Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

CHÂU ĐỖ TRÀ MI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO
VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM-CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

CHÂU ĐỖ TRÀ MI

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO
VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài Chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS HOÀNG ĐỨC


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn
Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi,
được đưa ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Đồng Nai. Các số liệu
là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương
đồng nào khác.
TP. Hồ Chí Minh, ngày……. tháng…..năm 2018
Tác giả

Châu Đỗ Trà Mi


MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1


1.1 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: .................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................................... 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu: ......................................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................ 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................... 3
1.5.2 Mô hình nghiên cứu: ............................................................................................ 3
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI

5

2.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .......................................... 5
2.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa................................................................. 5
2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................ 8
2.1.3 Vai trò của các DNNVV ....................................................................................... 8
2.2 LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ......................... 9


2.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan .......................................... 9
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của
NHTM .......................................................................................................................... 11
2.2.2.1 Các yếu tố về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp........................................ 13
2.2.2.2 Các yếu tố về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ..................... 14
2.2.2.3 Thông tin giao dịch của doanh nghiệp: ............................................................. 15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: ........................................................................................... 17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ
VÀ VỪA & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHOVAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................................................ 18
3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI. ................................................................. 18
3.1.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai .......................................................................................... 18
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ................................................................... 18
3.1.1.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu ................................................................... 20
3.1.2 Thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát
Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. ....................................... 28
3.1.2.1 Thực trạng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................. 28
3.1.2.2 Thực trạng nợ xấu cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa .................. 30
3.1.2.3 Nhận xét về thực trạng hoạt động cho vay DNNVV của Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai. ................... 31
3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN

QUYẾT ĐỊNH CHOVAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG


NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI ........................................................................................................ 33
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu: ................................................... 33
3.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu......................................................................... 34
3.2.3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 35

3.2.3.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 35
3.2.3.2 Mô tả các biến trong mô hình: ........................................................................... 36
3.2.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu.................................................................................. 38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: ........................................................................................... 41
CHƯƠNG 4: KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH ĐỒNG NAI

42

4.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: ................................................................................. 42
4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ........................................................ 42
4.2.1 Thống kê mô tả các chỉ tiêu thuộc nhóm nhân tố đặc điểm doanh nghiệp... 42
4.2.1.1 Loại hình doanh nghiệp .................................................................................... 42
4.2.1.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh .......................................................................... 43
4.2.1.3 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp: ............................................................ 43
4.2.2 Thống kê mô tả các chỉ tiêu thuộc nhóm tài chính doanh nghiệp ................. 44
4.2.3 Thống kê mô tả các chỉ tiêu thuộc nhóm thông tin giao dịch ........................ 45
4.2.3.1 Mục đích vay vốn ............................................................................................... 45
4.2.3.2 Tài sản bảo đảm ................................................................................................. 46
4.2.3.3 Thời gian quan hệ giao dịch và số lượng ngân hàng đang quan hệ tín dụng ... 46
4.2.4 Tình hình cấp tín dụng đối với doanh nghiệp ................................................. 47
4.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH CHO VAY DNNVV TẠI AGRIBANK ĐỒNG NAI. .................................... 48


4.3.1 Kết quả hồi quy mô hình Probit các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho
vay. ................................................................................................................................ 49
4.3.2 Kết quả hồi quy mô hình Tobit các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền cho vay. . 51

4.3.3 Nhận xét về kết quả hồi quy .............................................................................. 53
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: ........................................................................................... 62
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ

63

5.1 KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ............................. 63
5.2 KIẾN NGHỊ VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA .............................. 64
5.3 KIẾN NGHỊ VỚI AGRIBANK ĐỒNG NAI. ...................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................. 67
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Agribank

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

CBTD

Cán bộ tín dụng

CKH

Có kỳ hạn

CTCP


Công ty cổ phần

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GSO

General Statistics Office: Tổng cục thống kê

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

MPI

Ministry of Planning and Investment:Bộ kế hoạch và đầu tư

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


OECD

Organization for Economic Cooperation Development

ROE

Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu

TCKT

Tổ chức kinh tế

TCTD

Tổ chức tín dụng

THNN

Trách nhiệm hữu hạn

WB

World Bank


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực trên thế giới ................. 5
Bảng 2. 2: Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam ......................................... 7
Bảng 3. 1: Kết quả huy động vốn qua các năm tại Agribank Đồng Nai ........................ 21

