Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS THÀNH LẬP LƯỚI ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CHI TIẾT KHU C THẠNH HÒA LỢI XÃ THẠNH LỢI HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- - 1 - -Black Sea Page - 1 - 12/17/2009

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ GPS THÀNH LẬP LƯỚI
ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CHO CƠNG TÁC ĐO ĐẠC
CHI TIẾT KHU C - THẠNH HỊA LỢI XÃ THẠNH
LỢI HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN

SVTH
MSSV
LỚP
KHĨA
NGÀNH

:
:
:
:
:

LÝ MINH SANG
05151026
DH05DC
2005 - 2009


CƠNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

LÝ MINH SANG

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS THÀNH LẬP LƯỚI
ĐỊA CHÍNH PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CHI
TIẾT KHU C - THẠNH HÒA LỢI XÃ THẠNH LỢI
HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN

Giáo viên hướng dẫn: KS. Thái Văn Hòa
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
(Ký tên:……………….)

- Tháng 7 năm 2009 -


LỜI CẢM ƠN

#"
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm – Ban chủ nhiệm khoa quản lý đất đai và thị trường bất động sản,
cùng các thầy cô bộ môn trong khoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
được học tập tại khoa.

Xin chân thành biết ơn quý thầy cô giáo khoa quản lý đất đai và
thị trường bất động sản, quý thầy cô giáo thỉnh giảng từ các trường
khác đã truyền đạt cho tôi rất nhiều kiến thức cơ bản trong lĩnh vực địa
chính và những bài học bổ ích để tôi có được hành trang vững bước
vào cuộc sống.
Cám ơn toàn thể các bạn sinh viên lớp DH05DC đã luôn nhiệt
tình chia sẻ những thông tin và tài liệu quan trọng có liên quan đến đề
tài. Các bạn là nguồn động viên to lớn của tôi.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Thầy Thái Văn Hòa – Bộ môn công nghệ địa chính khoa quản
lý đất đai và thị trường bất động sản trường Đại học Nông Lâm đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, đồng thời cung
cấp cho tôi rất nhiều kiến thức chuyên môn về lĩnh vực GPS để tôi
hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
- Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Long An.
- Trung tâm kỹ thuật Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Long An.
- Tập thể cán bộ nhân viên tổ đo đạc số 2. Đặc biệt, anh Nguyễn
Khắc Dự là người trực tiếp hỗ trợ chỉ bảo tôi rất nhiều trong việc thực
tập cũng như việc thu thập các thông tin, các tài liệu phục vụ cho đề
tài.
Vì đề tài được thực hiện trong thời gian ngắn nên không tránh
khỏi những thiếu sót. Do đó tôi rất mong sự thông cảm và ý kiến đóng
góp của quý thầy cô, quý cơ quan và các bạn để đề tài tôi được hoàn
thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh tháng 7 năm 2009
Lý Minh Sang


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Lý Minh Sang, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản,

Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài:” ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GPS THÀNH LẬP LƯỚI ĐỊA CHÍNH
PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC ĐO ĐẠC CHI TIẾT KHU C - THẠNH HÒA LỢI
XÃ THẠNH LỢI HUYỆN BẾN LỨC TỈNH LONG AN”
Giáo viên hướng dẫn: KS.Thái Văn Hoà, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính, Khoa
Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
1. Ứng dụng Hệ thống định vị toàn cầu xây dựng lưới khống chế tọa độ, nhằm phục vụ
đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính khu C - Thạnh Hòa Lợi xã Thạnh Lợi huyện Bến Lức
tỉnh Long An.
2. Tìm hiểu cấu trúc, nguyên lý hoạt động và kỹ thuật định vị của hệ thống định vị
toàn cầu.
3. Quy trình thực hiện:
- Khảo sát và tìm hiểu địa bàn nghiên cứu.
- Định vị các điểm GPS trên bản đồ.
- Triển khai các điểm đo ra thực địa.
- Lập lịch đo.
- Đo đạc GPS ngoài thực địa.
- Xử lý số liệu đo bằng phần mềm GPSurvey 2.35. Bình sai tính toán và đánh giá
độ chính xác tọa độ và độ cao lưới khống chế.
+ Tính toán giải cạnh bằng chương trình Wave.
+ Bình sai lưới GPS về hệ quy chiếu tọa độ và độ cao VN-2000.
- Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm.
- Giao nộp sản phẩm.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
PHẦN I TỔNG QUAN ................................................................................ 2

I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ....................................................... 2
I.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................. 2
I.1.2. Cơ sở pháp lý .............................................................................. 18
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................ 18
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................. 19
I.2.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................ 19
I.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất ................................................ 21
I.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................... 21
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện ................... 22
I.3.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................... 22
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................. 22
I.3.3. Quy trình thực hiện ...................................................................... 23
I.4. Nguồn tư liệu trắc địa, bản đồ phục vụ nghiên cứu ................................ 24
I.4.1. Tư liệu tọa độ, độ cao trong khu đo ............................................ 24
I.4.2. Tư liệu bản đồ ............................................................................. 24
PHẤN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 25
II.1. Thiết kế kỹ thuật ................................................................................... 25
II.1.1. Thiết kế lưới cho khu đo ............................................................ 25
II.1.2. Lập kế hoạch đo ......................................................................... 25
II.2. Công tác chuẩn bị ................................................................................. 27
II.3. Đo đạc ngoài thực địa ........................................................................... 27
II.4. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 28
II.4.1. Giới thiệu tổng quan về phần mềm GPSurvey 2.35................... 28
II.4.2. Quy trình công nghệ sử dụng phần mềm GPSurvey 2.35 ......... 29
II.4.2.1. Lập lịch đo .............................................................................. 30
II.4.2.2. Xử lý cạnh .............................................................................. 32
II.4.2.3. Bình sai lưới GPS ................................................................... 39
II.5. Nghiệm thu và giao nộp thành quả ....................................................... 51
II.6. Đánh giá quy trình công nghệ GPS ............................................................52
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 53



Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu ra đời và được đưa vào ứng dụng dân sự đã
mở ra một kỷ nguyên mới cho Trắc địa và Bản đồ, nó đồng thời tạo ra những thành tựu
căn bản hỗ trợ và thúc đẩy các tiến bộ khoa học, nhất là trong lĩnh vực các Khoa học
về Trái đất.
Năm 1990, khi công nghệ định vị toàn cầu GPS được các nhà khoa học các nước
đang phát triển nghiên cứu thử nghiệm để đưa vào kênh thương mại, thì GS.TS khoa
học Đặng Hùng Võ đã dự báo được tính ưu việt và đề xuất công trình ứng dụng công
nghệ này vào ngành đo đạc bản đồ Việt Nam.
Trong hoàn cảnh khó khăn về ngân sách nhà nước, nhóm cán bộ khoa học Cục đo
đạc và bản đồ Nhà Nước đã quyết tâm nghiên cứu công nghệ GPS bằng nội lực, không
có bất kỳ sự trợ giúp kỹ thuật nào của chuyên gia nước ngoài. Qua nghiên cứu và thử
nghiệm, công nghệ GPS có ưu điểm là tự động hoá cao trong đo đạc và xử lý kết quả
đo; người đo độc lập với số liệu nên không xảy ra nhầm lẫn, độ chính xác cao gấp 2 - 3
lần công nghệ truyền thống. Công nghệ GPS có thể đo đạc khoảng cách vài nghìn km
trong khi công nghệ truyền thống chỉ đo được tối đa 30km.
Quá trình đo đạc không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, kinh phí xây dựng lưới trạm
giảm 2 - 3 lần tạo điều kiện đáp ứng nhanh, đầy đủ, chính xác thông tin phục vụ các
yêu cầu cấp thiết của các ngành kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... Giá thành đo
bằng công nghệ GPS cũng giảm 2 - 3 lần so với công nghệ truyền thống. Có thể nói
công nghệ GPS đã tạo ra một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực Trắc địa. Những
tính năng ưu việt của công nghệ này được thể hiện rõ nhất qua việc thành lập lưới
khống chế các cấp phục vụ cho các mục đích khác nhau như: Quan trắc biến dạng của
các công trình, thành lập Bản đồ Địa hình, Bản đồ Địa chính...

Được sự cho phép của Khoa Quản lý Đất đai & Thị trường Bất động sản trường
Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh cùng với sự giúp đỡ tạo điều kiện cơ sở vật chất,
trang thiết bị của Trung tâm Kỹ thuật Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Long An, dưới
sự hướng dẫn của thầy Thái Văn Hòa, tôi xin thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ
GPS thành lập lưới địa chính phục vụ cho công tác đo đạc chi tiết khu C - Thạnh Hòa
Lợi xã Thạnh Lợi huyện Bến Lức tỉnh Long An”.
Mục tiêu nghiên cứu: Ứng dụng công nghệ GPS xây dựng lưới khống chế tọa
độ. Đồng thời kết hợp phần mềm GPSurvey 2.35 và phần mềm Bình sai 2000 để xử lý
tính toán số liệu đo GPS.
Phạm vi nghiên cứu: Khu C - Thạnh Hoà Lợi xã Thạnh Lợi huyện Bến Lức tỉnh
Long An.
Đối tượng nghiên cứu: Đo đạc xác định tọa độ của các điểm khống chế toạ độ
bằng công nghệ GPS.

