Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------

LÊ THỊ KHÁ

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ
RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------------------------------

LÊ THỊ KHÁ

MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ
RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số

: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VÕ XUÂN VINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Lê Thị Khá, học viên lớp Cao học khóa 24, chuyên ngành Ngân hàng,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan luận văn “Mối
quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Thương Mại Việt
Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Võ Xuân
Vinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2017
Người thực hiện luận văn


i

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ............................................................. 1
1.1.


Lý do chọn đề tài ........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................3

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu.................................................................................4

1.5.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................4

1.6.

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...........................................................5

1.6.1.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................5

1.6.2.

Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................5


1.7.

Đóng góp của đề tài....................................................................................6

1.8.

Bố cục của Bài luận văn .............................................................................6

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI
RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .................................. 8
2.1.

Lý thuyết về cấu trúc sở hữu trong hệ thống NHTM .................................8

2.1.1.

Khái niệm.............................................................................................8

2.1.2.

Phân loại .............................................................................................8

2.2.

Lý thuyết về rủi ro trong hệ thống NHTM ...............................................10

2.2.1.

Khái niệm...........................................................................................10


2.2.2.

Phân loại ...........................................................................................11

2.3. Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của cấu trúc sở hữu
và rủi ro trong hệ thống NHTM ................................................................................15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO
TRONG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM........................................................... 22
3.1. Tổng quan về quá trình hoạt hoạt động và phát triển của hệ thống ngân
hàng Việt Nam ..........................................................................................................22
3.2.

Thực trạng cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam ..26


ii

3.2.1.

Thực trạng cấu trúc sở hữu trong hệ thống NHTM Việt Nam ..........26

3.2.2.

Thực trạng rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam ..........................34

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ
HỮU VÀ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM.
........................................................................................................ 39

4.1.

Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ............................................................39

4.2.

Thu thập và xử lý số liệu ..........................................................................44

4.2.1.

Nguồn dữ liệu ....................................................................................44

4.2.2.

Phương pháp xử lý dữ liệu ................................................................44

4.3. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................48
4.3.1.

Phân tích thông kê mô tả ...................................................................48

4.3.2.

Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson.......53

4.3.3.

Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình ...........................................54

4.3.4.


Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi phần dư .........................54

4.4.

Phân tích kết quả hồi quy .........................................................................55

4.5.

Phân tích kết quả nghiên cứu ...................................................................56

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN ................................................................................... 66

5.1.

Kết quả chính ...........................................................................................66

5.2.

Đề xuất .....................................................................................................67

5.2.1.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước .............................................67

5.2.2.

Đối với các NH thương mại ..............................................................68


5.3.

Hạn chế của đề tài ....................................................................................69

5.4.

Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp theo .....................................................70

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTA

Hiệp định thương mại Việt-Mỹ

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

M&A

Mua bán và sáp nhập

NH


Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NH TMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

OLS

Phương Pháp Ước Lượng Bình Phương Nhỏ Nhất

RR

Rủi ro

TCT

Tổng công ty

TCTD

Tổ chức tín dụng


WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng qua các năm 20082016

28

Bảng 3.2

Thương vụ M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong giai đoạn
từ năm 2010-2016

31

Bảng 3.3


Mô tả thống kê về các loại hình sở hữu Ngân hàng

33

Bảng 3.4

Tỷ lệ sở hữu trung bình nhóm ngân hàng niêm yết và không
niêm yết

33

Bảng 3.5

Thống kê 12 NHTM tại Việt Nam được nghiên cứu

34

Bảng 4.1

Mô tả biến và kỳ vọng dấu

43

Bảng 4.2

Mô tả thống kê các biến sử dụng trong mô hình

49

Bảng 4.3


Kết quả kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với nhân tử
phóng đại phương sai

54

Bảng 4.4

Ma trận tương quan tuyến tính đơn giữa các cặp biến

55


v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

Hình 3.1

Số lượng ngân hàng và cơ cấu hệ thống các NHTM
Việt Nam qua từ năm 1995-2015

27

Hình 3.2


Cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà
nước (31/12/2016)
Giá trị trung bình SDROA, SDROE, M_LLP của
12 NHTM trong giai đoạn 2010-2016

Hình 3.3
Hình 3.4

Giá trị Zp-score trung bình trong giai đoạn 2010 2016 của 12 NHTM Việt Nam

Hình 3.5

Giá trị Zp-score trung bình nhóm ngân hàng niêm
yết và không niêm yết trong giai đoạn 2010 -2016
Giá trị SDROA, SDROE và M_LLP trung bình
nhóm ngân hàng niêm yết và không niêm yết trong
giai đoạn 2010 -2016
Đồ thị biểu diễn các kết quả hồi quy phân vị của Y
theo X

Hình 3.6

Hình 4.1

30
35
36
37
37

47


1

CHƯƠNG 1:
1.1.

GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài
Ngành hoạt động NH là một trong những ngành tiên phong trong công cuộc

đổi mới đất nước, là hệ thống huyết mạch nền kinh tế, hoạt động NH bao trùm lên
toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự
tăng trưởng không chỉ riêng nền kinh tế Việt Nam mà còn đối nền kinh tế toàn cầu.
Sau các giai đoạn khủng hoảng lĩnh vực tài chính như cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ khu vực Mỹ Latinh vào những năm 80,
khủng hoảng kinh tế Mexico năm 1994, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á vào
năm 1997,… cho thấy bất ổn trong hệ thống NH vốn là bản chất, điều đó có thể đẩy
toàn bộ nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái kinh tế kéo dài (theo Barry,
Lepetit và Tarazi (2011)). Do đó, vai trò ngành NH trong nền kinh tế càng được
khẳng định, đặc biệt cho sự đảm bảo tính ổn định và an toàn trong hệ thống NH
hiện đang đóng vai trò rất quan trọng ở mỗi quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam.
Những bất ổn trong ngành NH như xuất hiện nhiều rủi ro hoạt động trong
quá trình kinh doanh của những TCTD phi NH, tình trạng sở hữu chéo tràn lan giữa
các TCTD, thiếu thanh khoản của một số NH có quy mô nhỏ, nguồn vốn liên NH
thiếu hụt do niềm tin giữa các NH trong hệ thống, tính liên kết hệ thống NH còn
yếu, nhiều hạn chế trong các công tác thanh tra, giám sát của NHNN…
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn ngành NH là xuất phát từ

hành vi chấp nhận RR cao của cổ đông sở hữu NH. Do đó hiện nay vấn đề sở
hữu NH đang được quan tâm đặc biệt. Vấn đề cấu trúc sở hữu có sự tương tác và
ảnh hưởng nhất định đến sự thay đổi trong quản trị NH, bản thân các NH cũng phải
đưa ra các quy định cụ thể, rõ ràng về các hạn chế về hoạt động, các yêu cầu đảm
bảo tính an toàn trong các hoạt động NH như phân loại tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, các hoạt động giám sát NH,…Ngành NH ngày càng phát triển về sản phẩm,
dịch vụ điều đó cũng dẫn đến một sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc sở hữu. Trong
đó, tỷ lệ phần trăm sở hữu của các cổ đông phổ thông đã tăng lên đáng kể trong


2

những năm qua, điều này bao hàm những thay đổi lớn trong cấu trúc vốn, vấn đề
quản trị NH và xu hướng chấp nhận các mức độ RR của NH.
Ngoài ra, còn có sự khác biệt giữa cấu trúc sở hữu và vấn đề kiểm soát
tại các NH cũng như vấn đề đại diện giữa các nhóm NH niêm yết và không
niêm yết. Xu hướng các NH hướng đến việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán ngày càng tăng nhằm hướng đến các mục tiêu khác nhau như chiến lược tăng
trưởng và gia tăng lợi nhuận- giảm thiểu RR, gia tăng nguồn vốn huy động với mức
chi phí thấp. Tuy nhiên khi tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn thì các
NH niêm yết mạnh dạn hơn trong việc chấp nhận tài trợ các dự án lớn với mức độ
chấp nhận RR cao hơn.
Một yếu tố khác cũng dẫn đến sự bất ổn trong hệ thống NH là tình trạng sở
hữu chéo. Điều này đang tạo ra nhiều khó khăn trong quá trình điều hành hoạt động
để đảm bảo sự ổn định cho hệ thống, quan trọng nhất là việc xử lý nợ xấu, gia tăng
tính minh bạch và rõ ràng trong hoạt động NH. Sở hữu chéo sẽ cho quá trình đánh
giá mức độ RR ngân hàng có nhiều sai lệch do dựa vào các chỉ số được tính toán
trên khoản mục vốn tự có như các hệ số an toàn vốn, tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài
sản, nguồn vốn ảo do sở hữu chéo trong tổng vốn tự có dẫn đến phản ánh không
đúng quy mô thực tế của NH.

Do đó, hạn chế những tác động tiêu cực của tình trạng sở hữu chéo cũng như
tỷ lệ nợ xấu gia tăng NH là một trong những điều kiện cấp thiết mà các cơ quan
quản lý nhà nước cần quan tâm. Việc thực hiện các đề án tái cấu trúc ngành NH là
xu thế khách quan trong đường lối đổi mới kinh tế và phát triển. Việc tái cơ cấu
ngành NH và thực hiện các công tác nhằm xử lý các tác động tiêu cực do sở hữu
chéo đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, nó đòi hỏi có sự đồng bộ và nỗ lực
trong hành động giữa NHNN, các NHTM, các cơ quan quản lý nhà nước trong quá
trình ban hành các văn bản quy định pháp luật để thực thi và kiểm soát.
Hiện nay, trên thế giới đã có khá nhiều bài nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và RR trong hệ thống NH, tập trung nhiều nhất vào hệ thống
NH ở Hoa Kỳ và Châu Âu (Barry et al (2011); Samir Srairi (2013); Anderson et al.


3

(2003);…). Tại Việt Nam, vấn đề này còn rất ít được nghiên cứu, đề tài này rất phù
hợp với tình hình hiện nay khi mà thực trạng hệ thống NH Việt Nam còn nhiều
những bất ổn tác động đến RR của hệ thống NH Việt Nam. Đây là lý do chủ yếu tác
giả muốn nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và RR trong hệ thống
NHTM Việt Nam”

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của bài luận văn này là nghiên cứu về tác động giữa cấu

trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, gồm những mục tiêu cụ thể như sau:



Xác định loại hình sở hữu bao gồm sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài, sở
hữu liên ngân hàng có tác động đến RR trong hệ thống NHTM Việt Nam.



Xem xét sự khác biệt trong sự tác động giữa nhóm ngân hàng niêm yết hay
không niêm yết đến RR trong hệ thống NHTM Việt Nam.

