Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

tóm tắt Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh và giá trị của chụp Xquang, cắt lớp vi tính trong chẩn đoán U tế bào khổng lồ xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.29 KB, 15 trang )

TÓM TẮT
Thực hiện nghiên cứu mô tả 77 trường hợp UTBKL xương có chụp xquang,
trong đó chụp 35 bệnh nhân có chụp CLVT.Trên Xquang UTBKL xương có đặc
điểm, tổn thương chủ yêú xương dài 81,8%. Tổn thương không có viền đặc xương
xung quanh 97,74%, kích thước 4-8 cm chiếm 68,3%.Tổn thương màng xương
62,1%.Giá trị Xquang chẩn đoán UTBKL xương,
- Dấu hiệu vách, độ nhậy 84,93%, độ đặc hiệu 50%, độ chính xác 83,12%
- Dấu hiệu vôi hoá, độ nhậy 75%, độ đặc hiệu 82,19%, độ chính xác 81,82%
- Viền đặc xương quanh khối, độ nhậy 100%, độ đặc hiệu 73,33%, độ chính xác
74,03%
- Xâm lấn phần mềm, độ nhậy 60,47%, độ đặc hiệu 74,04%, độ chính xác
70,13%
Giá trị CLVT trong chẩn đoán UTBKL xương
- Tổn thương vỏ xương, độ nhậy 88 %, độ đặc hiệu 70%, độ chính xác 82,86%
- Xâm lấn phần mềm, độ nhậy 66,67%, độ đặc hiệu 80%, độ chính xác 74,29%
- CLVT có độ nhậy 85,71%, độ đặc hiệu 80%, độ chính xác 82,86%
SUMMARY
The study was conducted at 77 patients with diagnosis of skeleton in the x-ray
standard, in which there were 35 patients who have had computer tomographies.
In the x-ray standard more lesion bone is long 81.8%; lesion without ractification
characteristic 97.74%. The size is from 4 to 8 cm 68.3%. Lesion membran is
fleshless 62.1%.The value of xray standard of skeleton tumor diagnosis:
- Septal sign, sensitivity 84.93%, specificity 50%, accuracy 83.12%
- Calcified sign, sensitivity 75%, specificity 82.19%, accuracy 81.82%
- Muscle infiltration, sensitivity 60.47%, specificity 74.04%, accuracy 70.13%
The value of computer tomography of skeleton tumor diagnosis sensitivity
85.71%, specificity 80%, accuracy 82.86%
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
U xương được biết từ rất sớm khoảng 2500 năm trước công nguyên.UTBKL
xương gặp nhiều ở Trung quốc và các nước Đông Nam Á, chiếm 20% trong tổng
số u xương, ở Mỹ chiếm 5 %. U tế bào khổng lồ được chia thành nhiều giai đoạn


khác nhau. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào giai đoạn.Vì vậy chẩn đoán hình
ảnh có vai trò lớn vì đối với u tế bào khổng lồ ở độ I, II.Việc chẩn đoán u xương
điển hình thường dễ. Ngày nay có nhiều phương tiện hiện đại giúp cho việc chẩn
đoán như: Chụp mạch, chụp cắt lớp vi tính, chụp đồng vị phóng xạ,chụp cộng
hưởng từ.Nhưng trong nước chưa có nghiên cứu nào mối liên quan giữa phân độ
Xquang và giải phẫu bệnh của khối u. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài với hai
mục tiêu:
1. Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của chụp Xquang và CLVT trong UTBKLX.
2. Giá trị của chụp XQ và CLVT trong chẩn đoán UTBKLX.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 77 trường hợp tại hai bệnh viện
Việt Đức và Viện K từ năm 2003 đến 2008 có GPB là UTBKLX
2.2 Phương pháp nghiên cứu .Nghiên cứu tiến cứu và hồi cứu
2.2.1 Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh X quang của UTBKLX
- Kích thước khối u,viền đặc xương.
- Đường bờ của khối u. Dấu hiệu vách trong khối.
- Tổn thương gãy xương, dấu hiệu thổi vỏ.
- Màng xương. Xâm lấn phần mềm xung quanh, khớp lân cận.
- Phân độ tổn thương theo campanacci năm 1987:
Độ I: tổn thương ranh giới rõ, không làm biến dạng xương
Độ II: tổn thương ranh giới rõ, làm mỏng vỏ xương và phồng vỏ xương, biến
dạng xương nhưng bản xương còn liên tục
Độ III: Bản xương mất liên tục xâm lấn xung quanh
- Phân độ mô bệnh học theo Jaffer và cộng sự năm1940
- Sự liên quan giữa độ mô bệnh học và độ xquang
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình ảnh của CLVT trong UTBKLX
- Máy chụp CLVT thế hệ III nhãn hiệu Prospeed- S của hãng General- Electric
và máy Somatom hay các thế hệ mới của hãng siemane tại khoa CĐHA bệnh viện
Việt Đức.Độ dày lát cắt 1-3 mm CCQ và KCQ.Thuốc cản quang Télébrix liều tiêm
1,5-2 mg/ Kg.

