Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

NGUYEN TAC TO CHUC VA QUY DINH MANG CAP QUANG FTTx (final)1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.54 KB, 10 trang )

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC MẠNG CÁP QUANG FTTx
I- MẠNG TRUY NHẬP QUANG FTTx VÀ CÁC THÀNH PHẦN
1- Khái niệm :
Mạng truy nhập quang (FTTx) bao gồm cáp sợi quang kết nối từ node mạng đến thiết bị đặt
tại nhà thuê bao hoặc đến các thiết bị truy nhập cung cấp dịch vụ. Trong đó FTTH (Fiber To The
Home) là mạng truy nhập quang triển khai chủ yếu hiện nay để kết nối sợi quang từ node mạng
cung cấp dịch vụ đến thiết bị đặt tại nhà thuê bao.
Mạng quang FTTH của VNPT Đắk Lắk hiện sử dụng 2 công nghệ : AON và GPON.
- Công nghệ AON-Active Optical Network: Được gọi là mạng quang tích cực hay mạng quang
chủ động. Công nghệ AON sử dụng L2Sw hoặc các DSLAM/MxU có tích hợp thuê bao quang để
cung cấp dịch vụ. Mô hình tổ chức mạng AON như sau.
L2Sw

ODF

AP

MX
Cáp quang

Dây TB quang

Cáp quang

Hình 1: Mô hình tổ chức mạng AON

Mạng AON dễ triển khai, chi phí đầu tư ban đầu thấp, phù hợp với các địa bàn thuê bao phân
tán. Nhược điểm là nhu cầu sử dụng sợi quang lớn khi số thuê bao FTTx tăng, số sợi quang tập
trung về ODF sẽ lớn, khi đó chi phí đầu tư, bảo dưỡng tăng cao.
- Công nghệ GPON-Gigabit Passive Optic Network: Được gọi là mạng thụ động. Công nghệ
GPON sử dụng các thiết bị chia ghép thụ động (Spliter) để cung cấp dịch vụ. Với GPON, mỗi sợi


quang có thể cung cấp được nhiều thuê bao FTTH (tuỳ thuộc vào bộ chia Spliter), Do đó GPON
cho phép giảm dung lượng sợi quang phải triển khai trên mạng, chi phí vận hành, khai thác, bảo
dưỡng thấp. Mạng GPON phù hợp triển khai trên địa bàn có mật độ tập trung thuê bao cao (Tp,
TX, TT). Nhược điểm là chi phí đầu tư ban đầu (cho các thiết bị) lớn. Mô hình tổ chức mạng
GPON như sau:
OLT

ODF

APs

MX
Cáp quang

ONT
Dây TB quang

Cáp quang

Hình 2: Mô hình tổ chức mạng GPON

2- Các thành phần chính của mạng quang FTTH :
Thiết bị
Đầu cuối

ODF/FDF
DP

Cáp chính


AP

MX

Cáp quang phối

Dây thuê bao

CO

Nhà TBao

Hình 3: Cấu trúc tổng quát mạng quang FTTx
Trang: 1


- CO : Node mạng trung tâm.
- ODF/FDF : Là giá phối quang và là điểm tập kết đấu nối các sợi cáp quang ngoài mạng vào.
- DP : Tủ phối sợi cáp quang đi các hướng. Trên CSS ký hiệu là QT
- Cáp quang : bao gồm cáp chính và cáp phối.
- MX : măng xông hàn nối sợi quang. Trên CSS ký hiệu là QM
- AP(access point): Hộp phối quang hoặc điểm truy nhập quang.
- Dây thuê bao quang : là phần kết nối từ hộp AP kết cuối đến nhà thuê bao.
II- NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC MẠNG CÁP QUANG FTTx
1- Nguyên tắc tổ chức mạng quang:
Mạng quang FTTx được tổ chức theo 3 dạng chính là dạng hình sao, dạng hình cây và dạng
Ring, trong đó phổ biến hiện nay là dạng hình cây và dạng hình sao. Dạng Ring chi phí cao nên
hiện tại chưa được áp dụng nhiều.
Khi thiết kế, tổ chức mạng quang FTTx phải xác định rõ công nghệ sử dụng
(AON hay

