Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Đánh giá về nhu cầu và thực trạng hoạt động Công tác xã hội qua ý kiến của nhân viên công tác xã hội trên địa bàn Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.07 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
1.Lý do chọn đề tài................................................................................................3
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu............................................................................4
3. Ý nghĩa của đề tài..............................................................................................4
3.1. Ý nghĩa lý luận...........................................................................................4
3.2. Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu...................................................................5
5.2. Phương pháp quan sát.................................................................................5
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu.......................................................................5
6. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................5
7. Khung lý thuyết.................................................................................................6
NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...........................7
1.1. Một số lý thuyết xã hội học vận dụng trong nghiên cứu............................7
1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội.....................................................................7
1.1.2. Lý thuyết về nhu cầu xã hội................................................................8
Chương 2: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ NHU
CẦU HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY.........................11
2.1. Nhận thức của nhân viên công tác xã hội về nghề công tác xã hội..........11
2.2. Vai trò của hoạt động CTXH trong sự nghiệp phát triển xã hội...............12
2.3. Đánh giá nhu cầu về hoạt động CTXH trong một số lĩnh vực.................13
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN CTXH VỀ THỰC TRẠNG HOẠT
ĐỘNG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY.............................................14
3.1. Đánh giá của nhân viên CTXH về chính sách CTXH hiện nay...............14
1


3.2. Thực trạng nguồn nhân lực CTXH...........................................................15
3.3. Thực trạng mạng lưới CTXH...................................................................17


3.4. Hiệu quả bước đầu của hoạt động CTXH................................................17
3.5. Một số khuyến nghị và giải pháp phát triển nghề CTXH trong giai đoạn
tới đây..............................................................................................................19
KẾT LUẬN.........................................................................................................20
Danh mục tài liệu tham khảo:..............................................................................21

2


1.Lý do chọn đề tài
Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới bên cạnh những tiến bộ xã
hội mới nảy sinh cùng với sự phát triển kinh tế. Quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng, lối sống cá nhân cũng bị thay đổi, giá trị kinh tế chi phối mối quan
hệ của con người, các thành viên trong gia đình ít quan tâm đến nhau đặc biêt là
chăm sóc những thành viên yếu thế trong gia đình: người già, trẻ em, người
khuyết tật.
Theo thống kê Bộ Lao động thương binh và xã hội năm 2010 nước ta có
khoảng 7.5 triệu người cao tuổi, 5.4 triệu người tàn tật, 1.7 triệu trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt, khoảng 3.5 triệu hộ gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Hiện
nay cả nước có khoảng 500 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho người già cô đơn, trẻ
mồ côi, trẻ khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam và các trung tâm 05, 06 dành
cho người nghiện ma túy và người từng hành nghề mại dâm cùng nhiều đối
tượng khác cần có sự bảo vệ hỗ trợ của các nhân viên công tác xã hội.
Để đạt được mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa, giải quyết các vấn đề
xã hội chúng ta cần phải chuyên môn hóa các hoạt động nghề nghiệp. Số cán bộ
được đào tạo đúng chuyên môn chiếm tỉ lệ thấp, chủ yếu là qua các lớp ngắn hạn
về CTXH, các cán bộ không đúng chuyên nghành chiếm một tỉ lệ lớn. Mặc dù
thâm niên công tác của nhân viên CTXH tương đối các nhưng chuyên môn
nghiệp vụ của họ lại rải rác ở nhiều lĩnh vực. Do vậy, hiệu quả giải quyết các
vấn đề xã hội, vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng dân cư không

cao, thiếu tính bền vững.
Hà Nội là một trong những thành phố phát triển của cả nước, nơi diễn ra
quá trình đô thị hóa nhanh chóng, kéo theo những vấn đề tệ nạn xã hội. Đồng
thời là nơi có nhiều trung tâm dịch vụ, cán bộ CTXH ở các cấp khác nhau. Nhân
viên Công tác xã hội là những người được đào tạo hoặc làm việc trong lĩnh vực
công tác xã hội. Họ là những người có hiểu biết tương đối đối với việc phát triển
công tác xã hội. Việc đánh giá của các nhân viên CTXH được xem là nguồn
thông tin đáng tin cậy để đánh giá, xem xét sự phát triển của CTXH đang diễn ra
như thế nào, sự phát triển ấy đã đáp ứng nhu cầu về phát triển CTXH hay chưa.
Trong quá trình phát triển nghề CTXH theo hướng chuyên nghiệp, đáp ứng nhu
cầu mục tiêu đề án 32 của Chính Phủ trong giai đoạn tới. Một phần nữa với bài
nghiên cứu nhỏ này mong sẽ giúp các bạn sinh viên ngành Công tác xã hội sẽ có
định hướng rõ rệt hơn về ngành học mình đang theo đuổi nói chung và cơ hội
việc làm, khả năng cống hiến năng lực của các bạn trong tương lai nói riêng.
3


Vì những lí do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nhu cầu và thực trạng
hoạt động nghề Công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã
hội ở Hà Nội”

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những vấn đề trong lĩnh vực hoạt động công tác xã hội đã thu hút được sự
chú ý của các nhà nghiên cứu đặc biệt là trong những năm gần đây. Bởi tính cấp
thiết của Công tác xã hội ra đời bởi đáp ứng nhu cầu xã hội. Một khía cạnh trong
nghiên cứu Công tác xã hội như: nghiên cứu về nguồn nhân lực, nhu cầu đào tạo
CTXH, mạng lưới dịch vụ công tác xã hội, những lĩnh vực đòi hỏi đáp ứng nhu
cầu Công tác xã hội, hệ thống thực hành công tác xã hội. Tuy nhiên đánh giá về
nhu cầu và thực trạng hoạt động Công tác xã hội qua ý kiến của nhân viên công
tác xã hội trên địa bàn Hà Nội thì chưa có đề tài nào đề cập đến. Nhân viên

Công tác xã hội là những người trực tiếp làm việc với các nhóm đối tượng, là
những người đang hoạt động Công tác xã hội có ý nghĩa lớn đặc biệt tại khu vực
Hà Nội – trung tâm kinh tế, văn hóa phát triển của cả nước và cũng là nơi diễn
ra nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết.

