Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thực trạng kinh doanh của CÔNG TY điện lực THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.1 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ
HÀ NỘI
I, Lựa chọn và giới thiệu doanh nghiệp:
Là một cán bộ công tác trong ngành Điện lực Thủ đô với chức năng chính là
quản lý kinh doanh điện và viễn thông trên địa bàn TP Hà Nội; Tôi lựa chọn một
lĩnh vực kinh doanh quan trọng và đặc biệt là có nhiều đối thủ cạnh tranh là kinh
doanh viễn thông của Công ty Điện lực TP Hà Nội để phân tích.
1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của DN:
1.1. Tên, địa chỉ Công ty:
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Tên tiếng Anh: HANOI POWER COMPANY
- Tên viết tắt

: HANOI PC

- Địa chỉ: Số 69 phố Đinh Tiên Hoàng - phường Lý Thái Tổ - quận Hoàn
Kiếm - thành phố Hà Nội.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
1.2.1. Văn bản pháp lý thành lập Công ty:
Quyết định số 381/NL/TCCBLĐ, ngày 08/7/1995 của Bộ Năng lượng về
việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước - Công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:
Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tiền thân là Nhà máy đèn Bờ Hồ, do thực
dân Pháp xây dựng năm 1892.
Năm 1960, nhà máy đèn Bờ Hồ được đổi tên thành Sở quản lý và phân phối
điện khu vực I; Sở Quản lý và phân phối điện khu vực I được giao nhiệm vụ quản
lý trạm 110 kV Đông Anh và phần lớn đường dây 110 kV khu vực phía Bắc.
Năm 1980, Sở quản lý và phân phối điện khu vực I được đổi tên thành Sở
Điện lực Hà Nội. Trong thời gian này, Sở Điện lực Hà Nội được củng cố về tổ
chức sản xuất, các trạm 110 kV tách khỏi Sở để thành lập Sở truyền tải. Phân
xưởng Diezel tách ra, thành lập Nhà máy Diezel. Bộ phận đèn chiếu sáng công


cộng tách ra trở thành Xí nghiệp đèn công cộng trực thuộc thành phố Hà Nội.
1


Sở Điện lực Hà Nội được giao nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện 35 kV
trở xuống; kinh doanh phân phối điện và làm chủ đầu tư các công trình phát triển
lưới điện.
Từ năm 1984, lưới điện Hà Nội bắt đầu được cải tạo với quy mô lớn nhờ sự
giúp đỡ của Liên Xô. Tuy nhiên, do nguồn điện còn nhiều khó khăn nên việc cấp
điện cho Hà Nội vẫn không ổn định, chưa thoả mãn được nhu cầu sản xuất kinh
doanh và sinh hoạt của nhân dân Thủ đô. Cuối năm 1984, điện năng thương
phẩm đạt 604,8 triệu kWh (khu vực Hà Nội là 273,4 triệu kWh) tăng 26,8 lần so
với năm 1954 và lưới điện đã phát triển tới 3.647 km đường dây cao hạ thế.
Năm 1995, Tổng công ty Điện lực Việt nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt
Nam) được thành lập, là đơn vị sản xuất và kinh doanh điện năng trên phạm vi
toàn quốc. Ngày 08/7/1995, Sở Điện lực Hà Nội được thành lập lại và được đổi
tên thành Công ty Điện lực TP. Hà Nội, là Công ty Nhà nước; thành viên hạch
toán độc lập trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Năm 2008, theo Nghị quyết của Quốc hội, Thủ đô Hà Nội được mở rộng trên
cơ sở sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện
Lương Sơn - tỉnh Hoà Bình vào Thủ đô Hà Nội; Tập đoàn Điện lực Việt Nam có
quyết định sáp nhập nguyên trạng hoạt động SXKD tại Điện lực Hà Tây, Chi
nhánh điện Mê Linh và 4 xã huyện Lương Sơn thuộc Công ty Điện lực 1 vào
Công ty Điện lực TP. Hà Nội.
Hiện nay, Công ty Điện lực TP. Hà Nội đã tiếp nhận quản lý bán điện trực
tiếp cho hơn 1.460.239 khách hàng; trong đó: 1.382.147 hộ sinh hoạt gia đình và
78.092 khách hàng là các cơ quan, doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp, chế
xuất, đặc biệt là các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan ngoại
giao, văn phòng đại điện nước ngoài đóng trên địa bàn Thủ đô.
Công ty Điện lực TP. Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ: Quản lý vận hành an

toàn lưới điện cấp điện áp từ 110 kV trở xuống; cung cấp điện và kinh doanh điện
năng trên phạm vi thành phố Hà Nội; kinh doanh viễn thông công cộng và một số
ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước

2


Tập đoàn Điện lực Việt Nam về bảo toàn và phát triển vốn và các nguồn lực, tài
sản được giao.
Các chức năng nhiệm vụ:
• Kinh doanh điện năng.
• Tư vấn thiết kế điện.
• Thí nghiệm và sửa chữa thiết bị điện.
• Xây lắp các công trình điện đến 110 KV.
• Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị điện.
• Khảo sát, lập quy hoạch lưới điện cấp Quận Huyện.
• Kinh doanh vật tư, thiết bị điện, phụ kiện điện, đồ điện dân dụng.
• Đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng.
• Tư vấn đầu tư xây dựng các dự án viễn thông công cộng.
• Kinh doanh bất động sản: cho thuê đất, cho thuê nhà ở, cho thuê kho, bãi đỗ
xe...
• Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất.
• Quản lý bất động sản.
• Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
• Xây dựng công trình.
• Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
• Hoàn thiện các công trình xây dựng.
• Cho thuê thiết bị xây dựng hoặc thiết bị phá dỡ có kèm theo người điều khiển.
• Các dịch vụ khác về điện (sửa chữa thiết bị điện, sửa chữa lắp đặt điện nội thất).
Số lượng các đơn vị trực thuộc Công ty:

• 29 Điện lực và chi nhánh Quận, Huyện, Thi xã nội ngoại thành.
• 1 Trung tâm điều độ lưới điện
• 1 Xưởng Công tơ.
• 1 Xí nghiệp quản lý lưới điện 110KV.
• 1 Xí nghiệp Cơ điện
• 1 Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin.
• 1 Ban Quản lý Dự án lưới điện Hà Nội.
3


• 1 Trung tâm Thí nghiệm điện.
• 19 phòng ban chức năng.
• Và một số đơn vị phụ thuộc khác
II, Phân tích môi trường ngành kinh doanh viễn thông của Công ty:
Kinh doanh viễn thông là là ngành nghề kinh doanh mới đối với Công ty
Điện lực TP Hà Nội; cũng như các Công ty Điện lực khác trong toàn tập đoàn
điện lực Việt Nam và được đánh giá như kinh doanh điện năng. Công ty Điện lực
TP Hà Nội là Đại diện chính thức của Công ty viễn thông Điện lực
(EVNtelecom) trên địa bàn Thủ đô.
Hoạt động kinh doanh viễn thông công cộng của Công ty gồm:
- Kinh doanh cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng, công nghệ
thông tin trong nước và quốc tế
- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông,
công nghệ thông tin
- Vận hành khai thác các hệ thống thông tin, viễn thông phục vụ sản xuất,
truyền tải, phân phối và kinh doanh điện
- Lắp đặt các công trình điện lực
- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp thiết bị, vật tư, sản phẩm
hàng hoá
- Các ngành nghề khác theo quy định của Pháp luật

- Hệ thống mạng mà Công ty đang sử dụng là mạng EVNTelecom sử dụng
công nghệ tiên tiến CDMA 2000 1x – EVDO, mạng này đã phủ sóng trên 64/64
tỉnh thành trên phạm vi toàn quốc đảm bảo cung cấp các dịch vụ thoại và cung
cấp đa dạng các dịch vụ giá trị gia tăng với chất lượng tốt nhất cho khách hàng,
truy cập Internet không dây tốc độ cao
- Hệ thống mạng truyền dẫn nội hạt của EVNTelecom có độ an toàn, tin
cậy cao do được thiết lập đảm bảo chặt chẽ nguyên tắc mạch vòng bảo vệ
- Đặc biệt, với việc sử dụng hệ thống cáp OPGW trên lưới điện cao thế
500kV, 220kV, 110kV và hệ thống cáp treo ADSS trên lưới điện trung thế 110kV,
4


