Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
-------  -------

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS
CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG BẢN ĐỒ
ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

: LƯƠNG VĂN HÙNG
: 05124039
: DH05QL
: 2005 - 2009
: Quản Lý Đất Đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN


-------  -------

LƯƠNG VĂN HÙNG

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MICROSTATION VÀ FAMIS
CẬP NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG BẢN ĐỒ
ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 12
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải
(Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
Ký tên: ………………….

-Tháng 07 năm 2009-


LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi
đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, gia đình và bạn
bè. Tôi xin chân thành biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản,
cùng toàn thể quý thầy cô đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và kinh
nghiệm quý báu cho em trong thời gian học tập tại trường.
Thầy Bùi Văn Hải, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản, đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực
tập và hoàn thành luận văn này.
Anh Trường phó giám đốc Trung Tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường cùng các anh chị trong Trung

Tâm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho em
trong suốt quá trình thực tập.
Cảm ơn các bạn lớp QLĐĐ K31 luôn động viên, giúp đỡ
mình trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt tại trường.
Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm còn
nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót,
vì vậy kính mong được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô, các
anh chị cùng các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Ngày 10 tháng 07 năm 2009.
Sinh viên:

Lương Văn Hùng

-i-


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lương Văn Hùng, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động
Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis cập nhật, chỉnh lý biến
động bản đồ địa chính trên địa bàn Quận 12 TP.Hồ Chí Minh”
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Bùi Văn Hải, Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất
Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo: Đề tài được thực hiện từ tháng 04 đến tháng 08
năm 2009 tại Trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai,
phản ánh kịp thời hiện trạng sử dụng đất ngoài thực địa, giúp nhà nước nắm rõ thông
tin về quỹ đất. Đó là công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin, không chỉ thế
giới mà ở Việt Nam việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà nước

về đất đai trở nên phổ biến. Bên cạnh đó là sự không đồng bộ trong việc sử dụng các
phần mềm, dẫn đến cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính được quản lý không theo một
khuôn dạng nào. Cho nên, viêc ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước về
đất đai chưa được đồng bộ giữa các cấp gây rất nhiều trở ngại cho các nhà quản lý đặc
biệt là công việc chỉnh lý biến động nằm ở khu vực có nhiều biến động như Quận 12.
Xuất phát từ thực trạng đó, đề tài giải quyết các nội dung cơ bản sau:
1. Thu thập, phân tích, đánh giá bản đồ hiện có
a. Thu thập bản đồ địa chính trong vùng nghiên cứu để phục vụ công tác cập
nhật chỉnh lý biến động.
b. Phân tích, đánh giá, kiểm tra bản đồ thu thập được.
c. Công tác đánh giá, kiểm tra bản đồ thực hiện theo quy định về độ chính xác
dữ liệu.
d. Gốc của chuẩn bản đồ số địa chính.
2. Nội dung, thẩm quyền, trình tự trong công tác cập nhật chính lý biến động đất đai
trên bản đồ địa chính.
3. Đánh giá phân loại các trường hợp biến động trên địa bàn, chuẩn hoá dữ liệu bản
đồ từ bản đồ gốc về Microstation.
4. Xây dựng quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính bằng phần mềm
Microstation và Famis.
5. Nghiên cứu, ứng dụng các chức năng của phần mềm Microstation và Famis trong
công tác cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính.
6. So sánh hiệu quả giữa việc cập nhật chỉnh lý biến động bằng phần mềm
Microstation và Famis so với việc thực hiện bằng thủ công tại địa phương.

- ii -


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
PHẦN 1: .....................................................................................................................3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................................3
I.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................3
I.1.1 Biến động đất đai.................................................................................................3
I.1.2 Hệ thống hồ sơ địa chính .....................................................................................5
I.1.3 Nội dung nghiên cứu............................................................................................8
I.1.4 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
I.1.5 Phương tiện nghiên cứu.....................................................................................10
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............................................................11
I.2.1 Điều kiện tự nhiên..............................................................................................11
I.2.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên......................................................................14
I.2.3 Thực trạng môi trường.......................................................................................14
I.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở QUẬN 12 TP.HCM .........15
PHẦN 2: ...................................................................................................................17
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................17
II.1 CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ....................17
II.1.1 Cơ cấu các loại đất...........................................................................................17
II.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng ..................................................................................17
II.2 TÌNH HÌNH TƯ LIỆU TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ ...................................................21
II.3 Tình hình cập nhật chỉnh lý biến động đất đai .....................................................22
II.3.1 Tình hình cập nhật chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính............................22
II.3.2 Bảng thống kê diện tích các loại đất khi cập nhật, chỉnh lý biến động Quận12. 23
II.4 NỘI DUNG, THẨM QUYỀN VÀ TRÌNH TỰ TRONG CÔNG TÁC CẬP
NHẬT, CHỈNH LÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TRÊN BẢN ĐỒ SỐ ĐỊA CHÍNH .....24
II.4.1 Nội dung cập nhật,chỉnh lý biến động...............................................................24
II.4.2 Thẩm quyền cho phép cập nhật biến động cấp quận (huyện) ............................25
II.4.3. Quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động trên bản đồ địa chính..........................26
II.5.1 Chuẩn hoá bản đồ địa chính.............................................................................28
II.5.2 Chuẩn hoá bản đồ địa chính bằng phần mềm Famis. .......................................29
II.5.3 chỉnh lý biến động hình thể thửa đất.................................................................32
II.5.4 Biên tập bản đồ ................................................................................................46

II.5.5 Kết quả thực hiện công tác cập nhật chỉnh lý biến động bản đồ địa chính trên
địa bàn Quận 12. .......................................................................................................49
II.6 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CHỈNH LÝ .................................................................50
II.7.1 Hiệu quả về thời gian .......................................................................................50
II.7.2 Hiệu quả về mặt kỹ thuật ..................................................................................50
II.7.3 Hiệu quả về mặt kinh tế ....................................................................................51
KẾT LUẬN ...............................................................................................................52
KIẾN NGHỊ..............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................54