Bảng 3. 2: Dư nợ tín dụng tại Agribank Đồng Nai qua các năm ................................... 23
Bảng 3. 3: Tình hình nợ xấu tại Agribank Đồng Nai qua các năm ................................ 26
Bảng 3. 4: Kết quả thu dịch vụ của Agribank Đồng Nai qua các năm. ......................... 26
Bảng 3. 5: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank Đồng Nai ................................ 27
Bảng 3. 6: Dư nợ DNNVV tại Agribank Đồng Nai ....................................................... 28
Bảng 3. 7: Dư nợ cho vay khách hàng DNNVV theo kỳ hạn ........................................ 29
Bảng 3. 8: Dư nợ cho vay khách hàng DNNVV theo lĩnh vực hoạt động..................... 30
Bảng 3. 9: Thực trạng nợ xấu DNNVV tại Agribank Đồng Nai. .................................. 30
Bảng 3. 10: Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu ..................................................... 36
Bảng 3. 11: Giả thuyết nghiên cứu mô hình Probit ....................................................... 38
Bảng 3. 12: Giả thuyết nghiên cứu mô hình Tobit......................................................... 39

Bảng 4. 1: Thống kê mẫu thu thập theo loại hình doanh nghiệp ................................... 42
Bảng 4. 2: Thống kê mẫu thu thập theo lĩnh vực kinh doanh ........................................ 43
Bảng 4. 3: Thống kê mẫu thu thập theo tuổi của doanh nghiệp..................................... 44
Bảng 4. 4: Thống kê các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp .............................................. 44
Bảng 4. 5: Thống kê mẫu thu thập theo mục đích vay vốn............................................ 45
Bảng 4. 6: Thống kê mẫu thu thập theo tài sản đảm bảo ............................................... 46
Bảng 4. 7: Thống kê mẫu theo thời gian doanh nghiệp quan hệ giao dịch và số lượng
ngân hàng đang quan hệ tín dụng ................................................................................... 46
Bảng 4. 8: Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp điều tra ......................................... 47


Bảng 4. 9: Biến đưa vào mô hình Probit và Tobit ......................................................... 49
Bảng 4. 10: Kết quả hồi quy Probit lần 1 ....................................................................... 49
Bảng 4. 11: Kết quả hồi quy Probit lần 2 ....................................................................... 50
Bảng 4. 12: Kết quả hồi quy Tobit lần 1 ........................................................................ 51
Bảng 4. 13: Kết quả hồi quy mô hình Tobit lần 2 .......................................................... 52
Bảng 4. 14: Đánh giá các giả thiết mô hình hồi quy Probit ........................................... 57
Bảng 4. 15: Đánh giá các giả thiết mô hình hồi quy Tobit ............................................ 59

Bảng 4. 16: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay và số tiền cho vay
của Agribank Đồng Nai. ................................................................................................ 61


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 3. 1: Biểu đồ Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn ........................................................ 22
Hình 3. 2: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn ................................................................. 24
Hình 3. 3: Biểu đồ cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế...................................................... 25


DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN
PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN VÀ KẾT QUẢ HỒI QUY


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trước tình hình suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ngân
hàng nhà nước (NHNN) đã có nhiều chính sách điều hành thị trường tiền tệ nhằm hỗ
trợ các doanh nghiệp như duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp để giúp các doanh nghiệp
dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ở mức lãi suất hợp lý và có các giải pháp xử lý tín
dụng, điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ… để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh
Đồng Nai (Agribank Đồng Nai) cũng là một trong những ngân hàng tích cực thực hiện
các chính sách của chính phủ và Ngân hàng nhà nước để hỗ trợ các doanh nghiệp.Tuy
nhiên so sánh với các Ngân hàng thương mại (NHTM) khác ở khu vực Đồng Nai,

