Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC HÓA TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2005 – 62009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
-------  -------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MỘC HĨA - TỈNH LONG AN
GIAI ĐOẠN 2005 – 6/2009
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

LÊ MINH NHỰT
05124076
DH05QL
2005 – 2009
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
-------  -------

LÊ MINH NHỰT

ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MỘC HĨA - TỈNH LONG AN
GIAI ĐOẠN 2005 – 6/2009

Giáo viên hướng dẫn: KS. Thái Văn Hòa
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên: ……………)

-Tháng 07 năm 2009-


LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả như ngày hôm nay, đầu tiên con xin chân thành biết ơn
cha mẹ và người thân trong gia đình đã nuôi dưỡng và dìu dắt con từng bước trưỡng
thành.
Có được kiến thức như ngày nay đó là nhờ sự giảng dạy nhiệt tình của quý thầy
cô trường Đại Học Nông Lâm TP, Hồ Chí Minh đồng thời cùng với sự giúp đỡ nhiệt
tình của các cô chú, anh chị phòng TN & MT huyện đã giúp đỡ em làm quen với thực
tế .
Em xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm TP, Hồ
Chí Minh và quý thầy cô khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản đã tận tình giảng dạy

cho em trong suốt bốn năm học qua. Đặc biệt là thầy Thái Văn Hòa đã hướng dẫn
nhiệt tình trong suốt thời gian em thực tập và giúp em hoàn thành báo cáo này.
Với tất cả lòng chân thành, em xin gửi lời cám ơn đến cô chú, anh chị phòng
TN & MT đã tạo diều kiện cho em hoàn thành tốt nhiện vụ trong thời gian thực tập.
Xin chân thành cám ơn tất cả bạn bè đặc biệt là các bạn lớp DH05QL đã đóng
góp ý kiến và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn bài báo cáo còn nhiều khuyết
điểm. rất mong quỳ thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến.
Sau cùng em xin gởi lời chúc sức khỏe toàn thể quý thầy cô khoa Quản lý Đất
đai & Bất động sản và các cô chú, anh chị phòng TN & MT huyện mộc hóa.
Xin chân thành cám ơn.


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Minh Nhựt, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM
Đề tài: “Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Hóa - tỉnh Long An giai đoạn 2005 – 6/2009”
Giáo viên hướng dẫn: KS. Thái Văn Hòa, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động
sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế xã hội nhu cầu sử
dụng đất ngày càng gia tăng. Điều đó làm cho những biến động về đất đai diễn ra ngày
càng mạnh mẽ và gay gắt. Vì vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ đổi mới mà thông qua công tác đăng ký và
cấp GCNQSDĐ nhờ đó cơ quan quản lý đất đai sẽ lập bộ hồ sơ đầy đủ thông tin đến
từng thửa đất để làm cho công tác quản lý Nhà nước đạt hiệu quả cao. Đề tài chủ yếu
nghiên cứu, đánh giá về quy trình cấp GCNQSDĐ theo nghị định 181/2004NĐ-CP
trên cơ sở sử dụng các phương pháp; so sánh, thu thập, thống kê,phân tích…để tiến
hành tìm hiểu một số vấn đề về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý
đất đai cùng quy trình thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện.

Trong giai đoạn 2005 – 6/2009 công tác cấp GCNQSDĐ cho đất nông nghiệp
đạt kết quả, với tổng số giấy cấp bổ sung là 1.028 giấy và tổng diện tích được cấp là
491,18 ha từ kết quả như trên cho thấy diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện
vẫn còn phần lớn diện tích chưa được cấp đã gây khó khăn trong công tác quản lý đất
đai. Từ những phân tích trên để giải quyết khó khăn đó thì biện pháp cần phải thực
hiện là phải đẩy mạnh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện và vận động người
dân đi đăng ký QSDĐ để nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất
và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai đạt kết quả cao.


MỤC LỤC
Trang

LỜI CÁM ƠN
TÓM TẮT
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

PHẦN I. TỔNG QUAN

3

I.1. Sơ lược công tác đăng ký đất đai

3

I.1.1. Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945


3

I.1.2. Thời kỳ sau độc lập năm 1945 đến trước khi thống nhất 1975

3

I.1.3. Thời kỳ sau thống nhất 1975 đến 1988

4

I.1.4. Thời kỳ 1988 đến 1993

4

I.1.5. Thời kỳ từ 1993 đến nay

4

I.2. Cơ sở lý luận về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

5

I.2.1. Cơ sở khoa học

5

I.2.2. Cơ sở pháp lý

7


I.2.3. Cơ sở thực tiển

7

I.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu

8

I.3.1. Điều kiện tự nhiên

8

I.3.2. Tài nguyên thiên nhiên

11

I.3.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

14

I.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

21

I.4.1. Nội dung nghiên cứu

21

I.4.2. Phương pháp nghiên cứu


21

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI, HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG
ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
22
II.1.1. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Mộc Hóa

22

1. Công tác quản lý đất đai theo địa giới hành chính

22

2. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

23

3. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

23


4. Công tác giao đất cho thuê đất theo nghị định số 22/1998/NĐ-CP

24

5. Công tác giải quyết khiếu nại và tranh chấp đất đai

24


6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

24

7. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính

24

II.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện

26

1.Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

27

2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

29

3. Hiện trạng nhóm đất chưa sử dụng

29

II.1.3. Tình hình biến động đất đai năm 2005 – 2008

30

II.2. CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN

ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC HÓA
II.2.1. Sơ lược kết quả quy trình cấp giấy giai đoạn trước nghị định 181

31

II.2.2. Vài nét cơ bản của Nghị Định 181/2004/NĐ-CP về GCNQSDĐ

32

II.2.3. Quy trình cấp GCNQSDĐ theo Nghị Định 181/2004/NĐ-CP trên địa bàn huyện
Mộc Hóa
32
II.2.4. Trình tự nội dung quy trình một cửa cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Mộc
Hóa 35
II.2.5. Kết quả công tác cấp giấy CNQSDĐ trên địa bàn huyện

38

1. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ của huyện giai đoạn 2005 đến cuối năm 2006

38

2. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ của huyện giai đoạn 2007 đến năm 2008

40

3. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ của huyện Môc Hóa 06 tháng đầu năm 2009

