Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Nghiên cứu giải pháp thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại cầu ngói thanh toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (945.07 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THU HÚT NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Nguyễn Ngọc Trí
Lớp: K48 Quản lí lữ hành 2

Huế, tháng 05 năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống, sự thành công của mỗi người bên cạnh sự cố gắng của bản
thân thì ln đồng hành theo đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ từ nhiều phía, dù ít hay nhiều.
Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Ban giám hiệu, toàn thể quý thầy cô và đặc biệt là những thầy cô ở bộ môn Lữ
hành - Khoa du lịch, Đại học Huế đã tận tình truyền đạt những kiến thức trong 4
năm học tập. Với vốn kiến thức quý báu này, đây không chỉ là nền tảng cho việc
nghiên cứu khóa luận mà cịn là hành trang vững chắc giúp tơi tự tin bước vào đời.
Đặc biệt, tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Hữu Tuấn là
người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi hồn thành bài khóa luận


một cách tốt nhất.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo của Trung tâm bảo tồn di
tích Cố đơ Huế, đặc biệt là chú Phạm Văn Thanh đã tận tình hướng dẫn và cho
nhóm chúng tơi có những buổi thuyết minh tuyệt với tại các điểm di tích ở Huế.
Tơi xin cảm ơn đến Sở Du lịch Thừa Thiên Huế và UBND xã Thủy Thanh đã
giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu cùng toàn thể bà con nhân dân làng
Thanh Thủy Chánh đã nhiệt tình chia sẻ, cung cấp cho tơi nhiều tư liệu quý báu để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Và có lẽ thật thiếu sót khi quên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể bạn bè và
gia đình, đặc biệt là bố, mẹ cùng hai đứa cháu thân yêu đã luôn kịp thời động viên,
an ủi giúp tơi vượt qua giai đoạn khó khăn trong việc hồn thành bài khóa luận.
Hồn thành bài khóa luận với rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng của tôi, song
khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong q thầy cơ cùng tồn
thể bạn bè góp ý để đề tài khóa luận tốt nghiệp được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Trí


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Khoa và nhà trường về lời cam đoan này.
Huế, ngày 08 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Trí



Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

MỤC LỤ

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát..............................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính.....................................................................4
5.1.1. Nghiên cứu tài liệu..........................................................................................4
5.1.2. Thảo luận nhóm...............................................................................................4
5.1.3. Chọn mẫu........................................................................................................4
5.1.4. Phân tích số liệu định tính...............................................................................5
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng..................................................................5
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu...........................................................................5
5.2.2. Thiết kế bảng hỏi.............................................................................................6
5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu............................................................6
5.2.3.1. Phân tích tần số (Frequency Analysis)..........................................................6
5.2.3.2. Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics).........................................6
5.2.3.3. Kiểm định phương sai một yếu tố (One - way ANOVA) đối với những biến
độc lập có nhiều hơn hai lựa chọn.............................................................................7

5.2.3.4. Kiểm định Independent Samples T-test đối với những biến độc lập có ít hơn
hoặc bằng hai lựa chọn..............................................................................................7
6. Kết cấu của đề tài..................................................................................................7
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................8
SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

1

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THU HÚT
NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG..........................................................................................................8
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................8
1.1.1. Khái niệm du lịch............................................................................................8
1.1.2. Du lịch cộng đồng...........................................................................................9
1.1.2.1. Khái niệm cộng đồng....................................................................................9
1.1.2.2. Khái niệm du lịch cộng đồng........................................................................9
1.1.2.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng.................................................................11
1.1.2.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng..............................................11
1.1.2.5. Các điều kiện để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng......................12
1.1.2.6. Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng....................................................12
1.1.3. Lý thuyết về sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch cộng đồng. 14
1.1.3.1. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng...................................................14
1.1.3.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương....................................14

1.1.3.3. Tầm quan trọng của người dân địa phương trong hoạt động du lịch cộng
đồng......................................................................................................................... 15
1.1.3.4. Ý nghĩa của việc thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động du
lịch cộng đồng.........................................................................................................16
1.1.3.5. Những tác động đối với việc người dân địa phương tham gia vào du lịch
cộng đồng................................................................................................................17
1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................18
1.2.1. Bài học kinh nghiệm của Sapa, Lào Cai, Việt Nam về việc thu hút người dân
tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng..............................................................18
1.2.2. Một số mơ hình thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch
cộng đồng tại Thừa Thiên Huế................................................................................19
1.2.2.1. Mơ hình “Phát huy vai trò cộng đồng trong phát triển bền vững thơng qua
du lịch” tại làng cổ Phước Tích...............................................................................19
1.2.2.2. Mơ hình “Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng” tại thơn Dỗi, huyện Nam
Đơng........................................................................................................................ 21

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

2

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ SỰ
THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGĨI THANH TỒN....................................23