GPON), mật độ khách hàng, quy mô và bán kính phục vụ (vùng phục vụ), vv...
1.1- Tổ chức mạng theo dạng hình sao :
- Mô hình tổ chức mạng dạng hình sao như hình vẽ dưới đây.
- Mạng dạng sao được áp dụng triển khai cho các cụm dân cư khu vực nông thôn.
- Bán kính phục vụ :bán kính phục vụ không quá 6km (đối với GPON) và 5km (đối với
AON)
và đặc biệt phải lưu ý bài toán đảm bảoAPhiệu quả.
AP

AP

AP

CO

Hình 4: Cáp
phối dạng
1.2- Tổ chức mạng theo dạng hình câyhình
: sao

- Mô hình tổ chức mạng dạng hình cây như hình vẽ dưới đây.
- Mạng dạng hình cây được áp dụng cho các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn nơi mà các khu
dân cư đã quy hoạch hoặc căn hộ xây dựng hoàn chỉnh.Mô hình dạng cây dễ quản lý, lắp đặt nhưng
khó khăn điều chỉnh nhu cầu tăng đột biến.
- Bán kính phục vụ :(Bán kính phục vụ phải đặc biệt lưu ý bài toán đảm bảo hiệu quả)
+ Đối với GPON : bán kính phục vụ không quá 4km (đối với KV Tp) và 6km (đối với KV
TX, Thị trấn).

Trang: 2



+ Đối với AON : bán kính phục vụ không quá 3km (đối với KV Tp) và 5km (đối với KV
TX, Thị trấn).
AP

ODF

Cáp chính
Cáp phối

AP

AP

AP

Hình 5: Cáp phối dạng cây

Đối với mô hình dạng hình cây, khi phát triển mở rộng đặc biệt là khu vực thành phố, thị xã cần
lưu ý quy hoạch để kết hợp thành dạng Ring nhằm đảm bảo TTLL cho khách hàng khi bảo dưỡng,
sửa chữa mạng cáp hay sự cố đứt cáp. Mô hình kết hợp thành dạng ring như sau :
AP

ODF

Cáp chính
Cáp phối

AP


AP

Sợi quang QH
kết nối Ring

AP
AP

AP

AP

Hình 6: Mô hình kết hợp thành dạng ring (áp dụng cho GPON)

2- Nguyên tắc phối quang:
Mạng cáp quang thuê bao FTTx được triển khai từ các Node mạng (CM, BTS) đến nhà khách
hàng.
Đấu nối không quá 2 cấp phối cáp (theo hình vẽ 8), tuyến cáp từ node mạng trung tâm (CO)
đến nhà khách hàng không đi qua quá 2 tủ phối cáp hoặc măng xông rẽ nhánh trung gian để thuận
lợi cho công tác quản lý; nghiêm cấm việc phá luật tại các tủ phối, măng xông rẽ nhánh; giảm suy
hao hàn nối. Hạn chế sử dụng nhiều tủ phối cáp trên tuyến.
AP
ODF

