TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN
PHÙNG THỊ DUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN CỦA
HỌ DÂY GỐI (CELASTRACEAE R. Br.)
Ở VIỆT NAM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Dƣơng Thị Thanh Thảo
HÀ NỘI – 2018
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu
sắc đến ThS. Dương Thị Thanh Thảo, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, tận tình chỉ
bảo và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn
chỉnh khóa luận này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng
Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ
chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban
chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự
giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên
cứu.
Do đây là lần đầu tiên tôi làm quen với công việc nghiên cứu khoa học, hơn
nữa do thời gian và năng lực của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy cô và các bạn
sinh viên để khóa luận của tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Phùng Thị Duyên
LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giá trị tài nguyên của họ
Dây gối (Celastraceae R. Br.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân
tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của ThS. Dương Thị Thanh Thảo. Các kết
quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công
trình nào trƣớc đây.
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Phùng Thị Duyên
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 8
2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 8
2. 2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 8
2. 3. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 8
2. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 8
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 11
3.1. Đặc điểm hình thái của họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) qua các đại diện ở
Việt Nam ................................................................................................................ 11
3.2. Giá trị tài nguyên ............................................................................................ 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 29
PHỤ LỤC. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HỌ DÂY GỐI
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) thuộc bộ Dây gối (Celastrales R. Br.), phân
lớp Hoa hồng (Rosidae), có khoảng trên 90 chi, 1300-1350 loài, phân bố chủ yếu ở
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 13 chi, 80 loài. Tuy số lƣợng chi và
loài không lớn so với một số họ thực vật khác nhƣng lại là họ rất đa dạng và khá
phức tạp về mặt phân loại. Sự đa dạng của họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) thể hiện
ngay trong dạng sống, cách sắp xếp của lá, của bao hoa, bộ nhị, bộ nhuỵ, quả và hạt.
Chính sự phức tạp này mà cho đến nay, vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau trong
việc phân chia cũng nhƣ sắp xếp các taxon trong hệ thống phân loại. Ở Việt Nam
chƣa có công trình phân loại nào đầy đủ và mang tính chất hệ thống về họ này. Vì
vậy, để góp phần nghiên cứu phân loại họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) ở Việt
Nam, tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giá trị tài nguyên của
họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) ở Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu
Hoàn thành công trình khoa học về nghiên cứu đặc điểm hình thái và giá trị tài
nguyên của họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) ở Việt Nam, phục vụ cho việc biên
soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan.
3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các đặc điểm hình thái của họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) qua
các đại diện ở Việt Nam.
- Tìm hiểu giá trị tài nguyên của các loài thuộc họ Dây gối (Celastraceae R.
Br.) ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
1
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung kiến thức cho chuyên ngành
Thực vật học, là cơ sở trong nghiên cứu và giảng dạy về thực vật và cho những
nghiên cứu có liên quan nhƣ nghiên cứu về Tài nguyên thực vật, Sinh thái học, Y
học,... Kết quả của đề tài còn cung cấp những cơ sở dữ liệu cho việc biên soạn bộ
sách “Thực vật chí Việt Nam”.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm
nghiệp, y dƣợc, sinh thái và tài nguyên sinh vật...
5. Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên tiến hành nghiên cứu đặc điểm hình thái và giá trị tài
nguyên của họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ
thống.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc trình bày
trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Trên thế giới
Linnaeus (1753) đƣợc coi là ông tổ thực vật đã đặt tên và mô tả hàng loạt các
chi và loài thực vật, trong đó có 5 chi: Celastrus, Euonymus, Hippocratea, Salacia,
Cassine sau này đƣợc sắp xếp trong họ Dây gối [39]. Với các chi này, tác giả xếp
trong 3 nhóm thực vật, cùng chung với rất nhiều các chi sau này đƣợc xếp trong
nhiều họ thực vật khác. Chi Celastrus, Euonymus tác giả xếp trong nhóm 5 nhị với
nhụy đơn (Pentandria monogynia); Cassine xếp trong nhóm 5 nhị với 3 nhụy
(Pentandria trigynia); còn Hippocratea, Salacia xếp trong nhóm 3 nhị, 3 nhụy
(triandra trigynia).