2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Thủy Thanh...........................................................23
2.1.1. Tài nguyên du lịch nhân văn..........................................................................23
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên..................................................................................26
2.1.3. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của xã Thủy Thanh................................27
2.1.3.1. Đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực...........................................................27
2.1.3.2. Tình hình phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ...................27
2.1.3.3. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật - hạ tầng...................................................28
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn.........28
2.2.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn giai đoạn
2015 - 2017.............................................................................................................. 28
2.2.2. Dự án JICA nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn....31
2.2.3. Đánh giá của người dân địa phương về sự tham gia vào du lịch cộng đồng tại
Cầu Ngói Thanh Tồn..............................................................................................33
2.3. Kết quả nghiên cứu...........................................................................................35
2.3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu..............................................................35
2.3.1.1. Giới tính......................................................................................................36
2.3.1.2. Độ tuổi........................................................................................................36
2.3.1.3. Nghề nghiệp................................................................................................36
2.3.1.4. Trình độ học vấn.........................................................................................36
2.3.2. Đánh giá sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch cộng
đồng tại khu vực Cầu Ngói Thanh Toàn..................................................................37
2.3.2.1. Số lượng người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói
Thanh Tồn.............................................................................................................. 37
2.3.2.2. Lý do khiến người dân không tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại
Cầu Ngói Thanh Tồn..............................................................................................38
2.3.2.3. Thời gian và hình thức tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng
đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn................................................................................39

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí


3

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

2.3.2.4. Thu nhập bình quân hàng tháng và hình thức phân chia lợi nhuận từ hoạt
động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn...................................................40
2.3.2.5. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương nhằm thu hút người dân địa
phương tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn........41
2.3.3. Đánh giá mức độ đồng ý của người dân địa phương đối với các nhân tố khi
tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.....................42
2.3.3.1. Đánh giá mức độ đồng ý của người dân địa phương đối với nhân tố hoạt
động tham gia..........................................................................................................43
2.3.3.2. Đánh giá mức độ đồng ý của người dân địa phương đối với nhân tố lý do
tham gia................................................................................................................... 45
2.3.4. Kiểm định sự khác nhau về mức độ đồng ý của người dân đối với các nhân tố
khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn...............46
2.3.4.1. Kiểm định sự khác nhau về mức độ đồng ý của người dân đối với nhân tố
hoạt động tham gia..................................................................................................47
2.3.4.2. Kiểm định sự khác nhau về mức độ đồng ý của người dân đối với nhân tố lý
do tham gia..............................................................................................................51
2.3.5. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của người dân khi tham gia vào hoạt
động du lịch cộng đồng...........................................................................................54
2.3.5.1. Thuận lợi.....................................................................................................54
2.3.5.2. Khó khăn....................................................................................................55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THU HÚT NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG THAM

GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGĨI THANH
TỒN..................................................................................................................... 56
3.1. Các giải pháp trọng tâm đối với cộng đồng địa phương...................................56
3.1.1. Giải pháp về các hoạt động tham gia của người dân địa phương...................56
3.1.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương...............58
3.1.3. Giải pháp về tổ chức, quản lý........................................................................59
3.1.4. Giải pháp về đào tạo người dân địa phương..................................................61
3.2. Các giải pháp hỗ trợ, bổ sung...........................................................................63

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

4

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

3.2.1. Giải pháp về đào tạo cán bộ và thành lập các ban, ngành, văn phòng du lịch
tại địa phương..........................................................................................................63
3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng - vật chất kĩ thuật.....................................64
3.2.3. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc....................................................................65
3.2.4. Tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch........................................65
3.2.5. Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị, xúc tiến và quảng bá du lịch cộng
đồng tại địa phương.................................................................................................66
PHẦN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ................................................................67
1. Kết luận...............................................................................................................67
2. Kiến nghị.............................................................................................................68

2.1. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................68
2.2. Đối với UBND xã Thủy Thanh.........................................................................69
2.3. Đối với doanh nghiệp, công ty lữ hành.............................................................70
2.4. Đối với người dân địa phương làng Thanh Toàn, xã Thủy Thanh....................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................71

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

5

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
DLCĐ
CĐĐP
CQĐP
SPDL

VQG
TNDL
DLBV
CBT
KDL
CSHT
CSVCKT

BQL
JICA
RTG
UBND
SL
SNV
ILO
UNESSCO

Du lịch cộng đồng
Cộng đồng địa phương
Chính quyền địa phương
Sản phẩm du lịch
Cộng đồng
Vườn quốc gia
Tài nguyên du lịch
Du lịch bền vững
Du lịch dựa vào cộng đồng
Khách du lịch
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất kĩ thuật
Ban quản lý
Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản
Responsible travel Group
Ủy ban nhân dân
Số lượng
Tổ chức phi chính phủ Hà Lan tại Việt Nam
Tổ chức Lao động Quốc tế
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc


SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

6

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Lượng khách đến Cầu Ngói Thanh Toàn giai đoạn 2015 - 2017............29
Bảng 2.2: Doanh thu du lịch tại Cầu Ngói Thanh Tồn từ năm 2015 - 2017..........30
Bảng 2.3: Cơ cấu mẫu điều tra................................................................................35
Bảng 2.4: Thời gian và hình thức tham gia của người dân vào hoạt động du lịch
cộng đồng................................................................................................................39
Bảng 2.5: Thu nhập bình quân hàng tháng và hình thức phân chia lợi nhuận..........40
Bảng 2.6: Kiến nghị đối với chính quyền địa phương.............................................41
Bảng 2.7: Hệ số Cronbach’s Alpha..........................................................................43
Bảng 2.8: Mức độ đồng ý của người dân đối với hoạt động tham gia.....................43
Bảng 2.9: Mức độ đồng ý của người dân đối với lý do tham gia.............................45
Bảng 2.10: Kiểm định sự khác nhau về mức độ đồng ý đối với các hoạt động tham
gia của người dân....................................................................................................47
Bảng 2.11: Kiểm định sự khác nhau về mức độ đồng ý của người dân đối với các lý
do tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng.........................................................51

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

7


K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU Đ
Hình 1.1: Mơ hình về các hình thức tham gia của cộng đồng..................................15
YSơ đồ 2.1: Cơ cấu du lịch CBT hiện tại.................................................................34

Biểu đồ 2.1: Lượng khách đến Cầu Ngói Thanh Tồn trong 3 năm có tổ chức Festival....29
Biểu đồ 2.2: Số lượng người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng..........37
Biểu đồ 2.3: Lý do khiến người dân không tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng....38

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

8

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời

sống văn hóa - xã hội của các nước, đặc biệt nó đã và đang trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn được ví như “con gà đẻ trứng vàng” hay “ngành cơng nghiệp
khơng khói” ở một số quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, đối với các nước đang
phát triển thì du lịch được xem là chìa khóa để mở ra cánh cửa mới giúp vực dậy
nền kinh tế của nhiều quốc gia.
Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có mối quan hệ với nhiều lĩnh
vực, nhiều ngành kinh tế - xã hội, trong đó có mối quan hệ chặt chẽ, khơng thể tách
rời với cộng đồng địa phương (CĐĐP). Đặc biệt là những nơi có loại hình du lịch
sinh thái (DLST) và văn hóa phát triển, sự thành cơng hay thất bại trong quá trình
hoạt động du lịch khai thác tài nguyên, phụ thuộc rất nhiều vào việc phối hợp, điều
hòa lợi ích, chia sẻ nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia gồm: Du khách, chính
quyền địa phương, dân cư và cơ quan cung ứng.
Du lịch đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho CĐĐP như: tạo
việc làm, tăng thu nhập, giúp xây dựng và tu bổ cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật
chất kỹ thuật (CSVCKT) tốt hơn, đem đến sự hiểu biết, giao lưu văn hóa, xóa đói
giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân, góp phần vào q trình phát triển
kinh tế của vùng, của đất nước... Tuy nhiên, sự gắn kết và phụ thuộc của du lịch vào
môi trường thiên nhiên cũng như đối với cộng đồng dân cư chính là “con dao hai
lưỡi”, nó vừa mang lại những tác động tích cực to lớn, vừa đặt ra những vấn đề tiêu
cực đe dọa đến môi trường sinh thái và nền văn hóa dân cư bản địa. Chính vì vậy,
việc phát triển “du lịch bền vững” (DLBV) đang trở thành nhu cầu, mục tiêu, xu
hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực mà
du lịch gây ra, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về kinh tế - môi trường - xã hội
thì một loạt các loại hình du lịch mới ra đời bước đầu quan tâm đến khía cạnh mơi
trường, văn hóa và đời sống dân cư bản địa như: DLST, du lịch khám phá, du lịch
văn hóa, DLST cộng đồng... Trong đó, việc nghiên cứu phát triển hình thức tổ chức
du lịch cộng đồng (DLCĐ) là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho bài toán

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí


1

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

phát huy các nguồn tài nguyên du lịch (TNDL). Và hình thức tổ chức DLCĐ cũng
là một trong những hình thức đã và đang được các nước phát triển trên thế giới ưu
tiên phát triển, trong đó có Việt Nam.
Tại Thừa Thiên Huế, trong nhiều năm qua đã nỗ lực xây dựng nhiều mơ hình
DLCĐ tại các vùng nơng thơn nghèo có tiềm năng về du lịch. Một số địa phương có
hình thức tổ chức DLCĐ phát triển mạnh như: Làng cổ Phước Tích ở huyện Phong
Điền, thơn Dỗi ở huyện Nam Đông, khu du lịch suối Voi ở huyện Phú Lộc, Cầu
Ngói Thanh Tồn, Trung tâm văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế.
Trong đó, Cầu Ngói Thanh Toàn là một trong những địa phương đi đầu trong việc
khai thác và phát triển mạnh loại hình DLCĐ ở địa phương.
Cầu Ngói Thanh Tồn (CNTT) thuộc làng Thanh Thủy Chánh, xã Thủy
Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế là một di tích lịch sử cấp quốc gia
(theo Quyết định số 575 QĐ/VH ngày 14/07/1990). Cùng với hệ thống TNDL tự
nhiên và nhân văn vô cùng phong phú, đặc biệt nhận được sự quan tâm rất lớn của
Sở Du lịch Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản
JICA đã diễn ra hoạt động DLCĐ tại đây trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì hình thức tổ chức này vẫn cịn gặp khá
nhiều hạn chế, khó khăn tác động rất lớn đến người dân. Một trong những khó khăn
lớn nhất đó là việc “Chợ quê ngày hội” trong lễ hội Festival Huế chỉ diễn ra hai năm
một lần vào năm chẵn. Ngồi ra, thời gian cịn lại du khách chủ yếu hoạt động tự
phát để kiếm thêm thu nhập mà không được hưởng lợi từ các dịch vụ khác của