+ Vị trí khối u, kích thước khối u. Viền đặc xương, đường bờ của khối u.
+ Cấu trúc của khối u. Tổn thương gãy xương.
+ Màng xương, xâm lấn phần mềm
2.2.3 Xử lý số liệu. Theo phương pháp thống kê y học.
2.2.4 Giá trị của chụp Xquang, CLVT trong chẩn đoán UTBKLX
- Độ nhạy (sensitivity).Sn = Dương tính thật/ Dương tính thật+ Âm tính giả.
- Độ đặc hiệu (Specificity).Sp = Âm tính thật/ Âm tính thật + Dương tính giả.
- Độ chính xác (Accuracy).Acc = (Dương tính thật+ Âm tính thật)/Tổng số bệnh
nhân
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Tuổi: Hay gặp nhất 20-60 tuổi 81.8%, tuổi nhất 12, cao nhất 76, tuổi trung
bình bị bệnh 30± 12,6.Trần Nam Thắng tuổi 21- 40 chiếm 62,3%, nghiên cứu của
Ashraf Khaliz tuổi trung bình là 32,9 tuổi, nhỏ nhất 13, cao nhất 71 tuổi.
3.2. Giới
Trong nghiên này nam 49%, nữ 51%, tỷ lệ nữ / nam (1/1). Lê Chí Dũng
1,47.Đoàn Lê Dân 4/3. Ashraf Khaliz 2,7.Vương Ngọc Dương là 1,1/1.
3.3. Đặc điểm hình ảnh xquang trong chẩn đoán UTBKLX
3.3.1. Xương tổn thương:
Tổn thương gặp chủ yếu ở đầu các xương dài, xương đùi chiếm 32,8%, xương
chày chiếm 20,8%. Tỷ lệ gặp ở các xương dẹt và xương vừng chiếm 18,2% .
3.3.1.2 Vị trí trên xương
Tổn thương gặp chủ yếu ở các xương dài chiếm 81,8%. của Đoàn Lê Dân 60%.
[1] Nhiều nhất là xương đùi chiếm 32,8 % ,Yoshinao Oda 31,9%[8]. Vị trí tổn
thương nằm gần gối và xa khuỷu chiếm 81,9%. Vương Ngọc Dương 86,5%[3].
3.3.1.3 Kích thước tổn thương trên Xquang
Kích thước khối u nhỏ nhất 1,5cm, lớn nhất 15cm, kích thước từ 4-8cm chiếm
49,4% .Kích thước khối u < 8cm chiếm 91,9%, có 7 trường hợp kích thước > 8cm
(chiếm 9,1%).
3.3.1.4 Dấu hiệu vách trong khối u
Lê Chí Dũng nghiên cứu 79 trường hợp thấy dấu hiệu phồng vỏ xương86,08%,