Một số tác giả sau Linnaeus nhƣ Loureiro (1790) cũng sắp xếp các taxon bậc
chi theo các nhóm nhƣ của Linnaeus.
A. L. Jussieu (1811) đặt tên và mô tả họ Hippocrateaceae lấy từ tên chi
Hippocratea, bao gồm các chi Salacia, Hippocratea. R. Brown (1814) đặt tên và
mô tả họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) lấy từ tên chi Celastrus và từ đây các chi đã
đƣợc sắp xếp vào họ Celastraceae. Đồng thời với việc đặt tên cho họ Dây gối, tác
giả đã cho thấy giữa hai họ Hippocrateaceae và Celastraceae có nhiều đặc điểm rất
giống nhau. Theo tác giả nên sát nhập hai họ làm một. Nhập hay không nhập
Hippocrateaceae vào Celastraceae cho đến nay vẫn còn là vấn đề tranh cãi.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu tổng thể các taxon trong họ Dây gối trên
thế giới còn có các công trình nghiên cứu từng taxon, nhóm taxon hay các công
trình thực vật chí ở các nƣớc. Một số các công trình nghiên cứu đáng chú ý ở châu
Á và các nƣớc lân cận Việt Nam:
M. A. Lawson (1875) [28] khi nghiên cứu họ Dây gối ở Ấn Độ đã chia họ
này thành 2 tông: Celastreae, Hippocrateae và các phân tông: Euonymeae,
Celastreae, Elaeodendreae. Tác giả đã mô tả 13 chi và 106 loài. Trong công trình
3
của mình, M. A. Lawson đã sử dụng hệ thống phân loại của G. Bentham & J. D.
Hooker nên còn sai sót về mặt danh pháp nhƣ việc ông dùng Ordo để chỉ họ.
Ding Hou (1963) [18] đã biên soạn họ Dây gối trong thực vật chí vùng
Malesiana. Ở đây, tác giả cũng không phân chia thành phân họ hay tông mà chỉ lập
khóa định loại, mô tả 17 chi và 111 loài. Tác giả đã thừa nhận hệ thống của
Takhtajan (1987, 1996) nên đã nhập Siphonodontaceae và Hippocrateaceae vào
Celastraceae. Các thông tin về loài nhƣ danh pháp, mô tả, phân bố đã đƣợc công bố
đầy đủ. Tuy nhiên, hình vẽ minh họa còn ít, mẫu nghiên cứu chƣa đƣợc chỉ ra.
Công trình nghiên cứu họ Dây gối ở đảo Java thuộc Inđônêxia của C. A.
Backer & R. C. Bakhuizen (1965) [14] đã xây dựng khóa định loại các chi và các
loài. Ở đây, tác giả đã mô tả 8 chi và 11 loài, không có hình vẽ minh họa, danh pháp
các taxon không đƣợc trích dẫn đầy đủ, thiếu tài liệu công bố và mẫu nghiên cứu.
S. Y. Lu & Y. P. Yang (1993) [30] đã công bố kết quả nghiên cứu họ Dây
gối trong thực vật chí Taiwan. Các tác giả này không phân chia thành phân họ hay
tông mà chỉ lập khóa định loại, mô tả 6 chi và 20 loài. Các chi và loài đƣợc mô tả
đầy đủ về danh pháp, tài liệu công bố, mẫu nghiên cứu, một số loài đã có hình vẽ
minh họa.
C. Y. Cheng & P. H. Huang (1999) [38] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung
Quốc đã xây dựng khóa định loại và mô tả 12 chi với 201 loài thuộc họ Dây gối.
Các chi đƣợc tác giả xếp trong 4 phân họ: Celastroideae, Tripterygioideae,
Dipentodontoideae, Cassinoideae với 5 tông: Euonymeae, Celastreae, Microtropeae,
Cassineae, Perrottetieae. Trong phần mô tả các loài có hình vẽ minh họa rõ ràng,
đẹp nhƣng chƣa chỉ ra mẫu nghiên cứu, gây khó khăn cho ngƣời nghiên cứu kế tiếp.