- iii -


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND
UBND


VP.ĐKQSDĐ
GCNQSDĐ
CSDL
TN – MT
MĐQH
BĐĐC
KT – XH
CMND
GT
MĐSDĐ
QSDĐƠ
VD


: Hội đồng nhân dân
: Uỷ ban nhân dân
: Nghị định
: Quyết định
: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Cơ sở dữ liệu
: Tài nguyên và Môi trường
: Mục đích quy hoạch
: Bản đồ địa chính
: Kinh tế và xã hội
: Chứng minh nhân dân
: Giao thông
: Mục đích sử dụng đất
: Quyền sử dụng đất ở
: Ví dụ
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1 .1: Một số chỉ tiêu khí hậu trên địa bàn của quận 12.....................................13
Bảng 1.2 Các loại đất chính.......................................................................................14
Bảng1.3: Các đơn vị hành chính quận 12 ..................................................................15
Bảng 1.4: Hiện trạng lưu trữ hồ sơ địa giới hành chính tại quận ...............................16
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất quận 12 năm 2006......................................................17
Bảng 2.4: Tổng hợp các chỉ tiêu về cơ sở vật chất ngành giáo dục ............................19
Bảng 2.5: Bản đồ địa chính các phường phân theo tỷ lệ đo vẽ ...................................21
Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất quận 12 năm 2006 ................................................24
Bảng2.7: quy định về phân lớp đối tương trong thành lập bản đồ địa chính. ............28
Bảng 2.9: Tọa độ ngoại nghiệp. .................................................................................38
Bảng 2.10: Tọa độ công tác ngoại nghiệp..................................................................42


- iv -


DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Thẩm quyền cho phép biến động cấp quận, huyện ......................................25
Sơ đồ 2: Nội dung chỉnh lý biến động BĐĐC ............................................................27
Sơ đồ 3: Công tác chuẩn bị .......................................................................................27
Sơ đồ 4: Biến động không thay đổi hình thể thửa đất ................................................34
Sơ đồ 5: Quy trình cập nhật biến động có thay đổi hình thể thửa đất ........................37
Sơ đồ 6: Đề xuất quy trình chỉnh lý ...........................................................................50
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2006 ...............................................................17

-v-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là một thành phần tất yếu không thể thiếu để hình thành nên quốc gia ,
bởi vậy đối với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, thì việc quản
lý đất đai luôn được đặt lên hàng đầu. Việt Nam cùng hoà nhập chung với sự phát triển
của cả thế giới tiếp thu sự tiến bộ nền văn minh nhân loại. Đặc biệt là sự phát triển của
ngành CNTT diễn ra rất mạnh mẽ, có sức lan toả tất cà các ngành,các lĩnh vực và đi
sâu vào mọi khía cạnh của cuộc sống.Với những ưu điểm đó, nhiều năm qua lĩnh vực
công nghệ tiên tiến đã được áp dụng có hiệu quả ở nước ta như : GPS, GIS, LIS…
Với sự liên quan hầu hết các lĩnh vực kinh tế xã hội, nên tình hình sử dụng đất

đai có rất nhiều biến động xảy ra.chịu tác động trực tiếp từ nền kinh tế thị trường, quá
trình Công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nứơc đã tạo nên những biến động
Trong khi đó, công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai hiện nay ở thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và Quận 12 nói riêng phần lớn chỉ thực hiện theo phương pháp
thủ công và có một số sử dụng AutoCAD nên gặp nhiều khó khăn và không thuận lợi
cho công việc lưu trữ và quản lý.
Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa nên việc áp dụng các phần mềm đề góp
phần vào công tác quản lý nhà nước về đất đai là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn
trên, đươc sự giúp đỡ của cơ quan liên quan và sự phân công của khoa QLĐĐ & BĐS
tôi thực hiện đề tài : “Ứng dụng phần mềm Microstation và Famis cập nhật, chỉnh lý
biến động bản đồ địa chính trên địa bàn Quận 12 TP.Hồ Chí Minh”
Mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu
Mục tiêu
Đảm bảo yếu tố nội dung bản đồ phù hợp với hiện trạng sử dụng đất,quản lý đất
đai theo thời gian ở cấp xã, huyện, tỉnh phù hợp với hồ sơ địa chính
Giúp nhà nước thường xuyên nắm chắc quỹ đất,tạo cơ sở quản lý,phân bố sử
dụng đất thống nhất theo quy hoạch có hiệu quả. Thực hiện tốt công tác địa chính
thường xuyên của địa phương
Ứng dụng Microstation và Famis vào thực tế công tác cập nhật chỉnh lý biến
động trên địa bàn Quận 12, phục vụ công tác quản lý đất đai có hiệu quả và đạt năng
suất cao.
Yêu cầu
Mọi biến động hợp pháp sau khi được chứng nhận đều phải đăng ký, cập nhật
vào hệ thống sổ bộ địa chính và bản đồ
Đối tượng nghiên cứu
Cập nhật, chỉnh lý tất cả các hình thức biến động trên từng thửa đất vào bản đồ
địa chính của Quận 12 TP.Hồ Chí Minh.
Chuẩn hóa bản đồ địa chính số về dạng chuẩn theo quy định của Bộ Tài
Nguyên Môi Trường làm cơ sở cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai
Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian : đề tài thực hiện trong vòng 4 tháng từ tháng 3/2009-tháng
7/2009, thu thập số liệu, xử lý và chuẩn hoá bản đồ và hoàn thành các phần việc mà đề
tài đề cập đến, hoàn thành đúng thời gian quy định
-1-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Phạm vi không gian: phạm vi nghiên cứu của đề tài là Quận 12 TP.Hồ Chí
Minh.
Về nội dung: đề tài thực hiện chuẩn hoá bản đồ địa chính dạng số được đo vẽ
mới về dạng chuẩn theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường làm cơ sở cho
công tác chỉnh lý biến động.
Ý nghĩa thực tiễn
Việc ứng dụng phần mềm Microstation và Famis vào công tác chỉnh lý cơ sở dữ
liệu bản đồ địa chính, giúp giải quyết vấn đề Nhà Nước về đất đai một cách hiệu quả,
khoa học, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian, kinh phí và hiện đại hơn so với
các phương pháp khác. Chính vì vậy, những thông tin thay đổi ngoài thực địa sẽ nhanh
chóng được cập nhật, chỉnh lý trên bản đồ địa chính theo đúng quy định của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường. Đây là bước đi hết sức cần thiết, làm cơ sở cho việc quản lý,
khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội
của địa phương góp phần quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước.