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài, bài luận văn thông qua

việc trả lời câu hỏi nghiên cứu chính sau: Có tồn tại một sự tác động giữa cấu trúc
sở hữu đến RR trong hệ thống NHTM Việt Nam hay không? Tác động này là đồng
biến hay nghịch biến?
Các câu hỏi nghiên cứu chi tiết:
Câu hỏi 1: Có tồn tại một sự tác động của tỷ lệ sở hữu liên ngân hàng đến
RR trong hệ thống NHTM Việt Nam hay không? Tác động này là đồng biến hay
nghịch biến?
Câu hỏi 2: Có tồn tại một sự tác động của tỷ lệ sở hữu tư nhân đến RR trong
hệ thống NHTM Việt Nam hay không? Tác động này là đồng biến hay nghịch biến?
Câu hỏi 3: Có tồn tại một sự tác động giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến RR
trong hệ thống NHTM Việt Nam hay không? Tác động này là đồng biến hay nghịch
biến?
Câu hỏi 4: Có sự khác biệt trong sự tác động giữa nhóm ngân hàng niêm yết
hay không niêm yết đến RR trong hệ thống NHTM Việt Nam hay không?


4


1.4.

Đối tượng nghiên cứu
Bài luận văn xem xét về tác động của cấu trúc sở hữu đến RR trong hệ thống

NHTM Việt Nam. Do vậy, đối tượng nghiên cứu của bài luận văn này là hệ thống
các NHTM Việt Nam. Các dữ liệu bao gồm các thông tin trong các Báo cáo tài
chính (BCTC), Báo cáo thường niên (BCTN) năm của các NHTM Việt Nam, chi
tiết trình bày ở chương 4.

1.5.

Phạm vi nghiên cứu
Bài luận văn sử dụng dữ liệu của 12 NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2016.
Cơ sở của việc lựa chọn NHTM được như sau:



Không xem xét loại NH khác như NH hợp tác xã, NH chính sách, NH phát
triển, quỹ tín dụng nhân dân để đảm bảo rằng tất cả NHTM trong mẫu nghiên
cứu đều nhằm đến mục tiêu vì lợi nhuận;



Chỉ chọn các NH hoạt động liên tục, loại bỏ các NH bị mua lại, đã sáp nhập
vào NH khác, NH 100% vốn nhà nước;




Số liệu các biến dùng để đo lường trong nghiên cứu bao gồm biến phụ thuộc
và biến độc lập phải được công bố một cách đầy đủ và minh bạch nhất theo
năm khi xét trong giai đoạn 2010-2016.
Bài luận văn loại bỏ một vài NH đang hoạt động tại Việt Nam trong giai

đoạn 2010-2016 là do có các nguyên nhân sau:


Số liệu các biến dùng để đo lường cho các NH nước ngoài và NH liên doanh
chưa được công bố một cách đầy đủ và rộng rãi, cấu trúc vốn của những
ngân hàng này chịu ảnh hưởng của các NH mẹ tại nước ngoài, cách thức tổ
chức hoạt động không thống nhất so với các NHTM ở trong nước. Những sự
khác biệt nêu trên đều có thể khiến cho kết quả của quá trình nghiên cứu bị
sai lệch;



Số liệu các biến dùng để đo lường không đầy đủ cho tất cả các NHTM, điều
này sẽ làm cho mẫu bị thiếu và kết quả nghiên cứu hoàn toàn có thể bị sai
lệch.


5

1.6.

Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

1.6.1. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và RR trong

hệ thống NHTM Việt Nam, bài luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu là phương pháp định lượng. Các nội dung cơ bản bao gồm các bước sau đây:


Nghiên cứu lý thuyết về cấu trúc sở hữu, lý thuyết về RR trong hệ thống
NHTM.



Khảo sát, lược khảo các nghiên cứu trước đây.



Phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thực trạng tình hình hoạt động
hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng về cấu trúc sở hữu và RR của hệ
thống NHTM Việt Nam thông qua mẫu nghiên cứu.



Xây dựng mô hình nghiên cứu



Tiến hành kiểm định các giả thiết định lượng cho mô hình nghiên cứu như
tương quan, phương sai nhiễu, đa cộng tuyến.



Ước lượng mô hình bằng phương pháp hồi quy dữ liệu probit nhằm đo lường
sự thiếu hụt thông tin đo lường của niêm yết và không niêm yết, phương

pháp hồi quy phân vị nhằm khắc phục các giả thiết định lượng nhằm đảm
bảo được độ tin cậy của đóng góp về bằng chứng thực nghiệm.



Trình bày kết quả nghiên cứu



Phân tích và đánh giá kết quả nghiên cứu.
Phần mềm tác giả sử dụng phân tích định lượng là Stata 13.0 vì đầy đủ các

công cụ tác giả phân tích.
1.6.2. Dữ liệu nghiên cứu
Tác giả sử dụng dữ liệu của 12 NHTM Việt Nam thu thập từ năm 2010 đến
năm 2016 với các nguồn dữ liệu chính sau:


Dữ liệu về tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam từ các BCTN
của NHNN.