43


II.3. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC CẤP
GCNQSDĐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC HÓA
45
II.3.1. Thuận lợi

45

II.3.2. Khó khăn

46

II.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CẤP GCNQSDĐ
46

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

47

III.1. Kết luận

48

III.2. Kiến nghị

48

Tài liệu tham khảo
Phụ lục



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Thống kê diện tích theo độ cao, độ sâu và thời gian ngập

9

Bảng 2: Bảng phân loại đất huyện Mộc Hóa năm 2000
Bảng 3: Diện tích – năng suất – sản lượng trồng trọt huyện năm 2008
Bảng 4: Tình hình dân số ở nông thôn và thành thị của huyện năm 2008

11
15
16

Bảng 5: Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện năm 2008
Bảng 6: Mối quan hệ giữa dân số và bình quân các loại đất của huyện năm 2008

17
18

Bảng 7: Tình hình giáo dục của huyện Mộc Hóa năm 2008

18

Bảng 8: Tình hình lao động các ngành
Bảng 9: Diện tích và các đơn vị hành chính cấp xã năm 2008
Bảng 10: Kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính từ năm 1996 – 2000
Bảng 11: Cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2008
Bảng 12: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của huyện năm 2008
Bảng 13: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện năm 2008

Bảng 14: Hiện trạng đất chưa sử dụng của huyện theo đơn vị hánh chính năm 2000
Bảng 15: Tình hình biến động đất đai năm 2005 so với năm 2008 của huyện
Bảng 16: Biến động đất nông nghiệp năm 2005 – 2008
Bảng 17: Tình Hình cấp GCNQSDĐ của huyện Mộc Hóa năm 2005

19
23
25
26
27
28
29
30
31
38

Bảng 18: Tình hình cấp GCNQSDĐ của huyện Mộc Hóa năm 2006
Bảng 19: Tình Hình cấp GCNQSDĐ của huyện Mộc Hóa năm 2007
Bảng 20: Tình Hình cấp GCNQSDĐ của huyện Mộc Hóa năm 2008

39
41
42

Bảng 21: Tình hình cấp GCNQSDĐ của huyện trong 6 tháng đầu năm 2009
Bảng 22: Kết quả cấp giấy giai đoạn 2005-6/2009
Bảng 23: Tổng hợp tình hình cấp GCNQSDĐ từ trước đến nay
Bảng 24: Số giấy CNQSDĐ chưa được cấp giai đoạn 2005 – 6/2009

43

44
44
45


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản

Trang
15

Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất

27

Biểu đồ 3: Kết quả cấp giấy CNQSDĐ nông nghiệp Giai đoạn 2005- 6/2009

44

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Vị trí địa lý
Sơ đồ 2.1: Quy trình cấp GCNQSDĐ theo Nghị Định 181/2004/NĐ-CP
Sơ đồ 2.2: Quy trình cấp GCNQSĐ của huyện

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC
CBĐC


:
:

Bản đồ địa chính
Cán bộ địa chính

CNXH
ĐGHC
GCNQSDĐ
GCN
HĐND
QSDĐ
SDĐ
UBND
TCĐC
TN & MT
VPĐKQSDĐ

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Chủ nghĩa xã hội
Địa giới hành chính
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận
Hội đồng nhân dân
Quyền sử dụng đât
Sử dụng đất
Ủy ban nhân dân
Tổng cục địa chính
Tài nguyên và môi trường
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất

8
34
35


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên của một quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt không thể thiếu, là một thành phần quan trọng không thể thiếu của môi trường
sống. Đất đai còn là địa bàn để phân bố các khu dân cư, xây dựng kinh tế, văn hoá, xã
hội và an ninh quốc phòng. Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất và
đời sống xã hội. Do đó, sử dụng đất đai một cách hợp lý, có hiệu quả kinh tế cao và
giữ được sự bền vững môi trường là yêu cầu khách quan đối với các quốc gia trên thế
giới.
Ở nước ta, trong những năm gần đây nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đất đai

ngày càng có giá trị. Vì vậy mà Nhà nước ta đã không ngừng tăng cường công tác
quản lý Nhà nước về đất đai nhằm đảm bảo quyền sở hữu Nhà nước về đất đai và
quyền sử dụng đất của người dân. Một trong những giải pháp đó là cấp GCNQSDĐ
cho người sử dụng đất để họ yên tâm sản xuất, ổn định đời sông. Mặt khác
GCNQSDĐ còn giúp cho cơ quan quản lý đất đai nắm chắc quỹ đất. Trước tình hình
đó để nhanh chóng khắc phục những khó khăn thì yêu cầu đặt ra ở mỗi địa phương là
phải nắm bắt những biến động về đất đai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp
GCNQSDĐ.
Mộc Hóa là huyện đang phát triển về kinh tế, chính trị, xã hội nên nhu cầu về
sử dụng đất là rất cần thiết trong đó đặc biệt là sự biến động của đất nông nghiệp của
huyện. Chính vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp ở huyện là rất cần thiết
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Để tìm hiểu
rỏ tính quan trọng, trong quá trình cấp GCNQSDĐ của tỉnh nói chung và của huyện
Mộc Hóa nói riêng, từ khi Luật đất đai 2003 ra đời và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của
Chính phủ về thi hành Luật đất đai thì công tác cấp GCNQSDĐ đã và đang được triển
khai một cách đồng bộ và có hiệu quả, đây là cơ sở để cho công tác quản lý Nhà nước
về đất đai tốt hơn. Bên cạnh đó, do áp dụng Luật mới nên công tác cấp GCNQSDĐ
cũng gặp không ít những khó khăn. Xuất phát từ những lý do trên và được sự đồng ý
của khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
em thực hiện đề tài: Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp trên địa bàn
huyện Mộc Hóa- tỉnh Long An giai đoạn 2005 – 6/2009

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá quy trình công tác cấp GCNQSDĐ.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác cấp
GCNQSDĐ theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP trên địa bàn huyện Mộc Hóa.
- Trên cơ sở kết quả thu được đề xuất hướng hoàn thiện.
 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Loại hình sử dụng đất nông nghiệp được xét để cấp GCNQSDĐ.
+ Hồ sơ đăng ký và các văn bản liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Tìm hiểu công tác cấp GCNQSDĐ nông nghiệp trên
địa bàn huyện Mộc Hóa
+ Về thời gian: Thời gian thực hiện từ tháng 01/3/2009 đến tháng
01/7/2009.
+ Giới hạn về nội dung: Đề tài chỉ nghiên cứu, tìm hiểu quy trình cấp
giấy theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP.