Trang 1


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

PHẦN I: TỔNG QUAN
I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học: Hệ thống GPS được công nhận là hệ thống đáng tin cậy, hiệu
quả và cho kết quả với độ chính xác cao.
I.1.1.1. Giới thiệu về hệ thống định vị toàn cầu
Vào khoảng giữa những năm 60 Bộ quốc phòng Mỹ khuyến khích xây dựng một
hệ thống đạo hàng vệ tinh hoàn hảo hơn so với hệ thống TRANSIT. Ý tưởng chính của
đề án do hải quân Mỹ đề xuất là sử dụng khoảng cách đo từ các điểm trên mặt đất đến
vệ tinh trên cơ sở biết chính xác tốc độ và thời gian lan truyền tín hiệu vô tuyến. Đề án

có tên là Timation.
Các công trình nghiên cứu tương tự cũng được không quân Mỹ tiến hành trong
khuôn khổ chương trình mang mã số 621B. Song từ năm 1973 Bộ quốc phòng Mỹ
quyết định đình chỉ cả hai chương trình này để triển khai phối hợp nghiên cứu xây
dựng hệ thống đạo hàng vô tuyến vệ tinh trên cơ sở các kết quả của chương trình
TRANSIT và hai chương trình vừa nói tới. Hệ thống này có tên gọi đúng là NAVSAR
GPS (Navigation Statellite Provinding Timiming and Ranging Global Positionin
System). Nhiệm vụ chủ yếu hệ thống là xác định tọa độ không gian và tốc độ chuyển
động của điểm xét trên tàu vũ trụ, máy bay, tàu thủy và trên đất liền phục vụ cho bộ
quốc phòng Mỹ và các cơ quan dân sự. Khi được hoàn tất, hệ thống sẽ gồm có 21 vệ
tinh hoạt động và 3 vệ tinh dự trữ. Các vệ tinh quay trên 6 vệ tinh hầu như tròn, ở độ
cao khoảng 20.000 km với chu kỳ xấp xỉ 12h. Với cách bố trí này thì trong suốt 24h tại
bất kỳ điểm nào trên Trái đất cũng sẽ quan sát đựơc 4 vệ tinh. Các vệ tinh đầu tiên của
hệ thống được phóng lên quỹ đạo vào tháng 2 năm 1978. Toàn bộ hệ thống được đưa
vào hoạt động hoàn chỉnh từ tháng 5 năm 1994. Chi phí cho việc thiết lập hệ thống này
cỡ 12 tỉ đôla Mỹ.
I.1.1.2. Các bộ phận cấu thành của hệ thống GPS và chức năng của chúng
Hệ thống định vị toàn cầu gồm 3 bộ phận cấu thành: đó là đoạn không gian
(Space segment), đoạn điều khiển (Control segment) và đoạn sử dụng (User segment).
Chúng ta lần lượt tìm hiểu cụ thể về từng bộ phận cấu thành của hệ thống và chức
năng của chúng.
1. Đoạn không gian (Space Segment)
Đoạn này gồm 24 vệ tinh, trong đó có 3 vệ tinh dự trữ, quay trên 6 quỹ đạo cách
đều nhau và có góc nghiêng 55 độ so với mặt phẳng xích đạo Trái đất. Quỹ đạo của vệ
tinh hầu như tròn, vệ tinh bay sắp xỉ 20.000 km so với mặt đất. Chu kỳ quay của vệ
tinh là 718 m và do vậy vệ tinh sẽ quay qua đúng điểm cho trước trên mặt đất mỗi
ngày một lần.
Mỗi vệ tinh trang bị máy phát tần số chuẩn nguyên tử chính xác cao cỡ 10-12.
Máy phát này tạo ra các tín hiệu tần số cơ sở 10,23 MHZ, và từ đây tạo ra các sóng tải
tần số L1 = 1575,42 MHZ và L2 = 1227,60 MHZ. Người ta sử dụng hai tần số tải để làm

giảm ảnh hưởng của tầng điện ly.
Các sóng tải được điều biến bởi hai loại code khác nhau : C/A - code và P – code.
C/A - code là code thô / thâu tóm (Coarse / Acqusition). Nó được sử dụng cho
các mục đích dân sự và chỉ điều biến sóng tải L1. Sóng này được tạo bởi một chuỗi
Trang 2


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

các chữ số 0 và 1 được xắp xếp theo quy luật tựa ngẫu nhiên với tần số 1,023 MHZ tức
là bằng 1/10 tần số cơ sở và được lập lại sao mỗi miligiây. Mỗi vệ tinh được gắn một
C/A – code riêng biệt.
P – code là code chính xác (Precide). Nó được sử dụng cho các mục đích quân
sự, tức là để đáp ứng yêu cầu chính xác cao, điều kiện cả hai sóng tải L1 và L2. Code
này được tạo bởi nhiều chuỗi các chữ số 0 và 1 được sắp xếp theo quy luật tựa ngẫu
nhiên 10,23 MHZ và độ dài toàn phần của code là 267 ngày, nghĩa là chỉ sau 267 ngày
P-code mới lặp lại. Tuy vậy người ta chia code này thành các đoạn có độ dài là 7 ngày
và gán cho mỗi vệ tinh một trong những đoạn code như thế, cứ sau một tuần lại thay
đổi. Bằng cách này P-code rất khó bị giải mã để sử dụng nếu không được phép.
Cả hai sóng tải L1 và L2 còn được điều biến bởi các thông tin đạo hàng bao gồm:
ephermerit của vệ tinh, thời gian của hệ thống, số hiệu chỉnh cho đồng hồ của vệ tinh,
quan cảnh phân bố vệ tinh trên bầu trời và tình trạng của hệ thống.
Sơ đồ liên hệ giữa các sóng tải và các code điều biến được cho trong bảng dưới
đây :
L1 = 1575,42 MHZ

C/A-code
1,023 MHZ


L2 = 1227,60 MHZ

P-code
10,23

Thông tin đạo hàng
P-code
10,23 MHZ
Và thông tin đạo hàng

Ngoài hai sóng tải L1 và L2 phục vụ mục đích định vị cho người sử dụng (khách
hàng), các vệ tinh còn dùng hai sóng tần số 1783,74 MHZ và 2227,5 MHZ để trao đổi
thông tin và các trạm điều khiển trên mặt đất .
Mỗi vệ tinh GPS có trọng lượng 1830 kg khi phóng và 930 kg khi bay trên quỹ
đạo. Các máy móc thiết bị trên vệ tinh hoạt động nhờ năng lượng do các tấm pin mặt
trời với sải cánh dài 580 cm cung cấp. Tuổi thọ của vệ tinh theo thiết kế là 7,5 năm;
tuy vậy nhiều vệ tinh bị hỏng khá nhanh và đã được lần lượt thay thế.

Hình I.1 Vệ tinh GPS
Trang 3


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

2. Đoạn điều khiển (Control Segment)
Đoạn này gồm các trạm quan sát trên Mặt đất, trong đó có một trạm điều khiển
trung tâm đặt tại Colorado Spring và 4 trạm theo dõi đặt tại Hawaii (Thái Bình dương),

Ascension Island (Đại Tây Dương), Diego Garcia (Ân Độ Dương) và Kwajalein (Tây
Thái Bình Dương). Các trạm này tạo thành một vành đai bao quanh trái đất.
Nhiệm vụ của đoạn điều khiển là điều khiển toàn bộ sự hoạt động và chức năng
của các vệ tinh cũng như hoạt động của đồng hồ trên đó. Tất cả các trạm đều có máy
thu GPS. Chúng tiến hành đo khoảng cách và sự thay đổi khoảng cách đến tất cả các
vệ tinh có thể quan sát được, đồng thời đo các số liệu khí tượng. Tất cả các số liệu đo
nhận được ở mỗi trạm điều được truyền về trạm trung tâm. Trạm trung tâm xử lý các
số liệu được truyền từ các trạm theo dõi về cùng với các số liệu đo của chính nó. Kết
quả xử lý cho ra các ephemerit chính xác hóa của vệ tinh và số hiệu chỉnh cho các
đồng hồ trên vệ tinh. Từ trạm trung tâm các số liệu này được truyền trở lại cho các
trạm theo dõi để từ đó truyền tiếp lên cho các vệ tinh cùng các lệnh điều khiển khác.
Như vậy là các thông tin đạo hàng và thông tin thời gian trên vệ tinh được thường
xuyên chính xác hoá và chúng sẽ được cung cấp cho người sử dụng thông qua các
sóng tải L1 và L2. Việc chính xác hoá thông tin như thế được tiến hành 3 lần trong
một ngày. Cần nói thêm là các thông tin cung cấp đại trà cho khách hàng chỉ đảm bảo
độ chính định vị đến cỡ 10 m, chưa kể chúng còn bị cố ý làm nhiễu đi bởi các chế độ
SA (Slective Availability) để hạn chế độ chính xác này ở mức 100 m. Tuy nhiên, từ
năm 2000, kỹ thuật này đã được dỡ bỏ, người sử dụng có những số liệu đảm bảo độ
chính xác cao hơn tới 1 m.