Ngoài các công trình nghiên cứu hệ thống phân loại và các hệ thực vật ở các
nƣớc đƣợc trình bày ở trên, còn có hàng loạt các công trình nghiên cứu bổ sung về
hệ thống học hay những công bố về chi và loài mới cho họ Dây gối nhƣ: Các công
trình nghiên cứu của Ding Hou, tác giả đã bổ sung và hoàn chỉnh chi Bhesa [17], bổ
4
sung một chi mới thuộc họ Dây gối là Sarawakodendron (1967) [20], mô tả 2 loài
mới thuộc chi Glyptopetalum [19], 1 loài mới thuộc chi Euonymus (1975) [22].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về hệ thống học cũng nhƣ về phân
loại học còn có những công trình nghiên cứu về giải phẫu, thành phần hóa học của
họ Dây gối.
Ding Hou (1969) [21] nghiên cứu về hạt phấn của chi Sarawakodendron và
mối quan hệ với các chi khác trong họ Dây gối.
Kuo Y. H. et al. khi nghiên cứu về thành phần hóa học đã tìm ra một số
alkaloid ở chi Celastrus [25], [26], [27].
Những công trình nghiên cứu họ Dây gối trên thế giới đã có khá nhiều song
ở Việt Nam các nghiên cứu phân loại họ này còn rất ít.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, có thể coi Loureiro (1793) [40] là tác giả đầu tiên nghiên cứu
hệ thực vật Việt Nam. Trong “Flora Cochinchinensis” tác giả sắp xếp các chi và
loài thuộc họ Dây gối giống với Linnaeus gồm 2 chi với 2 loài đƣợc sắp xếp trong 2
nhóm. Đó là, chi Euonymus xếp trong nhóm 5 nhị với nhụy đơn (Pentadria
monogynia), chi Salacia xếp trong nhóm 3 nhị, 3 nhụy (Triandria trigynia).
L. Pierre (1894) [32] khi nghiên cứu hệ thực vật rừng Nam bộ đã mô tả 29
loài thuộc 8 chi cùng hình vẽ thuộc họ Dây gối. Công trình này còn nhiều sai sót về
danh pháp và nhầm lẫn giữa các chi cũng nhƣ các loài. Nhiều tên gọi của các chi và
các loài nay đã trở thành tên đồng nghĩa.
C. J. Pitard (1912) [33] nghiên cứu họ Dây gối ở Đông Dƣơng đã mô tả 9 chi
với 38 loài, trong đó Việt Nam có 28 loài. Công trình này còn nhiều thiếu sót về
danh pháp, nhiều chi và loài nay đã trở thành tên đồng nghĩa.
Lê Khả Kế và cộng sự (1969) [5] trong “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” đã
xây dựng khóa định loại cho 3 chi và mô tả 3 loài thuộc họ Dây gối.
5
Công trình của ngƣời Việt Nam đáng chú ý là công trình của Phạm Hoàng
Hộ (1970, 1993, 1999). Năm 1970 [2], tác giả đã xây dựng khóa định loại cho 16
chi và mô tả 38 loài có ở miền Nam Việt Nam. Đến năm 1993 [3], tác giả đã xây
dựng khóa định loại cho 11 chi, mô tả 76 loài trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tác giả
không mô tả đặc điểm chi, mô tả loài và hình vẽ minh họa còn đơn giản, giữa khóa
định loại các chi với phần mô tả các loài trong chi là không thống nhất, rất nhiều chi
có trong phần mô tả loài nhƣng trong khóa định loại lại không đề cập đến. Năm
1999 [4], trong “Cây cỏ Việt Nam” đƣợc tái bản, tác giả đã bổ sung và sửa chữa
khá nhiều. Mặc dù “Cây cỏ Việt Nam” còn nhiều sai sót nhƣng đây là công trình có
giá trị giúp cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] trong “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ
thực vật Hạt kín ở Việt Nam” đã mô tả đặc điểm nhận biết cơ bản của họ Dây gối và
nêu danh sách các chi thuộc họ Dây gối ở Việt Nam. Đây là tài liệu quan trọng giúp
cho việc tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín nói chung và họ Dây gối nói
riêng ở Việt Nam.