35kV, 0,4kV, mạng truyền dẫn của EVNTelecom đã trở thành mạng truyền dẫn có
độ an toàn cao nhất so với các giải pháp khác
- Mạng truyền dẫn viễn thông điện lực được xây dựng trên nguyên tắc tiếp
cận linh hoạt với các công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới
- Bên cạnh những lợi thế về hạ tầng mạng, dịch vụ mạng CDMA 2000-1X
của EVNTelecom thể hiện rõ những ưu thế rõ rệt khi so sánh với các dịch vụ hữu
tuyến và vô tuyến truyền thống khi triển khai cho vùng sâu, vùng xa, cung cấp đa
dịch vụ trên nền một hạ tầng mạng
- Song song với mạng di động, Công ty cũng đang triển khai mạng điện
thoại cố định hữu tuyến. Hạ tầng mạng điện thoại cố định được triển khai sử dụng
cả 2 công nghệ TDM truyền thống (mạng tổng đài TDM) và công nghệ IP (trong
mạng NGN).
- EVNTelecom là một trong các nhà cung cấp có đầy đủ các giấy phép về
dịch vụ Internet, sẵn sàng cung cấp đầy đủ các dịch vụ như kết nối Internet quốc
tế (IXP), dịch vụ truy nhập Internet (ISP) và các dịch vụ giá trị gia tăng trên
Internet (OSP).
* Điểm mạnh của Công ty trong kinh doanh viễn thông Điện lực
- Công ty điện lực có sẵn một đội ngũ thu ngân viên điện lực có kinh

nghiệm, có một mạng thông tin điện lực có sẵn trước đây (để điều hành lưới
điện), là cơ sở tốt để năng cấp và phát triển
- Công ty có sẵn một số lượng lớn là khách hàng dùng điện nên đối tượng
khách hàng này sẵn sàng gắn bó và sử dụng công nghệ của mình.
- Hệ thống mạng mà Công ty đang khai thác là sử dụng công nghệ tiên tiến
CDMA 2000 1x – EVDO. Công nghệ CDMA có ưu điểm nổi bật hơn so với
GSM. Cụ thể, tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh gấp nhiều lần GSM, đáp ứng nhanh
và hiệu quả các dịch vụ thoại, dữ liệu, fax, internet.
- CDMA còn hữu dụng trong việc cung cấp dịch vụ điện thoại vô tuyến cố
định có chất lượng như hệ thống hữu tuyến nhờ áp dụng kỹ thuật mã hóa thoại
mới; đồng thời có tính bảo mật tín hiệu cao hơn GSM
5


- CDMA cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 - 20 lần so với công
nghệ GSM. Thuê bao CDMA có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một
lúc, do đó cuộc gọi không bị nghẽn
- Từ CDMA triển khai 3G nhanh hơn: 3G hiện nay thực chất là triển khai
trên nền của CDMA. Theo đó, GSM sẽ dựa vào WCDMA, đi theo hướng sử dụng
HSPA; còn CDMA sẽ dựa vào CDMA 2000, đi theo hướng EV-DO.
* Điểm yếu trong kinh doanh viễn thông của Công ty
- Yếu về chọn công nghệ: Công nghệ của CDMA được đánh giá cao hơn,
nhưng do mới phát triển nên CDMA khó có tương lai ở Việt Nam khi GSM đã trở
thành công nghệ mà hơn 95% dân số chọn dùng. (Nếu điện thoại sử dụng công
nghệ GSM vẫn đang dùng tốt, thì không có lý gì khách hàng lại phải chuyển bỏ
sang dùng mạng khác, công nghệ khác, tốn thêm tiền -> thị trường hạn chế)
- Băng tần CDMA hẹp: các dịch vụ của EVN Telecom liên tiếp bị can nhiễu
với sóng truyền hình, taxi, các sóng thoại khác.
- Yếu về thiết bị đầu cuối: Người dùng CDMA không có nhiều chọn lựa thiết
bị đầu cuối mà phải mua thiết bị cung cấp bởi chính nhà cung cấp dịch vụ. Thiết