Hình I.2 Sơ đồ phân bố trạm điều khiển

3. Đoạn sử dụng (User Segment)
Đoạn sử dụng bao gồm tất cả các máy móc, thiết bị thu nhận thông tin từ vệ tinh
để khai thác sử dụng cho các mục đích và yêu cầu khác nhau của khách hàng kể cả ở
trên trời, trên biển và trên đất liền. Đó có thể là một máy thu riêng đặc biệt hoạt động
độc lập (trường hợp định vị tuyệt đối) hay một nhóm gồm từ hai máy thu trở lên hoạt
động đồng thời theo một lịch trình thời gian nhất định (trường hợp định vị tương đối)
Trang 4



Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

hoặc hoạt động theo chế độ một máy thu đóng vai trò máy chủ phát tín hiệu vô tuyến
hiệu chỉnh cho các máy thu khác (trường hợp định vị vi phân). Đó còn là cả một hệ
thống dịch vụ đạo hàng GPS đa năng trên phạm vi toàn cầu hoặc ở từng khu vực đang
được thiết lập ở một số nước phát triển.

Hình I.3. Một số loại máy thu GPS

I.1.1.3. Các nguyên tắc và các phương pháp đo GPS
1. Các dạng đại lượng đo
Việc định vị bằng GPS được thực hiện trên cơ sở sử dụng hai dạng đại lương đo
cơ bản, đó là đo khoảng cách giả theo các code tựa ngẫu nhiên (C/A-code và P-code)
và đo pha của sóng tải (L1 và L2)
a. Đo khoảng cách giả theo C/A-code và P-code
Vệ tinh
Angten
Máy
thu
Khoảng cách thực
Khoảng cách giả

Do sai số đồng hồ
trên vệ tinh

Do sai số đồng hồ trong máy thu và sai số lan truyền
Tín hiệu máy thu

Tín hiệu vệ tinh
Thời gian truyền sóng cộng sai số đồng hồ
Code tựa ngẫu nhiên được phát đi từ vệ tinh cùng với sóng tải. Máy thu GPS
cũng tạo ra code tựa ngẫu nhiên đúng như vậy. Bằng cách so sánh code thu được từ vệ
tinh và code của chính máy thu có thể xác định được khoảng thời gian lan truyền của
tín hiệu code và từ đây dể dàng tính được khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu (đúng
Trang 5


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

hơn là đến tâm ăng ten của máy thu). Do có sự không đồng bộ giữa đồng hồ của vệ
tinh và của máy thu, và do có ảnh hưởng của môi trường lan truyền tín hiệu, nên
khoảng cách tính theo khoảng thời gian đo được không phải là khoảng cách thực giữa
vệ tinh và máy thu. Người ta gọi nó là khoảng cách giả.
Ta ký hiệu tọa độ của vệ tinh là xs,ys,zs, tọa độ của điểm xét (máy thu) là x,y,z;
thời gian lan truyền tín hiệu từ vệ tinh đến điểm xét là t; sai số giữa đồng hồ trong máy
thu và đồng hồ trên vệ tinh là Δt; khoảng cách giả đo được là R. Khi đó ta có thể viết :
R = c(t + ∆t) = ( Xs − X ) 2 + (Ys − Y ) 2 + ( Zs − Z ) 2

+ c.∆t

Trong đó c là tốc độ lan truyền tín hiệu.
Trong trường hợp sử dụng C/A-code, theo dự tính các nhà thiết kế hệ thống GPS,
kỹ thuật đo khoảng thời gian lan truyền tín hiệu chỉ có thể đảm bảo độ chính xác đo
khoảng cách tương ứng khoảng 30m. Nếu tính đến ảnh hưởng của điều kiện lan truỵền
tín hiệu, sai số đo khoảng cách theo C/A-code sẽ ở mức 100m là mức có thể chấp nhận
để cho khách hàng dân sự được khai thác. Song kỹ thuật xử lý tín hiệu code này đã

được phát triển đến mức có thể đảm bảo độ chính xác đo khoảng cách tới cỡ 3m, tức là
hầu như không thua kém so với trường hợp sử dụng P-code vốn không dành cho khách
hàng đại trà. Chính với lý do này phía Mỹ phải đưa ra giải pháp SA để hạn chế khả
năng thực tế của C/A-code.
b. Đo pha của sóng tải
Các sóng tải L1 và L2 được sử dụng cho việc định vị với độ chính xác cao. Với
mục đích này người ta tiến hành đo hiệu số giữa pha của sóng tải do máy thu nhận
được từ vệ tinh và pha của tín hiệu do chính máy thu tạo ra. Hiệu số pha do máy thu đo
được ta hãy ký hiệu là Φ(0<Φ<2Π). Khi đó ta có thể viết :
2∏

(R – Nλ + c.∆t)
λ
Trong đó: R là khoảng cách giữa vệ tinh và máy thu
λ là bước sóng của sóng tải
N là số nguyên lần bước sóng λ chứa trong R
∆t là sai số không đồng bộ giữa đồng hồ của vệ tinh và của máy thu
N được gọi là số nguyên đa trị và thường không được biết trước mà cần phải xác
định trong quá trình đo.
Trong trường hợp đo pha theo sóng tải L1 có thể xác định khoảng cách giữa vệ
tinh và máy thu với độ chính xác đến cỡ xentimét thậm chí milimét. Sóng tải L2 cho
độ chính xác thấp hơn ít nhiều, nhưng tác dụng chủ yếu của nó là cùng với sóng tải L1
tạo ra khả năng làm giảm ảnh hưởng đáng kể của tầng điện ly và thêm vào đó làm cho
việc xác định số nguyên đa trị được đơn giản hơn.
Φ=

Trang 6


Ngành Công Nghệ Địa Chính


SVTH: Lý Minh Sang

Sau đây là bảng so sánh việc sử dụng sóng tải và các mã (C/A, P) để xác định
khoảng cách:
Tín hiệu

Bước sóng

MP

L1

0.20 m

2 mm

L2

0.25 m

2,5 mm

C/A – code

300 m

3,0 m

P – code


30 m

0,3 m

2. Đo GPS tuyệt đối
a. Nguyên lý đo GPS tuyệt đối
Đo GPS tuyệt đối là trường hợp sử dụng máy thu GPS để xác định ngay ra tọa độ
của điểm quan sát trong hệ thống tọa độ WGS-84. Đó có thể là các thành phần tọa độ
vuông góc không gian (X,Y,Z) hoặc các thành phần tọa độ mặt cầu (B,L,H). Hệ tọa độ
WGS-84 là hệ thống tọa độ cơ sở của hệ thống GPS; tọa của hệ thống cũng như điểm
quan sát đều được lấy theo hệ thống tọa độ này. Nó được thiết lập gắn với ellipxoid có
kích thước như sau:
Bán trục lớn: a = 6378137 m
Độ dẹt: α =

1
298,2572

Việc đo GPS tuyệt đối được thực hiện trên cơ sở sử dụng đại lượng đo là khoảng
cách giả từ vệ tinh đến máy thu theo nguyên tắc giao hội không gian từ các điểm có
tọa độ đã biết là các vệ tinh.
Nếu biết chính xác khoảng thời gian lan truyền tín hiệu code tựa ngẫu nhiên từ vệ
tinh đến máy thu, ta sẽ tính được khoảng cách chính xác giữa vệ tinh và máy thu. Khi
đó 3 khoảng cách được xác định đồng thời từ 3 vệ tinh đến máy thu sẽ cho ta vị trí
không gian đơn trị của máy thu. Song trên thực tế cả đồng hồ trong vệ tinh và đồng hồ
trong máy thu đều có sai số, nên các khoảng cách đo được không phải là khoảng cách
chính. Kết quả là chúng không thể cắt nhau tại một điểm, nghĩa là không thể xác định
được vị trí của máy thu. Để khắc phục tình trạng này cần sử dụng thêm một đại lượng
đo nữa, đó là khoảng cách từ một vệ tinh thứ tư. Để thấy rõ điều này, ta hãy viết một

hệ gồm 4 phương trình cho 4 vệ tinh:
(XS1 - X)2 + (YS1 - Y)2+ (ZS1 - Z)2 = (R1 - c.Δt)2
(XS2 - X)2 + (YS2 - Y)2+ (ZS2 - Z)2 = (R2 - c.Δt)2
(XS3 - X)2 + (YS3 - Y)2+ (ZS3 - Z)2 = (R3 - c.Δt)2
(XS4 - X)2 + (YS4 - Y)2+ (ZS4 - Z)2 = (R4 - c.Δt)2
Để hiểu là thực ra chúng ta chỉ quan tâm đến ba ẩn số cần xác định là các thành
phần tọa độ x,y,z của máy thu (nhận xét). Khi đó chúng ta chỉ cần sử dụng 3 phương
trình ứng với 3 khoảng cách đo chính xác từ 3 vệ tinh đến 3 máy thu. Song do có sai số
không đồng bộ của đồng hồ vốn không được biết trước, nên chúng ta phải coi nó là ẩn

Trang 7


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

số thứ tư để tìm. Chính vì vậy mà ta cần có thêm môt phương trình, tức là phải quan
sát thêm một vệ tinh nữa.
Vậy là bằng cách đo khoảng cách giả đồng thời từ 4 vệ tinh đến máy thu ta có thể
xác định được tọa độ tuyệt đối của máy thu, ngoài ra còn xác định thêm được số hiệu
chỉnh cho đồng hồ (thạch anh) của máy thu nữa.
Quan sát đồng thời 4 vệ tinh là yêu cầu tối cần thiết để xác định tọa độ không
gian tuyệt đối của điểm quan sát. Tuy vậy, nếu máy thu được trang bị đồng hồ chính
xác cao thì khi đó chỉ còn 3 ẩn số là 3 thành phần tọa độ của điểm quan sát. Để xác
định chúng ta chỉ cần quan sát đồng thời 3 vệ tinh.
Nếu ta lại biết thêm độ cao của điểm quan sát so với bề mặt elipxoid của hệ tọa
độ WGS-84, chẳng hạn như trong trường hợp ở trên mặt biển, khi đó chỉ còn phải xác
định 2 ẩn số là tọa độ mặt bằng của điểm quan sát. Trong trường hợp này ta chỉ cần
quan sát đồng thời 2 vệ tinh là đủ.

