Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở thành phố việt trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO THỊ HỒNG HUẾ

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: Quản lý kinh tế

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

CAO THỊ HỒNG HUẾ

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TRONG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Ở THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Đỗ Anh Tài

THÁI NGUYÊN - 2018



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những thông tin, số liệu được sử dụng trong
chuyên đề này là xác thực đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
trung thực và chưa được dùng để bảo vệ một học vị nào khác. Đây là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, vì vậy mọi đánh giá, nhận xét được đưa ra
dựa trên quan điểm cá nhân tôi. Các thông tin, trích dẫn trong luận văn đều
đã được ghi rõ nguồn gốc./.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Cao Thị Hồng Huế


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa trong đổi mới công nghệ ở thành phố Việt Trì”, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Tôi xin
được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo sau
Đại học, các khoa, phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Đỗ Anh Tài
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà
khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh - Đại học Thái Nguyên.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác
của các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Cao Thị Hồng Huế


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 4
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ ĐỔI
MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV ......................... 5
1.1.1. Một số khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................... 5
1.1.2. Khái niệm về công nghệ và đổi mới công nghệ...................................... 6

1.1.3. Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ ......................................... 8
1.1.4. Khái niệm, chủ thể và nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................ 12
1.1.5. Nội dung hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các DNNVV ......................... 13
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ đổi mới công nghệ đối
với các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn về hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ
và vừa .............................................................................................................. 23
1.2.1. Kinh nghiệm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa của một số nước ....................................................................................... 23


iv
1.2.2. Kinh nghiệm hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa của một số tỉnh của Việt Nam .................................................................. 28
1.2.3. Bài học kinh nghiệm trong hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa cho Thành phố Việt Trì. ................................................... 30
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 33
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin ............................................. 34
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 35
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 37
2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp .............................. 37
2.3.2. Các tiêu chí đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố Việt Trì ............................ 37
Chương 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH
PHỐ VIỆT TRÌ ............................................................................................. 39

3.1. Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Việt Trì trong
đổi mới công nghệ ........................................................................................... 39
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của TP Việt Trì .............. 39
3.1.2. Đặc điểm Doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố Việt Trì ............... 40
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa của
Thành phố Việt Trì trong đổi mới công nghệ ................................................. 40
3.2. Thực trạng tình hình triển khai các chính sách hỗ trợ đổi mới công
nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Việt Trì ............................. 41
3.2.1. Thực trạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn Thành phố Việt Trì ...................................................................... 41
3.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực cho đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Việt Trì ........................................................... 42


v
3.2.3. Thực trạng chính sách hỗ trợ trực tiếp đổi mới công nghệ cho
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Việt Trì. .......................... 43
3.2.4. Thực trạng hỗ trợ trực tiếp cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa ................... 48
3.2.5. Tạo mặt bằng sản xuất........................................................................... 51
3.2.6. Xúc tiến thương mại đầu tư................................................................... 53
3.2.7. Hỗ trợ đổi mới nâng cao năng lực, công nghệ trình độ kỹ thuật tại
Thành phố Việt Trì .......................................................................................... 56
3.2.8. Phát triển thị trường công nghệ ............................................................. 59
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Việt Trì ...................................................... 60
3.3.1. Nhóm các yếu tố chủ quan .................................................................... 60
3.3.2. Nhóm các yếu tố khách quan ................................................................ 61
3.4. Đánh giá tình hình thực hiện hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
đổi mới công nghệ của Thành phố Việt Trì .................................................... 65
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 65

3.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với
Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thành phố Việt Trì ......................................... 66
Chương 4: CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ .............. 70
4.1. Quan điểm, định hướng các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa trong đổi mới công nghệ của Thành phố Việt Trì.................................... 70
4.1.1. Quan điểm ............................................................................................. 70
4.1.2. Định hướng............................................................................................ 71
4.2. Một số giải pháp tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong
đổi mới công nghệ của Thành phố Việt Trì .................................................... 71
4.2.1. Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương
trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ Đổi mới công nghệ ............................ 71
4.2.2. Giải pháp kinh tế ................................................................................... 72


