Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

hoạt động triển lãm thương mại, showroom đối với truyền thông sản phẩm . Môn Các chuyên đề quảng cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.73 KB, 15 trang )


Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU
Triển lãm thương mại, showroom không chỉ là hoạt động giúp thúc đẩy
bán hàng, mà còn là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong các chiến dịch truyền
thông. Có thể nói rằng, triển lãm thương mại, showroom có đặc điểm lưỡng
tính khi vừa có thể góp phần tăng doanh số bán hàng vừa có thể giúp cho việc
truyền thông trở nên tốt hơn. Việc thúc đẩy doanh số bán hàng của hoạt động
Triển lãm thương mại, showroom đã được đề cập tới khá nhiều. Tuy nhiên, vai
trò của chúng trong việc truyền thông lại chưa được đề cập cụ thể và chuyên
sâu. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề
tài : “Vai trò của triển lãm thương mại, showroom đối với truyền thông sản


phẩm”, nhằm có thể bổ sung được một phần nào đó vai trò về mặt truyền
thông của các hoạt động trên. Từ đấy, xây dựng được cơ sở để có thể sử dụng
hiệu quả hơn các công cụ này trong các chiến dịch truyền thông.
Trong phạm vi bài tiểu luận, tôi xin được làm rõ các đóng góp của hoạt
động triển lãm thương mại, showroom đối với truyền thông sản phẩm bên
cạnh các đóng góp về doanh số bán hàng đã được nhắc đến nhiều. Do thời
gian cũng như kiến thức của bản thân có hạn nên bài tiểu luận khó lòng tránh
khỏi sai sót. Mong thầy cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện
bài tiểu luận hơn. Tôi xin cảm ơn.

I.
1.

Cơ sở lý thuyết
Hoạt động Triển lãm thương mại, showroom là gì?
Triển lãm thương mại là việc tổ chức trưng bày vật hàng hoá tập trung



trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích giới thiệu,
quảng bá đến mọi người trong xã hội, cộng đồng. Triển lãm thương mại
thường được tổ chức theo từng ngành, tụ hợp nhiều công ty hoạt động kinh
doanh cùng một lĩnh vực. Cũng có một số trường hợp triển lãm chỉ do một
doanh nghiệp, một nhãn hàng đứng ra tổ chức để trưng bày, giới thiệu sản
phẩm của riêng mình. Tuy nhiên, đó chỉ là số ít và tiểu luận sẽ không đề cập
tới dạng triển lãm mang tính cá nhân, độc quyền trên.


Showroom là một không gian độc lập hoặc liên hoàn rộng lớn được sử
dụng làm vị trí để giới thiệu, tiếp thị các sản phẩm để bán, chẳng hạn như ô
tô, xe máy, đồ nội thất, đồ gia dụng, thảm hoặc quần áo…Tuy nhiên, ở Việt
Nam, mô hình showroom liên hoàn rất hiếm. Thay vào đó, phổ biến nhất là
mô hình showroom độc lập của một nhãn hàng, công ty kết hợp làm không
gian bán hàng. Bài tiểu luận sẽ đi sâu vào phân tích vai trò của mô hình
showroom phổ biến này.
Showroom kén sản phẩm hơn so với triển lãm thương mại. Triển lãm
thương mại phù hợp với hầu hết các mặt hàng, từ hàng tiêu dùng, hàng may
mặc, hàng điện tử cho đến mặt hàng vật liệu. Còn showroom thường chỉ
được áp dụng với các mặt hàng đòi hỏi không gian chứa lớn như đồ nội thất
hay xe máy, ô tô.
Cả hai hình thức Triển lãm thương mại, showroom đều được tổ chức
với mục đích giới thiệu, tiếp thị các sản phẩm. Hiện nay, hai hình thức này
chủ yếu nhắm tới kết quả cuối cùng chính là tăng doanh số bán hàng trong
một khoảng thời gian ngắn chứ không phải là truyền thông hình ảnh lâu dài.
Triển lãm thương mại, showroom có hiệu quả hay không được đo lường vào
doanh số bán được theo tháng hoặc quý. Tiểu luận không phủ nhận vai trò
trong sales promotion của hai hình thức trên, mà chỉ đề cập bổ sung thêm vai
trò trong việc truyền thông hình ảnh sản phẩm tới người tiêu dùng.