[2]. Của chúng tôi 88%, chụp xquang phát hiện dấu hiệu này có độ nhạy, độ đặc
hiệu, độ chính xác là: Sn = 81,48%, Sp = 60,48%, Acc = 75,32
3.3.1.5 Dấu hiệu vôi hóa trong khối u
Trong nhóm nghiên cứu hầu như không gặp vôi hoá trong vùng tổn thương, chỉ
có 4/77( 5,2%) có dấu hiệu vôi hóa trong khối u.Do vậy nếu tổn thương mà có vôi
hóa thì đến 94,8% không phải là u tế bào khổng lồ.
3.3.1.6 Dấu hiệu viền xơ đặc xung quanh khối u
Trong nhóm nghiên cứu tổn thương gặp có viền đặc xương xung quanh vùng tổn
thương có 2/77 ( 2,6%).
3.3.1.7 Dấu hiệu màng xương
Có 70.2% trong UTBKL xương không có dấu hiệu bất thường về màng xương
trên phim Xquang thường quy, trong đó 29,8% có phản ứng màng xương hay
màng xương bị phá hủy.
3.3.1.8 Dấu hiệu vỏ xương
Dấu hiệu vỏ xương bị biến đổi làm mỏng vỏ xương, phá vỡ vỏ tạo hình ảnh đầu
xương bị phì đại.Xâm lấn phần mềm chiếm 29,8%, Vương Ngọc Dương là 39,6%.
Giá trị của xquang trong chẩn đoán dấu hiệu này có độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị
chẩn đoán đúng tương ứng: Sn = 60,47%, Sp = 74,07%, Acc = 70,13%
3.3.1.9 Phân độ tổn thương xquang theo campanaci
Trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương xquang theo phân độ của
Campanacci độ I và độ III gần như nhau, nhưng độ II cao hơn có 30/77 trường
hợp. Phân loại độ Xquang dựa theo phân loại của Campanacci năm 1987 trong
tổng số 266 trường hợp thì độ I 4%, độ II 68%, độ III 28%.[5]. Trong 77 trường
hợp nghiên cứu của chúng tôi có độ I là 29,9%, độ II là 39,0%, độ III là 31,2% .
3.3.2.2 Kích thước khối u trên CLVT
Trong 7/35 (20%) trường hợp có kích thước > 8cm, trong khi đó xquang thường
quy kích thước khối u > 8cm chiếm 9,1%, kích thước khối u nhỏ nhất được chụp
CLVT là 3cm, lớn nhất 15cm.
3.3.2.3 Tỷ trọng của khối u trên CLVT
Trong nhóm nghiên cứu 77% tổn thương có tỷ trọng tổ chức (30-70HU) và tỷ

trọng tổ chức cao (70- 90HU) do có vách xơ trong khối u hay các vỏ xương bị phá
huỷ chiếm đến 97%.Trong tổng số 35 trường hợp được chụp CLVT, tỷ trọng tổ
chức bình thường chiếm 77,2%
3.3.2.4 Dấu hiệu vách trong khối trên CLVT
Trong 20/35 trường hợp có dấu hiệu vách trong vùng tổn thương, có15/35
trường hợp không có dấu hiệu này
3.3.2.5 Dấu hiệu vôi hóa trong khối u trên CLVT
Có 8/35(22,9%) trường hợp vôi hoá trong khối u. Chụp CLVT thấy vôi hóa
trong khối u cao hơn của chụp xquang do trong các trường hợp u phá vỡ vỏ xương
tổn thương.
3.3.2.6 Dấu hiệu tổn thương màng xương trên CLVT
Trong nghiên cứu có 62.1% có bất thường về màng xương (phản ứng màng
xương, màng xương bị phá hủy), dấu hiệu này phát hiện trên CLVT tốt hơn trên
phim xquang thường quy (30%).
Chúng tôi nhận thấy có 21/35 trường hợp có xâm lấn xung quanh, trong đó chủ
yếu là phần mềm. Độ nhạy và độ đặc hiệu, giá trị chẩn đoán đúng của phương pháp
chụp CLVT trong chẩn đoán dấu hiệu xâm lấn phần mềm tương ứng : Sn=
66,67% , Sp = 80%, Acc= 74,29%.
3.3.2.7 Dấu hiệu tổn thương vỏ xương
Trên Xquang thường quy thấy 30% xâm lấn các tổ chức xung quanh khối
u, nhưng trên phim chụp CLVT thấy 60% phá vỡ vỏ xương và xâm lấn xung quanh
khối u.
3.4 Giá trị của chụp Xquang, CLVT trong chẩn đoán UTBKLX
3.4.1 Giá trị của chụp Xquang trong chẩn đoán UTBKLX
3.4.1.1 Giá trị trong chẩn đoán dấu hiệu vách trong khối u
Phẫu thuật
XQ
Có Không Tổng
Có 62 11 73
Không 2 210 4

