Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2 TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 200562009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.62 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2
TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005-6/2009

SVTH
MSSV
LỚP
KHOÁ
NGÀNH

: LÊ THỊ HOÀN
: 05134169
DH05QL
: 2005 - 2009
: Quản lý đất đai.

TP Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2009.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

LÊ THỊ HOÀN


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH
SỬ DỤNG ĐÂT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 2
TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2005 - 6/2009

Giáo viên hướng dẫn: Ths Trần Duy Hùng
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)

- Tháng7 năm 2009-


LỜI CẢM ƠN
Con xin thành kính khắc công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha
mẹ.
Em xin khắc ghi sự quan tâm và lo lắng của người anh trai đầy kính
yêu.
Em xin ghi nhớ và tỏ lòng biết ơn tới:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
- Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản.
- Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô đã tận tình giảng
dạy, đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu
trong thời gian qua làm hành trang cho em bước vào đời.
- Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trần Duy Hùng giảng viên
khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã tận tình hướng dẫn em để em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn tới:
- Sự quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ của lãnh đạo và các anh chị công
tác tại UBND và Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận 2 đã tạo điều kiện
cho em thu thập số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập tại cơ quan.
- Các thành viên của lớp Quản lý đất đai khóa 31 đã luôn giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập.

- Tôi cũng cảm ơn bạn bè thân thiết, các bạn sống cùng khu trọ,…
đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian qua.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu ngắn, kiến thức còn hạn chế,
khả năng lý luận còn kém nên đề tài nghiên cứu chưa thật đầy đủ và sâu
sắc. Do đó bài luận văn không tránh được những sai xót, kính mong các
thầy cô cùng bạn bè đóng góp những ý kiến để luận văn được hoàn thiện
hơn.
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Hoàn


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hoàn, khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản,
trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn
quận 2, TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2005-6/2009”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths Trần Duy Hùng. Giảng viên khoa Quản Lý Đất Đai
trường DDH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Quận 2 là một quận nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, cách
trung tâm Thành phố khoảng 300 mét hướng qua sông Sài Gòn. Phía Bắc giáp quận
Thủ Đức; phía Nam giáp Quận 7 (qua sông Sài Gòn); phía Tây giáp Quận 4, Quận 1
và quận Bình Thạnh; phía Đông giáp Quận 9. Với diện tích tự nhiên 5.027,0898 ha
được bao quanh bởi hai sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố, có vị trí thuận lợi để phát triển công
nghiệp, phát triển đô thị, làm giảm bớt áp lực về dân cư cho nội thành. Vì vậy nhu cầu
sử dụng đất trên địa bàn quận ngày càng gia tăng, đặc biệt là đất ở và đất chuyên dùng
nên tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận diễn ra mạnh mẽ. Tìm
hiểu quy trình chuyển mục đích sử dụng đất nhằm có những hiểu biết để đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đất đai là vấn đề cần thiết.

Bằng nhiều phương pháp đã sử dụng đề tài đánh giá tình hình chuyển mục đích
sử dụng đất thực tế tại địa phương nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn của công
tác chuyển mục đích sử dụng đất và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác
này. Kết quả thu được sau khi thực hiện như sau: Tình hình chuyển mục đích sử dụng
đất trên địa bàn quận 2 ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Lượng hồ sơ năm sau cao hơn
năm trước. Tổng lượng hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trong giai đoạn 20053/2006 là 553 hồ sơ chuyển mục đích làm nhà ở. Quận 2 được quy hoạch để phát triển
các dự án về nhà ở, các khu dịch vụ, sân golf, mở rộng đường,…. Mặc dù lượng hồ sơ
xin chuyển mục đích làm nhà ở không cao nhưng diện tích chuyển mục đích sử dụng
đất tại quận là rất lớn. Tính tới thời điểm 3/2009 trên địa bàn quận 2 có 181 dự án đang
triển khai và chờ triển khai.
Hiện nay Phòng Tài Nguyên Môi Trường quận 2 đang tiếp nhận và giải quyết
hồ sơ theo hình thức một cửa. Ngày 1/4/2009 Văn Phòng Đăng Ký Quyền Sử Dụng
Đất được thành lập nhằm thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn quận
được chặt chẽ hơn.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang 1

PHẦN 1: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.2. Cơ sở pháp lý
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1 Lịch sử hình thành
I.2.2 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
I.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

I.3 Nội dung, phương pháp nghiên cứu
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu

3
3
3
8
8
10
10
10
19
19
19
20

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

21

II.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai và tình hình lập, thực hiện QHĐT
II.1.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai
II.1.2 Tình hình lập, thực hiện quy hoạch đô thị
II.2 Hiện trạng sử dụng đất
II.2.1 Theo mục đích sử dụng
II.3.2: Theo đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý
II.3 Đánh giá tình hình CMĐSDĐ trên địa bàn quận 2 giai đoạn 2005-6/2009
II.3.1 Trình tự, thủ tục CMĐSDĐ theo Luật đất đai 2003
II.3.2 Quy trình chuyển mục đích sử dụng đất tại quận 2

II.3.3 Tình hình CMĐSDĐ trên địa bàn quận 2 giai đoạn 2005-6/2009
II.3.4 Các yếu tố liên quan tới chuyển mục đích sử dụng đất
II.3.5 Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất bất hợp pháp
II.3.6 Nguyên nhân chuyển mục đích sử dụng đất
II.3.7 Tình hình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế-xã hội sau khi CMĐSDĐ
II.4 Những vấn đề rút ra từ công tác CMĐSDĐ trên địa bàn quận 2

KẾT LUẬN

21
21
26
26
27
29
31
31
34
40
51
52
53
53
53

55


DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG


Bảng 1: Dân số các phường trên địa bàn quận thời điểm tháng 4/2009
Bảng 2: Diện tích đất tự nhiên của Quận chia theo ranh giới hành chính
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2008
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2008
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2008
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng sử dụng
Bảng 7: Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý
Bảng 8: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất năm 2005
Bảng 9: Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng đất năm 2005
Bảng 10 : Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất năm 2006
Bảng 11: Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng đất năm 2006
Bảng 12: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất năm 2007
Bảng 13: Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng đất năm 2007
Bảng 14: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất năm 2008
Bảng 15: Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng đất năm 2008
Bảng 16: Kết quả chuyển mục đích sử dụng đất quý I năm 2009
Bảng 17: Kết quả CMĐSDĐ qua các năm giai đoạn 2005-3/2009
Bảng 18: Diện tích CMĐSDĐ qua các năm giai đoạn năm 2005-3/2009

Trang
18
21
26
27
28
30
31
40
41

42
43
44
45
46
47
48
49
50

BIỂU
Biểu đồ 1: Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng
Biểu đồ 2: Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất qua các năm

27
49

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Quy trình CMĐSDĐ không phải xin phép
Sơ đồ 2: Quy trình CMĐSDĐ phải xin phép

32
33


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

TP
ĐH
CNXH

UBND
QSDĐ
GCNQSDĐ,GCN
CMĐSDĐ
TN – MT
VPĐKQSDĐ
GD-CN
P.QLĐT

Thành phố
Đại học
Chủ nghĩa xã hội
Ủy ban nhân dân
Quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chuyển mục đích sử dụng đất
Tài nguyên môi trường
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
Gia đình, cá nhân
Phòng Quản Lý Đô Thị


