Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH HÒA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAN LẬN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH
Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH HÒA

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAN LẬN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM
YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP.HCM

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN PHƯƠNG THẢO

TP.HỒ CHÍ MINH
Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn
của Người hướng dẫn khoa học, Ts. Trần Phương Thảo. Nội dung luận văn là trung
thực và các nguồn tài liệu tham khảo được dẫn chứng đầy đủ.
Tác giả luận văn

Trần Thanh Hòa


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................3
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................5
1.7. Ý nghĩa luận văn .................................................................................................5

1.8. Kết cấu luận văn .................................................................................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...................7
2.1. Nền tảng lý thuyết về gian lận BCTC .................................................................7
2.1.1. Định nghĩa về gian lận BCTC ................................................................. 7
2.1.2. Lý thuyết về gian lận báo cáo tài chính. ....................................................8
2.2. Các phương thức gian lận thường gặp trên BCTC.............................................10
2.2.1 Các phương thức gian lận trên BCTC nói chung......................................10
2.2.2 Các thủ thuật gian lận lợi nhuận...............................................................12
2.3. Các yếu tố gây ra gian lận BCTC......................................................................17
2.4. Lược khảo các các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận BCTC ............................... 19
2.4.1.Tổng quan nghiên cứu nước ngoài.......................................................... 19
2.4.2.Tổng quan nghiên cứu trong nước .......................................................... 23


2.5. Khoảng trống nghiên cứu…...............................................................................24
Tóm tắt chương 2 .....................................................................................................24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP.HCM ..................................................................................................................25
3.1. Những gian lận BCTC của DNNY trên SGDCK Tp.HCM ............................. 25
3.2. Phân tích thực trạng khả năng gian lận lợi nhuận trên BCTC của các doanh
nghiệp niêm yết trên SGDCK Tp.HCM từ 2011-2015.............................................32
3.2.1. Thực trạng sai lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán ............................ 32
3.2.2. Thực trạng sai lệch nghiêm trọng lợi nhuận trước và sau kiểm toán ...... 36
Tóm tắt chương 3......................................................................................................37
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIAN LẬN BCTC CỦA DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT
TẠI SGDCK TP.HCM.................................................................................. ……38
4.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ …….38

4.1.1. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 38
4.1.2. Các biến nghiên cứu .............................................................................. 39
4.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................42
4.3. Thu thập và xử lý dữ liệu ..................................................................................42
4.3.1. Thu thập dữ liệu .................................................................................... 42
4.3.2. Xử lý dữ liệu ......................................................................................... 44
4.4. Kết quả kiểm định giả thuyết ............................................................................48
4.4.1. Kết quả kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận BCTC.................48
4.4.2. Kết quả kiểm định sự khác biệt trong ảnh hưởng của các tỷ số tài chính
đến gian lận BCTC..................................................................................56
Tóm tắt chương 4…..................................................................................................58
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................59
5.1. Kết luận ..............................................................................…………………...59


5.2. Kiến nghị ...........................................................................................................60
5.3. Hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo.......................................62
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TTCK: Thị trường chứng khoán
DN: Doanh nghiệp
DNNY: Doanh nghiệp niêm yết
BCTC: Báo cáo tài chính
SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
SGDCK Tp.HCM: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
HĐKD: Hoạt động kinh doanh

CTCP: Công ty cổ phần


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng niêm yết và vốn hóa thị trường trong 5 năm, từ năm 2011 đến
2015..................................................................................................................... 26
Bảng 3.2: Số lượng và tỷ lệ các công ty sai lệch lợi nhuận....................................32
Bảng 3.3: Tỷ lệ các loại sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán. ....................................34
Bảng 3.4: Tỷ lệ các công ty chênh lệnh lợi nhuận sau kiểm toán từ 5% và 10% trở
lên...........................................................................................................................36
Bảng 4.1: Số lượng và tần suất xuất hiện các công ty trong mẫu............................45
Bảng 4.2: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến độc lập từ 66 công ty có
khả năng gian lận.....................................................................................................47
Bảng 4.3: Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn của các biến độc lập từ 66 công ty
không gian lận......................................................................................................47
Bảng 4.4: Kết quả hồi qui logistic với 8 biến độc lập............................................49
Bảng 4.5: Phần trăm dự đoán đúng của mô hình logistic với 8 biến độc
lập..............................................................................................................................49
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hosmer & Lemeshow.............................................50
Bảng 4.7: Mức ý nghĩa các biến độc lập................................................................50
Bảng 4.8: Các hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập.....................................51
Bảng 4.9: Tỷ lệ dự đoán đúng và HL test.............................................................52
Bảng

