Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

các giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.99 KB, 11 trang )

PHÒNG GD VÀ ĐT HOÀI NHƠN
TRƯỜNG THCS HOÀI TÂN

------

Họ và tên:

[Type text]


Sáng kiến kinh nghiệm

Các giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện

CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài
a. Cơ sở lý luận
Thư viện trường học là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, trung tâm sinh hoạt
văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, đồng thời xây dựng được thoái
quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh cũng như của giáo viên nhà trường, tạo cơ sở
từng bước trong việc đổi mới việc dạy và học. Bên cạnh đó, thư viện còn tham gia tích
cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các
thành viên trong nhà trường.
Luôn luôn cung cấp kịp thời, hiệu quả cho giáo viên cũng như học sinh của trường
đầy đủ các tài liệu như : sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển
để tra cứu cũng như các tác phẩm kinh điển. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và
học của giáo viên cũng như học sinh trong nhà trường.
Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gủi nhất,
là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập,


sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ,
sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức.
Ngoài ra các loại báo, tạp chí...,ở thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan
trọng đối với giáo viên và học sinh trong nhà trường.
“...Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức
cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh,
tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích
cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các
thành viên nhà trường”
Thuận lợi:
- Phụ trách thư viện nhiệt tình, năng nổ, hòa nhã, vui vẻ, thường xuyên quan tâm đến
công tác bạn đọc. Luôn đổi mới hình thức phục vụ vì vậy bạn đọc rất ham muốn đến thư
viện.
- Ban giám
chú trọng đầu tư vào việc xây dựng cơ sở vật chất, luôn quan tâm đến công tác tổ chức
tuyên truyền giới thiệu sách, báo, công tác phục vụ bạn đọc.:
1


- Do điều kiện kinh phí còn hạn chế nên việc bổ sung vốn tài liệu hằng năm ít, vì vậy ảnh
hưởng không nhỏ đến việc bạn đọc tới thư viện.
b. Cơ sở thực tiễn
Đứng trước sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, nào là games,
chat..., với nhiều trò chơi ngày càng da dạng, phong phú, hấp dẫn đã lôi cuốn học sinh vào
tham gia rất nhiều. Vì vậy, việc ham mê đọc sách, báo của các em ngày càng hạn chế.
Trong nhiều năm qua, thư viện trường THCS Hoài Tân đã luôn đổi mới công tác phục vụ
bạn đọc nhằm mục đích lôi cuốn bạn đọc đến với thư viện ngày càng đông hơn, song việc
ham muốn đọc sách của bạn đọc vẫn chưa đạt hiệu quả cao, thay vì tới thư viện đọc sách
thì các em lại dành nhiều thời gian vào các quán game để chơi các trò điện tử .
Xuất phát từ nhận thức trên, cũng như tìm hiểu thực tiễn thực trạng công tác thu hút bạn

đọc ở trường tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:
“CÁC GIẢI GIÁP NHẰM THU HÚT BẠN ĐỌC ĐẾN THƯ VIỆN”
1.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Do thời gian có hạn, nên đề tài chỉ có thể đề cập một số giải pháp quan trọng nhằm
thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Thu hút bạn đọc đến thư viện, những giải pháp, cách làm hay để thu hút bạn đọc dến
thư viện.
1.3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Học sinh, giáo viên, cán bộ công nhân viên trong trường .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Thư viện không phụ thuộc vào tên gọi, là bất kì bộ sưu tập có tổ chức, sách, báo, tài
liệu, các loại ấn phẩm định kì. Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử
dụng tài liệu để nghiên cứu thông tin, giáo dục, giải trí. Bạn đọc là một yếu tố không thể
thiếu trong các yếu tố tạo thành thư viện. Vốn tài liệu chỉ thực sự phát huy được giá trị
của nó khi có bạn đọc sử dụng. Phục vụ bạn đọc là muc tiêu cuối cùng của bất kì một thư
viên nào. Vì vậy tổ chức hoạt động thư viện nhằm thoả mãn nhu cầu về sách, báo cho
giáo viên và học sinh là một chiếu cầu nối. Hoạt động của thư viện phải gắn liền với
chương trình, nội dung học tập của từng loại trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào
tạo con người mới – Con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học .Có khả
năng và phương tiện để phục vụ tốt nhất, tiết kiệm nhất những yêu cầu thắc mắc của giáo
viên và học sinh trong dạy và học. Cán bộ thư viện phải lấy mục tiêu đào tạo và nhiệm vụ
năm học của nhà trường làm mục tiêu và nhiệm vụ của thư viện nhà trường.
2