Tbao

QM

AP
Cáp gốc


Phối cấp 1

Hình 7: Mạng cáp quang phối 1 cấp
Trang: 3

Tbao


Tbao

ODF

SP
QM

AP

QT

Tbao

AP

Cáp gốc

AP

AP


Phối cấp 2

Phối cấp 1

Hình 8: Mạng cáp quang phối 2 cấp
AP

ODF
QT

AP

QT

AP AP
AP

QT

Sai quy định

Cáp gốc

Phối cấp 1

Phối cấp 2

Phối cấp 3

3- Nguyên tắc tổ chức ODF: Hình 9: Mạng phối cáp quang 3 cấp

 :Không
được quy
phối hoạch
cáp 3 cấp
tạibiệt
VNPT
Đăk Lăk
-ODF cho mạng FTTx
phải được
riêng
(không
chung) với ODF của mạng trục
nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến mạng trục trong quá trình khai thác, bảo dưỡng, mở rộng.
- Đối với những ĐCM có phòng MDF riêng, ODF phải lắp đặt tại phòng MDF.Vị trí lắp đặt
cần tính toán để đảm bảo có thể mở rộng, thuận tiện tổ chức cáp vào/ra và khai thác. Những điểm
không có phòng riêng, bố trí ODF sao cho thuận tiện tổ chức cáp vào/ra và khai thác.
- Tại các ĐCM Indoor dung lượng lớn (TT huyện hoặc tương đương trở lên): ODF trang bị
cho mạng FTTx phải là dạng tủ 19” hoặc dạng frame để đảm bảo phát triển mở rộng. Dung lượng
phụ kiện (adapter, dây nối, Block hoặc modul) trang bị vừa đủ theo nhu cầu sử dụnghiện tại.
- Những ĐCM/BTS lần đầu trang bị ODF cho mạng FTTx phải trang bị ODF đảm bảo :
không gian, panel gắn adaptor, khay hàn đến 96FO. Phần phụ kiện (adapter, dây nối) trang bị vừa
đủ theo nhu cầu sử dụng hiện tại.
- Không trang bị ODF dạng treo tường cho mạng FTTx.
- ODF đầu tư, mua mới phải sử dụng chuẩn đầu Connector SC/UPC hoặc SC/APC.
- Khi cải tạo, bảo dưỡng hoặc đầu tư mở rộng, những điểm có nhiều ODF nhỏ phải đề xuất
thay thế ODF dung lượng lớn hơn để đảm bảo phát triển, gọn hóa, nâng cao chất lượng.
- Tại các ĐCM Outdoor hoặc BTS phòng chật : dùng tủ phối quang ngoài trời hoặc AP
loại
dung lượng lớn để thay thế ODF và sử dụng nhảy dạng bó để đấu nối từ L2Sw ra tủ phối
quang.

-Các ODF phải được đấu đất, dây đấu
tiếp4 đất là dây đồng, lõi cứng, đường kính lõi ≥14
Trang:
2
mm .


- Trong phòng ODF phải có sơ đồ vị trí, đấu nối các sợi quang trên ODF. Sơ đồ phối các sợi
cáp gốc nhập trạm. Vị trí treo sơ đồ phải thuận tiện để vừa quan sát và tác nghiệp.
- Các sợi cáp gốc vào ODF phải có thẻ bài hoặc dán nhãn. Quy định, quy cách thẻ bài, dán
nhãn xem tại mục III.9
4- Nguyên tắc tổ chức dây nhảy, dây nối:
-Dây nhảy và dây nối phải được đấu nối gọn gàng, có cầu cáp hoặc máng dẫn riêng biệt. Đảm
bảo bán kính uống cong của sợi quang (R>50mm).
-Chiều dài dây nhảy, dây nối phù hợp. Độ dư của dây nhảy vừa phải (<1m).Ưu tiên dùng dây
nhảy dạng bó thay thế các dây nhảy rời. Trường hợp dùng dây nhảy rời, yêu cầu đường kính dây ≤
2,5mm.
- Trường hợp tủ ODF đặt ngoài trời, dây nhảy từ L2Sw/OLT ra tủ phải có máng hoặc ống
nhựa bảo vệ.
-Dán nhãn quản lý các sợi dây nhảy, dây nối tại các đầu Connector. Quy định, quy cách dán
nhãn xem thêm tại mục III.9.
5-Tủ phối quang (ký hiệu DP hoặc QT):
Tủ phối quang được sử dụng tại những vị trí cần phải phối quang (linh hoạt) đi nhiều hướng.
Tại DP, các sợi cáp đến và cáp đi được hàn vào dây nối và gắn lên panel Adapter. Sử dụng dây
nhảy để đấu nối linh hoạt giữa cáp đến và cáp đi.
Phương pháp này cơ động và mềm dẻo. Nhưng phức tạp trong công tác quản lý lý lịch; tốn
nhiều thời gian khi phát triển dịch vụ; Tốn kém vật tư là dây nhảy tại tủ. Do đó không sử dụng quá
2 DP trên 1 tuyến cáp.
6- Hộp AP có bộ chia quang Splitter - APs:
- APs được quy hoạch lắp đặt tại các vị trí hợp lý, tập trung khách hàng để cung cấp dịch

vụ.
- Bộ chia quang- Splitter, ngoài việc lắp trong các AP, có thể được lắp đặt trong các
DP,
Măng xông (loại cho phép) hoặc ODF.
- Quy đinh bộ chia quang (Splitter) ghép không quá 2 cấp (xem hình dưới đây). Việc ghép
splitter 2 cấp phải tính toán, đảm bảo tối đa không quá 64 cổng quang cung cấp tới khách hàng trên
1 cổng GPON.
- Việc lắp đặt bộ Splitter phải tính tới suy hao. Suy hao tối đa trong mạng quang thụ
động
cấp 2
GPON không quá 28dB (tính từ OLT đếnSplitter
ONU/ONT)