4.10:

Kết

quả


quả

hồi

quy

logistic

sau

khi

loại

bỏ

biến

TD/TA............................................................. ........................................................53


Bảng 4.11: Kết quả phân tách hồi quy đa biến ngược..............................................54
Bảng 4.12: Mức ý nghĩa thống kê của các ba biến độc lập......................................54
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy sau khi khắc phục hiện tượng phương sai phần dư thay
đổi............................................................. .............................................................55
Bảng 4.14: Kết quả mô hình hồi quy thực sự phù hợp............................................56
Bảng 4.15: Kết quả kiểm định 2 mẫu độc lập..........................................................57




1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Khi kinh tế gặp khó khăn, thị trường chứng khoán(TTCK) Việt Nam luôn xuất hiện
sự giảm mạnh bất thường về giá của một số lượng khá lớn cổ phiếu. Do đó làm dấy
lên nghi ngờ từ phía cổ đông về chất lượng thông tin trong báo cáo tài
chính(BCTC), sự minh bạch của ban lãnh đạo, sự công tâm của công ty kiểm toán,
sự thất bại của cơ quan quản lý trong việc bảo vệ nhà đầu tư. Một số vụ việc điển
hình như: Công ty dược Viễn Đông(năm 2011), Công ty Cổ phần Đầu tư Khoáng
sản Tây Bắc(năm 2012), Tập đoàn Đại Dương(năm 2014), Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ
Trường Thành(năm 2016).
Hiện nay tại Việt nam, chưa có một cơ quan quản lý nào thực hiện thống kê vi phạm
của doanh nghiệp trong việc công bố thông tin sai lệch trên BCTC sau kiểm toán.
Ở Mỹ, Hiệp hội kế toán viên công chứng (AICPA-American Institute of Certified
Public Accountants) thống kê cho thấy: 157 công ty vi phạm trong năm 2000; 270
công ty trong năm 2001; năm 2002 có 330 công ty; và hơn 350 công ty trong năm
2003. Các vi phạm chủ yếu là: (1)ghi nhận doanh thu bằng thủ thuật kế toán phức
tạp không phản ánh đúng bản chất thực của doanh thu; (2)ghi nhận chi phí sai như
vốn hóa không đúng bản chất, ghi nhận cao hàng tồn kho, ghi nhận thấp các khoản
nợ xấu và đầu tư thua lỗ, bỏ qua định giá lại tài sản; (3)ghi nhận không chính xác
các khoản liên doanh liên kết; (4)các vi phạm còn lại là không công bố các nội giao
dịch, các giao dịch vòng quanh giữa nhóm công ty, các giao dịch ngoại tệ….
Nếu thông tin trong BCTC không phản ánh đúng bản chất kinh tế, tùy theo mức độ
mà việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt những dự phóng về
doanh nghiệp sẽ gặp phải sai lệnh ở mức nghiêm trọng. Hiển nhiên doanh nghiệp
nhận thức rõ việc nhà đầu tư, chủ nợ luôn tập trung chú ý phát hiện gian lận nên khi
chủ đích thực hiện gian lận thường cố gắng che dấu bằng những thủ thuật kế toán
đôi khi rất phức tạp.



2

Khi những gian lận bị thị trường phát hiện hoặc doanh nhiệp tự công bố do khả
năng che dấu không còn tiếp tục được nữa, hậu quả là sự sụt giảm rất mạnh về giá
cổ phiếu.
Việc việc phát hiện các gian lận trên BCTC là thách thức lớn đối với nhà đầu tư,
chủ nợ, cũng như đối với kiểm toán viên. Do vậy, gian lận BCTC luôn là chủ đề
được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Tại thời điểm năm 2016, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(SGDCK Tp.HCM) hiện có 317 doanh nghiệp đang niêm yết với giá trị niêm yết
đạt gần 464.527 tỷ đồng. Kể từ phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000, đến
nay SGDCK Tp.HCM đã phát triển được hơn 16 năm, Nhà đầu tư và các Môi giới
đã dần trở nên chuyên nghiệp hơn. Các quyết định đầu tư ngày càng dựa trên tập
hợp yếu tố cơ bản của doanh nghiệp thu được từ phân tích thông tin trên BCTC, chứ
không đơn thuần chỉ dựa vào giá và khối lượng giao dịch kết hợp với mẫu hình
phân tích kỹ thuật như trước đây. Và như vậy nhu cầu ngày càng tăng về thông tin
trung thực, minh bạch, kịp thời, đầy đủ trong BCTC.
Trong hai quí đầu năm 2016, nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Tp.HCM đã chứng
kiến những thông tin sốc tiêu cực từ BCTC của doanh nghiệp. Tập đoàn Kỹ nghệ
Gỗ Trường Thành bị phát hiện gần 980 tỷ đồng hàng tồn kho không có thật, đồng
thời công ty cũng trích lập dự phòng phải thu khó đòi thấp hơn thực tế. Công ty cổ
phần Thiết bị Y tế Việt Nhật có vốn điều lệ 1.125 tỷ đồng, trong khi phải trích lập
dự phòng đột biến lên tới hơn 1.159 tỷ đồng nên bị lỗ tới 1.336 tỷ đồng. Công ty cổ
phần Hoàng Anh Gia Lai quí 2/2016 đã công bố 530 tỷ giảm giá trị tài sản khi thực
hiện đánh giá lại tài sản. Những trường hợp điển hình trên không khỏi khiến nhà
đầu tư và những ai quan tâm đặt câu hỏi về tính trung thực, sự minh bạch thông tin
trong BCTC.



