Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chương 6 bảo vệ môi trường MTVCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.54 KB, 26 trang )

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
Chương 6: Bảo vệ môi trường
và Phát triển bền vững

1


Nội dung chương 6
6.1. Bảo vệ môi trường
6.1.1. Khái niệm
6.1.2 Nguyên tắc BVMT
6.1.3 Chính sách của nhà nước về BVMT
6.1.4 Những hoạt động BVMT được khuyến khích
6.2. Phát triển bền vững
6.2.1 Khái niệm chung
6.2.2 Các nội dung của PTBV
6.2.3 Tiếp cận PTBV ở VN
2


6.1. 1 Khái niệm Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng
ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường;
ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành.
(Luật BVMT, 2014)

3



6.1.2 Nguyên tắc BVMT
(Điều 4 – Luật BVMT 2014)
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ
quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an
sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát
triển, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu
để bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường
trong lành.
3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài
nguyên, giảm thiểu chất thải.
4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường
khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không
phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia.
4


Nguyên tắc BVMT (Điều 4 – Luật BVMT 2014)
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự
nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường
xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi
trường.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường,
được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính
cho bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và
suy thoái môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và

trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật
5


6.1.3 Chính sách của nhà nước về BVMT
(Điều 5 – Luật BVMT 2014)
1. Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
tham gia hoạt động bảo vệ môi trường
2. Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính,
kinh tế và biện pháp khác
3. Bảo tồn đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng
sạch và năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng
và giảm thiểu chất thải.
4. Ưu tiên xử lý vấn đề môi trường bức xúc, ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng
6


Chính sách của nhà nước về BVMT
(Điều 5 – Luật BVMT 2014)
5. Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường
6. Ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, đất đai cho hoạt động bảo vệ môi
trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh thân thiện với môi trường.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.
8. Phát triển khoa học, công nghệ môi trường
9. Gắn kết các hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên với
ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh môi trường.
10. Nhà nước ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi

trường.
11. Mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;
thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.
7


6.1.4 Những hoạt động BVMT được
khuyến khích

1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo
vệ môi trường
2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí
gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-zôn.
5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản
xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi
trường.
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử
lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường. 8


Những hoạt động BVMT được khuyến
khích
7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi
trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán
môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các
nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.

9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân
thiện với môi trường.
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ
giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa
bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ
môi trường; thực hiện hợp táccông tư về bảo vệ môi trường.
9


6.2.1 Khái niệm chung về PTBV
• Những vấn đề MT toàn cầu:

– Biến đổi khí hậu
– Suy giảm tầng ozone

– Ô nhiễm xuyên biên giới gia tăng: mưa acid, thủy
triều đỏ, tăng độ phóng xạ
– Xuất khẩu chất thải độc hại
– Suy thoái đa dạng sinh học

10


11


6.2.1 Khái niệm chung về PTBV
• Phát triển bền vững là phát triển để đáp ứng

nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn

hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ
tương lai

(World Committee of Environment and
Development WCED, 1987).
12


6.2.1 Khái niệm chung về PTBV
• Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về MT và PT tổ chức ở
Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992.

179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio
de Janeiro về MT và PT bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản
và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải
pháp PTBV chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21

13


6.2.1 Khái niệm chung về PTBV
• Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV tổ chức ở
Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002

PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ,
hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm:
phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi
trường


14


6.2.1 Khái niệm chung về PTBV
• Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc từ ngày 2527/9/2015 tại New York, Mỹ
• 193 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã cam kết thực
hiện và thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát
triển bền vững
• Quan điểm tích hợp và cân bằng tất cả các khía cạnh,
bao gồm 17 mục tiêu, 169 chỉ tiêu và 5 “Ps”

15


6.2.2 Các nội dung của PTBV
• Các mục tiêu PTBV nhằm đạt được những chỉ tiêu

phát triển kinh tế trong các điều kiện:
– Sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên

– Cải tạo và phục hồi môi trường tự nhiên: như cải tạo
đất, trồng rừng, gìn giữ và phát triển các giống loài quý
hiếm, làm sạch môi trường, bảo vệ cân bằng sinh thái
– Thực hiện tốt chính sách dân số.
16


6.2.2 Các nội dung của PTBV
Tuyên bố Rio về MT và PT để xây dựng một hệ thống 7

nguyên tắc mới của PTBV.
• Nguyên tắc về sự uỷ thác của nhân dân
• Nguyên tắc phòng ngừa

• Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ
• Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ thế hệ
• Nguyên tắc phân quyền và uỷ quyền

• Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
• Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền
17


6.2.2 Các nội dung của PTBV
Chiến lược về BVMT toàn cầu đề ra 8 nguyên tắc và

hành động ưu tiên:
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng

2. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học của Trái

đất
4. Giữ vững khả năng chịu đựng được của Trái đất
18


6.2.2 Các nội dung của PTBV
Chiến lược về BVMT toàn cầu đề ra 8 nguyên tắc và


hành động ưu tiên:
5. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.

6. Thay đổi thái độ và hành vi của con người
7. Để các cộng đồng tự quản lấy MT của chính mình

8. Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho
việc phát triển và bảo vệ & xây dựng một khối liên
minh toàn thế giới.
19


6.2.3 Tiếp cận PTBV ở Việt Nam
Những vấn đề MT bức xúc ở Việt Nam:
• Biến đổi khí hậu
• Suy thoái đất
• Tài nguyên và môi trường nước
• Môi trường biển
• Tài nguyên rừng
20


6.2.3 Tiếp cận PTBV ở Việt Nam
Những vấn đề MT bức xúc ở Việt Nam:
• Đa dạng sinh học
• Môi trường đô thị
• Môi trường công nghiệp
• Môi trường nông thôn và nông nghiệp

• Sự cố môi trường


21


6.2.3 Tiếp cận PTBV ở Việt Nam
• Thay đổi chiến lược sử dụng đất đai

• Những cải thiện về cung cấp nước sạch
• Đô thị hóa làm tăng nguồn phát thải và chất thải

• Điều kiện môi trường nông thôn
• Diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết do ảnh
hưởng của hiện tượng ELNINO
• Phát triển đa dạng sinh học và cải thiện MT sinh thái
22


6.2.3 Tiếp cận PTBV ở Việt Nam
• Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991

– Kế hoạch quốc gia về MT và PTBV giai đoạn 1991-2000
• Định hướng Chiến lược PTBV ở VN (Chương trình Nghị
sự 21 của VN) được ban hành kèm theo Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính
phủ

• Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020
23



6.2.3 Tiếp cận PTBV ở Việt Nam
•Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21 tháng 01 năm
2014 của Thủ tướng Chính phủ
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
•Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ
tướng Chính phủ
Về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực
hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền
vững
24


6.2.4. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ 2030 VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG

1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG KHHĐ
• Dựa trên 17 mục tiêu chung và 169 mục tiêu cụ thể của
CTNS 2030 vì sự PTBV của LHQ để xác định các mục
tiêu, nhiệm vụ phù hợp cho Việt nam
• Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, khả năng và ưu tiên
phát triển của Việt Nam trong từng giai đoạn
• Có tính kế thừa từ các chiến lược, chính sách, chương
trình kế hoạch phát triển hiện hành chủ yếu, quan trọng
của quốc gia

25



×