Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phát triển hoạt động bảo lãnh trong nước tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt – chi nhánh hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CAO MẠNH HÙNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TRONG NƢỚC TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH
HÀ NỘI (LIENVIETPOSTBANK)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

CAO MẠNH HÙNG

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TRONG NƢỚC TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH
HÀ NỘI (LIENVIETPOSTBANK)
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐINH THỊ THANH VÂN
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Luận văn với đề tài “Phát triển hoạt động bảo lãnh
trong nƣớc tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt - CN Hà Nội
(LIENVIETPOSTBANK)” là cơng trình nghiên cứu riêng của em. Do bản thân
em thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan, đồng thời có sự hƣớng dẫn của
TS.Đinh Thị Thanh Vân.
Các số liệu trong luận văn đƣợc sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa từng đƣợc công bố tại bất kỳ cơng trình
nào khác. Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cam kết nêu trên.
Hà Nội, ngày….. tháng….. năm 2017
Tác giả

Cao Mạnh Hùng


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đến quý thầy cơ trong Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận
lợi để em hoàn thành luận văn này. Đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến
TS.Đinh Thị Thanh Vân đã hƣớng dẫn tận tình, giúp đỡ em trong quá trình
nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ngân hàng, lãnh đạo các phòng ban,

các anh chị cán bộ, đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt – CN
Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ trong q trình hồn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình hỗ trợ,
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi ngƣời!
Hà Nội, ngày…..tháng….năm 2017
Tác giả

Cao Mạnh Hùng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG ...... 7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................7
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nƣớc ngồi ......................................................... 7
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................... 8
1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh Ngân hàng ...............................................11
1.2.1 Hoạt động bảo lãnh Ngân hàng: khái niệm, phân loại và đặc điểm ..... 11
1.2.1.1 Khái niệm ........................................................................................... 11
1.2.1.2 Phân loại ............................................................................................. 12
1.2.2 Chức năng, vài trò của bảo lãnh Ngân hàng ......................................... 18
1.2.2.1 Chức năng .......................................................................................... 18
1.2.2.2 Vai trò ................................................................................................. 19
1.2.3 Rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro trong bảo lãnh Ngân hàng ....... 20
1.2.3.1 Rủi ro trong bảo lãnh Ngân hàng ....................................................... 20

1.2.3.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro trong bảo lãnh...................................... 23
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hoạt động bảo lãnh Ngân hàng .....25
1.2.4.1 Các tiêu chí định tính ......................................................................... 25
1.2.4.2 Các tiêu chí định lƣợng ...................................................................... 27
1.2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của hoạt động bảo lãnh Ngân
hàng ................................................................................................................ 28
1.2.5.1 Những nhân tố môi trƣờng vĩmô ........................................................ 29
1.2.5.2 Các nhân tố khách quan ..................................................................... 30
1.2.5.3 Các nhân tố thuộc về nội bộ Ngân hàng ............................................ 31
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 33
2.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu .....................................................................................33
2.1.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 33
2.1.2 Quy trình thiết kế mẫu nghiên cứu ........................................................ 33


2.1.3 Thiết kế bảng hỏi ................................................................................... 34
2.1.4 Mơ hình nghiên cứu .............................................................................. 38
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu............................................................39
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................... 39
2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp ..................................................................... 39
2.2.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp ....................................................................... 41
2.3 Phương pháp tổng hợp xử lý và phân tích dữ liệu.............................................44
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CN HÀ NỘI ............................................ 50
3.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt ....................................... 50
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 50
3.2 Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh Hà Nội ..........................................................54
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 54
3.2.2 Bộ máy tổ chức ..................................................................................... 54
3.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Hà Nội (2014-2016) .. 55

3.3 Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –
CN Hà Nội .................................................................................................................................. 60
3.3.1 Quy định hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –
CN Hà Nội ...................................................................................................... 60
3.3.1.1 Các loại bảo lãnh ................................................................................ 60
3.3.1.2 Đối tƣợng khách hàng đƣợc bảo lãnh ................................................ 61
3.3.1.3 Điều kiện về khách hàng đƣợc bảo lãnh ............................................ 61
3.3.1.4 Thời hạn bảo lãnh. .............................................................................. 62
3.3.1.5 Phí bảo lãnh ........................................................................................ 62
3.3.1.6 Ký quỹ bảo lãnh ................................................................................. 64
3.3.1.7 Tài sản đảm bảo ................................................................................. 64
3.3.1.8 Thẩm quyền phê duyệt ....................................................................... 65
3.3.2 Quy trình thực hiện bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –
CN Hà Nội ...................................................................................................... 65
3.3.2.1 Tình hình hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt –
CN Hà Nội trong 3 năm 2014 – 2016 ............................................................ 65
3.3.2.2 Tình hình dƣ nợ bảo lãnh ................................................................... 65


