Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Rèn luyện kĩ năng viết mở bài cho học sinh trong văn nghị luận xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.45 KB, 13 trang )

Đề tài: Rèn luyện kĩ năng viết mở bài cho học sinh trong văn nghị luận xã hội
GV: Phạm Thị Tiếp
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các kỳ thi Tốt nghiệp THPT và Đại học, Cao đẳng và kể cả thi chọn
học sinh giỏi, câu hỏi nghị luận xã hội có một vị trí hết sức quan trọng. Câu hỏi
nghị luận xã hội vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng của đề thi, vừa là câu hỏi
chiếm tỉ lệ điểm tương đối cao (từ 3 đến 4 điểm trong thang điểm 10) góp phần
làm nên thành cơng của bài thi. Trong đề thi môn Ngữ văn những năm gần đây, câu
hỏi nghị luận xã hội là phần mà thí sinh thích nhất, bởi nó khơng bị gị bó học sinh
thỏa sức sáng tạo, không phải học thuộc kiến thức một cách máy móc, nó ln
đem đến sự mới mẻ - đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự , học sinh thường
xuyên cập nhật thông tin cùng với vốn kiến thức thực tế, kĩ năng có thể kiếm được
điểm đề dàng . Tuy nhiên, hiện nay nhiều học sinh rất ngại và lười rèn luyện kỹ
năng viết bài, thiếu kiến thức thực tế, nên khi làm bài văn nghị luận xã hội, thường
lúng túng và mắc nhiều lỗi. Điều này tất yếu dẫn đến kết quả các bài làm văn điểm
không đạt được như mong muốn. Để làm nên một bài văn nghị luận xã hội thành
công cần phải đạt được nhiều yêu cầu. Trong đó, mở bài vừa đúng, vừa hay là yêu
cầu đầu tiên và cũng có ý nghĩa nhất. Bởi vì, mở bài khơng chỉ có một vị trí quan
trọng trong cả bài viết mà cịn là phần khó khăn nhất của học sinh. Khơng phải
ngẫu nhiên mà Macxim Gorki đã từng kết luận:“ Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ
thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và
người ta thường tìm nó rất lâu”.
Hiện nay có nhiều bài viết, sách mẫu, sách hướng dẫn về cách làm bài văn
nghị luận xã hội, tuy nhiên không có một tài liệu nào tập trung tháo gỡ khó khăn
của học sinh khi viết mở bài. Với yêu cầu đặt ra của việc viết đoạn mở bài một
cách nhanh chóng, đảm bảo các yêu cầu chức năng của nó làm cho khơng ít học
sinh cảm thấy khó khăn.Học sinh khi viết mở bài văn nghị luận xã hội luôn chiếm
nhiều thời gian, mắc phải nhiều lỗi về diễn dạt và trình bày thậm chí có em viết
một bài văn nghị luận xã hội khi giáo viên chấm bài không biết đâu là phầm mở
bài, đâu là thân bài, không rõ ràng về bố cục của bài văn.
Trong thời gian dạy học làm văn nghị luận xã hội, tôi nhận thấy giáo viên cần phải


hình thành kỹ năng làm mở bài cho học sinh. Khi học sinh thành thạo kỹ năng chắc
chắn sẽ viết được mở bài tốt hơn, hay hơn, hấp dẫn hơn.
Với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học phần nghị luận xã hội nói riêng
và dạy học Ngữ văn nói chung khiến tơi trăn trở, suy ngẫm, tìm tịi để đưa ra một


hướng dạy học giúp học sinh nâng cao hiệu quả khi làm văn nghị luận xã hội. Đó
cũng chính là những lý do để tôi lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng viết mở bài
cho học sinh trong văn nghị luận xã hội”
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình ngữ văn THCS học sinh đã nắm được khái niệm thế nào
là văn nghị luận xã hội cũng như các dạng bài nghị luận xã hội- Nghị luận xã hội
là bàn về các vấn đề xã hội - chính trị như một tư tưởng đạo lí, một lối sống, một
hiện tượng tiêu cực hoặc tích cực của đời sống, một vấn đề thiên nhiên, môi
trường....
Các
dạng
nghị
luận

hội:
3
dạng
phổ
biến
Dạng
nghị
luận

về
một

tưởng,
đạo

Dạng
nghị
luận
về
một
hiện
tượng
đời
sống
- Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Tuy nhiên mục tiêu dạy học không chỉ giúp học sinh nắm được nội dung
kiến thức mà phải hình thành cho học sinh kỹ năng vận dụng vào thực tiễn với
những dạng bài tập cụ thể. Việc vận dụng đòi hỏi phù hợp với yêu cầu của từng
dạng đề, phù hợp với tính chất của từng kỳ thi. Nếu trong kỳ thi tốt nghiệp chỉ yêu
cầu học sinh với những kiến thức và kỹ năng cơ bản thì kỳ thi Đại học, Cao đẳng
đòi hỏi học sinh phải vận dụng thành thục những kỹ năng đó để có thể viết được
một bài văn nghị luận không chỉ đầy đủ luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ mà cịn phải
hay, hấp dẫn, lơi cuốn người đọc.
Nghị luận xã hội thực chất là đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ để bàn luận,
đánh giá về một vấn đề xã hội thông qua hệ thống luận điểm. Những câu hỏi nghị
luận xã hội trong đề thi giúp học sinh có cơ hội thể hiện đầy đủ quan niệm, suy
nghĩ, nhận thức của học sinh về một vấn đề xã hội. Trong những kỳ thi gần đây,
dạng đề văn nghị luận xã hội ngày càng khó hơn, đa dạng hơn. Đề thi mang tính
tổng hợp chứ khơng còn tách biệt giữa nghị luận về một hiện tượng đời sống và