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

PHẦN I. TỔNG QUAN
I.1. Sơ lược công tác đăng ký đất đai
I.1.1. Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
Do chính sách cai trị của thực dân Pháp nên trong thời kỳ này tồn tại nhiều chế
độ điền thổ như:
- Nam Kỳ: Chính phủ Pháp chủ trương thiết lập chế độ bảo thủ điền thổ. Chế độ
này có sự tiến bộ là bản đồ giải thửa được đo chính xác theo phương pháp hiện đại

nhất.
- Trung Kỳ: Thời kỳ này đã có bản đồ giải thửa tỷ lệ1:20.000, sổ bộ địa chính,
sổ điền chủ bộ và tài chủ bộ. Giai đoạn này có phân ranh giới xã, cắm mốc ranh giới
thửa đất.
- Bắc Kỳ: Chế độ điền thổ và quản thủ địa chính được tiến hành vào năm 1889.
Giai đoạn 1889 – 1920 chủ yếu đo đạc lập bản đồ nhằm mục đích thu thuế.
I.1.2. Thời kỳ sau độc lập năm 1945 đến trước khi thống nhất 1975
- Năm 1945 nước ta bị chia cắt và đặc điểm về hình thái kinh tế- xã hội của hai
miền Nam - Bắc cũng khác nhau nên các quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ
cũng khác nhau.
- Miền Nam: Đặt dưới ách thống trị của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà.
Trong thời kỳ này các tỉnh phía Nam vẫn duy trì chế độ điền địa thời Pháp.
- Năm 1962 ra đời chế độ tân điền thổ. Quá trình đăng ký cấp GCNQSDĐ chủ
yếu dựa trên bản đồ giải thửa. Chủ sở hữu điền thổ xác lập quan hệ với chính quyền
qua bằng khoáng điền thổ. Nội dung bằng khoáng thể hiện khá đầy đủ thông tin về
thửa đất. Hệ thống sổ sách được lập và lưu trữ tại cơ quan địa chính, tổ chức cập nhật
khi có thay đổi nên yêu cầu pháp lý tương đối chặt chẽ, quyền sở hữu điền thổ được
coi trọng.
- Miền Bắc: Năm 1954 toàn bộ đất đô thị do người Pháp hoặc người Việt Nam
theo Pháp làm chủ đã được chuyển thành sở hữu Nhà nước. Năm 1959 ở miền Bắc
Việt Nam hiến pháp thứ hai ra đời đã quy định ba hình thức sở hữu đất đai như:
+ Sở hữu nhà nước
+ Sở hữu tư nhân
+ Sở hữu tập thể
- Từ năm 1962 đến năm 1971, đất đai thuộc sở hữu tư nhân lần lượt được
chuyển sang sở hữu tập thể và được giao cho các xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã
quản lý.

Trang 3



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

I.1.3. Thời kỳ sau thống nhất 1975 đến 1988
- Ở miền Nam, hệ thống đăng ký đất đai của Pháp vẫn được áp dụng cho đến
năm 1975 Đất nước thống nhất. Năm 1980 thực hiện hiến pháp mới thì hầu như toàn
bộ đất đai ở miền Nam đều chuyển sang sở hữu Nhà nước.
- Năm 1980, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 299/TTg về triển khai đo đạc tổng
thể toàn quốc, tổng hợp diện tích của bốn loại đất chính, phân hạng đất, định giá đất và
đăng ký đất trên diện tích được giao và lập bản đồ giải thửa. Theo Chỉ thị này, Tổng
Cục quản lý ruộng đất chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện việc đo đạc, đăng ký
và thống kê đất đai trên toàn quốc.
- Việc triển khai Chỉ thị 229/TTg kéo dài từ năm 1981 đến cuối năm 1988 mới
thực hiện được khoảng 6.500 xã. Kết quả đạt được ở các xã này còn rất nhiều hạn chế
cụ thể như: các khu dân cư nông thôn hầu hết đều đo bao, người dân tự khai báo nên
không xác định được vị trí trên bản đồ, việc cấp GCNQSDĐ vẫn chưa triển khai trong
giai đoạn này.
I.1.4. Thời kỳ 1988 đến 1993
- Sau khi Luật đất đai 1988 có hiệu lực đã quy định việc giao đất cho hợp tác
xã, tập thể, hộ gia đình cá nhân đồng thời công nhận QSDĐ lâu dài. Việc đăng ký đất
đai, cấp GCNQSDĐ trở thành nhiệm vụ bắt buộc và rất cần thiết cho việc thi hành
Luật đất đai. Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy kết quả điều tra
đo đạc và đăng ký đất đai theo Chỉ thị 299/TTg, cơ quan địa chính đã ban hành:
+ Quyết định số 201/QĐ-ĐKTK ngày 14/07/1989 về việc ban hành quy định
cấp GCNQSDĐ.
+ Thông tư số 302/TT- ĐKTK ngày 28/10/1989 hướng dẫn thi hành Quyết
định về việc cấp GCNQSDĐ.
I.1.5. Thời kỳ từ 1993 đến nay

- Luật đất đai 1993 ra đời đã khẳng định việc cấp GCNQSDĐ là một trong
những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai được Nhà nước đặc biệt quan tâm. Các
văn bản hỗ trợ cho công tác cấp giấy bao gồm:
+ Quyết định 499/QĐ-TCĐC ngày 17/07/1995 của Tổng Cục địa chính ban
hành các mẫu sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ theo dõi biến động đất
đai.
+ Thông tư 346/TT-TCĐC ngày 16/03/1998 của Tổng Cục địa chính hướng dẫn
việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ theo quy định thủ tục chặt
chẽ hơn.
+ Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 của Tổng Cục địa chính
hướng dẫn đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ.
- Luật đất đai 2003 ra đời một lần nữa đã khẳng định tầm quan trọng của đất đai
trong xã hội, và sau đó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn, bổ sung cho Luật đất đai
được ban hành như:

Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

+ Nghị định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất
đai.
+ Quyết định 24/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ.
+ Thông tư 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.
+ Nghị định 198/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về việc thu tiền sử dụng đất.
+ Thông tư 117/2004/NĐ-CP ngày 07/12/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định

198/2004/NĐ-CP.
+ Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Bộ Xây Dựng quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
I.2. Cơ sở lý luận về công tác cấp GCNQSDĐ
I.2.1. Cơ sở khoa học
1. Một số khái niệm
- Đất đai:
Đất đai bao hàm cả các yếu tố về đất và các yếu tố tự nhiên khác có ảnh hưởng
đến khả năng sử dụng hay chất lượng đất đai. Đất đai cần thiết cho bất kỳ hoạt động
nào của con người.
- Đăng ký đất đai:
Là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp GCNQSDĐ
cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà
nước và người sử dụng, làm cơ sở để Nhà nước nắm chắc, quản lý toàn bộ đất đai chặt
chẽ theo pháp luật và đảm bảo cho quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất.
- Đăng ký quyền sử dụng đất:
Là việc ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với một thửa đất xác định vào
hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Hồ sơ địa chính:
Là hệ thống tài liệu, số liệu,bản đồ,sổ sách chứa đựng những thông tin cần thiết
về mặt tự nhiên,kinh tế xã hội,pháp lý của đất đai. được thiết lập trong quá trình đo
đạc, lập bản đồ, đăng ký ban đầu, đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSDĐ.
+ Tài liệu của hồ sơ địa chính gồm:
 Bản đồ địa chính.


Bản lưu GCNQSDĐ.

 Sổ địa chính.


Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

 Sổ mục kê.
 Sổ cấp GCNQSDĐ.
 Sổ theo dõi biến động đất đai.
- Thửa đất:
Là diện tích được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc mô tả
trên hồ sơ.
- GCNQSDĐ:
Là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử
dụng đất để họ yên tâm đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các
quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật.
- Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ: Theo điều 52 của Luật đất đai 2003
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSDĐ cho tổ
chức cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
+ UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ cho hộ gia
đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở
gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ quy định tại khoản 1 Điều
này được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Chính phủ quy định điều
kiện được ủy quyền cấp GCNQSDĐ.
2. Sự cần thiết phải cấp GCNQSDĐ
- Cấp GCNQSDĐ là một đòi hỏi tất yếu khách quan của Nhà nước và người sử
dụng vì:

+ GCNQSDĐ là cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo đúng
pháp luật.
+ GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của
người sử dụng đất.
+ GCNQSDĐ là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền như: chuyển
nhượng, thế chấp, cho thuê…
3. Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ
Đăng ký cấp GCNQSDĐ làm cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu Nhà nước toàn dân
đối với đất đai.
Đăng ký cấp GCNQSDĐ là điều kiện đảm bảo cho Nhà nước nắm chắc và quản
lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ, đảm bảo cho đất đai được sử dụng
đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
Đăng ký đất đai là một nội dung quan trọng có mối quan hệ hữu cơ với các nội
dung và nhiệm vụ quản lý đất đai khác.
Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

4. Ý nghĩa của công tác cấp GCNQSDĐ
Giúp Nhà nước quản lý chặt quỹ đất. Trong chế độ XHCN, đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý và người dân chỉ được quyền sử dụng theo
đúng quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt. Điều này giúp Nhà nước quản lý chặt
chẽ quỹ đất, điều tiết được giá đất, cân bằng hạn mức đất đai của từng cá nhân, tránh
tình trạng đầu cơ đất đai. Vì vậy, GCNQSDĐ là công cụ hữu hiệu để Nhà nước quản
lý mọi đối tượng sử dụng đất, điều chỉnh các quan hệ đất đai và xử lý những trường
hợp vi phạm, khiếu nại có liên quan tới đất đai.
Xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất,

GCNQSDĐ là chứng thư pháp lý chứng minh quyền sử dụng đất của người sử dụng
đất, qua đó người sử dụng đất thực hiện những quyền mà pháp luật công nhận như:
chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, thừa kế, cho thuê…do đó, góp phần thúc đẩy thị
trường bất động sản phát triển lành mạnh, đúng pháp luật.
Góp phần giải quyết có hiệu quả tranh chấp đất đai, đồng thời hạn chế tranh
chấp đất đai. Đất đai luôn là vấn đề sôi động, người sử dụng đất luôn muốn lợi về
mình, vì vậy tình trạng tranh chấp luôn xảy ra. Cho thấy GCNQSDĐ la chứng thư
pháp lý công nhận QSDĐ hợp pháp của người sử dụng đất, khi người sử dụng đất có
GCNQSDĐ đồng nghĩa với việc sử dụng đất của riêng mình.
I.2.2 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật đất đai;
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về
phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Thông tư 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/04/2005 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường hướng dẫn một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của
Chính phủ về thi hành Luật đất đai;
- Quyết định 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường quy định về chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ;
- Quyết định số 3143/2003 QĐ.UB ngày 12/9/2003 về việc quy định khung giá
các loại đất trên địa bàn tỉnh Long An;
- Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của chính phủ về phương pháp
xác định giá đất và khung giá các loại đất;
- Quyết định 312/UB.ND ngày 02/02/2007 hướng dẫn thu phí đo đạc phục vụ
công tác cấp GCNQSDĐ;

Trang 7



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

I.2.3 Cơ sở thực tiễn
- Công tác cấp GCNQSDĐ giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất, đồng thời
giúp cân bằng và định hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
- Việc cấp GCNQSDĐ giúp người dân yên tâm đầu tư trên mảnh đất của mình
để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
- GCNQSDĐ là cán cân xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và
người sử dụng đất.
- GCNQSDĐ là cơ sở pháp lý giúp giải quyết tranh chấp khiếu kiện về đất đai.
- Do vậy công tác cấp GCNQSDĐ có ý nghĩa rất quan trọng, đây là một trong
những cơ sở để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai.
I.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.3.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý

Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

Mộc Hóa là huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Long An có tọa độ địa lý là 1002’ –
12019’ vĩ độ Bắc và 105030’ – 106059’ kinh độ Đông, cách thị xã Tân An khoảng 70
km, không chỉ là trung tâm chính trị - hành chính – kinh tế cấp huyện, về mặt địa lý