3.3.2.3 Cơ cấu về loại hình bảo lãnh .............................................................. 67
3.3.2.4 Tình hình rủi ro bảo lãnh.................................................................... 74
3.3.2.5 Tình hình doanh thu phí bảo lãnh ...................................................... 75
3.3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Hà Nội ............................................. 76
3.3.3.1 Kiểm định độ tin cậy .......................................................................... 76
3.3.3.2 Phân tích nhân tố ................................................................................ 77
3.3.3.3 Kiểm định tƣơng quan ........................................................................ 78
3.3.3.4 Mơ hình hồi quy ................................................................................. 79
3.4 Đánh giá về hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt –
CN Hà Nội .................................................................................................................................. 80

3.4.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng ... 80
3.4.2 Những kết quả đạt đƣợc ........................................................................ 88
3.4.2.1 Dƣ nợ bảo lãnh và doanh thu từ bảo lãnh tăng trƣởng trong 3 năm qua
2014-2016....................................................................................................... 88
3.4.2.2 Khơng có rủi ro hoạt động bảo lãnh trong 3 năm qua 2014-2016 ..... 89
3.4.2.3 Đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh của khách hàng ........ 89
3.4.2.4 Công nghệ cung ứng dịch vụ bảo lãnh hiện đại ................................. 91
3.4.3 Những hạn chế, yếu kém ....................................................................... 92
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT–CHI NHÁNH HÀ NỘI ............ 98
4.1 Định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt – CN Hà Nội ..........................................................................................................98
4.1.1 Định hướng phát triển chung của LPB Hà Nội trong thời gian tới...... 98
4.1.2 Định hướng nghiệp vụ Bảo lãnh của LPB Hà Nộitrong thời gian tới .. 99
4.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt – CN Hà Nội ...............................................................................................100
4.2.1 Nâng cao công tác tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng thực hiện
nghiệp vụ bảo lãnh ......................................................................................... 100
4.2.2 Ứng dụng Marketing hỗn hợp vào hoạt động bảo lãnh Ngân hàng ..... 102
4.2.2.1 Thực hiện nghiên cứu thị trƣờng........................................................ 102
4.2.2.2 Tác động đến thị trƣờng thông qua chính sách Marketing ................ 103
4.2.3 Tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng ......................................... 105


4.2.3.1 Chăm sóc khách hàng hiện có ............................................................ 106
4.2.3.2 Chăm sóc khách hàng tiềm năng........................................................ 107
4.2.3.3 Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn kinh doanh cho khách hàng ................. 107
4.2.4 Xây dựng chính sách thu hút đối tượng khách hàng cá nhân ............... 108
4.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả của
bảo lãnh ......................................................................................................... 109

4.2.6 Mở rộng quan hệ giao dịch với các Ngân hàng khác ........................... 111
4.3 Một số kiến nghị ...............................................................................................................112
4.3.1 Kiến nghị với chính phủ và các cơ quan nhà nước ............................... 112
4.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam ........................................................... 113
4.3.3 Kiến nghị với Hội sở Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt.............. 114
4.3.3.1 Hồn thiện quy trình, thủ tục nghiệp vụ bảo lãnh .............................. 114
4.3.3.2 Thành lập bộ phận chuyên tƣ vấn về luật hỗ trợ hoạt động bảo lãnh trong
cơng tác phịng ngừa rủi ro............................................................................. 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 117
Tài liệu tiếng việt .......................................................................................... 117
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 118