bị đầu cuối đắt, khó sử dụng, khó thay thế; các tính năng được kỳ vọng thì không
phát huy được sức mạnh do hạ tầng chưa cho phép, trong khi trên thị trường có
nhiều điện thoại GSM với nhiều kiểu dáng đẹp, giá thành không đắt hơn so với
điện thoại CDMA, lại thay đổi liên tục, thu hút đối tượng lớn khách hàng có nhu
cầu theo mốt.
- Chính sách độc quyền công nghệ và thu phí sáng chế cho mỗi chip CDMA
được bán ra của công ty Qualcomm trên toàn thế giới làm cản trở mọi sự cạnh
tranh và phát kiến mới.
- Về giá dịch vụ: Ngoài những dịch vụ cơ bản như thoại và nhắn tin là phù
hợp, còn giá các dịch vụ khác như xem phim, tải nhạc của CDMA có giá thành
khá cao, nên không thu hút được thêm nhiều thuê bao mới..
- Điểm yếu đáng kể có thể nói đó là vấn đề con người. Đội ngũ làm công tác
viễn thông là những người quản lý kinh doanh điện, do đó còn cứng nhắc, kinh
nghiệm trong công tác viễn thông còn kém, không chuyên nghiệp.
6


* Cơ hội :
- Tính cạnh tranh trong công nghệ CDMA của các nhà cung cấp ít: ngoài
Viễn thông điện lực ra thì chỉ có 2 nhà cung cấp S-Fone, và HT Mobile là 2 nhà
cung cấp sử dụng dịch vụ CDMA.
- Mối quan tâm của khách hàng với công nghệ mới: Thế giới hiện có
khoảng 50 quốc gia sử dụng CDMA với thị phần khoảng 130 triệu thuê bao. Ở
nhiều quốc gia, CDMA đã chứng minh được sức mạnh của mình với mạng thoại
chất lượng hoàn hảo, truy cập Internet tốc độ cao, cho phép phát triển nhiều dịch
vụ trực tuyến và dịch vụ gia tăng. CDMA được đánh giá là "công nghệ của tương
lai", "công nghệ của 3G", do vậy khá hấp dẫn thu hút khách hàng.
* Mối đe doạ:
- Sự cạnh tranh trong thị trường điện thoại diễn ra khốc liệt. Đặc biệt hơn,
do sức ép cạnh tranh và "thiếu cơ chế cho CDMA", thành ra các dịch vụ của

EVN Telecom hầu như đều bị giảm thiểu sức mạnh. E-Phone bị cho là vi phạm
loại hình dịch vụ; E-Com nhanh chóng bị cạnh tranh bởi dịch vụ điện thoại cố
định không dây HomePhone (Viettel) và G-Phone (VNPT).
- E-Mobile thì bị cạnh tranh quyết liệt bởi thiết bị đầu cuối đắt, khó thay thế:
Do thủ tục xin giấy phép bản quyền từ Tập đoàn Qualcomm (nhà cung cấp chip
độc quyền cho điện thoại CDMA) đắt và phức tạp nên các DN sản xuất thiết bị
đầu cuối cho CDMA giảm dần do đó thiết bị đầu cuối đắt, không mang tính cạnh
tranh.
- Có hiện tượng thoái trào của các mạng điện thoại sử dụng công nghệ
CDMA trên thế giới .
Với phương châm “Gần gũi với khách hàng”, “Kết nối sức mạnh”, mục tiêu
của EVNTelecom là đạt 20% thị phần viễn thông Việt Nam vào năm 2010.
II, Môi trường kinh doanh viễn thông ở Việt Nam:
Viễn thông điện lực ra đời trước khi có Luật viễn thông và muộn hơn rất nhiều
như các đại gia trong ngành như VNPT, VTC, FPT .... nên có thể nói rằng đây là
một môi trường kinh doanh nóng bỏng, cạnh tranh quyết liệt và chưa thật sự
minh bạch; công tác thể chế hoá đường lối chính sách trong lĩnh vực viễn thông;
7