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, nước ta đang bước vào con đường hội nhập, có tốc độ tăng trưởng
kinh tế khá nhanh và dân số ngày càng tăng nên nhu cầu về đất đai là rất lớn. Những
chính sách quản lý Nhà nước về đất đai luôn được sự quan tâm theo dõi của người dân,

nhất là những quy định liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng đất.
Quản lý và sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai là mục tiêu quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Luật đất đai được Quốc hội thông qua
ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 đã quy định chế độ quản lý,
sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và khoa
học của cả nước, là đầu mối giao thông, liên lạc trong nước và quốc tế, là nơi thu hút
vốn đầu tư trong nước cũng như nước ngoài vào Việt Nam nói chung và vùng Nam Bộ
nói riêng. Vì thế nhu cầu về nhà ở về đất ở ngày càng tăng lên. Nhằm giải quyết các
vấn đề về nhà ở và những nhu cầu sử dụng đất khác, những năm gần đây TP Hồ Chí
Minh đã có chủ trương mở rộng và đô thị hoá các quận huyện ngoại thành.
Thành phố còn là cầu nối giữa 2 vùng kinh tế lớn: Vùng kinh tế Đồng bằng
sông Cửu Long và Vùng kinh tế Đông Nam Bộ, nên thuận lợi cho việc giao lưu phát
triển kinh tế. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, chuẩn bị nguồn đất đai, nguồn nhân lực,…
là những công việc hết sức quan trong để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài
nhằm mục đích phát triển kinh tế, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước, đưa đất nước tiến lên con đường CNXH. Cùng chung với các quận khác của
thành phố, Quận 2 cần có một quỹ đất để đáp ứng nhu cầu nêu trên.
Quận 2 được quy hoạch là quận gắn liền mật thiết với quận 1, là trung tâm tài
chính, thương mại, dịch vụ quốc tế… mang tầm chiến lược trong sự phát triển của TP
Hồ Chí Minh. Bên cạnh những thuận lợi như định hướng đúng còn những thuận lợi
như: có vị trí, có tiềm năng đất đai, cảnh quan thiên nhiên….
Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận 2 đang diễn ra rất
mạnh mẽ. Số lượng hồ sơ xin chuyển mục đích và diện tích chuyển mục đích năm sau
luôn cao hơn năm trước. Cũng chính vì số lượng chuyển mục đích nhiều như vậy nên
tình hình diễn ra phức tạp.
Xuất phất từ những vấn đề trên được sự đồng ý của phòng Tài Nguyên và Môi
Trường quận 2, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và sự phân công của khoa Quản
Lý Đất Đai và Bất Động Sản trường ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh chúng tôi thực
hiện đề tài: “Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận 2

TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2005–6/2009”.

Trang 1


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
Đánh giá tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận 2 TP Hồ Chí
Minh giai đoạn 2005 – 2008.
Điều tra thu thập đầy đủ số liệu chuyển mục đích sử dụng đất ở các phường trên
địa bàn quận 2. Phân tích đánh giá số liệu đã thu thập để thấy được thực trạng chuyển
mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận.
Phân tích đánh giá những thuận lợi và vướng mắc trong các quy định của Chính
Phủ, Thành Phố và Quận, đồng thời nêu ra được những tồn tại trong quy trình giải
quyết thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất ở quận 2.
Đề xuất hướng hoàn thiện quy trình và trình tự thủ tục hợp lý trong việc chuyển
mục đích sử dụng đất, đảm bảo đúng pháp luật, cập nhật, quản lý được đất đai và đơn
giản trong thủ tục hành chính.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn quận 2 TP Hồ Chí Minh
giai đoạn 2005 – 6/2009.
Các văn bản pháp luật liên quan tới vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: đề tài nghiên cứu quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa
bàn quận 2 TP Hồ Chí Minh.
Thời gian: nghiên cứu tình hình chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 20056/2009.


Trang 2


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
I.1.1 Cơ sở khoa học:
1. Các khái niệm:
- Đất đai: là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện
tồn tại và phát triển của mỗi con người và các sinh vật trên đất. Đất đai là nguồn của
cải, là nguồn lực, là một tài sản cố định hoặc một đầu tư cố định. Đất đai có thể hiểu
như là sự bảo đảm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính như là sự chuyển nhượng của
cải qua các thế hệ và nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng.
- Giá đất: là sự biểu hiện bằng tiền của một diện tích đất do Nhà nước quy định
hoặc do người chuyển nhượng QSDĐ và người chuyển nhượng tự thoả thuận với nhau
tại một thời điểm xác định.
- Bảng giá : trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ quy định UBND cấp tỉnh
hàng năm xác định bảng giá cho các loại đất tại địa phương ứng với các mức độ tiềm
năng khác nhau để đảm bảo sự công bằng giữa những người sử dụng đất có các điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau. Bảng giá đất được xác định phải phù hợp với
tình hình thực tế địa phương, nếu giá quá cao sẽ gây cản trở mục đích sử dụng đất, nếu
giá quá thấp thì tiềm năng của đất đai sẽ không được khai thác hết, do đó việc sử dụng
đất sẽ không đạt được hiệu quả.
- Khung giá đất: do Chính phủ quy định, xác định mức tối đa và tối thiểu của
mỗi loại đất với mục đích sử dụng được xác định phụ thuộc vào tiềm năng của đất đai.
Khung giá là cơ sở để kích thích người sử dụng đất sử dụng đất đúng mục đích và có
hiệu quả cao.

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là giấy chứng nhận mà cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất.
- Chuyển mục đích sử dụng đất: là việc chuyển mục đích sử dụng giữa các
nhóm đất hoặc giữa các loại đất trong cùng một nhóm đất.
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất được quy
định tại điều 36 Luật Đất Đai 2003:
Chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền.
Chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền
đăng ký quyền sử dụng đất.
- Giao đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính
cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
- Cho thuê đất: là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.
- Tiền sử dụng đất: là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp
được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định.
- Quy hoạch sử dụng đất: là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp
chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý có hiệu quả cao thông qua
Trang 3


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

việc phân bố và tái phân bố quỹ đất, tổ chức sử dụng đất như mọi tư liệu sản xuất khác
gắn liền với đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện bảo vệ đất, bảo vệ tài
nguyên môi trường.

