Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

kinh tế đô thị và vùng mỹ tho tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.45 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

TÊN ĐỀ TÀI
TRÌNH BÀY VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA Ở
THÀNH PHỐ MỸ THO - TIỀN GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Yến

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

THÀNH VIÊN NHÓM 14
STT

Họ và Tên

MSSV

1

Vương Hà Minh Trang

15124321

2

Phạm Văn Thương

15124297


3

Vũ Hoài Nam Thy

15124304

4

Đặng Minh Tiếu

15124311

5

Đào Thùy Trang

14124359

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Yến

2


Mục lục
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

1.


Khái niệm

1.1

Đô thị

1.2

Đô thị hóa

2.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá tình đô thị hóa

3.
Thực tiễn Đô thị hóa ở Việt Nam và tỉnh Tiền Giang (Tp. Mỹ
Tho )
3.1.

Sơ lược về quá trình đô thị hóa ở VN

3.2

Đặc điểm đô thị hóa ở VN

3.3

Hiện trạng đô thị hóa ở VN và Tp Mỹ Tho

II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỸ THO

1. Vị trí địa lý
2. Điều kiện tự nhiên
3. Kinh tế - Xã hội
III. QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở MỸ THO
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Những thay đổi chung
Sự gia tăng dân số đô thị
Cơ sở hạ tầng
Kinh tế
Du lịch
Tình hình đô thị hóa ở Mỹ Tho (1979-2017)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ
HỘI TP.MỸ THO
V. ĐÁNH GÍA
1. Tích cực
2. Tiêu cực
3


VI. KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4



I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA

1. Khái niệm

1.1

Đô thị

Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động
trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp (Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB Hà
Nội, 1995).
Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu lao động phi nông nghiệp, sống và làm vi ệc theo
kiểu thành thị (Giáo trình quy hoạch đô thị, ĐH Kiến trúc, Hà Nội).
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ, chủ yếu là lao động nông nghiệp, cơ sơ sở
hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của một vùng trong tỉnh hoặc trong
huyện (Thông tư 31/TTLD, ngày 20/11/1990 của liên Bộ Xây dựng và ban tổ chức cán
bộ chính phủ).
Như vậy, đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông
nghiệp, có hạ tầng cơ sở tích hợp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò
thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, của cả một miền đo thị, của một
đô thị, một huyện hoặc một đô thị trong huyện.
1.2

Đô thị hóa


Đô thị hóa (Urbanization) là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm gi ữa số
dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực.
Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo
cách đầu thì nó còn được gọi là mức độ đô thị hóa; còn theo cách thứ hai, nó có tên là
tốc độ đô thị hóa. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng, gắn liền với những tiến bộ về
khoa học kỹ thuật của xã hội loài người. Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế
xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá tình đô thị hóa

2.1

2.2

Điều kiện tự nhiên : Những vùng có khí hậu thời tiết tốt, có nhiều khoáng
sản , giao thông thuận lợi và những lợi thế khác sẽ thu hút dân cư mạnh mẽ
hơn và do đó sẽ được đô thị hóa sớm hơn , quy mô lớn hơn . Ngược lại ,
những vùng khác sẽ đô thị hóa chậm hơn , quy mô nhỏ hơn .
Điều kiện xã hội : Mỗi phương thức sản xuất sẽ có một hình thái tương ứng
và do đó quá trình đô thị hóa có những đặc trưng riêng của nó . Kinh tế thị
5


2.3

2.4

2.5


trường đã mở đường cho lực lượng sản xuất phart triển mạnh. Sự phát triển
của lực lượng sản xuất là điều kiện để công nghiệp hóa , hiện đại hóa và là
tiên đề cho đô thị hóa .
Văn hóa dân tộc : Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng của mình và nền văn
hóa đó có ảnh hưởng đến các vấn đề về kinh tế , chính trị , xã hội ,… nói
chung và các hình thái đô thị nói riêng .
Trình độ phát triển kinh tế : Phát tiển kinh tế là yếu tố có tính quyết định
trong quá trình đô thị hóa . Bởi vì nói đến kinh tế là nói về vấn đề tài chính .
Để xây dựng , nâng cấp hay cải tạo đô thị đòi hỏi phải có nguofn tài chính
lớn .
Tình hình chính trị : Ở Việt Nam , từ sau năm 1975 ,tốc độ đô thị háo ngày
càng cao , các đô thị mới mọc lên nhanh chóng , … Đặc biệt trong thời kì đổi
mới , với các chính sách mở cửa nền kinh tế , thu hút đầu tư nước ngoài ,
phát triển kinh tế nhiều thành phần thì đô thị hóa đã tạo ra sự phát triển
kinh tế vượt bậc .