Mộc Hóa còn là trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười thông qua một số công trình cụ
thể trên địa bàn huyện như: Khu dược liệu Đồng Tháp Mười vừa cung cấp dược liệu
cho ngành y tế vừa là điểm du lịch sinh thái, Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Đồng
Tháp Mười, Bệnh viện đa khoa của huyện đồng thời là bệnh viện khu vực. Diện tích
tự nhiên của huyện theo kết quả thống kê đất đai năm là 50.192,45 ha gồm 01 thị trấn
và 12 xã.
2. Địa hình
Bảng 1: Thống kê diện tích theo độ cao, độ sâu và thời gian ngập
Độ cao

Độ sâu ngập

Thời gian ngập

Diện tích

Tỷ lệ

(m)

(m)

(tháng)

(ha)

(%)

3- 4
1 -2

<1

34.131
11.762
3.775
614
50.192,45

68,01
23,43
7,42
1,14
100,00

<0,6-1,1
1,2-1,6
1,7- 3,2

1,2- 1,5
1- 1,2
<1
Sông, rạch
Tổng diện tích

(Nguồn: Phòng TN & MT huyện Mộc Hóa )
Nhìn chung Mộc Hóa có địa hình bằng phẳng, thấp, địa hình có mối quan hệ
chặt chẽ với độ sâu và thời gian ngập lũ. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ
Bắc xuống Nam, thoải theo hướng từ biên giới Campuchia về sôngVàm Cỏ Tây, phân
bố ở các xã phía Bắc và phía Tây của huyện.
+ Vùng ngập nông có thời gian ngập dưới một tháng, diện tích ngập là 3.775

ha chiếm 7,42% diện tích tự nhiên của huyện.
+ Vùng ngập trung bình thời gian ngập từ 1-2 tháng diện tích ngập là 11.762
ha, chiếm 23,43% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở các xã giáp ranh
huyện.
+ Vùng ngập sâu, thời gian ngập từ 3-4 tháng, diện tích ngập là 34.134 ha
chiếm 68,01% diện tích tự nhiên của toàn huyện phân bố ở các xã phía Nam
và Tây Nam của huyện.
3. Khí hậu và thủy văn
a. Khí hậu
Mộc Hóa là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao
đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, số giờ nắng chiếu khoảng 2.622 giờ/năm, bình quân
7,2 giờ/ngày và chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa khô số giờ chiếu sáng từ 8-9 giờ/ngày.
Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

+ Mùa mưa số giờ chiếu sáng từ 5-6 giờ/ngày.
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.300- 1.600 mm và chia thành 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, tập trung cao nhất vào tháng 9 và
tháng 10 với lượng mưa chiếm từ 92- 94 % tổng lượng mưa bình quân hàng
năm.
+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau thấp nhất vào tháng 1 cao
nhất vào tháng 3 chiếm từ 45 – 75% tổng lượng mưa bình quân hàng năm.
Nhiệt độ trung bình của huyện là 27,30C, nhiệt độ thấp nhất là 160C, nhiệt độ
cao nhất là 280C.
Bức xạ mặt trời cao và ổn định, tổng lượng bức xạ từ 156-160 kcal/cm2/năm.

Độ ẩm trung bình là 81 %, cao nhất là 85 % và thấp nhất là 76 %.
Gió chủ yếu trong năm là gió mùa Tây Nam, từ tháng 5 đến tháng 10 và gió
mùa Đông Bắc từ tháng 1 đến tháng 4, tốc độ gió trung bình từ 2-2,5 m/s.
b. Thủy văn
Mộc Hóa là huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng của
lũ lụt là một trong những huyện chịu ảnh hưởng nặng của toàn tỉnh, chu kỳ của lũ lớn
và có xu hướng giảm dần về thời gian, trong đó lũ có tính lịch sử là năm 2000 đã gây
thiệt hại nặng nề cho huyện về các mặt trong đó:
+ Về sản xuất nông nghiệp, diện tích lúa bị ngập là 4.444 ha, trong đó lúa
mất trắng là 3.417 ha, hoa màu và cây ăn trái bị ngập 582 ha.
+ Về kết cấu hạ tầng giao thông có 46,8 km đường huyện, 52 km đường nông
thôn bị ngập và làm hư hỏng 85 cây cầu.
+ Tổng giá trị thiệt hại rất lớn khoảng 59,5 tỷ đồng
Thủy triều của huyện chịu ảnh hưởng của thủy triều biển đông theo chế độ bán
nhật triều không đều, có hai đỉnh triều đỉnh triều lớn nhất vào tháng 12 và nhỏ nhất
vào tháng 4 và tháng 5. Cùng với hệ thống các sông lớn của huyện như:
+ Sông Tiền nằm về phía Tây của huyện với lưu lượng mùa khô là 270 m3/s,
mùa lũ 16.500 m3/s có nguồn nước dồi dào nhưng do nằm xa huyện nên cho
lượng nước không cao, ít phù sa vào mùa mưa và hay bị chua.
+ Sông Vàm Cỏ Tây cắt ngang trung tâm huyện theo hướng từ Tây Bắc
xuống Đông Nam lưu lượng mùa khô là 93 m3/s, mùa lũ đạt 580 m3/s đây là
trục sông chính của huyện có vai trò hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến
tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện.
I.3.2. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất đai
Các loại đất trên địa bàn toàn huyện được hình thành trên hai loại trầm tích:
trầm tích phù sa non trẻ (Holocene) và trầm tích phù sa cổ (Pleistocene). Trong đó chủ
yếu là trầm tích phù sa cổ.
Mẫu chất phù sa cổ bao trùm khoảng 58,2 % diện tích tự nhiên, nền móng của
khu vực hầu hết là mẫu chất phù sa cổ, nhưng đã bị trầm tích Holocene nhấn chìm

Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

chiếm một diện tích không nhỏ. Mẫu chất này có tầng dày từ 2-3 đến 5-7 mét. Cấp hạt
thường thô, tạo cho đất có cấp hạt là chủ yếu (cát, cát pha, thịt nhẹ và thịt trung bình),
phần lớn đất hình thành trên phù sa cổ thuộc nhóm đất xám bị rửa trôi, chua và hoạt
tính thấp.
Trầm tích Holocene bao phủ khoảng 41,8 % diện tích tự nhiên của huyện, nó
được phủ trùm lên trầm tích phù sa cổ. Đặc trưng cơ bản của đơn vị trầm tích này là sự
có mặt của Sulfidic, vật liệu chủ yếu hình thành đất phèn, trong điều kiện yếm khí
chiếm ưu thế và sự ngập lụt đều đặn theo chu kỳ của nước lợ, với tốc độ bồi tích chậm
và sự có mặt của thực biển trên trầm tích này hình thành các loại đất phèn.
Ngoài ra còn có trầm tích không chia Proluvi ( PQIV ) thường phân bố bao
quanh các khối phù sa cổ hoặc nơi phù sa cổ lộ ra gần mặt đất, địa hình khu vực cao
khoảng 2-3 mét.
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất trên địa bàn huyện tỷ lệ 1:25000,
năm 2000 cho thấy toàn huyện có hai nhóm đất chính và có 9 đơn vị bản đồ tương ứng
trong đó nhóm đất xám có diện tích là 29.183 ha chiếm 58,14 % diện tích tự nhiên, còn
nhóm đất phèn có diện tích là 20.484 ha chiếm 40,81 % diện tích tự nhiên.
Bảng 2: Bảng phân loại đất huyện Mộc Hóa năm 2000

hiệu

Tên đất
Việt Nam


20.484,14

40,73

2.570,85

5,11

Sp1

1.347,29

2,67

Sp2

1.223,56

2,43

17.913,29

35,62

Proto-Epiorthithionic Sj1p
Fluvisols

8.077,68

16,06


Endo-Orthithionic
Fluvisols
ProtoEndoorthithionic
Fluvisols

Sj2

2.969,98

5,91

Sj2p

6.865,63

13,65

29.182,39

59,27

530,47

1,05

17.949,60

35,69


1.257,46

2,50

I.1Đất phèn tiềm tàng
I.1.1. Đất phèn tiềm tàng Epi-Protothionic
nông
Fluvisols
I.1.2. Đất phèn tiềm tàng Endo-Protothionic
sâu
Fluvisols
I.2 Đất phèn hoạt động

II/ Đất xám
II.1. Đất xám điển hình
II.2. Đất xám loang lỗ
II.3. Đất xám gley

Tỷ lệ
(%)

Theo ( WRB )

I/ Đất phèn

I.2.1. Đất phèn hoạt động
nông trên nền phèn tiềm
tàng
I.2.2. Đất phèn hoạt động
sâu

I.2.3. Đất phèn hoạt động
sâu trên nền phèn tiềm tàng

Diện tích
(ha)

OrthiHaplic X
Acrisols
VetiPlinthic Xf
Acrisols
Umbri-Gleyic
Xg
Acrisols
Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất Đai

II.4. Đất xám nhiển phèn

SVTH: Lê Minh Nhựt

HypothioniAcrisols

Gleyic Xs

Tổng

9.445,43


18,78

50.182,91

100,00

( Nguồn: Phòng TN & MT huyện Mộc Hóa )
a. Nhóm đất xám Có 4 đơn vị bản đồ đất:
+ Đất xám điển hình
+ Đất xám có tầng loang lỗ đỏ vàng
+ Đất xám gley
+ Đất xám nhiễm phèn
Nhóm đất xám có diện tích là 29.182,39 ha chiếm 59,27 % diện tích tự nhiên,
phân bố ở hầu hết các xã trong huyện điển hình như: thị trấn Mộc Hóa 1.157 ha, xã
Thạnh Trị 3.197,8 ha, xã Bình Hiệp 3.191 ha, xã Bình Hòa Tây 4.524 ha, xã Bình Hòa
Đông 1.325 ha, xã Tuyên Thạnh 4.199 ha, xã Bình Phong Thạnh 1.087,41ha, xã Bình
Hòa Trung 2.253 ha, xã Bình Tân 1.311 ha, xã Thạnh Hưng 2.269 ha, xã Bình Thạnh
4.865 ha.
Các đất xám đều hình thành trên mẫu chất phù xa cổ nên nhìn chung có thành
phần cơ giới nhẹ (thịt nhẹ, thịt pha cát), độ phì nhiêu thấp kể cả các chỉ số về (mùn,
đạm, lân và kali).
Tuy chất lượng đất xám không cao nhưng được sử dụng khá đa dạng, những nơi
có địa hình thấp có khả năng sử dụng trồng lúa và đay… những nơi có địa hình cao
thoát nước tốt có khả năng trồng các cây hoa màu cạn hoặc luân canh lúa màu 2-3 vụ
trong năm.
b. Nhóm đất phèn Có 5 đơn vị bản đồ đất:
Nhóm đất phèn có diện tích là 20.484,14 ha, chiếm 40,73 % diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở dọc sông Vàm Cỏ Tây và các xã Phía Nam của huyện điển hình
như: thị trấn Mộc Hóa 577 ha , xã Bình Hòa Đông 1.766 ha, xã Tân Lập 5.317,14 ha,
xã Bình Phong Thạnh 3.554 ha, xã Bình Hòa Trung 1.303 ha, xã Thạnh Hưng 4.401

ha, xã Tân Thành 3.566 ha.
Phân loại đất phèn căn cứ vào tầng sinh phèn, tầng phèn và độ sâu xuất hiện của
chúng trong tầng đất. Căn cứ vào độ sâu của tầng phèn để tách các đơn vị phèn như
sau:
+ Tầng jarosite xuất hiện từ 0-50 cm kể từ tầng đất mặt gọi là đất phèn hoạt
động nông.
+ Tầng jarosite xuất hiện từ 50 cm trở xuống gọi là đất phèn hoạt động sâu.
Các đất phèn nhìn chung có độ phì cao kể cả mùn, đạm , kali, tuy vậy đất phèn
có trị số pH rất thấp, hàm lượng S0-4 nhìn chung cao từ (>0,15-0,25 %). Đặc biệt là các
ion Fe+3 và Al+3 gây độc hại cho cây trồng.

