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của
Phát là chiếc xe máy, 150.000 đồng, điện thoại
của anh Nhạn và cơ thể của anh Nhạn.



×