Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS CẬP NHẬP CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BÌNH THẮNG HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS CẬP NHẬP CHỈNH LÝ
BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ BÌNH THẮNG HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
: :
:
:

LÂM THANH SANG
05124090
DH05QL
2005 – 2009
Quản Lý Đất Đai

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009 -



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI


LÂM THANH SANG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS CẬP NHẬP CHỈNH LÝ
BIẾN ĐỘNG HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ BÌNH THẮNG HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: KS. Phan Văn Tự
Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Ký tên: …………………………………………

- Tháng 7 năm 2009 -


Lời cảm tạ!
Là một người con, con xin cảm ơn bố mẹ đã dành cho con tất cả những gì tốt đẹp
nhất của cuộc sống, sinh con ra và nuôi con lớn khôn. Con xin hứa sẽ học tập tốt, và
thành đạt để đền đáp lại công ơn của hai người.
Là một sinh viên, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Thầy Phan Văn Tự cùng các Thầy Cô Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản
đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức chuyên môn; những kinh nghiệm
quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập, thực tập và
hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Cùng tất cả những anh chị ở phòng TMNMT huyện Dĩ An đã tạo điều cho em có
môi trường thực tập tốt trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tập thể lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 31 cùng với những người có liên quan đã
giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và thực tập vừa qua.
Vì thời gian làm đề tài và kiến thức có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót.
Rất mong được những đón góp quý báu của quý thầy cô, cùng bạn đọc để luận văn
được hoàn thiện hơn.
Tp. HCM, ngày

tháng 07 năm 2009
Sinh viên

Lâm Thanh Sang


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lâm Thanh Sang, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Vilis cập nhập chỉnh lý biến động hồ sơ địa
chính trên địa bàn xã Bình Thắng, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương”
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Phan Văn Tự, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động
sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo: Đề tài được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 08
năm 2009 tại UBND Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai,
phản ánh kịp thời hiện trạng sử dụng đất ngoài thực địa, giúp nhà nước nắm rõ thông
tin về quỹ đất. Đó là công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, không chỉ thế
giới mà ở Việt Nam việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước
về đất đai trở nên phổ biến. Bên cạnh đó là sự không đồng bộ trong việc sử dụng các

phần mềm, dẫn đến cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính được quản lý không theo một
khuôn dạng nào. Cho nên, viêc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước về
đất đai chưa được đồng bộ giữa các cấp gây rất nhiều trở ngại cho các nhà quản lý đặc
biệt là công việc chỉnh lý biến động nằm ở khu vực có nhiều biến động như xã Bình
Thắng
Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài giải quyết các nội dung cơ bản sau:
 Thu thập, phân tích, đánh giá bản đồ hiện có
o Thu thập bản đồ địa chính trong vùng nghiên cứu để phục vụ công tác
cập nhật chỉnh lý biến động.
o Phân tích, đánh giá, kiểm tra bản đồ thu thập được.
o Công tác đánh giá, kiểm tra bản đồ thực hiện theo quy định về độ chính
xác dữ liệu
o Gốc của chuẩn bản đồ số địa chính.
 Nội dung, thẩm quyền, trình tự trong công tác cập nhật chính lý biến động đất đai
trên bản đồ địa chính.
 Đánh giá phân loại các trường hợp biến động trên địa bàn
 Xây dựng quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động CSDL bản đồ địa chính bằng
phần mềm Vilis
 Nghiên cứu, ứng dụng các chức năng của phần mềm Vilis trong công tác cập
nhật, chỉnh lý biến động CSDL bản đồ địa chính
 So sánh hiệu quả giữa việc cập nhật chỉnh lý biến động bằng tin phần mềm Vilis
so với việc thực hiện bằng thủ công tại địa phương và so sánh với các phần mềm khác


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
PHẦN I: TỔNG QUAN......................................................................................2
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................2
I.1.1 Cơ sở khoa học .............................................................................................2

I.1.2 Cơ sở pháp lý................................................................................................9
I.1.3 Cơ sở thực tiễn .............................................................................................9
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.........................................................11
I.2.1 Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên .....................................................11
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội ............................................................12
I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP
VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN............................................................................12
I.3.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................12
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................12
I.3.3 Quy trình thực hiện.......................................................................................13
PHẦN II:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................14
II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG
CSDL HSĐC BẰNG PHẦN MỀM ViLIS. ................................................ .......14
II.1.1 Dữ liệu không gian ......................................................................................14
II.1.2 Dữ liệu thuộc tính........................................................................................14
II.1.3 Đánh giá chung ...........................................................................................14
II.2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH............................................15
II.2.1 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ..................................................................15
II.2.2 Nhập dữ liệu vào phần mềm ViLIS .............................................................20
II.2.2.1 Chuyển dữ liệu không gian .......................................................................20
II.2.2.2 Sữ dụng phần mềm Famis chuẩn hoá dữ liệu hồ sơ địa chính ...................20
II.2.2.3 Thiết lập cơ sở dữ liệu cho huyện Dĩ An...................................................21
II.2.2.4 Chuyển dữ liệu thuộc tính.........................................................................22
II.2.3 Kiểm tra dữ liệu ..........................................................................................23
II.2.3.1 Kiểm tra chuẩn hoá dữ liệu.......................................................................23
II.2.3.2 Kiểm tra dữ liệu bản đồ và hồ sơ ..............................................................24
II.2.3.3 Kiểm tra chồng xếp bản đồ thửa ...............................................................24
II.2.4 Kê khai đăng ký ..........................................................................................25
II.2.4.1 Đăng ký cho một chủ sử dụng đã có trong CSDL .....................................28