Trên thực tế với hệ thống vệ tinh hoạt động đầy đủ như hiện nay, số lượng vệ tinh
có thể quan sát đồng thời thường là 6-8, có khi nhiều hơn 10. Khi đó lời giải đơn trị sẽ
được rút ra nhờ phương pháp xử lý số liệu đo theo nguyên tắc bình phương nhỏ nhất.
b. Đo GPS vi phân
Phần lớn khách hàng sử dụng máy thu GPS thường có nhu cầu định vị với độ
chính xác từ cỡ đềximét đến vài chục mét. Nhưng với chế độ can thiệp SA thì hệ thống
GPS chỉ cho độ chính xác định vị hạn chế cỡ 100m. Để tháo gỡ sự khống chế này, giới
kỹ thuật và các nhà sản xuất máy thu GPS đã đưa ra một phương pháp đo được gọi là
GPS vi phân.
Theo phương pháp này cần có một máy thu GPS có khả năng phát tín hiệu vô
tuyến được đặt tại điểm có tọa độ đã biết (nó thường được gọi là máy cố định), đồng
thời có máy khác (được gọi là máy di động) đặt ở vị trí cần xác định tọa độ, đó có thể
là điểm cố định hoặc điểm di động như tàu thủy, ôtô, máy bay. Cả máy cố định và máy
di động cần tiến hành đồng thời thu tín hiệu từ các vệ tinh như nhau. Nếu thông tin từ
vệ tinh bị nhiễu thì kết quả xác định của cả máy cố định và máy di động cũng đều bị
sai lệch. Độ sai lệch này được xác định trên cơ sở so sánh tọa độ tính ra theo tín hiệu
thu được và tọa độ đã biết trước của máy cố định và có thể được xem là như nhau cho
cả máy cố định và máy di động. Nó được máy cố định phát đi qua sóng vô tuyến để
máy di động thu nhận mà hiệu chỉnh cho kết quả xác định tọa độ của mình.
Ngoài cách hiệu chỉnh cho tọa độ, người ta còn tiến hành hiệu chỉnh cho khoảng
cách từ vệ tinh đến máy thu. Cách hiệu chỉnh thứ hai đòi hỏi máy thu cố định có cấu
tạo phức tạp và tốn kém hơn. Nhưng lại cho phép người sử dụng xử lý chủ động linh
hoạt hơn.
Để đảm bảo độ chính xác cần thiết, các số hiệu chỉnh cần được xác định và phát,
chuyển nhanh với tần suất cao. Chẳng hạn để cho khoảng cách từ vệ tinh đến máy thu
được hiệu chỉnh đạt độ chính xác cỡ 5m, số hiệu chỉnh phải được phát, chuyển với tần
suất 15 giây một lần. Cũng với lý do này phạm vi hoạt động có hiệu quả của một máy
thu cố định không phải là tùy ý, mà thường hạn chế ở bán kính từ một vài trăm đến
năm bảy trăm kilômét. Người ta đã xây dựng các hệ thống GPS vi phân diện rộng cũng
như mạng lưới GPS vi phân gồm một số trạm cố định để phục vụ nhu cầu định vị cho

cả một lục địa hay đại dương với độ chính xác cỡ 10m. Phương pháp định vị GPS vi
Trang 8


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

phân có thể bảo đảm độ chính xác phổ biến cỡ vài ba chục mét và hơn thế nữa tới
đềximét.
3. Đo GPS tương đối
a. Nguyên lý đo GPS tương đối
Đo GPS tương đối là trường hợp sử dụng hai máy thu GPS đặt ở hai điểm quan
sát khác nhau để xác định ra hiệu tọa độ vuông góc không gian (∆X,∆Y,∆Z) hay hiệu
tọa độ mặt cầu (∆B,∆L,∆H) giữa chúng trong hệ tọa độ WGS-84.
Nguyên tắc đo GPS tương đối được thực hiện trên cơ sở được sử dụng đại lượng
đo là pha sóng tải. Để đạt được độ chính xác cao và rất cao cho kết quả xác định hiệu
tọa độ (hay vị trí tương hổ) giữa hai điểm xét người ta đã tạo ra và sử dụng các sai
phân khác nhau cho pha sóng tải nhằm làm giảm ảnh hưởng của các nguồn sai số khác
nhau như: sai số của đồng hồ trên vệ tinh cũng như trong máy thu, sai số của tọa độ vệ
tinh, số nguyên đa trị...
Ta ký hiệu pha của sóng tải từ vệ tinh j được đo tại trạm quan sát r vào thời điểm
ti là Φir(ti). Khi đó, nếu xét hai trạm 1 và 2, tiến hành quan sát đồng thời vệ tinh j vào
thời điểm ti, ta sẽ có sai phân bậc một được lập như sau:

∆Φi(ti) = Φi2 (ti) – Φi1(ti)
Trong sai phân này hầu như không có ảnh hưởng sai số đồng hồ trên vệ tinh.
Nếu xét hai trạm tiến hành quan sát đồng thời hai vệ tinh j,k vào thời điểm ti, ta
sẽ có sai phân bậc hai:


∆2 Φj,k(ti) = ∆Φk(ti) - ∆Φj(ti)
Trong sai phân này hầu như không còn ảnh hưởng của sai số đồng hồ trên vệ tinh
cũng như sai số đồng hồ trong máy thu.
Nếu xét hai trạm tiến hành quan sát đồng thời hai vệ tinh j,k vào các thời điểm ti
và ti+1, ta sẽ có sai phân bậc ba :

∆3Φj,k = ∆2Φj,k(ti+1) - ∆2Φj,k(ti)
Sai phân này cho phép loại trừ các số nguyên đa trị.
Số vệ tinh xuất hiện trên bầu trời thường nhiều hơn 4, có khi tới trên 10 vệ tinh.
Bằng cách tổ hợp theo từng cặp vệ tinh ta sẽ có rất nhiều trị đo. Không những thế khi
đo tương đối các vệ tinh lại được quan sát trong cả một khoảng thời gian tương đối
dài, thường từ nửa giờ đến vài ba giờ. Do vậy, trên thực tế số lượng trị đo để xác định
ra hiệu tọa độ giữa hai điểm quan sát sẽ rất lớn và khi đó số liệu đo sẽ được xử lý theo
nguyên tắc bình phương nhỏ nhất.
b. Đo tĩnh
Phương pháp đo tĩnh được sử dụng để xác định hiệu tọa độ (hay vị trí tương hổ)
giữa hai điểm xét với độ chính xác cao, thường là nhằm đáp ứng các yêu cầu của công
tác trắc địa - địa hình. Trong trường hợp này cần có hai náy thu, một máy đặt ở điểm
đã biết tọa độ, còn máy kia đặt ở điểm cần xác định. Cả hai máy phải đồng thời thu tín
hiệu từ một số vệ tinh chung liên tục trong một khoảng thời gian xác định, thường là từ
một tới hai ba tiếng đồng hồ. Số vệ tinh chung tối thiểu cho cả hai trạm quan sát là 3,
nhưng thường được lấy là 4 để đề phòng trường hợp thu tín hiệu bị gián đoạn. Khoảng
thời gian quan sát phải kéo dài là đủ để cho đồ hình phân bố vệ tinh thay đổi mà từ đó
Trang 9