chính quyền địa phương (CQĐP). Do đó, việc tham gia của người dân vào hoạt
động DLCĐ tại CNTT còn hạn chế và không thường xuyên. CQĐP lúc này cần phối
hợp với các ban ngành để đề ra những giải pháp thiết thực để thu hút đông đảo
người dân tham gia vào hoạt động DLCĐ bền vững hơn. Xuất phát từ nhu cầu đó,
tác giả đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp thu hút người dân địa phương
tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn” với mong
muốn bằng những kiến thức đã học và tình u q hương, sẽ góp một phần nhỏ bé
của mình cho sự phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói
chung của q nhà.

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

2

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về việc người dân địa phương tham gia vào
hoạt động DLCĐ tại khu vực CNTT để từ đó đề xuất giải pháp thu hút và nâng cao
vai trò của người dân địa phương khi tham gia vào hoạt động DLCĐ tại đây, đồng
thời giúp phát triển bền vững loại hình du lịch này.
2.2. Mục tiêu cụ thể



Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về DLCĐ và việc thu hút sự tham gia

của người dân địa phương đối với sự phát triển của DLCĐ.
 Phân tích và đánh giá tiềm năng phát triển DLCĐ tại khu vực CNTT dựa trên
nhận thức của người dân địa phương.
 Đánh giá thực trạng về sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động
DLCĐ tại khu vực CNTT.
 Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển DLCĐ và thu hút sự tham gia của
người dân địa phương vào hoạt động DLCĐ tại khu vực CNTT.
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết nào nên được sử dụng để đánh giá việc thu hút

người dân địa phương tham gia vào hoạt động DLCĐ tại CNTT?
 Câu hỏi 2: Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động DLCĐ tại
CNTT hiện nay đang ở mức độ nào?
 Câu hỏi 3: Việc thu hút sự tham gia của người dân vào hoạt động DLCĐ tại
địa phương tác động bởi những yếu tố nào?
 Câu hỏi 4: Những giải pháp nào cần đưa ra để thu hút người dân địa phương
tham gia vào hoạt động DLCĐ tại CNTT?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đế liên quan đến sự tham gia của người

dân địa phương vào hoạt động DLCĐ tại CNTT.
 Đối tượng điều tra, phỏng vấn: Các hộ dân hiện đang sinh sống tại khu vực
Cầu Ngói Thanh Tồn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí


3

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

 Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại khu vực Cầu Ngói

Thanh Tồn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
 Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu, thu thập nguồn số liệu thông qua
phỏng vấn, điều tra trực tiếp người dân địa phương từ ngày 15/3/2018 đến ngày
31/3/2018 và kết hợp với các số liệu thứ cấp khác được thu thập trong giai đoạn từ
năm 2015 - 2017.
 Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu giải pháp thu hút người dân địa phương
tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính
5.1.1. Nghiên cứu tài liệu
Nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu, đề tài thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
nguồn như: Tài liệu khóa luận của sinh viên các khóa trước ở thư viện Khoa du lịch
- Đại học Huế (khóa luận của Đặng Thị Trà Mi (2014): “Đánh giá sự tham gia của
người dân địa phương vào hoạt động DLCĐ tại khu vực CNTT thuộc xã Thủy
Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”; khóa luận của Dương Thị Như
Quỳnh (2017): “Nghiên cứu sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động
DLCĐ tại CNTT”.); tài liệu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và dân cư
của làng do UBND xã Thủy Thanh cung cấp; giáo trình nghiên cứu “Quy hoạch du
lịch” - Bùi Thị Hải Yến; sổ tay ghi chép số liệu, phỏng vấn người dân.

5.1.2. Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến trong nghiên cứu định
tính. Thảo luận nhóm là quá trình thảo luận giữa các thành viên về một vấn đề cụ
thể do nhà nghiên cứu đề ra, nhằm thu thập ý kiến của các thành viên trong nhóm.
5.1.3. Chọn mẫu
Do đặc trưng nghiên cứu theo chiều sâu, kích thước mẫu trong nghiên cứu
định tính có thể rất bé (bằng 1) hoặc khá lớn (10). Sự lựa chọn mẫu không cần tuân
theo quy tắc ngẫu nhiên mà cần chú đến những đối tượng khảo sát có nhiều khả
năng cung cấp thông tin theo yêu cầu của đề tài. Các cách chọn mẫu như: Chọn theo
địa bàn (site selection): Chọn cá nhân hay nhóm nhỏ ở một nơi phù hợp với mục
đích nghiên cứu; Chon đại trà (comprehensive sampling): Chọn mẫu đặc trưng từ
SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