2.
Sự khác biệt của Triển lãm thương mại và showroom
Tuy Triển lãm thương mại, showroom đều là hoạt động tổ chức
trưng bày hàng hóa để giới thiệu, tiếp thị sản phẩm nhưng hai hình thức này
có một số điểm khác biệt với các đặc trưng riêng, phù hợp với từng dòng sản
phẩm riêng. Hiểu được sự khác biệt cơ bản giữa hai hình thức này, chúng ta


có thể hiểu được sự khác biệt trong tác động của chúng đối với việc truyền
thông sản phẩm.
Đối với một doanh nghiệp, showroom thường có quy mô lớn hơn
Triển lãm thương mại. Mặc dù xét toàn diện, một Triển lãm thương mại có
diện tích rộng hơn cũng như nhân lực đông đảo hơn so với một showroom.
Tuy nhiên, nếu xét trên góc nhìn của mỗi doanh nghiệp thì quy mô Triển lãm
thương mại không thể lớn bằng quy mô showroom. Điều này là vì Triển lãm
thương mại có sự tham gia của nhiều công ty, doanh nghiệp nên mỗi công ty,
doanh nghiệp chỉ được trưng bày sản phẩm của mình trong một diện tích giới
hạn, không lớn. Còn showroom là không gian riêng hoàn toàn của một doanh
nghiệp nên diện tích thường lớn hơn khá nhiều so với diện tích được chia từ
một Triển lãm thương mại.
Mặt khác, triển lãm thương mại là nơi tập trung nhiều công ty,
doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề nên khi tham gia triển lãm, công ty
doanh nghiệp sẽ gặp nhiều sự cạnh tranh từ phía các đối thủ cùng tham gia.
Đồng thời, họ cũng phải đối mặt với sự so sánh trực tiếp của khách hàng giữa
sản phẩm của mình với các sản phẩm khác đồng loại khác trong triển lãm.
Từ đó, chúng ta có thể nhìn thấy được sự khác biệt về cách thu hút
công chúng của hai hình thức. Trong một triển lãm thương mại, do không
gian trưng bày nhỏ cùng với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ ngay bên cạnh
nên doanh nghiệp muốn thu hút được sự chú ý của công chúng cần đến các
điểm nhấn trong hình thức ( ví dụ như banner, cờ treo, âm nhạc, hoa trang trí,

băng rôn hay PG...). Do đó, phong cách chung của gian hàng trong triển lãm
thương mại thường thấy chú trọng đến cách sắp xếp để tiết kiệm diện tích và
tạo được điểm nhấn đặc biệt nhằm thu hút được tối đa sự chú ý của công


chúng. Còn với showroom, tính nhận diện thương hiệu được chú trọng hơn
so với triển lãm thương mại. Showroom thường được thiết kế cũng như trang
trí theo phong cách đơn giản nhưng phải làm bật nổi được thương hiệu cùng
với sản phẩm. Tiêu chí đầu tiên để đánh giá showroom đó là có tôn được sản
phẩm và khẳng định được thương hiệu hay không.
Cùng với đấy, các sản phẩm tham gia triển lãm ít hơn và được chọn
lọc hơn so với showroom. Do phải đối mặt với sự so sánh giữa các sản phẩm
và vì tính cạnh tranh trong triển lãm nên sản phẩm tham gia triển lãm thường
là sản phẩm tốt nhất của công ty doanh nghiệp hoặc là sản phẩm mới được
trưng bày nhằm mục đích giới thiệu và thăm dò thị trường. Trong khi đó,
showroom đồng thời cũng là nơi bán hàng nên sản phẩm trong showroom
khá phong phú, đầy đủ, không bị giới hạn như triển lãm thương mại. Chính
vì vậy, trong triển lãm thương mại các hoạt động truyền thông thường tập
trung cho sản phẩm tham gia triển lãm. Còn ở showroom, ngoài việc truyền
thông cho các dòng sản phẩm nổi bật, sản phẩm mới thì việc truyền thông
cho thương hiệu cũng được chú trọng hơn so với khi tham gia triển lãm.
II.
Vai trò của triển lãm thương mại, showroom trong hoạt động
1.

truyền thông sản phẩm
Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm
Vai trò quảng cáo, giới thiệu sản phẩm này đến từ hai hoạt động của

triển lãm, showroom. Đó là: trưng bày sản phẩm và tiếp thị cá nhân.