-2-


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lương Văn Hùng

PHẦN 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I.1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
I.1.1 Biến động đất đai
1. Khái niệm biến động đất đai
Biến động đất đai là sự thay đổi thông tin không gian và thuộc tính của thửa đất
sau khi cấp GCNQSDĐ lập hồ sơ địa chính ban đầu.
Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai ở Việt Nam, người ta phân chia thành ba nhóm
biến động chính:
− Biến động hợp pháp.
− Biến động không hợp pháp.
− Biến động chưa hợp pháp.
2. Các hình thức biến động
− Biến động về quyền sử dụng đất
 Chuyển đổi
 Chuyển nhượng
 Hợp thức hoá
 Thừa kế, tặng cho
 Thay đổi do chia cắt QSDĐ
− Biến động do thay đổi mục đích sử dụng đất
− Biến động do quy hoạch
− Biến động do thiên tai
− Biến động do thế chấp bảo lãnh QSDĐ
− Biến động do sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin ghi trên GCNQSDĐ; do
cấp đổi hoặc thu hồi giấy chứng nhận; do thay đổi số thứ tự thửa đất; số thứ tự
tờ bản đồ; địa chỉ thửa đất…
− Biến động do nhận quyền SDĐ theo quyết định công nhận kết quả hoà giải

thành công đối với tranh chấp đất đai của UBND có thẩm quyền cấp
GCNQSDĐ.
− Biến động do nhận QSDĐ theo quyết định hành chính do giải quyết khiếu nại,
tố cáo về đất đai của UBND cấp có thẩm quyền.
− Biến động do nhận QSDĐ theo bản án, quyết định của Toà án nhân dân hoặc
Quyết định của cơ quan thi hành án.
− Biến động do nhận QSDĐ theo văn bản công nhận kết quả đấu giá QSDĐ phù
hợp với pháp luật.
− Biến động do nhận QSDĐ do chia tách, sát nhập tổ chức theo quyết định cơ
quan, tổ chức.
− Biên động do người sử dụng đất đổi tên theo Quyết định của cơ quan có thẩm
quyền hoặc văn bản pháp lý khác phù hợp với pháp luật.
-3-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

3. Việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ biến động
a. Các cơ quan sau đây có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết các loại hồ sơ đất đai:
UBND phường, thị trấn nơi có quỹ đất tiếp nhận giải quyết loại hồ sơ:
Hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường, thị
trấn
VP.ĐKQSDĐ giải quyết các loại hồ sơ sau:
− Hồ sơ đăng ký thế chấp, xóa đăng ký thế chấp bằng QSDĐ
− Hồ sơ đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại QSDĐ
− Hồ sơ đăng ký góp vốn, xóa đăng ký góp vốn bằng QSDĐ
− Hồ sơ chuyển đổi QSD đất nông nghiệp
− Hồ sơ thừa kế QSDĐ

− Hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ
− Hồ sơ tặng cho QSDĐ
− Hồ sơ đăng ký biến động về SDĐ do đổi tên, giảm diện tích do sạt lở tự nhiên,
thay đổi quyền, thay đổi về nghĩa vụ tài chính
− Hồ sơ cấp lại, cấp đổi GCNQSDĐ
− Hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho người nhận QSDĐ thuộc trường hợp quy định tại
điểm k và điểm l tại khoản 1 điều 99 Nghị định 181/2004/NĐ –CP
− Hồ sơ nhận đăng ký QSDĐ do xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, kê
biên bán đấu giá QSDĐ
− Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp phải xin phép
− Hồ sơ tách thửa hoặc hợp thửa
b. Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại đâu thì sẽ nhận được kết quả giải quyết tại nơi đó
theo đúng thời gian quy định giải quyết của từng loại hồ sơ. Cơ quan tiếp nhận và giải
quyết hồ sơ có trách nhiệm bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực, đạo đức trong việc
tiếp nhận, chuyển trả hồ sơ theo quy định và cơ chế một “cửa”
c. Các trường hợp từ chối tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh sửa nội dung hồ
sơ:
Trường hợp nơi tiếp nhận và giải quyết hồ sơ không tiếp nhận hồ sơ hoặc yêu
cầu người nộp hồ sơ bổ sung, chỉnh sửa lại các loại giấy tờ để hồ sơ đủ yếu tố giải
quyết thì phải ghi rõ bằng văn bản lý do hồ sơ không được nhận, hoặc nội dung cần
phải bổ sung, chỉnh sửa trên các loại giấy tờ có trong hồ sơ và chỉ được yêu cầu một
lần cho một hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đã được tiếp nhận nhưng không được giải quyết, và trả lại thì
Chủ tịch UBDN xã, thị trấn (đối với hồ sơ nộp tại Văn phòng HĐND – UBND xã, thị
trấn hoặc Chủ tịch UBND huyện phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết lý
do hồ sơ không được giải quyết
4. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ biến động
a. Văn phòng HĐND – UBND huyện:
Tổ chức bố trí nơi tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa”.