3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nhằm vận dụng một số lý thuyết xã hội học như lý thuyết nhu cầu,
lý thuyết phát triển, lý thuyết biến đổi xã hội nghiên cứu tìm hiểu thực trạng phát
triển nghề công tác xã hộ hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội.
Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài mong muốn góp phần phong phú hơn tri
thức xã hội học, thúc đẩy phát triển nghề công tác xã hội trong giai đoạn tới.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nhằm hướng đến nghiên cứu đánh giá nhu cầu và thực trạng phát
triển của ngành công tác xã hội, thúc đẩy phát triển Công tác xã hội. Trên cơ sở
đó có thể đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp để phát triển nghề Công tác xã
hội một cách chuyên nghiệp, cũng như đưa ra định hướng nghề cho các bạn sinh
viên ngành Công tác xã hội sau khi ra trường và có mong muốn được làm việc
đúng với chuyên ngành mình theo học.

4. Câu hỏi nghiên cứu
1) Nhân viên công tác xã hội nhận thức như thế nào về nghề công tác xã
hội?

4


2) Nhân viên công tác xã hội đánh giá gì về vai trò của công tác xã hội với
sự phát triển kinh tế xã hội? Những lĩnh vực nào đòi hỏi nhu cầu cao về
hoạt động công tác xã hội?

3) Thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay như thế nào? Nguồn
nhân lực công tác xã hội có đủ số lượng, tốt về chất lượng để đáp ứng
nhu cầu phát triển không? Hiệu quả của hoạt động công tác xã hội hiện
nay như thế nào?
4) Cần phải làm gì để phát triển nghề công tác xã hội theo hướng chuyên
nghiệp đáp ứng nhu cầu mục tiêu dự án 32 của chính phủ.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nguồn số liệu thứ cấp: số liệu khảo
sát, số liệu thống kê và những số liệu liên quan đến hoạt động Công tác xã hội
trên địa bàn Hà Nội. Trọng tâm phân tích số liệu định lượng của đề tài dựa trên
phần số liệu khảo sát về thực trạng hoạt động Công tác xã hội trong khuôn khổ
đề tài cấp nhà nước (Nghị định thư số 45/2022/HD – NĐT): “Đổi mới Công tác
xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế” (Nghiên cứu kinh
nghiệm Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga) do PGS. TS.
Nguyễn Thị Thu Hà làm chủ nhiệm đề tài.
5.2. Phương pháp quan sát
Khi thực hiện đề tài, người nghiên cứu đã tiến hành quan sát các trung
tâm dịch vụ xã hội, các cơ quan có hoạt động CTXH với những câu hỏi phỏng
vấn cũng như một số kĩ năng của họ đối với công việc mà người nhân viên Công
tác xã hội đang thực hiện.
5.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Kết hợp với phương pháp quan sát để lấy được kết quả trực quan, theo
cảm nhận của người thực hiện thì người nghiên cứu còn tiến hành phỏng vấn sâu
3 trường hợp là nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội nhằm đem lại cái nhìn chân
thật nhất, những cái đang còn tồn tại trong nghề CTXH ít người biết đến.

6. Giả thuyết nghiên cứu
Hiểu biết của nhân viên Công tác xã hội về nghề công tác xã hội hiện nay

chưa thực sự sâu sắc và đầy đủ. Tuy vậy họ cũng nhận thấy công tác xã hội cần

5


thiết đáp ứng nhu cầu và có vai trò quan trọng trong sự phát triển ổn định, nâng
cao đời sóng xã hội.
Nguồn nhân lực của Công tác xã hộ hiện nay còn thiếu về số lượng, yếu
về chất lượng, chính sách xã hội về Công tác xã hội đã tương đối đầy đủ nhưng
việc hực hiện còn có những hạn chế. Tuy vậy, hoạt động Công tác xã hội cũng
thể hiện được những hiệu quả bước đầu trong một số lĩnh vực nhất định.

7. Khung lý thuyết
Điều kiện KTXH

Công tác xã hội

Thực trạng hoạt động
CTXH

Nhu cầu hoạt động
CTXH

Nhận
thức
của
nhân
viên
CTXH


Vai trò
CTXH

Nhu
cầu về
hoạt
động

Nguồn
nhân
lực

Hệ
thống
chính

Mạng
lưới

Một số khuyến nghị về giải pháp phát triển

6

Hiệu
quả


NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số lý thuyết xã hội học vận dụng trong nghiên cứu

1.1.1. Lý thuyết biến đổi xã hội.

Xã hội cũng như các thực thể vật chất khác luôn vận động và biến đổi
không ngừng về chính trị, văn hóa, kinh tế …Biến đổi xã hội diễn ra theo nhiều
yếu tố khác nhau. Các nhà xã hội học đã khai thác phân tích sự biến đổi xã hội
trên nhiều khía cạnh hiện tượng đa dạng, những biến đổi trên quy mô lớn nhỏ, từ
cấp độ hoàn cầu cho đến cấp độ gia đình, những biến đổi tác động đến giá trị,
chuẩn mực, hành vi, quan hệ xã hội … Các nhà xã hội học đưa ra quan điểm của
mình về sự biến đổi xã hội:
Smelser cho rằng biến đổi xã hội là một quá trình “gia tăng giá trị” trong
đó một loạt điều kiện hay giai đoạn liên tiếp gắn kết với nhau để tao ra sự biến
đổi xã hội. Herbert Spencer tiếp cận biến đổi xã hội trong sinh học xã hội phát
triển nhấn mạnh sự thích ứng nhưng lại quy quá trình biến đổi vào yếu tố gien di
truyền của con người, biến đổi xã hội là nhu cầu tất yếu của xã hội loài người.
Các nhà sinh học xã hội lập luận rằng con người chúng ta là sản phẩm của hàng
triệu năm thích ứng để sinh tồn. Sinh tồn là vấn đề then chốt nếu không nói là
mục đích của biến đổi xã hội. Lý thuyết Maxist về biến đổi xã hội ủng hộ hành
động tích cực, tập trung vào khả năng mà con người có thể thay đổi hành động
của số phận mình thông qua hoạt động chính trị - đấu tranh giai cấp. Nhìn chung
các lý thuyết về biến đổi xã hội thế kỷ XIX nhìn biến đổi xã hội như là một quá
trình tổng thể trong đó mọi phương diện của đời sống đều thay đổi theo. Biến
đổi xã hội là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển xã hội và con người phải
thích nghị với những biến đổi đó. Trong chừng mực nòa đó con người có thể
giải thích và tiên lượng được biến đổi xã hội. Chúng ta có thể kiểm soát xã hội
theo những chiều hướng mà mình mong muốn.
Đặc điểm của biến đổi xã hội.
Biến đổi xã hội là một hiện tượng phổ biến, nhưng nó diễn ra không giống
nhau giữa các xã hội.
Biến đổi xã hội khác biệt về thời gian và hậu quả.
Biến đổi xã hội vừa có tính kế hoạch vừa có tính phi kế hoạch.