Nguyễn Tiến Bân (2003) [9], trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”
đã trình bày danh lục các loài thuộc họ Dây gối có ở Việt Nam. Tác giả đã cập nhật
nhiều thông tin mới, chỉnh lý danh pháp theo Luật danh pháp Quốc tế hiện nay. Tác
giả cung cấp một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái, cũng nhƣ giá
trị sử dụng các loài trong họ Dây gối.
Ngoài ra, năm 2006 loài Glyptopetalum sclerocarpum (Kurz) M.A Lawson
lần đầu tiên đƣợc phát hiện tại Việt Nam ở Vƣờn Quốc gia Bến En, địa phận huyện
Nhƣ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Sau khi giám định và tra cứu tài liệu về họ Dây gối trên
toàn thế giới, loài này đƣợc xác định là mới cho hệ Thực vật Việt Nam và đƣợc đặt
tên là Xâm cánh Bến En. Phát hiện mới này nâng tổng số loài trong họ Dây gối tại
Việt Nam lên 81 loài thuộc 13 chi.
Bên cạnh các công trình mang tính chất phân loại còn có một số công trình
đề cập đến giá trị sử dụng của họ Dây gối ở Việt Nam của một số tác giả.
6
Vũ Văn Chuyên (1976) [13] đã trình bày tóm tắt đặc điểm họ Dây gối trong
“Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc”.
Trong công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” (1997) [11] của Võ Văn Chi
đã đề cập đến 11 loài thuộc họ Dây gối đƣợc dùng làm thuốc.
Các công trình này góp phần cung cấp những dẫn liệu quan trọng về giá trị
sử dụng của họ Dây gối ở Việt Nam.
7
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2. 1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài thuộc họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) ở Việt Nam, trên cơ sở tài liệu
và mẫu vật.
Tài liệu: Các tài liệu về họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) trên thế giới và của
Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu chuyên khảo.
Mẫu vật: Các mẫu thực vật thuộc họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) ở Việt
Nam, hiện đƣợc lƣu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật nhƣ phòng Tiêu bản thực vật
– Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), phòng Tiêu bản thực vật, trƣờng Đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc Gia Hà Nội (HNU) và các mẫu vật tƣơi
sống đƣợc thu thập từ thực địa.
Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh
thái và Tài nguyên Sinh vật). Ngoài ra, tôi còn tham khảo một số mẫu thu thập đƣợc
trong khi điều tra thực địa và các ảnh chụp mẫu vật trên internet.
2. 2. Phạm vi nghiên cứu: Khắp cả nƣớc.
2. 3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018.
2. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Để nghiên cứu đặc điểm hình thái và giá trị tài nguyên của họ Dây gối
(Celastraceae R. Br.) ở Việt Nam tôi sử dụng phƣơng pháp Hình thái so sánh [8].
Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ
biến nhất trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nƣớc ta. Phƣơng pháp
này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất
là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít
biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các
cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so
sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa,...). Để làm tốt
8
phƣơng pháp nghiên cứu này, tôi tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp
và nội nghiệp.
+ Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tƣơi,
quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác.
+ Công tác nội nghiệp: Việc nghiên cứu mẫu vật đƣợc tiến hành tại các phòng
tiêu bản thực vật (PTBTV) trong nƣớc bao gồm: PTBTV Viện Sinh thái và Tài
nguyên Sinh vật (HN), PTBTV trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc
gia Hà Nội (HNU).
- Xử lý và bảo quản mẫu vật: Việc nghiên cứu các mẫu vật khô đƣợc tiến hành tại
các phòng thí nghiệm. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và
mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên
khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích,
so sánh.
Việc nghiên cứu đặc điểm hình thái và giá trị tài nguyên của họ Dây gối
(Celastraceae R. Br.) ở Việt Nam đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau:
Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về họ Dây gối
(Celastraceae R. Br.).
Bƣớc 2: Phân tích các mẫu vật thuộc họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) hiện có.
Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm
hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác.
Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu
Để tra cứu nhận biết họ và các loài thuộc họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) tôi
căn cứ vào Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1999), Cẩm nang tra cứu và
9
nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) và Cẩm
nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997).
Để đánh giá về giá trị tài nguyên (khoa học và giá trị sử dụng), tôi căn cứ vào
điều tra thực địa và tài liệu: Từ điển cây thuốc của Võ Văn Chi (1997), Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (1995),...
- Ngoài ra tôi còn sử dụng phƣơng pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả về thông
tin, số liệu và những tƣ liệu, kết quả liên quan đến đề tài mà các công trình nghiên
cứu báo cáo tổng kết công khai, công bố, đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin
chính thức về đặc điểm hình thái của họ Dây gối (Celastraceae R. Br.).
10
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái của họ Dây gối (Celastraceae R. Br.) qua các đại diện ở
Việt Nam
3.1.1. Dạng sống
Cây gỗ từ nhỏ (Gymnosporia, Glyptopetalum, Microtropis,...) đến lớn
(Lophopetalum), cây bụi đứng (Euonymus, Glyptopetalum,...), cây bụi trƣờn
(Celastrus) hoặc dây leo (Loeseneriella, Salacia, Reissantia). Cây thƣờng xanh
hoặc rụng lá.
Thân cây đôi khi có rễ khí sinh (Euonymus), có bạnh vè (Bhesa) hoặc có gai
(Gymnosporia) - gai do cành biến đổi thành, mọc ở nách lá. Cành nhỏ, tròn ở đa số
các chi, hoặc vuông (Glyptopetalum), đôi khi hơi dẹt ở phần mấu (Lophopetalum,
Glyptopetalum). Cành nhẵn hoặc có lông mịn (Gymnosporia, Celastrus), thƣờng có
lỗ vỏ.
3.1.2. Lá
Lá đơn, mọc cách hoặc mọc xoắn ốc (Celastrus, Bhesa, Gymnosporia), các chi
còn lại lá mọc đối hoặc đối chéo chữ thập. Lá kèm nhỏ, sớm rụng hoặc không có.
Lá kèm thƣờng có hình mác, xẻ thùy hoặc xẻ thùy thƣa (Gymnosporia, Euonymus),
hoặc có dạng túm lông (Lophopetalum, Loeseneriella), có gân song song, mặt trong
có lông tiết, khi rụng để lại vết sẹo lớn nhƣ ở chi Bhesa. Lá kèm xen với cuống lá
hoặc ở bên ngoài cuống. Cuống lá hình trụ, có khía rãnh ở phía trên. Phiến lá có
nhiều hình dạng: hình bầu dục, bầu dục thuôn, hình trứng,… Gốc lá dạng nêm, tù
hoặc gần tròn (Celastrus) hoặc thót lại về phía cuống (Gymnosporia, Microtropis).
Chóp lá tù (Celastrus, Gymnosporia), nhọn, thuôn dài, nhọn thành mũi
(Loeseneriella) hoặc khía tai bèo (Gymnosporia), rất ít khi chóp lá tròn
(Pleurostylia). Mép lá gần nguyên (Cassine, Loeseneriella), hoặc có khía răng cƣa
thƣa hoặc khía tai bèo (Gymnosporia), có khi mép hơi lật xuống (Pleurostylia). Lá
thƣờng hơi dai nhƣ da (Euonymus, Celastrus, Salacia, Lophopetalum), láng
11
(Euonymus, Salacia). Gân lá dạng lông chim. Ở mặt dƣới của lá đôi khi có những
chấm đen (Euonymus) hoặc có lông mịn gần gân (Celastrus). Gân bên tạo thành
đƣờng cung gần mép lá (Euonymus) hoặc tỏa đều hơi vòng về phía trên (Celastrus),
các gân bên bằng hoặc nổi rõ cả hai mặt (Euonymus, Celastrus) hoặc các gân mặt
dƣới nổi rõ [Hình 3.1].