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang


ta có thể xác định được số nguyên đa trị của sóng tải và đồng thời là để có nhiều trị đo
nhằm đạt được độ chính xác cao và ổn định cho kết quả quan sát.
Đây là phương pháp cho phép đạt được độ chính cao nhất trong việc định vị
tương đối bằng GPS, có thể cỡ xentimét, thậm chí là milimét ở khoảng cách ở hai
điểm xét tới hàng chục và hàng trăm kilômét. Nhược điểm chủ yếu của phương pháp
là thời gian đo phải kéo dài hàng giờ, do vậy năng suất đo thường không cao.
c. Đo động
Phương pháp đo động cho phép xác định vị trí tương đối của hàng loạt điểm đo
so với điểm đã biết trong đó tại mỗi điểm đo chỉ cần thu tín hiệu trong vòng một phút.
Theo phương pháp này cần có ít nhất hai máy thu. Để xác định số nguyên đa trị của tín
hiệu vệ tinh, cần phải có một cạnh đáy đã biết được gối lên điểm đã biết tọa độ. Sau
khi đã xác định, số nguyên đa trị được giữ nguyên để tính khoảng cách từ vệ tinh đến
máy thu cho các điểm đo tiếp sau trong suốt cả chu kỳ đo. Nhờ vậy thời gian thu tín
hiệu tại điểm đo không phải là một tiếng đồng hồ như trong phương pháp đo tĩnh nữa,
mà chỉ còn là một phút trong phương pháp đo này.
Với cạnh đáy đã biết, ta đặt một máy thu cố định ở điểm đầu cạnh đáy và cho tiến
hành thu liên tục tín hiệu vệ tinh trong suốt chu kỳ đo. Máy này được gọi là máy cố
định. Ở điểm cuối cạnh đáy ta đặt máy thu thứ hai cho nó thu tín hiệu vệ tinh đồng thời
với máy cố định trong một phút. Việc làm này gọi là khởi đo, còn máy thứ hai này
được gọi là máy di động. Tiếp đó cho máy di động lần lượt chuyển đến các điểm đo
cần xác định, tại mỗi điểm dừng lại để thu tín hiệu trong một phút và cuối cùng quay
trở lại điểm xuất phát là điểm cuối cạnh đáy để khép tuyến đo bằng lần thu tín hiệu thứ
hai cũng kéo dài trong một phút tại điểm này.
Yêu cầu nhất thiết của phương pháp đo động là cả máy cố định và máy di động
phải đồng thời thu tín hiệu liên tục từ ít nhất là 4 vệ tinh chung trong suốt chu kỳ đo.
Vì vậy tuyến đo phải bố trí ở khu vực thoáng đảng để không xảy ra tình trạng tín hiệu
thu bị gián đoạn (cycle slip). Nếu xảy ra trường hợp này thì phải tiến hành khởi đo lại
cạnh đáy xuất phát hoặc sử dụng một cạnh đáy khác được thiết lập dự phòng tuyến đo.
Cạnh đáy có thể dài từ 2 m đến 5 km và số đo chính xác cỡ xentimét là đủ.
Phương pháp đo động cho phép đạt độ chính xác định vị tương đối không thua

kém so với phương pháp đo tĩnh. Song nó lại đòi hỏi khá ngặt nghèo về thiết bị và tổ
chức đo để đảm bảo yêu cầu về đồ hình phân bố cũng như tín hiệu vệ tinh.
d. Đo giả động
Phương pháp đo giả động cũng cho phép xác định vị trí tương đối của hàng loạt
điểm so với điểm đã biết trong khoảng thời gian đo khá nhanh, nhưng độ chính xác
định vị không cao bằng phương pháp đo động. Trong phương pháp này không cần làm
thủ tục khởi đo, tức là không cần sử dụng cạnh đáy đã biết. Máy cố định cũng phải tiến
hành thu tín hiệu liên tục trong suốt chu kỳ đo, còn máy di động được chuyển đến từng
điểm đo, tại mỗi điểm thu tín hiệu trong 5-10 phút.
Sau khi đo hết lượt máy di động quay trở về điểm xuất phát (điểm đo đầu tiên) và
đo lặp lại tất cả các điểm theo đúng trình tự trước đó, nhưng phải đảm bảo sao cho
khoảng thời gian giãn cách giữa hai lần đo tại mỗi điểm không ít hơn một tiếng đồng
hồ. Chính trong khoảng thời gian này đồ hình phân bố vệ tinh thay đổi đủ để xác định
được số nguyên đa trị, còn hai lần đo, mỗi lần kéo dài 5-10 phút và giãn cách nhau một
Trang 10


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

tiếng đồng hồ, có tác dụng tương tự như phép đo tĩnh kéo dài trong một tiếng. Yêu cầu
nhất thiết trong phương pháp này là phải có được ít nhất ba vệ tinh chung cho cả hai
lần đo tại mỗi điểm quan sát.
Điều đáng chú ý là máy di động không nhất thiết phải thu tín hiệu vệ tinh liên tuc
trong suốt chu kỳ đo mà chỉ cần thu trong vòng 5-10 phút tại mỗi điểm đo, nghĩa là có
thể tắt máy trong lúc vận chuyển từ điểm nọ sang điểm kia. Điều này cho phép áp
dụng phương pháp cả ở khu vực có nhiều vật che khuất. Về mặt kinh tế, tổ chức đo thì
chỉ nên bố trí khu vực đo tương đối nhỏ với số lượng điểm vừa phải để có thể kịp đo
lặp tại mỗi điểm sau một tiếng đồng hồ và bảo đảm số lượng vệ tinh chung cho cả hai

lần đo.
I.1.1.4. Phương pháp thành lập lưới GPS
1. Thiết kế lưới
Lưới GPS là mạng lưới trắc địa không gian trong hệ toa độ WGS-84 (World
Geodetic System-84). Các điểm lưới GPS sẽ được liên kết với nhau bởi các cạnh đo,
các cạnh này sẽ được đo trong các ca đo (Session), với thời gian thu tín hiệu quy định
đủ để đảm bảo độ chính xác cạnh đo theo yêu cầu độ chính xác của mạng lưới GPS.
Khi xây dựng mạng lưới GPS cũng giống như các mạng lưới trắc địa được thành
lập bằng công nghệ truyền thống phải tuân theo một quy trình công nghệ nhất định.
a. Vai trò của thiết kế trong quy trình xây dựng lưới GPS
*.Quy trình xây dựng lưới GPS bao gồm các công đoạn sau:
1. Thiết kế lưới
2. Chọn điểm chôn mốc (ngoài thực địa)
3. Thiết kế session đo, chọn thời gian đo (lập lịch đo)
4. Thu tín hiệu trong các session đo tại các điểm lưới
5. Tính cạnh đo, kiểm tra số liệu, đo bổ sung nếu cần
6. Bình sai mạng lưới GPS
Khi thiết kế lưới GPS người ta thường sử dụng các loại bản đồ tỷ lệ lớn và trung
bình như các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25000, 1/10000 đã có trên khu vực thiết kế. Trên
bản đồ các tỷ lệ đó người ta tiến hành chọn điểm, thiết kế đồ hình lưới GPS. Khi thiết
kế đồ hình lưới người ta đồng thời tiến hành lựa chọn phương thức liên kết lưới, thiết
kế phương án đo đạc, xác định các điều kiện đặc trưng của lưới như: số ca đo, thời
đoạn đo, các vòng đo đồng bộ, các vòng đo độc lập...
Thiết kế và ước tính độ chính xác lưới khống chế thường đi đôi với nhau không
thể tách rời, trong đó việc ước tính độ chính xác lưới hỗ trợ đắc lực cho công đoạn
thiết kế lưới.
Có thể nói thiết kế và ước tính độ chính xác mạng lưới thiết kế là hai công việc
quan trọng trong quy trình xây dựng lưới trắc địa nói chung và trong thành lập lưới
bằng công nghệ GPS nói riêng. Việc thiết kế và ước tính nhằm đưa ra phương án xây
dựng lưới khả thi, đảm bảo độ chính xác yêu cầu, nhưng cho hiệu quả về kinh tế là cao

nhất.

Trang 11


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

Phương án thiết kế lưới tốt nhất là phương án mà mạng lưới thành lập có đủ mật
độ điểm khống chế, vị trí các điểm lưới thuận lợi cho việc phát triển lưới cấp thấp đảm
bảo được độ chính xác, yêu cầu với thời gian kinh phí là thấp nhất.
b. Thiết kế gốc lưới GPS
Kết quả nhận được sau khi đo GPS là vecto đường đáy GPS gồm 3 thành phần:
số gia toạ độ trong hệ toạ độ không gian 3 chiều (hệ toạ độ WGS -84). Nhưng trong
thực tế, chúng ta lại cần các giá trị trong hệ toạ độ quốc gia hoặc trong hệ toạ độ địa
phương (trong hệ toạ độ phẳng thực dụng). Để có thành quả toạ độ điểm sau định vị
xác định trong hệ toạ độ nào, chúng ta cần phải xác định gốc của lưới GPS sẽ thành
lập trong hệ toạ độ đó. Công việc như vậy được gọi là thiết kế gốc lưới GPS. Gốc lưới
GPS bao gồm vị trí gốc, phương vị gốc và kích thước gốc.
Phương vị gốc thường được xác định là phương vị khởi tính đã cho hoặc cũng có
thể lấy phương vị của vecto đường đáy GPS làm phương vị gốc.
Kích thước gốc thường được xác định bằng cạnh có chiều dài được đo bằng máy
đo điện tử ở mặt đất, cũng có thể xác định từ khoảng cách giữa các điểm khởi tính,
đồng thời cũng có thể xác định từ chiều dài vecto đường đáy GPS.
Vị trí gốc của lưới GPS thường được xác định từ toạ độ của điểm khởi tính đã
cho. Do đó, thiết kế gốc lưới GPS trên thực tế chủ yếu là tìm kiếm và xác định vị trí
gốc của lưới GPS.
Khi thiết kế gốc lưới GPS cần phải quan tâm các vấn đề sau:
- Để xác định tọa độ điểm GPS trong hệ tọa độ mặt đất chúng ta cần chọn số liệu