vi
4.2.3. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người làm chính
sách và nhà quản trị doanh nghiệp .................................................................. 78
4.2.4. Chính sách phát triển thị trường công nghệ .......................................... 79
4.3. Kiến nghị .................................................................................................. 82
KẾT LUẬN ........................................ng nghiệp.
b) Về nguyên liệu:
- Đối với nguyên liệu tự nhiên, có sự thăm dò, đánh giá trữ lượng lập
bản đồ quy hoạch, khuyến khích việc hình thành những doanh nghiệp chuyên
ngành để đầu tư công nghệ khải thác đảm bảo chất lượng nguyên liệu cung
cấp cho các cơ sở sản xuất.
4.2.2.7. Hỗ trợ đổi mới nâng cao năng lực, công nghệ trình độ kỹ thuật
a) Hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức cá nhân khởi sự thành lập doanh nghiệp,
đào tạo nghề và truyền nghề
Tập trung ở các nội dung hướng dẫn tổ chức khởi sự doanh nghiệp, tổ

chức các khoá đào nghề và truyền nghề cho người lao động.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp về chương
trình nâng cao năng suất chất lượng và ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng
- Hỗ trợ đào tạo lao động phát triển nghề mây tre đan xuất khẩu.
- Hỗ trợ đào tạo lao động phát triển nghề mộc.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cơ khí.
- Hỗ trợ đào tạo lao động để phát triển nghề thêu ren.
- Hỗ trợ đào tạo một số nghề TTCN khác như đá mỹ nghệ, gốm, chế
biến nông sản thực phẩm, may công nghiệp.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm
- Tổ chức chương trình bồi dưỡng kiến thức về quản trị kinh doanh cho
cán bộ quản lý doanh nghiệp gồm nội dung chính như: Nâng cao năng lực
trong việc lập kế hoạch và quản lý; tăng cường năng lực quản lý nhân sự;


78
quản trị marketing, kỹ năng để tham gia hội trợ, triển lãm; Quản lý tài chính
kế toán; Quản lý kỹ thuật công nghệ, sở hưu trí tuệ, tiêu chuẩn chất lượng
- Tập trung nghiên cứu tham gia các đề tài khoa học công nghệ có liên
quan đến phát triển CN-TTCN cấp tỉnh và Cấp bộ. Khuyến khích phong trào
phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tại các doanh nghiệp và các cơ sở sản
xuất CN-TTCN ở nông thôn.
4.2.3. Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người làm chính
sách và nhà quản trị doanh nghiệp
Để hạn chế độ trễ của các chính sách, đưa chính sách hỗ trợ DNNVV đi
vào đời sống sản xuất nhanh và hiệu quả, thì cần thiết phải đẩy mạnh tuyên
truyền và nâng cao nhận thức của cả người làm chính sách lẫn các nhà quản
trị DNNVV.
Các nhà quản trị DNNVV còn có thể có nhiều hạn chế về kiến thức,

kinh nghiệm và nguồn lực tiến hành đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng
cạnh tranh. Nhưng các hạn chế này có thể được khắc phục nếu có cơ chế,
chính sách cụ thể và các cơ quan chức năng thực hiện truyền thông qua các
kênh khác nhau, giúp cho chủ DNNVV nâng cao khả năng tiếp cận với các
chính sách hỗ trợ.
Trong mỗi DNNVV, tư duy quản trị luôn là yếu tố chi phối đến các
quyết định quản trị doanh nghiệp. Để hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư đổi mới công
nghệ trong các doanh nghiệp, cần nâng cao nhận thức cho các chủ doanh
nghiệp, chủ doanh nghiệp cần được trang bị các kiến thức và kỹ năng quản trị
công nghệ tránh 5 thất bại mà các DN ở Thành phố Việt Trì thường gặp phải
khi thực hiện chuyển giao công nghệ là: Không hình thành được một kế hoạch
bài bản; thiếu phân tích tình hình; thiếu khả năng quản lý dự án; không tìm
kiếm đúng công nghệ; thiếu khả năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển
giao công nghệ.