Sáng kiến kinh nghiệm

Các giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện


Phòng của thư viện đạt đúng tiêu chuẩn thư viện trường học (TVTH) theo quyết định 01
của BGD và ĐT về quy chế hoạt động thư viện phổ thông. Có phòng kho, phòng đọc sách
của giáo viên, phòng đọc của học sinh đẹp đẽ khang trang và thoáng mát, có tủ giá đựng
sách báo, bàn ghế học sinh và giáo viên.
- Sách: Số lượng đầu sách khá phong phú và đa dạng, có sách giáo khoa, sách giáo
dục đạo đức, sách nghiệp vụ cho giáo viên, sách tham khảo chung cho giáo viên và học
sinh được sử lý nghiệp vụ theo từng phân môn.
Với tổng số sách hiện có tại thư viện trên 10.000 bản để học sinh và giáo viên thoải
mái lựa chọn và tìm cho mình cuốn sách hợp lý.
- Báo, tạp chí, bản đồ và tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: Gần 7 loại báo, tạp
chí các loại, các báo của nghành, báo giáo dục thời đại, báo Nhi đồng chăm học, báo Bình
Định, báo Nhân dân, báo Tiền phong....Các chuyên san và tạp chí “Sách thư viện trường
học, toán học tuổi thơ...”
- Phương tiện nghe nhìn: Có máy tính đã được nối mạng, việc sử lý kỹ thuật, cho
học sinh, giáo viên mượn đọc... đều làm trên máy.
Người phụ trách công tác thư viện có trình độ trung cấp, ham học hỏi, năng động
sáng tạo và cầu tiến. Biết tư vấn cho lãnh đạo về công tác chuyên môn thư viện. Tâm
huyết, hăng hái nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác được giao .
Có ban giám hiệu quan tâm, sát sao với công tác thư viện, có đội ngũ giáo viên trẻ
nhiệt tình, tổ cộng tác viên hăng hái, linh hoạt ...
Được sự quan tâm của các cấp trên, các ban ngành và các đoàn thể.
Thư viện có được như ngày hôm nay là sự kết hợp của cả hội đồng giáo dục với thư viện,
đã đẩy mạnh các hoạt động thư viện bằng các biện pháp sau :
Biện pháp tiến hành và thời gian tạo ra giải pháp:
Biện pháp tiến hành:
Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài
liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh
Biện pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác
dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng quay của

sách.
Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách
báo tài liệu.
1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài
3


Để thực hiện được đề tài này tôi đã áp dụng đề tài vào thực tế công tác thư viện các
năm, 2014 – 2015, 2015 – 2016 và các năm tiếp theo.

II. Nội dung
2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu
Thư viện là một kho tàng kiến thức lớn của nhân loại giúp bạn đọc tham gia khám
phá bổ sung kiến thức là một nhiệm vụ quan trọng của cán bộ thư viện.Nhằm giới thiệu
những cuốn sách, bài báo có nội dung thiết thực phục vụ cho việc dạy và học, nhất là
trong quá trình cải cách giáo dục. Góp phần quyết định chất lượng và nâng cao năng lực
giảng dạy của giáo viên, mở rộng kiến thức và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu
cho học sinh, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây
dựng nếp sống văn hóa mới trong nhà trường.Thư viện còn giúp các em xây dựng được
phương pháp học tập, và phong cách làm việc khoa học.Việc bồi dưỡng hứng thú, thói
quen và phương pháp tự học.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Thuyết minh tính mới
a. Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài liệu
và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường.
Ngay từ đầu năm học, thư viện trường THCS Hoài Tân đã phát phiếu nhu cầu đọc
cho học sinh nắm bắt được nhu cầu đọc của học sinh, từ đó cán bộ thư viện đã phân loại
hiệu quả và đáp ứng được kịp thời nhu cầu đọc cho học sinh. Không chỉ có vậy cán bộ thư
viện còn luôn theo dõi sát sao các hoạt động của Đoàn cũng như căn cứ vào đặc điểm tâm
sinh lý của các em học sinh.

Kết quả :
Thể loại truyện
Cổ tích
Truyện vui bốn phương
Truyện Bác Hồ
Truyện đạo đức

Số lượng
365
420
232
320

Tỷ lệ
75,9%
90%
50%
68,2%

b. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh
- Kế hoạch đọc sách phải nằm trong kế hoạch của nhà trường. Kế hoạch phải nêu lên
được từng chủ điểm đọc, các sách tương ứng với chủ điểm, thời gian đọc.
- Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch đọc sách trên cơ sở nghiên cứu chương trình học
của từng lớp và nhu cầu đọc của học sinh.
4