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

NHTM

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

2

NHNN


Ngân hàng nhà nƣớc

3

NHTƢ

Ngân hàng Trung Ƣơng

4

LPB

Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt

5

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

6

CN

Chi nhánh

7

BL


Bảo lãnh

8

DNTN

Doanh nghiệp tƣ nhân

9

DNNN

Doanh nghiệp nhà nƣớc

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1


Bảng 2-1

Quy trình thiết kế mẫu nghiên cứu

35

2

Bảng 2.2

Thang đo khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng

38

3

Bảng 2.3

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

40

4

Bảng 2.4

Mơ hình nghiên cứu đề xuất

40


5

Bảng 2.5

Phân bổ phiếu điều tra của cuộc khảo sát

45

6

Bảng 3.1

Chỉ tiêu kinh doanh của LPB qua các năm

53

7

Bảng 3.2

Bảng kết quả huy động vốn 2014 - 2016

56

8

Bảng 3.3

Kết quả huy động vốn cụ thể từng hạng mục 2014 - 2016 53


9

Bảng 3.4

Tổng dƣ nợ tín dụng của Chi nhánh Hà Nội từ 2014 - 2016

10

Bảng 3.5

11

Bảng 3.6

Tỷ lệ ký quỹ

65

12

Bảng 3.7

Kết quả bảo lãnh tại LPB CN Hà Nội 2014 - 2016

67

13

Bảng 3.8


Tình hình thực hiện các loại bảo lãnh tại LPB CN Hà Nội

68

14

Bảng 3.9

Cơ cấu bảo lãnh theo đối tƣợng Khách hàng

69

15

Bảng 3.10 Bảng cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn tại LPB Hà Nội

16

Bảng 3.11

17

Bảng 3.12 Rủi ro trong hoạt động tại LPB Hà Nội

75

18

Bảng 3.13 Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh tại LPB Hà Nội


76

Lợi nhuận trƣớc thuế qua 3 năm 2014 - 2106 của LPB
Hà Nội

Bảng cơ cấu bảo lãnh theo hình thức đảm bảo tại LPB
Hà Nội

ii

59
61

71
73

Formatted Table


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Bảng

Nội dung

Trang

1


Sơ đồ 1-1

Bảo lãnh trực tiếp

13

2

Sơ đồ 1-2

Bảo lãnh gián tiếp

14

3

Sơ đồ 1-3

Đồng bảo lãnh

15

4

Sơ đồ 1-4

Bảo lãnh đƣợc xác nhận

16


5

Sơ đồ 2-1

Quy trình thiết kế mẫu nghiên cứu

35

6

Sơ đồ 3-1

Mơ hình tổ chức của Chi nhánh Hà Nội

55

7

Sơ đồ 3-2: Mơ hình các phịng ban

56

8

Sơ đồ 3-3

Cơ cấu bảo lãnh theo đối tƣợng Khách hàng tại LPB Hà Nội

69


9

ơ đồ 3-4

Biểu đồ cơ cấu bảo lãnh theo thời hạn tại LPB Hà Nội

71

10

Sơ đồ 3-5

Cơ cấu bảo lãnh theo hình thức đảm bảo tại LPB Hà Nội

73

11

Sơ đồ 4-1

Đánh giá của Khách hàng về các yếu tố quan trọng trong
việc phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng

iii

104


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay việc quan hệ, giao lƣu buôn bán, kí kết hợp
đồng giữa các bên đã trở nên quen thuộc với mọi hoạt động của nền kinh tế.
Các khách hàng ln muốn tìm một sự tin cậy, chính xác từ phía đối tác của
họ. Tuy nhiên, khơng phải với bất kì đối tác nào cũng có đƣợc sự tin tƣởng
lẫn nhau mà cần có một căn cứ để bảo đảm cho sự tin tƣởng đó. Từ đó, bảo
lãnh Ngân hàng đƣợc ra đời. Có thể nói, bảo lãnh là một hoạt động tất yếu
trong việc giao thƣơng buôn bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp với nhau.
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp trên thế giới nói chung và tại Việt
Nam nói riêng, ở Việt Nam, có đến 96% doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm số
lƣợng rất lớn. Song song với việc ra đời của các doanh nghiệp, thì các nghiệp
vụ của Ngân hàng, cụ thể ở đây là bảo lãnh sẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ
hết đối với các doanh nghiệp.Vì càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp,
chúng ta sẽ không thể đánh giá hết chất lƣợng, dịch vụ, uy tín của các doanh
nghiệp ấy. Cho nên, khi trao đổi buôn bán, để bảo đảm sự an tồn trong việc
làm ăn, các doanh nghiệp sẽ có những lựa chọn an tồn cho mình, đó là sử
dụng dịch vụ bảo lãnh của các Ngân hàng thƣơng mại.
Trong hoạt động Ngân hàng, ngoài việc cho vay và huy động vốn thì hoạt
động bảo lãnh ln đƣợc chú trọng phát triển bởi đây là hoạt động đem lại nhiều
lợi nhuận cho Ngân hàng và đƣợc các Ngân hàng quan tâm hàng đầu.
Vì tầm quan trọng của nghịêp vụ bảo lãnh ngày càng đƣợc nâng cao, vì thế
đã có nhiều cơng trình, nghiên cứu liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh. Có thể kể
đến các nghiên cứu, luận văn tiêu biểu nhƣ dƣới đây:
“Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng tại Ngân hàng Đầu tƣ
và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung” luận văn thạc sỹ của tác giả
Trần Thị Thu Huyền đƣợc viết vào năm 2011. Nghiên cứu trên đã tổng hợp và
1


làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về bảo lãnh và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh

Ngân hàng, phân tích thực trạng, phát hiện những bất cập và nguyên nhân ảnh
hƣởng đến phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung tại thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung. Ở đề tài này ngoài việc đƣa ra
đƣợc những ƣu điểm về việc phản ánh đƣợc thực trạng của nghiệp vụ bảo lãnh
thì tác giả chƣa phân tích đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến nghiệp vụ bảo lãnh.
“Nâng cao nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng đối với khách hàng doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – CN Nam Sài Gòn” đề tài nghiên
cứu của tác giả Huỳnh Thị Mai đƣợc viết vào năm 2012. Tác giả đã phân tích và
đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh ở VCB Nam Sài Gòn để làm nổi bật
những kết quả đạt đƣợc của hoạt động bảo lãnh, từ đó cho thấy đƣợc những
nguyên nhân còn tồn tại hạn chế trong nghiệp vụ bảnh lãnh. Tiếp đến, tác giả đã
đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ bảo lãnh Ngân hàng đối với khách hàng doanh
nghiệp theo mơ hình chất lƣợng dịch vụ ROPMIS đƣợc xây dựng phù hợp với
nơi nghiên cứu. Sau đó, tác giả đã đƣa ra những đề xuất, giải pháp, kiến nghị
nhằm hòan thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại VCB Nam Sài Gòn trong thời gian tới. Ở
đề tài này phần giải pháp của tác giả cịn mang tính vĩ mơ chƣa mang tính áp
dụng thực tiễn cao.
Luận văn thạc sỹ của tác giả Đào Thị Thúy Trinh đƣợc viết năm 2012 với
đề tài “Phát triển nghiệp vụ bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
– CN Đà Nẵng”. Trong luận văn, thạc sĩ đã đƣa ra cho ngƣời đọc hệ thống hóa
cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nƣớc của các Ngân hàng
thƣơng mại. Sau đó, tác giả đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo lãnh trong
nƣớc tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng và đƣa ra những đề
xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng TMCP
Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng. Ở đề tài này, tác giả phần lớn đề cập đến thực
2



trạng của nghiệp vụ bảo lãnh, phần lớn nói về lý thuyết của bảo lãnh, tác giả
chƣa phân tích đƣợc hết các yếu tố ảnh hƣởng đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Trong luận văn thạc sỹ của tác giả Lƣơng Thị Thanh Thúy năm 2013 với đề
tài “Phát triển dịch vụ bảo lãnh tại BIDV – Chi nhánh Bình Định” Bên cạnh việc
đã phản ánh đƣợc thực trạng dịch vụ bảo lãnh qua các chỉ tiêu định tính và định
lƣợng thì tác giả chƣa đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng tới dịch vụ bảo lãnh tại
Ngân hàng này, do đó ở phần giải pháp phát chƣa có tính thực tiễn và hiệu quả
cao do chƣa xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng tới dịch vụ bảo lãnh.
Hay tác giả Lê Thị Phƣơng Thảo năm 2010 trong khóa luận tốt nghiệp
chƣơng trình đào tạo thạc sỹ tại Đại học Đà Nẵng cũng đã có đề tài nghiên cứu
“Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Agribank tỉnh Quảng Nam” ở đề tài này tác
giả đã hệ thống đƣợc các lý thuyết về bảo lãnh và cũng đã đi phân tịch đƣợc hoạt
động bảo lãnh tại Ngân hàng Agribank Quảng Nam, tuy nhiên đến phần phân
tích các nhân tố ảnh hƣởng lại chƣa cụ thể và chƣa sát với thực tế đang tồn tại
trong hoạt động bảo lãnh tại Agribank tỉnh Quảng Nam.
Đề tài về hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng là một đề tài hay, tuy nhiên các
đề tài trƣớc đó chƣa phản ánh hết đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động
bảo lãnh tại Ngân hàng, chính vì thế tác giả sau khi nghiên cứu đã lựa chọn đề
tài “Phát triển hoạt động bảo lãnh trong nước tại Ngân hàng TMCP Bưu điện
Liên Việt – CN Hà Nội ”ở đề tài này tác giả đã đi phân tích hoạt động bảo lãnh
trong nƣớc thơng qua các tiêu chí đánh giá định lƣợng, định tính nhƣ lấy ý kiến
cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng, số dƣ bảo lãnh, doanh số bảo lãnh, phí bảo lãnh
thu đƣợc…từ đó sẽ đánh giá đƣợc hoạt động bảo lãnh và tìm ra các nhân tố làm
ảnh hƣởng đến sự phát triển củahoạt động bảo lãnhcũng nhƣ đƣa ra đƣợc các
giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân
hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – CN Hà Nội (LienVietPostBank).
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sự phát triển hoạt động bảo lãnh trong nƣớc hiện nay tại NH
3