6



Dữ liệu về cấu trúc sở hữu và các chỉ tiêu đo lường RR của ngân hàng thông
qua BCTC, BCTN của 12 NHTM giai đoạn 2010-2016. Ngoài ra sử dụng
thêm dữ liệu từ các báo cáo quản trị, báo cáo bạch hoặc từ Sở Giao dịch
chứng khoán, Ủy Ban Chứng Khoán quốc gia, các Công ty chứng khoán lớn

hoặc một số trang thông tin chính thống về chứng khoán tại Việt Nam.

1.7.

Đóng góp của đề tài
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và RR trong hệ thống

NHTM Việt Nam, bài luận văn đóng góp như sau:


Về học thuật: Đóng góp một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa
cấu trúc sở hữu và RR trong hệ thống NHTM Việt Nam. Từ đó củng cố các
trường phái lý thuyết và các quan điểm về mối quan hệ cấu trúc sở hữu đến
RR của hệ thống NH.



Về thực nghiệm: Cung cấp cái nhìn cụ thể về mối quan hệ giữa cấu trúc sở
hữu và RR trong hệ thống NHTM Việt Nam, qua đó làm tham khảo cho các
nhà quản trị cũng như các nhà làm chính sách thực hiện tốt các quyết định
nhằm đảm bảo duy trì hệ thống NH sức khỏe lành mạnh và bền vững.

1.8.

Bố cục của Bài luận văn
Bài luận văn được trình bày bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài
Chương 2: Lý luận tổng quan về cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống
ngân hàng thương mại.
Chương 3: Thực trạng về cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng

thương mại Việt Nam
Chương 4: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và RR trong hệ
thống NHTM Việt Nam
Chương 5: Kết luận


7

TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 là chương mở đầu cho bài luận văn. Nội dung chính của chương này thể
hiện được lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp của đề tài và
cuối cùng là bố cục của Bài luận văn.


8

CHƯƠNG 2:

LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ

HỮU VÀ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
2.1.

Lý thuyết về cấu trúc sở hữu trong hệ thống NHTM

2.1.1. Khái niệm
Theo Gursory & Aydogan (2002), cấu trúc sở hữu được thể hiện qua hai thuộc
tính gồm quyền sở hữu tập trung và quyền sở hữu hỗn hợp.

Theo Pedersen & Thomsen (1999), quyền sở hữu tập trung là quyền sở hữu
của các nhà đầu tư nắm giữ được nhiều lượng cổ phần nhất và gánh chịu những tác
động đến các chi phí cho hoạt động giám sát và RR. Theo Kiruri, R. M., & Olkalou,
K. (2013), sở hữu tập trung còn được xác định là tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần của
năm cổ đông lớn nhất tại những ngân hàng ở Kenya. Theo Wen (2010), xem xét
mức độ sở hữu tập trung tại những NHTM tư nhân và nhà nước ở Trung Quốc là
phần trăm sở hữu của những cổ đông lớn nhất.
Quyền sở hữu hỗn hợp gồm tỷ lệ phần trăm sở hữu gắn liền với những đặc
điểm khác nhau của các cổ đông như sở hữu nước ngoài, sở hữu tư nhân, sở hữu
nhà nước. Các loại hình sở hữu này nhắc đến trong các nghiên cứu của Kiruri
(2013), Wen (2010), Anstoniadis (2010).
Tóm lại, cấu trúc sở hữu có thể hiểu là tỷ lệ phần trăm sở hữu gắn liền với
những đặc điểm khác nhau của các cổ đông như sở hữu nước ngoài, sở hữu tư nhân,
sở hữu cá nhân/gia đình sở hữu nhà nước, sở hữu liên ngân hàng, sở hữu nhà quản
trị, hoặc tỷ lệ phần trăm sở hữu cổ phần của các cổ đông lớn nhất tại những NH.
2.1.2. Phân loại
Căn cứ vào các hình thức sở hữu, ta có thể phân loại NHTM thành hai
loại chính sau:


9

NHTM thuộc sở hữu nhà nước:
NHTM thuộc sở hữu nhà nước là loại hình được thành lập từ nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước. Các loại hình NH này thành lập với mục tiêu hỗ trợ thực hiện
cho các mục tiêu cụ thể nào đó như thành lập NH chính sách xã hội để thực hiện
chương trình xóa đói giảm nghèo, NH để thực hiện chiến lược phát triển một ngành
hay lĩnh vực kinh tế quan trọng nào đó đối với nền kinh tế,…
Tỷ lệ phần trăm sở hữu của Nhà nước trong hệ thống NH tại nhiều quốc gia
thấp hơn đáng kể so với sở hữu tư nhân, đặc biệt là ở các quốc gia phát triển. Ở các

quốc gia “nền kinh tế đang chuyển đổi”, NH được thành lập sẽ thuộc sở hữu Nhà
nước do bị ràng buộc bởi ngân sách mềm và mối quan hệ tam giác giữa Nhà nước,
NHTM Nhà nước và DNNN. Nhà nước cần đặt NH dưới quyền quản lý của mình
để có thể điều phối các tổ chức, NH hoạt động theo dự tính ban đầu của mình. Do
đó, họ thực hiện quốc hữu hóa lĩnh vực NH hoặc thành lập nên NH cho mình, và
thông qua điều hành hoạt động của các NH thì Chính phủ có thể tác động, điều
chỉnh đến các hoạt động khác.

