Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

TÌNH HÌNH TRANH CHẤPĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

HỒ MINH
05124059
DH05QL
2005 - 2009
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009




TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

HỒ MINH

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2008

Giáo viên hướng dẫn: Ks. Nguyễn Thị Ngọc Ánh
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên ……………………………………………)

Tháng 07 năm 2009


LỜI CẢM ƠN

Ngàn lời cảm ơn đến Ba mẹ người đã sinh thành, dạy dỗ, nuôi
dưỡng và cho con có ngày hôm nay.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy, cô Khoa Quản
Lý Đất Đai và Bất Động Sản, quý thầy, cô Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức kinh
nghiệm bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Ngọc Ánh,
giảng viên Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại học

Nông Lâm TP.HCM, cảm ơn cô đã tận tình giúp đở, hướng dẫn, tạo điều
kiện để em hoàn thành đề tài này. Cô đã cho em những kiến thức, kinh
nghiệm quý báo làm hành trang vững bước vào đời.
Trong suốt thời gian tìm hiểu thực tế để thực hiện đề tài, mặt dù đã
gặp nhiều khó khăn vướng mắc, bất cập nhưng em đã rất may mắn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình, những lời động viên, cổ vũ của các quý lãnh
đạo, các anh chị công tác tại phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tuy
Phong, tỉnh Bình Thuận đã giúp đỡ, cung cấp các tài liệu, số liệu liên quan
đến đề tài.
Chân thành cảm ơn các cán bộ thủ Thư Viện Trường Đại học Nông
Lâm TP.HCM, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài này.
Tập thể lớp Quản Lý Đất Đai khóa 31, cùng các anh chị, bạn bè
ngoài lớp đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực
tập vừa qua.
Đề tài có thể không tránh khỏi những sai sót, rất mong được những
ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn đọc để đề tài được
hoàn thiện hơn.
TP.HCM, tháng 07 năm 2009
Sinh viên

Hồ Minh


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Hồ Minh sinh viên khoá 2005-2009, Khoa Quản lý đất đai
và Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Tình hình tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Tuy Phong – tỉnh Bình Thuận từ năm 2005 đến năm 2008”
Giáo viên hướng dẫn: Ks. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Bộ môn Chính sách pháp
luật, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố

Hồ Chí Minh.
Tuy Phong là một huyện của tỉnh Bình Thuận có tốc độ đô thị hóa nhanh. Việc
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng các khu công nghiệp và nhu cầu đất đai của
người dân làm cho quan hệ đất đai ngày càng trở nên phức tạp, đất đai trên địa bàn
huyện biến động mạnh mẽ, tình hình tranh chấp đất đai diễn ra phổ biến. Tuy nhiên,
công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện còn hạn chế, tình trạng khiếu
kiện vẫn còn tràn lan và vượt cấp. Do đó, vấn đề tranh chấp đất đai cần phải được giải
quyết một cách toàn diện để tạo sự ổn định trong xã hội.
Đề tài được thực hiện để đánh giá và kiến nghị một số giải pháp nhằm từng
bước hoàn thiện việc giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phong. Có
nhiều dạng tranh chấp phức tạp xảy ra trong quá trình sử dụng đất trên địa bàn huyện
qua đó UBND huyện sẽ căn cứ vào các quy định của Luật đất đai giải quyết một cách
triệt để, thấu tình hợp lý đúng theo quy định của Luật đất đai để góp phần vào phát
triển kinh tế, ổn định xã hội của huyện.
Để có thể đạt được những mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài tập trung nghiên
cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất đai, thực trạng
tranh chấp và giải quyết tranh chấp đất đai trong những năm qua (từ năm 2005-2008),
nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai và những vướng mắc, khó khăn, tồn tại trên
địa bàn huyện Tuy Phong. Để thực hiện được những nội dung nghiên cứu trên, đề tài
sử dụng các phương pháp: điều tra, thu thập số liệu, thống kê, phân tích tổng hợp, so
sánh… nhằm để đánh giá thực trạng và kết quả giải quyết tranh chấp cũng như đánh
giá, nhận xét hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện từ đó rút ra các
kinh nghiệm, giải pháp giúp hoàn thiện hơn nữa công tác giải quyết tranh chấp đất đai
trên địa bàn huyện.
Đề tài tập trung vào thu thập, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên – tài
nguyên thiên nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội, tình hình quản lý đất đai có ảnh hưởng
đến công tác giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phong giai đoạn
2005 – 2008. Qua đó thấy đựợc tổng lượng đơn tranh chấp trong giai đoạn này là 445
đơn với nhiều dạng tranh chấp khác nhau: dạng tranh chấp phát sinh nhiều nhất là
tranh chấp đòi lại đất (đất ở, đất nông nghiệp) với tổng số đơn là 134 đơn, kế đến là

tranh chấp đường đi, ranh đất với tổng số đơn là 90 đơn, dạng tranh chấp chiếm tỷ lệ
thấp nhất là tranh chấp đất tập đoàn, đất cũ với số lượng đơn là 19 đơn. Từ những
phân tích đánh giá đó, đề tài đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm từng bước góp
phần hoàn thiện hơn công tác giải quyết tranh chấp đất đai của huyện Tuy Phong.
Với những nhận xét, đánh giá cụ thể, đề tài sẽ khái quát một cách khách quan
tình hình tranh chấp đất đai và công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phong.
Trang i


MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ...........................................................................................................i
MỤC LỤC..........................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC BẢNG...............................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ.............................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
PHẦN I. TỔNG QUAN .............................................................................................3
I.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................3
I.2.Cơ sở khoa học về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai ................3
I.2.1.Một số khái niệm cơ bản .............................................................................3
I.2.2.Các vấn đề về tranh chấp đất đai .................................................................5
I.3.Cơ sở pháp lý ...................................................................................................11
I.4.Khái quát địa bàn nghiên cứu ...........................................................................12
I.4.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tuy Phong ..................................................12
I.4.2. Các nguồn tài nguyên ...............................................................................15
I.4.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội........................................................16
I.4.4. Cơ sở kinh tế kỹ thuật...............................................................................18
I.4.5. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ......................................................20
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................21

II.1. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý nhà nước về đất đai.....................21
II.1.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2008............................................................21
II.1.2. Công tác quản lý nhà nước về đất đai......................................................22
II.2. Tình hình giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phong...........27
II.2.1. Quy trình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Tuy Phong .....................27
II.2.2. Sơ lược tình hình tranh chấp và giải quyết TCĐĐ trước năm 2005..........30
II.3. Thực trạng TCĐĐ trên địa bàn huyện Tuy Phong ..........................................34
II.3.1. Giai đoạn 2005 – 2008 ............................................................................34
II.3.2. Nguyên nhân dẫn đến TCĐĐ trên địa bàn huyện Tuy Phong...................41
Trang ii


II.4. Một số trường hợp TCĐĐ điển hình trên địa bàn huyện Tuy Phong...............43
II.4.1. Thực trạng TCĐĐ trên địa bàn huyện .....................................................43
II.4.2 Ví dụ một số trường hợp TCĐĐ điển hình ...............................................44
II.5. Đánh giá chung về tình hình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Tuy Phong51
II.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai trên
địa bàn huyện Tuy Phong ......................................................................................52
II.6.1. Thuận lợi: ...............................................................................................52
II.6.2. Khó khăn: ...............................................................................................52
II.7. Một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết
TCĐĐ trên địa bàn huyện......................................................................................53
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .....................................................................................55
Kết luận.................................................................................................................55
Kiến nghị...............................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Trang iii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính ............................................14
Bảng 2: Thống kê diện tích theo cấp độ dốc...............................................................14
Bảng 3: Phân bố các loại đất ......................................................................................16
Bảng 4: Diện tích, dân số và phân bố dân cư năm 2008 .............................................17
Bảng 5 : Thống kê về tình hình giáo dục năm 2008....................................................18
Bảng 6: Hiện trạng nuôi trồng và khai thác thủy, hải sản năm 2008 ...........................18
Bảng 7: Số lượng vật nuôi năm 2008 .........................................................................19
Bảng 8 : Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích năm 2008 ..........................................21
Bảng 9: Biến động đất đai theo mục đích sử dụng giai đoạn 2005 – 2008 ..................22
Bảng 10: Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 ...........................................23
Bảng 11: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Tuy Phong năm 2008.............................26
Bảng 12 : Các dạng TCĐĐ trên địa bàn huyện giai đoạn 2000-2004..........................31
Bảng 13 : Tình hình giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện giai đoạn 2000-2004.........33
Bảng 14: Các dạng TCĐĐ phổ biến ở huyện Tuy Phong giai đoạn 2005- 2008 .........34
Bảng 15: Lượng đơn TCĐĐ tại các xã, thị trấn giai đoạn 2005-2008 .........................35
Bảng 16: kết quả giải quyết TCĐĐ tại các xã, thị trấn................................................37
Bảng 17: Lượng đơn TCĐĐ tại UBND huyện giai đoạn 2005-2008 ..........................38
Bảng 18: Kết quả giải quyết TCĐĐ tại UBND huyện giai đoạn 2005-2008 ...............40

Trang iv


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1 : Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích năm 2008 .......................................21
Biểu đồ 2: Lượng đơn TCĐĐ giai đoạn 2000-2004 ...................................................32

Biểu đồ 3: Tình hình giải quyết TCĐĐ giai đoạn 2000-2004 .....................................33
Biểu đồ 4: Các dạng TCĐĐ giai đoạn 2005-2008 ......................................................34

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Vị trí huyện Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận ....................................................13
Sơ đồ 2: Quy trình giải quyết TCĐĐ ở cấp xã, thị trấn theo Luật đất đai 2003...........27
Sơ đồ 3: Quy trình giải quyết TCĐĐ của UBND huyện theo Luật đất đai 2003 .........29

Trang v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
01.UBND
02.HĐND
03.TAND
04.TCĐĐ
05.GCNQSDĐ
06.TDTTN
07.Phòng TN & MT
08.Thứ tự
09.TS
10.ĐVT
11.DT
12.TP.HCM
13.UBBT
14.TW
15.CT
16.NQ
17.NĐ
18.CP

19.UB
20.TTr
21.TTLT

Uỷ Ban Nhân Dân
Hội Đồng Nhân Dân
Toà án nhân dân
Tranh chấp đất đai
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên
Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
TT
Tổng số
Đơn vị tính
Diện tích
Thành Phố Hồ Chí Minh
Uỷ Ban Bình Thuận
Trung Ương
Chỉ thị
Nghị quyết
Nghị định
Chính phủ
Uỷ ban
Tờ trình
Thông tư liên tịch