Splitter cấp 1

OLT

Splitter cấp 2

Hình 10 : Cấu trúc ghép Splitter 2 cấp

Trang: 5


7- Nguyên tắc tổ chức dây thuê bao đến nhà khách hàng:
- Dây thuê bao quang là loại dây có 2 sợi quang được tổ chức từ hộp AP kết cuối đến nhà
khách hàng. Tùy theo khoảng cách cột treo dây và cự ly để sử dụng loại dây có ống đệm lỏng hoặc
dây dẹt.
- Cách thức đi dây thuê bao ngoài trời và trong nhà thực hiện theo quyết định 620/ QĐVNPT-ĐL-MDV, ngày 31/12/2013. Khoảng cách dây thuê bao từ hộp AP đến nhà khách hàng
thực hiện theo văn bản số 1032/ VNPT-ĐL-KHKD, ngày 23/10/2014.

7.1 Quy định đấu nối dây thuê bao tại hộp AP:
- Trong hộp AP, các sợi quang, dây nối quang phải được bố trí để an toàn khi thao tác và đấu nối
mở rộng dung lượng. Dây nối quang khi đấu lên panel Adapter phải đi từ phía bản lề của panel
Adapter. Chiều dài của đoạn dây quang vào trong hộp ≤ 50cm và được gài vào trong các khe luồn dây.
- Không hàn nối dây thuê bao quang với dây nối tại khay hàn mà dùng fast connecter để đấu nối
trực tiếp dây thuê bao quang vào Adapter. Đối với dây thuê bao có ống đệm lỏng phải dùng bộ fanout
để chuyển đổi qua dây mềm trước khi sử dụng đầu nối fast connecter.
- Trường hợp thiếu vật tư fast connecter và bộ fanout thì sử dụng dây nối quang để tổ chức
đấu nối tại hộp AP bằng cách hàn trực tiếp dây thuê bao với dây nối quang sau đó bảo vệ trực tiếp
mối hàn bằng giây gia cường và ống co nhiệt, không đưa mối hàn vào khay hàn. (Sử dụng máy hàn
và ống co nhiệt công nghiệp)
- Dây thuê bao phải đi vào thanh luồn dây tại cột. Độ võng của dây tính từ đáy hộp tới điểm
uốn không quá 20cm. Dây gia cường của thuê bao phải được cố định trước khi vào hộp AP và được
đấu nối vào điểm tiếp đất bên ngoài hộp.
- Không dự trữ dây thuê bao trên tuyến và tại hộp AP.

7.2 Quy định đấu nối dây thuê bao tại nhà khách hàng:
- Dây đi vào nhà phải đi vào lỗ khoan hoặc lỗ có sẵn, không được luồn qua khe cửa.
Dây đi
trong nhà phải được cố định bằng nẹp hoặc ống.
- Không sử dụng ODF, dây nối quang, dây nhảy quang mà dùng fast connecter để đấu nối
trực tiếp vào dây thuê bao vào thiết bị. Tùy theo thiết bị đầu cuối mà dùng đầu SC/UPC hoặc
LC/UPC
- Có thể dùng dây nối quang hàn trực tiếp dây thuê bao, sau đó bảo vệ trực tiếp mối hàn bằng
giây gia cường và ống co nhiệt. Không dùng ODF, dây nhảy quang. (Sử dụng máy hàn và ống co
nhiệt công nghiệp)
III- MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC :
1- Kéo cáp trong cống bể:
-Cáp quang kéo trong cống bể phải có khả năng chống ẩm, ăn mòn, chống côn trùng và động
vật gặm nhấm.