Biến đổi xã hội cũng có những quy luật của nó và nó có 5 quy luật:
7


Tính thống nhất giữa biến đổi và phát triển kinh tế với sự biến đổi và phát
triển của các mặt khác của đời sống xã hội.
Nhu cầu xã hội và hoạt động của con người trong quá trình biến đổi xã
hội. Nhu cầu và hoạt động là hai mặt không thể thiếu của con người và cũng là
hai mặt không thể tách rời nhau trong đời sống xã hội. Sự tăng lên của hoạt động
tỷ lệ thuận với sự tăng lên của nhu cầu. Nhu cầu của con người không ngừng
biến đổi và phát triển. Nhu cầu này được đáp ứng thì nhu cầu khác lại được nảy
sinh và cao hơn nhu cầu trước đó, và như vậy cùng với sự phát triển của nhu cầu
thì hoạt động của con người cũng luôn biến đổi và phát triển theo. Do đó các
mặt của đời sống xã hội cũng biến đổi và phát triển.
Trong xã hội dù ở giai đoạn nào cũng có những chuẩn mực chung, đây là
một điều tất yếu của cộng đồng. Và việc các chuẩn mực này có phù hợp hay
không phù hợp cũng ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội. Vì vậy, ta cần có những
thay đổi linh hoạt phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Sự xuất hiện các xu hướng khác nhau trong quá trình biến đổi và phát
triển là một tất yếu. Sự kế thừa trong biến đổi và phát triển xã hội: Sự thay thế
xã hội cũ bằng xã hội mới diễn ra theo một quy luật nhất định. Cái mới luôn nảy
sinh trong lòng cái cũ và dần thay thế cái cũ. Đây là một quy luật tất yếu của sự
biến đổi xã hội.
Vận dụng lý thuyết biến đổi vào trong đề tài nghiên cứu chúng ta thấy
rằng: Biến đổi xã hội là một vấn đề tất yếu trong đời sống xã hội. Sự phát triển
của kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa nhanh đã đem lại những mặt tích cực
nhưng bên cạnh đó nó kéo theo những biến đổi về mặt xã hội: Số người thất
nghiệp, thiếu việc làm ngày càng tăng, bệnh tật, mai dâm, ma túy, khủng hoảng
gia đình, người già cô đơn không nơi nương tựa ngày càng nhiều …. Con người
chúng ta trong một chừng mực nhất định có thể kiểm soát được những biến đổi

xã hội. Con người muốn tồn tại và phát triển buộc phải thích nghi với điều kiện
hoàn cảnh. Vì vậy, CTXH với chức năng vai trò của mình ra đời đáp ứng nhu
cầu của xã hội, hạn chế những hậu tiêu cực cùng với quá trình phát triển, biến
đổi xã hội. CTXH có vai trò quan trọng điều hòa các mối quan hệ xã hội, phát
triển một xã hội công bằng bình đẳng. Sự ra đời và phát triển của CTXH là tất
yếu đáp ứng nhu cầu đời sống của con người và sự biến đổi xuất hiện ngày càng
nhiều vấn đề trong xã hội hiện nay.
1.1.2. Lý thuyết về nhu cầu xã hội.

Tiếp cận lý thuyết nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân
văn hiện sinh, đánh giá cáo khả năng của con người và bản thân họ tự quyết định
8


lấy cuộc sống của mình. Tiếp cận thuyết nhu cầu cho thấy con người cần phải
đảm bảo được những nhu cầu cơ bản. Mọi vấn đề sai lệch xã hội đều do nhu cầu
không được giải quyết. Trị liệu không phải là để giải quyết nhu cầu mà giúp thân
chủ phân tích nguyên nhân vì sao nhu cầu không đáp ứng và để đáp ứng nhu cầu
này thân chủ cần có những điều kiện gì. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống
tâm lý cũng như hành vi của con người. Nhân viên CTXH là những người gần
gũi với đối tượng. Họ phải thức tỉnh để thân chủ đạt được những nhu cầu mà họ
cần thiết trong cuộc sống. Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển của cá nhân. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm
giác thoải mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp
ứng thì sẽ gây nên sự căng thẳng có thể dẫn tới những hậu quả nhất định gây
mất: “Thăng bằng” trong đời sống xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của
con người ngày càng cao. Vì thế nhu cầu là động lực bên trong kích thích cá
nhân hoạt động, quyết định mọi hoạt động của con người.
Hệ thống nhu cầu của Maslow được thể hiện dưới hình kim tự tháp. Theo
đó ông sắp xếp nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc: Nhu cầu cơ bản (ăn uống,