4

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

nhiều tập hợp; Chọn dây chuyền (network sampling): Cá nhân hay nhóm được lựa
chọn do được sự giới thiệu của cá nhân hoặc nhóm được tham gia trước đó.
Bài khóa luận này chọn cách chọn dây chuyền: Theo sự giới thiệu của trưởng
thơn và Trưởng phịng Văn hóa - thơng tin xã Thủy Thanh theo tiêu chí đại diện
chọn 5 hộ tham gia vào hoạt động DLCĐ, 3 hộ đã từng tham gia và khơng tham gia
để có những thơng tin cho nghiên cứu sâu.
5.1.4. Phân tích số liệu định tính
 Phương pháp phân tích, đánh giá: Q trình này liên quan đến việc đưa ra ý


nghĩa từ dữ liệu văn bản. Công việc này liên quan đến sự chuẩn bị dữ liệu để phân
tích, thực hiện các phân tích khác nhau, trình bày dữ liệu và thực hiện lý giải ý
nghĩa bao quát hơn của dữ liệu.
 Phương pháp suy luận biện chứng: Sử dụng những số liệu, thông tin thu thập
được từ nghiên cứu định tính, áp dụng phương pháp suy luận biện chứng để giải
thích, làm rõ vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Đối với số liệu sơ cấp: Khảo sát, phỏng vấn trực tiếp đối với những người

dân địa phương vào thời gian từ ngày 15/3/2018 đến 31/3/2018 thông qua công cụ
bảng hỏi.
 Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu về tình hình hoạt động du lịch ở
CNTT: Số lượng khách, doanh thu du lịch trong giai đoạn 2015 - 2017 và số lượng
khách cùng doanh thu du lịch trong 3 năm có tổ chức Festival Huế là năm 2012,
2014 và 2016 được tổng hợp từ UBND xã Thủy Thanh cung cấp. Bên cạnh đó,
thơng tin cịn được thu thập từ những nguồn như sách báo, tạp chí, internet…
Quy mơ mẫu: Mẫu được lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất,
chọn mẫu thuận tiện. Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo
yêu cầu phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) dựa theo
nghiên cứu của Hair & et al (1998). Kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số
biến quan sát hay nói cách khác là xác định theo tỷ lệ 5:1 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Trong mơ hình nghiên cứu lý thuyết có 14 tham số cần ước lượng vì thế trong giới
hạn của đề tài, kích thước mẫu tối thiểu là 14 x 5 = 70 mẫu. Như vậy, để đạt được số
SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

5

K48 QLLH 2



Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

mẫu tối thiểu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện thì 110 bảng câu hỏi được phát
ra để đảm bảo được tính khách quan.
5.2.2. Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đo lường các yếu tố trong mơ
hình (1: Hồn tồn khơng đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Trung lập, 4: Đồng ý, 5:
Hoàn toàn đồng ý). Nội dung của bảng hỏi gồm 2 phần:
 Phần I: Nội dung điều tra (nội dung liên quan đến việc người dân có tham gia

hay khơng tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn, từ
đó đưa ra các câu hỏi khảo sát việc tham gia của những người dân về hoạt động
tham gia và lý do tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại đây).
 Phần II: Thông tin cá nhân về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học
vấn dùng cho mục đích nghiên cứu thống kê.
5.2.3. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Số liệu thu về được xử lí thơng qua phần mềm SPSS 22.0.
5.2.3.1. Phân tích tần số (Frequency Analysis)
Dữ liệu đã mã hóa được xử lý với kỹ thuật Frequency của SPSS để tìm ra đặc
điểm của mẫu nghiên cứu (các thông tin cá nhân tham gia khảo sát như giới tính, độ
tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn…), tính giá trị trung bình.
5.2.3.2. Phân tích thống kê mơ tả (Descriptive Statistics)
Thống kê mơ tả có thể được định nghĩa như là phương pháp có liên quan đến
việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính tốn, các đặc trưng khác nhau để phản
ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng trong bài
nghiên cứu này để phân tích thơng tin về đối tượng phỏng vấn, tính trị số trung bình

Mean...
Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng:
Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất – Giá trị nhỏ nhất)/n = (5 – 1)/5 = 0,8
Giá trị trung bình
1,00 – 1,80
1,81 – 2,60
2,61 – 3,40
3,41 – 4,20
4,21 – 5,00

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

Ý nghĩa
Hồn tồn khơng đồng ý
Khơng đồng ý
Trung lập
Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý

6

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

5.2.3.3. Kiểm định phương sai một yếu tố (One - way ANOVA) đối với những
biến độc lập có nhiều hơn hai lựa chọn

Phân tích phương sai một yếu tố (Oneway ANOVA) là so sánh giá trị trung
bình của hai nhóm khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, phân tích phương sai một
yếu tố được sử dụng nhằm mục đích kiểm định sự khác biệt về đánh giá mức độ
đồng ý các yếu tố liên quan đến thu hút người dân tham gia vào hoạt động du lịch
cộng đồng giữa các người dân có độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn khác
nhau. Đây là phương pháp so sánh giá trị trung bình của 3 nhóm trở lên.
5.2.3.4. Kiểm định Independent Samples T-test đối với những biến độc lập có ít
hơn hoặc bằng hai lựa chọn
Trong trường hợp này, ta tiến hành kiểm định Independent Samples T-test
nhằm đánh giá mức độ đồng ý các yếu tố liên quan đến thu hút người dân tham gia
vào hoạt động du lịch cộng đồng đối với biến độc lập giới tính khác nhau. Đây là
phương pháp so sánh giá trị trung bình hai nhóm trở xuống.
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thu hút người dân địa phương
tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và sự tham gia của người
dân địa phương vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn.
Chương 3: Giải pháp thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động
du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Tồn.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THU HÚT
NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm du lịch