Tổng 64 13 77
Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác là:Sn= 84,93% , Sp= 50%, Acc= 83,12%.
3.4.1.2 Chẩn đoán dấu hiệu vôi hóa trong khối u
Phẫu thuật
XQ
Có Không Tổng
Có 3 1 4
Không 13 60 73
Tổng 16 61 77
Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác là:Sn= 75%, Sp= 82,19%, Acc= 81,82%
3.4.1.3 Chẩn đoán dấu hiệu viền xơ đặc quanh khối
Phẫu thuật
XQ
Có Không Tổng
Có 2 0 2
Không 20 55 75
Tổng 22 55 77
Độ nhậy,độ đặc hiệu, độ chính xác Sn= 100%, Sp = 73,33%, Acc = 74,03%
3.4.1.4 Chẩn đoán dấu hiệu màng xương
Phẫu thuật
XQ
Có Không Tổng
Có 44 8 52
Không 9 16 25
Tổng 53 24 77
Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác Sn = 84,62%, Sp = 64%, Acc=77,92%
3.4.1.5 Chẩn đoán dấu hiệu vỏ xương
Phẫu thuật
XQ
Có Không Tổng

Có 44 10 54
Không 9 14 23
Tổng 53 4 77
Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác Sn= 81,48%, Sp= 60,87%, Acc= 75,32%.
3.4.1.6 Chẩn đoán dấu hiệu xâm lấn phần mềm
Phẫu thuật
XQ
Có Không Tổng
Có 14 9 23
Không 14 40 54
Tổng 28 49 77
Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác là Sn= 60,47%,Sp= 74,07%, Acc = 70,13%.
3.4.2 Giá trị của CLVT trong chẩn đoán UTBKLX
3.4.2.1 Giá trị của CLVT trong chẩn đoán dấu hiệu màng xương
Phẫu thuật
CLVT
Có Không Tổng
Có 22 3 25
Không 3 7 10
Tổng 25 10 35
Độ nhạy, độ đặc hiệu,độ chính xác là: Sn= 88%, Sp= 70%, Acc= 82,86%.
3.4.2.2 Chẩn đoán dấu hiệu tổn thương vỏ xương
Phẫu thuật
CLVT
Có Không Tổng
Có 16 5 21
Không 4 10 14
Tổng 20 15 35
Độ nhạy, độ đặc hiệu,độ chính xác là: Sn= 76,19%, Sp= 71,43%, Acc= 74,29%.
3.4.2.3 Chẩn đoán dấu hiệu xâm lấn xung quanh