-4-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Tham mưu UBND huyện kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết và chuyển trả hồ sơ
của UBND phường (thị trấn), Phòng TN – MT và VP.ĐKQSDĐ
b. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất:
Tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ cho người sử dụng
Thực hiện công tác giải quyết hồ sơ theo thẩm quyền quy định
Phối hợp VP.ĐKQSDĐ thuộc Sở TN – MT tỉnh trong quá trình cập nhật, chỉnh
lý biến động hồ sơ địa chính; với cơ quan thuế huyện trong việc xác định nghĩa vụ tài
chính của người sử dụng đất; với UBND phường, thị trấn trong việc luân chuyển hồ
sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại phường, thị trấn
Báo cáo hằng ngày tình hình tiếp nhận và chuyển trả hồ sơ cho UBND quận,
phòng TN – MT
Thực hiện thu phí trích đo, trích lục thửa đất, trích sao hồ sơ; lệ phí địa chính
c. Phòng TN – MT:
Thực hiện thẩm quyền giải quyết hồ sơ theo quy định
Quản lý công tác giải quyết hồ sơ của VP.ĐKQSDĐ
Báo cáo tình hình giải quyết hồ sơ cho UBND huyện khi có yêu cầu
d. Cơ quan thuế:
Xác định các khoản nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải thực hiện
hoặc ghi nợ theo quy định của pháp luật do VP.ĐKQSDĐ chuyển đến
Thời gian thực hiện là không quá ba (3) ngày làm việc kể từ ngày nhận được số
liệu địa chính do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gửi đến, cơ quan thuế có
trách nhiệm thông báo cho Văn phòng ĐKQSDĐ về mức nghĩa vụ tài chính mà người
sử dụng đất phải thực hiện hoặc ghi nợ

e. UBND phường, thị trấn:
Tiếp nhận, luân chuyển và giải quyết hồ sơ theo thẩm quyền quy định
Xem xét và xác nhận đơn của hộ gia đình, cá nhân xin ghi nợ QSDĐ khi chưa
đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước
I.1.2 Hệ thống hồ sơ địa chính
1. Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là sự thể hiện bằng số hoặc các vật liệu như giấy diamat. Hệ
thống các thửa đất của các chủ sử dụng hoặc các yếu tố địa lý khác được quy định cụ
thể theo một hệ thống không gian, thời gian nhất định và theo sự chi phối của pháp
luật.
Nội dung của bản đồ địa chính
 Điểm khống chế tọa độ và độ cao
 Địa giới hành chính các cấp
 Ranh giới thửa đất
 Loại đất
 Công trình xây dựng trên đất
 Ranh giới sử dụng đất
 Hệ thống giao thông
-5-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

 Mạng lưới thủy văn
 Địa vật quan trọng
 Mốc giới quy hoạch
 Dạng đất
Bản đồ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:

 Có thay đổi số hiệu thửa đất
 Tạo thửa đất mới hoặc do sạt lở tự nhiên làm thay đổi ranh giới thửa đất;
 Thay đổi mục đích sử dụng đất
 Đường giao thông; hệ thống thuỷ văn tạo mới hoặc thay đổi ranh giới
 Thay đổi mốc và đường địa giới hành chính các cấp, địa danh và các ghi chú
thuyết minh trên bản đồ;
 Thay đổi về mốc giới hành lang an toàn công trình
 Bản đồ địa chính được biên tập lại khi có trên 40% số thửa đất của tờ bản đồ
đã được chỉnh lý
2. Sổ mục kê
Sổ mục kê đất đai được lập theo đơn vị hành chính cấp xã, phường để thể hiện
tất cả các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất
− Mục đích lập sổ: Để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, thông kê và
kiểm kê đất đai
− Hình thức: Kích thước là (297 x 420)mm, có 200; các trang đầu để hướng dẫn
Lập sổ mục kê đối với trường hợp sử dụng sơ đồ, bản đồ khác, trích đo địa chính:
− Lập sổ riêng cho từng loại tài liệu sử dụng: sơ đồ, bản đồ, trích đo địa chính
− Thứ tự nội dung ghi vào sổ như quy định đối với bản đồ địa chính
− Đối với sổ mục kê được lập theo mẫu cũ được xử lý như sau:
+ Nơi lập sổ mục kê đã và cấp GCN theo bản đồ địa chính thì tiếp tục sử dụng
sổ đã lập;
+ Nơi lập sổ mục kê đất đai theo bản đồ địa chính nhưng chưa cấp GCN thì
lập lại sổ mới
+ Nơi đã lập sổ mục kê và cấp GCN theo sơ đồ hoặc bản đồ khác thì tiếp tục
sử dụng sổ cho đến khi đo vẽ bản đồ địa chính thay thế
+ Nơi đã lập sổ mục kê và cấp GCN theo sơ đồ hoặc bản đồ khác mà nay đã
đo vẽ bản đồ địa chính thì lập sổ mục kê đất đai mới khi tổ chức cấp đổi
GCN
Sổ mục kê được chỉnh lý trong các trường hợp sau:
− Có chỉnh lý bản đồ địa chính

− Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên
− Thay đổi mục đích sử dụng đất
3. Sổ địa chính
Sổ địa chính là sổ ghi về người sử dụng đất và thông tin về thửa đất đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người đó;
-6-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Sổ địa chính cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai;
bao gồm 200 trang ( gồm trang hướng dẫn, nội dung, mục lục)
Đối với nơi đã lập sổ địa chính theo Thông tư 1990 được xử lý như sau:
− Sổ địa chính đã lập được tiếp tục sử dụng trong quản lý đất đai
− Thửa đã cấp GCN có biến động không tạo thửa mới thì chỉnh lý vào sổ cũ
− Thửa đất đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động mà tạo thửa mới thì ghi vào
sổ địa chính mới
Sổ địa chính được chỉnh lý trong các trường hợp sau:
− Người sử dụng đất chuyển quyền hoặc đổi tên
− Người sử dụng đất cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn QSDĐ
− Có thay đổi số hiệu, địa chỉ, diện tích thửa đất, tên đơn vị hành chính nơi có đất
− Có thay đổi mục đích SDĐ, thời hạn SDĐ
− Chuyển từ hình thức thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất
− Có thay đổi những hạn chế về quyền của người sử dụng đất
− Có thay đổi về nghĩa vụ tài chính phải thực hiện
− Cấp đổi, cấp lại GCNQSDĐ
4. Sổ theo dõi biến động đất đai
Là sổ ghi những trường hợp đăng ký biến động đất đai đã được chỉnh lý trên sổ