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí


7

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không
chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có nước Việt
Nam. Tuy nhiên cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch
vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau.
Kaspar đưa ra định nghĩa: “Du lịch là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng
xảy ra trong quá trình di chuyển và lưu trú của con người tại nơi không phải là nơi ở
thường xuyên hoặc nơi làm việc của họ”.
Dưới con mắt của Guer Freuler thì: “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là
một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục
sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát
triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Định nghĩa chính thức về du lịch của Tổ chức du lịch thế giới được đưa ra
Hội nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng
6/1991 như sau: “Du lịch bao gồm những hoạt động của con người đi đến và lưu trú
tại một nơi ngồi mơi trường thường xun (nơi ở thường xun của mình) trong
thời gian liên tục khơng q một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các
mục đích khác”.
Theo Luật du lịch của Việt Nam (2005), tại điều 4, thuật ngữ “Du lịch” được
hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xun của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm

hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.

1.1.2. Du lịch cộng đồng
1.1.2.1. Khái niệm cộng đồng
Trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều quan điểm về CĐ với những tiếp cận
khác nhau như:
Trong cuốn “Cộng đồng và hiệp hội - Germainschaft and Gesellschaft”, nhà
xã hội học tiên phong người Đức Toennies (1887) cho rằng: “Cộng đồng là một

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

8

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

thực thể xã hội có độ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội, được đặc trưng bởi sự đồng
thuận về ý chí của các thành viên trong cộng đồng”.
Tiếp cận theo tổ chức xã hội, Agrawal and Clack (1999) cho rằng: “Cộng
đồng là một đơn vị quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội đồng nhất, có chung một mục
đích và quy tắc”.
Theo Schmink (1999), cộng đồng được hiểu là: “Tập thể các nhóm người có
chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên ở địa phương’’.
Quan điểm của Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000) thì: “Cộng đồng là
một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức, là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng
buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao

đổi giữa các thành viên trong cộng đồng”. Quan điểm này đề cập đến tổ chức và kết
cấu bền vững của CĐ bởi khía cạnh xã hội.
1.1.2.2. Khái niệm du lịch cộng đồng
Một số nhà nghiên cứu và một số tổ chức quốc tế có những quan niệm về
DLCĐ như sau:
Ở Thái Lan, khái niệm về DLCĐ được định nghĩa: “Du lịch cộng đồng là lọai
hình du lịch được quản lý và có bởi chính quyền địa phương, hướng đến mục tiêu
bền vững về mặt mơi trường, văn hóa và xã hội. Thơng qua du lịch cộng đồng du
khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa
phương” (REST, 1997).
Theo Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF): “Du lịch cộng đồng là loại
hình du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương có sự kiểm sốt và tham gia chủ yếu
vào sự phát triển và quản lí các hoạt động du lịch, và phần lớn lợi nhuận thu được từ
hoạt động du lịch được giữ lại cho cộng đồng”.
Theo báo cáo của APEC (Tổ chức mạng lưới DLCĐ vì người nghèo) về
DLCĐ: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến
lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng. Các sáng kiến của du lịch cộng
đồng nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc
vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và
mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến của du lịch cộng đồng cịn

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

9

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học


GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

khuyến khích tơn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản
thiên nhiên”.
Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số định nghĩa về DLCĐ đã được đề cập:
Theo Trần Thị Mai (2005): “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các
đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa
phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của dự án”.
Dẫn theo Đỗ Thanh Hoa (2007) trong “Phát huy vai trò của cộng đồng địa
phương phát triển du lịch bền vững” (Tạp chí Du lịch Việt Nam số 4): “Du lịch
cộng đồng là một hình thái du lịch, trong đó chủ yếu những người dân địa phương
đứng ra quản lý phát triển du lịch. Kinh tế địa phương sẽ thu được phần lớn lợi
nhuận từ hoạt động du lịch”.
Võ Quế (2006) lại cho rằng: “DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền
vững mà ở đó CĐĐP có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát
triển và mọi hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính
phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển
cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các
nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”.
Hay theo Bùi Thị Tám (trong báo cáo tổng hợp “Nghiên cứu, thử nghiệm một
số tour du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng”, 2010): “CBT là loại hình du lịch mang
đến lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường và cung
cấp cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương”.
1.1.2.3. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
 DLCĐ đảm bảo văn hoá, thiên nhiên bền vững, cân bằng với các chỉ tiêu

kinh tế, văn hố, xã hội và mơi trường.
 DLCĐ thúc đẩy nghề truyền thống phát triển, bảo vệ tài nguyên môi trường.

Thu nhập từ DLCĐ được giữ lại cho CĐ để bảo vệ môi trường và tái đầu tư cho du
lịch của địa phương.