- Kế hoạch sử dụng đất là cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất cùng được lập theo
cấp lãnh thổ hành chính và được phân kỳ thực hiện 5 năm và hàng năm. Kế hoạch sử
dụng đất nếu được phê duyệt vừa mang tính pháp lý vừa có tính pháp lệnh mà Nhà
nước giao cho địa phương hoàn thành trong thời gian kế hoạch.
- Quy hoạch đô thị: là hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế và pháp chế
nhằm xác định sự phát triển đô thị trong từng giai đoạn và định hướng phát triển lâu
dài cho đô thị đó về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian
kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị.
2. Những quy định hiện hành về chuyển mục đích sử dụng đất:
a. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Theo điều 31 Luật đất đai 2003, căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
bao gồm:
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng đô thị, quy
hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét
duyệt;
+ Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất.
b. Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Căn cứ điều 37 Luật đất đai 2003 và điều 5 Quyết định 19/2008/QĐ-UBND thì
thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:
1. Ủy ban nhân dân thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức; giao đất đối với cơ sở tôn giáo; giao đất,
cho thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê đất đối với tổ
chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân quận - huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộng đồng
dân cư.
3. Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông
nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã - phường, thị trấn.
4. Ban Quản lý Khu công nghệ cao quyết định giao lại đất, cho thuê đất trong

Khu công nghệ cao.
c. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép:
Theo điều 36 Luật đất đai 2003 các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất
phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
1. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng
rừng, đất nuôi trồng thủy sản;
2. Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích
khác;
3. Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
Trang 4


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

4. Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử
dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất
hoặc thuê đất;
5. Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.
d. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép:
Theo điều 36 Luật đất đai 2003:
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc các trường hợp nêu
tại khoản 1 điều 36 Luật đất đai thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký tại UBND quận - huyện đối với hộ gia
đình, cá nhân và tại trung tâm thông tin Tài Nguyên Môi trường và đăng ký nhà đất
đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
e. Sự cần thiết của việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Cùng với sự phát triển của đất nước, nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Việc chuyển dịch cơ cấu đất đai phải phù hợp với tốc

độ phát triển của đất nước. Vì vậy việc chuyển mục đích sử dụng đất là một vấn đề tất
yếu của việc phát triển đất nước.
3. Nghĩa vụ tài chính khi thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất:
a. Căn cứ để tính thuế chuyển mục đích sử dụng đất:
- Căn cứ theo điều 4 nghị định 198/2004/NĐ-CP thì căn cứ tính thu tiền sử
dụng đất là diện tích, giá đất và thời hạn sử dụng:
+ Diện tích đất thu tiền sử dụng đất là diện tích đất được Nhà nước giao, được
phép chuyển mục đích sử dụng đất, được chuyển từ hình thức thuê đất sang giao có
thu tiền sử dụng đất, được cấp GCNQSDĐ.
+ Giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục đích sử dụng đất sau khi
chuyển mục đích sử dụng đất tại thời điểm chuyển do UBND tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương ban hành theo quy định của Chính phủ.
+ Thời hạn sử dụng đất được xác định theo quyết định giao đất, quyết định cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất, quyết định gia hạn sử dụng đất hoặc GCNQSDĐ.
Điều 5 Nghị định 17/2006/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật đất đai quy định sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 4 Nghị
định 198/2004/NĐ-CP như sau: giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo mục
đích sử dụng đất được giao đã được UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương
quy định và công bố; trường hợp tại thời điểm giao đất mà giá này chưa sát với giá
chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường
thì UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giá đất cụ thể cho phù
hợp.
b. Thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất:
Căn cứ theo điều 6 Nghị định 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất khi
chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Đối với tổ chức kinh tế:
Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử
dụng đất sang giao sử dụng ổn định lâu dài, có thu tiền sử dụng đất thì thu tiền sử dụng
đất tính theo những căn cứ thu tiền sử dụng đất tại điều 4 Nghị định 198/2004/NĐ-CP.
Trang 5



Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

Chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được giao không thu tiền sử
dụng đất sang giao đất sử dụng có thời hạn thì thu tiền sử dụng đất như sau:
+ Dự án có thời hạn sử dụng đất 70 năm, thì thu tiền sử dụng đất được tính
theo những căn cứ thu tiền sử dụng đất tại điều 4 Nghị định 198/2004/NĐ-CP.
+ Dự án có thời hạn sử dụng đất dưới 70 năm, thì giảm thu tiền sử dụng của
mỗi năm không được giao đất sử dụng là 1,2% của mức thu 70 năm.
Đối với hộ gia đình, cá nhân:
Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không
được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch
giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất
nông nghiệp.
Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất
sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính
theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
Chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng của người
sử dụng đất hợp pháp sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất như sau:
+ Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp thì thu tiền sử
dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng
đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
+ Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất phi nông nghiệp (không phải
là đất ở) thì thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh
lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá
đất phi nông nghiệp.
Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở được giao sử dụng ổn định lâu dài sang

đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh thì không thu tiền sử dụng đất.
Chuyển mục đích sử dụng đất giao có thời hạn sang đất ở (thời hạn ổn định lâu
dài) thì thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền sử dụng đất đã nộp theo giá đất
của loại đất giao có thời hạn.
Điều 5 Nghị định 17/2006/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị
định hướng dẫn thi hành Luật đất đai quy định sửa đổi, bổ sung khoản 2 điều 6 Nghị
định 198/2004/NĐ-CP như sau:
Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư
không được công nhận là đất ở sang làm đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng
50% chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với thu tiền sử
dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao không được công nhận
là đất ở hoặc đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì
thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất
nông nghiệp.

Trang 6


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

c. Ghi nợ tiền sử dụng đất:
Điều 5 Nghị định 84//2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
quy định về việc ghi nợ tiền sử dụng đất như sau:

Hộ gia đình, cá nhân không đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước
theo quy định tại khoản 4 điều 5 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của
chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật
đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP của chính phủ về việc chuyển công ty Nhà
nước thành công ty cổ phần (gọi là Nghị định số 17/2006/NĐ-CP) và hộ gia đình, cá
nhân được Nhà nước giao đất tái định cư mà có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi “nợ
tiền sử dụng đất” trên GCNQSDĐ sau khi có đơn đề nghị được ghi nợ kèm theo hồ sơ
xin cấp GCN hoặc hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất hoặc hồ sơ xin giao đất tái
định cư. Khi thanh toán nợ, người sử dụng đất phải trả theo giá đất tại thời điểm trả nợ
và được xóa “nợ tiền sử dụng đất” ghi trên GCN.
Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 điều 17 Nghị định
198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của chính phủ về thu tiền sử dụng đất (gọi là Nghị
định số 198/2004/NĐ-CP) thì người sử dụng đất trả nợ tiền sử dụng đất tại thời điểm
cấp GCN; khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất theo quy định tại khoản 4 điều 5 Nghị
định số 17/2006/NĐ-CP đối với trường hợp ghi nợ trước ngày Nghị định này có hiệu
lực thi hành thì người sử dụng đất trả nợ tiền sử dụng đất theo số tiền nợ đã ghi trên
GCN.
Bộ Tài Nguyên Môi Trường Bộ Tài chính hướng dẫn trình tự thủ tục ghi nợ và
thanh toán nợ.
Theo khoản 4 điều 5 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP bổ xung khoản 4, 5 vào điều
15 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP thì mọi giao dịch quyền sử dụng đất đối với đất có
GCNQSDĐ còn ghi nợ tiền sử dụng đất phải nộp cho Nhà nước đều không có giá trị
pháp lý.
d. Miễn giảm tiền sử dụng đất:
Được quy định tại điều 12, điều 13 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP và điều 7
Nghị định số 84/2006/NĐ-CP như sau:
Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi đất ở trong hạn mức giao đất (bao gồm giao
đất, cấp GCNQSDĐ cho người đang sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất) đối
với người có công với cách mạng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất:
Căn cứ điều 37 Luật đất đai 2003 thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất bao gồm:
+ UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép chuyển mục đích sử
dụng đất đối với tổ chức.
+ UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Trang 7