địa chính
Mục đích: Để theo dõi tình hình đăng ký biến động về sử dụng đất, làm cơ sở để thực
hiện thống kê đất đai hàng năm
Sổ gồm 200 trang, kích thước ( 297x 420)
5. Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Sổ cấp GCNQSDĐ (gọi là sổ cấp GCN) được lập để theo dõi, quản lý việc phát
hành và cấp GCNQSDĐ. Sổ cấp GCN được lập theo hướng dẫn sau:
− Sở TN – MT lập và quản lý sổ cấp GCN đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà gắn liền với đất ở), tổ
chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài. Phòng TN – MT lập và quản lý sổ cấp
GCN đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở; lập và gửi một bộ hồ sơ cho
UBND xã, thị trấn, một bộ cho Văn phòng ĐKQSDĐ trực thuộc để theo dõi
việc giao nhận GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đối với người sử dụng đất
nộp đơn xin cấp GCNQSDĐ tại UBND xã, thị trấn và Văn phòng ĐKQSDĐ
− Sổ cấp GCN đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với đất ở được lập theo đơn vị
hành chính xã, phường, thị trấn; sổ cấp GCN đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ trường hợp mua nhà gắn liền với đất
ở), tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài được lập theo đơn vị hành chính
cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

-7-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

− Vào sổ cấp GCN theo thứ tự liên tiếp tương ứng với thứ tự cấp GCNQSDĐ; nội

dung thông tin của hai giấy chứng nhận liên tiếp được chia cách bằng đường
thẳng gạch ngang bằng mực đen
− Cập nhật chỉnh lý sổ cấp GCN trong quá trình biến động về sử dụng đất được
thực hiện như sau:
 GCNQSDĐ bị thu hồi hoặc được cấp lại, đổi lại thì gạch bằng mực đỏ
vào hàng ghi thông tin về việc cấp GCNQSDĐ đó, trừ thông tin tại cột
ghi chú
 GCNQSDĐ được cấp cho thửa đất mới được ghi vào sổ tiếp theo số thứ
tự cuối cùng của GCNQSDĐ đã cấp thuộc đơn vị hành chính lập sổ
6. Thời hạn thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính
Trong vòng 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký do Sở gửi
đến hoặc thông báo do Phòng, Văn phòng cấp huyện gửi đến) VPĐK thuộc Sở có
trách nhiệm:
Chỉnh lý cập nhật hồ sơ địa chính gốc
Gửi bản trích sao hồ sơ địa chính đã chỉnh lý cho Văn phòng cấp huyện và
UBND xã
Trong vòng 7 ngày làm việc (kể từ ngày nhận bản trích sao chỉnh lý) Văn
phòng cấp huyện và UBND xã có trách nhiệm chỉnh lý bản sao
I.1.3 Nội dung nghiên cứu
Thu thập, phân tích , đánh giá bản đồ hiện có
Thu thập bản đồ địa chính trong vùng nghiên cứu phục vụ công tác cập nhật
chỉnh lý biến động
Phân tích, đánh giá bản đồ thu thập được.
Công tác đánh giá, kiểm tra bản đồ thực hiện theo quy định về độ chính xác dữ
liệu gốc của chuẩn bản đồ số địa chính
 Nội dung thẩm quyền, trình tự trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến
động đất đai trên bản đồ địa chính.
 Đánh giá phân loại các trường hợp trên địa bàn
 Xây dựng quy trình cập nhật, chỉnh lý biến động cơ sở dữ liệu bản đồ địa
chính bằng phần mềm Microstation và Famis.

 Nghiên cứu, ứng dụng các chức năng của phần mềm Microstation và
Famis trong công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ địa
chính.
So sánh hiệu quả giữa việc cập nhật, chỉnh lý biến động bằng phần mềm
Microstation và Famis với công việc thủ công tại địa phương.
I.1.4 Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp bản đồ
Là phương pháp sử dụng bản đồ địa chính dạng số để chỉnh lý biến động trên bản
đồ địa chính.

-8-


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

2. Phương pháp đo đạc chỉnh lý
Là phương pháp sử dụng số liệu đo đạc ngoài thực địa (đó là số liệu về độ dài cạnh
thửa đất và toạ độ góc thửa đất) để phục vụ công tác chỉnh lý biến động.
3. Phương pháp thống kê
Là phương pháp thống kê các số liệu, dữ liệu liên quan đến công tác cập nhật chỉnh
lý biến động ở địa bàn nghiên cứu.
4. Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp tổng hợp các phương pháp trên nhằm đưa ra những nhận xét, đánh
giá.
5. Phương pháp so sánh
So sánh sự biến động diện tích qua các năm, sự tăng giảm hồ sơ qua các năm.
Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng các phần mềm tin học vào công tác cập nhật,
chỉnh lý biến động.

So sánh việc sử dụng các phương pháp thủ công dùng để cập nhật vào bản đồ địa
chính và hệ thống HSĐC với việc ứng dụng phần mềm để cập nhật, chỉnh lý.
6. Phương pháp điều tra và khảo sát biến động
Sử dụng phương pháp này để điều tra, khảo sát, phân loại biến động và xây dựng
các bảng biểu về số lượng các hồ sơ biến động qua các năm, nhằm xác định để
chỉnh lý trên bản đồ địa chính. Qua đó giúp nhà quản lý nắm được quá trình chu
chuyển các loại dất ở địa phương mình nhằm có phương pháp điều chỉnh phù hợp
với quy hoạch.
7. Phương pháp phân tích biến động
Phân tích biến động qua các năm, nguyên nhân biến động, nguyên nhân chủ quan
nguyên nhân khách quan để thấy được sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với
tình hình phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.
8. Phương pháp chỉnh lý biến động nội nghiệp
Chủ yếu là sử dụng phương pháp công nghệ số thông qua các công cụ của
Microstation và hệ thống phần mềm Famis để cập nhật, chỉnh lý biến động CSDL
bản đồ địa chính
9. Phương pháp đo đạc chỉnh lý biến động ngoại nghiệp
Đây là phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp nhằm phục vụ cho công tác
chỉnh lý biến động bản đồ địa chính
10. Phương pháp ứng dụng các phần mềm tin học
Phương pháp này chủ yếu được ứng dụng xuyên suốt trong quá trình thực hiện đề
tài này. Phương pháp này sử dụng phần mềm Famis chạy trên nền của Microstation
để thực hiện việc chuẩn hoá bản đồ địa chính Microstation theo đúng quy định của
Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Đây là cơ sở cho việc ứng dụng phần mềm Famis
để thực hiện công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai trên bản đồ địa chính.