3

Từ tầm quan trọng và tính thực tiễn của vấn đề, từ chỗ số lượng nghiên cứu về vấn
đề gian lận BCTC dành cho trường tài chính Việt Nam chưa nhiều, tác giả quyết
định chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIAN LẬN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HCM” làm đề tài nghiên cứu. Đây là vấn đề có tính
thời sự, nhằm giúp đối tượng quan tâm nhận diện những gian lận BCTC, giúp cơ
quan quản lý có thêm công cụ tham khảo để xác định chất lượng thông tin công bố
của doanh nghiệp và cuối cùng góp phần làm giảm bớt thông tin bất cân xứng tại
TTCK Việt Nam.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Theo tác giả thống kê từ dữ liệu BCTC của các doanh nghiệp niêm yết(DNNY) trên
SGDCK Tp.HCM từ 2011 đến 2015, trong số các công ty công bố BCTC trước
kiểm toán, trung bình có 83,41% các công ty xuất hiện sai lệnh lợi nhuận trước và
sau kiểm toán. Trong số các công ty có sai lệch thì trung bình chiếm đến 40,38% là
công ty có sai lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán lớn hơn 5%. Như vậy tồn tại
một tỷ lệ khá cao các BCTC trước kiểm toán phạm phải sai lệch về lợi nhuận trên
5%, đây là mức mà Ủy Ban Chứng Khoán yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản
giải trình lý do. Trước thực trạng như vậy, mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao
gồm:
- Phân tích thực trạng khả năng gian lận lợi nhuận BCTC của các doanh
nghiệp niêm yết(DNNY) trên SGDCK Tp.HCM.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận lợi nhuận BCTC của các
DNNY trên SGDCK Tp.HCM.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Thực tế về gian lận đã xảy ra trên sàn chứng khoán Tp.HCM rất đa dạng và phức
tạp. Từ việc trích lập dự phòng thấp, đánh giá không đúng các khoản lời/lỗ của liên
doanh liên kết, bỏ qua các đánh giá về giảm giá tài sản,…cho đến những gian lận

nghiêm trọng hơn như ghi nhận doanh thu ảo, ghi khống giá trị hàng tồn kho, tăng


4

vốn thông qua phát hành thêm nhưng sử dụng không đúng mục đích. Khi các gian
lận được tiến hành sẽ ảnh hưởng đến các khoản mục trên BCTC và như vậy sẽ tác
động đến tỷ số tài chính.
Để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu ở trên, trọng tâm luận văn trả đi lời các câu hỏi:
Câu 1: Các yếu tố tài chính nào ảnh hưởng đến gian lận lợi nhuận trên BCTC
của các DNNY trên SGDCK Tp.HCM?
Câu 2: Có hay không sự khác biệt trong ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính
đến gian lận lợi nhuận của DNNY trên SGDCK HCM?
1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn sử dụng BCTC trước và sau kiểm toán của các DNNY trên SGDCK
Tp.HCM.
Theo đó, để xác định DN gian lận BCTC, luận văn căn cứ vào sai lệnh lợi
nhuận giữa BCTC trước và sau kiểm toán của các DN niêm yết
Đồng thời, để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến gian lận BCTC, luận văn chỉ
tập trung vào các yếu tố tài chính. Cụ thể, tỷ số đòn bẩy tài chính, tỷ số sinh lợi, tỷ
số thanh khoản, tỷ số kết cấu tài sản. Đây cũng là hướng nghiên cứu đã được thực
hiện ở nghiên cứu trước đây bởi Subramanyam và Wild, 2009; Bai, Yen và Yang,
2008; Spathis, 2002; Persons, 1995.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK
Tp.HCM trong trong giai đoạn 05 năm, từ 2011 - 2015.
Theo đó, luận văn thu thập dữ liệu của những DN phi tài chính. Cụ thể, các
số liệu được thu thập từ các BCTC hàng năm trước kiểm toán và sau kiểm toán trên
cơ sở nguồn dữ liệu được cung cấp bởi công ty Vietstock.