Agribank Đồng Nai mặc dù là một NHTM lớn, uy tín và có mạng lưới rộng trải khắp
địa bàn tỉnh Đồng Nai với tổng cộng 43 chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc được
đặt trên 10 huyện, thị xã và thành phố Biên Hòa nhưng hoạt động cho vay khách hàng
doanh nghiệpcủa các chi nhánh Agribank trên địa bàn Đồng Nai vẫn còn bé về quy mô,
dư nợ cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng
dư nợ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng
phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn và phát triển của kinh tế địa phương.
Đối với các doanh nghiệp tại Đồng Nai, chiếm đa phần là các doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV), việc huy động vốn trên thị trường tài chính từ việc phát hành cổ
phiếu, trái phiếu là việc rất khó thực hiện. Hơn nữa, với các DNNVV tại khu vực các
huyện nông thôn, mạng lưới ngân hàng thương mại còn ít ỏi, không có nhiều sự lựa
chọn, nên nguồn tài trợ vốn chủ yếu cho các DNNVV vẫn đến từ Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Bên cạnh đó, tác giả là một cán bộ tín dụng hiện đang công tác tại Agribank Đồng
Nai, am hiểu về địa bàn, nghiệp vụ tín dụng nên đây cũng là lợi thế cho việc nghiên


2

cứu. Sau gần 5 năm công tác, tác giả nhận thấy rằng dư nợ cho vay doanh nghiệp của
Agribank Đồng Nai tập trung hơn 80% ở Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho nên đề tài giới
hạn lại các DNNVV để tạo ra kết quả nghiên cứu khả quan hơn.
Từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG NAI” với mong muốn kết quả
nghiên có thể giúp các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiểu biết hơn về vấn đề này
để thỏa mãn tốt hơn các điều kiện cho vay của Agribank Đồng Nai, từ đó nâng cao khả
năng tiếp cận tín dụng, giải quyết vấn đề khó khăn về vốn của DNNVV tại Đồng Nai
đồng thời kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp Agribank Đồng Nai tham khảo, cải thiện

các điều kiện cho vay DNNVV để mở rộng dư nợ cho vay DNNVV, đồng hành cùng
địa phương tạo cơ hội cho DNNVV phát triển.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV tại Agribank Đồng
Nai.
Có các kiến nghị giúp các DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay tại
Agribank Đồng Nai, đồng thời kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp Agribank Đồng Nai
tham khảo, cải thiện các điều kiện cho vay để tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng hoạt động cho vay DNNVV tạiAgribank Đồng Nai như thế nào?
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV tại Agribank Đồng
Nai?
Những kiến nghị nào giúp DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn vayAgribank Đồng
Nai một cách dễ dàng hơn?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:


3

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV của Agribank Đồng Nai.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Là các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc Agribank Đồng
Nai.
Về thời gian: tiếp cận số liệu từ năm 2014 đến 2017.
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phương phápnghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm làm rõ các vấn đề cần nghiên
cứu:

- Phương pháp nghiên cứu định tính: thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá sự
tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV tại Agribank Đồng
Nai.
-Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng mô hình hồi quy Probit và Tobit
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay và số tiền cho vay của
Agribank Đồng Nai.
- Phương pháp thu thập mẫu: mẫu nghiên cứu được lấy theo phương pháp lấy
mẫu thuận tiện. Học viên gởi các phiếu điều tra đến các các phòng giao dịch, chi
nhánh trực thuộc Agribank Đồng Nai, đối tượng tham gia trả lời phiếu là các cán bộ tín
dụng hiện đang công tác.
- Công cụ phân tích: phần mềm EVIEW.
1.5.2 Mô hình nghiên cứu:
Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Probit (xác định nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định cho vay) và mô hình hồi quy Tobit (xác định nhân tố ảnh hưởng đến số tiền cho
vay)
1.6 KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:


4

Chương 1: Giới thiệuvề đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhcho vay doanh
nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng hoạt động cho vay DNNVV& Phương pháp nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay DNNVV của Ngân hàng Nông Nghiệp
và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam -Chi nhánh Tỉnh Đồng Nai.
Chương 4: Kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay
DNNVV tạiNgân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - Chi nhánh
Tỉnh Đồng Nai

Chương 5: Kiến nghị
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
Các đề tài từng nghiên cứu trước đây tại Agribank Đồng Nai chủ yếu tiếp cận
khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua khảo sát sự hợp lý về giá cả, số lượng,
chất lượng, sự thuận tiện của các các kênh phân phối; độ an toàn của các sản phẩm,
dịch vụ dành cho doanh nghiệp mà chưa tiếp cận doanh nghiệptừ hoạt động vay vốn.
Bài nghiên cứu tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay
DNNVV của Agribank Đồng Naigiúp các DNNVV trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiểu
biết hơn về vấn đề này để thỏa mãn tốt hơn các điều kiện cho vay của Agribank Đồng
Nai, đặc biệt là các DNNVV tại các huyện nông thôn khi không có nhiều sự lựa chọn
NHTM để vay vốn. Đồng thời kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp Agribank Đồng Nai
tham khảo để cải thiện các điều kiện cho vay DNNVV nhằm mở rộng dư nợ cho vay
doanh nghiệp.


5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
2.1.1 Định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về DNNVV, các định chế tài
chính quốc tế, các quốc gia lại có định nghĩa khác nhau về loại hình doanh nghiệp này,
nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau này là do tiêu thức dùng để phân loại quy
mô doanh nghiệp, nhưng nhìn chung các tiêu thức cũng dựa vào một số tiêu chuẩn định
lượng về quy mô doanh nghiệp như doanh thu, tổng tài sản và số lượng lao động.
Theo quan niệm của Ngân hàng Thế giới (WB), DNNVV là những doanh nghiệp
có quy mô nhỏ về vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có thể được chia thành ba
loại cũng căn cứ vào quy mô đó là: doanh nghiệp siêu nhỏ với số lượng lao động dưới

10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người và doanh
nghiệp vừa có từ 50 đến dưới 300 lao động.
Theo một số quốc gia trên thế giới:
Bảng 2. 1: Phân loại DNNVV của một số quốc gia và khu vực trên thế giới
Quốc gia

Số lượng lao động (người)

Các tiêu chí khác

USA(a)

<500

EU(b)

<250

Trung Quốc(c)

từ ít hơn 200 đến 3000 lao Tổng tài sản < 400 triệu RMB
động tùy từng ngành
hoặc doanh thu < 300 triệu RMB

Malaysia

(d)

Doanh thu < 50 triệu Euro hoặc
tổng tài sản < 43 triệu Euro


Ngành sản xuất và các ngành
dịch vụ liên quan, nông Doanh số bán hàng <= 5 triệu RM
nghiệp <=150


6

Dịch vụ, Nông nghiệp ưu
tiên, công nghệ thông tin và Doanh số bán hàng <= 5 triệu RM
truyền thông <=50

Thái Lan(e)

Singapore(f)

Taiwan (g)

Sản xuất và dịch vụ: <=200

Tổng tài sản cố định: <200 triệu
THB

Bán sỉ: <= 50

Tổng tài sản cố định: <100 triệu
THB

Bán lẻ: <=30


Tổng tài sản cố định: <60 triệu
THB

<=200

Doanh số bán hàng hàng năm <=
100 triệu SGD

Sản xuất, xây dựng và công
nghiệp khai thác < 200 lao Vốn góp <= 2,42 triệu USD
động thường xuyên
Các ngành khác (Nông, lâm
nghiệp và thủy sản) < 100 lao Vốn góp <= 3,03 triệu USD
động thường xuyên

Philippines (h)

<200

Tổng tài sản < 100 triệu Peso

Nguồn: (a) Hammer et al. (2010, pp. 1-3); (b) OECD (2005); (c) Wang (2008, p. 2); (d) “SME Master Plan
2012 – 2020”, p.127; (e) (OECD, 2012, p. 147); (f) Spring Singapore, Performance Indicators at
(g) “The Definition of SMEs”, Small
and