hít thở), nhu cầu về sự an toàn (tình yêu thương, nhà ở, việc làm), nhu cầu xã hội
(nhu cầu được hòa nhập xã hội), nhu cầu được quý trọng (chấp nhận vị trí trong
xã hội) và nhu cầu được thể hiện mình. Theo Maslow viên mãn (đạo đức, sáng
tạo chấp nhận thực tế, hoàn toàn tự chủ không bị ràng buộc bởi những khuôn
sáo) là tầng cao nhất trong 5 tầng nhu cầu của con người.
Sự thỏa mãn nhu cầu ở tầng thấp là tiền đề cho sự thỏa mãn ở tầng cao
hơn. Con người chỉ đạt được thỏa mãn khi các nhu cầu ở tầng thấp hơn được
thỏa mãn và ở trạng thái này người ta có khả năng chấp nhận thực tế, không chối
bỏ sự thật, chấp nhận bản thân, yêu đời. Trong bậc thang nhu cầu để tồn tại, con
người cần phải đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống: Ăn mặc,
nhà ở, chăm sóc, dịch vụ xã hội… Để phát triển con người cần phải đáp ứng
những nhu cầu cao hơn như nhu cầu an toàn, nhu cầu được thuộc về một nhóm,
nhu cầu được hoàn thiện. CTXH thường hướng tới giải quyết đáp ứng những
nhu cầu thiết yếu của đối tượng trước. Khi xác định được nhu cầu nào là những
nhu cầu quan trọng và cần được đáp ứng đầu tiên, nhân viên CTXH sẽ có cơ sở
thiết lập kế hoạch cần thiết, huy động các nguồn lực liên quan.
Theo thuyết nhu cầu của Maslow con người cần được đáp ứng các nhu
cầu thấp hơn trước khi nảy sinh ra những nhu cầu bậc cao hơn. Mỗi con người
đều có nhu cầu cơ bản phục vụ cho cuộc sống của mình. Thỏa mãn nhu cầu của
con người cũng là mục đích chính của CTXH. CTXH đáp ứng những nhu cầu
thiết yếu của đời sống con người, Nhân viên CTXH cần phải nắm vững những
9


nhu cầu đó và trong từng hoàn cảnh khác nhau lại nảy sinh ra những nhu cầu
khác biệt. Cách tiếp cận này nhấn mạnh thân chủ là trọng tâm để giải quyết vấn
đề và nhân viên CTXH có vai trò quan trọng. Tiếp cận nhu cầu đòi hỏi nhân viên
CTXH cần phải thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe để thảo mãn những mong muốn
và nhu cầu của đối tượng. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình nhân viên CTXH
cần có những kỹ năng riêng biệt.

Vận dụng lý thuyết này nhằm tìm được những hướng tiếp cận trong vấn
đề nghiên cứu. Trong đời sống con người cần phải được đảm bảo những nhu cầu
cơ bản. Và chỉ đạt được sự thỏa mãn khi con người đạt được ở những nhu cầu
cao hơn. Nhân viên CTXH là người phải hiểu và có những kỹ năng cần thiết để
can thiệp, trị liệu, giải quyết vấn đề hiểu được nhu cầu cơ bản của đối tượng và
biết đối tượng cần giải quyết vấn đề gì. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của
nhân viên CTXH. Khi xã hội phát triển. Do đó, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân
viên CTXH chuyên nghiệp nắm bắt, tiếp cận và giải quyết vấn đề.

10


Chương 2: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỀ
NHU CẦU HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY.
Trước khi đánh giá trực tiếp về nhu cầu ạt động CTXH hiện nay trên địa
bàn Hà Nội. Ta cần xem xét nhận thức của nhân viên CTXH về hoạt động
CTXH. Nhận thức của cán bộ xã hội, những người trực tiếp tham gia làm việc
trong lĩnh vực CTXH có ý nghĩa và vai trò quan trọng việc phát triển nghề này.
Đồng thời qua đánh giá của họ về vai trò của nghề CTXH giúp chúng ta hiểu rõ
hơn về nhu cầu CTXH trong từng lĩnh vực, CTXH đang cần thiết trong lĩnh vực
nào.
2.1. Nhận thức của nhân viên công tác xã hội về nghề công tác xã h ội
Nhận thức của nhân viên CTXH về hoạt động CTXH còn nhìu hạn chế,
chưa đầy đủ, chính xác. Nhận thức về hoạt động CTXH thường chỉ dừng lại ở
vấn đề liên quan trực tiếp đáp ứng nhu cầu của đối tượng, giúp đỡ người yếu thế.
Đối tượng cần đến nhân viên CTXH theo nghiên cứu thực tế chủ yếu là những
đối tượng đặc thù như: ngươi khuyết tật, trẻ em, người già. Nhận thức về CTXH
của nhân viên CTXH còn phụ thuộc vào nghề mà họ được đào tạo, phụ thuộc
vào lĩnh vực công việc mà họ đang làm.
“Theo mình nhân viên CTXH họ đến trợ giúp, giúp đỡ những nhóm đối tượng

yếu thế trong xã hội. Họ chia sẻ các hoạt động vui chơi học tập, là động lực
giúp các em học sinh, trẻ khuyết tật phát triển trí tuệ đạt được những mốc
trưởng thành cần thiết. Họ có nhiệm vụ phát triển sớm những khả năng của
trẻ để can thiệp kịp thời và trị liệu”
(Biên bản PVS 1, Nữ, 25 tuổi, Bệnh viên điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà Nội)

Nhiều người trong số họ cho rằng CTXH chỉ hướng vào đối tượng yếu thế
trong xã hội hay bảo trợ, trợ giúp cho các nhóm đối tượng trong xã hội. Và cũng
có cán bộ do hoạt động kiêm nhiệm, không được đào tạo cơ bản về CTXH mà
trong nhận thức còn nhầm lẫn giữa CTXH và hoạt động từ thiện. Trong nhận
thức về CTXH cũng có sự khác nhau giữa các nhân viên CTXH hoạt động ở các
trung tâm dịch vụ CTXH hay ở các cơ quan lớn làm việc trực tiếp đối với các
nhóm đối tượng của CTXH. Vì vậy mà thực tế nhu cầu xã hội về CTXH rất lớn
nhưng các cá nhân, nhóm, cộng đồng gặp khó khăn chưa hình thành được thói
quen tìm đến dịch vụ CTXH. Việc ngại đến hỗ trợ tâm lý hay nhờ sự trợ giúp
của các nhân viên CTXH là một vấn đề gây cản trở cho việc giải quyết các vấn
đề xã hội. Điều này tạo một khoảng cách giữa nhân viên CTXH và nhóm đối
tượng, chưa thực sự cố gắng trong việc tìm hiểu vấn đề mà đối tượng gặp phải.
11


