Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sáng tạo và hiệu quả tại trường THCS Lê Quý Đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.46 KB, 5 trang )

Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sáng tạo và hiệu quả tại trường THCS Lê Quý Đôn

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản, được
thực hiện một cách có mục đích, kế hoạch, tổ chức, nhằm thực hiện quá trình đào tạo
nhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động này do nhà trường quản lý và được tiến hành ngoài giờ dạy học trên
lớp, theo chương trình kế hoạch dạy học hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ
đạo. Hoạt động ngoài giờ lên lớpdiễn ra trong suốt năm học để khép kín quá trình giáo
dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện được mọi nơi, mọi lúc.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa
nhà trường với xã hội, góp phần điều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu
quả.
Hiện nay, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được coi như một nội dung học
tập ở trường THCS, có chương trình chính thức và tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Bởi
vậy, việc tổ chứccác hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS là thực sự cần thiết
và là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục sư phạm.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS là nơi giúp giáo viên và học sinh trải
nghiệm và vận dụng, củng cố tri thức trên lớp. Là cơ hội để học sinh tự bộc lộ nhân
cách toàn vẹn, từ đó khẳng định vị trí của mình. Là môi trường nuôi dưỡng và phát
triển tính chủ thể cho học sinh: chủ động, tích cực, độc lập và sáng tạo. Là dịp tốt để
thu hút cả ba lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có phạm vi rộng (trong và ngoài nhà
trường) phong phú đa dạng; được tổ chức dưới sự hướng dẫn của Ban chỉ đạo, trên cơ
sở tạo điều kiện phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh; được tiến hành tập thể
trong đó mỗi học sinh tham gia hoạt động với tư cách, ý thức của một thành viên trong
tập thể nhất định.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính chất tự nguyện, tự giác phục vụ
hoàn toàn lợi ích tập thể, lợi ích xã hội chứ không vì lợi ích cá nhân.
Việc thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt độngngoài giờ lên lớp phải đảm bảo


tính năng động tuỳ thuộc vào điều kiện từng trường, từng địa phương; đồng thời ban
chỉ đạo cũng cần vận dụng linh hoạt các chức năng quản lý trong công tác này, đặc
biệt chú trọng chức năng kiểm tra, cần đảm bảo nguyên tắc đánh giá: chính xác, công
bằng, động viên.
Là một giáo viên Tổng phụ trách Đội, được Nhà trường phân công nằm trong ban
chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Tôi luôn mong muốn các
tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpcủa nhà trường phát huy hiệu quả nhất.Giúp
hóc sinh củng cố và khắc sâu kiến thức các môn học, mở rộng và nâng cao hiểu biết
cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức,
kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ
Giáo viên: Nguyễn Thị Thương – Trường THCS Lê Quý Đôn, KrôngAna, ĐăkLăk

Trang 1


Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sáng tạo và hiệu quả tại trường THCS Lê Quý Đôn

bản phù hợp với lứa tuổi như kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tự đánh giá kết quả
học tập, lao động, kỹ năng hòa nhập... Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các
hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong
sáng với cuộc sống, với quê hương, đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng
tự nhiên và xã hội.
Mặc dù các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại trường THCS Lê Quý Đôn vẫn đang
được tổ chức dưới các hình thức khác nhau nhưng hầu hết đều tổ chức bằng các
phương pháp dạy học truyền thống, bởi vậy, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
chưa thực sự thu hút và tạo được sự tập trung, chú ý, chưa phát huy được tính chủ
động, khả năng sáng tạo của học sinh, đặc biệt là đối với các em học sinh trường
THCS Lê Quý Đôn với gần 40% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Bởi vậy tôi đã
nghiên cứu, tìm hiểu những biện pháp tổ chức mới, sáng tạo, áp dụng phù hợp với đối
tượng học sinh, đặc điểm của trường THCS Lê Quý Đôn, giúp các hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp tại nhà trường hiệu quả hơn, thu hút và phát huy khả năng của các
em học sinh khi tham gia.
Qua một thời gian thực hiện các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp sáng tạo có hiệu quả tại trường THCS Lê Quý Đôn, tôi muốn chia sẻ một
sốkinh nghiệm nhỏ của mình để quý Thầy (Cô), đồng nghiệpcùng tham khảo trong quá
trình thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dụcđó là: “Một số biện pháp tổ
chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sáng tạo và hiệu quả tại trƣờng THCS Lê Quý
Đôn”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
a. Mục tiêu của đề tài
Tìm ra được những biện pháp hiệu quả để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, giúp nâng cao hiệu quả các tiết, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong nhà trường.
Đưa ra những hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng,
phong phú, hấp dẫn, thu hút được đông đảo số học sinh tham gia.
Phát huy được tính sáng tạo, khả năng tự tin trước đám đông của giáo viên và
học sinh trong toàn trường.
Giúp phát huy tinh thần làm việc nhóm, làm việc tập thể, sự đoàn kết, phối hợp
giữa các giáo viên trong nhà trường trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, rèn luyện và phát huy
các kỹ năng mềm cho học sinh.
Giúp khắc phục những hạn chế của các tiết giáo dục ngoài giờ lên lớptổ chức tại
lớp sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống. Đưa các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp đi vào nề nếp, ổn định và phát triển, góp phần hoàn thiện mục tiêu đào tạo
cấp học của nhà trường.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thương – Trường THCS Lê Quý Đôn, KrôngAna, ĐăkLăk

Trang 2



Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sáng tạo và hiệu quả tại trường THCS Lê Quý Đôn