3.1.3. Cụm hoa
Cụm hoa dạng xim, chùy hay chùm, ở nách lá hay đỉnh cành, có khi ở ngoài
nách lá hoặc ở trên thân. Cụm hoa tập hợp thành bó hoặc đơn độc, đôi khi phân
nhánh từ gốc. Lá bắc nhỏ, sớm rụng, hình tam giác, hình mũi mác hoặc dạng lông
tơ ngắn, dạng diềm ngắn (Lophopetalum) hoặc hình bầu dục có diềm ngắn
(Gymnosporia) [Hình 3.2].
3.1.4. Hoa
Hoa lƣỡng tính (ở hầu hết các chi) hoặc đơn tính, thƣờng là đơn tính khác gốc
(Celastrus). Hoa đều, mẫu 4 hoặc mẫu 5.
Đài: Đài rời hoặc hơi hợp (Microtropis) hoặc hợp; thƣờng xếp lợp, rất ít
khi xếp van, thƣờng tồn tại ở quả. Hình dạng đài biến đổi: Dạng đĩa, hình tam giác
nhọn, hình trứng, hình thận, tù, gần tròn hoặc tròn. Thùy đài có thể đều nhau
(Celastrus, Gymnosporia,…) hoặc không đều nhau, 2 thùy phía ngoài nhỏ hơn 2, 3
thùy phía trong (Euonymus, Glyptopetalum, Microtropis, Salacia). Đài uốn vào
hoặc cong ra (Lophopetalum). Thùy đài nguyên, có răng cƣa nhỏ, có diềm ngắn,
phía ngoài có lông màu nâu (Loeseneriella) hoặc có lông cả hai mặt (Reissantia,
Salacia) [Hình 3.3].
Tràng: Có số lƣợng thay đổi: có 4 cánh (Glyptopetalum), 5 cánh (ở đa số
các chi), có chi vừa có 4 vừa có 5 cánh (Euonymus, Gymnosporia). Các cánh hoa
thƣờng rời nhau, có khi hơi dính với nhau ở gốc hoặc dính với gốc chỉ nhị tạo thành
một vòng trông giống nhƣ triền tuyến mật (Microtropis). Cánh hoa thƣờng xếp lợp,
rất ít khi xếp van, có trƣờng hợp xếp vặn (Bhesa).
12
Cánh hoa có nhiều hình dạng: nhọn, thuôn, hình thìa hƣớng vào trong
(Microtropis), hình bầu dục, hình trứng thuôn ngƣợc, hình trứng rộng ngƣợc, tù,
gần tròn. Cánh hoa thẳng hoặc gần thẳng khi hoa nở (Reissantia). Mép cánh hoa
nguyên hoặc lƣợn sóng, có khía răng cƣa hoặc có diềm, có lông mịn hoặc nhẵn; mặt
trên có những vân đẹp (Euonymus) hoặc có 2 vết lõm ở mặt trong (Glyptopetalum);
mặt dƣới có những chấm nhỏ (Lophopetalum). Cánh hoa có phần phụ dạng lƣợc,
dạng màng mỏng có diềm dài; phần phụ có thể dài bằng nửa hoặc kéo dài hết cánh
hoa (Lophopetalum) [Hình 3.4].
Triền tuyến mật: Có ở hầu hết các chi (trừ chi Microtropis) có thể rõ hoặc
không rõ (Reissantia) (rất đặc trƣng bởi triền bao quanh và dính với bầu). Triền đa
dạng: Triền nạc, phẳng, dẹt, tròn, nguyên hoặc chia thùy (Bhesa, Euonymus,...); có
khi có dạng đĩa mỏng (Lophopetalum); triền nạc dạng nhẫn (Loeseneriella, Salacia)
hoặc triền có dạng chén, mỏng, nguyên hoặc chia 5 thùy nhọn, hình tam giác, hình
tròn hoặc hơi vuông (Celastrus, Pleurostylia). Bề mặt của triền thƣờng nhẵn hoặc
có những gai thịt hay những mấu hình dùi (Lophopetalum), có lông mịn (Bhesa) [Hình
3.5].