khởi tính trong hệ tọa độ mặt đất và đo nối với một số điểm khống chế mặt đất để làm
cơ sở chuyển đổi tọa độ cho toàn bộ các điểm lưới GPS. Do độ chính xác của các điểm
lưới GPS trong hệ tọa độ thực dụng sau khi tính chuyển phụ thuộc vào độ chính xác
của điểm gốc lưới GPS nên điểm khống chế mặt đất được sử dụng để đo nối làm cơ sở
tính chuyển cần được đảm bảo về độ chính xác. Để đảm bảo điều này chúng ta nên đo
nối lưới GPS với vài ba điểm khống chế cấp nhà nước. Ví dụ như lưới GPS ở các
thành phố lớn và vừa cần phải đo nối với ít nhất là 3 điểm, còn đối với lưới khống chế
ở thành phố nhỏ hoặc lưới khống chế thi công công trình có thể đo nối 2-3 điểm.
- Để đảm bảo đồng đều về độ chính xác của toạ độ lưới GPS sau bình sai ràng
buộc và để làm giảm ảnh hưởng sai số tỷ lệ, kích thước, các điểm cấp cao nhà nước
hoặc các điểm khống chế cùng cấp ở thành phố làm điểm đo nối nên phân bố đều xung
quanh lưới GPS và tạo thành đồ hình có cạnh dài.
c. Thiết kế đồ hình lưới và các phương thức liên kết lưới GPS
Công việc thiết kế đồ hình lưới khống chế trắc địa nói chung theo phương pháp
truyền thống thì vấn đề thông hướng giữa các điểm lưới là vấn đề rất quan trọng. Còn
đối với thiết kế đồ hình lưới GPS, vấn đề thông hướng giữa các điểm đo không cần
phải quan tâm nhiều cho nên thiết kế đồ hình lưới GPS có tính linh hoạt hơn. Thiết kế
đồ hình lưới GPS chủ yếu dựa vào mục đích sử dụng, kinh tế, nhân lực, đồ hình, số
lượng máy thu và điều kiện đảm bảo hậu cần. Căn cứ vào mục đích sử dụng, thông
thường có 4 phương thức cơ bản để thành lập lưới: liên kết canh, liên kết điểm, liên kết
lưới, liên kết hỗn hợp cạnh điểm. Ngoài ra, người ta còn có thể có các phương thức
liên kết như: liên kết hình sao, liên kết đường chuyền phù hợp, liên kết chuỗi tam giác.

Trang 12


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang


Lựa chọn phương thức liên kết nào là tuỳ thuộc vào độ chính xác của công trình, điều
kiện đi lại và điều kiện máy thu GPS hiện có.
Phương thức liên kết điểm
Liên kết điểm là dạng liên kết các đồ hình đồng bộ kề
nhau bởi một điểm chung. Cường độ đồ hình dạng liên kết
điểm thường yếu, không có hoặc rất ít có điều kiện khép đồ
hình không đồng bộ. Dạng liên kết điểm không được sử
dụng đơn độc mà thường được kết hợp với các dạng đồ hình
khác.
Hình I.4 Liên kết điểm
Phương thức liên kết cạnh
Liên kết cạnh là dạng liên kết giữa các đồ hình không
đồng bộ bởi một cạnh chung. Lưới được thành lập theo
dạng này có cường độ đồ hình tương đối cao, trong lưới có
khá nhiều cạnh được đo lặp và điều kiện khép hình không
đồng bộ. Với số lượng máy thu như nhau, số thời đoạn đo
được tăng lên nhiều so với phương thức liên kết điểm.
Hình I.5 Liên kết cạnh
So sánh hình I.4 và hình I.5 chúng ta dễ thấy được lưới
thành lập theo phương thức liên kết cạnh có điều kiện khép đồ hình không đồng bộ
nhiều hơn, cường độ đồ hình và độ tin cậy cao hơn so với lưới được thành lập theo
phương thức liên kết điểm.
Phương thức liên kết lưới
Liên kết lưới là dạng liên kết giữa các đồ hình đồng bộ
bởi 2 điểm chung trở lên. Trong phương thức liên kết này cần
Hình I.6
phải có từ 4 máy thu trở lên. Hiển nhiên lưới được thành lập
theo phương thức liên kết này có cường độ đồ hình và độ tin
cậy cao. Nhược điểm của lưới liên kết dạng này là tốn nhiều
thời gian và kinh phí thường được áp dụng cho những lưới có Hình I.6 Liên kết lưới

yêu cầu độ chính xác cao.
Phương thức liên kết hỗn hợp cạnh điểm
Liên kết hỗn hợp cạnh điểm là dạng liên kết được hình
thành từ sự kết hợp giữa phương thức liên kết cạnh và liên kết
điểm để thành lập lưới GPS. Phương thức này có thể đảm bảo
cường độ đồ hình và nâng cao độ tin cậy của lưới, đồng thời
vừa có thể làm giảm khối lượng công tác ngoại nghiệp, hạ
thấp giá thành. Chính vì vậy, đây là phương thức liên kết hay Hình I.7 Lk cạnh điểm
được sử dụng để thành lập lưới.
Phương thức liên kết lưới đường chuyền
Lưới GPS được tạo thành bởi sự liên kết các mô hình
đồng bộ dạng kéo dài như đường chuyền, các cạnh độc lập nên
tạo thành dạng khép kín để kiểm tra độ tin cậy của điểm GPS.
Lưới GPS dạng này ứng dụng thích hợp khi yêu cầu độ chính
xác thấp. Phương thức này cũng có thể kết hợp với phương
thức liên kết điểm hoặc liên kết cạnh như hình I.8.
Hình I.8 Lưới đường chuyền
Trang 13


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

Phương thức liên kết chuỗi tam giác (đa giác)
Liên kết chuỗi tam giác là dạng liên kết mà các
tam giác liên tiếp được liên kết với nhau bởi điểm
hoặc cạnh giữa các vòng (tam giác) đo đồng bộ.
Thành lập lưới theo phương thức liên kết tam giác
rất thích hợp cho khu đo có địa hình hẹp kéo dài

dạng hình tuyến như khi khảo sát các tuyến đường
sắt, đường bộ, đường ống…
Hình I.9 Lưới chuỗi tam giác
Phương thức liên kết sao
Dạng hình học của phương thức liên kết hình sao rất
đơn giản, các cạnh đo trực tiếp không tạo thành đồ hình
khép kín nào. Do đó khả năng kiểm tra và phát hiện sai số
thô rất kém (kém hơn so với phương thức liên kết điểm).
Nhưng thành lập lưới theo phương thức này chỉ cần 2 máy
thu là đủ. Nếu có 3 máy thu thì 1 máy đặt ở trạm trung
tâm, 2 máy còn lại có thể thay đổi luân chuyển tuỳ ý
mà không cần quan tâm đến việc có đo đồng bộ hay
Hình I.10 Lưới hình sao
không.
Vì phương thức này đo đơn giản, tốc độ đo nhanh nên nó được ứng dụng rộng rãi
trong trắc địa công trình yêu cầu độ chính xác thấp, trong các công tác địa chất, vật lý
địa cầu, đo biên giới, đo đạc phục vụ thành lập bản đồ địa hình.
d. Những nội dung cần chú ý trong thực tế thiết kế lưới
Mặc dù không yêu cầu nhìn thông hướng giữa các điểm lưới GPS, nhưng để phát
triển lưới cấp thấp (tăng dày) bằng các phương pháp trắc địa thông thường khác nên
cần ít nhất phải có 2 điểm lưới GPS thông hướng với nhau.
Để sử dụng tư liệu trắc địa và bản đồ các loại tỷ lệ hiện có của khu vực, cần sử
dụng hệ toạ độ vốn có của khu vực đó. Các điểm cũ có toạ độ và các yêu cầu khác phù
hợp với độ chính xác yêu cầu của mạng lưới GPS, cần tận dụng các điểm đó và các tài
liệu đầy đủ kèm theo.
Hệ toạ độ lưới GPS mới thành lập nên thống nhất với hệ toạ độ đã sử dụng trước
đây của khu đo.
Các toạ độ điểm lưới GPS sau thành lập lưới, tiến hành bình sai cần được tính
chuyển về hệ toạ độ thực dụng.
Sau khi tính toán bình sai lưới GPS, có thể nhận được độ cao trắc địa của điểm

GPS trong hệ toạ độ tham chiếu mặt đất. Để xác định độ cao thường của các điểm
GPS, ta phải đo nối với các điểm độ cao có cấp hạng cao hơn. Các điểm độ cao đo nối
phải được phân bố đều trong lưới. Để đo nối cần sử dụng phương pháp thuỷ chuẩn có
độ chính xác tương đương hạng IV trở lên.
I.1.1.5. Các loại sai số chủ yếu trong kết quả đo GPS
1. Sai số đồng hồ
Đây là sai số của đồng hồ trên vệ tinh, đồng hồ trong máy thu và sự không đồng
bộ giữa chúng.