Medium

sized


Enterprise

Administration,

Ministry

of

Economic

Affairs

at

(h) “SMEs Development Plan 2004 –
2010”, p. 2, retrieved at />
Bảng 2.1 cho thấy đa phần các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân
làm cơ sở để phân loại quy mô doanh nghiệp vì tiêu chí này thường ổn định lâu dài về
mặt thời gian, thể hiện được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực doanh
nghiệp đang tham gia. Còn các tiêu chí doanh thu, vốn…là các chỉ tiêu có thể lượng
hóa được bằng giá trị tiền tệ nhưng thiếu ổn định do thường xuyên chịu tác động bởi
các biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền kinh tế, lạm phát…


7

Tại Việt Nam, hiện tại DNNVV được xác định theo nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30/6/2009 dựa theo các tiêu chí: Quy mô vốn, quy mô lao động theo từng khu vực
Bảng 2. 2: Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam


Quy mô

Khu vực

Doanh
nghiệp siêu
nhỏ
Số lao động

Doanh nghiệp nhỏ
Tổng nguồn Số
vốn
động

Doanh nghiệp vừa
lao Tổng
vốn

nguồn Số
động

lao

Nông,
lâm
nghiệp
và < 10 người
thủy sản

Trên

10 Trên 20 tỷ Trên 200
< 20 tỷ đồng người -200 đồng – 100 tỷ người

người
đồng
300 người

Công nghiệp
< 10 người
và xây dựng

Trên
10 Trên 20 tỷ Trên 200
< 20 tỷ đồng người -200 đồng – 100 tỷ người

người
đồng
300 người

Thương mại
< 10 người
và dịch vụ

Trên
10 Trên 10 tỷ Trên
50
< 10 tỷ đồng người – 50 đồng – 50 tỷ người

người
đồng

100 người

(Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009)
Cách phân loại phân chia DNNVV theo 3 nhóm ngành chính là thương mại và
dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, nông – lâm – nghiệp và thủy sản; quy mô doanh
nghiệp cũng được phân loại chi tiết hơn là vừa, nhỏ, và siêu nhỏ nhằm mục đích giúp
Chính phủ thực hiện các biện pháp hỗ trợ phù hợp, sát sao hơn đối với các doanh
nghiệp.
Đối tượng doanh nghiệp được đề cập ở đây bao gồm các loại hình doanh nghiệp:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp doanh và doanh
nghiệp tư nhân.


8

2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Từ cách phân loại của các định chế tài chính quốc tế và các quốc gia khác nhau
trên thế giới, nhìn chung DNNVV có những đặc trưng riêng để phân biệt với các doanh
nghiệp quy mô lớn như sau:
Đặc điểm về vốn: DNNVV thường hoạt động kinh doanh với số vốn không lớn
do có nhu cầu về nhà xưởng, thiết bị, máy móc, vốn lưu động thấp.Khi cần đầu tư mở
rộng sản xuất hoặc bổ sung vốn lưu động thường phải sử dụng vốn tự có hoặc các
nguồn tín dụng phi chính thức do gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Đặc điểm về quản lý: DNNVV thường có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Quyền quyết
định, điều hành thường tập trung chủ yếu ở chủ doanh nghiệp. Chính về thế mà nhiều
kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các DNNVV còn rất thấp so với yêu cầu.
Đặc điểm về lao động: DNNVV sử dụng lao động có trình độ không cao, không
đồng đều và số lượng lao động hạn chế.
Đặc điểm về phạm vi hoạt động: DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ,
không đủ nguồn lực để có thông tin đầu vào và tiêu thụ sản phẩm, thường chỉ phục vụ