Vì vậy việc nâng cao nhận thức chung cho cán bộ nhân viên CTXH nói riêng và
cho toàn xã hội nói chung là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình
phát triển CTXH theo hướng chuyên nghiệp.
2.2. Vai trò của hoạt động CTXH trong sự nghiệp phát triển xã h ội
CTXH được nhân viên CTXH đánh giá có vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội hiện nay.
“Nhân viên CTXH thực sự cần thiết đối với người khuyết tật, họ như chiếc cầu
nối giữa người khuyết tật với các cơ quan tổ chức học nghề, hỗ trợ cuộc sống.
Nhiều người khuyết tật nhờ sự trợ giúp của các nhân viên CTXH đã tìm được

công việc phù hợp với khả năng của mình. Trên thực tế có nhiều hội viên
khuyết tật đã tìm được công việc phù hợp với khả năng của mình: mở cửa
hàng sơn móng tay, làm việc ở phòng bán vé”
(Trích biên bản PVS 2, Nữ ,Điều phối viên)

Vai trò của CTXH được nhìn nhận trong một số vấn đề như: CTXH đới
với người yếu thế, nhân viên CTXH với vai trò cầu nối để giải quyết các vấn
đề,là những người trung gian để giúp các nhóm đối tượng nhìn nhận khả năng
cuả mình để sống độc lập. CTXH có vai trò quan trọng trong việc bảo trợ, trợ
giúp xã hội. Tuy nhiên để vị trí và vai trò của CTXH được nhìn nhận đúng
đắn theo ý nghĩa của nó là một vấn đề cấp thiết hiện nay, không phải ai cũng
hiểu được.
“Nhân viên CTXH trực tiếp giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội để họ tự
nhận thấy được khả năng của mình. Họ tham gia vào các lĩnh vực, y tế, giáo
dục đến các vấn đề xã hội. Trong trung tâm chúng tôi có rất nhiều trương hợp
thương tâm. Chúng tôi phân ca cán bộ để chăm sóc các cháu, có những cháu
bị bại não, mù bẩm sinh bị bỏ rơi ở các bệnh viện hoặc tại cổng các trung tâm
đều được cán bộ xã hội đưa về đây nuôi dưỡng. Tính mạng các cháu chỉ được
tính bằng ngày nhưng chúng tôi vẫn đưa về nuôi dưỡng. Vất vả khó khăn vì
những hoàn cảnh cơ cực nhưng không thể bỏ nghề được”
(Trích biên bản PVS, nữ, tuổi 38, Trung tâm dịch vụ xã hội)

Điều này không những nâng cao khả năng hưởng thụ dịch vụ xã hội, hỗ
trợ xã hội mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH trong việc thực hiện, đưa
ra những chính sách phù hợp. Người nhân viên CTXH giống như bác sĩ luôn
chăm sóc, chữa trị và trợ giúp cho cơ thể xã hội trước mọi bất ổn trong đời sống.
12


Hoạt động công tác xã hội luôn được xuất hiện trong mỗi tổ chức, đoàn thể, cá

nhân. CTXH đang góp phần giải quyết những vấn đề xã hội thể hiện vai trò, ý
nghĩa của CTXH trong hoạt động sống của con người. Với hình thức, nội dung
hoạt động và hệ thống nguyên tắc giá trị của CTXH góp phần quan trọng làm
giảm nỗi đau của con người, điều hòa các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự ổn
định bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội.
2.3. Đánh giá nhu cầu về hoạt động CTXH trong một số lĩnh vực
Nhu cầu về CTXH trong các lĩnh vực hiện nay là rất lớn. Nhu cầu đòi hỏi
phải có sự phát triển CTXH một cách chuyên nghiệp đặc biệt là đối với các
nhóm yếu thế trong xã hội. Các đối tượng có nhu cầu được hỗ trợ CTXH
chuyên nghiệp tại Hà Nội phong phú, đa dạng. Mỗi nhóm khác nhau đều có nhu
cầu dịch vụ xã hội đặc trưng theo các nhóm.
“Nhiều vấn đề cần có nhân viên CTXH tham gia hoạt động. Một số cơ quan
cần hoạt động của nhân viên CTXH như: Trung tâm người khuyết tật, trường
mầm non, tiểu học, THPT. Cần phải có nhân viên CTXH chia sẻ với học sinh
hoặc có thể tiếp cận với đối tượng qua những hoạt động ngoài trời, ngoại
khóa. Nhân viên CTXH có thể hoạt động ở huyện, xã, hoạt động đoàn thể đều
cần có nhân viên CTXH. Trong lĩnh vực này họ có thể mang lại những thông
tin, chính sách của Nhà nước đang có đến người dân.”
(Trích biên bản PVS 2, Nữ Cơ quan công tác: Điều phối viên, nhân viên CTXH Trung tâm
sống Độc Lập, Kim Mã, Hà Nội.)

Theo đánh giá của nhân viên CTXH nhu cầu đòi hỏi đặc biệt cao ở một số
lĩnh vực: Nhóm trẻ em, người khuyết tật cần được bảo trợ xã hội, phát triển cộng
đồng xóa đói giảm nghèo. Trong khi đó theo họ, lĩnh vực y tế nhu cầu về hoạt
động này chưa cao. Như vậy, nguyên nhân của việc đánh giá nhu cầu ở lĩnh vực
này thấp là do xuất phát từ nhận thức của nhân viên CTXH, họ chưa nhận ra
được tầm quan trọng của mình, cũng như chưa nhận thấy hết trách nhiệm và
công việc của mình trong lĩnh vực này.Chính vì vậy cần CTXH phải phát triển
một cách chuyên nghiệp để giải quyết các vấn đề trong xã hội. Nếu không sẽ
dẫn đến mất cân đối giữa phát triển kinh tế và xã hội. Nhu cầu CTXH trong các

Bộ, ban, ngành cũng như các trung tâm… đòi hỏi phải có một đội ngũ CTXH
chuyên nghiệp.