Khi tham gia triển lãm, công ty doanh nghiệp có thể trưng bày sản
phẩm của mình, trực tiếp giới thiệu sản phẩm “bằng da bằng thịt” với người
tiêu dùng mà không cần thông qua bất kì phương tiện truyền thông nào. Việc
trực tiếp nhìn thấy sản phẩm sẽ tạo ấn tượng và dễ gây dựng lòng tin với
khách hàng hơn là khi họ nhìn thấy sản phẩm đã được chỉnh sửa hình ảnh


qua màn hình ti vi hay máy tính. Đối với các mặt hàng có thể cho phép người
tiêu dùng trải nghiệm ngay tại gian hàng trong hội chợ thì hiệu quả quảng
cáo, giới thiệu sản phẩm càng được nâng cao hơn. Trăm nghe không bằng
một thấy, trăm thấy không bằng một sờ. Ngày nay, việc tạo không gian để
công chúng có thể trải nghiệm sản phẩm đang ngày phổ biến. Triển khai hoạt
động này tại triển lãm thương mại là một phương án tiết kiệm chi phí mà vẫn
đạt được mục đích ban đầu. Tuy nhiên, đây cũng có thể là con dao hai lưỡi
nếu sản phẩm không đủ tốt, không đủ thu hút.
Hoạt động tiếp thị cá nhân cũng là một hoạt động tạo dựng nên vai
trò quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của triển lãm thương mại. Nhân viên có
thể trực tiếp giới thiệu với người xem về sản phẩm, trả lời cũng như cung cấp
đầy đủ thông tin về sản phẩm hơn bất kì một TVC hay tờ rơi quảng cáo nào.
Đồng thời, việc nghe một người nói về một sản phẩm luôn dễ tiếp nhận cũng
như ghi nhớ hơn xem TVC hay đọc tờ rơi giới thiệu. Nếu nhân viên đủ khả
năng thì việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong triển lãm thương mại là
một việc không hề khó mà lại hiệu quả cao.
Triển lãm thương mại cũng là nơi phù hợp để phát tờ rơi, catalog…
tới khách hàng. Vì khách tới triển lãm thường có tâm lý khá gợi mở với việc
tiếp nhận các thông tin sản phẩm thì công ty doanh nghiệp nên việc phát tờ
rơi, catalog…cũng dễ được tiếp thu tích cực hơn.


(Triển lãm, showroom giúp quảng cáo sản phẩm tốt hơn)


Đối với showroom, việc trưng bày và tiếp thị cá nhân cũng mang lại
các đóng góp tương tự trong việc quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời,
do không gian rộng hơn và tính tập trung sản phẩm hơn, nên showroom còn
có thể mang hình ảnh sản phẩm ra ngoài phạm vi của showroom. Tức là, với
diện tích lớn, thiết kế nhấn mạnh vào thương hiệu, sản phẩm trưng bày đồng
bộ, bản thân showroom sẽ trở thành một biển quảng cáo không lồ với người
đi đường. Người đi đường sẽ bị thu hút bởi các showroom và từ đó, ghi nhớ
tới thương hiệu cũng như có ấn tương với các sản phẩm. Điều này càng phát
huy hiệu quả hơn khi sản phẩm là các mặt hàng bị hạn chế, cấm quảng cáo ví
dụ như rượu hay thuốc lá. Các nhãn hàng rượu mạnh khi thâm nhập vào thị
trường Việt Nam, bên cạnh việc tài trợ cho các chương trình nhằm truyền
thông, thì họ cũng mở các showroom để hỗ trợ cho việc quảng cáo sản phẩm
và tạo ấn tượng với công chúng. Đây là một trong những hình thức lách luật
cấm khá bổ biến của các nhãn hiệu rượu tại thị trường nước ta. Hiện nay ở
Việt Nam, các showroom rượu, showroom đồ nội thất hay showroom ô tô là
các dạng showroom thường có vai trò phụ tương tự như một biển quảng cáo
nhất.