nghị luận về một tư tưởng đạo lý, hơn nữa cịn có thể lồng ghép giữa nghị luận xã
hội với nghị luận văn học.
Ví dụ: Đề thi học kì I của sở giáo dục đào tạo Lâm Đồng như sau: Cảm nhận đoạn
thơ sau:
Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ


Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008,
trang 89)
Từ tinh thần “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” của người lính Tây Tiến, hãy
trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của Jack London: “Sứ mệnh chân chính
của con người là sống, chứ khơng phải tồn tại”
Do đó khi làm bài phải phụ thuộc vào cách nhìn nhận của học sinh về
những vấn đề xã hội. Trước một vấn đề, mỗi học sinh có thể có cách tiếp cận
khơng giống nhau, khả năng liên hệ, tư duy khác nhau. Vì thế, việc dẫn dắt của học
sinh vào vấn đề cũng có sự phong phú và đa dạng hơn nhằm thu hút sự chú ý của
người đọc và người nghe. Bởi vì trong bài văn nghị luận nói chung và nghị luận xã
hội nói riêng, phần mở bài có vai trị hết sức quan trọng góp phần làm nên thành
cơng cho cả bài văn. Phần mở bài vừa làm cơ sở cho phần thân bài, vừa tạo tâm
thế, gợi cảm hứng cho người đọc. Có rất nhiều chuyên gia văn học đã đề cập khá
rõ ràng về (khái niệm) đặt vấn đề trong bài nghị luận. Một số tài liệu tiêu biểu
là : Tài liệu hướng dẫn học bộ môn làm văn (Nguyễn Quang Ninh) Tác giả xác
định vị trí, yêu cầu của phần đặt vấn đề: “ Trong phần đặt vấn đề phải làm sao nêu

được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho người đọc,
người nghe. Hơn nữa, qua phần đặt vấn đề ngắn gọn phải nêu lên hướng giải quyết,
phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư
tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung.Đó chưa kể một bài có phần đặt vấn
đề tốt sẽ gây ấn tượng đẹp ban đầu cho người đọc, người chấm”.
Bên cạnh đó, tác giả cịn nêu các bước tiến hành đặt vấn đề, gồm ba bước:
- Xác định vấn đề.
- Xác định phần dẫn dắt, chuyển tiếp vấn đề.
- Nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề, phương hướng giải quyết vấn đề.
Cuốn sách tiếp theo dành sự quan tâm tới phần mở bài là “Kĩ năng làm văn nghị
luận phổ thông” của Nguyễn Quốc Siêu giới thiệu kĩ năng viết phần mở bài với các
cách sau: Từ một sự kiện tương đồng của vấn đề, từ việc trình bày bối cảnh mà xác
định luận đề, qua cách vấn thiết mà nêu vấn đề, dẫn danh ngôn đã nêu luận đề, qua
đối chiếu phải trái đã nêu vấn đề.
Cuốn sách Văn bồi dưỡng học sinh giỏi Trung học phổ thông (Nguyễn Đăng
Mạnh) bàn luận khá kĩ về việc viết đoạn mở bài hay :“Trước hết muốn mở bài hay
cần hiểu rõ mục đích và nhiệm vụ của mở bài. Mục đích của mở bài là giới thiệu
với bạn đọc về vấn đề mà mình sẽ viết, sẽ bàn bạc, trao đổi hay miêu tả, kể lại.
Viết mở bài thực chất là trả lời câu hỏi: Ở bài viết này, mình định viết về điều gì?”


“Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt. Phần nêu vấn đề và phần
giới hạn vấn đề thường khơng thay đổi, vì mở bài theo kiểu gì thì ai cũng phải nêu
được phần này. Như thế cũng có nghĩa là, muốn viết được các mở bài khác nhau
thì người viết chỉ cần xác định rõ ba phần của đoạn mở bài, giữ lại hai phần sau
và thay đổi phần đầu là có thể có một mở bài khác. Nói gọn lại cứ thay đổi phần
dẫn dắt ta sẽ có một mở bài mới”.
Từ việc khảo cứu và đồng nhất các điểm chung của các tác giả có thể đi đến kết
luận như sau .Trong phần đặt vấn đề cần đạt các yêu cầu :
- Nêu được vấn đề một cách ngắn gọn nhất, hấp dẫn và gây hứng thú cho