TMCP Bƣu Điện Liên Việt – CN Hà Nội?
- Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng
TMCP Bƣu Điện Liên Việt – CN Hà Nội?
- Giải pháp để phát triển hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng
TMCP Bƣu Điện Liên Việt – CN Hà Nội (LienVietPostBank)?
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài: Nêu lên đƣợc thực trạng sự phát triểnbảo lãnh trong
nƣớc và các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng
TMCP bƣu điện Liên Việt Chi nhánh Hà Nội (LienVietPostBank) từ đó đƣa ra
đƣợc các giải pháp nâng cao hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại
LienvietPostBank – CN Hà Nội
Nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu tổng quan về bảo lãnh tại ngân hàng thƣơng mại.
- Nghiên cứu cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh và các nhân tố ảnh
hƣởng tới hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên
Việt – CN Hà Nội để tìm ra những hạn chế yếu kém.
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm phát triển hoạt động bảo
lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – CN Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh trong nƣớc
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng TMCP
Bƣu Điện Liên Việt – CN Hà Nội từ 2011 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phƣơng
pháp nghiên cứu nhƣ sau: phƣơng pháp thu thập thơng tin; phƣơng pháp tổng
hợp, phân tích, xử lý số liệu và phƣơng pháp so sánh.
Phƣơng pháp thu thập thông tin
4



Các thơng tin cần thu thập gồm có thơng tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.thu
thập thông tin bằng cách lập bảng hỏi, điều tra xã hội học.
Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích và xử lý dữ liệu
Việc tổng hợp dữ liệu đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp phân tổ thống kê,
đƣợc sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn khách hàng về
hoạt động bảo lãnh tại LPB Hà Nội.
Phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Trên cơ sở các tài liệu đã đƣợc tổng hợp, vận dụng các phƣơng pháp phân
tích thống kê nhƣ số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lƣợng tăng
(giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên
hoàn, phƣơng pháp dãy số theo thời gian và phƣơng pháp so sánh để phân tích
kết quả kinh doanh cũng nhƣ tình hình phát triển hoạt động bảo lãnh của Ngân
hàng qua các năm nhằm đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.
Các phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê đƣợc thực hiện nhờ vào cơng
cụ tin học.Tồn bộ việc xử lý số liệu đƣợc tiến hành trên phần mềm Excel.Trong
nghiên cứu này sử dụng thang điểm gồm 5 mức đƣợc sử dụng để ngƣời đƣợc
phỏng vấn lựa chọn. Với thang điểm này, điểm 5 là cao nhất, thể hiện mức độ tốt
nhất, thuận tiện, hợp lý nhất và điểm 1 thể hiện mức độ kém nhất, bất hợp lý
nhất. Ngoài các phƣơng pháp phân tích thống kê đã nêu ở trên, trong luận văn
cịn sử dụng phƣơng pháp tính số bình qn gia quyền ý kiến đánh giá của các
nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng đƣợc phân tổ theo từng tiêu thức
khác nhau. Từ đó, đƣa ra các ứng xử phù hợp đối với từng nhóm khách hàng
khác nhau.
Phƣơng pháp so sánh
Là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc
sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân
tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