II.2.4.2 Đăng ký cho một chủ sử dụng mới, một
thửa đất được đăng ký lần đầu .............................................................................30
II.2.5 Xây dựng hệ thống sổ bộ .............................................................................32
II.2.5.1 Sổ địa chính..............................................................................................32
II.2.5. 2 Sổ mục kê................................................................................................33
II.2.5. 3 Sổ cấp giấy chứng nhận ...........................................................................34
II.2.5. 4 Sổ theo dõi biến động ..............................................................................35
II.3 QUẢN LÝ CSDL HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH ......................................................36
II.3.1 Quản lý biến động .......................................................................................36
II.3.2 Xử lý biến động ..........................................................................................45
II.3.3 Tra cứu thông tin .........................................................................................52
II.4 AN TOÀN VÀ BẢO MẬT DỮ LIỆU .........................................................56
II.4.1 An toàn dữ liệu............................................................................................56
II.4.2 Khả năng bảo vệ của ViLIS.........................................................................57
II.5. ĐÁNH GIÁ PHẦN MỀM ViLIS................................................................58
II.5.1 Ưu điểm ......................................................................................................58
II.5.2 Nhược điểm.................................................................................................58
II.5.3 So sánh ViLIS với FAMIS- CADDB...........................................................59
III.KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ ............................................................................60
III.1.KẾT LUẬN.................................................................................................60
III.2.KIẾN NGHỊ................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................62

PHỤ LỤC


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND
UBND



VP.ĐKQSDĐ
GCNQSDĐ
CSDL
TN – MT
MĐQH
BĐĐC
KT – XH
CMND
GT
MĐSDĐ
QSDĐƠ
VD

Hội đồng nhân dân
Uỷ ban nhân dân
Nghị định
Quyết định
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cơ sở dữ liệu
Tài nguyên và Môi trường
Mục đích quy hoạch
Bản đồ địa chính
Kinh tế và xã hội
Chứng minh nhân dân
Giao thông
Mục đích sử dụng đất
Quyền sử dụng đất ở

Ví dụ

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH
Trang
1. Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí xã Bình Thắng ........................................................11
2. Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện chỉnh lý biến động bằng Vilis .....................13
3. Sơ đồ 3: Quy trình đăng ký đất đai...........................................................27
4. Sơ đồ 4: các hình thức biến động đất đai..................................................37
5. Sơ đồ 5: Thẩm quyền cho phép biến động cấp quận, huyện .....................38
6. Hình 1: thanh công cụ Primary Tool Trên Micrrostation .........................15
7. Hình 2: thanh công cụ Main trên Microstation ........................................15
8. Hình 3: thanh công cụ Modify trên Microstation......................................16
9. Hình 4: thanh công cụ linear Elament trên Microstation...........................16
10.Hình 5:giao diện chọn File ghép tờ bản đồ. ..............................................16
11.Hình 6: Giao diện khởi động chức năng sửa lỗi tự động...........................17


12.Hình 7: Giao diện Mfr Clean trong Famis ................................................17
13.Hình 8: Bảng lựa chọn các lớp sửa lỗi......................................................17
14.Hình 9: Giao diện sửa lỗi Flag .................................................................18
15.Hình 10: Thanh công cụ Modify Element ................................................18
16.Hình 11: Giao diện tạo vùng ....................................................................18
17.Hình 12: Giao diện thông báo kết nối CSDL............................................19
18.Hình 13: bảng gán thông tin của Famis ....................................................19
19.Hình 14: Giao diện sữa bảng nhãn thửa....................................................20
20.Hình 15: Cửa sổ làm việc của Famis ......................................................20
21.Hình 16: Cửa sổ chuyển đổi dữ liệu .........................................................20
22.Hình 17:Cửa sổ kiểm tra của FamisView .................................................21
23.Hình 18:cửa sổ thiết lập cơ sở dữ liệu ......................................................21
24.Hình 19: Cửa sổ tạo CSDL ......................................................................22

25.Hình 20: Cửa sổ chuẩn hoá CSDL .........................................................23
26.Hình 21: Cửa sổ kiểm tra CSDL .............................................................24
27.Hình 22:Giao diện BĐĐC xã Bình Thắng trong cửa sổ Vilis ...................28
28.Hình 23: Cửa sổ nhập thông tin về đơn đăng ký.......................................29
29. Hình 24: Cửa sổ in đơn đăng ký..............................................................31
30.Hình 25: Cửa sổ Sổ Địa Chính .................................................................33
31.Hình 26: Cửa sổ Sổ Cấp Giấy Chứng nhận ..............................................39
32.Hình 27: Cửa sổ nhập thông tin chuyển nhượng trong Vilis .....................41
33.Hình 28: Cửa sổ chuyển mục đích sữ dụng ..............................................41
34.Hình 29: Cửa sổ Thế Chấp QSDĐ ...........................................................42
35.Hình 30: Cửa sổ xoá thuế chấp.................................................................43
36.Hình31: Cửa sổ cho thuê đất ....................................................................44
37.Hình 32: Cửa sổ chia thửa .......................................................................48
38.Hình 33: Cửa sổ thông tin thửa ................................................................50
39.Hình 34: Của sổ gộp thửa.........................................................................51
40.Hình 35: Cửa sổ nhập quyết định.............................................................51
41.Hình 36: Cửa sổ thông tin thửa ...............................................................55
42.Hình 37: Cửa sổ tra cứu lịch sử biến động ..............................................55
43.Hình 38: Cửa sổ thống kê biến động ........................................................56
44.Hình 39: Cửa sổ quản lý người sử dụng ...................................................59


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất nước đang trong tiến trình hội nhập quốc tế, xu hướng hợp tác đầu tư ngày
càng mở rộng, lực lượng vật chất đầu tư vào đất đai ngày một tăng cường nhằm mang
lại hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng đất. Do đó mối quan hệ giữa chủ thể sử dụng