Sáng kiến kinh nghiệm

Các giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện


- Đến trước thi học kỳ một tháng tôi tiến hành giới thiệu cho các em mượn các loại
sách như: Giải bài tập, câu hỏi ôn tập, một số đề kiểm tra...Vì vậy việc đọc sách theo kế
hoạch đã giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức từ đó các em biết vận dụng vào việc học
tập của mình và đạt kết quả cao trong các kỳ thi.
Tóm lại: Xây dựng kế hoạch đọc sách là một biện pháp rất tốt để học sinh mở rộng
kiến thức đạt hiệu quả cao. Kế hoạch này phải được triển khai từ trước năm học.
c. Biện pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy tác
dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng
quay của sách.
Bên cạnh các hình thức phục vụ truyền thống thư viện sáng tạo ra nhiều hình thức
phục vụ bạn đọc hiệu quả:
- Tổ chức phục vụ cho các em đọc sách báo tại thư viện trong những buổi học thể
dục, học tin, học phụ đạo hay các em đi lao động...Trong những lần đọc sách như thế này
cán bộ thư viện dàn xếp thời gian tổ chức ra những câu đố vui cho các em giải với mục
đích tạo cho các em có thêm khả năng tư duy.
- Cứ vào lịch học của các em cán bộ thư viện cần lên lịch cho các em mượn sách về
nhà đọc và tìm hiểu thêm.
Ví dụ: Sáng thứ hai, tư, sáu khối 6 và khối 7 được mượn sách chiều thứ ba, năm
khối 8, 9
d. Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo
tài liệu.
- Trước đây, thư viện chỉ giới thiệu sách trên bảng. Nay đã giới thiệu trong các buổi
sinh hoạt chuyên môn, giới thiệu dưới cờ... Nhờ thay đổi hình thức này mà thư viện đã
thu hút được rất nhiều giáo viên, học sinh đến mượn sách, báo. Cán bộ thư viện đã gợi
mở, hướng dẫn bạn đọc tìm sách, phân tích nội dung từng cuốn sách, nói rõ tác dụng nghệ
thuật cũng như tác dụng đạo đức nhằm gây hứng thú trong độc giả, khơi dậy sự tò mò cho
người đọc, để giáo viên tích cực tìm tài liệu đọc sách báo ở thư viện nhà trường.
- Thư viện thường xuyên tổ chức giới thiệu cho học sinh những cuốn sách có nội
dung về các ngày lễ kỉ niệm lớn như: 20/10, 20/11, 22/12, 09/1, 3/2, 26/3…, để các em

tìm hiểu. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em hiểu biết thêm về truyền thống của dân
tộc ta qua các ngày lễ.
Ngoài các biện pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường khen
thưởng cho các cá nhân hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ đó khích lệ
tinh thần đọc sách cho các em.
5


2.3. Kết quả nghiên cứu
Từ khi áp dụng sáng kiến trên hiệu quả công tác bạn đọc đến với thư viện của trường
THCS Hoài Tân trong hai năm học gần đây được nâng cao rõ rệt.
Bạn đọc
CBGV, CNV
HS

Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện
Năm học 2014-2015
95%
85%

Tỉ lệ bạn đọc đến thư viện
Năm học 2015-2016
100%
90%

II. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác bạn đọc ở trường THCS Hoài Tân cho
thấy:
Công tác thu hút bạn đọc đến thư viện là một công tác quan trọng trong hoạt động

của thư viện, nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh góp
phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng thói quen đọc sách cho bạn đọc.
Từ khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc thì tỷ lệ bạn đọc
đến thư viện ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt.
2. Khuyến nghị
Để phong trào đọc sách được phát huy và đạt kết quả cao hơn nữa. Tôi nghĩ các đoàn
thể trong nhà trường, các đồng chí giáo viên, học sinh cần phải đáp ứng yêu cầu sau
* Nhà trường:
- Ban giám hiệu nên xếp các hoạt động của thư viện vào phong trào thi đua của giáo
viên.
- Ban phụ trách đội đưa phong trào đọc sách của học sinh vào thi đua theo từng đợt
mà hoạt động đoàn đội phát động.
- Giáo viên và học sinh luôn luôn ủng hộ các phong trào của thư viện phát động. Đặc
biệt là công tác tuyên truyền giới thiệu sách, đọc sách và tự học tập bồi dưỡng của giáo
viên, học sinh.
* Về cơ sở vật chất:
- Trang thiết bị tủ giá, máy tính được nâng cấp, phòng kho phòng đọc đúng qui định
của tiêu chuẩn thư viện trường.
Hoài Tân, ngày 4 tháng 9 năm 2017
Người viết
6


Sáng kiến kinh nghiệm

Các giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện

MỤC LỤC
Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
a. Cơ sở lý luận...........................................................................................................1
b. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................2
1.1. Mục đích nghiên cứu đề tài......................................................................................2
7


1.2. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................2
1.3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.............................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................2
1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài....................................................................3
II. Nội dung......................................................................................................................... 4
2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.....................4
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu..................................................................................4
a. Biện pháp 1: Nghiên cứu nhu cầu hứng thú đọc cho học sinh để xây dựng vốn tài
liệu và tổ chức phục vụ học sinh trong nhà trường......................................................4
b. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch đọc sách cho học sinh.........................................4
c. Biện pháp 3: Đổi mới và mở rộng các hình thức phục vụ bạn đọc nhằm phát huy
tác dụng của sách báo đối với chất lượng giáo dục của nhà trường là phát triển vòng
quay của sách..............................................................................................................5
d. Biện pháp 4: Sáng tạo nhiều hình thức trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách
báo tài liệu...................................................................................................................5
2.3. Kết quả nghiên cứu..................................................................................................6
II. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................................6
1. Kết luận....................................................................................................................... 6
2. Khuyến nghị................................................................................................................ 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thư viện trường học


8


Sáng kiến kinh nghiệm

Các giải pháp thu hút bạn đọc đến thư viện

THẨM ĐINH CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
1.
Hội đồng khoa học cấp tổ:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
2.
Hội đồng khoa học cấp trường:
...........................................................................................................................................
9


...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3.
Hội đồng khoa học cấp huyện:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

10



×