NHTM không thuộc sở hữu Nhà nước:
Phần lớn các NHTM hoạt động kinh doanh thường không thuộc sở hữu Nhà
nước. Các NH này thuộc các loại hình sở hữu sau:
Thứ nhất: là loại hình NH TMCP, NH thuộc sở hữu của các cổ đông. Thông
qua việc phát hành cổ phiếu để thành lập, NH TMCP cho phép những nhà đầu tư
nắm giữ cổ phiếu có quyền tham gia biểu quyết, được chia cổ tức NH khi NH làm
ăn hiệu quả và có lợi nhuận nhưng cũng sẽ phải chấp nhận những RR cũng như chịu
những tổn thất nếu NH làm ăn không hiệu quả.
Thứ hai: là loại hình NH liên doanh. Loại hình NH này thành lập dựa trên
việc các bên liên doanh là Chính phủ hoặc NHTW của các quốc gia góp vốn với
nhau, thông thường là sự liên doanh giữa NH nước ngoài và trong nước để ứng
dụng tối đa những lợi thế về kinh tế, hệ thống tài chính của mỗi quốc gia.
Thứ ba: là NH 100% vốn nước ngoài hoặc Chi nhánh NH nước ngoài.


10

Các NHTM không thuộc sở hữu nhà nước hoạt động kinh doanh vì mục tiêu
lợi nhuận. Một số trường hợp nhất định khác, loại hình NHTM này sẽ có những
hoạt động tương tự như một NHTM thuộc sở hữu nhà nước như các hoạt động cho
vay theo đối tượng chỉ định của Chính phủ, hoặc “góp vốn” đối với các NH thuộc
sở hữu Nhà nước,… nhưng phải tuân theo các quy định của Nhà nước.

Trong lĩnh vực hoạt động ngành NH, cấu trúc sở hữu quyết định tới các chức
năng nhiệm vụ, quản lý và phạm vi hoạt động cũng như việc thực thi các quy định
của pháp luật đối với từng loại hình NHTM. Hiện nay, sự thay đổi về hình thức sở
hữu gắn chặt với quá trình cải cách toàn bộ hệ thống trong ngành NH. Quá trình này
diễn ra ở các quốc gia trên thế giới thường theo các hướng chính như cổ phần hóa,
tư nhân hóa, quốc hữu hóa hay sáp nhập, mua lại. Sự biến đổi trong cấu trúc sở hữu
NH một phần sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh cho NH, cũng
như tạo điều kiện trong việc trao đổi nhân lực, tài chính, công nghệ và kinh nghiệm
giữa các quốc gia, đồng thời giúp các NH tăng vốn đáp ứng theo yêu cầu của Chính
phủ, góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển hiệu quả và ổn
định cho hệ thống này. Việc tái cấu trúc hệ thống NH là một xu thế khách quan trên
thế giới, đây là quá trình nhằm thay đổi cấu trúc sở hữu theo hướng giảm dần sở
hữu nhà nước, tăng dần sở hữu của các thành phần kinh tế khác và đặc biệt các quốc
gia chú trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài thâm nhập vào lĩnh vực NH.

2.2.

Lý thuyết về rủi ro trong hệ thống NHTM

2.2.1. Khái niệm
RR được hiểu là những tổn thất có thể xày ra ngoài dự kiến. RR gắn liền với
các hoạt động của NHTM phản ánh các sự kiện bất thường xảy ra có thể gây tổn
thất cho NH về vốn hay thu nhập. Hoạt động kinh doanh NH liên quan đến nhiều
lĩnh vực khác trong nền kinh tế, một sự thay đổi bất lợi nhỏ trong môi trường kinh
tế, chính trị, xã hội, pháp luật,… cũng ảnh hưởng và gây thiệt hại cho NH. Khi tổn
thất xảy ra, thu nhập của NH sẽ bị giảm sút dẫn đến suất sinh lời và giá trị thị
trường cổ phiếu NH bị giảm. Giá trị thị trường của cổ phiếu NH bị giảm nếu không


11


được phương án chấn chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến việc bán tháo hàng loạt cổ phiếu
NH trên thị trường, điều đó sẽ mở đầu cho các hoạt động như sáp nhập, mua lại
hoặc thay thế ban lãnh đạo ngân hàng,… (theo Barry, Lepetie và Tarazi (2011)).
2.2.2. Phân loại
Đo lường mức độ RR liên quan đến sự đo lường mức sinh lợi của NH, bởi vì
để thu được một mức lợi nhuận thì NH phải chấp nhận một mức độ RR nào đó. Rủi
ro NHTM gồm các loại RR sau:
RR tín dụng:
Theo Thomas P.Fitch (1997): “RR tín dụng là loại RR xảy ra khi người vay
không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa
vụ trả nợ. Là RR chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NH”.
Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thông đốc
NHNN ban hành: “RR tín dụng trong hoạt động NH (sau đây gọi tắt là RR) là tổn
thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài do khách
hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng:


Phát sinh từ chủ quan khách hàng: Đây là nguyên nhân gây RR phát sinh
liên quan đến hành vi và ý chí chủ quan của khách hàng, nằm trong tầm kiểm
soát của khách hàng. RR xảy ra có thể là do năng lực quản lý yếu kém của
khách hàng từ đó dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả, gây
thất thoát vốn tác động đến khả năng thanh toán nợ cho NH; hoặc do khách
hàng không có thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi
nợ của NH tỏ ra kém hiệu quả.