đất với đất đai ngày càng có nhiều biến đổi phức tạp. Chính vấn đề này đã gây áp lực
lớn đối với công tác quản lý, lưu trữ, cập nhật thông tin đất đai trên bản đồ và hệ thống
hồ sơ địa chính.
Hiện nay nhiều ngành, lĩnh vực đang áp dụng công nghệ thông tin vào công tác
quản lý cũng như các hoạt động khác của ngành mình nhằm theo kịp với thời đại “máy
tính hóa” như hiện nay. Tuy nhiên, ở nước ta việc ứng dụng công nghệ trong quản lý
thông tin đất đai chưa thực sự đồng bộ, thống nhất và còn ở trình độ thấp, đặc biệt là ở
cấp công sở. Một số địa phương còn quản lý hồ sơ sổ sách, bản đồ giấy cồng kềnh,
khó khăn cho việc quản lý, lưu trữ và truy cập thông tin.
Xã Bình Thắng là một xã thuộc huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, là nơi phát triển
mạnh mẽ về kinh tế lẫn xã hội, là điểm đến của các nhà đầu tư. Chính vì vậy đòi hỏi
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai những biến động đất đai phải được cập
nhật, lưu trữ thường xuyên để đảm bảo độ chính xác, kịp thời của nguồn thông tin
nhạy cảm này. Để làm được điều này nhất thiết phải áp dụng khoa học công nghệ vào
trong quản lý nhằm tiết kiệm nhân lực, chi phí đồng thời đồng bộ hóa thống nhất cách
thức quản lý thông tin đất đai trên phạm vi toàn quốc theo quy định của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường .
Xuất phát từ những nhu cầu trên và được sự phân công của khoa Quản Lý Đất
Đai và Bất Động Sản, em xin thực hiện đề tài tốt nghiệp:”Ứng dụng phần mềm
ViLIS cập nhập và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chinh xã Bình Thắng huyện Dĩ
An tỉnh Bình Dương”
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu tiện ích, chức năng của phần mềm VILIS phục vụ công tác cập
nhập chỉnh lí biến động HSĐC Xã Bình Thắng huyện Dĩ An –Bình Dương nhằm:
-ứng dụng công nghệ tin học vào chỉnh lý biến động HSĐC bằng phần mềm VILIS.
-Thiết lập và lưu trữ CSDL HSĐC đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật pháp lý
-Tăng cường công tác QLĐĐ ở địa phương hiệu quả lâu dài
-Phục vụ công tác tra cứu,hỗ trợ hoạt động thanh tra,truy xuất thông tin địa chính
theo chủ sử dụng, thửa đất hay theo giấy chứng nhận QSDĐ
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ứng dụng phần mềm
VILIS trong công tác cập nhập chỉnh lí biến động HSĐC địa bàn Xã Bình Thắng
huyên Dĩ An tỉnh Bình Dương
Phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài thực hiện trên địa bàn Xã Bình Thắng huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương
- Thời gian thực hiện từ ngày 01/04/2009 đến ngày 20/07/2009

1


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học
(a) các khái niệm cơ bản
 Biến động đất đai
Biến động đất đai là quá trình sử dụng của người sử đất làm thay dổi hình thể,
kích thước của thửa đất so với hiện trạng ban đầu. Các dạng biến động đất đai:
Biến động hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai và đã
được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Biến động chưa hợp pháp: Người sử dụng đất xin đăng ký biến động đất đai
nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Biến động không hợp pháp: Người sử dụng đất không khai báo khi có biến
động hoặc khai báo không đúng quy định của pháp luật.
 Thẩm quyền chỉnh lý biến động đất đai:
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở TNMT chịu trách nhiệm

chỉnh lý, cập nhập hồ sơ địa chính gốc.
Văn phòng đăng ký quyền sữ dụng đất thuộc Phòng TNMT và cán bộ dịa
chính xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chỉnh lý, cập nhập bản sao hồ sơ dịa chính.
 Đăng ký biến động đất đai phải tuân theo nguyên tắc sau:
- Thủ tục đăng ký biến động chỉ thực hiện đối với những người sử dụng đất đã
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Những trường hợp đã biến động kể từ sau khi được cấp giấy thì phải làm thủ
tục để đăng ký biến độn.
- Đăng ký biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính được tổ chức thực hiện theo chế
độ sau:
+ Tổ chức đăng ký biến động, chỉnh lý biến động thường xuyên.
+ Định kỳ 05 năm một lần, các địa phương phải thực hiện tổng kiểm tra tình
hình biến động đất đai.
- Các cơ quan đăng ký biến động có trách nhiệm cung cấp dịch vụ và hướng
dẫn người sử dụng đất kê khai, nộp hồ sơ đầy đủ, đúng nơi quy định.
- Hồ sơ chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế thế chấp
quyền sử dụng đất và đăng ký biến động đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp
nào được quản lý ở cơ quan Địa Chính cấp đổi trong thời gian không quá 12 tháng; sau
đó phải chuyển về Trung tâm lưu trữ Địa chính để lưu trữ.
 Khái niệm hồ sơ địa chính
HSĐC là hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ, sổ sách, chứng thư,…chứa đựng
những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, pháp lý của đất đai, được
thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai ban đầu, đăng ký
biến động đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phục vụ yêu cầu quản lý đất
đai.

2


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lâm Thanh Sang

 Hồ sơ địa chính dạng số
HSĐC dạng số là hệ thống thông tin được lập trên máy tính chứa toàn bộ thông
tin về nội dung BĐĐC, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, sổ theo dõi biến động đất đai
theo quy định tại Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT.
 Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính
- Lập theo đơn vị hành chính
- Lập, chỉnh lý theo đúng trình tự thủ tục, hình thức, quy cách đối với mỗi loại
tài liệu.
- HSĐC phải đảm bảo tính thống nhất:
+ Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động.
+ Giữa bản gốc và các bản sao của HSĐC.
+ Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất.
 Trách nhiệm lập hồ sơ địa chính
- Sở Tài nguyên và Môi Trường chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo lập và nghiệm
thu xác nhận HSĐC ở địa phương.
- VPĐK cấp tỉnh chịu trách nhiệm lập bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê gốc và làm
2 bản sao cho VPĐK cấp huyện và UBND xã; lập và theo dõi biến động đất đai.
- VPĐK được phép thuê tổ chúc tư vấn thực hiện lập bản đồ địa chính, sổ mục kê
đất đai.
- Trường hợp trích đo thì VPĐK chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng trước khi
sử dụng.
 Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính
- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Sở quản lý: HSĐC gốc; Tài liệu liên quan của
đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp tỉnh (Bản lưu GCN ,hồ sơ xin cấp
GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động của cấp tỉnh).
- VPĐK quyền sử dụng đất thuộc Phòng TN&MT quản lý HSĐC (bản sao); tài
liệu liên quan của đối tượng thuộc thẩm quyền cấp GCN của cấp huyện (bản lưu GCN,