( Các showroom rượu giữ vai trò quảng cáo sản phẩm rất lớn)

( Showroom ô tô Audi trở thành một biển quảng cáo khổng lồ)
2.

Giúp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng hơn
Phạm vi tiếp cận của hoạt động triển lãm, showroom không thể so
sánh với phạm vị tiếp cận của quảng cáo qua truyền hình, radio, báo
mạng…Tuy nhiên, triển lãm thương mại và showroom có thể tiếp cận chính
xác đối tượng khách hàng hơn. Do vậy, có thể nói, triển lãm và showroom

giúp hoạt động truyền thông đến với đúng người. Lý do chính cho việc


đúng người này là vì khách hàng không bị bị động mà tham gia triển lãm
hay đến showroom. Sự chủ động đến triển lãm, showroom có thể lý giải là
bản thân khách hàng đang có phần nào nhu cầu mua hàng trong tương lai.
Khi thực hiện truyền thông tại triển lãm, showroom tức là đang đưa thông
điệp tới đúng khách hàng tiềm năng. Hơn nữa, môi trường triển lãm và môi
trường showroom là hai môi trường mà khách hàng có thể dễ dàng chấp
nhận và tiếp thu các quảng cáo của doanh nghiệp. Dù vậy, dù không phủ
sóng rộng, đại trà như một số hình thức khác nhưng triển lãm, showroom
phần nào góp phần giúp truyền thông đúng đối tượng mục tiêu hơn.
Mặt khác, đối tượng tiếp cận của triển lãm không chỉ dừng lại ở
người tiêu dùng bình thường mà còn mở rộng tới đối tượng khách hàng
doanh nhân. Có thể nói triển lãm thương mại là một công cụ tiếp cận hiệu
quả với các khách hàng thuộc nhóm “business to business”. Các mặt hàng
như vật liệu mới, hàng không hay công nghệ sinh học… thường xuyên tham
gia triển lãm thương mại nhằm có thể tiếp cận với đối tượng business. Đây
là điều mà các công cụ như quảng cáo truyền hình, quảng cáo online… khó
có thể làm được.
Triển lãm hàng không Pari có thể xem là một trong các triển lãm lâu
đời và bề thế bậc nhất để nhắm tới dạng khách hàng này. Với đặc thù của
mình, các công ty sản xuất máy bay khó có thể thu hút được khách hàng của
họ bằng các hình thức quảng cáo phổ thông. Thay vào đó, họ cần phải tiếp
cận với khách hàng bằng những hình thức khác. Trong đó, tham gia triển
lãm là một hình thức hiệu quả. Khi tham gia vào triển lãm này, các công ty
sản xuất máy bay có thể tiếp cận với các đối tượng khách hàng của mình là
các hãng hàng không, các công ty, các quốc gia… từ trên khắp thế giới. Nếu



không tham gia triển lãm thì con đường để tiếp cận đúng khách hàng của
các công ty này sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.

(Triển lãm hàng không Paris 2015 hướng tới khách hàng là các công ty)
3.

Thu hút sự chú ý của báo chí
Tham gia triển lãm hoặc mở showroom là một trong những cách có
thể thu hút được sự chú ý của báo chí. Thông qua sự chú ý đó doanh nghiệp
có thể lôi kéo sự quan tâm của công chúng và cung cấp thông tin cho khách
hàng một cách khéo léo. Đặc biệt, các bài báo đưa tin về doanh nghiệp ABC
tham gia triển lãm ABC hoặc mở showroom ABC luôn là các bài báo có nội
dung tích cực, góp phần tạo nên một hình ảnh tích cực cho thương hiệu.
Khách hàng tiếp nhận các bài báo với nội dung như thế cũng dễ dàng tin
tưởng và có ấn tượng tốt với sản phẩm hơn.
Trung Nguyên là một trong những thương hiệu thành công trong
việc lôi kéo sự chú ý của báo chí bằng cách tham gia các triển lãm. Trong
giai đoạn mới ra mắt, Trung Nguyên thường xuyên tham gia các triển lãm
về cà phê trong và ngoài nước. Việc này đã thu hút được phần nào sự chú ý