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

10

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

 DLCĐ là loại hình du lịch mà CĐ dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia vào

các hoạt động từ bảo tồn, quản lý đến khai thác giá trị du lịch từ các nguồn TNDL
và môi trường du lịch, giữ vai trị chính trong các hoạt động kinh doanh du lịch như
kinh doanh lưu trú, ăn uống, vận chuyển...
 DLCĐ còn bao gồm các yếu tố trợ giúp của cơ chế chính sách, của các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch, các tổ chức, các cá nhân, các công ty lữ hành…
nhằm phát huy lợi thế nguồn lực phát triển du lịch tại nơi có dân cư sinh sống.
 DLCĐ giúp nhiều thành phần trong xã hội có thể đi du lịch và hưởng thụ các
SPDL, đồng thời là công cụ tham gia trong việc giảm nghèo của CĐ, tạo việc làm
cho CĐĐP, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.
1.1.2.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
 Một là: CĐ được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, thực hiện và quản

lý, đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp trao quyền làm chủ cho
CĐ.

 Hai là: Phù hợp với khả năng của CĐ. Khả năng bao gồm khả năng nhận

thức về vai trị và vị trí của mình trong việc sử dụng tài nguyên, nhận thức được
tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của CĐ cũng như biết được các bất lợi
của du lịch và KDL đối với tài nguyên, CĐ. Các điều kiện khả năng tài chính và
nhân lực của CĐ để đáp ứng các nhu cầu phát triển của du lịch.
 Ba là: Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho CĐ. Theo đó, CĐ phải cùng được hưởng
lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp SPDL
cho KDL, nguồn thu từ du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham
gia hoạt động và lợi ích đó cũng được trích để phát triển chung cho xã hội như: tái
đầu tư cho CĐ xây dựng đường xá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe...
 Bốn là: Xác lập quyền sở hữu và tham gia của CĐ đối với tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.
 Năm là: Thúc đẩy sự học hỏi về văn hóa của nhau; tơn trọng sự khác biệt về
văn hóa và nhân phẩm; đóng góp một phần lợi ích cố định vào các dự án CĐ.
1.1.2.5. Các điều kiện để hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
 Điều kiện tiềm năng về môi trường tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa quyết

định đến sự hình thành và phát triển DLCĐ. DLCĐ được xác lập trên một địa điểm
xác định gắn với các giá trị tài nguyên sẵn có của nó, là sự hịa quyện của các giá trị
SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

11

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


tự nhiên và văn hóa. Có thể nói nếu khơng có TNDL thì khơng thể phát triển du
lịch. Vì vậy đứng trên góc độ địa lý thì việc nghiên cứu TNDL luôn là nền tảng cho
sự phát triển du lịch địa phương.
 Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc
phát triển du lịch và sự tham gia của CĐ.
 Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước
về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển DLCĐ và các công ty lữ hành trong
vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút KDL đến tham quan. Trước tiên ta phải kể
đến chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chủ trương của Nhà nước thể hiện ở mục
tiêu phát triển và chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến các văn bản pháp luật có
tính pháp lý với việc quản lý hoạt động du lịch.
 Điều kiện yếu tố CĐ dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố số lượng
thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa, nhận
thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. CĐ dân cư đóng vai trò xuyên
suốt trong hoạt động du lịch, vừa là chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động du
lịch, vừa là người quản lý, có trách nhiệm bảo tồn TNDL.
1.1.2.6. Các bên tham gia vào du lịch cộng đồng
 Cộng đồng địa phương

Hoạt động DLCĐ hướng tới nhấn mạnh yếu tố CĐ và vì mục tiêu phát triển
CĐ, do vậy CĐĐP là yếu tố hàng đầu. CĐĐP là nhân tố hình thành, bảo tồn, phát
huy các giá trị văn hóa bản địa: nghệ thuật sản xuất hàng thủ công mỹ thuật truyền
thống, nghệ thuật ẩm thực, văn hóa ứng xử, lễ hội, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ
thuật truyền thống, tơn giáo tín ngưỡng... Đây là nguồn tài ngun có sức hấp dẫn
đặc biệt đối với KDL. Bên cạnh đó, CĐĐP cịn là người sản xuất các nơng phẩm
cung cấp cho KDL, đồng thời họ tham gia các hoạt động du lịch, tạo ra các SPDL
phục vụ du khách trong quá trình du lịch tại điểm đến. Đây là chủ thể của mọi hoạt
động du lịch và bảo tồn ở địa phương và thu lợi từ hoạt động du lịch tại địa phương.
 Chính quyền địa phương


Là người được CĐĐP tín nhiệm, bầu ra và đại diện cho CĐ. Họ là những
người lãnh đạo, có vai trị tổ chức và quản lý, tăng cường sức mạnh đoàn kết tập thể
của CĐ, đặc biệt phát huy tiềm năng, thế mạnh của CĐ trong mọi hoạt động kinh tế,
SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