5


Các tiêu chuẩn so sánh mà luận văn đã sử dụng:
- So sánh mức độ hài lòng của khách hàng khi hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
LienViet Post Bank CN Hà Nội so với các Ngân hàng TMCP khác tại Việt Nam
- So sánh tình hình hoạt động huy động vốn, tín dụng, bảo lãnh, thanh tốn
quốc tế của chi nhánh LPB Hà Nội so với các chi nhánh LPB khác hay các chi
nhánh của NHTM khác tại Việt Nam.
6. Dự kiến đóng góp của luận văn
Trong q trình nghiên cứu và tìm hiểu của tác giả, dự kiến đề tài cũng sẽ
có những đóng góp nhất định nhƣ:
- Tổng hợp đƣợc cở sở lý thuyết cơ bản về hoạt động bảo lãnh trong nƣớc
tại Ngân hàng thƣơng mại.
- Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Bƣu điện
Liên Việt – CN Hà Nội và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân
hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt – CN Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Bƣu điện Liên Việt – CN Hà Nội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
hoạt động bảo lãnh Ngân hàng
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3:Thực trạng phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Bƣu điện Liên Việt – CN Hà Nội
Chƣơng 4: Giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Bƣu điện Liên Việt – CN Hà Nội


6


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu nƣớc ngồi
Hiện nay các bài báo tạp chí, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến
hoạt động bảo lãnh trong Ngân hàng đề cập về một số kinh nghiệm của các Ngân
hàng trên thế giới. Đồng thời theo bài viết của Mirjana Knezevi, Aleksandar
Luki trƣờng đại học Kragujevac, Faculty of Economics, Djure Pucara Starog 3,
34000 Kragujevac, Serbia đƣa ra đề tài nghiên cứu “Bảo lãnh và những hoạt
động kinh doanh chính trong Ngân hàng” mới chỉ dừng lại để đƣa ra các vấn đề
về luật pháp của các nƣớc trên thế giới áp dụng đối với hoạt động bảo lãnh Ngân
hàng. Chỉ ra sự khác nhau và doanh số bảo lãnh mang lại đối với hoạt động
Ngân hàng. Hay nghiên cứu Tim Schmidt-Eisenlohr, Friederike Niepmann 26
tháng 11 năm 2014 viết về “Vai trò của bảo lãnh trong giao thƣơng quốc tế”
cũng đã phần nào củng cố lại sự quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh trong mua
bán hàng hóa và mang lại lợi ích đối với nền kinh tế thông qua các khảo sát thực
tế giữa doanh số bảo lãnh và lƣợng hàng hóa giao thƣơng. Bên cạnh đó tác giả
cũng đƣa ra mối quan hệ chặt chẽ trong quy trình phát hành bảo lãnh để từ đó rút
ra nhận xét những nhân tố ảnh hƣởng đến phát hành bảo lãnh.
Một số nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh của Akvan Ebrahim (2007) và
Amiri-Arslan (2000) lại đi nghiên cứu khái niệm hoạt động bảo lãnh và đƣa ra
những nghiên cứu định lƣợng về đóng góp của hoạt động này trong sự tăng
trƣởng của Ngân hàng thƣơng mại. Theo đó, bảo lãnh Ngân hàng là một thay thế
cho đặt cọc hoặc cung cấp tiền trực tiếp cho nhà cung cấp. Đó là một cam kết vơ
điều kiện đƣợc đƣa ra bởi các Ngân hàng , thay mặt cho khách hàng để trả cho
ngƣời nhận bảo lãnh số tiền bảo lãnh theo yêu cầu bằng văn bản. Bảo lãnh Ngân

hàng yêu cầu bảo mật trong hình thức tiền mặt đƣợc chuyển vào tiền gửi tại
Ngân hàng.
Từ một số những nghiên cứu tìm hiểu đƣợc, nhận thấy các bài nghiên cứu
7