Bộ nhị: Nhị có 3, 4 hoặc 5, xếp xen với cánh hoa. Nhị đính ở bên trong,
đính trên mép hoặc đính bên ngoài sát mép triền tuyến mật hoặc đính trên phần dính
của cánh hoa (Microtropis). Ở những hoa đơn tính, nhị lép nhỏ hơn nhiều so với nhị
hữu thụ. Nhị rời nhau hoặc dính với tràng (Microtropis). Chỉ nhị thƣờng có hình
dùi, có khi dạng chỉ (Lophopetalum, Cassine, Loeseneriella), nhẵn hoặc có gai thịt
(Celastrus); chỉ nhị có khi không rõ (Euonymus). Bao phấn thƣờng 2 ô, hình tam
giác, thuôn dẹp, hình bầu dục, hình trứng hoặc gần tròn, ít khi hình thận; đính gốc
hay đính lƣng; mở dọc, mở lỗ ở đỉnh; hƣớng trong, hƣớng bên hoặc hƣớng ngoài.
Trung đới rõ ở mặt lƣng (Pleurostylia) [Hình 3.6].
Bộ nhụy: Ở tất cả các chi đều có bầu thƣợng. Bầu đính ở trên triền tuyến
mật, có khi ở trong triền, dính với triền một phần hoặc hoàn toàn (Salacia,
Reissantia). Bầu hình nón cụt, hình tháp, hình chai, gần tròn hoặc tròn: Bầu có khi
13
phủ lông mịn, có nốt sần (Euonymus), có túm lông ở đỉnh (Bhesa). Bầu có 2-5 ô,
các ô hợp hoàn toàn, mỗi ô có 1-2 noãn, đôi khi có 4-18 noãn (Lophopetalum).
Thƣờng có một vòi nhụy, ngắn hoặc không rõ; có trƣờng hợp vòi nhụy phân nhánh
đến tận gốc (Bhesa). Núm nhụy dạng đầu, dạng đĩa, chia thùy hoặc núm nhụy hình
chấm (Reissantia, Glyptopetalum, Loeseneriella) [Hình 3.7].
3.1.5. Quả
Có 2 dạng: Quả nang và quả hạch
Quả nang: Gặp ở đa số các chi.
Quả thƣờng nguyên, gần tròn, hình bầu dục, hình thoi, hình tim ngƣợc, hình
nón ngƣợc, thuôn hoặc có (3-)4-5 thùy (cạnh). Quả mở bằng 3 mảnh van (Celastrus,
Euonymus, Gymnosporia,…) hoặc 2 mảnh van dạng thuyền (Reissantia,
Loesenerialla). Quả thƣờng có đài tồn tại (Celastrus, Euonymus, Microtropis,..).
Quả hạch: Gặp ở các chi: Cassine, Pleurostylia, Salacia. Quả có hình trứng
thuôn ngƣợc, hình bầu dục hoặc gần tròn. Quả có vòi nhụy tồn tại (Cassine,
Pleurostylia). Khi chín quả màu vàng, màu đỏ hoặc vàng cam [Hình 3.8].
3.1.6. Hạt
Hạt thƣờng hình bầu dục, bầu dục thuôn, bầu dục rộng, có khi tròn (Salacia).
Hạt màu vàng, vàng cam, đỏ cam, rất ít khi trắng (Salacia). Hạt nhẵn hoặc có nếp
nhăn (Microtropis), có gờ (Glyptopetalum). Phần lớn hạt có tử y (bao bọc toàn phần
hoặc một phần); tử y màu vàng, đỏ, đỏ nâu, một số có cánh dạng màng hoặc trong
suốt (Loeseneriella, Lophopetalum, Reissantia). Hạt thƣờng có nội nhũ, ít khi
không có (Loeseneriella, Reissantia). Phôi thẳng, lá mầm dẹt dạng lá, dạng dải
thuôn hoặc hình thìa rộng [Hình 3.9].
14
1
2
4
7
3
5
8
6
9
Hình 3.1. Một số dạng lá
1. Phiến bầu dục tròn dài (Glyptopetalum); 2. Phiến thon ngƣợc (Maytenus); 3.
Phiến xoan tròn (Euonymus); 4. Phiến xoan bầu dục (Euonymus); 5. Lá hình muỗng
(Gymnosporia); 6. Phiến giống lá Sao (Bhesa); 7. Phiến xoan ngƣợc (Celastrus); 8.