1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu


5

Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, sử dụng thống kê mô tả,
so sánh đối chiếu kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định
lượng sử dụng công cụ kiểm định t hai mẫu độc lập(Independent saple t-test) và mô
hình hồi qui logistic, được thực hiện bằng phần mềm Stata 12. Cụ thể:
Kiểm định t hai mẫu độc lập dùng để tìm hiểu có hay không sự khác biệt trong
ảnh hưởng của các chỉ tiêu tài chính đến gian lận lợi nhuận của DNNY trên
SGDCK HCM?
Mô hình kiểm định hồi qui logistic để xác định các yếu tố tài chính nào ảnh
hưởng đến gian lận lợi nhuận trên BCTC của các DNNY trên SGDCK
Tp.HCM?
1.7 Ý nghĩa luận văn
Về mặt lý luận: Đề tài tổng kết các cơ sở lý luận về đánh giá gian lận BCTC, hệ
thống lại các quan điểm và mô hình phát hiện gian lận bằng tỷ số tài chính đã thực
hiện trên thế giới.
Về mặt thực tiễn:
 Bằng thống kê luận văn đã đưa ra bức tranh đầy đủ về hiện trạng sai lệnh lợi
nhuận trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên SGDCK
Tp.HCM từ năm 2011-2015. Qua phân tích số liệu đã đi đến những kết luận
quan trọng về khả năng gian lận lợi nhuận trong BCTC trước kiểm toán của
các công ty niêm yết.


Luận văn cũng cung cấp một lượng lớn các thủ thuật kế toán thường được sử
dụng để gian lận lợi nhuận BCTC, giúp các đối tượng quan tâm nắm rõ chi
tiết từng bước cách thức mà công ty thực hiện gian lận. Qua đó áp dụng vào

thực tiễn phát hiện những gian lận khi đọc BCTC.



Kết quả mà nghiên cứu định lượng thu được có giá trị hữu ích cho các đối
tượng quan tâm như nhà đầu tư, quĩ đầu tư, kiểm toán viên, Ủy ban chứng
khoán Nhà nước... trong việc đánh giá khả năng gian lận BCTC nhằm đưa ra
những quyết định có liên quan một cách hiệu quả.


6

1.8 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, tính cấp thiết và hữu dụng của đề
tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về gian lận và gian lận BCTC, các kết quả nghiên cứu
trong lĩnh vực này, các thủ thuật kế toán phổ biến dùng thực hiện
gian lận.
Chương 3: Thực trạng gian lận và sai lệch nghiêm trọng về lợi nhuận trong
BCTC trước và sau kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán Tp.HCM.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về gian lận BCTC của doanh
nghiệp niêm yết tại SGDCK Tp.HCM.
Chương 5: Kết luận và đề xuất kiến nghị nhằm hạn chế gian lận BCTC.


7

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ GIAN LẬN BÁO CÁO TÀI

CHÍNH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIAN LẬN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Gian lận BCTC nằm trong một chủ đề nghiên cứu rộng hơn là lý thuyết về gian lận.
Trong chương này tác giả giới thiệu các định nghĩa về gian lận BCTC, những kết
quả nghiên cứu quan trọng đóng góp cho sự phát triển lý thuyết về gian lận BCTC.
Trình bày các yếu tố gây ảnh hưởng đến rủi ro gian lận BCTC và chi tiết các thủ
thuật kế toán dùng thực hiện gian lận. Tác giả cũng tổng kết các công trình tiêu biểu
về sử dụng chỉ số tài chính để phát hiện gian lận BCTC một công ty.
2.1. Nền tảng lý thuyết về gian lận BCTC
2.1.1. Định nghĩa về gian lận BCTC
Theo đinh
̣ nghiã trong chuẩn mực kiể m Việt Nam thì: “Gian lận báo cáo tài chính
là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều
người trong Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực
hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính”.
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế(ISA) là “Hành vi cố ý của cá nhân hay tổ chức
trong công ty, những người chịu trách nhiệm với Hội đồng quản trị, nhân viên hoặc
bên thứ ba liên quan đến việc sử dụng lừa dối để thu lợi ích bất hợp pháp cho
mình”.
Theo Ủy ban thuộc Hội đồng Quốc gia về chống gian lận trên BCTC của Hoa kỳ
(Treadway Commision) năm 1987 định nghĩa: “Gian lận trên báo cáo tài chính là
hành vi cố ý bỏ sót không ghi chép các nghiệp vụ phát sinh hay công bố thiếu thông
tin tài chính nhằm đánh lừa người sử dụng thông tin, đặc biệt là nhà đầu tư và chủ
nợ”.
Như vậy có thể hiểu gian lận BCTC là những hành vi cố ý ghi nhận sai lệch thông
tin trên BCTC, được thực hiện bởi những người có trách nhiệm trong công ty hoặc