13


Chương 3: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN CTXH VỀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HIỆN NAY
CTXH là một ngành mới được phát triển ở Việt Nam trong những năm
gần đây. Thực trạng hoạt động CTXH được đánh giá trên nhiều khía cạnh khác
nhau. Trong đề tài này sẽ chỉ đánh giá thực trạng hoạt động nghề CTXH tại Hà
Nội trên một số tiêu chí: hệ thống chính sách, nguồn nhân lực CTXH, thực trạng
mạng lưới CTXH và những hiệu quả bước đầu của hoạt động CTXH.
3.1. Đánh giá của nhân viên CTXH về chính sách CTXH hiện nay
Đề án 32 của Chính phủ được coi là cơ sở pháp lý dể hoạt động CTXH
phát triển, tuy nhiên, theo đánh giá của nhân viên CTXH thì có rất ít chính sách
có liên quan trực tiếp đến CTXH. Họ mong muốn có hệ thống chính sách để có
thể hoạt động hiệu quả và khẳng định vị trí vai trò của mình khi là một nhân
viên CTXH. Trong thực tế tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng hệ thống chính
sách CTXh đã tương đối đầy đủ. Mỗi lĩnh vực đều có chính sác hoạt động riêng:
trong lĩnh vực trẻ em có chính sách xã hội về quyền trẻ em, trong gia đình có
chính sách phòng chống bạo lực, với người cao tuổi có luật dành cho người cao
tuổi… Hệ thống chính sách liên quan đến CTXH đã tương đối đầy đủ nhưng vấn
đề áp dụng những chính sách đó vào thực tế ở nước ta còn gặp nhìu khó khăn,
hạn chế. Việc nhân viên CTXH đánh giá là chưa có hệ thống chính sách liên
quan đến hoạt động CTXH.
“Hỏi: Hiện nay ở nước ta đã có những chính sách nào (biết những chính sách
nào) cho phát triển CTXH? Đánh giá như thế nào về hệ thống hoạt động chính
sách dành cho CTXH?
Trả lời: Mình không tìm hiểu nên chưa nắm được những chính sách này.”

(Biên bản PVS 1, Nữ, 25 tuổi, Bệnh viên điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà Nội)

“Tôi mới biết tới Quyết định của Chính phủ về việc ban hành mã ngành, mã
nghề cho CTXH đó là một trong những động viên tinh thần rất lớn cho những
người làm CTXH.”
(Trích biên bản PVS 2, Nữ Cơ quan công tác: Điều phối viên, nhân viên CTXH Trung tâm
sống Độc Lập, Kim Mã, Hà Nội.)

14


Theo người nghiên cứu điều đó bắt nguồn từ một vài nguyên nhân như:
Nhân viên CTXH phần lớn là những người bán chuyên nghiệp, không được đào
tạo cơ bản về kiến thức, kĩ năng CTXH. Họ hoạt động kiêm nhiệm trong nhiều
lĩnhvực khác nhau.
“Lãnh đạo của trung tâm bao gồm toàn bộ là những người khuyết tật. Những
người hỗ trợ cá nhân chủ yếu là các bạn sinh viên. Họ được học nhiều
chuyên ngành khác nhau, tâm lý, văn học, trường ĐH Sư phạm hà Nội… rất
ít bạn đúng chuyên ngành CTXH.”
(Trích biên bản PVS 2, Nữ Cơ quan công tác: Điều phối viên, nhân viên CTXH Trung tâm
sống Độc Lập, Kim Mã, Hà Nội.)

“Chúng ta đã có những người làm nghề này, như các nhân viên ở trung tâm
bảo trợ xã hội, cán bộ phụ nữ làm công tác dân số trẻ em ở xã phường…, tuy
nhiên cách làm chưa chuyên nghiệp. Họ phần đông là làm trái ngành trái
nghề, làm kiêm nhiệm, mà thiếu các kỹ năng cần thiết”
(Trích biên bản PVS 3, Nam, 40t, Nhân viên CTXH,Bộ Lao động và Thương binh xã hội)

Do vậy nhân viên CTXH còn chưa hiểu đầy đủ vào bao quát được toàn bộ
lĩnh vực hoạt động cả CTXH. Điều này một lần nữa khẳng định nhận thức của

nhân viên CTXH còn hạn chế. Mặc khác, chính sách về CTXH không phải nhân
viên CTXH nào cũng biết đến. Vì vậy, ngoài vấn đề nhận thức của họ, thì truyền
thông cũng có vai trò quan trọng giúp cán bộ xã hội đặc biệt là những nhân viên
CTXH bán chuyên nghiệp hiểu rõ hơn về CTXH cũng như hệ thống chính sách
của CTXH.
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực CTXH
Số lượng và chất lượng CTXH còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực
tế. Chất lượng nguồn nhân lực CTXH còn hạn chế, do nhân viên CTXH chủ yếu
là những người có tâm huyết, nhiệt tình nhưng lại thiếu kĩ năng phương pháp
trong thực hành nghề. Cán bộ xã hội còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu xã
hội và không được đào tạo một cách hệ thống. Họ phần lớn là những người làm
kiêm nhiệm, trái ngành nghề hoặc được chuyển từ một lĩnh vực khác sang. Một
số cán bộ có thâm niêm nghề nghiệp cao nhưng chuyên môn ở các lĩnh vực khác
nhau, thậm chí họ ở những ngành nghề không liên quan đến CTXH hay khoa
15


học xã hội. Nhiều cán bộ có vai trò là kiểm huấn viên nhưng lại không có trình
độ chuyên môn. Họ được học qua một số lớp tập huấn về CTXH.
“Trong cơ quan mình phần lớn là trường ĐH Sư phạm, tuy nhiên có
một số khóa học đào tạo ngắn hạn nhưng chỉ học một cách chung chung hoặc
là dành cho một số người lãnh đạo trong cơ quan tham dự. Ví dụ như những
lớp tập huấn nội dung về trẻ tự kỷ, hoặc học những kỹ năng để phát triển trí
tuệ cho trẻ… Thỉnh thoảng chúng tôi cũng tham gia những lớp tập huân ngắn
hạn, tổ chức cho cán bộ tham gia thực hành những kỹ năng dậy trẻ phục hồi
trí tuệ. Có những khóa tập huân ngắn hạn do các trường Đại học tổ chức hoặc
một số tổ chức xã hội, có một số khóa tập huấn là các chuyên gia nước ngoài,
tập huấn kiêm huấn luyện viên.”
(Biên bản PVS 1, Nữ, 25 tuổi, Bệnh viên điều dưỡng và phục hồi chức năng Hà Nội)