hồ sơ xin cấp GCN, hồ sơ xin đăng ký biến động, GCN thu hồi, bản trích sao HSĐC
đã chỉnh lý).
- UBND cấp xã quản lý các tài liệu: Bản sao HSĐC, bản trích sao HSĐC đã
chỉnh lý.
Các tài liệu hồ sơ địa chính
 Bản đồ địa chính
Khái niệm: BĐĐC là sự thể hiện bằng số hay trên các vật liệu như giấy, diamat, hệ
thống các thửa đất của từng chủ sử dụng và các yếu tố được quy định cụ thể theo hệ
thống không gian, thời gian nhất định và chịu sự chi phối của pháp luật.
Đặc điểm của bản đồ địa chính
- BĐĐC là bản đồ chuyên ngành phục vụ yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai.
- BĐĐC lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi tắt là bản đồ địa
chính) và được thống nhất trong cả nước.
3


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

- BĐĐC được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa chính cơ sở theo từng đơn vị hành
chính xã, phường, thị trấn được đo vẽ bổ sung để vẽ trọn các thửa đất, xác định loại
đất của mỗi thửa theo chỉ tiêu thống kê của từng chủ sử dụng trong mỗi mảnh bản đồ
và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong HSĐC.
- BĐĐC lập theo tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất do Bộ tài nguyên và Môi trường
quy định, trên tọa độ nhà nước.
Nội dung bản đồ địa chính
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao.
- Địa giới hành chính các cấp.
- Ranh giới thửa đất

- Loại đất
- Công trình xây dựng trên đất
- Ranh giới sử dụng
- Hệ thống giao thông: đường bộ, đường sắt, cầu…
- Hệ thống thủy văn: sông ngòi, kênh rạch, suối, hệ thống thủy lợi gồm công trình
dẫn nước, đê, đập cống.
- Địa vật quan trọng
- Mốc giới và chỉ giới quy hoạch, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm
tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh.
- Dáng đất
 Sổ địa chính
Khái niệm: Sổ Địa Chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất
đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó. Sổ Địa Chính được lập
theo đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn xác nhận và được cơ quan địa chính
cấp huyện, tỉnh duyệt.
Mục đích
- Cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.
- Sổ địa chính được lập để đăng ký quyền sử dụng đất hợp pháp của các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân và để đăng ký đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng, làm cơ sở để
Nhà nước quản lý đất đai theo pháp luật.
Nội dung
- Tên và địa chỉ người sử dụng đất
- Thông tin thửa đất:
+ Số hiệu thửa
+ Diện tích sử dụng riêng hoặc sử dụng chung.
+ Mục đích sử dụng
+ Thời hạn sử dụng
+ Nguồn gốc sử dụng
+ Số phát hành và số vào sổ
- Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú.

+ Giá đất, tài sản gắn liền với đất
4


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

+ Những hạn chế về quyền sử dụng đất
+ Nghĩa vụ tài chính về đất đai chưa thực hiện
+ Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất
Nguyên tắc lập sổ
- Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký đất đai
- Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứ tự cấp GCN
- Sổ được lập thành các quyển riêng cho từng đối tượng
- Cách ghi cụ thể và ký hiệu được hướng dẫn sau mỗi trang bìa của mỗi quyển sổ.
 Sổ mục kê đất đai
Khái niệm: Sổ mục kê là sổ ghi các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng
không có ranh giới khép kín trên bản đồ. Sổ mục kê được lập từ bản đồ địa chính và
các tài liệu điều tra đo đạc ngoài thực địa. Sổ mục kê để liệt kê toàn bộ thửa đất trong
phạm vi hành chính mỗi xã, phường, thị trấn về các nội dung: tên chủ sử dụng, diện
tích, loại đất để đáp ứng yêu cầu tổng hợp thống kê diện tích đất đai, lập và tra cứu, sử
dụng các tài liệu HSĐC một cách đấy đủ, thuận tiện, chính xác.
Mục đích: Quản lý thửa dất, tra cứu thông tin thửa đất, thống kê và kiểm kê đất
đai.
Nội dung
-Thửa đất thể hiện các thông tin:
+ Mã số
+ Diện tích
+ Tên người sử dụng, quản lý và loại đối tượng sử dụng quản lý,

+ Mục đích sử dụng đất theo GCN, theo quy hoạch, theo kiểm kê và mục đích
cụ thể khác.
- Đường giao thông, hê thống thủy lợi, thủy văn, ghi ký hiệu, số thứ tự và tên đối
tượng có trên bản đồ.
Nguyên tắc lập sổ
- Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng xã
- Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ
- Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự thửa đất, ghi hết các thửa đất thì để cách số trang
bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo tuyến, sau đó mới
vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo.
 Sổ theo dõi biến động đất đai
Khái niệm: Sổ theo dõi biến động đất đai là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến
động đất đai đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
Mục đích:
- Để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất, làm cơ sở để thực hiện
thống kê diện tích đất đai hàng năm.
Nội dung:
- Tên và địa chỉ người đăng ký biến động
- Thời điểm đăng ký biến động
5


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

- Số hiệu thửa đất có biến động
- Nội dung đăng ký biến động
Nguyên tắc lập sổ:
- Sổ ghi đối với tất cả trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính

- Thứ tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động
- Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính
 Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ được lập để cơ quan địa chính thuộc UBND cấp có thẩm quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sử sụng đất theo dõi, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ở cấp tỉnh. Sổ được lập trên cơ sở sắp xếp theo thứ tự GCN quyền sử dụng
đất đã cấp vào sổ. Cơ quan địa chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan
địa chính cấp huyện chịu trách nhiệm lập và giữ sổ cấp GCN quyền sử dụng đất cho
các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp của mình.
(b) Sơ lược về các phần mềm quản lý hồ sơ địa chính
 Famis-Caddb
FAMIS (Field work and Cadastral Mapping Itergrated Software- Phần
mềm tích hợp cho đo và vẽ bản đồ địa chính): là một phần mềm nằm trong hệ thống
phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và HSĐC có
khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính
số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh
một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu BĐĐC kết hợp với cơ sở dữ liệu
HSĐC để thành một cơ sở dữ liệu về bản đồ và HSĐC thống nhất.
- Các chức năng của phần mềm Famis được chia làm 2 nhóm lớn:
+ Các chức năng làm việc với CSDL trị đo
+ Các chức năng làm việc với CSDL bản đồ địa chính
CADDB (Cadastral Document Database Management System- Hệ quản trị
cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính): được viết trên nền của hệ quản trị CSDL Foxpro, là
phần mềm nằm trong hệ thống phần mềm thống nhất của ngành Địa chinh phục vụ
thiết lập HSĐC, chức năng quản trị cơ sở dữ liệu để quản lý cơ sở dữ liệu HSĐC và
kết nối với các phần mềm khác trong hệ phần mềm thống nhất.
- Mục đích của hệ thống phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu HSĐC là nhằm thực
hiện các nhiệm vụ:
+ Lập bản đồ địa chính số, lập HSĐC, lưu trữ đấy đủ các thông tin về hồ sơ địa
chính

+ Đăng ký đất đai, phục vụ cho việc cấp GCN quyền sử dụng đất
+ Lưu trữ và xử lý biến động đất đai sau khi đã hoàn thành hệ thốnghồ sơ ban
đầu, phục vụ công tác tra cứu, hỗ trợ các hoạt động thanh tra, quản lý sử dụng đất, giải
quyết tranh chấp đất đai, thế chấp, giao thuê đất.
+ Phục vụ công tác thống kê tình hình sử dụng đất theo các mẩu biểu của Nhà
nước.
+ Trên cơ sở các thông tin thu được về tình hình sử dụng đất, về thay đổi của
từng loại đất, hỗ trợ cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
6


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

 ViLIS (Virila Land Information System)
Khái niệm
Phần mềm ViLIS được xây dựng dựa trên nền tảng các thủ tục về kê khai đăng
ký, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp GCNQSDĐ tại Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 30
tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa chính “Hướng dẫn đăng ký đất đai, lập HSĐC
phục vụ cấp GCNQSDĐ” và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành. Phần mềm này
là một trong các Modules của Hệ thống thông tin đất đai (LIS) đang được phát triển.
Phần mềm được Phòng Thí nghiệm GIS& CSDL (Viện nghiên cứu Địa Chính) xây
dựng bằng ngôn ngữ lập trình Cơ sở dữ liệu Visual Basic 6.0, thao tác trên CSDL mã
nguồn mở.
ViLIS là một phần mềm hệ thống thông tin đất đai đa mục tiêu, cung cấp đầy đủ
công cụ, chức năng để thực hiện công tác nghiệp vụ chuyên môn của công tác quản lý
đất đai.
ViLIS là một phần mềm bao gồm nhiều môđun, mỗi môđun gồm các chức năng
hỗ trợ một nội dung của công tác QLĐĐ.

-Phần mềm gồm 03 hệ thống chính:
+ Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính
+ Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai.
+ Hệ thống hỗ trợ quản lý quy hoạch.
Các hệ thống được xây dựng với chức năng giải quyết hết các vấn đề trong công
tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở các cấp quản lý.
Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của từng địa phương, các chức năng và giao diện của hệ
thống sẽ được sửa chữa và cập nhật cho phù hợp với hoạt động quản lý và sử dụng đất
đai tại địa phương.
Yêu cầu tối thiểu với hệ thống cài đặt phần mềm ViLIS có thể khái quát như sau:
- Hệ điều hành: Window 95 trở lên (khuyến cáo sử dụng Windows 2000);
- Các thành phần truy nhập dữ liệu: ADO 2.5, JES 4.0, OLE BD engine, DAO 3.6
(có thể chạy file mdac_typ.exe…trong CD để cài đặt, mysql-connector- odbc-3.51.12win32.
- Thư viện Mapobject (chạy file MO21rt.exe trong thư mục Moruntime);
- Phần mềm CSDL MySQL.
- Máy in khổ A3.
- Bộ gõ tiếng Việt.
Chức năng của phần mềm ViLIS
- Quản lý cơ sở toán học bản đồ, hệ thống lưới tọa độ-độ cao, mốc địa giới hành
chính.
- Quản lý cơ sở dữ liệu đất đai: BĐĐC, HSĐC, bản đồ trực ảnh, bản vẽ kỹ thuật
v.v…
- Đăng ký đất đai: quản lý hồ sơ, BĐĐC và kê khai đăng ký, in giấy chứng nhận
QSDĐ, cập nhật và quản lý biến động đất đai.
- Hỗ trợ thống kê, kiểm kê đất đai, tính chất bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai từ
BĐĐC.
7


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lâm Thanh Sang

- Hỗ trợ quản lý quy hoạch đất đai, tính toán đền bù giải tỏa tái định cư theo quy
hoạch.
- Trợ giúp quản lý tài chính đất đai.
- Quản lý nhà ở và in GSN quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
- Quản lý hệ thống tài liệu đất đai.
- Trao đổi và đồng bộ dữ liệu giữa các cấp của công tác QLDĐ.
- Hiển thị, tra cứu và phân phối thông tin đất đai, giao dịch đất đai trên mạng
Internet/Intranet theo giao diện Web.
- Quản lý các quá trình giao dịch đất đai, hồ sơ đất đai.
Mục tiêu của ViLIS
- Mục tiêu tổng quát của phần mềm ViLIS là tạo ra một môi trường làm việc mới
và hiện đại cho các mặt trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, là công cụ khai
thác thông tin đất đai phục vụ nhu cấu toàn xã hội.
- Mục tiêu cụ thể của ViLIS:
+ ViLIS là công cụ thống nhất cho xây dựng, cập nhật và bảo trì CSDL đất đai
và đồng bộ dữ liệu giữa ba cấp, hướng tới một hệ thống HSĐC số thay thế cho hệ
thống HSĐC trên giấy như hiện nay.
+ Tạo môi trường làm việc thống nhất, hiện đại một cách toàn diện của công tác
QLĐĐ. ViLIS đáp ứng nhu cầu của việc quản lý thông tin đất đai (BĐĐC, HSĐC),
quản lý tài liệu đất đai và quản lýquá trình giao dịch đất đai.
+ ViLIS phải xây dựng trên nền công nghệ hiện đại: công nghệ thông tin, công
nghệ GIS, hệ quản trị CSDL không gian, mã nguồn mở và chuẩn hóa. ViLIS hoạt động
trong môi trường Client/Server và Web.
+ ViLIS là hệ thống mở, sẳn sàng tích hợp với các hệ thống khác: bất động sản,
thuế, tài nguyên môi trường.
 Lựa chọn giải pháp công nghệ cho Xã Bình Thắng huyện Dĩ An tỉnh Bình
Dương