những phân khúc khách hàng cụ thể trong địa phương, thiếu năng lực tiếp cận thị
trường nên khó tiêu thụ sản phẩm trên cả nước và hội nhập thị trường các nước.
2.1.3 Vai trò của các DNNVV
 Đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và tăng trưởng kinh tế
Giống như bất kỳ nước nào khác trong khu vực Đông Nam Á, các doanh nghiệp
nhỏ và vừa có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế ở Việt Nam. Số liệu do Tổng cục
Thống kê (GSO, 2013) cung cấp cho thấy các DNNVV chiếm 98% tổng số doanh
nghiệp tại Việt Nam. Các DNNVV đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của tổng sản
phẩm trong nước (GDP), đóng góp 48% vào GDP quốc gia (MPI, 2012).
Ngoài ra, các DNNVV cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đóng góp
doanh thu của chính phủ. So với khu vực kinh doanh nói chung, các DNNVV có tỷ lệ
tăng trưởng cao về thuế và các khoản phải trả khác. Với tầm quan trọng của DNNVV


9

đối với nền kinh tế và phát triển xã hội, chắc chắn rằng DNNVV cần được khuyến
khích và phát huy.
 Tạo được nhiều việc làm, góp phần đào tạo lực lượng lao động
Trong điều kiện ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, vấn đề lao
động và việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội cấp bách, tác động trực tiếp đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Với khoảng 77% tổng số lao động Việt Nam làm việc
trong các DNNVV và là nguồn tạo việc làm chính với nửa triệu việc làm mới mỗi năm
(MPI, 2012), các doanh nghiệp góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần vào công việc
đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và phát triển nguồn nhân lực.
 Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động làm cho
nền kinh tế năng động hơn
Trong quá trình phát triển của mình DNNVV đã thu hút phần lớn lao động tại
nông thôn, lao động bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm, lực lượng lao động này
chủ yếu tập trung vào các ngành phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Góp phần

chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
chung của quốc gia.
Cạnh đó, với quy mô nhỏ và chủ yếu thuộc thành phần kinh tế tư nhân tự chịu
trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình nên DNNVV có tính linh hoạt cao: có
thể tạo lập dễ dàng, phát triển rộng rãi ở mọi vùng lãnh thổ; dễcải tiến sản phẩm, mẫu
mã, chuyển hướng sản xuất, đổi mới công nghệ…để thích nghi với sự thay đổi của thị
trường. Chính sự linh hoạt này của DNNVV đã giúp nền kinh tế năng động hơn, phù
hợp với yêu cầu hội nhập của nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
2.2 LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
2.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Nhiều nghiên cứu về cung ứng tín dụng của ngân hàng đã được thực hiện và đề
cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của cho vay của ngân hàng thương mại
đối với các doanh nghiệp ở nhiều cấp độ khác nhau.


10

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cung ứng tín dụng đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Thành phố Cần Thơ” của tác giả Phạm Lê Thông
và Trần Thanh Nghiệp (2013) trên Tạp chí Công nghệ Ngân hàng. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng các yếu tố như Ngành nghề kinh doanh thương mại, dịch vụ; Loại hình
doanh nghiệp công ty cổ phần; Thời gian giao dịch với ngân hàng; Số ngân hàng đang
giao dịch; Lợi nhuận doanh nghiệp; Chỉ số sinh lời (ROE); Mục đích vay vốn của
doanh nghiệp; Tài sản thế chấp có tác động đến quyết định chovay của ngân hàng
thương mại đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Nghiên cứu trong đề tài “Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ
và vừa – Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh” của Tiến sĩ
Trương Quang Thông (2010) đã khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ đó gợi ý chính sách hỗ trợ
phát triển hệ thống doanh nghiệp này trên địa bàn thành phố thông qua tiếp cận nguồn

vốn tín dụng từ hệ thống NHTM.
“Determinants Predicting Credit Accessibility within Small and Medium-Sized
Enterprises in the South African Construction Industry” của Olanrewaju Abdul
Balogun, Ansary Nazeemvà Justus Ngala Agumba (2016) đăng trên Procedia