8


bên liên quan đến công ty, nhằm mục đích đánh lừa người sử dụng thông tin trong
BCTC.
Tuy nhiên, Tại Việt Nam gian lận BCTC khó xác định là do cố ý hay vô ý, nên
trong thực tế thường đề cập đến khả năng gian lận BCTC. Cũng theo thông tư số
155/2015/TT-BTC “hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán”: Số
liệu, kết quả hoạt động kinh doanh lũy kế từ đầu năm tại báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh trong báo cáo tài chính quý 2 đã công bố so với báo cáo tài chính bán
niên được soát xét; hoặc tại báo cáo tài chính quý 4 đã công bố so với báo cáo tài
chính năm được kiểm toán có sự chênh lệch từ 5% trở lên thì phải có công văn giải
trình với SGDCK. Như vậy mức chênh lệnh 5% được coi là không bình thường và
cần phải công khai nguyên nhân, qua đó đối tượng quan tâm có thể đánh giá được
khả năng gian lận BCTC của doanh nghiệp.
2.1.2. Lý thuyết về gian lận báo cáo tài chính
Gian lận trên BCTC có thể được giải thích dựa vào lý thuyết tổng quát về gian lận
của Cressey với mô hình tam giác gian lận hoặc của Steve Albrecht với mô hình về
bàn cân gian lận. Ngoài ra lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling, lý thuyết đối
tượng liên quan của Freeman cũng góp phần làm rõ nguyên nhân dẫn đến gian lận
BCTC.
Cressey (1953) đã thực hiện một nghiên cứu tổng quát về gian lận, theo Cressey
hành vi gian lận chỉ được thực hiện trên cơ sở hội đủ ba nhân tố sau: áp lực, cơ hội,
cá tính của con người. Ông đề xuất mô hình tam giác gian lận(Fraud Triangle) như
sau:
Cơ hội

Áp lực

Cá tính,
thái độ



9

Áp lực: Khởi nguồn của việc thực hiện gian lận là do người thực hiện chịu
những áp lực. Cressey tổng kết 6 trường hợp chính tạo nên áp lực gồm: khó
khăn về tài chính; hậu quả từ thất bại cá nhân; khó khăn về kinh doanh; bị cô
lập; muốn ngang bằng mọi người; mối quan hệ chủ-thợ.
Cơ hội: Một khi đã có những áp lực hay động lực thúc đẩy, nếu có cơ hội,
hành vi gian lận sẽ được thực hiện. Có hai yếu tố để tạo ra cơ hội:
 Có thông tin: khi nhận biết được hành vi gian lận của người
khác hay nhận thấy ở vị trí mình có thể thực hiện được hành vi
gian lận tương tự.
 Có kỹ thuật để thực hiện: là có đủ kỹ năng và phương tiện để
thực hiện gian lận
Thái độ, cá tính: Công trình nghiên cứu của Cressey cho thấy rằng, không
phải tất cả mọi người khi hội đủ áp lực và cơ hội là thực hiện hành vi gian
lận mà còn tùy thuộc vào thái độ và cá tính. Theo Cressey khoảng 80% khi
có cơ hội và chịu áp lực họ sẽ thực hiện hành vi gian lận.
Trong khi đó, cũng nghiên cứu về gian lận, D. W. Steve Albrecht(1980) một nhà tội
phạm học làm việc tại trường Đại học Brigham Young (Mỹ) đã xây dựng một mô
hình nổi tiếng: Mô hình về bàn cân gian lận. Mô hình này cho rằng hành vi gian lận
có xảy ra hay không phụ thuộc vào ba nhân tố: Hoàn cảnh tạo ra áp lực, nắm bắt cơ
hội và tính trung thực của cá nhân. Theo Albercht, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội
thực hiện gian lận cao cùng với tính trung thực của cá nhân thấp thì nguy cơ xảy ra
gian lận là rất cao. Ngược lại, khi hoàn cảnh tạo áp lực, cơ hội thực hiện gian lận
thấp cùng với tính trung thực cao thì nguy cơ xảy ra gian lận là rất thấp.
Khác với hai lý thuyết trên, lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling(1976) nghiên
cứu mối quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền cho rằng: do có sự tách
biệt giữa quyền sở hữu và quyền điều hành công ty nên các nhà quản lý(bên được
ủy nhiệm) có thể thực hiện các hành vi tư lợi dẫn đến gian lận. Mặt khác do thông