người đọc, người nghe.
- Nêu lên hướng giải quyết, phạm vi giải quyết vấn đề, tầm quan trọng, ý
nghĩa của vấn đề để chuẩn bị tư tưởng cho người đọc theo dõi phần nội dung.
Tuy nhiên, trong thang điểm, phần mở bài nhiều khi không đưa vào đáp án
nhưng trong quá trình chấm, mở bài đảm bảo yêu cầu đúng, đủ, hay sẽ đạt điểm số
nhất định. Để một mở bài hay, hấp dẫn người đọc, đòi hỏi mở bài phải có tính sáng
tạo. Mỗi dạng đề văn nghị luận xã hội thường có những cách mở bài phù hợp. Từ
yêu cầu, tính chất của từng kỳ thi sẽ địi hỏi học sinh có cách mở bài tương ứng.
1.2.Cơ sở thực tiễn:
Trong phân phối chương trình Ngữ văn hiện nay, phần làm văn nghị luận xã
hội chỉ được sắp xếp với một thời lượng tương đối ít (2 tiết học). Chỉ trong vài tiết
học, giáo viên không đủ thời gian để hướng dẫn cho nhiều đối tượng học sinh một
cách đầy đủ, chi tiết về kĩ năng làm bài. Đặc biệt giáo viên khơng có đủ thời giàn
đề yêu cầu học sinh viết một mở bài hoàn chỉnh. Học sinh cũng khơng có nhiều
thời gian để rèn luyện kỹ năng làm bài qua việc vận dụng vào những bài tập cụ thể.
Mặt khác, khi dạy học phần lớn giáo viên ít chú ý đến việc rèn luyện kỹ
năng viết mở bài cho học sinh mà còn nặng về lí thuyết. Chính vì thế, khi viết mở
bài học sinh thường lúng túng, thiếu kỹ năng cho nên những bài làm văn nghị luận
xã hội ít khi đem đến sự mới mẻ, sáng tạo thậm chí trở nên nhàm chán cho người
đọc. Trong các kỳ thi, khi làm bài nghị luận xã hội học sinh thường lúng túng
trong việc chọn cách mở bài dẫn đến mất nhiều thời gian để viết mở bài (thực tế
nhiều học sinh phải mất từ 15 đến 20 phút mới có thể viết được phần mở bài). Có
nhiều học sinh khơng biết dẫn nhập vấn đề, khơng biết viết mở bài, thậm chí đề bài
một nơi viết mở bài một nẻo. Điều này cho thấy, học sinh vừa thiếu kỹ năng phân
tích đề, tìm hiểu đề vừa khơng có kỹ năng diễn đạt, trình bày bài viết, trước hết là
kỹ năng viết phần mở bài. Để một mở bài hay, học sinh cần được trang bị kiến thức
và kỹ năng có như vậy học sinh sẽ viết được nhiều cách mở bài khác nhau.
2. Thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế khi viết phần mở bài.
2.1. Thực trạng .



2.1.1 . Thực trạng giảng dạy của giáo viên.
Đội ngũ giáo viên bộ môn Ngữ Văn của trường THPT Thăng Long đều được
đào tạo cơ bản, chính quy, nắm vững yêu cầu kiến thức và kĩ năng trong quá trình
dạy bộ môn Ngữ Văn. Các thầy cô của trường đều tâm huyết với nghề, có trách
nhiệm trong cơng tác giảng dạy, chú ý đổi mới phương pháp giảng dạy để học sinh
có thể nắm bài tốt hơn. Đặc biệt chú trọng rèn kĩ năng thực hành cho học sinh .Có
những thầy cô đã tạo được sự yêu mến, hứng thú đối với các em học sinh khiến các
em tiếp thu bài một cách có hiệu quả, nhiều giờ giảng đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó
vẫn cịn một số thầy cơ trong q trình giảng dạy chưa biết tích hợp kỹ năng lập
luận trong khi viết phần mở bài, kết bài... vào dạy học những bài lí thuyết và thực
hành. Việc rèn luyện kĩ năng viết phần mở bài, kết bài trong văn nghị luận vẫn
chưa được quan tâm một cách thỏa đáng. Nhiều giáo viên cũng chưa thực sự chú
trọng việc rèn luyện kĩ năng thực hành viết phần mở bài, kết bài cho học sinh, nặng
về lí thuyết , còn thả lỏng cho học tự phát huy, hoặc có hướng dẫn cũng chỉ chung
chung, chưa cụ thể.
Hơn nữa trong chương trình THPT số tiết rèn kĩ năng mở bài cho học sinh là
rất ít ( 1 đến 2 tiết) nên giáo viên chỉ có thể hướng dẫn tích hợp trong các tiết lí
thuyết.
2.1.2: Thực trạng viết mở bài của học sinh
Trong quá trình giảng dạy cũng như chấm bài viết của học sinh tôi
nhận thấy, nhiều học sinh khơng biết mở bài. Trong q trình học và làm bài, học
sinh phần lớn chưa chú ý mở bài sao cho đúng, cho hay thậm chí có học sinh viết
chiếu lệ cho có khơng quan tâm đến mình viết cái gì.Thơng qua các bài kiểm tra có
phần viết văn nghị luận xã hội, tôi thấy học sinh thường mắc phải một số lỗi khi
viết mở bài cho đề văn nghị luận xã hội như sau:
- Nhiều học sinh làm bài khơng có khơng có mở bài, khơng giới thiệu u
cầu đề. Hay nói chính xác hơn, học sinh khơng xác định được bố cục bài viết nên
làm bài không phân biệt được mở bài hay thân bài. Vì vậy, học sinh làm bài là trực
tiếp giải quyết vấn đề mà thiếu phần đặt vấn đề. Nhiều học sinh chép lại y nguyên