Trang vi


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH : Hồ Minh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, cùng với sự phát triển kinh tế xã
hội dẫn đến nhu cầu sử dụng đất càng cao. Trong khi đó, diện tích đất đai lại không
thay đổi làm cho đất đai trở thành loại hàng hóa đặt biệt, dẫn đến giá đất ngày càng
tăng cao, làm nảy sinh nhiều vấn đề đối với công tác quản lý và sử dụng đất trong đó
có vấn đề tranh chấp đất đai. Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề thời sự, có những diễn
biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, sử dụng đất nói riêng và những bất ổn
nhất định đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung.
Tuy Phong là một huyện của tỉnh Bình Thuận đang trên đà phát triển kinh tế
cùng sự phát triển chung của cả nước. Cũng như các địa phương khác, tình hình tranh
chấp đất đai ở huyện diễn ra ngày càng mạnh mẽ và phức tạp. Vì thế, việc giải quyết
tranh chấp đất đai là rất cần thiết của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên vấn đề này
còn nhiều vướng mắc, chưa có sự thống nhất của các cơ quan hành chính, chưa được
triển khai triệt để và hiệu quả chưa cao từ Trung Ương đến địa phương. Trong những
năm gần đây do ảnh hưởng của việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đã
tạo nên “những cơn sốt đất” trên địa bàn huyện Tuy Phong, thêm vào đó là công tác
cấp giấy chứng nhận QSĐĐ trên địa bàn huyện còn chậm, việc giao đất, thu hồi đất
được thực hiện chưa tốt, dẫn đến hiện nay Huyện còn tồn đọng những vụ việc tranh
chấp kéo dài, diễn biến phức tạp. Công tác xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền
chưa kịp thời nên một số khu đất đang tranh chấp bị thay đổi hiện trạng. Về trình độ
dân trí của huyện gần đây cũng được nâng lên nhưng vẫn còn hạn chế, thêm vào đó là
công tác tuyên truyền pháp luật còn chưa sâu, chưa rộng và ý thức của người dân về
tìm hiểu pháp luật chưa cao đại đa số là đến khi phát sinh tranh chấp mới bắt đầu tìm
hiểu…Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải quyết tranh chấp đất đai của
huyện. Từ những lý do trên, dẫn đến số vụ việc tranh chấp đất đai liên quan đến quản
lý, sử dụng đất trên địa bàn huyện phát sinh nhiều. Trong đó có những vụ việc tranh
chấp phức tạp, khó xử lý, tồn đọng và kéo dài.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, vấn đề giải quyết tốt tranh chấp đất đai nhằm
đảm bảo lợi ích hợp pháp, quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của người dân trên lĩnh
vực đất đai. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tình hình tranh chấp đất đai và
giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận từ
năm 2005 đến năm 2008”

Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

Mục tiêu
Tìm hiểu tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn nghiên cứu để thấy được
những khó khăn cùng với những mặt được và hạn chế trong công tác hòa giải ở cấp
xã, thị trấn và công tác giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp huyện.
Đưa ra hướng đề xuất để thực hiện tốt công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại
địa bàn nghiên cứu và phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Yêu cầu
Nắm và hiểu rõ các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước, các nguyên
tắc, trình tự và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Thu thập các hồ sơ tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phong với số liệu
nghiên cứu phải chính xác, khách quan và cụ thể.
Đưa ra nhận định, dựa trên tình hình thực tế của địa phương kiến nghị hướng giải
quyết cho phù hợp và hiệu quả.
Đối tượng nghiên cứu
Những quy định hiện hành về công tác giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm
quyền giải quyết của cấp huyện.
Những vụ việc tranh chấp đất đai đã và đang xảy ra trên địa bàn huyện Tuy

Phong.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu các dạng tranh chấp đất đai trên địa bàn thuộc thẩm
quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân huyện Tuy Phong từ năm 2005 đến năm 2008.
Ý nghĩa của việc thực hiện đề tài
Đề tài đánh giá tình hình tranh chấp đất đai trên địa bàn huyện đồng thời cũng
nêu ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai. Từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp
đất đai giúp cho công tác quản lý Nhà nư

Trang 2



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

 Khái niệm khiếu nại
Theo Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998 và luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Khiếu nại, Tố cáo ngày 01/06/2004.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục
do luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định hành chính,
hành vi hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định
hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
 Khái niệm thanh tra đất đai
Thanh tra đất đai là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm
rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với cơ quan Nhà nước nhằm
khắc phục những nhược điểm, thiếu sót, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với đất đai.

 Khái niệm quyết định hành chính
Theo khoản 10 Điều 2 của luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
Tố cáo: Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính
Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp
dụng một lần hoặc một số đối tượng cụ thể, về một vấn đề cụ thể trong hoạt động
quản lý hành chính.
 Khái niệm hành vi hành chính
Theo khoản 11 Điều 2 của luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại,
Tố cáo:
Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo
quy định của pháp luật.
 Khái niệm người sử dụng đất
Người sử dụng đất là người được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất hoặc công
nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Người sử dụng đất có thể là hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ
sở tôn giáo.
 Khái niệm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 4, Luật đất đai 2003 thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất là giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng
đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất”.

Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

I.2.2.Các vấn đề về tranh chấp đất đai

1.Các dạng tranh chấp đất đai thường gặp
 Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất
Dạng tranh chấp này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phát sinh này thường
do lúc chuyển đổi đất đai hai bên không làm hợp đồng viết hoặc hợp đồng viết nhưng
đơn giản vì thế sau một thời gian một bên cảm thấy thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp,
mặc dù vào thời điểm chuyển đổi hai bên cùng có lợi.
Về nguyên tắc nếu hai bên đã hoàn thành, nghĩa là giao nhận đất, quyền sử dụng
đất và hợp đồng đó không trái pháp luật, đúng thủ tục quy định, thì việc tranh chấp đòi
lại đất không có căn cứ.
 Tranh chấp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Tranh chấp này thường phát sinh sau thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết nhưng
bên có nghĩa vụ đã không thực hiện đúng cam kết, hoặc do thời điểm thế chấp việc
định giá không chính xác gây thiệt thòi cho một phía nên khó thương lượng giữa hai
bên dẫn đến tranh chấp.
 Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Tranh chấp này thường xảy ra do:
+ Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người thừa kế
theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc không theo
quy định của pháp luật thừa kế nên tranh giành nhau.
+ Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc nhưng di chúc đó trái pháp
luật.
 Tranh chấp do lấn đất, chiếm đất
Loại tranh chấp này xảy ra là do một hoặc cả hai bên đã chiếm dụng đất của
nhau. Có trường hợp trước đây khi thi hành chính sách cải tạo nông nghiệp của Nhà
nước đã giao cho người khác, nay tự động chiếm lại đất canh tác và dẫn đến tranh
chấp. Đây là loại hình tranh chấp phổ biến nhất.
 Tranh chấp về cản trở thực hiện quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này tuy ít phức tạp. Nhưng thông thường do một bên ở sâu hoặc
xa mặt tiền (đường hoặc kênh rạch) và một bên do có thành kiến hoặc xích mích cá
nhân đã cản trở bên kia thực hiện quyền sử dụng đất (chẳng hạn như không cho đi nhờ

qua, không cho bơm nước qua để đến được đất người kia …) từ đó dẫn đến tranh
chấp.
 Tranh chấp về việc làm thiệt hại đến sử dụng đất
Loại tranh chấp này thường xảy ra do một bên có hành vi trái pháp luật dẫn đến
hủy hoại đất bên kia làm cho không thể sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả
như làm đổ dầu, làm sạt lở đất, lấp mương thoát nước….
 Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Loại tranh chấp này thường xảy ra do các bên tranh chấp có nhận thức khác nhau
về quyền sử dụng đất, bên nào cũng cho mình mới có quyền sử dụng đất và đều đưa ra
những tài liệu, bằng chứng để chứng minh việc sử dụng đất hợp pháp của mình (ví dụ
như: cả hai bên đều đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).

Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

 Tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Tài sản gắn liền với đất (bất động sản) bao gồm: nhà ở, vật kiến trúc khác và cây
lâu năm.
Thông thường khi tranh chấp các loại tài sản này (dưới các hình thức như: tranh
chấp sở hữu thừa kế, mua bán …tài sản) bao giờ cũng gắn liền với việc yêu cầu công
nhận quyền sử dụng đất mặc dù nội dung chính là tranh chấp tài sản.
 Tranh chấp trong vụ án ly hôn
Tranh chấp mà thường xảy ra trong trường hợp ly hôn mà vợ chồng là thành viên
trong hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất.
Đặc trưng của tranh chấp này chỉ gắn liền với vụ án ly hôn có tranh chấp về phân
chia tài sản là quyền sử dụng đất.

 Tranh chấp đòi tiền mua bán đất
Tranh chấp này ít xảy ra, tuy nhiên vẫn được Tòa án giải quyết như đối với việc
tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (buộc thực hiện nghĩa vụ trả
tiền).
Ngoài ra những dạng tranh chấp nói trên còn có tranh chấp về quyền sử dụng đất
có liên quan đến địa giới hành chính, tranh chấp này thường phát sinh thường là do
việc phân vạch địa giới không rõ ràng, việc định mốc giới không chuẩn xác, không ổn
định (sông bên lở, bên bồi…), tài liệu để phân vạch địa giới bị thất lạc….
2.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:
Có nhiều văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
trong thời gian qua, nhưng chủ yếu việc giải quyết tranh chấp là theo Luật Đất đai
1993 và đến năm 1998 là Luật Khiếu nại – Tố cáo và hiện nay là theo Luật Đất đai
2003. Có thể chia trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo 2 giai đoạn.
 Trước Luật Đất đai 2003
Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp đất đai trong nhân dân.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ
Quốc Việt Nam, Hội Nông dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức
xã hội khác, tổ chức kinh tế ở cơ sở và công dân hoà giải các tranh chấp đất đai.
Theo Điều 38 Luật Đất đai năm 1993, UBND giải quyết tranh chấp đất đai đối
với đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, TAND giải quyết tranh chấp đất
đai đối với đất đã có GCNQSDĐ hoặc tranh chấp về tài sản gắn liền với đất. Khi
không đồng ý quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND có thẩm quyền,
đương sự có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên, quyết định của cơ quan
hành chính cấp trên là quyết định giải quyết cuối cùng.
Đến năm 1998, Luật Khiếu nại, Tố cáo ra đời thì các tỉnh thành đều vận dụng
Luật Khiếu nại, Tố cáo để giải quyết tranh chấp đất đai. Theo Luật Khiếu nại, Tố cáo
khi không đồng ý với quyết định hành chính thì đương sự phải khiếu nại lại quyết
định hành chính tại cơ quan ra quyết định hành chính đó. Như vậy là có sự khác nhau
về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Điều 38 Luật Đất đai năm 1993 và
Luật Khiếu Nại, Tố Cáo năm 1998.