79
Một thực tế hiện nay là hầu hết các chủ doanh nghiệp đặc biệt là các chủ
doanh nghiệp nhỏ và vừa thường quan niệm rằng hoạt động đổi mới công nghệ
có tính chất chi phí. Nhiều doanh nghiệp khi nghĩ đến chuyện đổi mới công
nghệ là nghĩ ngay đến việc phải bỏ ra một khoản chi phí lớn.Chính điều này đã
dẫn đến tâm lý ngại đổi mới công nghệ từ phía các chủ DNNVV. Vì vậy, cần
đẩy mạnh công tác truyền thông về các thủ tục tiếp cận nguồn tài chính cho
doanh nghiệp, xóa bỏ suy nghĩ về những khó khăn trong vướng mắc tiếp cận
vốn để DNNVV có thể mạnh dạn thay đổi phương pháp sản xuất kinh doanh,
đầu tư đổi mới công nghệ.Các cơ quan quản lý của tỉnh, sở ban ngành tăng
cường đối thoại chính sách với doanh nghiệp, trong đó lưu ý đến các DNNVV
bàn về vấn đề sử dụng các quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ, giải đáp những khó
khăn vướng mắc trong hiểu biết và tiếp cận nguồn vốn của DNNVV.
4.2.4. Chính sách phát triển thị trường công nghệ

Thứ nhất, gắn kết đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế, xã hội với thúc
đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ và ứng dụng thành tựu khoa học và công
nghệ vào sản xuất và đời sống
Xây dựng chương trình liên kết giữa khoa học và công nghệ với đào tạo
và sản xuất, kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản lý,
hiện đại hoá, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thực hiện việc lấy ý kiến phản biện của các nhà khoa học đối với chủ
trương, chính sách, các dự án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế, xã hội.
Xây dựng cơ chế lồng ghép các nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các dự
án đầu tư, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Cải cách mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước theo hướng đẩy mạnh quá
trình cổ phần hoá, không áp dụng các biện pháp khoanh nợ, dãn nợ đối với
doanh nghiệp. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng nhằm thúc đẩy các doanh
nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và xem xét hiệu


80
quả khi lựa chọn công nghệ. Ban hành các chính sách về kiểm soát độc
quyền, giải thể, phá sản doanh nghiệp đồng thời đẩy nhanh quá trình chủ động
hội nhập quốc tế tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu
khoa học và công nghệ, đổi mới sản phẩm.
Thứ hai, nâng cao chất lượng và khả năng thương mại hoá của các sản
phẩm khoa học và công nghệ
Dành tỷ lệ thích đáng kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc hỗ trợ
hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hoá. Xây dựng cơ
chế đánh giá sau nghiệm thu và cơ chế hỗ trợ kinh phí để hoàn thiện và
thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu.
Hình thành các tổ chức tư vấn, giám định về chất lượng và giá cả của
công nghệ trước khi chuyển giao hoặc bán cho sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, phát triển các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ
Phát triển các tổ chức môi giới công nghệ, tư vấn chuyển giao công
nghệ, các tổ chức cung cấp thông tin thị trường công nghệ; hình thành các tổ
chức xúc tiến thị trường công nghệ; tổ chức các chợ công nghệ - thiết bị.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh các dịch vụ
môi giới về thị trường công nghệ.
Thứ tư, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của pháp luật về sở hữu trí tuệ
và chuyển giao công nghệ
Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho thị trường công nghệ. Rà soát, bổ
sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên
quan tới sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. Sớm ban hành hai luật
chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ.
Quy định rõ cơ chế khuyến khích chuyển giao kết quả nghiên cứu có sử
dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước theo hướng trao quyền sử dụng cho tổ
chức thực hiện nghiên cứu trong một thời gian hợp lý để khai thác, thương
mại hóa kết quả nghiên cứu. Quy định rõ về thời hạn sử dụng, nghĩa vụ và lợi