của báo chí đối với một thương hiệu còn khá mới như Trung Nguyên vào
giai đoạn năm 2003 đấy. Thông tin về việc Trung Nguyên thu được nhiều
phản hồi tốt, đạt nhiều giải thưởng lớn tại các triển lãm đã được đưa tin và
hỗ trợ khá nhiều cho hoạt động truyền thông của nhãn hàng. Có thể nói
chính các phóng viên báo đã góp phần đáng kể tạo ra tên tuổi của thương
hiệu Trung Nguyên. Và hoạt động triển lãm, showroom đã góp phần lôi kéo
thành công sự chú ý của các phóng viên.

(Hình ảnh Trung Nguyên tham gia triển lãm khá phổ biến trên mặt báo.)


Một minh chứng nữa cho sức hút đối với báo chí của hoạt động triển
lãm thương mại, showroom là sự phủ sóng khá dày của VietNam Airline khi
tham gia triển lãm hàng không tại Pháp hay sự xuất hiện của các bài viết về
việc một showroom Lexus được mở ở Hà Nội.


( Các bài đưa tin về triển lãm và showroom phủ sóng trên nhiều tờ báo điện tử)
4.

Đo lường và tiếp nhận phản hồi khách hàng
Như đã trình bày, triển lãm thương mai, showroom là hai công cụ
tiếp cận khách hàng một cách trực tiếp. Do vậy, thông qua chúng, công ty
doanh nghiệp có thể thu nhận được phản hồi của khách hàng một cách trực
tiếp. Khách hàng có phản ứng như thế nào khi nhìn thấy và trải nghiệm
sản phẩm? Khách hàng đánh giá sản phẩm như thế nào khi so sánh với các
sản phẩm cùng loại khác? Khách hàng có hiểu được thông điệp, thông tin
mà bên phía doanh nghiệp đưa ra không? Sản phẩm có phù hợp với đối
tượng khách hàng doanh nghiệp đã định trước không? Tiềm năng phát
triển của sản phẩm đến đâu?... Tất cả các câu hỏi đều sẽ được giải đáp
phần nào nếu doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả công cụ triển lãm,
showroom để đo lường, tiếp nhận phản hồi của khách hàng. Từ các phản
hồi thu được, phía công ty doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại thông điệp


truyền thông, hình ảnh sản phẩm, thậm chí khách hàng mục tiêu để phù
hợp hơn.

KẾT LUẬN
Triển lãm thương mại, showroom ngoài vai trò thúc đẩy doanh số

bán hàng còn giữ một vai trò nhất định trong việc truyền thông sản phẩm.
Tuy chúng không phải là công cụ không thể thiếu trong một chiến dịch
truyền thông nhưng nếu biết tận dụng hiệu quả thì triển lãm thương mại,
showroom sẽ giúp cho công việc truyền thông trở nên hiệu quả và tiết kiệm
kinh phí hơn. Bài tiểu luận đã phân tích một số đóng góp về mặt truyền


thông của hai mảng trên với mong muốn có thể phần nào bổ sung thêm về
các vai trò của triển lãm, showroom.
Do thời gian và kiến thức có hạn, nên bài tiểu luận chỉ đề cập tới vai trò
của hai mảng lớn trong hình thức triển lãm thương mại, showroom: triển
lãm nhiều công ty và showroom độc lập. Trong quá trình nghiên cứu và
thực hiện, bài tiểu luận cũng khó lòng tránh khỏi sai sót . Kính mong thầy
cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để hoàn thiện bài tiểu luận hơn.

Tài liệu tham khảo
Wikipedia: />Vnexpress: />Báo mới: />Nguồn ảnh: Internet



×