10

tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông cũng là nguyên nhân tạo cơ hội cho
hành vi gian lận. Cụ thể:
– Quan hệ nhà quản lý và cổ đông: Các giải pháp để giảm chi phí ủy
quyền là thông qua hợp đồng giữa các cổ đông và nhà quản lý theo hướng
khuyến khích nhà quản lý tối đa hóa giá trị thị trường của công ty và tối đa hóa
lợi nhuận công ty. Phần lớn các kế hoạch khen thưởng dựa trên các con số kế
toán, do đó nhà quản lý sẽ tìm cách tác động vào báo cáo tài chính thông qua
vận dụng chính sách kế toán để đạt được mục đích hưởng lợi cá nhân của
mình.
– Quan hệ cổ đông và chủ nợ: Khi cho vay, chủ nợ có thể đưa vào hợp
đồng các điều khoản hạn chế như: kiểm soát việc chia cổ tức, kiểm soát hoạt
động đầu tư, yêu cầu thông tin để giám sát tình hình hoạt động doanh nghiệp.
Việc sử dụng các điều khoản hạn chế nói trên phải dựa trên số liệu kế toán của
doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý sẽ tìm cách vận dụng chính sách kế toán
khi lập báo cáo tài chính có lợi nhất cho doanh nghiệp, đặc biệt khi doanh
nghiệp gần đến tình trạng vi phạm hợp đồng vay.
Lý thuyết đối tượng liên quan của Freeman(1984) đề cập đến trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp và cũng được dùng để giải thích nguyên nhân về gian lận BCTC.
Một khía cạnh của lý thuyết cho rằng: Ban điều hành doanh nghiệp thường ưu tiên
lên hàng đầu trách nhiệm tối đa hóa lợi nhuận trong khuôn khổ luật chơi của thị
trường, không bao gồm(hoặc coi nhẹ) các hành động dẫn đến sự hiểu lầm và gian
lận.
Tựu chung lại, để giải thích và tìm hiểu về gian lận BCTC người ta đã kết hợp lý
thuyết tổng quát về gian lận với lý thuyết tài chính. Hay gian lận BCTC nằm trong
một chủ đề nghiên cứu rộng hơn là lý thuyết về gian lận.
2.2. Các phƣơng thức gian lận thƣờng gặp trên BCTC
2.2.1 Các phƣơng thức gian lận trên BCTC nói chung

Các phương thức gian lận đến từ lợi dụng sự linh động trong áp dụng chuẩn mực kế


11

toán(ví dụ các khoản mục có giá trị cho phép ước lượng theo ý chủ quan), hoặc cực
đoan hơn nữa là vi phạm chuẩn mực. Ở đây tác giả trình bày kết quả các nghiên cứu
tiêu biểu.
Theo viện CFA hoa kỳ, các phương thức có thể được xếp vào hai nhóm chính:
- Ghi nhận sai thời điểm hoặc sai giá trị: gian lận BCTC bằng cách ghi nhận
sai thời điểm hoặc sai về giá trị sẽ ảnh hưởng đến nhiều tài khoản trong
BCTC, ví dụ khi công ty cố tình ghi nhận doanh thu sớm hơn tiêu chuẩn
cho phép hoặc ghi nhận cao hơn thực tế sẽ làm tăng lợi nhuận, vốn cổ phần,
tài sản.
- Ghi nhận sai phân loại: gian lận bằng cách phân loại sai tài khoản trong ghi
nhận các giao dịch kinh tế, ví dụ công ty cố tình phân loại hàng tồn kho vào
mục tài sản dài hạn khác, hoặc phân loại dòng tiền hoạt động đầu tư khi bán
tài sản dài hạn thành dòng tiền hoạt động kinh doanh.
Công trình nghiên cứu của ACFE(2006) chỉ ra gian lận BCTC thường được thực
hiện bằng các phương thức:
-

Che giấu hoặc phóng đại các khoản phải trả hay chi phí.

-

Phóng đại hoặc che dấu lợi nhuận.

-


Định giá sai giá trị tài sản.

-

Cung cấp thông tin không chính xác: không lưu ý trách nhiệm trọng yếu
hay giao dịch các bên liên quan.

-

Ghi nhận doanh thu hoặc chi phí không chính xác về thời điểm nhằm để
bóp méo lợi nhuận.