12




Phát sinh từ RR khách quan: Đó là nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát
của khách hàng như sự thay đổi trong môi trường hoạt động kinh doanh mà
khách hàng không thể lường trước được (ví dụ như thay đổi trong giá cả
hàng hóa, nhu cầu của thị trường,…), sự thay đổi trong môi trường hay chính
sách pháp luật khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiếu hụt về
nguồn tài chính dẫn đến không thể hoặc khó có khả năng phục hồi được,…



Phát sinh từ phía Ngân hàng: RR tín dụng phát sinh có thể là do các
nguyên nhân chủ quan như quy trình tín dụng không chặt chẽ, việc thẩm định
chất lượng các khoản cấp tín dụng không kỹ lưỡng, từ đó dẫn đến sai lầm
trong các quyết định cấp tín dụng, thẩm định hồ sơ tín dụng bởi các cán bộ
tín dụng không đủ chuyển môn, thiếu kinh nghiệm hoặc lỏng lẽo trong quá
trình kiểm soát sau cấp tín dụng dẫn đến việc khách hàng sẽ sử dụng nguồn
vốn vay sai mục đích mà các NH không kịp thời phát hiện,…



RR bảo đảm: RR phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm được quy định tại các
điều khoản trong các hợp đồng thế chấp cầm cố, các hợp đồng cấp tín dụng
các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm, cách thức bảo đảm và mức cho
vay trên giá trị tài sản bảo đảm…
Việc phát sinh RR tín dụng gây ra những hậu quả sau:




Đối với ngân hàng: Nguồn vốn của các NHTM bị thất thoát vì việc không
thu hồi được nợ (gốc, lãi và các khoản phí) trong khi vẫn phải chi trả tiền lãi
cho nguồn vốn hoạt động từ đó làm cho lợi nhuận NH bị giảm sút và NH
phải dùng chính vốn tự có của mình để bù đắp thiệt hại. Điều này làm ảnh
hưởng đến quy mô hoạt động của các NHTM. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ
dẫn đến suy giảm niềm tin của người dân, giảm nguồn huy động vốn, dẫn
đến RR thanh khoản, đẩy NH đến phá sản, từ đó ảnh hưởng sự ổn định của
hệ thống NH.



Đối với khách hàng: Các chủ thế đi vay dẫn đến không hoàn trả được nợ
vay cho NH thì dẫn đến không còn tín nhiệm trong hoạt động kinh doanh,


13

dẫn đến khó khăn tiếp cận nguồn vốn từ NH hoặc các nguồn khác. Các chủ
thể gửi tiền vào NH có nguy cơ không thu hồi được khoản tiền gửi và lãi nếu
như các NH lâm vào tình trạng phá sản.


Đối với nền kinh tế: NHTM là kênh thu hút và cung cấp tiền cho các tổ
chức, doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Do đó, RR tin
́ du ̣ng có ảnh
hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Ở mức độ thấp, RR tín dụng sẽ khiến cơ hội
tiếp cận vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các
khách hàng bị hạn chế, ảnh hưởng xấu đến khả năng tăng trưởng của nền
kinh tế. Ở mức độ cao hơn, khi có một NH lâm vào tình trạng khó khăn dẫn
đến phá sản, gây là hiện tượng dây truyền trong hệ thống NH, dẫn đến khủng

hoảng nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và sự phát
triển của đất nước.
Rủi ro vỡ nợ:
RR vỡ nợ là loại RR có tính hệ thống (Yuhang Xing (2004). RR vỡ nợ là loại

RR khi mà NH lâm vào tình trạng không có đủ nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho
sự sụt giảm một cách đột ngột trong giá trị tài sản so với giá trị nợ.
RR vỡ nợ này xảy ra là có thể do hậu quả từ những loại RR khác, có thể do
thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý điều tiết vĩ mô, hoặc do nền kinh tế suy
thoái, tỷ trọng tiền gửi huy động nhỏ mà tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay,
dẫn đến vỡ nợ ngày càng tăng trong danh mục cho vay của khách hàng (đặc biệt để
đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ vay ngắn hạn đến hạn).
RR lãi suất: Là RR xảy ra khi có suy giảm lợi nhuận hoặc tổn thất giá trị các
tài sản NH khi phát sinh các thay đổi về lãi suất. RR này có thể xuất hiện trong khi
lãi suất trên thị trường tăng lên làm cho các khoản đầu tư, cho vay của các NH bị
giảm giá trị dẫn dến NH gặp tổn thất hoặc ngược lại khi lãi suất giảm, NH phải chấp
nhận góp vốn đầu tư hoặc cho vay những khoản tiền từ việc huy động ở những mức
lãi suất cao vào những tài sản có mức sinh lời không cao.


14

RR tỷ giá: Là loại RR xảy ra do sự thay đổi cả các yếu tố thị trường về mức
tỷ giá làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và giảm giá trị tổng tài sản của NH.
RR thanh khoản: Là loại RR xuất hiện khi trên thị trường thứ cấp khi NH
thiếu hụt ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt
nhanh nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán cho người đi vay và người gửi tiền. RR
này có thể xảy ra khi các chi phí trong quá trình giao dịch tăng lên hoặc thời gian
thực hiện giao dịch sẽ bị kéo dài. Những chi phí phát sinh trong quá trình tìm kiếm
nguồn chi trả khác là tổn thất mà các NH gánh chịu.