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

+ Các cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy
định như trên không được uỷ quyền.
I.1.2 Cơ sở pháp lý:
- Hiếp pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật đất đai năm 2003 ngày 26/11/2003 của Chính phủ.
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về thi hành Luật
Đất đai năm 2003.
- Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền đối với đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP về phương pháp xác định giá đất và khung giá
các loại đất.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 Chính phủ về thu tiền sử dụng
đất.
- Quyết định 138/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 của UBND TP Hồ Chí Minh
quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

- Nghị định 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều
của các nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai.
- Nghị định 97/2006/QĐ-UB ngày 10/7/2006 của UBND TP Hồ Chí Minh về
phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn TP giai
đoạn 2006 - 2010.
- Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn
2020.
- Quyết định 19/2008/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh ngày 21/3/2008
quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, CMĐSDĐ trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của UBND TP Hồ Chí
Minh ban hành quy định về diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn:
1. Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất qua các giai đoạn:
 Giai đoạn trước 1975:
Trước 1975 đất nước ta đang còn chiến tranh, đất nước đang còn bị chia cắt.
Giai đoạn này miền bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền nam tiếp tục chiến đấu với
kẻ thù xâm lược.
Năm 1954 thực hiện “cải cách ruộng đất” lấy ruộng đất của địa chủ phong kiến
và tư sản chia cho dân cày. Thủ tiêu chế dộ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, xác lập
chế độ tư hữu về ruộng đất. Người sở hữu đất có quyền định đoạt, sử dụng đất của
mình.
Lúc này miền nam có 3 hình thức sở hữu về đất đai: sở hữu nhà nước, sở hữu
làng xã, sở hữu tư nhân. Sở hữu tư nhân vẫn là chủ yếu.
Trong thời kỳ này nước ta vẫn là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, thô sơ, nhu
cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi của người dân còn ít.
Trang 8


Nghành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lê Thị Hoàn

 Giai đoạn từ 1975 đến 15/10/1993:
Thời kỳ này đất nước đã được thống nhất. Nhà nước quy định về hình thức sở
hữu tư nhân rất hạn hẹp và gần như bị xóa bỏ.
Hiến pháp năm 1980 ra đời đã làm thay đổi một cách căn bản quan hệ sở hữu
đất đai: đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Người sử dụng
đất được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Bên cạch việc giao đất thì Nhà nước
cũng quy định mục đích sử dụng cho các thửa đất được giao. Tuy nhiên trong giai
đoạn này các chính sách và pháp luật về đất đai còn nhiều thiếu sót, sự quản lý Nhà
nước về đất đai còn hạn chế vì vậy mà mục đích sử dụng của đất đa số là do người sử
dụng tự quyết định.
Hiến pháp 1992 ra đời quy định rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai bằng
quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả”. Giải quyết hàng loạt
vấn đề mà trước đó chưa có văn bản pháp luật nào đề cập đến.
 Giai đoạn từ 15/10/1993 đến 1/7/2003:
Luật đất đai 1993 được quốc hội thông qua ngày 17/7/1993 và có hiệu lực thi
hành ngày 15/10/1993 đã quy định chế độ quản lý, sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất. Sau khi Luật đất đai 1993 ra đời và các Luật đất đai sửa đổi bổ
sung quy định rõ thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và điều kiện
được phép chuyển mục đích sử dụng đất là phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Những quy đinh này nhằm tránh tình
trạng nhiều địa phương cho phép chuyển mục đích sử dụng đất một cách tùy tiện
không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thực trạng chuyển mục
đích sử dụng đất (CMĐSDĐ) vẫn diễn ra một cách tùy tiện.
 Giai đoạn từ 1/7/2003 đến nay:
Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường việc CMĐSDĐ từ đất nông nghiệp
qua các loại đất khác ngày càng trở nên phổ biến. Trên địa bàn TP Hồ Chí Minh sôi
động nhất là các quận huyện ngoại thành nơi có nhiều đất nông nghiệp, thu hút các nhà

đầu tư, kéo theo dân từ nơi khác di cư đến ngày càng nhiều. Vì vậy quỹ đất nông
nghiệp phải chuyển qua các quỹ đất khác như đất sản xuất kinh doanh, đất ở làm cho
đất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng giảm.
Luật đất đai 2003, nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai
được ban hành đã quy định rất rõ về những điều kiện được phép CMĐSDĐ.
2. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn Thành phố trong
thời gian qua:
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, UBND Thành phố chủ trương giảm
diện tích đất nông nghiệp. Chỉ để lại những khu vực đất sản xuất đất nông nghiệp thích
hợp nhất, trọng tâm là chuyển từ đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng và nuôi con
khác có hiệu quả hơn. Vấn đề này sẽ liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi giữa các
mục đích sử dụng đất nói riêng cũng như ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng đất
của thành phố nói chung.
Để trở thành một đô thị hiện đại, Thành phố đã tiến hành cải tạo, mở rộng và
xây dựng nhiều công trình mới trên lĩnh vực nhà ở, giao thông, các công trình công
cộng, khu công nghiệp, khu du lịch, vui chơi, giải trí,…. Việc chuyển đổi đất đai giữa
Trang 9


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

các mục đích sử dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao là tất yếu và nhu cầu đất cho
những vấn đề này không thể không đáp ứng.
Ngày 10/7/2006 UBND Thành phố ban hành Quyết định 97/2006/QĐ-UBND
về phê duyệt chương trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn Thành phố
giai đoạn 2006-2010. Nhiệm vụ đề ra là:
+ Quy hoạch, quản lý, sử dụng đất nông nghiệp, đầu tư đồng bộ hóa cơ sở hạ
tầng thiết yếu tạo điều kiện thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại

cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản để nâng giá trị đất nông nghiệp nhằm tăng thu nhập
cho hộ nông dân.
+ Đến năm 2010 chỉ còn 26.006 ha đất trồng cây lâu năm, giảm 4.750 ha do
chuyển sang đất ở, đất chuyên dùng.
Vì vậy quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố trong những năm qua bị
giảm đáng kể do chuyển qua làm nhà ở và các mục đích khác.
Với tốc độ đô thị hoá của đất nước nói chung và của quận 2 nói riêng hiện nay
tình hình biến động về đất đai đang xảy ra rất mạnh mẽ. Các chương trình dự án đang
được thực hiện và nhu cầu về đất ở của người dân đòi hỏi về việc chuyển mục đích sử
dụng đất từ đất nông nghiệp sang các loại đất khác là rất lớn.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:
I.2.1 Lịch sử hình thành:
Lịch sử hình thành Quận 2 gắn liền với lịch sử hình thành của Sài Gòn - TP
HCM, trước đây (từ năm 1698) thuộc huyện Tân Bình (xứ Sài Gòn từ sông Sài Gòn đến
sông Vàm Cỏ) - phủ Gia Định. Trải qua 300 năm hình thành và phát triển, cùng với sự
thay tên, chia tách, sát nhập với các đơn vị hành chính khác của Sài Gòn - TP HCM.
Quận được thành lập chính thức vào ngày 1/4/1997 ( trên cơ sở tách ra từ
huyện Thủ Đức cũ), gồm 11 phường: An Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình An,
Bình Khánh, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Thủ Thiêm, Thảo Điền,
Thạnh Mỹ Lợi.
I.2.2 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội:
1 - Điều kiện tự nhiên:
a - Vị trí địa lý:
Quận 2 có vị trí nằm về phía Đông Bắc Thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện
tích tự nhiên 5.027,0898 ha được bao quanh bởi hai sông Sài Gòn và sông Đồng Nai,
cách trung tâm thành phố khoảng 300m hướng qua sông Sài Gòn.
+ Phía Bắc giáp quận Thủ Đức, quận 9.
+ Phía Nam giáp quận 7 và tỉnh Đồng Nai.
+ Phía Đông giáp quận 9.
+ Phía Tây giáp quận 1, quận 4 và quận Bình Thạnh.