Phẫu thuật
CLVT
Có Không Tổng
Có 10 5 14
Không 4 16 21
Tổng 15 21 35
Độ nhạy, độ đặc hiệu, độ chính xác: Sn = 66,67%, Sp = 80%, Acc = 74,29%.
3.4.2.4 Giá trị của CLVT trong chẩn đoán UTBKLX
GPB
CLVT
Đúng
Không
đúng
Tổng
Đúng 30 5 35
Không
đúng
7 28 35
Tổng 35 35 70
Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính, giá trị dự báo âm tính, giá trị
chẩn đoán đúng của phương pháp
Sn = 85,71%, Sp = 80,0%, Po = 81,08%, Ne = 84,85%, Acc = 82,86%.
III. KÊT LUẬN
1. Đặc điểm hình ảnh của Xquang và CLVT trong UTBKL xương
1.1 Đặc điểm hình ảnh của xquang
- Tổn thương là vùng khuyết xương gặp chủ yếu ở đầu xương dài chiếm 81,8%.
- Tổn thương có giới hạn rõ (không có viền xơ đặc xung quanh) 97,74%
- Dấu hiệu vách xơ trong khối, chiếm đa số 94,8%.
- Kích thước khối u từ 4-8cm chiếm 68,3%, dấu hiệu thổi vỏ chiếm 70%
1.2 Đặc điểm hình ảnh của CLVT

- Tỷ trọng tổ chức chiếm 77%, không ngấm thuốc sau tiêm, chỉ ngấm thuốc khi
khối u phá vỡ vỏ xương và có sự xâm lấn ra xung quanh.
- Vôi hóa trong vùng tổn thương 23% ,tổn thương về màng xương 62,1%
- Tổn thương vỏ xương 60% , phá vỡ vỏ xương, xâm lấn phần mềm 30%
2. Giá trị của xquang và CLVT trong chẩn đoán UTBKL xương
2.1. Giá trị của xquang thường quy
Phim Xquang thường quy chẩn đoán các dấu hiệu viền đặc xương, dấu hiệu vỏ
xương, dấu hiệu vôi hóa trong khối, dấu hiệu màng xương, dấu hiệu vách trong
khối, dấu hiệu gẫy xương có độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chẩn đoán chính xác khá
cao từ 60-80%.Xquang chẩn đoán đúng khoảng 67%.
2. 2 Giá trị của CLVT
- Dấu hiệu vỏ xương, dấu hiệu vôi hóa, dấu hiệu xâm lấn phần mềm xung quanh
có độ nhạy độ đặc hiệu khá cao 65- 85%
- Chụp CLVT có thể cho biết độ ác tính của khối u bằng việc xác định sự
nguyên vẹn của vỏ xương (chẩn đoán đúng được 14/19 trường hợp).
- Chụp CLVT có giá trị trong các trường hợp u nằm ở các vị trí khó như cột
sống, xương chậu, các xương bàn chân và xương sườn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đoàn Lê Dân, Nguyễn Văn Thạch (1993), Nhận xét về điều trị 35 trường hợp
u tế bào khổng lồ. Tạp chí Y học Việt Nam.Chuyên đề bệnh ung thư tập (số 173),
tr 90-94.
2. Lê Chí Dũng (2003), Bướu đại bào xương, bướu xương. Nhà xuất bản Y học
tr 141- 156.
3. Vương Ngọc Dương (2005), Nhận xét lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị
bệnh nhân u tế bào khổng lồ tại viện K. Luận văn tốt nghiệp BSNT bệnh
viện,Trường đại học Y Hà Nội.
4. Blackley HR et al (1999), Treatment of giantcell tumors of bones with
curettage and bone- grafting. J Bone Joint Surg (am 81) p 811-820.
5. Campanacci M(1987), Giant cell tumor of bone. J bone Joint Surg (Am
69),p106- 114.

6. Martin M, Malawer et al (2001), Sarcomas of the Soft Tiussue and Bone,
Sarcoma of literature. Indian J Pathol Microbiol 43(4), p 403-407.51.
7.Murphey M.D, (2001), Imaging of Gianr Cell Tumor and Giant cell
Reparative Granuloma of Bone. Radio Graphics 21(5), p1283- 1309.
8. Yoshinao Oda et al (1998), Giant cell tumor of bone: Oncological and
Functional Results of long -tem Follow- up. Japanese Journal of clinical oncology,
p 323-328.
TS. Trần Văn Việt

×