Với những phân tích thông tin về những thế mạnh của từng phần mềm, dựa vào
nhu cầu và ngân sách hiện có, với quy mô hiện tại của Xã Bình Thắng huyện Dĩ An
tỉnh Bình Dương, đề tài đã chọn phần mềm VILIS để thực hiện
I.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai 2003 ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003
- Nghị Định 181/NĐ-CP về thi hành luật đất đai.
- Thông tư 1990/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng cục Địa Chính hướng dẫn
thủ tục đăng ký đất đai, lập HSĐC và cấp giấy CNQSDĐ.
- Thông tư 29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành
ngày 01/11/2004 về hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC.
- Quyết định 221/QĐ-BTNMT ngày 14/02/07 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
về việc sử dụng phần mềm hệ thống thông tin đất đai (ViLIS).
- Quyết định 05/02/07/QĐ-BTNMT ngày 27/02/2007 về sử dụng hệ thống tham số
tính chuyển giữa hệ tọa độ quốc tế WGS-84 và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
8


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

I.1.3 Cơ sở thực tiễn
ViLIS là sản phẩm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường. ViLIS đang được tiếp tục nâng cấp và hoàn thiện bởi Trung tâm Viễn
thám-Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
 Quá trình phát triển của phần mềm ViLIS
- Năm 2003: phiên bản đầu tiên của phần mềm ViLIS là sản phẩm của đề tài
nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “xây dựng mô hình cơ sở dữ liệu đất đai cấp tỉnh“
ra đời.
- Năm 2004: phiên bản mô hình ViLIS bắt đầu được hoàn thiện theo Luật đất đai

năm 2003, Nghi định 181 chạy trên hệ thống mạng theo mô hình Client/Sever. Phiên
bản 1.0 không ngừng được cải tiến và nâng cấp đã đáp ứng nhu cầu sử dụng. Phiên
bản 1.0 hiện nay đang được sử dụng ở một số địa phương.
- Năm 2006: Trung tâm viễn thám tập trung phát triển phần mềm ViLIS phiên bản
2.0 được xây dựng trên nền tảng công nghệ mới hiện đại hiện nay trên thế giới:
net.framework, hỗ trợ đầy đủ Unicode với các giải pháp của công nghệ ArcGis 9.2
đưa ra.
- Phiên bản ViLIS 2.0 định hướng một môi trường làm việc thống nhất và hiện
đại, hỗ trợ một cách có hiệu quả các nội dung của công tác quản lý Nhà nước về đất
đai cũng như những nhu cấu khác, sử dụng thông tin đất đai của tổ chức, cộng đồng xã
hội.
 Hiện trạng ứng dụng ViLIS
- Hiện nay ViLIS đã triển khai ở một số tỉnh với những mục đích khác nhau nhưng
vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Trong năm 2008 ViLIS dự kiến sẽ tiếp tục
triển khai trên diện rộng ở một số tỉnh với những đặc tính khác nhau.
+ Hà Giang
+ TP.Hồ Chí Minh.
+ Bình Dương
+ Đồng Nai
+ Long An
+ An Giang
+ Đồng Tháp
+ Cà Mau
+ Phú Yên
+ Bình Định
+ Đắc Nông
 Định hướng phát triển phần mềm ViLIS
- Hiện nay phiên bản ViLIS 2.0 với nhiều ưu điểm so với phiên bản 1.0 được triển
khai cụ thể như sau:
+ Nâng cấp với các giải pháp mới nhất của công nghệ ArcGis:ArcSDE,

ARCEngine.
+ Phát triển trên nền hiện đại, mềm dẻo: Net Framework (Microsolf), ngôn ngữ
lập trình Visual.Net (C#).
9


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

+ Hỗ trợ đầy đủ mã tiếng Việt (tương thích hoàn toàn với Unicode).
+ Kiến trúc ba cấp (Three-tiers), hoạt động theo mô hình Client/Server, Web.
+ Phần mềm có tính bảo mật cao (5 mức).
+ Mềm dẻo hơn: Độc lập RDBMS: MySQL, ORACLE
+ Chuẩn hóa: OpenGis, GML cho trao đổi dữ liệu.
+ Phát triển thêm nhiều chức năng và nâng cao độ tin cậy.
+ Định hướng mở: Phần mềm ViLIS được đóng gói dưới dạng thư viện COM. có
tính mở cho phép người sử dụng có thể tái sử dụng. Phần mềm ViLIS có thể cung cấp
mã nguồn cho một số môđun liên quan đến phân tích, xử lý dữ kiện dẫn xuất, tổng hợp
số liệu, tạo báo cáo thống kê
+ Cải biến môi trường đồ họa: nhiều chức năng xử lý đồ họa Cad hơn.
 Định hướng lớn:
-Một hệ thống xây dựng, cập nhật và bảo trì cơ sở dữ liệu đất đai, định hướng
một hệ thống HSĐC số thay thề hệ thống HSĐC trên giấy.
- Một môi trường thống nhất và hiện đại liên kết và hỗ trợ công tác chuyên môn
nghiệp vụ của các bộ phận khác nhau trong hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai,
trước tiên là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau đó là Sở Tài Nguyên và Môi
trường.
- Tích hợp chặt chẽ với các hệ thống thông tin khác trong lĩnh vực tài nguyên môi
trường.