Về địa giới hành chính quận 2 có 11 phường gồm: phường Thảo Điền, phường
Thủ Thiêm, phường An Khánh, phường Bình An, phường An Lợi Đông, phường Bình
Khánh, phường An Phú, phường Bình Trưng Tây, phường Bình Trưng Đông, phường
Thạnh Mỹ Lợi và phường Cát Lái.
Trang 10


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

b. Địa hình:
Quận 2 được bao quanh bởi hai con sông lớn là sông Đồng Nai và sông Sài
Gòn, phần lớn là đất bằng trũng, có độ cao trung bình khoảng 1,5 – 3m, độ dốc theo
hướng Bắc Nam.
c. Thổ nhưỡng:
Đa số đất quận 2 thuộc dạng phù sa cổ, phèn mặn…. do chịu nhiều ảnh hưởng
của chế độ thủy triều sông Sài Gòn và sông Đồng Nai nên thường bị nhiễm mặn vào
các tháng mùa khô (tháng 1 – tháng 8).
d. Khí hậu:
Khí hậu quận 2 mang đặc trưng của khí hậu Nam Bộ, chia làm hai mùa rõ rệt:
mùa mưa và mùa khô.
+ Nhiệt độ trung bình 27,90C (dao động 160C - 340C).
+ Lượng mưa cao nhất: 2178 mm/năm.
+ Lượng mưa trung bình: 1895 mm/năm.
+ Lượng mưa thấp nhất: 1329 mm/năm.
Hướng gió chủ đạo: Tây Nam (tháng 4 – 9); Tây Bắc (tháng 11 – 12); Đông
Nam (tháng 1 – 3).
Tình hình khí hậu ôn hòa, không ảnh hưởng lũ lụt.
e. Thủy văn:

Quận 2 chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của hai sông là sông Sài Gòn
(phía Tây) và sông Đồng Nai (phía Đông và phía Nam của quận).
Qua kết quả điều tra cho thấy nguồn nước ngầm trong khu vực đất gò cao, có cao độ
Zđh từ 1m đến 1,45m, khá phong phú, có chất lượng khá tốt để phục vụ sinh hoạt và
hoạt động sản xuất nông nghiệp.
 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên:
Thuận lợi:
- Nhìn chung với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh
quan môi trường của quận có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội:
- Có vị trí và điều kiện thuận lợi để hình thành một đô thị mới với chức năng là
“Trung tâm dịch vụ - thương mại - công nghiệp - văn hóa - thể dục thể thao”.
- Là cửa ngõ quan trọng của Thành phố để vươn ra biển, tập trung nhiều mối
giao thông quan trọng của Thành phố hiện tại và tương lai (xa lộ Hà Nội, Đại lộ Đông
Tây, đường vành đai, đường cao tốc nối liền với Đồng Nai, Vũng Tàu, đường sắt,
đường thủy).
- Đặc điểm khí hậu có tính ổn định cao và dễ chịu; quỹ đất xây dựng còn khá
lớn, thuận lợi cho việc xây dựng một trung tâm thành phố mới hiện đại gắn với môi
trường xanh sinh thái; đất đai phong phú, đa dạng gắn với sông nước khá thuận lợi cho
việc sản xuất nông nghiệp.
- Nhân dân Quận 2 cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, đoàn kết; có
đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, biết
vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế
- xã hội của quận.
Trang 11


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn


Khó khăn:
- Địa hình của quận thuộc vùng trũng, bị nhiễm phèn, mặn và thường ngập
nước lúc triều cường nên ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt
của nhân dân; bên cạnh đó đất đai có nền địa chất kém sẽ làm tăng thêm chi phí trong
quá trình xây dựng công trình.
- Khí hậu phân hóa theo mùa, thường gây ngập lụt trong mùa mưa; ngược lại
vào mùa khô lại gặp khó khăn trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
2. Tài nguyên thiên nhiên:
a/ Tài nguyên đất:
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh được chia ra làm 4 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất xám (chiếm 7%), phân bố chủ yếu ở các phường Bình Trưng Đông,
Bình Trưng Tây. Trong nhóm đất này phổ biến có 3 loại: đất xám điển hình có tầng
loang lỗ đỏ vàng trên phù sa cổ, đất xám mùn glây trên phù sa cổ, đất xám nhiễm phèn
trên phù sa cổ.
Đất xám chủ yếu được hình thành trên mẫu chất phù sa cổ, tầng đất dày, thành
phần cơ giới nhẹ, cấp hạt cát trung bình và cát mịn chiếm tỷ lệ cao nhất (40%-55%),
cấp hạt sét chiếm 21%-27% và có sự gia tăng sét rõ tạo thành tầng tích sét. Đất có
phản ứng chua, pHH2O ~ 5 và pH KCl ~ 4; các cation trao đổi trong đất rất thấp, hàm
lượng mùn, đạm ở tầng đất mặt khá, nhưng ngược lại lượng Cali nghèo.
Loại đất này dễ thoát nước, thuận lợi cơ giới hoá, thích hợp với các loại cây
công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày như rau, đậu,... Tuy nhiên trong sử
dụng cần đầu tư cao về phân bón và chú ý các biện pháp chống xói mòn, rửa trôi.
Nhóm đất phù sa (chiếm 13%), phân bố phần lớn ở các phường Cát Lái, Thạnh
Mỹ Lợi. Có 2 loại đất chính: đất phù sa loang lỗ đỏ vàng, glây, dưới có tầng sinh phèn;
đất phù sa có đốm ri glây dưới tầng sinh phèn.
Đất phù sa được hình thành trên các trầm tích ven sông, thành phần cơ giới từ
trung bình đến nặng, chủ yếu là cấp hạt sét (45%- 55%), cấp hạt cát cao gấp 2 lần hạt
limon; chỉ số pH ~ 4, cation trao đổi tương đối cao, đạt trị số lý tưởng cho việc trồng
lúa, độ no bazơ cao, giàu mùn, đạm, lân, cali.
Đây là loại đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, trong đó ưu tiên sản xuất lúa

nước 2-3 vụ trên cơ sở cung cấp nước tưới và ngoài ra có thể trồng một số loại cây ăn
trái.
Nhóm đất phèn phát triển (chiếm 16%), phân bố rải rác ở phường Thảo Điền,
Bình Khánh, An Khánh, An Phú. Nhóm đất này thường nằm trên vùng trũng nên ít có
khả năng rửa phèn, độ pH dưới 4,5, thành phần cơ giới nhiều sét, tầng mặt nhiều chất
hữu cơ, lượng lân dễ tiêu thấp, giàu đạm, trong điều kiện ngập nước độ phân giải kém,
không thuận lợi cho cây trồng.
Nhóm đất phèn tiềm tàng ( chiếm diện tích lớn nhất 64%), phân bố tập trung
phía Đông và Đông Nam của quận, thuộc các phường Thủ Thiêm, Bình Khánh, An
Khánh, An Phú, An Lợi Đông, Bình An và một phần phường Cát Lái. Nhóm đất này
có thành phần cơ giới nặng, giàu sét hữu cơ, độ pH từ 5,3-5,7 và nghèo lân.