yêu cầu đề để thay cho phần mở bài..
- Mở bài không nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài nên khi viết bài sẽ diễn
đạt lan man, thiếu luận điểm để làm rõ vấn đề được đặt ra ở đề bài.
- Mở bài dài dịng, khơng nêu được giới hạn phạm vi vấn đề cần nghị luận.
Viết mở bài dài dòng sẽ khiến mất thời gian, cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài.
Mở bài dài dòng sẽ gây nhàm chán cho người đọc đồng thời có thể dẫn đến xa đề,
lạc đề, lặp ý ở phần thân bài.
Ví dụ: Đề bài nghị luận là: bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý chí, nghị lực
của tuồi trẻ hôm nay? Học sinh viết mở bài như sau: “Bước vào thời bình có lẽ


chúng ta đang dần quên đi cái khó khăn gian khổ của một thời đấu tranh ác liệt
của nhân dân ta với giặc ngoại xâm để giành được độc lập tự do như ngày hôm
nay. Biết bao con người đã nằm xuống hi sinh cho Tổ quốc để dành lấy sự hịa
bình trên đất nước Việt Nam này”. ( Trích bài làm của học sinh)
Như vậy với phần mở bài trên mắc hai lỗi khi diễn đạt: không nêu được vấn
đề nghị luận, dài dòng, lủng củng.
- Mở bài bằng việc dẫn dắt ngôn từ sáo rỗng, gượng ép. Khi học sinh không
hiểu yêu cầu của đề bài, không phân tích đề ra thường “bịa ra” mở bài để dẫn dắt
vấn đề. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu về sự giả tạo.
Ví dụ: có học sinh viết mở bài cho đề nghị luận bàn về tình mẫu tử như
sau: “ Trong gia đình ai cũng có cha mẹ, ơng bà.Nhưng q trọng nhất là tình mẫu
tử giữa mẹ và con và những người trong gia đình” ( Trích bài làm của học sinh)
Trên đây chỉ là một vài ví dụ minh chứng cho những lỗi mà học sinh thường
mắc phải khi viết phần mở bài, còn nhiều mở bài tương tự như vậy tôi không thể
liệt kê hết ở đây. Vậy nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên là gì?
2.2. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế khi viết mở bài văn nghị luận xã hội.
Những hạn chế của học sinh khi viết mở bài cho bài văn nghị luận xã hội
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó xuất phát từ các nguyên nhân
sau đây:

2.2.1. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của phần mở bài:
Mở bài là phần khó nhất trong bài văn nghị luận xã hội. Học sinh viết được
một mở bài đạt yêu cầu không chỉ giới thiệu được vấn đề mà còn phải làm tiền đề
cho phần thân bài, tạo tâm thế tiếp nhận cho người đọc đồng thời phải có tính sáng
tạo, mới mẻ để hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Viết được mở bài đồng nghĩa với học
sinh nhận thức được yêu cầu đề, biết cách phân tích đề ra và có định hướng viết
thân bài và kết bài. Vì vậy, mở bài là phần đầu của bài làm văn nghị luận xã hội
nhưng mở bài cũng chi phối đến các yếu tố khác trong quá trình làm bài văn nghị
luận xã hội.
2.2.2. Nguyên nhân xuất phát từ học sinh:
Đây là nguyên nhân chủ yếu và căn bản nhất dẫn đến những hạn chế của học
sinh khi viết phần mở bài:
- Học sinh không nắm vững lý thuyết làm bài văn nghị luận xã hội. Trước
hết là lý thuyết viết mở bài. Trong quá trình học, kiến thức viết mở bài cho bài văn
nghị luận xã hội không tách riêng trong một bài học cụ thể. Trong chương trình
Ngữ văn THCS, học sinh đã học lý thuyết Viết mở bài và kết bài cho bài văn nghị
luận. Trong chương trình Ngữ văn THPT học bài thực hành: Rèn luyện viết mở
bài, kết bài trong văn nghị luận (trong chương trình Ngữ văn lớp 12). Chính vì thế,
đa số học sinh khi viết bài học sinh cứ đặt bút viết theo cảm tính, nghĩ gì viết nấy,


không chịu để ý đề yêu cầu nghị luận cái gì, viết chung chung, tràn lan, linh tinh,
khơng có chọn lọc. Cho nên phần mở bài chưa nêu ra được vấn đề đề yêu cầu nghị
luận.
- Khi làm bài, học sinh có thói quen khơng thực hiện thao tác phân tích đề.
Khơng phân tích đề, dẫn đến nhiều mở bài không xác định đúng yêu cầu của đề,
không xác định được phạm vi đề đặt ra. Việc khơng phân tích đề làm cho bài viết
của học sinh vừa hệ thống luận điểm không rõ ràng, không chặt chẽ vừa làm cho
mở bài lan man. Phân tích đề là bước đầu tiên của việc làm bài văn nghị luận
nhưng đồng thời đó cũng là bước hết sức quan trọng để có thể viết được một mở