- Công cụ cung cấp, phân phối thông tin đất đai cho cộng đồng xã hội.
- Kết hợp liên thông ba cấp: xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố) về
thông tin đất đai.
- Cập nhật thông tin các ngành khác có liên quan đến đất đai trên cơ sở dữ liệu
không gian và thuộc tính.

10


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1 Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên
- Vị trí địa lý:

Sơ đồ 1: Sơ đồ vị trí xã Bình Thắng
Bình Thắng là một xã thuộc huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương, là nơi phát triển mạnh mẽ
về kinh tế lẫn xã hội, là điểm đến của các nhà đầu tư. Bình Thắng nằm phía Đông Nam
huyện Dĩ An với thuận lợi về giao thông, trong những năm qua xã đã đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá.
- Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội trên địa bàn xã đã và đang gây sức ép rất
lớn đối với đất đai. Toàn xã có 4 ấp với địa giới hành chính như sau:
+ Phía Đông giáp: TP.HCM
+ Phía Tây giáp: Xã Bình An
+ Phía Nam giáp: xã Đông Hoà và TPHCM
+ Phía Bắc giáp: Đồng Nai
- Diện tích tự nhiên của toàn xã: 550,30ha
Trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp: 135,37ha
+ Đất phi nông nghiệp: 414,93ha
+ Đất ở nông thôn: 56,34ha
- Bình Thắng có đường Quốc lộ 1K đi từ ranh giới xã Bình Thắng và phường Long
Bình-Q.9-TPHCM theo hương tây nam đi Biên Hoà qua cầu Đồng Nai về hướng đông bắc.
11


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

Đoan qua xã Bình Thắng có chiều dài 4km có vai trò kết nối giữa TPHCM và tỉnh Đơng
Nai
- Đường ĐT 743 xun suốt từ đơng sang tây bắt đầu từ ranh giới huyện Thuận An
và Dĩ An đến giao lộ với đường quốc lộ 1A. Tuyến này có vai trò kết nối khu vực với
trung tâm huyện theo hướng tây và thành phố Biên Hồ về hướng đơng
-Ngồi ra xã còn có một hệ thống đường giao thơng tương đối hồn chỉnh tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển, giao lưu hàng hóa với các nơi khác
I.2.2 Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của xã tiếp tục phát triển ổn
định. Các chỉ tiêu về kinh tế của xã tiếp tục phát triển. Cơ cấu kinh tế của xã tiếp tục
chuyển dịch theo định hướng nơng nghiệp – cơng nghiệp – thương mại dịch vụ.
I.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH THỰC
HIỆN
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
- Thu thập số liệu, tài liệu HSĐC.
- Chuẩn hoá dữ liệu, tích hợp đđưa vào phần mềm VILIS quản lý
- Các loại biến động đđất đđai thường gặp.

- Ứng dụng phần mềm VILIS vào cập nhập chỉnh lý biến động hồ sơ đđịa
chính
+Kê khai đăng
+ Xây dựng hệ thống sổ bộ
+ Quản lý biến động hồ sơ đòa chính
+ Xử lý biên động
+ Tra cứu thông tin
- Quy trình xây dựng CSDL hồ sơđđịa chính bằng phần mềm VILIS cho
huyện
- So sánh phần mềm VILIS với phần mềm khác
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bản đồ: thu thập bản đồ, lý thuyết chuẩn hóa bản đồ địa chính, phân
tích, xử lý biến động trên bản đồ.
- Phương pháp thống kê: thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
tình hình biến động đất đai, thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cơng tác chỉnh lý biến
động đất đai bằng phần mềm ViLIS.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: lựa chọn các nguồn dữ liệu thu thập được.
- Phương pháp so sánh: so sánh ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn việc ứng dụng
ViLIS với phần mềm khác vào cơng tác chỉnh lý biến động đất đai.
- Phương pháp chun gia: dựa vào sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu
phần mềm và các nhà lảnh đạo, những người có chun mơn nghiệp vụ để kết quả
mang tính khách quan và phù hợp thực tế.

12


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang


- Phương pháp điều tra thực địa: được vận dụng để điều tra,chỉnh lý tài liệu, số liệu
bản đồ.
I.3.3 Quy trình thực hiện
Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
Chuẩn bị các phần mềm hỗ trợ nghiên cứu;
Autocad, Microstation, Famis, ViLIS…..

Chuẩn bị

- Thu thập tài liệu liên quan đến phần
mềm ViLIS và các phần mềm hỗ trợ khác.
- Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu về địa
bàn nghiên cứu.
- Thu thập dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc
tính đất đai.

Thu thập tài liệu số liệu

Thống kê phân tích, đánh
giá, lựa chọn dữ liệu

Chuyển dữ liệu qua Vilis

Ứng dụng Vilis cập nhập,
lưu trử, xử lý thông tin

Lựa chọn giải pháp bảo vệ
an toàn dữ liệu

Ghi nhận vướng mắc trong

quá trinh thực hiện

So sánh đánh giá hiệu quả
của phần mềm
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện chỉnh lý biến động bằng Vilis

13


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

PHẦN II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 ĐÁNH GIÁ NGUỒN DỮ LIỆU PHỤC VỤ XÂY DỰNG CSDL HỒ SƠ
ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM ViLIS.
II.1.1 Dữ liệu không gian
- Hiện nay hồ sơ địa giới hành chính giữa các đơn vị xã, thị trấn trong huyện Dĩ An
cũng như các đơn vị hành chính giáp ranh xã đã được thống nhất rõ ràng, xác định
bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ
số.
- Công tác đo đạc chính quy và lập bản đồ đã được triển khai trên toàn huyện. Cho
đến nay huyện Dĩ An đã đo đạc và thành lập xong bản đồ địa chính cho 7/7 xã, thị trấn
theo phương pháp điều vẽ không ảnh và đo vẽ trực tiếp.
Nguồn dữ liệu gồm 27 tờ bản đồ số dưới dang file *.dgn trên Microstation. Các
bản đồ được thành lập theo hệ toạ độ vn 2000 kinh tuyến gốc 1050 45' .
Về tỷ lệ bản đồ: 27 tờ tỷ lệ 1:500, 1:1000 và 1:2000
Về phân lớp thông tin: các thông tin được tổ chức thành nhiều lớp bao gồm dữ
liệu không gian như: thuỷ văn, giao thông,ranh thửa, tên chủ, địa chỉ, diện tích loại đất,