Trang 6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai
Khi có tranh chấp xảy ra đương sự sẽ nộp đơn tại UBND xã, thị trấn, cán bộ Tư
pháp xã, thị trấn sẽ thụ lý hồ sơ và tiến hành điều tra xác minh nguồn gốc và quá trình
sử dụng đất giữa các bên có sự kết hợp của Thanh tra nhân dân và các tổ chức đoàn
thể, đồng thời mời các bên lên để tiến hành hòa giải.
Sau khi hòa giải, cán bộ Tư pháp giải quyết lập biên bản hòa giải, nếu hòa giải
thành thì UBND xã, thị trấn ra quyết định hòa giải thành. Nếu hòa giải không thành
thì UBND xã, thị trấn ra quyết định không thành đồng thời hướng dẫn đương sự nộp
hồ sơ lên UBND huyện để được xem xét giải quyết.
Trước đây, khi chưa có quy trình “một cửa” thì sau khi hòa giải tại UBND xã,
thị trấn, người dân sẽ nộp đơn trực tiếp tại phòng Địa chính nhưng từ khi thực hiện
quy trình này thì người dân sẽ nộp đơn tại Văn phòng tiếp dân. Phòng sẽ tiến hành
xem xét hồ sơ, điều tra xác minh lại vụ việc. Nếu trong quá trình làm việc các bên đạt
được sự thỏa thuận thì phòng sẽ lập tờ trình, báo cáo UBND huyện ra quyết định công
nhận hòa giải thành.
Ngược lại thì Phòng sẽ căn cứ vào nguồn gốc và quá trình sử dụng như các quy
định của pháp luật để lập tờ trình cho UBND về đề xuất hướng giải quyết và Ủy ban
sẽ căn cứ vào tờ trình này để ra quyết định giải quyết tranh chấp.
Nếu đương sự đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp của UBND huyện thì
sẽ thực hiện theo nội dung của quyết định, nếu không đồng ý thì đương sự có quyền
một là khởi kiện lên TAND hai là gửi đơn đến UBND huyện sẽ tiến hành xem xét lại
toàn bộ sự việc sau đó cũng lập tờ trình đề nghị hướng giải quyết. UBND sẽ dựa vào

kết quả xác minh của Thanh tra để ra quyết định giải quyết khiếu nại.
Nếu đương sự vẫn không tiếp tục đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của
UBND huyện thì sẽ tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên UBND tỉnh, UBND tỉnh sẽ giao cho
Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành xác minh lại sự việc rồi lập tờ trình đề xuất
hướng giải quyết cho UBND tỉnh ra quyết định giải quyết, và theo quy định của Luật
Khiếu nại tố cáo năm 1998 thì đây là quyết định giải quyết cuối cùng và phải được
thực hiện ngay.
 Sau Luật Đất đai năm 2003
UBND cấp xã: Có trách nhiệm phối hợp với Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Hội
Nông Dân, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác, các tổ
chức kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải tranh chấp đất đai.
Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:
● Sơ lược về công tác hòa giải tranh chấp đất đai:
Khi tranh chấp đất đai xảy ra, các bên tranh chấp phải tự chủ động gặp gỡ để hòa
giải. Đây là hình thức giải quyết tranh chấp đất đai không có sự xuất hiện của người
trung gian thứ ba mà chỉ với sự tham gia của các bên tranh chấp. Việc tự hòa giải
tranh chấp đất đai luôn được Nhà nước khuyến khích thực hiện để củng cố truyền
thống đoàn kết, tương thân tương ái, xây dựng nếp sống văn hóa ở các khu dân cư,
đồng thời đảm bảo cho các hình thức giải quyết tranh chấp đất đai khác phát huy được
hiệu quả, cũng như giảm tải gánh nặng cho các cơ quan hành chính và tòa án.

Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

● Hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở:
Các bên tranh chấp đất đai nếu không tự thỏa thuận được thì thông qua hòa giải ở

cơ sở để giải quyết tranh chấp đất đất đai. Hòa giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ,
thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết, giữ gìn
đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố phát huy những tình cảm đạo lý, truyền thống
tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật,
bảo đảm trật tự xã hội. Việc hòa giải ở cơ sở do Tổ hòa giải thực hiện tại thôn, xóm,
bản, ấp, tổ dân phố hoặc các cụm dân cư khác.
● Hòa giải tranh chấp đất đai đối với UBND cấp xã
Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành: tranh chấp đất đai mà các bên tranh
chấp không hòa giải được (sau khi đã tự hòa giải tại cơ sở) thì gửi đơn tranh chấp đến
UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa
giải tranh chấp đất đai.
Ngoài ra, khi thụ lý đơn tranh chấp đất đai, UBND cấp xã cần phải nguyên cứu
tới các căn cứ pháp lý sau:
- Chủ trương của Nhà nước là không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem
xét, giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà Nhà nước đã giao cho người khác sử
dụng theo chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 (quy định tại khoản
2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2003 và được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai
năm 2003).
- Nhà nước không công nhận quyền sử dụng đất, không cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và thu hồi toàn bộ diện tích đất do lấn chiếm và đất được giao,
được cho thuê không đúng thẩm quyền kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau.
Quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 184/2007/NĐ-CP ngày ngày 25 tháng 5 năm
2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Đối với các trường hợp nêu trên, UBND cấp xã mời đối tượng tranh chấp đến
giải thích chính sách pháp luật để họ hiểu, đồng thời UBND cấp xã ban hành thông
báo không thụ lý đơn gửi đến đối tượng tranh chấp và các cơ quan chức năng có liên