Ba phương cách đầu tiên được sử dụng thường xuyên và chiếm hơn 40% các trường
hợp gian lận. Bên cạnh đó, 55% các trường hợp gian lận phối phợp nhiều hơn một
phương thức để thực hiện các gian lận BCTC.
Trong khi đó nghiên cứu của Beasley(1999) và Schilit (2002) phân loại các phương
thức gian lận như sau:
-

Ghi nhận doanh thu quá sớm hoặc không có thật


12

-

Chuyển thu nhập tương lai về hiện tại

-


Chuyển chi phí hiện tại sang kỳ sau

-

Ghi nhận các khoản phải trả dưới mức thực tế

-

Chuyển thu nhập hiện tại sang kỳ sau

-

Chuyển chi phí tương lai đến kỳ hiện tại

Tương tự, công trình nghiên cứu của các tác giả là Bonner

, Palmrose và

Young(1998), Rezaee(2002) phân loại chi tiết các phương thức gian lận BCTC.
-

Ghi nhận doanh thu sớm, giả mạo doanh thu

-

Phân loại sai doanh thu và tài sản

-

Ghi nhận tài sản cao hơn thực tế.


-

Ghi nhận chi phí chi phí /nợ phải trả thấp hơn thực tế.

-

Bỏ qua ghi nhận nợ phải trả.

-

Công bố thiếu hoặc không phù hơ ̣p.

-

Gian lận vốn chủ sở hữu.

-

Giao dịch vòng quanh với các bên liên quan.

-

Thuyết minh BCTC nhằm định hướng sai cho người đọc.

Như vậy, theo các nghiên cứu không có quá nhiều phương thức để thực hiện gian
lận BCTC. Tuy nhiên sự phức tạp đến từ việc ứng mỗi phương thức gian lận bên
trên có rất nhiều cách khác nhau để thực hiện gian lận, mà ta gọi là “thủ thuật”.
Dưới đây tác giả sẽ trình bày những thủ thuật kế toán điển hình nhằm làm sai lệch
lợi nhuận.

2.2.2 Các thủ thuật gian lận lợi nhuận
Thủ thuật kế toán làm sai lệnh lợi nhuận phần lớn các trường hợp đều nhằm đến
mục đích: làm tăng lợi nhuận sau thuế và làm tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh cốt lõi.
Thủ thuật ghi nhận doanh thu


Ghi nhận doanh thu tại thời điểm ký hợp đồng hoặc có đơn đặt hàng


13

nhưng chưa hoàn thành giao hàng hóa cho bên mua.


Ghi nhận doanh thu giả mạo bằng cách giao hàng nhưng không có đơn đặt
hàng.



Ghi nhận doanh thu khi chưa thực hiện xong hợp đồng hoặc một phần
trong hợp đồng.



Ghi nhận doanh thu cho toàn bộ hợp đồng, trong khi đúng ra phải ghi
nhận doanh thu từng phần theo tiến độ thực hiện hợp đồng.




Ghi nhận toàn bộ doanh thu khi bán hàng cho công ty con, hoặc công ty
liên doanh liên kết. Bỏ qua điều chỉnh doanh thu khi mà công ty con, công
ty liên doanh liên kết chưa bán hết số hàng này cho khách hàng.



Cố tình tăng doanh thu bằng cách bán hàng cho nhà phân phối với chiết
khấu cao vượt trội, gây bất lợi hoặc thiệt hại cho công ty.



Tăng doanh thu bằng cách bán hàng kèm theo quyền được trả lại.



Tăng doanh thu bằng cách dàn xếp hợp đồng mua bán với đối tác hoặc
công ty con, công ty liên doanh liên kết.



Giao dịch hoán đổi(boomerang transaction) để tăng doanh thu. Ví dụ,
công ty A và B hoạt động trong lĩnh vực cho thuê tài chính, A và B bắt tay
nhau thực hiện giao dịch rằng A sẽ cho B thuê 01 cái máy, đồng thời thuê
lại của B chiếc máy khác tương đương. Rõ ràng về mặt thực tế không có
gì thay đổi, nhưng trên sổ sách kế toán A và B sẽ ghi nhận doanh thu cho
thuê máy. Hàng loạt các công ty có cơ hội để thực hiện thủ thuật này khi
hoạt động trong các lĩnh vực như: cho thuê tài chính, cho thuê đường
truyền viễn thông, cho thuê biển đặt quảng cáo.