Trang 14


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

Đồng hồ trên vệ tinh được trạm điều khiển trên mặt đất theo dõi và do đó nếu
phát hiện có sai lệch trạm này sẽ phát tín hiệu chỉ thị thông báo số cải chính cho máy
thu GPS biết để xử lý. Để giảm sai số đồng hồ cả của vệ tinh và máy thu, người ta sử
dụng hiệu các trị đo giữa các vệ tinh cũng như giữa các trạm quan sát.
2. Sai số của quỹ đạo vệ tinh
Chuyển động của vệ tinh trên quỹ đạo không tuân thủ nghiêm ngoặt định luật
Kepler do có nhiều tác động nhiễu như: tính không đồng nhất của trọng trường Trái
đất, ảnh hưởng của sức hút Mặt trăng, Mặt trời và các thiên thể khác, sức cản của khí
quyển, áp lực của bức xạ Mặt trời... Vị trí tức thời của vệ tinh chỉ có thể được xác định
được theo mô hình chuyển động được xây dựng trên cơ sở các số liệu quan sát từ các
trạm có độ chính xác cao trên Mặt đất thuộc đoạn điều khiển của hệ thống GPS và
đương nhiên có chứa sai số. Có hai loại ephemerit của vệ tinh: ephemerit được xác
định từ kết quả hậu xử lý số liệu quan sát cho chính các thời điểm nằm trong khoảng
thời gian quan sát và ephemerit được ngoại suy từ các ephemerit nêu trên cho mấy

ngày tiếp theo. Loại ephemerit thứ nhất có độ chính xác ở mức 10-50 m và chỉ được
cung cấp khi chính phủ Mỹ cho phép, còn loại thứ hai ở mức 20-100 m và cho phép
khách hàng đại trà sử dụng. Sai số vị trí của vệ tinh ảnh hưởng gần như trọn vẹn tới sai
số xác định tọa độ của điểm quan sát đơn riêng biệt, nhưng lại được loại trừ đáng kể
trong kết quả định vị tương đối giữa hai điểm.
3.Sai số do tầng điện ly và tầng đối lưu
Được phát đi từ vệ tinh ở độ cao 20.200 km xuống tới máy thu trên mặt đất, các
tín hiệu vô tuyến phải xuyên qua tầng điện ly và tầng đối lưu. Tốc độ lan truyền tín
hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ điện tử tự do trong tầng điện ly và tỷ lệ nghịch với
bình phương tần số tín hiệu, ảnh hưởng của tầng điện ly sẽ được loại trừ đáng kể bằng
cách sử dụng hai tần số tải khác nhau. Chính vì thế, để đảm bảo định vị với độ chính
xác cao, người ta sử dụng các máy thu GPS hai tần số. Song, khi hai điểm quan sát ở
gần nhau thì ảnh hưởng nhiễu xạ do hai tần số kết hợp sẽ lớn hơn so với một tần số và
do vậy nên sử dụng máy thu một tần số cho trường hợp định vị ở khoảng cách ngắn.
Ảnh hưởng của tầng điện ly vào ban đêm sẽ nhỏ hơn tới 5-6 lần so với ban ngày.
Ảnh hưởng của tầng đối lưu có thể được mô hình hoá theo các yếu tố khi tượng
là: nhiệt độ, áp suất và độ ẩm. Nó có thể được xem là gần như nhau đối với hai điểm
quan sát ở cách nhau không quá vài ba chục km và vì thế sẽ được loại trừ đáng kể
trong hiệu trị đo giữa hai điểm quan sát.
Để làm giảm ảnh hưởng của tầng điện ly và tầng đối lưu người ta quy định chỉ
quan sát vệ tinh ở độ cao từ 15° trở lên so với mặt phẳng chân trời.
4. Sai số do nhiễu xạ của tín hiệu vệ tinh
Ăng ten của máy thu không chỉ thu tín hiệu đi thẳng từ vệ tinh tới, mà còn nhận
cả các tín hiệu phản xạ từ mặt đất và môi trường xung quanh. Sai số do hiện tượng này
gây ra được gọi là sai số do nhiễu xạ của tín hiệu vệ tinh. Để làm giảm sai số này, các
nhà chế tạo máy thu không ngừng hoàn thiện cấu tạo của cả máy thu và ăng ten.
Tổng hợp ảnh hưởng của các nguồn sai số chủ yếu nêu trên cùng các nguồn sai số
phụ khác, khoảng cách từ vệ tinh đến các điểm quan sát sẽ có sai số 13 m với xác suất
95%. Nếu xét đến ảnh hưởng của chế độ SA thì sai số này sẽ là cỡ 50 m. Song các giá
trị này mới chỉ là sai số của khoảng cách từ mỗi vệ tinh đến điểm quan sát, chứ chưa

Trang 15


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

phải là sai số của bản thân vị trí điểm quan sát. Do vị trí điểm quan sát được xác định
bởi phép giao hội khoảng cách từ các vệ tinh, nên độ chính xác của nó phụ thuộc vào
các gốc giao hội, tức là phụ thuộc vào đồ hình phân bố vệ tinh so với điểm quan sát.
Dễ hiểu là sai số vị trí điểm giao hội sẽ lớn hơn sai số của khoảng cách giao hội. Để có
được sai số vị trí điểm quan sát, ta phải đem sai số khoảng cách giao hội nhân với một
hệ số lớn 1. Hệ số này đặc trưng cho đồ hình giao hội, tức đồ hình phân bố của vệ tinh
so với điểm quan sát và được gọi là hệ số phân tản độ chính xác (Dilution of Precision
– DOP). Rõ ràng DOP càng nhỏ thì vị trí điểm quan sát được xác định càng chính xác.
Hệ số DOP tổng hợp nhất là hệ số phân tản độ chính xác hình học (Geometric
Dilution of Preccition – GDOP) vì nó đặc trưng cho cả ba thành phần tọa độ không
gian X,Y,Z và yếu tố thời gian t. Hệ số GDOP từ 2 – 4 được coi là tốt.
Nếu ta chỉ quan tâm đến ba thành phần toạ độ của điểm quan sát (X,Y,Z hoặc độ
vĩ, độ kinh, độ cao) thì nên dùng hệ số phân tản độ chính xác vị trí (Position Dilution
of Precising – PDOP), còn nếu chỉ quan tâm đến hai thành phần tọa độ mặt bằng thì
dùng hệ số phân tản độ chính xác mặt bằng (Horizontal Dilution of Precision –
HDOP).
Hệ số DOP cũng có thể được xét riêng cho từng thành phần tọa độ hay thời gian,
chẳng hạn hệ số phân tản độ chính xác theo độ cao (Vertical Dilution of Precision –
VDOP), hệ số phân tản độ chính xác theo thời gian (Time Dilution of Precision –
TDOP), hệ số phân tản độ chính xác theo hướng bắc (Northing Dilution of Precision –
NDOP), hệ số phân tản độ chính xác theo hướng đông (Easting Dilution of Precition).
Các hệ số kể trên được máy thu tính ra theo đồ hình phân bố cụ thể của các vệ tinh
đươc quan sát và thông báo cho người sử dụng biết cùng các thông tin cần thiết khác

trên màn hình của máy thu.
5. Sai số do lệch tâm pha ăng ten
Ảnh hưởng của sai số do lệch tâm pha ăng ten phụ thuộc vào cấu trúc hình học
của tâm ăng ten. Ảnh hưởng này phụ thuộc vào góc cao và phương vị, cũng như cường
độ tín hiệu và sự khác nhau giữa các tần số sóng L1 và L2. Sai số này thường do lỗi
của nhà sản xuất máy thu. Sai số này có thể được phát hiện bằng cách đo ở các vị trí
quay tròn ăng ten trong điều kiện của phòng thí nghiệm. Sai số này có thể đạt giá trị cỡ
1÷ 2 cm. Hiện nay người ta đã nghiên cứu để tìm hình dáng và cấu trúc của ăng ten
máy thu nhằm giảm sai số lệch tâm pha ăng ten. Các hình dạng hình học của ăng ten
thường là hình nón xoay tròn, ăng ten nhỏ để trần, ăng ten lưỡng cực .v.v.
6. Sai số do người đo
Ngoài các sai số do các nguyên nhân khách quan trên chúng ta cần lưu ý tránh
những sai số do nguyên nhân chủ quan gây nên. Những sai số do người đo chủ yếu là
sai số định tâm máy, đo chiều cao ăng ten. Để khắc phục những sai số này khi đo cần
phải hết sức thận trọng trong quá trình định tâm và đo chiều cao ăng ten. Chiều cao
ăng ten nên được đo vài lần, nhất thiết phải đo chiều cao ăng ten khi bắt đầu đo và kết
thúc đo. Nếu như tại một trạm máy đo nhiều ca thì giữa các ca đo nên tiến hành thay
đổi chiều cao của máy rồi mới định tâm máy, đồng thời thực hiện đo lại chiều cao mới
của máy.
I.1.1.6. Ưu điểm công nghệ GPS
Việc đo đạc GPS có thể tiến hành liên tục 24 giờ một ngày bất kể ngày hay đêm.
Trang 16