quan.
UBND cấp huyện: Giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp đương sự
không có giấy chứng nhận QSDĐ và không có một trong các loại giấy tờ quy định tại
các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật đất đai như sau:
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã,
phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau
đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng
đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm
1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền
Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền
với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở
trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác
nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp
luật;
e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định
tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc
chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày
Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất
không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải
nộp tiền sử dụng đất.
5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án
nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh
chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của
pháp luật.
- Hồ sơ tranh chấp bao gồm:
+ Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
+ Các giấy tờ, bằng chứng về quyền sử dụng đất.
Sau khi nhận được hồ sơ tranh chấp đất đai, phòng TN&MT tiến hành tổ chức
thẩm tra, xác minh theo các bước sau:
+ Làm việc với các đương sự để làm rõ nội dung tranh chấp và yêu cầu bổ sung
hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung tranh chấp. Tổ chức đối thoại khi cần thiết;
+ Làm việc với UBND cấp xã nơi có đất đang tranh chấp tìm hiểu về nguồn
gốc, quá trình sử dụng đất, thu thập chứng cứ và hồ sơ địa chính của thửa đất;
+ Làm việc với các tổ chức, nhân chứng có liên quan để thu thập tài liệu, chứng
cứ có liên quan đến nội dung tranh chấp. Trường hợp cần thiết thì mở hội nghị tư vấn
để giải quyết;
+ Làm việc với UBND cấp xã để thống nhất kết quả thẩm tra, xác minh;
+ Viết báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh và dự kiến giải quyết vụ việc, trình
UBND cấp huyện quyết định giải quyết vụ việc.
Thời gian giải quyết tranh chấp đối với trường hợp UBND cấp huyện có thẩm
quyền giải quyết lần đầu là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn của bên tranh
chấp.

Trong quá trình thẩm tra, xác minh giải quyết vụ việc cán bộ phòng TN&MT
vẫn tiếp tục vận động đương sự hòa giải và rút đơn tranh chấp.

Trang 9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

3. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai
Thực hiện công tác giải quyết tranh chấp đất đai cần tuân thủ các nguyên tắc cơ
bản sau:
- Giải quyết tranh chấp đất đai phải đảm bảo nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu quản lý”. Kiên quyết bảo vệ những thành
quả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa chữa đúng pháp luật những trường hợp đã
xử lý sai hoặc không đúng.
- Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã giao cho người khác sử dụng
trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật đất đai của nhà nước Việt Nam Dân
Chủ Cộng Hòa, Chính Phủ Cách Mạng Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 181 về thi hành Luật Đất đai năm 2003 quy định nhà
nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc
đòi lại đất của nhà nước đã giao cho nười khác sử dụng theo các chính sách ruộng đất
trước ngày 15/10/1993 trong các trường hợp sau:
 Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền
Bắc.
 Chính sách xóa bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc
lột thực dân, phong kiến ở miền Nam.
 Đất đã hiến tặng cho Nhà nước, cho hợp tác xã và các tổ chức khác, cho hộ

gia đình cá nhân.
 Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của điều lệ hợp tác xã
nông nghiệp bậc cao.
 Đất thổ cư đã được nhà nước giao cho người khác để làm đất ở; đất ở và đất
vườn đã được giao hợp tác xã để đi khai hoang; ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho
người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất.
 Đất đã chia cho người khác khi hưởng ứng cuộc vận động san sẻ bớt một phần
ruộng đất để chia cho những người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau
ngày giải phóng.
- Nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ công
khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội
bộ nhân dân để tìm ra giải pháp không gò ép mệnh lệnh. Đề cao vai trò của tổ chức
đoàn thể để hòa giải các vụ tranh chấp có hiệu quả.
- Đảm bảo người làm nông nghiệp có đất sản xuất, mọi người đều có nơi ở, gắn
việc giải quyết các vấn đề ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí cơ cấu sản xuất
hàng hóa theo hướng thâm canh tăng vụ, kinh doanh tổng hợp, mở mang ngành nghề,
phân bố lại lao động, dân cư phù hợp với đặc điểm quy hoạch từng địa phương.
- Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và
từng bước cải thiện đời sống nhân dân.
- Kết hợp hài hòa giữa căn cứ pháp luật với thực tiễn, giữa chính sách đất đai với
chính sách xã hội khác.
- Mọi cá nhân, tổ chức sử dụng đất đai bình đẳng trước pháp luật.

Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh


- Nhà nước khuyến khích hòa giải tranh chấp đất đai trong nhân dân bằng con
đường tự hòa giải và thương lượng trong nội bộ nhân dân với sự tham gia của các
đoàn thể và các tổ chức xã hội.
4.Cơ sở thực tiễn
- Thực trạng tranh chấp đất đai diễn ra từng năm (từ năm 2005 đến năm 2008)
trên địa bàn huyện.
- Kết quả giải quyết TCĐĐ trên địa bàn huyện Tuy Phong qua từng năm (từ năm
2005 đến năm 2008).
- Kết quả báo cáo của phòng TN&MT (hoặc báo cáo của UBND) huyện Tuy
Phong – tỉnh Bình Thuận từ năm 2005 đến năm 2008.
I.3.Cơ sở pháp lý
─ Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992;
─ Luật đất đai năm 1993 và sử đổi bổ sung năm 2001;
─ Luật đất đai năm 2003, ngày 26 tháng 11 năm 2003 (Có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 01 tháng 07 năm 2004);
─ Luật khiếu nại- tố cáo 1998, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khiếu
nại- tố cáo năm 2004 và 2005.
─ Nghị định của chính phủ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành
Luật Đất đai năm 2003.
─ Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung
về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải
quyết khiếu nại về đất đai.
─ Thông tư liên tịch: số 02/1997/TTLT ngày 28/07/1997 của Tòa án Nhân dân
tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm
quyền của Tòa án Nhân dân trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất
theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993.
─ Thông tư liên tịch: số 01/2002/TTLT ngày 03/01/2002 của Tòa án Nhân dân
tối cao, Viện kiểm soát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thẩm
quyền của Tòa án Nhân dân trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử

dụng đất .
─ Quyết định số 18/2007/QĐ-UBND ngày 17/4/2007 của UBND tỉnh Bình
Thuận ban hành quy định về quy trình giải quyết tranh chấp; khiếu nại, tố cáo về đất
đai và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Thuận.

Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

I.4.Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.4.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tuy Phong
1 Vị trí địa lý
Tuy Phong là một huyện nằm ớ phía Bắc tỉnh Bình Thuận, huyện lỵ đặt tại thị
trấn Liên Hương cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên
79.385,54 ha (chiếm 10,13% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Dân số năm 2008 là
140.646 người.
Tọa độ địa lý của Huyện nằm trong khoảng:
Từ
1080 30’
đến 1080 52’ 30” Kinh độ Đông.
Và từ 110 17’ 30” đến 110 37’ 30”
Vĩ độ Bắc.
Phía Bắc giáp
: Huyện Ninh Phước - tỉnh Ninh Thuận.
Phía Nam giáp
: Biển Đông.
Phía Đông giáp

: Biển Đông.
Phía Tây giáp
: Tỉnh Lâm Đồng và huyện Bắc Bình.
Vị trí nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn như TP Hồ Chí Minh (300 km), Nha
Trang (165 km), Đà Lạt (250 km)…và nằm ở vòng ngoài của các vùng Kinh tế trọng
điểm Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ nên việc giao lưu văn hóa, kinh tế bị hạn chế và
chưa tạo được sự hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển Kinh tế - Xã hội của
địa phương. Việc tiếp nhận và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản
xuất và đời sống cũng bị chậm trễ. Tuy vậy trong những năm đầu của thế kỷ 21 cùng
với sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực khi dự án khôi phục quốc lộ 1A được hoàn thành,
tuyến đường sắt Thống nhất được nâng cấp thì việc giao lưu của Huyện với các vùng
kinh tế trọng điểm trong khu vực và cả nước được thuận lợi hơn. Với chiều dài 50 km
bờ biển cùng với đảo Cù Lao Câu, Tuy Phong giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống
phòng thủ biển Đông của đất nước.

Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

Sơ đồ 1: Vị trí huyện Tuy Phong - tỉnh Bình Thuận

Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh


Theo ranh giới hành chính, huyện Tuy Phong được tổ chức thành 12 xã, thị trấn
như sau:
Bảng 1: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính
(ĐVT: ha)

STT

Đơn vị hành chính

Diện tích ( ha)

Tỷ lệ (%) so với
TDTTN

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TT Liên Hương
TT Phan Rí Cửa
Xã Bình Thạnh
Xã Chí Công

Xã Hòa Phú
Xã Hòa Minh
Xã Phan Dũng
Xã Phong Phú
Xã Phú Lạc
Xã Vĩnh Tân

1012,05
274,49
2668,20
2502,50
1166,00
1640,00
35320,40
11867,70
8260,20
5908,00

1,27
0,35
3,36
3,15
1,47
2,07
44,49
14,95
10,41
7,44

11

12

Xã Vĩnh Hảo
Xã Phước Thể
Tổng cộng

7757,00
1009,00
79.385,54

9,77
1,27
100

( Nguồn: phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tuy Phong, 2008)
2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Là một huyện ven biển cực Nam Trung Bộ (đông Đông Nam Bộ) có địa hình phức
tạp, phần lớn lãnh thổ là đồi núi xen lẫn đồng bằng nhỏ hẹp và các cồn cát ven biển.
Nhìn chung Huyện có 4 dạng địa hình chủ yếu sau: dạng địa hình núi trung bình và núi
cao, dạng địa hình đồi núi thấp, dạng địa hình đồng bằng nhỏ hẹp, dạng địa hình cồn
cát.
Bảng 2: Thống kê diện tích theo cấp độ dốc
(ĐVT: ha)
Ký hiệu
Cấp độ dốc (0)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
0
<3
25.822,51