Mở rộng và nâng cao hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội,
làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinhTHCS
như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các
hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng phòng chống xâm hại
tình dục; kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản…
Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động
xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê
hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
b. Nhiệm vụ của đề tài
Tìm hiểu về hiện trạng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường
THCS Lê Quý Đôn. Cách thức hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp trường THCS Lê Quý Đôn.
Tìm hiểu các phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong trường THCS.
Tìm hiểu về nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy đinh 2 tiết/ tháng của
các giáo viên chủ nhiệm và các hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường như: các
chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, các chương trình, hội thi theo chủ điểm hoạt động
hàng tháng.
Tìm hiểu về những yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong kế
hoạch của Phòng GD & ĐT huyện Krông Ana.
Tìm hiểu chương trình hoạt động và phong trào thiếu nhi từng năm học để nắm
bắt các yêu cầu và hoạt động chính của Đội TNTP trong năm học.
Xác định những yêu cầu về kỹ năng sống cần thiết cho thanh thiếu nhi ngày nay.
Xây dựng kế hoạch hoạt động và phân phối chương trình hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớpxuyên suốt trong năm học để thực hiện có hiệu quả.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

Các kiến thức thuộc nội dung chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp của các
khối lớp lớp 6, lớp7, lớp 8 và lớp 9 tại trường THCS.
Các hoạt động, chương trình, chuyên đề giáo dục kỹ năng sống phù hợp với
chương trình năm học, đối tượng và đặc điểm của nhà trường.
Các biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu quả, phù
hợp với đặc điểm trường THCS Lê Quý Đôn.
4.Giới hạn của đề tài
Sử dụng các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiệu quả tại
trường THCS Lê Quý Đôn, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana trong năm học 2016 2017.
Các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp diễn ra trong thời
gian làm việc theo năm học.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thương – Trường THCS Lê Quý Đôn, KrôngAna, ĐăkLăk

Trang 3


Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sáng tạo và hiệu quả tại trường THCS Lê Quý Đôn

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu về hoạt động và chương trình giáo
dục ngoài giờ lên lớp trong trường THCS.
Phương pháp phân tích, tìm hiểu kế hoạch hoạt động hàng năm của Sở GD&ĐT,
Phòng GD&ĐT, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng đội
Huyện và Liên đội.
b. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp nghiên cứu, đánh giá các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Nghiên cứu quy tắc hoạt động của Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp.
Phương pháp khảo sát thực tiễn sự yêu thích của học sinh với các tiết giáo dục

ngoài giờ lên lớp.
Phương pháp nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp phù hợp với đặc điểm tình hình trường THCS Lê Quý Đôn.
Phương pháp tìm hiểu các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng xã hội đối với thanh
thiếu niên hiện nay.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
c. Nhóm phƣơng pháp thống kê toán học
Phương pháp kiểm tra đánh giá, thống kê kết quảkhảo sát của học sinh.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Hoạt động giáo dục giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo
dục ở nhà trường. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các
môn văn hóa ở trên lớp. Là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ các hoạt động dạy học trên lớp,
gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp
phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh. Hoạt động giáo dục giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở trường THCS nhằm giúp học sinh:
Củng cố và khắc sâunhững kiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao cho
học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh
nghiệm học tập của học sinh;
Rèn luyện cho HS những kĩ năng cơ bản phù hợp lứa tuổi THCS như: kĩ năng
giao tiếp ứng xử có văn hóa; kĩ năng quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư
cách là chủ thể của hoạt động; kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện,
củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã
hội;
Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động
xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê
Giáo viên: Nguyễn Thị Thương – Trường THCS Lê Quý Đôn, KrôngAna, ĐăkLăk

Trang 4



Một số biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp sáng tạo và hiệu quả tại trường THCS Lê Quý Đôn

hương đất nước; có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tư nhiên, xã hội hướng tới
mục tiêu: chân, thiện, mĩ;
Rèn luyệnmột số kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi học sinh THCS.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mặt hoạt động giáo dụccơ bản được
thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần hình thành
nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được phân chia hai mức độ do phạm vi tác
động của lực lượng tổ chức các hoạt động chi phối.Đó là hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài nhà trường. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
do nhà trường quản lý chỉ đạo, với sự tham gia của các lực lượng xã hội. Nó được tiến
hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời
sống xã hội. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép
kín quá trình đào tạo, làm cho quá trình này được thực hiện mọi nơi mọi lúc.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do nhà trường phối hợp với các lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường tổ chức, bao gồm các hoạt động ngoại khoá về
khoa học, đố vui qua các môn học, thể dục thể thao nhằm phát triển năng lực toàn diện
của học sinh và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, các hoạt động vui chơi, tham quan,
du lịch, giao lưu văn hoá, các hoạt động giáo dục môi trường, hoạt động công ích, các
hoạt động xã hội, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh.
Về phương diện thực tiễn, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí là cầu
nối hai chiều giữa nhà trường và xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớptạo điều
kiện cho nhà trường phát huy vai trò của mình với đời sống xã hội, mở ra khả năng
thuận lợi để gắn học với hành, nhà trường với xã hội. Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp là điều kiện và phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng tham gia vào quá
trình giáo dục học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn
thiện những tri thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới,

mở rộng nhân sinh quan với thế giới xung quanh, cộng đồng và xã hội. Giúp học sinh
có điều kiện vận dụng tri thức vào hoạt động hằng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo
đức,lối sống cho phù hợp.Qua đó từng bước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực
tế, xã hội cho các em.
Học sinh có định hướng chính trị,xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền
thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc, truyền thống
văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đất nước, địa phương…Qua đó tăng thêm hiểu biết, thái
độ đối với Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn, về Đội.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thương – Trường THCS Lê Quý Đôn, KrôngAna, ĐăkLăk

Trang 5



×