chia sẻ và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông; quản lý tài nguyên viễn
thông; cạnh tranh và các quy định nhằm phát triển thị trường viễn thông; bảo đảm
quyền lợi người sử dụng dịch vụ; bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an
ninh thông tin viễn thông còn chưa quan tâm đúng mức.
Riêng với thị trường dịch vụ di động hiện đã hội tụ đủ 6 nhà cung cấp với thế
cân bằng, 3 doanh nghiệp thuộc công nghệ GSM và 3 thuộc công nghệ CDMA.
Hiện Mobifone, Vinaphone và Viettel Mobile, ba mạng GSM mỗi mạng chiếm
trên dưới 30%, còn lại là của ba mạng CDMA. Thị phần dịch vụ Internet ADSL
giờ cũng chủ yếu nằm trong tay ba doanh nghiệp lớn là VNPT với khoảng 50%
thị phần, Viettel 24%, FPT 24%, còn lại mới là phần của doanh nghiệp khác.


III, Chiến lược marketing của 3 đối thủ viễn thông mạnh nhất :
Ta có thể lấy 3 đối thủ mạnh nhất của Viễn thông điện lực trong kinh doanh viễn
thông đó là VinaPhone, MobiFone và Viettel .
* Giới thiệu về Mobifone: Công ty thông tin di động (VMS) là Doanh nghiệp
Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được
thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu
tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GMS 900/1800 với thương hiệu
MobiFone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.
Lĩnh vực hoạt động của MobiFone là tổ chức thiết kế xây dựng, phát triển mạng
lưới và triển khai cung cấp dịch vụ mới về thông tin di động. Khẩu hiệu truyền
thống Mobìone: “Mọi lúc_mọi nơi”
* Giới thiệu về Vinaphone: Năm 2006 để nâng cao khả năng cạnh tranh trong
bối cảnh hội nhập quốc tế, Công ty Dịch vụ Viễn thông đã có một động thái quan
trọng là đổi tên viết tắt từ GPC (G=GSM; P=Paging; C=CardPhone) thành
VinaPhone, khẳng định định hướng kinh doanh của Công ty trong giai đoạn mới.
Công ty cũng đã công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới một cách chuyên
nghiệp và hiện đại, quyết tâm xây dựng VinaPhone thành mạng di động số 1 tại
Việt Nam và hướng đến hợp tác và hội nhập quốc tế.
Khẩu hiệu truyền thống “không ngừng vươn xa” của Công ty VinaPhone đã đi
sâu vào tâm trí khách hàng. VinaPhone “luôn bên bạn dù bạn ở nơi đâu” thể
hiện cam kết phát triển và vươn xa để giúp khách hàng thành công hơn tại bất cứ
nơi nào khách hàng đặt chân tới. VinaPhone sẽ không chỉ là cầu nối liên lạc mà
còn là cầu nối tình cảm của hàng triệu khách hàng.

8


*Giới thiệu về Viettel: Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp
kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền,

nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội ( Ra
đời theo Quyết định số 43/2005/QĐ-TTg ngày 02/03/2005 của Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội và Quyết
định số 45/2005/QĐ-BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về việc thành
lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội.). Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel)
do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội
kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin. Khẩu
hiệu truyền thống của Viettel: Hãy nói theo cách của bạn (Say it your way).
Chiến lược marketing của các đơn vị trên là cạnh tranh giành thị phần với
các chiến lược chính như chính sách dịch vụ, chính sách giá cước, kênh phân
phối, cạnh tranh về bán hàng...
3.1 Chiến lược giảm giá cước:
Chiến lược các đối thủ này mang ra cạnh tranh đó là chiến lược giảm giá
cước nhằm lôi kéo người tiêu dùng sử dụng dịch vụ của họ: VinaPhone,
MobiFone áp dụng 1 gói cước thuê bao trả sau truyền thống. Mức cước của
VinaPhone và MobiPhone dành cho thuê bao trả sau hiện nay đều là 134,97
đồng/6 giây khi gọi nội mạng, và cộng thêm 22,5 đồng/giây tiếp theo. Đối với
các cuộc gọi ngoại mạng, giá của hai nhà cung cấp này đều là 150 đồng/6 giây và
cộng thêm 25 đồng cho mỗi giây tiếp theo. (Đối với EVN, với 6 giây đầu tiên, giá
cước gọi nội mạng là 90 đồng, giá cước ngoại mạng là 120 đồng). Viettel đi theo
chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, trong đó có một số gói dịch vụ với tính năng
cho phép khách hàng tạo nhóm với chi phí sử dụng trong nhóm thấp hơn. Đây là
chiến lược áp dụng nhằm đáp ứng tối đa lợi ích của từng nhóm đối tượng khách
hàng, khách hàng có nhiều lựa chọn dịch vụ. Giá cước gọi trong cả 3 gói cước
của Viettel là 129 đồng/6 giây và 139 đồng/6 giây lần lượt áp dụng cho các cuộc
gọi nội mạng và ngoại mạng. Với 3 nhà cung cấp đang nắm phần lớn thị trường
này, cuộc chiến về giá cũng chưa dừng lại, rõ ràng cuộc chiến về giá cước đối với
các “đại gia” đang nắm giữ phần lớn thị trường cũng đang rất gay cấn. Đối với
người tiêu dùng, những cuộc chiến giá cước thật là đáng yêu, mặc dù, số lượng
gói cước ngày càng nhiều, để tính cho ra gói cước nào rẻ nhất, phù hợp với mình