-9-


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lương Văn Hùng

I.1.5 Phương tiện nghiên cứu
1. Cơ sở khoa học về biến động đất đai
Phần cứng tối thiểu cho sử dụng phần mềm nghiên cứu
Hoạt động tốt với máy Pentium PC, tốc độ 2.2 GHz trở lên
Bộ nhớ ít nhất 128 MB
Card màn hình 32 mb trở lên
Ổ cứng còn trống ít nhất 200MB
Các thiết bị ngoại vi.
Phần mềm
Hệ điều hành WINDOW
Giới thiệu về Microstation và Famis
Microstation
Microstation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) và là môi trường đồ họa rất
mạnh cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
Microstation còn được sử dụng để là nền cho các ứng dụng khác như: Geovec, Irasb,
MSFC, Mrfclean,Mrfclean chạy trên đó.
Các công cụ của Microstation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
Microstation còn cung cấp cung cụ nhập, xuất (import, export) dữ liệu đồ họa
từ phần mềm khác qua các file (.dxf) hoặc (.dwg)
Famis
Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản đồ và hồ
sơ địa chính bao gồm 2 phần mềm lớn: "Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa
chính (Field Work and Cadastral Mapping Intergrated Software - Famis ) " có khả
năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp, xây dựng, xử lý và quản lý bản đồ địa chính số.
Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh
một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ

liệu Hồ sơ Địa chính để thành một cơ sở dữ liệu vẽ Bản đồ và Hồ sơ địa chính thống
nhất.
"Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính Cadastral Document Database
Management System Caddb" là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin vẽ hồ sơ
địa chính. Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để thành lập Bộ Hồ sơ Địa chính.
Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra, quản lý sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận sử dụng
đất, thống kê tình hình sử dụng đất .v.v.
Chức năng của phần mềm Fmis:
Các chức năng của phần mềm Famis được chia làm 2 nhóm lớn :
Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
2. Cơ sở thực tiễn
Nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, dẫn tới biến động đất đai ngày càng nhiều
và phức tạp. Công tác cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai phải thường xuyên và là
một việc làm hết sức cần thiết.
- 10 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành việc sử dụng phần mềm
Microstation và Famis chuẩn thống nhất trong bản đồ địa chính.
Việc ứng dụng triệt để phần mềm Microstation và Famis trong công tác cập
nhật, chỉnh lý biến động, cụ thể là các tờ bản đồ địa chính và hệ thống hồ sơ địa chính
tại Quận 12 tp.HCM để quản lý đất đai một cách có hiệu quả, nhanh chóng và tránh
được nhiều sai sót so với phương pháp thủ công.
3. Cơ sở pháp lý
Luật đất đai năm 2003 được quốc hội khoá XI thông qua ngày 26/11/2003, có

hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ về thi hành luật
đất đai.
Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ban hnh ngy 02/8/2007 hướng dẫn việc lập,
chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính
Nghị định 84/2007/N Đ-CP quy định bổ xung về việc cấp giấy chứng nhận về
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi
thường, hổ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
Thông tư ngày 29/2004/TT-BTNMT của Bộ TN-MT về việc hướng dẫn lập,
chỉnh lý, quản lý HSĐC.
Quy phạm thành lập bản đồ địa chính Bộ TN-MT số 08/2008/QĐ-BTNMT, Hà
Nội ngày 10/11/2008.
Quy phạm đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/15000,
và 1/10000. Do tổng cục địa chính nay là Bộ TN-MT ban hành.
Kí hiệu bản đồ địa chính do Tổng cụ địa chính nay là Bộ TN-MT ban hành.
Hướng dẫn sử dụng phần Mềm Microtation – Famis do tổng cục địa chính, viện
nghiên cứu địa chính ban hành.
I.2 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
I.2.1 Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Quận 12 nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một
phần Quốc lộ 1A và hệ thống giao thông dày đặc và cũng là một trong những khu vực
kinh tế trọng điểm, Quận 12 có vị trí và cửa ngõ giao thông khá quan trọng của thành
phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ, có nhiều tuyến đường quan trọng đi qua
địa bàn quận như Quốc lộ 1A nối miền Tây, miền Đông Nam Bộ và Quốc lộ 22 đi Tây
Ninh. Ngoài ra, trên địa bàn quận có một số dự án về công nghiệp, đô thị đã và đang
hình thành sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận.
Địa giới hành chính
− Phía Đông giáp Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương và Quận Thủ Đức, TP. Hồ
Chính Minh.