Engineering. Nghiên cứu này xem xét tác động các đặc điểm của doanh nghiệp vừa và
nhỏ Nam Phi trong ngành xây dựng trong tiếp cận tín dụng. Hồi quy Binary Logistic
được áp dụng để xác định ảnh hưởng của các biến số đến khả năng tiếp cận tín dụng.
Các kết quả cho thấy số liệu về doanh nghiệp và tài sản thế chấp, năng lực quản lý, kế
hoạch kinh doanh và giá trị dự án, mối quan hệ với ngân hàng và vị trí của doanh
nghiệp là những yếu tố quyết định quan trọng dự đoán khả năng tiếp cận tín dụng ngân
hàng.
Theo nghiên cứu “The Impact of Firm Characteristics in Access of Financing by
Small and Medium-sized Enterprises in Tanzania”của Alex Reuben Kira1 & Zhongzhi
Hel (2012) trên International Journal of Business and Management đưa ra các nhân


11

tốđịa điểm, quy mô, thời gian hoạt động, tài sản thế chấp và thông tin ngành nghề kinh
doanh) có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay.
Tóm lại, trong các nghiên cứu trên đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến
việc tiếp cận vốn vay của DNNVV; có tác giả đứng trên phương diện doanh nghiệp để
phân tích những khó khăn vướng mắc dẫn đến việc DNNVV khó tiếp cận với vốn ngân
hàng, có tác giả chỉ đứng trên phương diện ngân hàng, có tác giả đứng trên cả phương
diện ngân hàng và doanh nghiệp để phân tích.
Đề tài nghiên cứu này đứng trên phương diện ngân hàng để tìm hiểu về các yêu
cầu mà ngân hàng đặt ra khi thẩm định DNNVV vay vốn tại Agribank Đồng Nai.
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
của NHTM

NHTM ra quyết định cho vay dựa trên lãi suất mà họ nhận được và độ rủi ro của
khoản vay. Tuy nhiên ngân hàng không thể lúc nào cũng định được lãi suất cao cho các
khoản vay. Do thông tin bất đối xứng nên việc định lãi suất cao có thể lại ảnh hưởng
đến độ rủi ro của khoản vay do hiệu ứng lựa chọn sai lầm (adverse selection) và động
cơ lệch lạc (moral hard) (Stighlitz và Weiss,1981). Để tránh sự lựa chọn sai lầm, người
cho vay có xu hướng hạn chế tín dụng và yêu cầu thế chấp đối với người đi vay. Tuy
nhiên, việc đòi hỏi thế chấp không phải là giải pháp tối ưu đối với ngân hàng vì có thể
dẫn đến sự lựa chọn sai lầm do ngân hàng có thể chỉ cấp vốn cho những người đi vay
có độ rủi ro cao và do vậy các khoản vay có tính rủi ro cao hơn.
Degryse và Cayseele (2000) khẳng định rằng “ mối quan hệ càng lâu thì vấn đề thông
tin bất đối xứng sẽ được khắc phục hiệu quả hơn”. Dựa vào những mối quan hệ này,
ngân hàng có thể thu được những thông tin độc quyền về khách hàng và do đó có thể
giữ vững mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Điều này có thể cho phép người
cho vay yêu cầu lãi suất cao hơn và tăng tài sản thế chấp trong tương lai. Để đối phó
với vấn đề này, khách hàng có thể xây dựng mối quan hệ với nhiều ngân hàng.
(Ongena và Smith, 2000; Rajan, 1992). Một số nghiên cứu khác cho rằng mối quan hệ


12

càng lâu thì sẽ làm giảm cả về chi phí tài trợ vốn tín dụng (Berger và Udell, 1995;
Elsasvà Krahnen, 1998) và yêu cầu về tài sản thế chấp (Berger và Udell, 1995; Degryse
và VanCayseele, 2000).
Các DNNVV dễ bị từ chối cho vay hơn do thông tin về họ thường không rõ ràng,
minh bạch. Mặt khác, các DNNVV khó tiếp cận được với các thị trường vốn rộng rãi
trong công chúng nên phải phụ thuộc nhiều vào các NHTM để có được nguồn tài trợ
bên ngoài. Do vậy, những biến động trong hệ thống ngân hàng sẽ dễ làm tổn thương
việc cung ứng tín dụng cho những DNNVV nhiều hơn (Berger và Udell, 2002).
Về phía ngân hàng, việc đánh giá các khoản vay thường được thực hiện trong
điều kiện thông tin không hoàn hảo nên họ có thể gặp những rủi ro do sự lựa chọn sai