Trang 12


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

Vấn đề sử dụng đất phèn trong nông nghiệp của huyện phụ thuộc vào khả năng
cung cấp nước ngọt trong mùa khô đặc biệt rất thích nghi với trồng lúa và trồng tràm,
khóm, mía, đay… cho năng xuất cao.
2. Tài nguyên nước
a. Tài nguyên nước mặt
Nguồn nước khá dồi dào xong phân bố không đồng đều cả về số lượng và chất
lượng thừa nước trong mùa lũ và thiếu nước trong mùa khô, nguồn nước mặt chủ yếu
phụ thuộc vào 2 nguồn chính là nước mưa và nước sông kênh rạch với hệ thống sông
Vàm Cỏ Tây có lưu lượng mùa khô 93m3/s, mùa mưa và lũ khoảng 580m3/s, đây là
trục thoát chính cho toàn khu vực cho mùa mưa lũ còn trong mùa khô là trục dẫn nước
từ sông Tiền bổ sung qua rạch Cái Cỏ, kênh Hồng Ngự, Tân Thành - Lò Gạch cùng
với mạng lưới kênh rạch khá dày đặc cung cấp nước phục vụ nhu cầu sử dụng nước

trong sinh hoạt, cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của huyện.
b. Tài nguyên nước ngầm
Nguồn nước khá phong phú nhưng sử dụng còn hạn chế do phải khai thác ở
mức sâu được biểu hiện qua hai tầng điển hình sau.
 Tầng 1: Phân bố ở độ sâu từ 50-200 m gồm các tầng chứa nước loang lỗ thuộc
các trầm tích Holocene (QIV), Pleistocen và Pleitocen(QI) chất lượng nước
kém đến trung bình, độ pH của nước ngầm nhỏ hơn 4 nên có vị chua nhiều chất
sắt không sử dụng được cho sinh hoạt .
 Tầng 2: Phân bố ở độ sâu từ 250- 400 m gồm các tầng trầm tích Pliocen (N22)
và (N21) và trầm tích Micocen (N23) phân bố trên toàn vùng khả năng trữ nước
trung bình, chất lượng nước tốt, có thể sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp,
độ sâu khai thác từ 280 m đến 320 m giá thành khai thác khá cao.
 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên thiên của huyện
a. Lợi thế:
 Mộc Hóa ở vào vị trí trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười trong lịch sử
cung như trong tương lai. Mộc Hóa có hệ thống giao thông đa dạng (
giao thông bộ có “quốc lộ 62 tương lai có quốc lộ N1”, giao thông thủy”
sông Vàm Cỏ Tây, kênh 79 ), là đầu mối giao thông kết nối với các
huyện trong và ngoài tỉnh với phạm vi bán kính từ 40–75 km như:(Thành
Phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Campuchia, Đồng Tháp, Tiền Giang, Thị
Xã Tân An, Đức Hòa…).
 Cùng với lợi thế về vị trí và hệ thống giao thông đa dạng Mộc Hóa còn
có nguồn tài nguyên phong phú như: tài nguyên nước mặt có hệ thống
sông Vàm Cỏ Tây, kênh 79, kênh 61, ngoài ra mỗi năm có từ 1- 4 tháng
nước ngập mang nguồn phù sa và nguồn lợi thủy sản thuận lợi cho việc
phát triển trong nuôi trồng thủy sản và nước tưới cho sản xuất nông
nghiệp, tài nguyên nước ngầm có trữ lượng đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt
và sản xuất cho công nghiệp tuy nhiên để có lượng nước tốt cần phải

Trang 13



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

khoan sâu từ 280 m – 350 m là nguồn bổ sung quan trọng cần được khai
thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm.
 Đất đai màu mỡ và có độ phì cao thích hợp cho phát triển nông nghiệp
chuyên sâu cùng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Việc hình
thành vùng chuyên canh sẽ phát huy được tiềm năng đất đai, tăng năng
suất và chất lượng nông sản.
 Khí hậu thuận lợi tạo điều kiện để phát triển cây trồng đặc biệt là trồng
lúa.
b. Khó khăn:
 Mùa khô kéo dài làm cạn kiệt nguồn nước mặt.
 Thừa nước trong mùa lũ thiếu nước trong mùa khô.
 Mùa mưa kéo dài tập trung vào tháng 9 tháng 10.
 Khả năng sử dụng nước ngầm của huyện còn hạn chế.
I.3.3. Tình hình phát triển kinh tế xã hội
1. Tăng trưởng kinh tế
Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp
hóa hiện đại hóa. Hiện nay nền kinh tế huyện đã tương đối đi vào thế ổn định với tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá cao đã từng bước hòa nhập và phát triển kinh tế thị trường.
Tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2005 đạt 7,1 %. Năm 2008 tăng trưởng kinh kế đạt
9,1 %, sản lượng lương thực đạt 271.863 tấn mức cao nhất từ trước đến nay, bình quân
lương thực đầu người là 3.700kg/năm. Thu ngân sách năm 2008 tăng đạt mức 25 tỷ
đồng đạt 105% chỉ tiêu kế hoạch. Cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch đúng
hướng trong đó khu vực I chiếm tỷ trọng 66,6 % (giảm 1,4 %), khu vực II chiếm 6,7 %
( tăng 0,1 %) và khu vực III chiếm tỷ trọng 26,6 % (tăng 1,4%), thu nhập bình quân

đầu người là 11,2 triệu đồng/năm tăng 3,1 triệu đồng so với năm 2005.
Nền kinh tế của huyện chủ yếu là các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Năm 2008 giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản là 436,45 tỷ
đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất.
 Nông nghiệp: 392,30 tỷ đồng chiếm 89,88% tổng giá trị
 Lâm nghiệp: 18,88 tỷ đồng chiếm 4,33% tổng giá trị
 Thủy sản:
25,27 tỷ đồng chiếm 5,79% tổng giá trị

Trang 14


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

Biểu đồ 1: Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản
2. Tình hình phát triển các ngành
2.1. Ngành nông nghiệp
a. Trồng trọt
Diện tích trồng trọt là 48.107,5 ha, chiếm 86 % so với tổng diện tích cây gieo
trồng hằng năm. Có các loại cây trồng chính như lúa, màu ( bắp, rau, đậu…) và các
loại cây ngắn ngày khác như đậu phộng, mía, đậu nành, dưa hấu, rau…
Bảng 3: Diện tích – năng suất – sản lượng trồng trọt huyện năm 2008
Stt Cây trồng