Tuy nhiên sô lượng lớp này còn hạn chế, chỉ một số cán bộ được trực tiếp
tham dự. Nhân viên công tác xã hội họ đều được đánh giá là những người có
lòng yêu nghề nhưng còn thiếu kĩ năng chuyên môn. Tuy nhiên còn một số cán
bộ chưa thực sự cố gắng trong việc tìm hiểu vấn đề tâm lý của đối tượng.
Do vậy để CTXH phát triển một cách chuyên nghiệp trong điều kiện hiện
nay, ngoài việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên CTXH chuyên nghiệp, còn
phải đào tạo đội ngũ nhân viên CTXH nghiệp dư một cách bài bản đề nâng cao
tính chuyên nghiệp của cán bộ CTXH. Nhân viên CTXH được coi như là một
tác nhân thay đổi xã hội. Dù làm việc với cá nhân, gia đình, nhóm hay cộng
đồng. Nhân viên CTXH với mục tiêu là sự thay đổi từ trạng thái xấu đến trạng
thái tốt cho đối tượng hướng đến. Và để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi
nhân viên CTXH phải có kiến thức, kĩ năng, lòng yêu nghề và đạo đức nghề
nghiệp nhất định. CTXH là công việc đặc thù, mang tính xã hội, cộng đồng cao
vì vậy nếu không có chuyên môn thì hoạt động nghề nghiệp không đạt được
hiệu quả cao. Nếu chỉ có chuyên môn mà không có đọa đức nghè nghiệp, không
tuân theo những nguyên tắc giá trị của nghề, chỉ theo đuổi mục đích của nhân thì
sẽ để lại những hậu quả lớn cho xã hội. Bên cạnh đó những nhân viên CTXH
không có kỹ năng, phương pháp làm việc không những ảnh hưởng trực tiếp đến
giải quyết vấn đề mà việc triển khai chính sách, dịch vụ tại cộng đồng sẽ không
hiệu quả. Cùng với đó là việc không đặt ra được những chính sách phù hợp với
nhu cầu của xã hội. Vì vâỵ một cán bộ CTXH chuyên nghiệp phải kết hợp giữa
trình độ chuyên môn, kỹ năng, phương pháp và đạo đức nghề nghiệp. Đây là
một vấn đề thách thức đặt ra đối với nhân viên CTXH chuyên nghiệp ở nước ta
trong gia đoạn hiện nay.
16


3.3. Thực trạng mạng lưới CTXH
Hiện nay chua phát triển mạng lưới CTXH chuyên nghiệp, mạng lưới
CTXH mới chỉ phát triển mô hình các trung tâm CTXH và chủ yếu là trung tâm

tư nhân dựa vào nguồn kinh phí của các tổ chức và chỉ hướng đến một số đối
tượng. Mô hình mạng lưới CTXH mới chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn
với mô hình các trung tâm dịch vụ CTXH, bảo trợ xã hội.
“Mạng lưới CTXH ở Hà Nội với số lượng không phải là ít, nhưng nó được hình
thành thường tự phát, dựa vào đầu tư của các dự án chủ yếu mang tính hỗ trợ”
(Trích biên bản PVS 3, Nam, 40t, Nhân viên CTXH,Bộ Lao động và Thương binh xã hội)

Mạng lưới dịch vụ CTXH chủ yếu tập trung ở các đo thị lớn như Hà Nội,
TP Hồ CHí Minh chiếm 50,9% và một số dô thị nhỏ (theo số liệu điều tra từ đề
tài Nghị định thư cấp Nhà nước số 45/2010/HĐ – NĐT năm 2010). Thực tế
CTXH đã phát triển ngay ở cộng đồng, cơ sở (xã, phường), trường học với các
tổ chức như: Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội phụ nữ… Nhưng những cán
bộ CTXH này hoạt động kiêm nhiệm, dựa trên lòng nhiệt tình, chưa có kiến
thức, kĩ năng về CTXH, chưa qua đào tạo hay chỉ qua lớp tập huấn về CTXH.
Theo nhận định chung của một số chuyên gia về CTXH thì hiện nay, ở
nước ta, Mạng lưới CTXH chuyên nghiệp chưa phát triển. Mạng lưới này mới
chỉ phát triển mô hình các trung tâm CTXH và chủ yếu là các trung tâm tư nhân
dựa vào vốn và sự đầu tư kinh phí của các tổ chức và nó cũng chỉ ảnh hưởng đến
một số đới tượng nhất định. Mạng lưới CTXH bao gồm cả hệ thống dịch vụ và
nhân viên CTXH chuyên nghiệp, cơ sở thực hành chưa phát triển mạnh về chất
lượng và số lượng. CTXH muốn phát triển chuyên nghiệp cần phải có mạng lưới
CTXH chuyên nghiệp. Do đó cần phải phát triển mạng lưới CTXH chuyên
nghiệp, rộng khắp các cấp, các ngành, cũng như địa phương để hoạt động
CTXH đạt được hiệu quả cao trong việc cung cấp dịch vụ xã hội đến từng cá
nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.
3.4. Hiệu quả bước đầu của hoạt động CTXH
CTXH đã chứng minh được sự cần thiết của mình trong việc góp phần
giải quyết các vấn đề con người và xã hội. Những nguyên tắc, giá trị và phương
pháp giải quyết các vấn đề xã hội để đáp ứng nhu cầu xã hội. CTXH có một vai
trò quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện sống, nhu cầu xã hội. CTXH có một

vai trò quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện sống, nhu cầu của các nhóm đối
tượng yếu thế hay nhóm gặp vấn đề khó khăn trong xã hội. CTXH ở nước ta còn
là một ngành khoa học, một nghề còn mới. Đội ngũ nhân viên CTXH không
17