Phiến tròn dài (Salacia); 9. Lá thon hẹp (Glyptotetalum).
15
Hình 3.2. Một số dạng cụm hoa
1. Chùm (Bhesa); 2. Chuỳ (Celastrus, Lophopetalum); 3.Xim hai ngả
(Glyptopetalum, Euonymus, Loeseneriella).
16
Hình 3.3. Một số dạng đài
1, 2. Đài rời (1: Microtropis, 2: Salacia); 3. Đài hợp (Lophopetalum); 4, 5. Thùy đài
tròn (4: Glyptopetalum, 5: Euonymus); 6. Thùy đài hình tam giác, mép có răng cƣa
(Gymnosporia); 7. Thùy đài hình mác (Reissantia).
17
Hình 3.4. Một số dạng cánh hoa
1. Cánh hoa nhọn (Loeseneriella); 2. Cánh hoa thuôn (Reissantia); 3.Cánh hoa
thuôn nhọn (Gymnosporia); 4.Cánh hoa hình bầu dục (Pleurostylia); 5.Cánh hoa
hình thìa (Cassine); 6.Cánh hoa hình trứng ngƣợc, hƣớng vào trong
(Glyptopetalum); 7.Cánh hoa hình bầu dục hƣớng vào trong (Microtropis); 8.Cánh
hoa hình trứng thuôn ngƣợc (Salacia); 9.Cánh hoa có phần phụ (Lophopetalum);
10.Cánh hoa có vân ở mặt trên (Euonymus); 11. Cánh hoa tròn, mép có khía tai bèo
(Euonymus); 12. Cánh hoa có tua diềm (Euonymus).
18
Hình 3.5. Một số dạng triền tuyến mật
1, 2. Triền tuyến mật dẹt, tròn (1: Euonymus, 2: Salacia ); 3, 4. Triền tuyến mật dẹt,
chia thùy (3: Lophopetalum, 4: Euonymus); 5, 6, 7. Triền tuyến mật dạng nhẫn (5:
Salacia, 6: Loeseneriella, 7: Anulodiscus); 8. Triền tuyến mật dính vào bầu, không
rõ (Reissantia); 9.Triền tuyến mật hình nón cụt (Salacia); 10, 11. Triền tuyến mật
dạng chén nông (10: Bhesa, 11: Gymnosporia); 12, 13. Triền tuyến mật dạng chén
sâu (12: Pleurostylia, 13: Celastrus ).
19
Hình 3.6. Một số kiểu bộ nhị
1. Bao phấn đính gốc (Salacia); 2. Bao phấn hình trứng, đính gốc (Pleurostylia); 3.
Bao phấn đính lƣng (Lophopetalum); 4.Trung đới nhìn rõ ở mặt lƣng (Pleurostylia);
5. Chỉ nhị rất ngắn (Euonymus); 6. Nhị đính trong triền (Reissantia); 7, 8. Nhị đính
trên triền (7: Lophopetalum, 8: Euonymus); 9, 10. Nhị đính trên mép triền (9:
Pleurostylia, 10: Euonymus); 11, 12. Nhị đính ngoài triền (11: Bhesa, 12:
Gymnosporia); 13. Nhị dính với nhau ở gốc chỉ nhị (Microtropis); 14. Nhị dính với
tràng (Microtropis).
20
Hình 3.7. Một số kiểu bộ nhụy
1, 2, 3. Bộ nhụy với vòi nhụy rõ, núm nhụy không chia thùy (1: Euonymus, 2:
Lophopetalum, 3: Loeseneriella); 4, 5. Bộ nhụy với vòi nhụy rõ, núm nhụy chia
thùy (4: Gymnosporia, 5: Celastrus); 6, 7. Bộ nhụy với vòi nhụy rất ngắn, núm
nhụy hơi chia 2 thùy (6: Pleurostylia, 7: Cassine); 8. Bầu có túm lông ở đỉnh, vòi
nhụy 2 (Bhesa); 9, 10. Bộ nhụy với vòi nhụy thót lại, núm nhụy hình chấm (9:
Salacia, 10: Loeseneriella); 11. Vòi nhụy và núm nhụy không rõ (Anulodiscus).
21