bài hay. Không tiến hành thao tác phân tích đề, dẫn đến học sinh trong quá trình
làm bài nghĩ đến đâu, viết đến đó. Đây là nguyên nhân đa số học sinh gặp phải kể
cả với những học sinh có học lực khá giỏi.
- Bên cạnh đó cịn bởi học sinh khơng chịu khó rèn luyện kĩ năng thực hành
trong quá trình học. Nhiều học sinh học nhưng khơng đi đơi với hành.Chính điều
này làm cho học sinh khơng thành thạo khi viết mở bài nói riêng và hành văn nói
chung. Ngay cả với học sinh giỏi, việc tự viết bài để rèn luyện và hoàn thiện kỹ
năng cũng rất ít các em cịn ngại khó, ngại khổ, ngại viết và ngại suy nghĩ tìm tịi.
Học sinh phần lớn chỉ chờ giáo viên hướng dẫn gì thì ghi lấy, khơng có ý thức tự
mày mị, tìm kiếm. Chính vì vậy, nhiều học sinh phải phụ thuộc cách viết của giáo
viên hoặc viết theo các bài văn mẫu của sách tham khảo.
2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ giáo viên:
Hạn chế trong viết mở bài cho đề văn Nghị luận xã hội còn xuất phát từ
phương pháp dạy học của giáo viên. Bởi lẽ trong quá trình dạy học, giáo viên tập
trung hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập dàn ý, xây dựng hệ thống luận điểm.
Giáo viên khơng dành thời gian hình thành kỹ năng viết mở bài cho học sinh. Bên
cạnh đó, một số giáo viên hiện nay lại chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến
thức về mặt lý thuyết, ít chú ý rèn luyện kỹ năng thực hành. Vì vậy, một tiết học
trên lớp, học sinh ít có cơ hội rèn luyện kỹ năng viết mở bài của mình
3. Giải pháp
3.1. Về phía học sinh.
Các em phải thay đổi phương pháp học tập, tự trau dồi kiến thức, tích lũy
vốn sống. Sau các bài học lí thuyết các em phải tăng cường khả năng thực hành.
Xây dựng thói quen phân tích đề, tìm ý trước khi làm bài. Hơn nữa phải cố gắng
suy nghĩ tìm tịi lựa chọn từ ngữ để diễn đạt sao cho chuẩn xác đúng yêu cầu của
đề.
3.2. Về phía giáo viên.
Trong q trình giảng dạy cần phải tích cực đổi mới phương pháp, lấy học
sinh làm trung tâm. Linh động trong khi thực hiện nội dung bài giảng, biết lồng



ghép hài hịa giữa lí thuyết và thực hành từ đó hình thành kĩ năng thực hành cho
học sinh bởi vậy cha ơng ta từng nói “ Trăm hay khơng bằng tay quen”. Thời gian
rèn luyện trên lớp ít giáo viên có thể giao bài tập cho học sinh về nhà làm và nộp
lại giáo viên có thể chấm lấy điểm miệng cho học sinh. Đặc biệt trong các giờ làm
văn phải chú trọng rèn kĩ năng mở bài cho học sinh, nhất là cách mở bài trong văn
nghị luận xã hội. Bởi vì một bài văn nghị luận xã hội hay cần nhiều kỹ năng song
mở bài là một kỹ năng quan trọng cho thấy người viết đã xác định đúng và trúng
vấn đề, tạo tâm thế cho người đọc tiếp nhận bài viết. Mục đích của phần mở bài là
giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nghị luận. Đó cũng là hai bước khơng thể thiếu ở
phần mở bài. Mở bài cho đề văn nghị luận có rất nhiều cách khác nhau, văn nghị
luận xã hội việc lựa chọn cách viết mở bài càng đa dạng. Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh đã từng khẳng định: “Các cách mở bài khác nhau chủ yếu ở phần dẫn dắt.
Phần nêu vấn đề và phần giới hạn vấn đề thường không thay đổi, viết mở bài theo
kiểu gì thì ai cũng phải nêu được phần này. Nói gọn lại, cứ thay đổi phần dẫn dắt
ta sẽ có một mở bài mới”. Trong đề tài này, xuất phát từ kinh nghiệm và kết quả
dạy học, tôi lựa chọn 3 cách mở bài cơ bản, dễ dàng vận dụng vào dạy học với
nhiều đối tượng học sinh khác nhau. Đó là: Mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp và
mở bài theo hướng phản đề. Mỗi cách mở bài đều có những ưu điểm và hạn chế
tùy thuộc vào khả năng vận dụng và yêu cầu đề để vận dụng.
Cách mở bài trực tiếp:
- Mở bài trực tiếp là cách mở bài đi thẳng vào vấn đề mà yêu cầu của đề đặt
ra. Cách mở bài này không yêu cầu cao đối với học sinh. Đây là dạng mở bài tương
đối dễ. Học sinh cũng dễ vận dụng vào quá trình làm bài của mình. Ngay cả đối
tượng là những học sinh trung bình cũng dễ dàng vận dụng hướng mở bài trực tiếp.
Mở bài trực tiếp là cách mở bài được học sinh lựa chọn nhiều. Mở bài theo
hướng trực tiếp thường ngắn gọn, dễ dẫn dắt vào yêu cầu đề. Học sinh có thể trực
tiếp giới thiệu vấn đề nghị luận. Cách mở bài này sẽ không bị xa đề, lạc đề. Mặt
khác, mở bài trực tiếp sẽ không bị mất nhiều thời gian. Mở bài trực tiếp có thể hạn
chế tính sáng tạo, khơng tạo được hứng thú mới mẻ cho người đọc. Tuy nhiên,