số hiệu thửa…
II.1.2 Dữ liệu thuộc tính
- Dữ liệu thuộc tính của xã Bình Thắng được lưu trữ tại Phòng Tài Nguyên và Môi
trường dưới dạng số và giấy. Trong đó, hệ thống sổ bộ được lưu trữ trên giấy theo quy
định tại Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính và thông tư
29/2004/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường
- Hệ thống sổ bộ địa chính phục vụ cho công tác quản lý, cập nhật thông tin đất đai
của xã được lưu trữ tại Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Dĩ An bao gồm:
+ Sổ địa chính: 17 quyển
+ Sổ dã ngoại (theo dõi biến động): 6 quyển
+ Sổ cấp giấy chứng nhận: 3 quyển
+ Sổ mục kê: 4 quyển
II.1.3 Đánh giá chung
- Về căn bản hệ thống dữ liệu được lưu trữ dưới dạng số rất dể liên kết, tích hợp cơ
sở dữ liệu.
- Bản đồ địa chính được xây dựng hoàn toàn trên Microstation và Famis có thể xử
lý được các bài toán phân tích không gian và dễ dàng thực thi đối với khối lượng dữ
liệu lớn, ngoài ra nó còn quản lý thửa đất về mặt không gian và thuộc tính, cho phép
chúng ta nhập xuất trao đổi qua lại với các chương trình ứng dụng.
- Nhìn chung hệ thống dữ liệu xã Bình Thắng tương đối hoàn thiện cung cấp nguồn
dữ liệu đầu vào đủ để thiết lập cơ sở dữ liệu tài nguyên đất đai trên phần mềm ViLIS.

14


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

II.2 XÂY DỰNG DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH

II.2.1 Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu bản đồ
Hệ thống bản đồ số địa chính của xã hiện nay được lưu trữ theo định dạng file
*.dgn tương thích với phần mềm microstation. Do đó, để đưa vào VILIS quản lý phải
tiến hành chuẩn hoá các lớp bản đồ theo đúng quy phạm, tạo bản đồ chuyên đề mục
tiêu là chuyển tất cả các tờ bản đồ từ file *.dgn sang file *.shp mới có thể sử dụng
phần mềm Vilis để quản lý tất cả các thông tin trên bản đồ và hồ sơ. Do đó cần phải
tiến hành chuẩn hoá các nội dung sau:
1. Chuẩn hoá cơ sở toán học của bản đồ địa chính:
Hệ thống bản đồ số của địa phương được sử dụng theo hệ quy chiếu VN 2000 kinh
tuyến gốc 1050 45' múi chiếu 60. Do đó, không cần phải chuẩn hoá cơ sở toán học
BĐĐC
2. Kiểm tra các lớp bản đồ trên từng tờ bản đồ và chuyển đổi các lớp thông tin về
đúng các level cần thiết. Nội dung chuẩn hoá level được thực hiện theo đúng bảng
phân lớp thông tin BĐĐC, thực hiện các thao tác sau:
a) Sử dụng các chức năng trên thanh công cụ Main và thanh Primary Tool trên
Microstation để chuẩn hoá phân lớp: chọn lớp thông tin để hiệu chỉnh cho các đối
tượng đường, vẽ đối tượng điểm để hiệu chỉnh cho các đối tượng điểm, cell, chọn kiểu
chữ để hiệu chỉnh cho các đối tượng chữ mô tả

Hình 1: thanh công cụ Primary Tool Trên Micrrostation

Hình 2: thanh công cụ Main trên Microstation
b) Chủ yếu sử dụng các chức năng trên thanh công cụ Modify và thanh Linear
Elements để vẽ các đường line đóng vùng các đối tượng hình tuyến có diện tích như:
đường giao thông, kênh, mương…vì theo quy định ,các nhóm đối tượngnày có diện
tích cũng coi như một dạng thửa đất và cần xác định dường bao khép kín. Thông
thường các đối tượng hình tuyến có diện tích sẽ nằm trên nhiều tờ bản đồ. Vì vậy cần
vẽ thêm các đường bao giứi hạn các đối tượng này và khép kín

Hình 3: thanh công cụ Modify trên Microstation

15


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

Hình 4: thanh công cụ linear Elament trên Microstation
c) Trên thanh menu File, chọn file\Reference xuất hiện hộp thoại Reference File,
chọn Tool\Attach, chon đường dẫn tới tờ bản đồ lân cận cần tiếp biên, chủ yếu xem xét
dọc theo biên và kiểm tra các line đóng vùng những đối tượng hình tuyến có diện tích
như: đường, kênh, mương…không được phép trùng nhau giữa các từ bản đồ. Nếu
trùng nhau ta sử dụng công cụ Delete Element xoá nhữnh đối tượng trùng lập

Hình 5:giao diện chọn File ghép tờ bản đồ.
d) Khởi động chức năng tự động tìm sửa lổi trong phần mềm Famis

Hình 6: Giao diện khởi động chức năng sửa lỗi tự động
Màn hình xuất hiện hộp thoại MRF Clean

16


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lâm Thanh Sang

Hình 7: Giao diện Mfr Clean trong Famis
Từ cửa sổ MRF Clean chọn
để khai báo các thông số cần thiết

Kiểm tra lổi đồ hoạ bằng MrfClean và MrfFlag có trong Famisvowis tất cả các lớp
tham gia tao thửa khép kín như: ranh thửa (10), chỉ giới đường (23), kênh mương (32),
địa giới hành chính (42,44,46), đóng vùng (1) với tham số Tolerence là 0,01

Hình 8: Bảng lựa chọn các lớp sửa lỗi
Sau khi sửa lổi tự độngthì sửa lổi bằng Flag được thực hiện như sau:
Vào CSDL bản đồ
Tạo Topology
sửa lổi Flag
xuất hiện hộp thoại:

Hình 9: Giao diện sửa lỗi Flag
Sử dụng công cụ Modify Element trên thanh công cụ main của Microstation để sửa
các lổi

17


×