trƣớc đó mới cịn bỏ ngỡ những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh một
cách khái quát.Hầu hết các bài viết nghiên cứu từng bƣớc phát triển của hoạt
động bảo lãnh và sự sửa đổi với luật pháp. Để phù hợp với nền kinh tế và pháp
luật Việt Nam cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng tôi đã quyết định lấy đề nghiên
cứu “Phát triển hoạt động bảo lãnh trong nƣớc tại Ngân hàng Liên Việt”làm đề
tài nghiên cứu của mình. Nhằm hứa hẹn đƣa ra những phát hiện mới những nhân
tố ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh nói chung và Ngân hàng Liên Việt chi
nhánh Hà Nội nói riêng. Và từ đó đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao và
hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Liên Việt.
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay trên thị trƣờng số lƣợng sách chuyên khảo viết về hoạt động bảo
lãnh Ngân hàng chiếm số lƣợng khơng nhiều. Tuy nhiên trong q trình nghiên
cứu tác giả cũng đã tìm đƣợc một số cuốn sách chun khảo để tham khảo cho
cơng trình nghiên cứu của mình.
Theo nghiên cứu của TS.Nguyễn Hồng Nhung và TS.Nguyễn Duy Phú trƣờng
Đại học Ngân Hàng TP.HCM “Bảo lãnh thanh toán tại các Ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam” đƣợc in trong tạp chí “Phát triển và Hội nhập” chuyên mục “Nghiên cứu
và trao đổi” đã tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh thanh toán và
những rủi ro trong bảo lãnh thanh toán tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai
đoạn 2010-2014, từ đó đƣa ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn hoạt động bảo
lãnh thanh toán, giảm thiểu rủi ro góp phần nâng cao chất lƣợng và phát triển hoạt
động bảo lãnh tại các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần.
Luận án tiến sĩ “Giải pháp hoàn thiện cơ chế và nghiệp vụ bảo lãnh Ngân
hàng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Việt Dũng – Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà

nƣớc (2003). Luận án đã đƣa ra những vấn đề cơ bản và nghiệp vụ bảo lãnh
Ngân hàng, phân tích và đánh giá những cơ chế bất cập ảnh hƣởng đến hoạt
động bảo lãnh tại các Ngân hàng ở Việt Nam.
Qua nghiên cứu và tham khảo các tài liệu trƣớc hiện nay nƣớc ta có một số
8


tác giả nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh tại các Ngân hàng thƣơng mại. Trong
các cơng trình nghiên cứu, hầu hết các tác giả đã nêu lên đƣợc thực trạng hoạt
động bảo lãnh tại các Ngân hàng thƣơng mại trong một số giai đoạn, đồng thời
cũng đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động bảo
lãnh tại hệ thống Ngân hàng thƣơng mại nói chung và tại các Ngân hàng nói
riêng. Luận án tiến sĩ nghiên cứu về hoạt động bảo lãnh thì hiện nay nƣớc ta
chƣa có tác giả nào làm. Tuy nhiên luận văn thạc sĩ thì có tác giả đã nghiên cứu
và bảo vệ tại nhiều trƣờng đại học trong nƣớc.Sau đây là một số cơng trình
nghiên cứu mà tác giả đã tham khảo.
Luận văn thạc sĩ “Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam” năm 2010; tác giả Lê Thị Phƣơng
Thảo trƣờng Đại học Đà Nẵng.
Trong phần những lý luận cơ bản về phát triển hoạt động bảo lãnh, tác giả
đã nêu ra đƣợc một số tiêu chí đánh giá sự phát triển và một số yếu tố ảnh hƣởng
đến hoạt động bảo lãnh Ngân hàng.Tác giả đã nêu đƣợc thực trạng về hoạt động
bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng
Nam trong các năm từ 2007 đến 2009 qua việc phân tích kết quả hoạt động bảo
lãnh theo loại bảo lãnh, theo đối tƣợng khách hàng, theo thời gian và theo hình
thức đảm bảo. Bên cạnh đó tác giả cịn nêu ra đƣợc những vấn đề còn tồn tại và
nguyên nhân của các vấn đề cịn tồn tại của Ngân hàng Nơng nghiệp và phát
triển nông thôn tỉnh Quảng Nam. Một số vấn đề còn tồn tại nhƣ : sản phẩm bảo
lãnh chƣa đa dạng, mức phí bảo lãnh chƣa hấp dẫn khách hàng, chƣa đa dạng
hóa đối tƣợng đầu tƣ, cịn hạn chế trong cơng tác quảng bá sản phẩm và quy

trình bảo lãnh chƣa đƣợc hồn thiện.
Từ đó, tác giả đã đƣa ra đƣợc 3 nhóm giải pháp để phát triển hoạt động bảo
lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn tỉnh Quảng Nam: nhóm
giải pháp mở rộng thị trƣờng, nhóm giải pháp hạn chế rủi ro và nhóm giải pháp
bổ trợ.
Luận văn thạc sĩ “Giải pháp hồn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh tại
9



×