-Cáp kéo trong cống phải tuân thủ theo thứ tự tuyến ống. Không được nhảy ống cáp, trừ
trường hợp tắc ống. Không dùng ống nhựa Ø34mm để bảo vệ cáp kéo trong cống (dùng cáp vỏ bọc
kim loại).
- Quy định cách thức dự trữ cáp trong bể cáp:
 Vị trí dự trữ tại bể cáp quy định tại mục III.5. Hạn chế dự trữ cáp tại bể cáp 2
đan.
 Cáp dự trữ phải được quấn tròn, bó gọn, đường kính lớn nhất của cuộn cáp là
1m.
 Cuộn cáp đặt đứng tại 2 bên thành của bể cáp (song song với tuyến cáp).
 Chiều dài cáp dự trữ tại bể cáp
trong
Trang:
6 khoảng từ 20 đến 50m.
2- Kéo cáp treo trên cột:


-Khi kéo treo trên cột phải đảm bảo độ cao an toàn cho các phương tiện lưu thông. Đáp ứng
yêu cầu quy định tại TCN 68-254-2006. Có các phụ kiện để cố định cáp vào cột.
-Cáp treo trên cột theo thứ tự từ trên xuống dưới. Các sợi cáp đi cùng trên tuyến không được
đan xen thứ tự treo cáp trên cột.
-Mỗi sợi cáp sử dụng một kẹp cáp riêng. Sợi cáp nằm rãnh dưới của kẹp cáp. Kẹp cáp là loại
2 rãnh 3 lỗ, lắp cố định cáp tại cột.
-Chỉ được dự trữ cáp treo tại măng xông hoặc điểm kết cuối.Cáp dự trữ phải có giá treo
(không quấn cáp quanh cột). Chiều dài đoạn cáp dự trữ trong khoảng từ 20 đến 50m.
- Các sợi cáp treo được đánh nhãn, treo thẻ để quản lý (xem quy cách tại phần III.9).
3- Lắp đặt các phần tử mạng:
3.1- Măng xông:QM
-Dùng loạimăng xông cơ khí, tháo lắp nhiều lần, đảm bảo kín khí, kín nước. Thi công hàn nối,
lắp đặt theo đúng hướng dẫn kèm theo.
- Măng xông chỉ được lắp đặt tại bể cáp hoặc tại cột (không lắp giữa khoảng).

-Măng xông tại bể cáp phải tránh tình trạng bị gãy gập cổ cáp, tránh ngập nước (có thể
gác lên
các ke đỡ cáp tại bể).
-Không phát triển trực tiếp thuê bao vào măng xông.
- Cáp vào/ra măng xông phải được treo thẻ, dán nhãn (xem quy cách tại phần III.9). Mã
măng
xông trên CSS được ghi (hoặc dán) trên bề mặt măng xông để dễ nhận biết .
3.2- Tủ phối quang: DP hoặc QT
-Tủ phối quang (DP) phải được lắp đặt cố định trên bệ xây gạch, khung sắt, gắn trên
thanh đỡ
sát vách tường hoặc sát vách Outdoor.
-Phía dưới tủ phối quang phải có đường ống để kéo cáp quang vào/ra.
- Vị trí lắp đặt sao cho thuận tiện việc mở cửa, đứng tác thao tác và đưa các khay hàn nối ra
ngoài để hàn.
- Cáp quang vào/ra tủ phải được treo thẻ, dán nhãn đầu cáp. Dây nhảy phải được dán nhãn
gần đầu connector (quy cách xem phần III.9), phần dây thừa phải được quấn vào Rulo.
-Sơ đồ, lý lịch đấu nối tại tủ phải được dán phía trong cánh tủ và cập nhật khi có thay đổi. Mã
tủ trên CSS được ghi trên mặt tủ để nhận biết và quản lý.
3.3- Hộp phối quang:
- Hộp phối quang (AP, APs) được lắp đặt cố định lên cột hoặc trên tường đảm bảo chắc chắn.
Vị trí lắp đảm bảo chiều cao an toàn theo quy định là >2m và mỹ quan đô thị.
-Khi lắp đặt trên cột phải chú ý đến bề mặt bố trí đinh trèo và thuận tiện quan sát.
- Các thành phần kim loại của sợi cáp phải được đấu tiếp đấtvào cọc tiếp đất. Hộp AP
phải
được đóng kín và khóa cẩn thận sau khi tác nghiệp.
-Cáp quang vào/ra hộp AP phải được treo thẻ. Dây thuê bao phải được dán nhãn (xem quy
cách phần III.9). Mã của hộp AP trên CSS phải được ghi (hoặc dán) trên bề mặt của AP để tiện
quan sát.
4- Hàn nối, đấu nối dây nhảy, dây nối:
Trang: 7

- Mối hàn phải đảm bảo suy hao ≤0,1dB và phải được bảo vệ bằng ống co nhiệt.