12

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

văn hóa, xã hội của CĐ theo các chủ trương, đường lối của nhà nước và pháp luật,
là cầu nối giữa CĐ với thế giới bên ngoài.
 Các tổ chức, các nhà tài trợ, các tổ chức thuộc chính phủ và phi chính

phủ, các nhà khoa học...
Là nhân tố hỗ trợ CĐ về việc lập dự án quy hoạch, phát triển du lịch, tài chính,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm và cơ chế chính sách để phát triển DLCĐ. Các tổ chức
này có vai trị là những người chỉ lối dẫn đường, giúp CĐ thực hiện các mục tiêu
phát triển du lịch trong giai đoạn đầu, đưa ra các phương pháp làm du lịch. Sau một
thời gian du lịch hoạt động, họ sẽ trao quyền quản lý cho CĐ và CQĐP.
 Các doanh nghiệp lữ hành và dịch vụ du lịch

Là cầu nối giữa KDL với CĐ, giữ vai trị mơi giới trung gian để bán
SPDL cho CĐ và cung cấp một phần SPDL mà CĐ chưa cung ứng đủ, đảm
bảo cho sự đa dạng và chất lượng cho SPDL. Họ có thể sử dụng lao động là

người địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân
bản địa. Bên cạnh đó, họ góp phần vào việc chia sẻ lợi ích từ du lịch cho CĐ
bằng việc đóng thuế, phí mơi trường, mua vé thắng cảnh cho CĐ.
 Khách du lịch
Là yếu tố cầu du lịch. Thực tế tại nhiều mơ hình phát triển DLCĐ, phần lớn
KDL đến từ các nước phát triển. Do vậy, họ có thói quen ăn ở vệ sinh và sống tiện
nghi. Đây chính là những khó khăn trong việc đảm bảo sự hài lòng của KDL đối với
sản phẩm DLCĐ.
1.1.3. Lý thuyết về sự tham gia của người dân địa phương vào du lịch cộng
đồng
1.1.3.1. Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Từ tiếng Anh “Participation” có thể dịch thành hai từ tham dự và tham gia.
Theo Tô Duy Hợp (2003) thì “Tham dự là tham gia ở mức độ thấp còn tham gia là
tham dự ở mức cao”.
Setty (1991) cho rằng: “Tham gia là việc người dân cùng với các cơ quan phát
triển xây dựng chương trình hoạt động, lựa chọn ưu tiên, khởi xướng và thực hiện
các dự án bằng cách đóng góp ý tưởng, vật liệu, tiền bạc, lao động...”.

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

13

K48 QLLH 2


Khóa Luận Tốt Nghiệp Đại Học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Theo Oakley và David (1991) thì “Tham gia là việc các bên liên quan của dự

án cùng nhau thỏa hiệp về việc quản lý và bảo vệ các nguồn lợi”. Từ đó, ta phải
xem người dân địa phương là người làm chủ hơn là người hưởng lợi.
Clayton et al. Respond (1997) cho rằng: “Sự tham gia của người dân vào các
dự án cần phải được hiểu là một phương tiện trong việc trao quyền cho CĐ quản lý
và điều hành các hoạt động phát triển”.
1.1.3.2. Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương
Đã có khá nhiều các nhà nghiên cứu nỗ lực phát triển một loạt các mơ hình
khái quát sự tham gia của CĐ. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, tác giả sử dụng
mơ hình về các hình thức tham gia của CĐ của tác giả Tosun.
Mơ hình của tác giả Tosun (2006) đề xuất ba hình thức tham gia của người dân
và CĐ bao gồm: “Hình thức tham gia tự nguyện”, “hình thức tham gia do thuyết
phục” và “hình thức tham gia do ép buộc” (Hình 1.1)
MƠ HÌNH CỦA TOSUN VỀ CÁC HÌNH THỨC THAM GIA CỦA CĐ
1
HÌNH THỨC THAM GIA TỰ NGUYỆN
Tiếp cận từ dưới lên, chủ động, trực tiếp, tham gia vào tiến trình ra
2

quyết định, tự lập kế hoạch, là sự tham gia đích thực.
HÌNH THỨC THAM GIA DO THUYẾT PHỤC
Tiếp cận từ trên xuống, bị động, không trực tiếp, tham gia mang tính
hình thức, có sự điều khiển, tham gia vào việc thực hiện và có sự phân

3

chia về lợi ích, có quyền lựa chọn và đưa ra ý kiến phản hồi.
HÌNH THỨC THAM GIA DO ÉP BUỘC
Tiếp cận từ trên xuống, bi động, không trực tiếp, tham gia vào thực hiện
nhưng khơng hẳn có sự chia sẻ về lợi ích, khơng có quyền lựa chọn hoặc
sự lựa chọn bị hạn chế, khơng có sự tham gia, tính hình thức và sự điều

khiển cao.
(Nguồn: Tosun, 2006)
Hình 1.1: Mơ hình về các hình thức tham gia của cộng đồng
Theo mơ hình của Tosun, “hình thức tham gia tự nguyện” nhấn mạnh đến việc

trao quyền quản lý và ra quyết định cho CĐ người dân và đề xuất một mơ hình lý
tưởng về sự tham gia của CĐ trong lĩnh vực du lịch, nó thể hiện được quyền cơng
dân của người dân và chắc chắn nó sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của CĐ.

SVTH: Nguyễn Ngọc Trí

14

K48 QLLH 2


×