− Phía Tây giáp Huyện Hóc Môn và Quận Bình Tân, TP. Hồ Chính Minh.
− Phía Nam giáp Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp, Quận Tân Bình, Quận Tân
Phú và Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
− Phía Bắc giáp Huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh.
- 11 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Hình 1: Sơ đồ vị trí Quận 12.
2. Địa hình – địa mạo
Quận được chia làm 2 vùng địa hình - địa chất chính, do có những đặc trưng cơ
bản khác biệt nhau:
a. Vùng đất phía Tây Rạch Bến Cát: gồm các phường Tân Thới Nhất, Trung Mỹ Tây,
Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp và
Thới An). Có cao độ trên 2m so với mặt nước biển, có cấu tạo nền đất là phù sa cổ,
thành phần chủ yếu là cát, cát pha, thường có màu vàng nâu, đỏ nâu, thường xen lẫn
sỏi, cuội laterite. Sức chịu tải của nền đất khá tốt, lớn hơn 1,5 kg/cm2.
b. Vùng đất phía Đông rạch Bến Cát và dọc theo kênh Tham Lương: gồm các phường
Thạnh Xuân, Thạnh Lộc và An Phú Đông. Cao độ mặt đất thấp dưới 2m. Có cấu tạo
nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, bùn sét, trộn lẫn nhiều tạp chất hữu
cơ, thường có màu đen, xám đen.
3. Khí hậu
Quận 12 nằm trong khu vực khí hậu thành phố Hồ Chí Minh là khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, mang tính chất chung là nóng, ẩm với nhiệt độ cao và mưa
nhiều. Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
− Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.
− Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

− Hướng gió chủ yếu là Đông Nam và Tây Nam.

- 12 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Bảng 1 .1: Một số chỉ tiêu khí hậu trên địa bàn của quận 12
Chỉ tiêu

STT

Đơn vị

Giá trị

1

Nhiệt độ trung bình năm

o

27

2

Nhiệt độ trung bình tối cao


o

35 - 36

3

Nhiệt độ trung bình tối thấp

o

C

24 - 25

4

Số giờ chiếu sáng trong ngày

H

6 – 6,5

5

Lượng mưa trung bình năm

Mm

1.983


6

Lượng bốc hơi bình quân năm

Mm

1.339

7

Độ ẩm không khí trung bình năm

%

77

8

Độ ẩm cao nhất

%

98 - 100

9

Độ ẩm thấp nhất

%


20 - 23

C
C

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Tân Sơn Nhất)
Với đặc điểm khí hậu nêu trên là một lợi thế của quận, tạo điều kiện thuận lợi phát
triển sản xuất kinh doanh, và đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của nguời dân.
4. Thuỷ văn
Chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ bán nhật triều không đều trên sông Sài Gòn.
Sông Sài Gòn đi qua địa bàn có chiều rộng trung bình khoảng 150m, sâu 10 - 15m và
có một số kênh rạch khác trên địa bàn quận tạo tiền đề cho việc hình thành một mạng
lưới giao thông thủy quan trọng, thuận lợi lưu thông nối kết liên hoàn xuyên suốt với
các nơi, đồng thời đảm nhiệm tiêu thoát nước cho cả địa bàn.

- 13 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

I.2.2 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Quận 12 có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.274,9 ha, bao gồm các loại đất chính
như sau:
Bảng 1.2 Các loại đất chính.
STT

Diện tích

(ha)

Loại đất

Tỷ lệ (%)

1

Đất vàng nâu feralit trên phù sa cổ

355,36

6,74

2

Đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng

12,79

0,24

3

Đất phèn tiềm tàng, phèn ít

728,50

13,81


4

Đất phèn tiềm tàng, phèn trung bình

2.069,16

39,23

5

Đất xám điển hình

752,22

14,26

6

Đất xám có tầng loang lổ

999,35

18,94

7

Sông, rạch

357,53


6,78

2. Tài nguyên nước
a. Nguồn nước mặt:
Nguồn nước mặt trên địa bàn Quận 12 khá phong phú do một hệ thống sông
rạch cung cấp. Các sông, kênh rạch chính: sông Sài Gòn, sông Vàm Thuật, rạch Bến
Cát, Bến Thượng, Cầu Dừa, Trần Quang Cơ. Ngoài ra còn nhiều kênh rạch phân bố
chủ yếu ở khu vực phía Đông rạch Bến Cát. Tài nguyên nước mặt khá thuận lợi cho
phát triển sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái.
b. Nguồn nước ngầm:
Nguồn nước Quận 12 có nguồn nước ngầm khá phong phú đặc biệt tại các
phường thuộc khu vực phía Tây rạch Bến Cát có độ sâu phổ biến 20-50m ở một số khu
vực có độ sâu 30 – 100m.Đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn nước sinh
hoạt và sản xuất cho một bộ phận lớn dân cư và các họat động kinh tế xã hội trên địa
bàn.
I.2.3 Thực trạng môi trường
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ và cải tạo môi trường trên địa bàn Quận12
có những bước tiến đáng kể, thực trạng môi trường được cải thiện ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó vẫn còn những tình trạng vỡ bờ khi nước lũ dâng cao gây ngập đường sá
lầy lội trong mùa mưa và bụi bặm trong mùa khô, tình hình chăn nuôi quy mô hộ gia
đình trong các khu dân cư hiện vẫn còn tồn tại đã gây ô nhiễm môi trường.
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường
Các lợi thế:
Quỹ đất khá lớn, trên 5000 ha.
Quận có 2 khu vực với địa hình khác biệt rõ rệt, yếu tố này thuận lợi cho quy
hoạch tạo những nét đặc trưng riêng của đô thị mới.
- 14 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Lương Văn Hùng

Vị trí quan trọng là cửa ngõ phía Bắc của thành phố - cầu nối luồng giao thông
từ phía Campuchia về khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh
Các hạn chế:
Thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống thoát nước, chống
úng đã gây ra ngập úng trên địa bàn rộng. Điều này có tác động lớn đến các hoạt động
kinh tế và dân sinh của quận.
Tài nguyên sinh vật và khoáng sản của quận rất nghèo nàn, hầu như không có gì
để khai thác, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.
I.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở QUẬN 12 TP.HCM
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ
chực thực hiện các văn bản đã ban hành:
Trong thời gian qua, để đảm bảo công tác quản lý và sử dụng đất đai đi vào nề nếp, Uỷ
ban Nhân dân quận 12 đã tổ chức và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của
Chính phủ và UBND TP, cụ thể: Luật đất đai 2003, Nghị định 181, Thông tư 28,
Thông tư 30, Quyết định 138, Chỉ thị 26,….
Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính:
Xác định địa giới hành chính (Bảng 1.3)
Quận 12 có tổng diện tích tự nhiên là 5274,9 ha, ranh giới hành chính được xác
định như sau:
Các đơn vị hành chính Quận 12 gồm 11 đơn vị như sau:
Bảng1.3: Các đơn vị hành chính Quận 12
STT

Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)


Tỷ lệ (%)

1

Phường An Phú Đông

881,9601

16,72

2

Phường Đông Hưng Thuận

255,2000

4,84

3

Phường Hiệp Thành

542,3681

10,28

4

Phường Tân Chánh Hiệp


421,3753

7,99

5

Phường Tân Thới Hiệp

261,9752

4,97

6

Phường Tân Thới Nhất

389,9710

7,39

7

Phường Thạnh Lộc

583,2916

11,06

8


Phường Thạnh Xuân

968,5898

18,36

9

Phường Thới An

518,4577

9,83

10

Phường Trung Mỹ Tây

270,6346

5,13

11

Phường Tân Hưng Thuận

181,0800

3,43


5.274,9045

100

Toàn quận

(Nguồn: Phòng Tài nguyên-Môi trường Quận 12)

- 15 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Lập và quản lý hồ sơ địa chính (Bảng 1.4)
Nhằm thực hiện theo kế hoạch số 3609/UB-ĐT ngày 23/6/2004 của UBND
Thành phố về việc rà soát, củng cố công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính
trên địa bàn TP.HCM, Quận 12 đã cho rà soát lại việc quản lý hồ sơ địa giới hành
chính ở các phường. Kết quả kiểm tra và rà soát công tác lưu trữ hồ sơ địa giới hành
chính của quận thể hiện theo bảng sau:
Bảng 1.4: Hiện trạng lưu trữ hồ sơ địa giới hành chính tại quận
STT

Hồ sơ địa giới hành chính

Quận

Phường


X

X

1

Quyết định về việc thành lập

2

Bản đồ ĐGHC

X

3

Sơ đồ vị trí các mốc ĐGHC

X

4

Bảng tọa độ các mốc ĐGHC

X

5

Bảng mô tả tình hình chung về ĐGHC


X

6

Biên bản xác nhận mô tả đường ĐGHC

X

7

Biên bản bàn giao mốc ĐGHC

X

8

Thống kê tài liệu về ĐGHC của phường

X

(Nguồn: Phòng Tài nguyên-Môi trường quận 12)

- 16 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng


PHẦN 2:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1 CƠ CẤU CÁC LOẠI ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
II.1.1 Cơ cấu các loại đất.
Hiên nay trên địa Quân 12 chủ yếu có ba loại đất chính: Đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp (chủ yếu là đất ở và đất chuyên dùng), đất chưa sử dụng (đất chưa sử
dụng đã không còn nữa).
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất Quận 12 quý I năm 2009
Loại đất

TT



Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

1

Nhóm đất nông nghiệp

NNP

1970,4

37


2

Nhóm đất phi nông nghiệp

PNN

3304,5

63

3

Nhóm đất chưa sử dụng

CSD

0

0

5.274,9

100

Tổng diện tích đất tự nhiên

(Nguồn phòng TN – MT Quận 12)

0%
37%


63%

NNP

PNN

CSD

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu sử dụng đất Quận 12 quý I năm 2009
II.1.2 Hiện trạng cơ sở hạ tầng
1. Giao thông
Hiện nay quận có hệ thống giao thông đường bộ với những trục đường quan
trọng, là cầu nối kết giữa khu vực nội thành và ngoại thành thành phố đồng thời giữa
thành phố và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Tây Ninh, Long An

- 17 -


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Lương Văn Hùng

Toàn quận có 445 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 203,19 km (trong
đó: có 66 bê tông nhựa nóng với chiều dài 59,59 km), diện tích chiếm đất 163,1919 ha,
các tuyến đường phân theo cấp quản lý:
 Thành phố quản lý: 12 tuyến đường với tổng chiều dài là 44,115 km (chiếm
21,71 % chiều dài các tuyến đường), trong đó có 11 tuyến đường bê tông nhựa
nóng với chiều dài 40,781 km.
 Quận quản lý: 72 tuyến đường với chiều dài là 83,312 km (chiếm 40,02 % tổng

chiều dài các tuyến đường), trong đó có 06 tuyến đường bê tông nhựa nóng với
chiều dài 8,840 km, 66 tuyến đường cấp phối sỏi đỏ - đường đá với chiều dài
72,472 km.
 Phường quản lý: 361 tuyến với chiều dài là 77,762 km, trong đó: đường đất là
224 tuyến với chiều dài là 48,602 km; đường cấp phối sỏi đỏ 38 tuyến với chiều
dài 8,641 km; đường bê tông nhựa nóng – bê tông xi măng là 49 tuyến với
chiều dài 9,969 km.
Phía Đông quận tiếp giáp với sông Sài Gòn, chạy dài theo hướng từ Bắc xuống
Nam, có ý nghĩa rất quan trọng về mặt giao thông đường thuỷ, nối kết giữa Quận 12
với các huyện ngoại thành của thành phố và các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.
Giao thông hàng không thuận lợi do nằm gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Ngoài ra trong tương lai không xa tuyến đường sắt quốc gia dự kiến đi xuyên qua quận
theo hướng Đông – Tây nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hành hóa trên địa bàn của
quận.
2. Giáo dục - đào tạo: (Bảng 2.4)
Được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp, các ngành và toàn xã hội, sự nghiệp
phát triển giáo dục của quận đã được chú trọng đầu tư về mọi mặt đã tạo được sự phát
triển khá nhanh về số lượng và chất lượng bao gồm:
Theo số liệu thống kê và đầu năm học 2005 – 2006 trên địa bàn quận có 162
trường với 58.908 học sinh, 1.264 phòng học, 1.485 lớp học với diện tích sử dụng đất
là 302.059 m2.

- 18 -


×