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)


Sản lượng (tấn)

1 I.Lúa (cả năm)

47.403,00

5,06

239.859

2 I.1.Lúa đông xuân

31.140,00

5,96

185.594

3 I.2.Lúa hè thu

16.263,00

3,33

54.156

68,00

9,91


674

636,50

19,10

12.157

4 II.Rau , đậu các loại
5 III.Dưa hấu

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 huyện Mộc Hóa)
Qua bảng 3 cho thấy:
Cây lương thực (lúa) là cây trồng chính của huyện với diện tích là 47.403 ha
đạt sản lượng 239.859 tấn, có thể xem Mộc Hóa là vùng có diện tích trồng lúa và là
vùng cung cấp sản lượng lúa tương đối lớn so với toàn tỉnh. Ngoài ra rau thực phẩm,
đậu các loại, đặc biệt là dưa hấu có tổng diện tích là 636,5 ha là cây trồng chiếm tỷ
trọng đáng kể trong cơ cấu diện tích gieo trồng cây hằng năm của huyện.
b. Chăn Nuôi
Theo kết quả thống kê tính đến năm 2008 đàn heo của huyện là 17.606 con
tăng 22,31 % so với năm 2007, đàn bò tăng 15,75 % đạt 4.983 con, đàn dê tăng 1,76 %
đạt 311 con, đàn gà vịt 86.938 con giảm 22,64 %, trâu 132 con tăng 0,3 %.
Trang 15


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Minh Nhựt

Chăn nuôi ở Mộc Hóa có nhiều tiềm năng và đã có một số mô hình chăn nuôi

ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả, xong cũng cho thấy bên cạnh những kết quả
đạt được còn có nhiều tồn tại yếu kém cụ thể như: (thiếu các dự án đầu tư phát triển
chăn nuôi, thị trường đầu ra và đầu vào luôn biến động, năng lực trình độ của các cán
bộ và cơ quan còn nhiều bất cập…).
c. Lâm Nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện nay là 5.843,93 ha, trong đó rừng sản
xuất là 5.043,93 ha , rừng đặc dụng 800 ha.
Công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ở Mộc Hóa làm khá tốt, rất ít để
xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, không để xảy ra cháy rừng. Việc phối hợp chặt
chẽ giữa kiểm lâm, cán bộ quản lý rừng phòng hộ với chính quyền và người dân địa
phương (xã, ấp) đã đem lại kết quả đáng ghi nhận.
d. Thủy Sản
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 133,1ha chủ yếu là nuôi cá và
ươm giống thủy sản, sản lượng đạt được 2.741 tấn trong đó sản lượng khai thác là 294
tấn, còn nuôi trồng đạt 2.447 tấn.
2.2. Ngành thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp
Thương mại - dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp cũng là một trong những ngành
mũi nhọn của huyện. Năm 2008 tổng giá trị đóng vào ngân sách Nhà nước của ngành
thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp là 2.820 triệu đồng chiếm 91,76% tổng
thu ngân sách. Xong nhìn chung ngành cũng chưa phát triển, hầu hết là thương mại
dịch vụ các mặt hàng tiêu dùng và nguyên liệu nông nghiệp với quy mô nhỏ và tiểu
thủ công nghiệp chủ yếu là xay xát, cơ khí và sửa chữa máy công cụ. Chưa phát triển
các khu thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn và tập trung.
3. Các vấn đề về xã hội
a. Đặc điểm dân số
Bảng 4: Tình hình dân số ở nông thôn và thành thị của huyện Mộc Hóa năm 2008
Chỉ tiêu

Số nhân khẩu


Tỉ lệ ( % )

Nông thôn

49.226

74,58

Thành thị

16.771

25,42

Tổng

65.997

100,00

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008 huyện Mộc Hóa)
Theo số liệu tổng hợp từ các xã trên địa bàn huyện đến năm 2008 dân số của
huyện là 65.997 trong tổng số có 49.226 nhân khẩu ở nông thôn, chiếm 74,58% và
16.771 nhân khẩu sống ở đô thị chiếm 25,42%. Tổng số hộ là 14.142 hộ, bình quân là
4,7 người trên hộ. Mật độ dân số là 131 người/ km2. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là
1,17%.
Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lê Minh Nhựt

Nhìn chung dân số phân bố không điều, phân bố chủ yếu ở các vùng nông
thôn. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở nông thôn làm trong ngành nông nghiệp là
chủ yếu.
Bảng 5: Dân số phân theo đơn vị hành chính của huyện Mộc Hóa năm 2008
Stt

Xã, Thị trấn

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

tư nhiên (km2)

(người)

(người/km2)

1

Thị Trấn Mộc Hóa

17,52

16.806


1.016

2

Xã Thạnh Trị

32,78

2.350

73

3

Xã Bình Hiệp

31,44

6.679

216

4

Xã Bình Hòa Tây

45,33

4.660


103

5

Xã Bình Hòa Đông

32,28

3.665

114

6

Xã Tuyên Thạnh

42,60

8.278

194

7

Xã Tân Lập

53,19

4.785


89

8

Xã Bình Phong Thạnh

46,25

4.374

95

9

Xã Bình Hòa Trung

36,45

3.791

104

10

Xã Bình Tân

13,28

2.286


172

11

Xã Thạnh Hưng

66,63

4.465

67

12

Xã Tân Thành

35,47

3.778

106

13

Xã Bình Thạnh

48,65

2.079


43

501,87

65.997

131

Toàn huyện

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Mộc Hóa năm 2008)
 Mối quan hệ giữa dân số và vấn đề sử dụng đất
Mộc Hóa là huyện đất rộng người thưa. Bình quân đất nông nghiệp vào
loại rất cao, bình quân đất ở và đất chuyên dùng vào loại thấp. Cho thấy vấn đề
dân số của huyện so với toàn tỉnh chưa gây sức ép mạnh mẽ trong sử dụng đất.
+ Bình quân đất nông nghiệp vào loại rất cao 5.535 m2/người, gấp hơn 2 lần
toàn tỉnh và gấp hơn 3 lần vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trang 17


×