Trang 12


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

b. Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước mặt:
Nguồn tài nguyên nước mặt ở Quận 2 rất phong phú do được bao bọc bởi 2 con
sông lớn là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và hệ thống kênh rạch nội đồng. Nguồn
nước ngọt của 2 con sông này là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực lớn,
hàng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m3 nước. Chất lượng nguồn nước mặt hiện chưa bị ô
nhiễm và đây là nguồn nước lớn phục vụ cho sản xuất.
Tài nguyên nước ngầm:
Nguồn nước ngầm phân bố khá rộng và dễ khai thác, cụ thể ở những vùng gò
cao chỉ các mặt đất 1-2m đã xuất hiện nguồn nước và có chất lượng khá tốt để phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Đối với khu vực thấp, mực nước ngầm từ 0,50,8m, có độ pH cao và thường xuyên bị nhiễm phèn mặn, không thuận lợi cho sinh

hoạt và sản xuất.
Khu vực Quận 2 có 4 tầng chứa nước là Holocen, Pleistocen, Pliocen trên và
Pliocen dưới nhưng chỉ có hai tầng chứa nước Pleistocen và Pliocen trên là đáng quan
tâm về khía cạnh cung cấp nước, nhất là tầng chứa nước Pleistocen là tầng chứa nước
có chất lượng khá tốt có thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất.
Hiện trạng khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm:
Hiện nay trên địa bàn Quận 2, các hộ dân sử dụng nước từ nguồn thành phố cấp
chiếm 60%, nước sạch do Trung tâm nước sinh hoạt và bảo vệ môi trường nông thôn
cung cấp chiếm 5%, còn lại các hộ sử dụng giếng khoan chiếm 35%. Hiện có 3 đơn vị
khai thác nước ngầm trên địa bàn quận với số lượng lớn và khai thác khoảng 1.600m2.
c. Tài nguyên rừng:
Có các kiểu hệ sinh thái: kiểu sinh thái cây thân gỗ, cây bụi, kiểu sinh thái hỗn
hợp cỏ-dừa nước, hỗn hợp dừa-mái dầm, kiểu sinh thái ven sông và kênh rạch.
 Một số đánh giá chung về ĐKTN – TNTN:
Quận 2 là quận có vị trí tự nhiên khá thuận lợi, là cửa ngõ Đông Bắc của thành
phố. Nằm giữa Long Thành (Đồng Nai), Dĩ An (Bình Dương) và Quận 1 (TP Hồ Chí
Minh), có khả năng phát triển kinh tế, trở thành trung tâm kinh tế của thành phố sau
này. Có quỹ đất đai dồi dào, tạo khả năng sử dụng đất thuận lợi. Nhiều mặt tiếp giáp
sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và hệ thống kênh rạch khác thuận lợi cho việc mở rộng
bến cảng, luân chuyển hàng hóa, và thuận lợi giao thông đường thủy, nguồn nước dồi
dào thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, vì có kết cấu
tầng đất rất yếu, lại nhiều đầm lầy, bưng biền nên khó khăn có công việc gia công nền
móng công trình, chi phí cao để phát triển giao thông đường bộ, khó qui hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng, làm giảm khả năng thu hút đầu tư.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội:
a. Thực trạng phát triển kinh tế:
Trong giai đoạn 2005-2010, cơ cấu kinh tế của quận vẫn là Công nghiệp Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất
của các ngành tăng 42,45%, trong đó: công nghiệp tăng 25,65%; thương mại dịch vụ
tăng 228,40% và nông nghiệp giảm 12%. Theo thành phần kinh tế thì trong giai đoạn
Trang 13



Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

này kinh tế ngoài quốc doanh có tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất đạt
141,90%, kinh tế quốc doanh 187,70% và liên doanh với nước ngoài 16,85%. Qua
những chỉ tiêu phát triển kinh tế ở trên cho thấy các ngành cũng đã có sự đầu tư lớn về
công nghệ cũng như mở rộng quy mô diện tích sản xuất (như công nghiệp , thương
mại dịch vụ) và có dấu hiệu phát triển đầu tư sản xuất của thành phần kinh tế quốc
doanh do Thành phố và Trung ương quản lý.
b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Trong năm 2008, ngành công nghiệp đã đạt giá trị sản xuất 26.940 tỷ tăng
120,36% so cùng kỳ.
Doanh thu công nghiệp thực hiện 36.983 tỷ đồng tăng 119,51% so với cùng kỳ.
Ngành điện: kế hoạch xây dựng thực hiện cho năm 2008 thuộc ngành điện trên
địa bàn quận 2 là 33 tỷ chủ yếu thực hiện các công trình công cộng phục vụ người
dân.
Ngành nước: Đã triển khai kế hoạch phát triển cấp nước giai đoạn 2 các khu
vực đường Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Thị Định thuộc các phường Bình Trưng Tây,
Bình Trưng Đông, Thạnh Mỹ Lợi, Cát Lái. Và giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân
một số khu vực phường An Phú, An Khánh.
- Ngành nông nghiệp:
Số hộ nuôi trồng thủy sản là 128 hộ, diện tích nuôi 45,81 ha. Sản lượng thu
hoạch là 230,8 tấn. Riêng số hộ đánh bắt còn 32 hộ chủ yếu sống tại Phường Thạnh
Mỹ Lợi sản lượng đánh bắt trong năm là 18,6 tấn. Diện tích nuôi cá cảnh thống kê
được là 50 m2 trên thể tích bồn nuôi 99 m3 của 8 hộ nuôi chủ yếu là cá La Hán, Kim
Long và cá Bảy Màu.