81
ích của tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, đặc biệt khi kết quả nghiên
cứu có giá trị kinh tế, xã hội lớn.Sau thời hạn quy định, nếu kết quả nghiên
cứu không được áp dụng thực tiễn hoặc thương mại hoá, cơ quan quản lý nhà
nước về khoa học và công nghệ có thẩm quyền sử dụng dưới dạng hàng hoá,
dịch vụ công.
Thể chế hoá việc các tổ chức và cá nhân hoạt động khoa học và công
nghệ góp vốn cho doanh nghiệp bằng bản quyền đối với kết quả nghiên cứu
hoặc các hình thức sở hữu trí tuệ khác.
Các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ hỗ trợ tổ chức, cá nhân
người Việt Nam về thủ tục, lệ phí đăng ký bằng phát minh, sáng chế, giải
pháp hữu ích đối với các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ ở trong

nước và bảo hộ ở nước ngoài; thành lập các văn phòng tư vấn hỗ trợ về đăng
ký và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại các tổ chức khoa học và công nghệ có
năng lực về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.
Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các tổ
chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ và trong nhân dân. Quy định
khung hình phạt có hiệu lực để ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đẩy mạnh liên kết giữa trường đại học đối với cơ sở sản xuất, doanh
nghiệp: các trường đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của
Nhà nước và ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ, chuyển giao kết quả
nghiên cứu với các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các trường đại học công nghệ thực
hiện nhiệm vụ ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp khoa học và công nghệ để sớm hình thành các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất,
kinh doanh.


82
Hoàn thiện nội dung Chương trình phát triển thị trường công nghệ đến
năm 2020; Khẩn trương nghiên cứu xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ giai đoạn 2015-2020; Xây dựng Đề án những giải pháp nâng cao khả
năng tiếp cận và ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ; Sửa đổi và bổ sung Nghị định số 119/1999/NĐ-CP của Chính phủ
về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
KH&CN (như cho phép hỗ trợ tối đa từ ngân sách Nhà nước 30% tổng kinh phí
để thực hiện đề tài nghiên cứu của doanh nghiệp vừa và nhỏ)…
4.3. Kiến nghị
Bên cạnh sự hỗ trợ của Thành phố Việt Trì đối với Doanh nghiệp nhỏ

và vừa, để chính sách có hiệu quả, các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần có chiến
lược công nghệ, chiến lược đổi mới công nghệ rõ ràng.
+ Kiến nghị với Trung ương: Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công
nghệ; hỗ trợ sử dụng trang thiết bị tại cơ sở kỹ thuật; hỗ trợ tham gia cơ sở
ươm tạo, khu làm việc chung; hướng dẫn thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm
mới, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới;
Chính phủ quyết định chính sách cấp bù lãi suất đối với khoản vay của
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Việc cấp bù lãi suất được thực
hiện thông qua các tổ chức tín dụng.
+ Kiến nghị với UBND tỉnh Phú Thọ: Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện
chuyên sâu về xây dựng, phát triển sản phẩm; thu hút đầu tư; tư vấn về sở hữu
trí tuệ; thực hiện các thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất
lượng; Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới
khởi nghiệp sáng tạo, thu hút đầu tư từ các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo;
Hỗ trợ thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển
công nghệ, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ.
+ Kiến nghị với UBND thành phố Việt Trì: Tạo điều kiện cho
DNNVV tiếp cận đất sạch phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thông qua


83
phương thức đấu giá quyền sử dụng đất; có cơ chế tạo thêm quỹ đất, quy định
cụ thể về việc thu hồi đất nếu DN không thực hiện sử dụng đất theo quy
hoạch hoặc để đất nhàn rỗi, chậm thực hiện kế hoạch đầu tư. Bên cạnh đó là
các biện pháp trợ giúp DNNVV gặp gỡ, tiếp xúc và trao đổi, thực hiện giao
dịch mua bán công nghệ trực tuyến; Hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ, nâng
cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (Thực hiện Chương
trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, khuyến khích DN đăng ký quyền sở hữu
công nghiệp, khuyến khích thương mại hóa và phát triển thị trường tài sản trí
tuệ. Phát triển DN công nghệ cao; khuyến khích DNNVV hình thành Quỹ

Phát triển khoa học công nghệ tại DN; hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm, hàng hóa).