32,60
I
0
0
3 -8
9.598,40
12,09
II
0
0
8 - 12
3.979,56
5,01
III
0
0
12 - 20
14.772,89
18,61
IV
0
0
20 - 25
13.985,79
17,62
V
0
> 25
11.225,39
14,14

VI
TỔNG
79.384,54
100
(Nguồn: phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tuy Phong, 2008)

Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh

3. Khí hậu thời tiết
Tuy Phong nằm trong vùng khô hạn nhất nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa
được chia thành 2 mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 6 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhưng trên thực tế
mùa mưa chỉ tập trung vào 3 tháng đó là tháng 8, 9, 10, vì vậy mùa khô ở đây thường
kéo dài.
- Nhiệt độ: nhiệt độ bình quân cả năm là 26,90C. Nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 34,10C (Tháng 7) và tháng thấp nhất là 19,60C (Tháng 1).
- Nắng: tổng số giờ nắng trung bình trong năm của Huyện là 2.919 giờ, mỗi
ngày có từ 7 - 8 giờ với cường độ ánh sáng rất mạnh.
- Gió: hàng năm có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 5
năm sau, gió mùa Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 11, vận tốc trung bình là 3,5 m/s.
- Lượng mưa: lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng từ 600 700 mm, tập trung chủ yếu từ tháng 8 đến tháng 10, số ngày mưa trung bình trong
năm là 40 - 50 ngày.
- Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.280 mm cao nhất là
tháng 4 và thấp nhất là tháng 9.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí trung bình trong năm là 78%, thấp nhất là

tháng 1 (71%) và cao nhất là tháng 10 (86%).
4. Thủy văn
Do địa hình và hướng núi nên hầu hết các sông suối của Tuy Phong có hướng chảy
Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển Đông. Đặc điểm nổi bật của sông suối Tuy Phong là
ngắn và dốc. Các sông chính của Tuy Phong là: Sông Lòng Sông và sông Đá Bạc.
I.4.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất:
Do những đặc điểm về địa hình, khí hậu và thủy văn đã tạo nên sự đa dạng về
chủng loại đất, tài nguyên đất của huyện được phân thành 09 nhóm (theo bảng 3).
2. Tài nguyên nước
Nguồn nước chủ yếu của Huyện là hệ thống sông, suối và các ao, hồ, đập dâng,
… tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm và khu vực phía Bắc, nơi có sông Lòng
Sông và sông Đá Bạc.
3. Tài nguyên rừng
Theo số liệu thống kê đất đai ngày 01/01/2007 toàn Huyện có 51.528,02 ha đất
lâm nghiệp, đất có rừng tự nhiên chiếm 66,50% tổng diện tích đất lâm nghiệp của toàn
Huyện. Trong đó đất có rừng sản xuất là 7.168,25 ha, rừng phòng hộ 27.143,96 ha.
Diện tích rừng trồng chủ yếu là keo lá tràm, phi lao, bạch đàn…

Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH : Hồ Minh
Bảng 3: Phân bố các loại đất
(ĐVT: ha)

Số TT


Tên đất Việt Nam

Diện tích ( ha)

Tỷ lệ (%)

Nhóm đất cát
9.023,38
11,34
Nhóm đất mặn
424,36
0,53
Nhóm đất mặn kiềm
160,25
0,20
Nhóm đất phù sa
4.729,15
5,95
Nhóm đất xám
3.693,64
4,64
Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn
9.430,67
11,86
Nhóm đất đỏ
44.493,43
55,94
Nhóm đất mới biến đổi
204,32
0,26

Nhóm đất sói mòn trơ sỏi đá
1.226,73
1,54
Tổng diện tích tự nhiên
79.385,54
100
(Nguồn: phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Tuy Phong, 2008)

1
2
3
4
5
6
7
8
9

.4. Tài nguyên biển
Tuy Phong có bờ biển dài 50 km, có Cù Lao Câu cách bờ biển phía Bắc Huyện
khoảng 7 - 8 km. Biển Tuy Phong có nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng, trữ lượng
lớn, đây là một trong những ngư trường lớn của Tỉnh và của cả nước dọc theo bờ biển
có nhiều đồi cát và eo uốn khúc theo bờ tạo nên nhiều bãi và vịnh nhỏ: bãi Đá Chẹt
(Vĩnh Tân), bãi Đầm (Phước Thể), bãi Trọ (Bình Thạnh); vịnh nhỏ như vịnh Bình
Thạnh, Chí Công…
I.4.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
1.Dân số
Theo kết quả điều tra năm 2008, dân số toàn huyện là 140.646 người, tốc độ
tăng dân số tự nhiên là 1,06%, mật độ dân số là 177 người/km2, cao hơn mật độ dân số
của 5 huyện trong tỉnh là: Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Hàm

Thuận Bắc.
2. Lao động
Theo số liệu thống kê năm 2008, số người trong độ tuổi lao động của huyện là
73.698 lao động chiếm 52,4% tổng dân số của huyện. Trong đó lao động trong các
ngành kinh tế xã hội là 55.995 người chiếm 75,8% tổng số lao động, lao động công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là 9.106 người chiếm 16,3% tổng số lao
động, lao động các ngành dịch vụ là 15.641 người chiếm 28,0% tổng số lao động, lao
động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp là 31.116 người chiếm 55,7%.

Trang 16


×