- Các sợi quang hàn nối tuân thủ thứ tự theo đúng quy hoạch đã phân bổ. Phân bổ hàn nối các
sợi cáp quang theo nhóm12FO. Khay hàn sắp xếp đúng với thứ tự hàn nối của cáp đến và cáp đi.
Dán nhãn lý lịch đấu nối giữa các sợi cáp trong khay hàn, cập nhật lý lịch khi có thay đổi.
- Dây nối trong ODF, DP, AP sử dụng loại đầu SC/UPC, đường kính 0,9mm và chiều dài phù
hợp theo từng yêu cầu.
-Dây nhảy quang sử dụng trong tủ DP phải tuân thủ như sau:
 Đầu connector phù hợp với Adapter của tủ; không được đấu nối 2 dây nhảy với
nhau.
 Chiều dài phù hợp, không để dư quá nhiều (≤1m).
 Dây dư thừa phải được quấn vào rulô.
 Dãn nhãn tại các đầu dây nhảy để quản lý.
5- Bể cáp, cống cáp:
- Bể cáp, cống cáp phải được kiểm tra, vệ sinh định kỳ để tránh bị bùn đất, ngập nước làm tắc
cống cáp, bể cáp. Quy định 1 năm thực hiện 1 lần, thực hiện sau mùa mưa.
- Quy định vị trí dự trữ cáp trong bể cáp như sau:
+ Vị trí cáp nhập trạm. Trạm lớn có nhiều cáp phải phân bổ 2 bể cáp dự trữ.
+ Vị trí cáp vượt đường.
+ Tuyến bể dài, khoảng cách 300m/1 vị trí dự trữ.
6- Cột treo cáp:
- Tuyến cột phải đảm bảo thẳng, ít góc, an toàn và thuận tiện cho việc kéo cáp.
- Sử dụng các gia cố bằng Block, dây co, cột chống đảm bảo chắc chắn mới được treo
cáp.
- Những vị trí cột đầu tuyến hoặc vị trí chuyển tiếp cáp cống lên cáp treo, tùy theo địa hình có
thể sử dụng cột chống, dây co để gia cố chắc chắn trước khi kéo cáp.
- Cột treo cáp phải được chôn sâu đúng quy định (cột 7m, chôn sâu 1,6m). Những vị trí địa
hình thấp phải sử dụng sắt nối hoặc cột cao hơn để đưa cáp lên cao.
7- Tiếp đất, bảo vệ:

- Tại các hộp AP, tủ DP phải có điểm tiếp đất để đấu đất cho cáp và dây thuê bao. Duy trì liên
tục các thành phần kim loại của cáp dọc trên tuyến.
- Cọc tiếp đất dùng loại thép tròn đặc mạ đồng bên ngoài, kích thước Ø18mm dài 1,5m.
Dây
đất nối từ cọc lên hộp, sử dụng loại dây sắt đặc Ø6mm (VB 212/VNPT-ĐL-MDV).
- Cáp từ bể cáp lên cột phải đi trong ống nhựa hoặc sắt để bảo vệ. Chiều cao của ống ≥1,5m
so với mặt đất. Ống bảo vệ được cố định chắc chắn vào thân cột.
8- Quản lý, khai thác và cập nhật dữ liệu :
- Dữ liệu các đối tượng mạng ngoại vi, lý lịch thuê bao được cập nhật quản lý trên CSS để sử
dụng. Khi có sự thay đổi lý lịch đấu nối các sợi cáp quang hoặc sau khi kéo mới, thu hồi phải cập
nhật lên CSS, thời hạn cập nhật không quá 2ngày sau khi thay đổi.
- Các tuyến cáp quang, đối tượng quang được đánh mã theo quy định. Tên của các đối
tượng
quang trên CSS được dán lên các hộp AP, DP, măng xông, sợi cáp để phân biệt, tìm kiếm.
- Dữ liệu cáp quang bắt buộc phải quản lý, cật nhật CSS bao gồm:
+ Tên các đối tượng cáp quang (gọi là KV: ODF, măng xông, tủ DP, hộp AP), thông
tin về dung lượng, địa chỉ lắp đặt, hình
thức8lắp đặt,...
Trang:
+ Tên các sợi cáp quang, dung lượng, chiều dài, hình thức lắp đặt, ….