trước khi hướng dẫn học sinh viết bài theo những cách khác, giáo viên cần rèn
luyện học sinh thành thạo cách viết mở bài theo hướng trực tiếp. Cách viết mở bài
theo hướng trực tiếp là tiền đề cho những cách viết mở bài khác với những yêu cầu
cao hơn, khó hơn.
Để học sinh có thể viết tốt kiểu mở bài trực tiếp giáo viên cần hướng dẫn cho học
sinh cách viết mở bài trực tiếp như sau
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề. Đây là thao tác quan trong nhất trong việc phân
tích đề. Yêu cầu đề thường nằm ở phần giới hạn của đề. Trọng tâm đề có vai trị
then chốt đối với cách mở bài trực tiếp.


+ Từ yêu cầu trọng tâm của đề, học sinh phải đưa ra được những hiểu biết, đánh
giá của mình về những ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra.
+ Cuối cùng, dẫn dắt vào yêu cầu đề. Với cách mở bài trực tiếp, khi có thể đưa ra
nhận định của mình về vấn đề ngay từ phần mở bài. Tuy nhiên, dẫn dăt phải ngắn
gọn.
Ví dụ 1: Đề số 1:
Khi bàn về lối sống thực dụng, có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ làm
cho con người ta ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn
mọi giá trị khác trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định:“Không phải lối
sống thực dụng lúc nào cũng xấu. Nếu sống trong mơi trường tồn những người
thực dụng mà bản thân khơng như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thôi”.
Anh chị hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình
về hai ý kiến trên.
Các bước tiến hành viết mở bài:
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Lối sống thực dụng
+ Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: phổ biện trong cuộc sống hiện nay,
để lại những hậu quả nghiêm trọng.
+ Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề
Viết mở bài :

Thực dụng đang là một lối sống phổ biến trong xã hội hiện nay. Lối sống
thức dụng gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, khi bàn về lối sống thực dụng, lại có những quan điểm
trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng: “sống thực dụng sẽ làm cho con người ta
ngày càng trở nên toan tính, ti tiện, coi trọng giá trị vật chất hơn mọi giá trị khác
trong cuộc sống”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Không phải lối sống thực dụng lúc
nào cũng xấu. Nếu sống trong môi trường tồn những người thực dụng mà bản
thân khơng như thế thì cuối cùng cũng sẽ bị đào thải thơi”. (Trích từ bài làm của
học sinh)
Ví dụ 2: Đề số 2:
Trước tình trạng người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ ngay tại bệnh viện
hiên nay, trên trang báo điện tử Dantri.com.vn, bạn đọc có tên Lê Chân Nhân đã
viết: “Nơi nào mà lòng nhân ái và đạo đức tụt hậu thì sự lo ngại cịn lớn hơn sự
tụt hậu về kinh tế” .
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày quan điểm của anh /
chị về ý kiến trên.
Các bước tiến hành viết mở bài:
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Sự tụt hậu về lòng nhân ái và đạo đức.


+ Ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề đặt ra: Đó là mối lo ngại lớn trong cuộc
sống hiện nay.
+ Đưa ra nhận định về vấn đề để dẫn dắt vào yêu cầu đề
Viết mở bài :
Những thành tựu kì diệu của kỹ thuật cơng nghệ làm nên những thay
đổi mạnh mẽ về nhiều mặt của đời sống. Nhưng, cuộc sống càng hiện đại con
người phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thử thách. Trong đó có nguy cơ tụt hậu về
kinh tế, xuống dốc về đạo đức, về lịng u thương, tình nhân ái. Nguy cơ tụt hậu
về lòng nhân ái, về đạo đức đã thể hiện qua tình trạng người nhà bệnh nhân hành
hung bác sĩ. Trước tình trạng đó, trên báo điện tử Dantri.com Lê Chân Nhân đã đưa