RR lạm phát: Là RR khi có sự tăng lên về giá cả của các loại hàng hóa, dịch
vụ dẫn đến giảm giá trị của tài sản tài chính. Lạm phát gia tăng ở mức cao đã làm
suy yếu, có thể gây phá vỡ đến thị trường vốn, tác động lớn đến hoạt động của các
NHTM. Khi lạm phát tăng cao sẽ làm sức mua của thu nhập lãi và vốn gốc thu lại từ
các hoạt động cho vay và các hoạt động đầu tư bị suy giảm; làm hao mòn giá trị góp
vốn đầu tư của các cổ đông; khả năng đảm bảo thanh khoản ngắn hạn NH bị suy
giảm, dẫn đến việc huy động vốn ngày càng khó khăn hơn và hệ quả có thể dẫn đến
cuộc chạy đua lãi suất; lạm phát tăng cao, các hoạt động tín dụng cho vay bị hạn chế
do NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, khối lượng tiền trong lưu thông
bị sụt giảm không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn vay trên thị trường.
RR công nghệ là RR xảy ra khi NHTM đầu tư phát triển công nghệ nhưng
không tận dụng được lợi thế nhờ quy mô cũng như lợi thế đa dạng hóa danh mục.
Khi vượt quá công suất, chính sách công nghệ NH còn lạc hậu, quan liêu và thiếu
hiệu quả trong mô hình hoạt động, tổ chức sẽ dẫn đến việc tăng trưởng trong quy
mô không đạt hiệu quả.
RR môi trường pháp lý là loại RR xuất hiện khi một sự thay đổi nào đó
trong những quy định về mặt pháp lý, cách quản lý của Nhà nước và pháp luật. Hệ
thống vận hành của hệ thống NHTM không phải lúc nào cũng đáp ứng một cách kịp
thời những thay đổi trong những yêu cầu, quy định về mặt pháp lý và cách quản lý,
đặc biệt khi có sự thay đổi ở phạm vi toàn cầu.


15

RR chu kỳ kinh tế, thị trường: Những RR này có sự liên quan tới những
biến động trong nền kinh tế trong phạm vi toàn cầu, cũng như của quốc gia. Trong
nền kinh tế suy thoái, doanh thu và nguồn thu phí NH sẽ bị giảm sút.
RR môi trường tự nhiên, xã hội: Làm tăng đáng kể tần suất, mức độ nghiêm
trọng của thiên tai, thảm họa thiên nhiên và điều kiện sinh sống của con người dẫn
đến những thiệt hại cho các khách hàng của NH làm cho họ không còn khả năng

thanh toán các khoản nợ cho NH.

2.3.

Lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ của cấu trúc
sở hữu và rủi ro trong hệ thống NHTM
Sau công trình đầu tiên của Berle và Means (1932), các nghiên cứu về những

ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đối với hoạt động và RR trong doanh nghiệp đã
được phát triển trong các lý thuyết của Jensen và Meckling (1976), Fama (1980),
Shleifer và Vishny (1997). Trong lĩnh vực NH, các bài nghiên cứu thường nghiên
cứu chủ yếu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả trong hoạt động NH
(Micco, Panizza,Yanez (2007), Lensink, Meeste và Naaborg (2008); Lin và Zhang
(2009)), trong khi mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và RR trong hệ thống NH thì
nghiên cứu còn ít, phần lớn tập trung vào các ngành NH ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Các nghiên cứu có liên quan có thể được chia thành ba loại: Loại thứ nhất
nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền sở hữu tập trung và RR; Loại thứ hai nghiên
cứu mối quan hệ giữa sở hữu của nhà quản lý và RR; Loại thứ ba nghiên cứu các
mối quan hệ giữa bản chất của quyền sở hữu và RR.
Loại nghiên cứu đầu tiên: Garcia-Marco và Robles-Fernandez (2008) tìm
thấy rằng mức độ quyền sở hữu tập trung trong NHTM có một tác động ngược
chiều vào mức độ chấp nhận RR. Haw, Ho, Hu và Wu (2010) cho rằng hiệu suất
hoạt động và hiệu quả chi phí ở những NH có quyền sở hữu tập trung thì thấp hơn
nhưng nguy cơ phá sản thì cao hơn. Yousif, Haan và Scholtens (2010) thấy rằng
quyền sở hữu tập trung làm giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu của NH, và tăng tỷ lệ an toàn
vốn. Samir Srairi (2013) khi nghiên cứu về các NHTM tại 10 quốc gia Hồi Giáo