84
KẾT LUẬN
Luận văn “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới
công nghệ ở Thành phố Việt Trì” đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu,
thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra ở phần mở đầu.
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống, làm rõ khái niệm đổi mới công nghệ và
chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu các tài
liệu, tư liệu, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan tới
công nghệ và chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá tổng hợp các hoạt động hỗ trợ đổi mới
công nghệ kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân. Tác động của
chính sách đến hoạt động đổi mới công nghệ của Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, thực trạng chính
sách đổi mới công nghệ cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Việt Trì.
Luận văn đã đưa ra 4 giải pháp: (i) tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các bộ,
ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ Đổi mới công nghệ;
(ii) Giải pháp kinh tế; (iii) Giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức; (iv)
Giải pháp về phía Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Để tiếp tục nghiên cứu, các hướng nghiên cứu trong tương lai có thể tập
trung vào một số nội dung sau:
- Nghiên cứu một số mô hình, phương pháp đánh giá chính sách của
các nước, các học giả quốc tế có kinh nghiệm về xây dựng chính sách, đánh
giá chính sách từ đó xây dựng một mô hình phù hợp với Thành phố Việt Trì
và áp dụng đánh giá một nhóm chính sách cụ thể.
- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ Đổi mới công nghệ theo phạm vi
vùng miền hoặc địa phương, hoặc chỉ nghiên cứu sâu về chính sách tài

chính, tín dụng.
- Nghiên cứu chính sách hỗ trợ Đổi mới công nghệ cho từng ngành,
lĩnh vực cụ thể.


85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Nghị quyết số 20-NQ/TW) về phát
triển Khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
2. Trần Ngọc Ca (2000), Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
3. Chính phủ (2009), Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Chính phủ về việc trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Nghiêm Công (2006), Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến
khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995-2005,
Báo cáo chuyên đề, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công
nghệ, Hà Nội.
5. Nguyễn Huy Cường (2013), “Đánh giá doanh nghiệp bằng đổi mới công
nghệ”, Báo Nhân dân số ra ngày 22/1/2013, Hà Nội.
6. Phạm Thế Dũng (2009), Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng
hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong một số ngành kinh
tế, Đề tài nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Phúc (2002), Giáo trình Quản lý đổi mới công nghệ, NXB
Thống kê, Hà Nội.
8. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 11 tháng 04 năm 2012 phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học
và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020.

9. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (2011), Đặc điểm môi
trường kinh doanh ở Việt Nam, kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa,
Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.


86
10. Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (2012), Năng lực cạnh
tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp (doanh nghiệp) tại Việt Nam:
Kết quả điều tra năm 2012, Báo cáo tổng hợp, Hà Nội.
11. Báo cáo số 26/BC- UBND ngày 18/10/2013 của UBND tỉnh Phú Thọ.
Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa giai đoạn 2011- 2015.
12. Giáo trình quản trị công nghệ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006
của Hoàng Đình Phi.
13. Tạp chí điện tử Tài chính.

Các website:
14. Tạp chí Hoạt đông khoa học và công nghệ ( />15. Viện nghiên cứu chiến lược Khoa học và công nghệ (nistpass.gov.vn).
16. Cổng thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ www.phutho.gov.vn/
17. Kế hoạch số 567/KH- UBND ngày 28/2/2011. Kế hoạch phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011- 2015.
18. Báo cáo số 26/BC- UBND ngày 20/11/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ.
Báo cáo giữa kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa giai đoạn 2015- 2017; Báo cáo số 30 - BC - UBND ngày
15/11/2017 của UBND Thành phố Việt Trì.
19. Chương trình hành động trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh Phú
Thọ giai đoạn 2015- 2018
20. Báo cáo số 08/BC- KHCN ngày 22/10/2017 của sở khoa học và công
nghệ. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp
đầu tư đổi mới công nghệ.



87
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ
I. Thông tin chung
1. Tên chủ doanh nghiệp………….. Nam/ nữ…………….tuổi………
2. Trình độ văn hóa: …………Trình độ chuyên môn: …………..
3. Ngành kinh doanh chính: ……………...………………..….