ra nhận định: “Nơi nào mà lòng nhân ái và đạo đức tụt hậu thì sự lo ngại cịn lớn
hơn sự tụt hậu về kinh tế”. (Trích từ bài làm của học sinh)
Ví dụ 3: Đề số 3: Biển đảo quê hương hôm nay với thanh niên Việt Nam.
Bài làm : Biển đảo quê hương hôm nay đang là vấn đề nóng bỏng thu hút sự
quan tâm đặc biệt của giới trẻ Việt Nam(1)/ Không chỉ bày tỏ tình yêu đối với phần
lãnh thổ máu thịt của Tổ quốc ; thanh niên cần có những hành động cụ thể nhằm
mang sức lực trí lực của mình bảo vệ biển đảo quê hương.
Phân tích : Bài làm trên thực hiện giới thiệu luôn vấn đề trong câu (1)và xác
định giới hạn nghị luận (câu 2) vấn đề tình yêu và hành động vì biển đảo của thanh
niên.
Cách mở bài gián tiếp:
Mở bài gián tiếp là cách người viết đi từ vấn đề khác có liên quan để bắt cầu
giới thiệu vấn đề nghị luận. Khi mở bài gián tiếp thường bắt đầu bằng cách trích
dẫn một ý kiến, một câu chuyện, lối sống, cách ứng xử,... làm cơ sở đề dẫn dắt vào
yêu cầu của đề đặt ra.
Mở bài gián tiếp tạo cho bài viết có chất văn chương, sáng tạo hơn, đem đến
những sáng tạo mới mẻ, bất ngờ cho người đọc. Tuy nhiên, cách mở bài gián tiếp
với những học sinh không thành thạo kỹ năng sẽ rất dễ lan man, dài dòng, sa đà
vào vấn đề khác dẫn đến xa đề hoặc lạc đề. Học sinh khơng chủ động khi viết thì
mở bài có thể sẽ trích dẫn vịng vo, dài dịng, mất thời gian. Do vậy cần đọc thật kĩ
đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng để xác định cho trúng vấn đề nghị luận.
Để học sinh làm tốt kiểu mở bài này giáo viên cũng pháp hướng dẫn cho học sinh
các kĩ năng cơ bản như sau:
+ Đọc phân tích yêu cầu đề. Từ đặt ra yêu cầu bàn luận về vấn đề gì của của
sống: Cách sống, cách ứng xử, thái độ sống, quan niệm sống,....


+ Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến, cách ứng xử... để
dẫn dắt, khẳng định vấn đề. Khi lựa chọn cần phải đặt nó trong mối quan hệ tường
dồng, gần gũi về mặt ý nghĩa

+ Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề. Dẫn dắt cần bộc lộ cách đánh
giá của người viết về những thơng tin mình đưa ra.
Ví dụ :
Matin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta khơng chỉ xót xa
vì những hành động và lời nói của người xấu mà cịn cả vì sự im lặng đáng sợ của
người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Các bước tiến hành viết mở bài:
+ Xác định trọng tâm yêu cầu đề: Sự tim lặng của người tốt
+ Lựa chọn một câu chuyện, một thông tin, một ý kiến,...: Câu chuyện về anh
thanh niên bị móc ví trên xe buýt
+ Dẫn dắt vào yêu cầu đề để giới thiệu vấn đề.
Viết mở bài :
Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một bến
xe buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gị, gương mặt vơ
cùng khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví. Dẫu rằng, chiếc ví ấy khơng hề có
tiền mà chỉ có một giấy phép lái xe, anh ta thảm thiết nhìn ra xung quanh van nài
kẻ trộm: “Cho em xin…khơng có tiền đâu, chỉ có bằng lái xe thơi…”. Vậy mà
trước hồn cảnh đó khơng ai dám lên tiếng, khơng ai hỏi han hay có ý giúp đỡ
người thanh niên tội nghiệp. Câu chuyện này để lại cho nhiều người về cách sống
và thái độ ứng xử của con người trong xã hội hiện nay. Quả thật đúng như Martin
Luther King: “Trong thế giới này, chúng ta khơng chỉ xót xa trước lời nói và hành
động của kẻ xấu mà cịn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt.” (Trích bài
làm của học sinh)
Cách mở bài theo hướng phản đề:
Mở bài theo hướng phản đề hay còn gọi là mở bài theo hướng biện luận
phản bác từ vấn đề trái ngược. Mở bài phản đề thực chất cũng là một hình thức của
mở bài gián tiếp. Tuy nhiên, mở bài phản đề lại xuất phát từ những sự việc, cách
ứng xử trái ngược với vấn đề đặt ra. Từ đó mới lập luận để dẫn dắt vào u cầu đề.
Cách mở bài này địi hỏi tính sáng tạo cao. Mở bài theo hướng phản đề lôi
cuốn, hấp dẫn, gợi sự tò mò cho người đọc. Mở bài theo hướng phản đề là sự phát

triển cao hơn của cách mở bài gián tiếp. Vì vậy, khi làm mở bài theo hướng phản
đề yêu cầu học sinh phải nắm vững hình thức mở bài gián tiếp Cách mở bài này,
ngay từ đầu học sinh có thể bộc lộ rõ quan điểm, cách đánh giá của mình về vấn đề