được đào tạo đúng chuyên ngành nhưng họ có kinh nghiệm làm việc từ thực
tiến, có lòng nhiệt tình và đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, CTXH bước đầu cũng
đạt được những hiệu quả nhất định và được thừa nhận vai trò của nó trong thực
tế cùng quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Bảng: Đánh giá của nhân viên CTXH về hiệu quả hoạt động CTXH
trong cơ quan
(Đơn vị: %)

Không
Bình
hiệu
thường
quả

Không
hiệu quả Không
ở lĩnh
biết
vực này

Lĩnh vực hoạt động

Hiệu
quả


1.CTXH với người có ảnh
hưởng HIV

21.1

33.1

2.3

35.4

8.0

2.CTXH với người cao tuổi

11.4

33.1

2.3

45.7

7.4

3.CTXH với xóa đói giảm
nghèo

28.6


26.3

2.9

37.7

4.6

4.CTXH với trẻ em

33.7

32.6

1.7

27.4

4.6

5.CTXH với y tế

5.7

29.7

6.3

50.3


8.0

6.CTXH với vấn đề gia
đình

15.4

28.6

4.6

45.7

5.7

7.CTXH với người khuyết
tật

23.4

32.6

1.1

37.1

5.1

8.CTXH với phát triển cộng

đồng

40.6

28.0

2.9

25.7

2.9

9.CTXH với nhóm đồi
tượng liên quan đến pháp
luật

6.3

22.9

7.4

52.0

11.4

Tuy còn nhiều hạn chế nhưng hoạt động CTXH đã phần nào phát huy
được hiệu quả và chứng minh được vị trí và vai trò của mình trong các lĩnh vực
hoạt động như: xóa đói giảm nghèo, phát triển cộng đồng, CTXH với trẻ em,
18



khuyết tật… CTXH đã phần nào chứng minh được vị trí và vai trò của mình
trong việc giải quyết vấn đề bằng phương pháp, kĩ năng mềm. Xã hội ngày càng
phát triển, nhu cầu về các hoạt động dịch vụ ngày càng lớn. Do vậy, hoạt động
CTXH phải không ngừng hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp để cung ứng
dịch vụ tốt hơn đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, đảm bảo cân bằng,
ổn định cùng sự phát triển kinh tế. Với những kết quả nghiên cứu thực tại ở Hà
Nội, nhu cầu nghề CTXH là rất lớn, đòi hỏi nhu cầu cao. Nhưng qua đánh giá về
thực trạng hoạt động CTXH của cán bộ xã hội thì CTXH còn thiếu chưa đáp ứng
được nhu cầu xã hội. Chất lượng đội ngũ cán bộ còn hạn chế về trình độ chuyên
môn, kỹ năng, phương pháp. Tuy nhiên nhân viên CTXH được khẳng định là
yêu nghề, nhiệt tình với công việc do vậy dù CTXH mới phát triển nhưng cũng
đạt được những hiệu quả bước đầu và khẳng định mình trong các lĩnh vực đời
sống xã hội.
3.5. Một số khuyến nghị và giải pháp phát triển nghề CTXH trong giai
đoạn tới đây
 Nâng cao nhận thức của xã hội về hoạt động CTXH – phát triển
CTXH dựa trên khía cạnh là một khoa học với hệ thống, khái niệm,
phương pháp, lý thuyêt đồng thời gắn liền với hoạt động thực tiễn
(một nghề chuyên môn)
 Đào tạo nguồn nhân lực CTXH chuyên nghiệp: Trình độ chuyên
môn, lòng yêu nghề và khả năng làm việc của người nhân viên
CTXH
 Xây dựng phát triển mạng lưới cơ sở thực hành nghề CTXH
 Hệ thống chính sách tạo điều kiện cho CTXH phát triển

19



KẾT LUẬN
CTXH là một hoạt động chuyên nghiệp, được công nhận là một nghề ở
nước ta. CTXH đã chứng minh được tính cần thiết của mình trong việc góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội. CTXH ngày càng được phát triển một cách chuyên
nghiệp và dần khẳng định được vai trò của mình trong các lĩnh vực hoạt động xã
hội. Nhân viên CTXH ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc tham
gia trợ giúp các nhóm đối tượng trực tiếp hay gián tiếp cũng như thực hiện
nghiên cứu xây dựng chính sách xã hội.
Kết quả nghiên cứ cho thấy CTXH đang này càng phổ biến và dịch vụ
CTXH ngày càng trở nên phổ biến và dịch vụ CTXH trở nên thiết yếu, đáp ứng
cho đời sống xã hội. Để phát triển hoạt đọng CTXH một cách chuyên nghiệp
cần có một số yếu tố như sau: Thay đổi, nân cao nhận thức của toàn xã hội về
CTXH, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng gắn liền với thực hành
hực tế và cần phát triển hệ thống chính sách xã hội hợp lí, gắn liền với nhu cầu
xã hội và nhân viên CTXH.
Trong thời gian tới phát triển CTXH theo hướng chuyên nghiệp , nó vừa
là một môn khoa học đồng thời là một nghề chuyên môn. Nhân viên CTXH là
người kết nối nguồn lực từ các nhóm đối tượng đến dịch vụ CTXH, chứ không
phải là hoạt động mang tính giúp đỡ xã hội. CTXH phát triển theo mô hình nhân
viên CTXH giúp đỡ cá nhân, nhóm đối tượng hay cộng đồng xã họi tự nhận diện
được vấn đề của mình và tự phát triển bằng khả năng của họ. Cần phát triển
mạng lưới CTXH, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhân viên CTXH. Đồng thời
phát triển mô hình mạng lưới dịch vụ CTXH, trung tâm hoạt động CTXH cũng
như đội ngũ cán bộ CTXH hoạt động chuyên nghiệp.

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà (2010), Đổi mới CTXH trong điều kiện

kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới CTXH
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế những vấn đề lý
luận và thực tiễn, tr.6 – 11
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Hà (2011) “Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực
CTXH tại Việt Nam hiện này, tr64-91, Hội thảo quốc tế 20 năm khoa Xã
hội học, thành tựu và thách thức, NXb, ĐHQG Hà Nội.
3. GS.TS Lê Ngọc Hùng (2011) Lịch sử và lý thuyết xã hội học, Nxb ĐHQG
Hà Nội

21



×