16


trong giai đoạn 2005-2009 cũng tìm thấy có mối quan hệ ngược chiều giữa tập trung
sở hữu và rủi ro, đồng thời cũng có sự khác nhau về RR của từng loại hình cổ đông
như NH thuộc sở hữu cá nhân/gia đình có RR thấp hơn hơn còn NH sở hữu nhà
nước có RR cao hơn và có tỷ lệ nợ xấu. Barry, Lepetit và Tarazi (2011) khi nghiên
cứu về các NHTM thuộc 16 nước Tây Âu trong giai đoạn năm 1999-2005, dùng
biến 05 loại hình sở hữu (Foreign, Bank, Institute, Private, Company) để đại diện
cho cấu trúc sở hữu và rủi ro tài sản, rủi ro vỡ nợ đại diện cho biến phụ thuộc rủi ro
hệ thống thông qua tìm hiểu hai loại hình NH là NH đại chúng (niêm yết) và NH sở
hữu tư nhân (không niêm yết) tìm thấy rằng cấu trúc sở hữu giải thích được sự khác
biệt về mức độ chấp nhận RR giữa những nhóm NH, ở nhóm NH không niêm yết
thì đối với NH có tỷ lệ phần trăm sở hữu cao của nhóm cổ đông là gia đình/cá nhân
hay của tổ chức NH làm giảm RR tài sản và RR vỡ nợ, ngược lại tỷ lệ sở hữu của
các tổ chức đầu tư, công ty phi tài chính càng lớn thì RR ngân hàng càng cao. Cấu
trúc sở hữu không còn là yếu tố quan trọng giải thích sự khác nhau trong RR tại
nhóm các NH niêm yết.
Loại nghiên cứu thứ hai: Mở rộng lý thuyết nghiên cứu thực nghiệm cho
rằng những vấn đề đại diện và hành vi chấp nhận RR là khác nhau liên quan đến
bản chất cổ đông. Vấn đề thứ nhất là mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản trị và các nhà
đầu tư được phát hiện bởi Jensen and Meckling (1976). Lý thuyết chỉ ra rằng các cổ
đông với một danh mục đầu tư đa dạng, họ chấp nhận RR cao hơn để có mức lợi
nhuận kỳ vọng cao hơn, trong khi các nhà quản lý chấp nhận RR ít hơn để bảo vệ vị
trí và lợi ích cá nhân, đảm bảo nguồn nhân lực có được của họ (Galai and Masulis
(1976); Jensen and Meckling (1976); Demsetz and Lehn (1985); Esty, 1998).
Nghiên cứu của Saunders, Strock và Travlos (1990) xem xét mối quan hệ
giữa quyền sở hữu của nhà quản trị và RR và cho rằng tồn tại một sự tác động cùng
chiều giữa chúng. Mặc khác, kết quả tìm thấy rằng các NH được kiểm soát bởi các
cổ đông RR hơn so với các NH được kiểm soát bởi các nhà quản trị. Như vậy,
không có bất kỳ sự đồng thuận mối quan hệ này. Dựa trên nghiên cứu của Saunders,
Strock và Travlos (1990), có một số nghiên cứu tìm thấy có một sự tác động đáng



17

kể quyền sở hữu nhà quản trị và rủi ro. Gorton và Rosen (1995) tìm thấy vấn đề
kiểm soát công ty có tác động quan trọng đến RR ngân hàng và nhà quản lý thường
chấp nhận các khoản cho vay có RR (như cho vay thương mại xây dựng và phát
triển bất động sản) và các khoản vay ít an toàn (như tiêu dùng). Tuy nhiên,
Anderson và Fraser (2000) tìm thấy rằng quyền sở hữu nhà quản lý có tác động
cùng chiều đến một RR nào đó hoặc toàn bộ những RR. Tuy nhiên, nhiều quy định
pháp luật sau năm 1989 và 1991 ban hành nhằm giảm bớt mức độ chấp nhận RR,
cho thấy có một mối quan hệ ngược chiều vào những năm đầu thập niên 90.
Sullivan and Spong (2007) cho rằng NH sở hữu bởi các nhà quản trị được thuê có
một mối quan hệ đồng biến với việc chấp nhận RR, có nghĩa là dưới điều kiện nhất
định, việc thuê các nhà quản trị điều hành hoạt động NH để phù hợp với lợi ích cổ
đông, kết quả này phù hợp với Saunders và cộng sự (1990).
Loại nghiên cứu thứ 3: Iannota, Giacomo và Sironi (2007) thấy rằng NH khu
vực công có chất lượng vay kém và nguy cơ phá sản cao hơn các NH khác trong khi
NH khác hỗ trợ chất lượng khoản cho vay tốt hơn, những RR tài sản sẽ thấp hơn cả
ở NH khu vực công hoặc tư nhân. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng sở hữu tập trung
càng cao thì khoản vay có chất lượng càng tốt, RR tài sản và nguy cơ vỡ nợ càng
thấp. Nghiên cứu Cornett, Guo, Khaksari and Tehranian (2010) cho rằng những NH
thuộc sở hữu nhà nước nắm giữ ít vốn cốt lõi và so với NH thuộc sở hữu tư nhân thì
có RR tín dụng cao hơn (trước năm 2001). Từ 1997 - 2000, sự khởi đầu ở những
năm tiếp theo cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, sự suy thoái nguồn vốn cốt lõi,
chất lượng các khoản cho vay của NH thuộc sở hữu nhà nước lớn hơn đáng kể so
với các NH tư nhân, chủ yếu là các nước bị chịu tác động mạnh mẽ từ cuộc khủng
hoảng Châu Á. Tuy nhiên, NH thuộc sở hữu nhà nước thu hẹp khoảng cách với các
NH tư nhân về dòng tiền mặt, nguồn vốn cốt lõi và tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn hậu
khủng hoảng năm 2001-2004. Angkinand và Wihlborg (2010) tìm thấy rằng tỷ lệ
phần trăm sở hữu lớn của nhà nước ở hệ thống NH với mức chấp nhận RR lớn hơn

khi được đo lường bởi khoản nợ xấu trên tổng vốn, nhưng NH sở hữu nước ngoài
với mức chấp nhận RR khi đo lường bởi khoản nợ xấu so với tổng vốn với mức


×