Công nghiệp chế biến, chế tạo
Nông nghiệp thủy sản
Khai khoáng, kinh doanh bất động sản
Nghề khác
4. Tình hình công nhân trong doanh nghiệp:

- Tổng số công nhân: ………………….người (nam………nữ)
- Số người trong độ tuổi: Từ 18 đến 40…người (nam…nữ); từ 40 đến
55…….người (nam……nữ)
5. Hiện tại doanh nghiệp thuê bao nhiêu lao động:…………người

Lao động làm việc thường xuyên:………..người; lương: …..…trđ/tháng
Lao động làm việc theo thời vụ:………..người; lương: ……..…trđ/tháng


So với năm trước thu nhập tang hay giảm, bao nhiêu %?




Độ tuổi, tuổi nghề, tay nghề của lao động:

…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Hình thức nhà xưởng, kho bãi sản xuất
Tạm bợ

Kết hợp nhà ở

Kiên cố

Bán kiên cố

6. Tổng diện tích doanh nghiệp, kho bãi, mặt bằng sản xuất:

……………………….…………………………………………………………
………………………….………………………………………………………


88
7. Trang thiết bị máy móc, dụng cụ chính phục vụ cho sản xuất, giá trị bao nhiêu:

…………………………………………………………………………………
*

Doanh nghiệp có tiếp cận được với KHKT, công nghệ mới không?

Nếu có, bằng cách nào?

Tự tìm hiểu


Do người khác đưa đến

II. Phần sản xuất kinh doanh
1. Các sản phẩm doanh nghiệp sản xuất:
Số lượng

Sản phẩm chính

Giá bán

2. Mẫu mã sản phẩm
Tự sáng tạo

Theo đơn đặt hang

Làm theo mẫu bán chạy

 Vai trò mẫu mã trong tiêu thụ:
Bình thường

Quan trọng

Rất quan trọng

3. Nguyên, nhiên liệu mà doanh nghiệp dùng trong sản xuất, kinh doanh là gì:
Nguyên liệu chính:
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Nguyên liệu phụ:

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu?
Trong thành phố


Ngoài thành phố

Nhập Khẩu

Đánh giá mức độ khó khăn của nguyên vật liệu:
Không khó khăn

Khó khăn

Khó khăn nghiêm trọng


89
4. Ước lượng chi phí cho sản xuất
Đơn vị:%
Ngành

Điện
nước

Nguyên
vật liệu

Trang

thiết bị

Lao
động

Chi phí
khác

Công nghiệp chế biến,
chế tạo
Khai khoáng, bất động
sản
Nông nghiệp thủy sản
1. Doanh thu bình quân của doanh nghiệp/tháng: ……………………
Doanh thu/tổng thu nhập (%): ……………………………
2. So với những năm trước tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
như thế nào? Thuận lợi và khó khăn so với những năm trước?
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Thị trường tiêu thụ
- Sản phẩm của doanh nghiệp được bán cho ai?

-

Người mua buôn

Siêu thị

Người tiêu dùng


Đại lý, cửa hàng

Khách hàng của doanh nghiệp từ:
Trong xã

Trong tỉnh

Trong Thành phố

Ngoài tỉnh

Xuất khẩu

III. Vốn sản xuất, tín dụng
1. Vốn sản xuất
Vốn
Tổng vốn
- Vốn tự có
- Vốn đi vay
 Vay ngân hàng
 Vay người thân
 Khác

Số lượng

Lãi suất


90
2. Khó khăn khi vay vốn và nguyện vọng của doanh nghiệp

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả ông/bà thấy cần phải bồi dưỡng thêm
kiến thức như thế nào?
Kinh doanh

Khoa học kỹ thuật

Thông tin thị trường

Chính sách

Tham quan

Học thêm nghề
khác

3. Nhận thức của hộ về mức độ ô nhiêm môi trường của doanh nghiệp?
Bình thường

Nghiêm trọng

Không quan tâm

4. Mức độ khó khăn của doanh nghiệp theo các nhân tố?
Vốn
Nguyên liệu
Mặt bằng sản xuất
Cơ chế chính sách
Cơ sở hạ tầng

Trình độ người lao động
Môi trường ô nhiễm
Kỹ thuật công nghệ lạc hậu
Thu nhập thấp
Thiếu thông tin
Mẫu mã chất lượng
Thị trường



×