Thực hiện thủ thuật “thu lợi một lần”(One-Time Benefits): Khi bán tài sản
cố định hoặc một mảng kinh doanh, công ty chủ đích bán giá thấp hơn thị
trường, đồng thời thỏa thuận với bên Mua sẽ phải sử dụng sản phẩm hoặc


14

dịch vụ của công ty với giá cao để bù lại phần chênh lệch. Bằng cách này
công ty có thể dịch chuyển lợi nhuận và doanh thu đến kỳ kế toán trong
tương lai.
Thủ thuật ghi nhận chi phí


Ghi nhận thấp giá vốn hàng bán:
Khi ghi nhận giá vốn bán hàng thấp hơn thực tế, phần chênh lệch sẽ để lại
ở hàng tồn kho. Khoản mục “chi phí sản xuất dở dang” trong hàng tồn kho
thường được dùng để “chứa” phần chênh lệch này.
Ghi nhận thấp giá vốn hàng bán còn được thực hiện bằng cách ghi nhận
dưới giá trị thực tế hàng tồn kho(mua nhiều nhưng ghi nhận ít). Khi hàng
hóa được bán thì giá trị hàng tồn kho chuyển qua giá vốn hàng bán, giá trị
tồn kho thấp thì giá vốn bán hàng cũng thấp tương ứng.
Ghi nhận thấp giá vốn hàng bán còn được thực hiện thông qua thủ thuật
phục hồi “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” của những kỳ trước. Chuẩn
mực kế toán cho phép khi dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm đi thì
phần chênh lệnh này được trừ vào giá vốn hàng bán trong kỳ, tuy nhiên
cách này không “hiệu quả” như hai cách ở trên vì giá trị chênh lệch
thường không nhiều.




Thực hiện vốn hóa chi phí hoạt động thông thường: Làm giảm chi phí
trong kỳ, dịch chuyển chi phí hiện tại sang tương lai.
Theo chuẩn mực kế toán, có một số lượng lớn các loại chi phí được phép
vốn hóa vào tài sản và sẽ khấu hao ở các kỳ kế toán trong tương lai. Bằng
cách phân loại lại tài sản hoặc phân loại chi phí dựa trên đánh giá chủ
quan, công ty có thể vốn hóa các chi phí hình thành tài sản mà lẽ ra bản
chất phải được xếp vào chi phí trong kỳ.


15

Ví dụ, một công ty ngành dược nghiên cứu phát triển một loại thuốc,
chuẩn mực kế toán yêu cầu ghi nhận chi phí nghiên cứu là chi phí trong kỳ
vì không chắc nghiên cứu sẽ thành công, chi phí phát triển sản phẩm thuốc
mới được vốn hóa. Do không dễ phân loại rạch ròi khi nào nghiên cứu đã
thành công nên công ty dễ dàng phân loại một phần chi phí nghiên cứu
vào chi chi phát triển để được vốn hóa.
Lưu ý các công ty sử dụng đòn bẩy cao thường có xu hướng vốn hóa lãi
suất đi vay vào tài sản. Hoặc những công ty có tài sản hình thành do bản
thân tự xây dựng, khi đó công ty có cơ hội dồn các chi phí vào tài sản này.


Dịch chuyển chi phí sang kỳ sau còn được thực hiện thông qua sự thỏa
thuận với các nhà cung cấp nguyên vật liệu và hàng tồn kho. Nhà cung cấp
sẽ giảm giá hàng hóa trong kỳ kế toán này và phần chênh lệch sẽ bù vào
tăng giá bán ở các kỳ sau.




Dịch chuyển chi phí sang kỳ sau bằng cách kéo dài thời hạn khấu hao tài
sản cố định, hoặc xác định giá trị còn lại của tài sản cao hơn mức bình
thường.

Thủ thuật ghi nhận tài sản và nợ


Ghi nhập thấp dự phòng phải thu khó đòi: Dự phòng phải thu khó đòi
được xem là chi phí trong kỳ, nên khi ghi nhận thấp khoản mục này sẽ làm
tăng lợi nhuận. Đánh giá về dự phòng phải thu khó đòi phụ thuộc vào
đánh giá chủ quan của lãnh đạo công ty nên gian lận khó bị phát hiện.



Ghi nhận thấp các chi phí(nợ) chưa phải trả: Đó là các khoản chi phí
quản lý doanh nghiệp chưa thanh toán, các khoản nợ về lương và bảo
hiểm người lao động, các khoản nợ chưa trả về chi phí nghiên cứu phát
triển sản phẩm, các khoản dự phòng về bảo hành sản phẩm đã bán.



Ghi nhận thấp các khoản thuế phải nộp hoặc các bảo lãnh nợ cho bên thứ
ba: Thuế và các thiệt hại phát sinh do bảo lãnh nợ là chi phí, ghi nhận thấp


×