+ Cập nhật các đôi cáp, sợi cáp bị hư hỏng.
+ Cập nhật tọa độ các đối tượng quang, cáp quang trên bản đồ số.
+ Chỉnh đường đi của các sợi quang đúng với thực tế hiện trường.
9-Quy cách Nhãn, tên các đối tượng quang, vị trí dán để quản lý:
9.1-Quy định đặt tên đối tượng quang, cáp quang:
a. Mã đối tượng: (Măng xông, Tủ quang, bộ chia quang, hộp phối quang)
+ Cách thức đánh mã:[Ký hiệu ] + [mã đài] + / + [số thứ tự của đối
tượng]-+ [tên

{Kýtuyến]
hiệu }: Là QT, QM, SP, AP
- {Mã đài} : Là mã của ODF tại ĐCM. Một điểm chuyển mạch nhiều module ODF
nhưng quy ước chung là 1 ODF và có một mã duy nhất.
- {Số thứ tự của đối tượng} : Là số thứ tự của măng xông, tủ, hộp, bộ chia. Được
đánh số theo thứ tự từ gốc đến ngọn. Số thứ tự trên một tuyến không trùng nhau.
- {Tuyến cáp} : Là tên của tuyến cáp, như A1, B2, C8 …Cáp quang truyền dẫn
đường trục đặt tên là TD; Quang truyền dẫn đến các trạm BTS tên là TS
Lưu
 Tên của các tuyến cáp được đặt đảm bảo ngắn gọn, càng ít ký tự càng tốt. Không được lấy
ý:
tên riêng đặt cho tuyến cáp.
 Thông thường, tên tuyến cáp bao gồm 2 ký tự, trong đó có 1 chữ và 1 số.
b. Mã cáp quang:
+ Cách thức đánh mã:Q + [mã đài] + / + [đối tượng đầu] + - + [đối tượng cuối]
- Đối tượng đầu là đối tượng đầu tiên sợi cáp đấu nối.
- Đối tượng cuối là đối tượng cuối cùng sợi cáp đấu nối của một sợi cáp.
+ Ví dụ: Q402/1A1-2A1
Lưu ý:
 Muốn khai báo một sợi cáp, phải khai báo các đối tượng đầu và cuối của một sợi cáp.
 Muốn bỏ một sợi cáp phải bỏ dữ liệu đấu nối các đôi cáp của sợi cáp đó.
9.2- Đánh mã, dán nhãn, quản lý ODF:
ODF của thuê bao FTTH được đặt mã theo mã của Điểm chuyển mạch (ĐCM) trên CSS.
Có thể một ĐCM có nhiều module ODF để đấu nối các sợi cáp quang nhưng quy ước chung
là 1 ODF. Mỗi ĐCM có một mã ODF để quản lý.
Tại các ĐCM lớn (ví dụ Host BMT) có nhiều Tổ KT phụ trách mới chia ODF làm nhiều
ODF
nhỏ theo các tổ KT để cập nhật, điều hành, xử lý.
9.3- Đánh mã, dán nhãn các sợi dây nhảy quang:
Màu nền nhãn của các dây nhảy, dây nối quang được quy định để phân biệt cáp quang FTTx

(Fiber VNN; NodeB; Metronet; MegaWan Fiber) và cáp đường trục. Màu nền của nhãn quy định
như sau:
 Thuê
bao FTTx:
hoặchoặc
nền xanh
dương,
 Thiết
bị, cáp đường trục:Nền trắng
Nền vàng
Nền đỏ,
chữ chữ
màumàu
đen.đen.
Nhãn được dán lên dây nhảy có dạng cờ. Phần chứa thông tin ở phần cờ của nhãn, chữ nằm
ngang theo cờ.Vị trí dán nhãn: Dán trên phần dây cáp quang, gần đầu Adapter (2 đầu). Vị trí dán
cách đầu cuối của Adapter là từ 5 đến 10cm.
Cách thức, thông tin trên nhãn:
 Dòng 1: {Ký hiệu} + : + {Thông tin 1} + - + {Thông tin 2}
 Dòng 2: Ghi chú (Viết tắt, nghi ngắn gọn thông tin)
Ký hiệu và thông tin trên nhãn quy định như sau:
Trang: 9