9


nhất, cũng là một điều không dễ. Tuy nhiên, điều quan tâm hơn của người tiêu
dùng là giá cước rẻ, nhưng chất lượng mạng và dịch vụ phải ngày càng tốt hơn.
3.2 Chiến lược về công nghệ:
Về mặt công nghệ, mắc dù CDMA rõ ràng có nhiều ưu thế nổi bật so với
GSM. Mặc dù có nhiều ưu thế, nhưng thực tế trên thế giới và ngay tại Việt Nam,
CDMA đang lép vế trước GSM; MobiFone, VinaPhone, Viettel có đến hơn 85%
người dùng theo công nghệ GSM. Lý giải điều này, trước hết phải nói về chiến
lược thị trường viễn thông của Việt Nam ngay từ đầu, đã lựa chọn công nghệ
GSM để phát triển trước, với lợi thế triển khai hạ tầng ít tốn kém hơn. CDMA là
công nghệ mới, cơ sở hạ tầng yêu cầu cao hơn, đồng thời phải tương thích thiết bị
đầu cuối nên chi phí đắt hơn GSM.
Hơn nữa, một điều quan trọng nữa là GSM là một hệ thống có cấu trúc mở
nên hoàn toàn không phụ thuộc vào phần cứng, người ta có thể mua thiết bị từ
nhiều hãng khác nhau, trong khi đó với CDMA, thiết bị phải hoàn toàn đồng bộ.
Đồng thời, so về tính phổ cập, GSM vẫn là công nghệ chiếm đa số trên thế giới,
điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và kết nối chuyển vùng (roaming).
GSM rõ ràng sẽ dễ roaming hơn CDMA.
3.3 Chiến lược tăng số lượng khách hàng
Các nhà cung cấp này thường triển khai chương trình marketing để thu hút
nhiều khách hàng để thu hút các khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hay
sử dụng dịch vụ của họ. Mục tiêu chính của chiến lược marketing này là thu hút
khách hàng mới và cung cấp các dịch vụ mới cho số khách hàng cũ để họ hài
lòng hơn, đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng trong các gói cước, trong các đợt
khuyến mại với khách hàng, qua đó từng bước nâng số lượng khách hàng.
3.4 Chiến lược linh loạt trong quảng bá hình ảnh và sách lược chăm sóc khách
hàng một cách thân thiện, tận tình là một chiến lược kinh doanh rất đúng đắn.

Ví dụ Viettel còn thể hiện lối tư duy kinh doanh “vì khách hàng trước, vì
mình sau” tuy chưa đậm nét và đạt tới mức độ cao nhưng đã tạo được sự tin cậy
trong người tiêu dùng, các cách chăm sóc khách hàng, các tiện ích mang lại giá
10


trị ngoại sinh cho khách hàng như chọn số... thật sự đã góp phần làm cho Viettel
thành công hơn.

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình môn Quản trị Marketting của ĐH Griggs
- www.evn.com.vn
- />
11



×