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

Có thể đo GPS trong mọi điều kiện thời tiết (ngoại trừ khi trời có sấm sét). Việc
thu tín hiệu GPS vẫn có thể tiến hành trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt mà

công nghệ truyền thống không thể làm việc được như: trời nắng to, có gió mạnh, các
môi trường có triết quang thay đổi…
Việc đo đạc đơn giản, thiết bị gọn nhẹ, cho độ chính xác cao, có tính kinh tế. Khi
thiết kế lưới không cần thông hướng giữa các điểm mà chỉ cần thông hướng tốt lên bầu
trời. Việc ghi số liệu được tự động hóa nên tránh được sai sót. Việc tính toán bình sai
có phần mềm chuyên dụng cho kết quả nhanh chóng và chính xác.
Có thể đo được khi chuyển động. Mạng lưới GPS có đồ hình lưới đa dạng và linh
hoạt. Độ chính xác lưới thành lập bằng công nghệ GPS không phụ thuộc nhiều vào
khoảng cách giữa các điểm mốc.
I.1.1.7. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
1. Các tham số phục vụ cho việc lập lịch đo
Bảng 01. Các tham số phục vụ cho việc lập lịch đo đối với máy GPS 1 tần số
Thời gian đo ngắm vệ tinh
đồng thời tối thiểu
Số vệ tinh khoẻ tối thiểu

60 phút
4

PDOP lớn nhất

4.0

Góc ngưỡng cao

150

(Nguồn: Quy phạm thành lập lưới tọa độ các cấp)

2. Thời gian tối thiểu ca đo

Bảng 02. Thời gian tối thiểu ca đo
Độ dài cạnh đo
[km]

Độ dài thời gian ca đo
[phút]

0-1

20-30

1-5

30-60

5-10

60-90

10-20

90-120

(Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình)

3. Các tham số đánh giá độ tin cậy của lời giải
Bảng 03. Các tham số đánh giá độ tin cậy của lời giải
Lời giải được chấp nhận

Fixed


Ratio

> 1.5

Rms

< 0.02+0.004*Skm

Reference Variance

< 30.0

RDOP

< 0.1
(Nguồn: Quy phạm thành lập lưới tọa độ các cấp)
Trang 17


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

4. Các sai số cho phép sau bình sai
Bảng 04. Các sai số cho phép sau bình sai
Các chỉ tiêu kỹ thuật

Độ chính xác không quá


Sai số vị trí điểm

5 cm

Sai số trung phương tương đối cạnh

1:50000

Sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m

0.012m

Sai số trung phương phương vị

5”

Sai số trung phương phương vị canh dưới 400 m

10’’

(Nguồn: Quy phạm thành lập lưới tọa độ các cấp)

I.1.2. Cơ cở pháp lý
Các văn bản pháp quy:
- Quyết định số 719/1999/QĐ-ĐC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Tổng cục Địa
chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc ban hành Ký hiệu bản đồ địa
chính tỉ lệ 1:500, 1: 1000, 1:2000 và 1:5000.
- Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 11/10/2008 về việc ban hanh Quy phạm
thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000
- Quyết định 04/2006/QĐ-BXD về việc ban hành TCXDVN 364:2006 “tiêu

chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công trình”
- Hướng dẫn kiểm tra kỹ thuật, nghiệm thu công trình - sản phẩm đo đạc - bản đồ
(ban hành kèm theo Quyết định số 658 ngày 4/11/1997 của Tổng Cục trưởng Tổng cục
Địa chính nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường).
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
- Đề tài đã đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Đó là ứng dụng và khai
thác hiệu quả công nghệ GPS để thành lập lưới khống chế mặt bằng trong Trắc địa,
Địa chính.
- Việc sử dụng công nghệ GPS để thành lập lưới khống chế đã khắc phục được
những nhược điểm của các phương pháp thành lập lưới cổ điển bởi tính tự động hóa
cao. Nó hạn chế được những nhầm lẫn, sai sót do con người gây ra.
- Do thực hiện bằng phương tiện hiện đại nên các bước công việc được tự động
hóa gần như toàn bộ đã giúp cho việc phải đầu tư công sức ít nhưng vẫn đảm bảo độ
chính xác và thời gian nên tiết kiệm rất lớn công thực hiện làm cho chi phí lao động
giảm, tiết kiệm được nguyên nhiên vật liệu nên tăng tính hiệu quả về kinh tế.
- Việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại đã giúp cho việc thực hiện các công việc
được nhanh chóng và đảm bảo độ chính xác. Đây là một điều kiện hết sức quan trọng
trong thực tế sản xuất bởi lẽ nếu thời gian lập lưới kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
các công đoạn tiếp theo.

Trang 18


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý

Khu C – Dự án Thạnh Hòa Lợi nằm trên địa bàn ấp 5, xã Thạnh Lợi - huyện Bến
Lức với diện tích khoảng 853ha, có vị trí địa lý như sau:
- Phía bắc giáp xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ (Theo địa giới hành chính
364/CP).
- Phía tây giáp nông trường Tân Thành, xã Tân Lập, huyện Thủ Thừa.
- Phía đông giáp kênh T43 (khu D - Dự án Thạnh Hòa Lợi).
- Phía Nam giáp kênh T6 (khu B - Dự án Thạnh Hòa Lợi).
Khu C – Dự án Thạnh Hòa Lợi - xã Thạnh Lợi tiếp giáp ba phía: đông, tây, nam
theo tuyến kênh thủy lợi, riêng phía bắc lấy theo địa giới 364/CP nên việc xác định
ranh giới khu đo là tương đối rõ ràng.

Hình I.11 Sơ đ ồ vị trí khu C - Thạnh Hòa Lợi x ã Thạnh Lợi

Trang 19


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Lý Minh Sang

b. Đặc điểm địa hình
Khu C –xã Thạnh Lợi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc phổ biến theo
hướng Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình khu đo so với mực nước biển
khoảng 0,5 đến 1m. Nằm trong vùng ngập lụt giữa hai con sông: Vàm Cỏ Đông và
Vàm Cỏ Tây. Hàng năm bị ảnh hưởng khá nặng của lũ lụt, cao điểm vào đầu tháng 9
cho đến giữa tháng 10. Hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh nên khó khăn trong việc
đi lại và vận chuyển phương tiện kỹ thuật và máy móc đo đạc.
c. Chất đất
Đây là vùng trầm tích trẻ do phù sa bồi đắp, đất cát pha trộn với các trầm tích hữu
cơ tạo thành những tầng đất xốp. Loại đất này rất dễ bị nhão khi gặp nước và tơi xốp

khi khô; cường độ chịu lực kém, độ ổn định và vững chắc của đất không cao nên
không thuận lợi cho việc chọn điểm, chôn mốc địa chính và di chuyển khi thi công.
d. Thực phủ
Khu đo chủ yếu là rừng tràm trồng có độ tuổi từ 2-6 tuổi; cao từ 2-6m (chiếm
khoảng 90% diện tích), hình thành một vùng rậm rạp làm hạn chế rất lớn đến khả năng
thông hướng trong công tác đo đạc. Ngoài ra còn có những khu vực trồng cây màu,
cây công nghiệp ngắn ngày nhưng chiếm diện tích không lớn.
e. Địa vật
Là khu vực mới khai hoang nên địa vật chủ yếu là nhà dân với mật độ thưa thớt,
chủ yếu là nhà lá tạm, một số ít nhà bán kiên cố được phân bố tự phát không theo quy
hoạch. Ranh giới các thửa đất không rõ ràng do tán tràm che phủ, rất khó khăn cho
công tác điều tra dã ngoại, xác định ranh giới thửa đất, ranh giới các loại đất và việc đo
vẽ chi tiết.
f. Khí hậu
Khí hậu Khu C – Dự án Thạnh Hòa Lợi mang nét đặc trưng khí hậu của tỉnh
Long An: Chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ và bức xạ nhiệt dồi
dào, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 270C số giờ nắng trung bình trong năm lớn
hơn 2.700 giờ. Về cơ bản khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu vào
khoảng trung tuần tháng 5 đến tháng 11 trong năm, mùa khô từ tháng 11 năm trước
đến tháng 5 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800mm.
g. Thủy văn
Mạng lưới thủy hệ chủ yếu là các kênh mương được đào đắp để phục vụ sản xuất.
Ngoài 03 con kênh bao quanh khu đo là kênh T6, kênh T43, kênh ranh Thủ Thừa Bến Lức, mạng lưới thủy hệ còn 14 kênh, mương thủy lợi cắt ngang khu đo gồm các
kênh: C1, C2, C2.5, C3, C3.5, C4, C4.5, C5, C5.5, C6, C6.5, C7, C7.5, C8. Toàn bộ
mạng thủy hệ nêu trên đều chưa có cầu qua lại làm ảnh hưởng nhiều đến di chuyển,
vận chuyển trang thiết bị máy móc trong khảo sát, thi công.
Cần lưu ý đây là vùng đất bị ảnh hưởng các đợt lũ hàng năm, thời gian bị ngập
nước (mùa nước nổi) vào khoảng đầu tháng 09 đến giữa tháng 10 hàng năm, vì vậy khi
thi công nên lưu ý đến khoảng thời gian này để tránh lũ.


Trang 20


×