TT

Dịch vụ

1


Fiber VNN

Ký hiệu Thông tin 1
F

2

NodeB

B

3

Metronet,
MegaWanFiber

M

Các thiết bị truyền
4
dẫn, DSLAM…

T

Thông tin 2

Ghi chú

Ví dụ


Địa chỉ lắt đặt F: abc123.dlk
53 NCTrinh
hoặc tên KH

Account
VNP:
Vinaphone
VMS:
Mobiphone
Tên Khách
hàng

Tên BTS cuối

Tên điểm
Tên điểm đầu
cuối
(viết tắt theo
(viết
tắt theo
QĐ)
QĐ)

Địa chỉ lăp
đặt
Tên thiết bị
truyền dẫn

Đơn vị quản
lý, dán nhãn

Trung tâm VT

B: VNP
Tan Loi2

Trung tâm VT

M: B hiem
57 NTThanh

Trung tâm VT

T:HKN-KRA
Metro 1000

Trung tâm
ĐHTT

9.4- Đánh mã, dán nhãn các sợi cáp quang:
Mã của các sợi cáp quang được đánh theo quy định đặt tên trên CSS.Mã của sợi cáp quang
ngoài mạng lưới được đánh đồng bộ với mã sợi cáp trên chương trình CSS.
Nhãn hoặc thẻ bài của sợi cáp quang cũng được quy định màu để phân biệt cáp quang FTTx
và cáp đường trục:
 Cáp đường trục:
Nền vàng hoặc Nền đỏ, chữ màu đen.
 Cáp FTTx:
Nền trắng hoặc Nền xanh dương, chữ màu đen.
Vị trí dán mã lên sợi cáp ngoài mạng lưới:
 Cổ cáp tại ODF, tủ phối quang, măng xông, AP (vị trí d ễquan sát và nhận biết)
 Tại tất cả các bể cáp (mỗi sợi cáp một nhãn)

 Cáp treo tại cột, không dán liên tục tại các cột mà dán theo từng đoạn. Tuyến cáp thẳng thì
khoảng cách giữa 2 thẻ là 200m. Dán tại các vị trí rẽ hướng tuyến.
9.5- Quy cách, chất liệu nhãn và thẻ bài:
a. Sử dụng trong nhà, trong tủ phối quang, trong hộp AP:
Nhãn các dây nhảy, dây nối quang, cáp quang được làm bằng giấy in có keo dính mặt sau để
in, cắt theo kích cỡ và dán.
Kích thước nhãn dây nhảy, dây nối: 40x18mm. Ghi thông tin đúng theo cách thức. Chữ nằm
ngang theo dạng cờ, size chữ 6pt.
Kích thước nhãn cáp quang:
 Dạng cờ, kích thước: 100x40mm. Chữ nằm ngang theo dạng cờ, size 14pt.

 Dạng dán vòng tròn quanh sợi cáp: 50x24. Chữ nằm ngang, size 14pt. In nhiều dòng thông
tin giống nhau.
 Dạng dán dọc theo sợi cáp: 50x24mm. Chữ nằm dọc, size 14pt.

b. Sử dụng ngoài trời (outdoor):
Nhãn và thẻ bài phải có độ bền về thời gian sử dụng, không phai màu thông tin trên nhãn.
Nhãn và thẻ bài trong bể cáp phải thuận tiện khi thu hồi, kéo mới. Không ảnh hưởng đến cống
bể và các sợi cáp hiện trạng trong ống.
Nhãn bằng giấy sử dụng loại máy in và giấy in chuyên dụng (siêu dính). Kích
thước
50x18mm. Chữ nằm dọc, size 9-12pt. Dán dọc theo sợi cáp
Đánh mã các hộp AP, tủ phối quang, măng xông quang. có thể dùng các cách sau: Cắt decan
theo mẫu để dán lên bề mặt đối tượng quang. Dùng sơn phun hoặc dùng bút xóa viết nhãn.

Trang: 10




×