Kết quả điều tra vụ mùa tổng diện tích gieo trồng lúa 181 ha đạt 301,66% kế
hoạch giảm 79 ha, dự ước năng suất gieo trồng là 2,61tấn /ha tăng 74% so vụ trước.
Diện tích rau đậu 18,66 ha; diện tích cây công nghiệp và cây kinh tế khác
30,31ha; diện tích trồng cây lâu năm tập trung 19,16 ha.
Thực hiện xã hội hoá hoạt động khuyến nông, việc hình thành các câu lạc bộ
khuyến nông là nhu cầu cần thiết nhằm chuyển giao các nội dung cải tiến hiện đại hóa
các hoạt động nông nghiệp. Bước đầu đã có nhiều hoạt động phong phú như hình thức
tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật cho từng loại cây trồng, vật nuôi, kinh
nghiệm quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Trao đổi kinh nghiệm, thành lập câu lạc bộ
cây cá cảnh, tổ chức sinh hoạt định kỳ theo chuyên đề. Quận 2 đã có nhiều cố gắng
nhằm từng bước xây dựng kế hoạch chuyển đổi kinh tế nông nghiệp sang những ngành
dịch vụ nông nghiệp cao cấp.
Trên địa bàn các phường, việc kiểm soát các điểm giết mổ gia cầm cũng được
các ngành chức năng nghiêm túc thực hiện, các ngành chức năng đã tiến hành kiểm tra
thường xuyên thông qua các đoàn kiểm tra liên ngành, tổ chốt chặn, lưu động và đoàn
kiểm tra an toàn thực phẩm.
- Ngành Thương mại – dịch vụ:
Các ngành quản lý đang xây dựng lại qui trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng
ký kinh doanh và công tác phối hợp cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận. Tiếp
Trang 14


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

tục thực hiện công tác đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo thông tư
hướng dẫn 03/2004/TT-BKH ngày 29/6/2004 của Bộ Kế Họach và Đầu tư.
Riêng công tác quy hoạch ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn đến năm 2010
đang được các ngành của Quận và Thành phố góp ý trước khi được trình duyệt.

- Ngành xây dựng và giao thông vận tải:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản dự ước thực hiện theo nguồn vốn ngân sách là
110,64 tỷ đồng (Ban quản lý dự án thực hiện 92,311 tỷ đồng; Công ty Phát triển nhà
thực hiện 18,329 tỷ đồng.)
Nguồn vốn xây dựng trong dân: 255,00 tỷ đồng.
Vốn đền bù là 1.239,17 tỷ đồng.
Nguồn vốn thực hiện của các dự án đầu tư 2.980 tỷ đồng ( nguồn cung cấp Cục
Thống kê Thành phố 1.480 thuộc các dự án Thành phố quản lý; dự ước vốn đầu tư các
dự án ngoài quốc doanh khác là 1.500 tỷ)
Vốn đầu tư ngành điện: 35,6 tỷ đồng.
Vốn đầu tư ngành nước: 2,68 tỷ đồng.
Vốn đầu tư các đơn vị ngoài quốc doanh
Thực hiện quản lý giao thông đô thị: yêu cầu 11 phường rà soát hệ thống kênh
rạch thoát nước đã bị lấn chiếm hoặc san lắp trái phép. Phối hợp đề xuất xử lý hướng
tuyến của đường Cao tốc Long Thành Dầu Giây do ảnh hưởng khu vực xây dựng khu
chung cư An Phú.
Thẩm định thiết kế các công trình giao thông và xây dựng cơ bản với tổng giá
trị dự toán 2,9 tỷ đồng.
Nâng cấp một số con đường và hẻm; lắp đặt cống thoát nước trên một số hạn
mục thuộc kế hoạch duy tu năm 2007.
Tình hình thu chi ngân sách
- Thu ngân sách:
Thực hiện thu ngân sách nhà nước năm 2008 là 231,4 tỷ đồng đạt 171,66% so
kế hoạch thành phố giao.
Thu ngân sách Quận 146,43 tỷ đạt 167,19% kế hoạch.
Thu ngân sách phường 29,144 tỷ đồng đạt 143,19% kế hoạch.
- Chi ngân sách:
Chi ngân sách quận là 141,769 tỷ đồng đạt 161,87%, chi ngân sách phường là
23,44 tỷ đồng đạt 115,16% kế hoạch Thành phố.
Văn hóa – xã hội

Giáo dục - Đào tạo:
Tổng kết năm học 2007-2008 số trường học trên địa bàn quận 2 gồm có 53
trường trong đó có 12 trường tư thục với 564 lớp công lập và 46 lớp tư thục với số học
sinh từ nhà trẻ đến lớp 9 là 18.243 cháu học công lập và 1.492 cháu học lớp tư thục.
Trong đó có 15 trường bán trú với số học sinh là 4.971.
Xét hoàn thành chương trình bậc tiểu học đạt tỷ lệ 99,9%.
Hoàn thành chương trình tốt nghiệp trung học cơ sở đạt tỷ lệ 99,77%
Trang 15


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

Đã chuẩn hóa đội ngũ giáo viên khối mầm non đạt 99,42%. Khối tiểu học đạt
98,86% và THCS chuẩn hóa 99,13%
Công tác hướng nghiệp và dạy nghề tổng số học sinh học nghề là 2.859 học
sinh, tỷ lệ thi đạt 92,41%.
Tổ chức các phong trào thu đua “Dạy tốt, học tốt”, hội thi “Giải viên phấn
vàng”, thi giáo viên viết chữ đẹp đúng mẫu, tổ chức các tiết thao giảng, báo cáo
chuyên đề của các môn học nâng cao chất lượng giảng dạy. Bồi dưỡng tuyển chọn học
sinh giỏi dự thi cấp Thành phố. Tổ chức tốt lễ kỷ niệm ngày Hiến chương Nhà giáo
20/11; hưởng ứng phong trào toàn dân hành động “ Vì đường phố không rác”.
Y tế :
Năm 2008 tổng số lượt người khám chữa bệnh tại Trung tâm và 11 trạm y tế
phường là 640.940 lượt người đạt 142% kế hoạch và tăng 5,7% năm 2006.
Số lượt người bệnh được áp dụng các phương pháp cận lâm sàn hỗ trợ cho chẩn
đoán và điều trị là 41.997 lượt người đạt 255% KH, tăng 117% so cùng kỳ.
Công suất sử dụng giường nội trú đạt tỷ lệ 93%.
Đã tiếp nhận và điều trị miễn phí cho 797 lượt người nghèo tại trạm y tế 11

phường và trung tâm y tế. Với tổng kinh phí điều trị là 18,918 triệu đồng.
Tổ chức công tác giám sát dịch cúm gia cầm và bệnh lây truyền qua đường hô
hấp (Sởi, quai bị, rubella). Nhất là sốt xuất huyết trên địa bàn quận 2. Đã có trường
hợp sốt xuất huyết xảy ra tại các phường Bình Trưng Đông, Cát Lái, Bình Trưng Tây,
Thạnh Mỹ Lợi, An Khánh, An Phú, Thủ Thiêm, An Lợi Đông trong đó phát sinh thành
6 ổ dịch nhỏ ở các phường Thạnh Mỹ Lợi, Thủ Thiêm, Bình Trưng Tây, Bình Trưng
Đông, Thảo Điền, Cát Lái. Các ổ dịch trên đã được giám sát chặt chẽ và tổ chức xử lý.
Tiến độ tiêm chủng mở rộng đủ 7 loại năm 2008 thực hiện đạt 95% so với kế
hoạch.
Phối hợp các ngành tổ chức tố các chương trình y tế học đường, chăm sóc sức
khỏe sinh sản, quản lý bệnh xã hội và phòng chống HIV/AIDS
Phối hợp Phòng Y Tế tổ chức thẩm định các cơ sở kinh doanh và sản xuất thực
phẩm trên địa bàn.
Công tác dân số gia đình và trẻ em:
Công tác trẻ em: Phối hợp các ngành tổ chức nhiều buổi tuyên truyền về chủ đề,
“Gia đình nuôi con khỏe”, phòng chống AIDS, ma tuý. Tổ chức nhiều hình thức hoạt
động tập thể, tham quan dã ngoại, hội trại, thể dục thể thao, văn nghệ nhằm chăm lo tốt
hơn đời sống văn hóa tinh thần cho trẻ.
Phối hợp ngành y tế tiêm chủng mở rộng 7 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 95%,
Uống VitaminA cho trẻ dưới 3 tuổi đạt 99%. Cùng ngành Giáo dục vận động 100% trẻ
trẻ lớp 1 và lớp 6 đến trường
Đã cấp 13.056 thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi. Gửi 17 hồ
sơ xin xét hổ trợ kinh phí phẫu thuật miễn phí cho trẻ bị tim bẩm sinh.
Công tác dân số gia đình: Tất cả các nội dung về kế hoạch hóa gia đình đều
hoàn thành vượt chỉ tiêu: Thuốc uống đạt 118%, thuốc tiêm 165%, bao cao su 135%,
dụng cụ tử cung 104,16%, cấy thuốc 150% và đình sản đạt 20,78%.
Trang 16