lầm và động cơ lệch lạc. Để hạn chế những rủi ro này, các ngân hàng phải lựa chọn
khách hàng dựa trên những hiểu biết của họ về khách hàng. Những NHTM khác nhau
thường dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau để thẩm định các hồ sơ vay của khách
hàng. Thông thường nhóm tiêu chuẩn thường được ngân hàng sử dụng để đánh giá
khách hàng trước khi quyết định cho vay gồm: Nhóm nội dung “6C” – Uy tín
(Character), Năng lực vay nợ của khách hàng (Capacity), Các điều kiện kinh tế xã hội
(Condition), Vốn tự có của khách hàng (Capacity); Tài sản thế chấp và cầm cố
(Collateral) và Nguồn tiền để tài trợ (Cashflow). Hay nhóm nội dung CAMPARI: Uy
tín, tư cách của người vay (Character), năng lực của người vay (Ability), lãi suất cho
vay (Margin), mục đích vay (Purpose), số tiền vay (Amount), Nguồn trả nợ
(Repayment), sự bảo đảm – tài sản thế chấp (Insurance).
Khung lý thuyết ở trên là cơ sở để tác giải lựa chọn các biến để phân tích trong
nghiên cứu này. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay của NHTM đối
với DNNVV. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của bài này, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu những yếu tố quan trọng, đặc trưng có ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm
định cho vay dựa trên các nhóm nội dụng trên, gồm các yếu tố sau đây:


13

2.2.2.1 Các yếu tố về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
 Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp ở đây là hình thức tổ chức kinh doanh hay hình thức góp
vốn của các thành viên sáng lập doanh nghiệp, bao gồm 4 loại hình là: Doanh nghiệp
tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) gồm TNH một thành viên hoặc TNHH
hai thành viên trở lên, công ty cổ phần (CTCP) và công ty hợp danh.
Phát hiện của Berger và Udell (2002) khi nghiên cứu khả năng tiếp cận tín dụng
các doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ cho thấy các CTCP dễ vay vốn hơn và cũng được cấp
nhiều vốn hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
 Ngành nghề kinh doanh:

Ngoài loại hình doanh nghiệp, các nghiên cứu trước đây cũng xem ngành nghề là
các biến giả để kiểm tra xem liệu có sự khác biệt về tiếp cận tài chính trong các lĩnh
vực khác nhau của nền kinh tế. Ví dụ, Kira & He (2012) chỉ ra rằng các công ty trong
ngành công nghiệp có thể có được vay nợ dễ dàng hơn nhiều so với các ngành khác ở
Tanzania. Ngược lại, nghiên cứu của Mulaga (2013) chỉ ra rằng khu vực sản xuất có
nhiều khả năng vay vốn bên ngoài hơn các ngành dịch vụ và ngành công nghiệp ở
Malawi. Tuy nhiên Beck và cộng sự (2008) lại không thấy có sự khác biệt trong việc
vay nợ qua các ngành. Đối với các DNVVN tại Việt Nam, Lê (2012) nhận thấy rằng
các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ, theo sau là một số ngành sản xuất có khả năng
thành công trong việc vay vốn ngân hàng cao hơn.
 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp:
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được tính từ khi doanh nghiệp thành lập
đến hiện giờ, đây cũng là một yếu tố cũng được công nhận rộng rãi có ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tài chính. Các công ty trẻ thường phải đối mặt với khó khăn trong
việc có được nguồn tài chính bên ngoài vì sự khác biệt về thông tin (Kira & He, 2012)
và thiếu kinh nghiệm (Akoten và cộng sự, 2006). Kết quả về tác động của thời gian


×