đặt ra. Tuy nhiên, mở bài này thường khó, nếu học sinh không nắm vững vấn đề
đặt ra sẽ dễ dẫn đến mở bài lan man, xa yêu cầu đề.
Muốn viết tốt được kiểu mở bài này học sinh cần:
+ Xác định yêu cầu của đề bài. Mở bài theo hướng phản đề cũng cần thiết phải xác
định yêu cầu đề. Việc xác định đúng yêu cầu đề giúp học sinh lựa chọn những câu
chuyện, sự việc, cách ứng xử trái ngược
+ Lựa chọn vấn đề đối lập hoặc trái ngược: Trong cuộc sống luôn tồn tại hai mặt
trái ngược nhau. Để đánh giá đúng sai, phải trái, tôt xấu phải xuất phát từ cách nhìn
nhận của mỗi người..
+ Lập luận để đặt lại vấn đề theo yêu cầu đề ra. Sau khi đưa ra vấn đề trái ngược,
học sinh phải đưa ra nhận định của mình, thái dộ, cách nhìn của mình về vấn đề
của đề ra.
Ví dụ
Hãy viết bài văn trình bày quan điểm của anh (chị) về bản chất của thành
công.
Các bước tiến hành viết mở bài:
+ Xác định yêu cầu của đề bài: Quan điểm về thành công.
+ Lựa chọn vấn đề đối lập hoặc trái ngược, khẳng định vấn đề đó trong cuộc sống:
Sự hồn hảo trong cơng việc, thành đạt để có cuộc sống giàu sang,...
+ Lập luận để đặt lại vấn đề theo yêu cầu đề ra.
Viết mở bài :
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành cơng là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo
đuổi? Phải chăng đó là kết quả hồn hảo trong cơng việc, sự chính xác đến từng chi
tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống
giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng

mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành cơng
theo một cách giản dị đến bất ngờ.(Trích từ bài làm của học sinh)
Trên đây là những giải pháp tôi đã áp dụng vào trong q trình giàng dạy
bộ mơn của mình và tơi đã tiến hành so sánh qua hai bài kiểm tra tập trung của học
sinh có phần nghị luận xã hội và thu thập được kết quả như sau:
Kết quả thu được:
Tổng số học sinh Số bài kiểm tra Số HS mở bài đạt
Số học sinh mở
yêu cầu
bài chưa đạt
36
Bài 1
19
17
36
Bài 2
26
10
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Để nâng cao hiệu quả bài làm văn nghị luận xã hội phải kết hợp nhiều yếu tố
khác nhau, từ xây dựng hệ thống luận điểm, lựa chọn dẫn chứng, sử dụng các thao
tác lập luận, viết các đoạn văn,... trong đó một mở bài hay, hấp dẫn có một vai trị
hết sức quan trọng. Có nhiều cách khác nhau để viết mở bài. Mỗi cách mở bài đều
có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Lựa chọn cách mở bài phù hợp sẽ góp
phần khơng nhỏ đến thành công của cả bài viết.
Một mở bài cho đề văn nghị luận xã hội đáp ứng được tiêu chí: đúng - đủ hay là đã không dễ dàng, dạy học để hình thành kỹ năng cho học sinh lại càng khó
khăn hơn. Trong 3 cách trên đều là những cách mở bài cơ bản nhất có thể vận dụng
vào dạy học cho nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đáp ứng được những yêu cầu

khác nhau của mỗi kỳ thi. Mỗi cách mở bài đều có những ưu điểm, hạn chế và yêu
cầu riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để viết được mở bài gián tiếp
hay, học sinh phải nắm vững cách mở bài trực tiếp; để viết được mở bài theo
hướng phản đề có tính sáng tạo cao thì học sinh phải biết cách viết mở bài theo
hướng gián tiếp. Từ mở bài trực tiếp đến mở bài gián tiếp, đến mở bài theo hướng
phản đề đều có sự tăng dần về độ khó, về tính sáng tạo. Vì vậy, giáo viên phải tùy
thuộc vào đối tượng học sinh, để lựa chọn dạy học và rèn luyện cách mở bài phù
hợp nhất.
2. Kiến nghị
Việc lựa chọn cách mở bài trong dạy học, giáo viên phải nắm được đặc điểm
của đối tượng học sinh để mang lại hiệu quả cao nhất. Để học sinh có thể viết được
một bài văn nghị luận xã hội hay, sáng tạo, cần kết hợp hình thành các kỹ năng
khác cho học sinh như xây dựng luận điểm, sử dụng dẫn chứng, rút ra bài học,...
Việc sử dụng các dạng mở bài khác nhau trong quá trình dạy học cho học
sinh cần phải linh hoạt, điều quan trọng là từ kỹ năng học sinh đã có được, các em
có thể sáng tạo ra những mở bài hay, những cách mở bài mới. Khơng nên gị bó
khả năng sáng tạo của học sinh.
Trong quá trình dạy học các tiết làm văn, giáo viên khơng chỉ hình thành cho
học sinh kỹ năng viết phần mở bài của đề văn nghị luận xã hội mà còn cấn thiết cả
kỹ năng mở bài cho đề văn nghị luận văn học. Với thời lượng dạy học trên lớp,
giáo viên sẽ khơng có thời gian để hướng dẫn và hình thành kỹ năng viết phần mở
bài cho học sinh. Vì vậy, dạy học cách viết mở bài phải được vận dụng thường
xuyên trong thời gian dạy ở các khối lớp, dạy ôn thi tốt nghiệp, dạy học bài luyện
tập về thao tác luận,... đặc biệt là ở tiết trả bài.
Trên đây là những trăn trở và tâm huyết của bản thân trong thực tiễn dạy học
nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế mong được trao đổi cùng đồng nghiệp.




×