Nghành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lê Thị Hoàn

Tập huấn nhiệm vụ quản lý chương trình về ngăn ngừa và giải quyết tình trạng
trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong
điều kiện độc hại nguy hiểm cho công tác viên 11 phường.
Hoạt động Văn hóa Thông tin:
Tăng cường kiểm tra chấn chỉnh các hoạt động văn hóa thể thao, dịch vụ văn
hóa và phòng chống tệ nạn xã hội. Tuyên truyền phòng chống dịch sốt xuất huyết, tiêu
chảy cấp, tay chân miệng, “Vì đường phố không rác”, tiết kiệm sử dụng điện, tình hình
an ninh trật tự và thủ đoạn của bọn tội phạm.
Phối hợp các ngành quy họach di tích vùng bưng 6 xã tại Đồng Miếu- phường
An Phú, di tích mộ cổ Gò Quéo phường Bình Trưng Đông và di tích mộ cổ Bến Dốc
phường Thạnh Mỹ Lợi.
Hoạt động Thể dục thể thao:
Tổ chức Hội Khoẻ Phù Đổng quận 2 năm học 2007-2008 cho 16 trường Tiểu
học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, hội thao vô địch học sinh quận 2 với
13.000 lượt học sinh tham dự.
Tổ chức sinh hoạt hè phổ biến những nội dung sinh hoạt lành mạnh như trò
chơi vận động, Bóng đá, Việt dã, Cờ tuớng thu hút 1.470 em tham gia;
Tập huấn các lớp năng khiếu cho 266 vận động viên các bộ môn Điền kinh,
Bóng đá, Xe đạp, Bơi lội, Bắn súng, Taekwondo, Judo, Boxing, Võ cổ truyền.
Tham dự thi đấu các giải Thành Phố bộ môn Điền kinh, Việt dã, Xe đạp, Bắn
súng, Võ thuật, Bơi lội với 780 lượt vận động viên tham dự đạt 315 huy chương các
loại trong đó có 70 HCV. Tham dự thi đấu thể thao toàn quốc có 45 lượt VĐV đạt
11HCV, 7HCB, 11 HCĐ.
Công tác Thương binh - Xã hội:
Tiếp tục phấn đấu hoàn thành tất cả các chỉ tiêu kế hoạch được giao của ngành.
Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ tiếp nhận quản lý người sau cai nghiện
được tái hòa nhập cộng đồng cho tổ cán sự xã hội tình nguyện 11 phường.

Tổng số diện chính sách hiện Quận đang quản lý là 3.637 diện, trong đó có
công: 1.937 và hưởng bảo hiểm xã hội là 1.700 diện ( có 44 hưu trí tạm trú). Số diện
hưởng trợ cấp hàng tháng là 2.284 người. Chăm lo cho diện chính sách trong các dịp lễ
tết với tổng số kinh phí là: 1.028 triệu đồng. Xây dựng và bàn giao 3 căn nhà tình
thương và 1 căn nhà tình nghĩa tại phường Bình Trưng Tây
Thống kê quỹ XĐGN đến thời điểm tháng 12 là 7,053 tỷ đồng. Phát vay trong
năm là 227 hộ. Tổng số hộ được vay vốn đến tháng 12 là 1.114 hộ với số dư nợ 6,122
tỷ. Vận động tạo quỹ 105 triệu đồng. Số hộ vượt chuẩn nghèo năm 2007 dự kiến là
800 hộ đạt 100% kế hoạch. Số hộ nghèo dự kiến còn đến cuối năm 2007 là 80 hộ có
mức thu nhập dưới 4 triệu đồng/người/năm.
 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế- xã hội
Trong năm 2008, tình hình kinh tế - xã hội quận tiếp tục phát triển theo hướng
nâng cao chất lượng, ổn định và bền vững. Kinh tế tăng trưởng; thu ngân sách tăng
cao; văn hoá xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; quản lý đô thị có tiến bộ hơn, đặc biệt
tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và công tác giải ngân nguồn vốn
ngân sách trong các công trình đầu tư xây dựng cơ bản nhanh hơn, tỷ lệ cao hơn trước;
Trang 17


Nghành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lê Thị Hoàn

tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã
hội.
4. Dân số, lao động, việc làm:
Theo báo cáo tổng điều tra dân số diễn ra từ ngày 1 – 20/04/2009 dân số của
quận 2 là 146.952 người với 38.612 hộ.
Bảng 1: Dân số các phường trên địa bàn quận thời điểm tháng 4/2009.
Phường


Tổng số hộ

Dân số (người)

An Phú

4.864

18.110

An Khánh

4.082

16.316

An Lợi Đông

1.431

5.732

Bình An

5.347

18.759

Bình Khánh


2.282

9.185

Bình Trưng Đông

3.831

14.761

Bình Trưng Tây

4.714

17.967

Cát Lái

3.380

12.572

Thạch Mỹ Lợi

3.165

12.378

Thảo Điền


4.457

16.412

Thủ Thiêm

1.059

4.760

38.612

146.952

Tổng

(Nguồn: Phòng Thống Kê quận 2)
Xác nhận báo cáo tình hình sử dụng lao động cho 639 đơn vị trên địa bàn quận
với số lao động đăng ký sử dụng là 5.167 lao động.
Tạo việc làm thông qua giới thiệu đến các doanh nghiệp 277 lao động, quỹ
quốc gia giải quyết việc làm 859 lao động, quỹ xóa đói giảm nghèo 227 lao động.
I.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội:
Thuận lợi:
Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, cùng với sự gia nhập tổ chức thương
mại quốc tế WTO. Điều này đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển và mở rộng
quan hệ quốc tế với các nước trên thế giới. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho quận 2
thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài, phát triển thị trường, tăng khả năng
tiếp cận với công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại, giúp tăng trưởng kinh tế.
Quận là cửa ngõ phía bắc của thành phố, cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh, nhiều

dự án đang được triển khai. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến tích cực phát huy
được thế mạnh của địa phương.
Sau khi gia nhập WTO Việt Nam đã có nhiều thay đổi về chính sách, môi
trường đầu tư thông thoáng hơn.
Trang 18


×