3. Thực tiễn Đô thị hóa ở Việt Nam và tỉnh Tiền Giang (Tp. Mỹ
Tho )

3.1

Sơ lược về quá trình đô thị hóa ở VN

Quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp:
Từ thế kỷ III trước Công nguyên và trong suốt thời kỳ phong kiến, ở nước ta mới hình
thành một số đô thị quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố
Hiến…
Thời Pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển. Đến những năm 30 của thế k ỷ XX
mới có một số đô thị lớn được hình thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định …
Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1954, quá trình đô thị hóa di ễn ra

chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
Từ 1954 đến 1975, đô thị phát triển theo hai xu hướng khác nhau: ở miền Nam, chính
quyền Sài Gòn đã dùng “ đô thị hóa” như một biện pháp để dồn dân phục vụ chi ến
tranh, từ năm 1965 đến năm 1972, các đô thị bị chiến tranh phá hoại, quá trình đô thị
hóa chững lại.
Từ năm 1975 đến nay, quá trình đô thị hóa có chuyển biến khá mạnh, trở thành một
nước đang phát triển, đã thoát khỏi nước có thu nhập thấp, bước vào nhóm các quốc
gia có mức thu nhập trung bình đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt
là các đô thị lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống giao thông, điện,
nước, các công trình phúc lợi xã hội) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu
vực và thế giới.

6


Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã gắn kết quá trình đô thị hóa với tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Trong những
năm gần đây, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng
và chất lượng, tỷ lệ đô thị hóa tăng từ 19,6% với 629 đô thị (năm 2009) lên kho ảng
36,6% với 802 đô thị (năm 2016). Khu vực đô thị đã chi ếm t ỷ lệ 70% chi phối trong
tổng GDP, mang lại nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất nhập khẩu, tiến bộ
khoa học công nghệ và có tác dụng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở các
vùng và trong cả nước.
3.2

Đặc điểm đô thị hóa ở VN

Như đã nói ở trên,quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra khá chậm chạp,trình độ đô thị
hóa còn thấp.
Tỷ lệ dân thành thị tăng:

Năm 1990 dân số thành thị ở nước ta mới chỉ đạt 19,5% thì đến năm 2005 con số này
đã tăng lên 26,9%.Tuy nhiên, tỷ lệ dân thành thị còn thấp so với các n ước trong khu
vực.
Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng:
Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất nước ta, tuy nhiên ở đây
chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, số đô thị lớn thứ 2 và thứ 3 cả nước là các vùng đồng
bằng (ĐBSH và ĐBSCL).
Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội:
Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương,
các vùng trong nước. Năm 2005 khu vực đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, 84% GDP
công nghiệp – xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách nhà nước.
Các thành thị, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi
sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật; có cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động
lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa cũng nảy sinh những hậu quả cần phải có kế hoạch
khắc phục như: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh trật tự xã hội…

3.3

Hiện trạng đô thị hóa ở Việt Nam và TP. Mỹ Tho

7


Tại Việt Nam quá trình đô thị hóa được gắn liền với công cuộc công nghi ệp hóa đất
nước. Do chú trọng quá nhiều vào việc “công nghiệp hóa” cộng với chất lượng quy
hoạch không cao, nên quá trình này đang bộc lộ nhiều bất cập đáng lo ngại. Cụ thể là:

Số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng: Trong những năm gần đây, số lượng đô thị ở
nước ta tăng nhanh, nhất là ở các thành phố thuộc tỉnh. Năm 1986 cả nước có 480 đô
thị, năm 1990 là 500 đô thị, đến năm 2007 là 729 đô thị và đến năm 2012 c ả n ước đã có
755 đô thị. Trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), 13 đô
thị loại I trong đó có 03 thành phố trực thuộc Trung ương (Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần
Thơ) và 10 thành phố trực thuộc tỉnh, 10 đô thị loại II còn lại là các đô thị loại III, IV và
V. Tuy vậy, việc xếp loại đô thị vẫn còn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng như quy mô đô thị,
kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật...
- Sự gia tăng dân số đô thị: Quy mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc bi ệt là t ừ
sau năm 2000. Tính đến năm 2010, dân số đô thị tại Việt Nam là 25.584,7 nghìn người,
chiếm 29,6% dân số cả nước. Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3 nguồn chính đó là:
(1) Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; (2) Di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị; (3)
Quá trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát
triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dòng dịch cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời
gian sống ở đô thị cũng đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh) dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có. Bên cạnh đó là
việc hình thành các khu dân cư nghèo quanh đô thị gây ô nhiễm môi trường và nguy an
mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao.
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị: Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trong
những năm qua được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua các mặt, như: nhiều tuyến đường,
cây cầu được xây dựng; chất lượng đường đô thị dần được cải thiện; các đô thị loại III
trở lên hầu hết đã có các tuyến đường chính được nhựa hoá và xây dựng đồng bộ với
hệ thống thoát nước, vỉa hè, chiếu sáng và cây xanh. Các thành phố l ớn trực thuộc
Trung ương có nhiều dự án về giao thông đô thị được triển khai, cụ thể là: cải tạo,
nâng cấp và xây mới các trục giao thông đối ngoại, cửa ô, trục giao thông hướng tâm,
các nút giao đồng mức, khác mức, các đường vành đai, tuyến tránh, cầu vượt trong đô
thị… Nhờ vậy, bước đầu đã nâng cao năng lực thông qua tại các đô thị này. Tuy nhiên,
tình trạng ách tắc và tai nạn giao thông vẫn còn diễn ra rất phổ biến.
Hệ thống chiếu sáng đã có ở hầu hết các đô thị mặc dù mức độ có khác nhau. Tại các
đô thị đặc biệt, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng… có 95-100% các

tuyến đường chính đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng; các đô thị loại II, III t ỷ l ệ này
đạt gần 90%.
Hệ thống thoát nước đã được quan tâm đầu tư xây dựng ở hầu hết các đô thị. Hiện đã
có 35/63 đô thị tỉnh, thành trong cả nước có các dự án về thoát nước và vệ sinh môi
trường sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA. Các dự án bước đầu đã phát huy hiệu quả,
góp phần làm giảm mức độ ngập úng tại các đô thị này. Tuy nhiên, do hầu hết đô thị chỉ
có một hệ thống cống dùng chung cho cả nước mưa và nước thải, thậm chí, nhiều
8


tuyến cống được xây dựng trong các thời kỳ khác nhau, nên không hoàn chỉnh, thiếu
đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước.
Tình trạng ngập úng đang là mối quan tâm hàng ngày của các đô thị l ớn, nhất là ở TP.
Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng đến nay, vẫn chưa có giải pháp có tính khả thi để giải
quyết. Nước thải, đặc biệt nước thải từ các khu công nghiệp lại chưa được thu gom, xử
lý triệt để, gây ô nhiễm nặng nề cho các dòng sông lớn, như: sông Đồng Nai, Sài Gòn,
Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch…
Đánh giá về thực trạng trên, có thể chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Công tác
quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức; (2) K ết cấu hạ
tầng kỹ thuật đô thị chưa đồng bộ, sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp trong
đô thị kéo theo nhiều hệ quả về môi trường… dẫn đến các đô thị đứng trước nguy cơ
phát triển không bền vững.

Còn về phía Tp.Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang, nhằm sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả cao, tập
trung đầu tư có trọng điểm, phù hợp lợi thế so sánh của từng tiểu vùng, từng địa
phương, đồng thời liên kết chặt chẽ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), vùng
kinh tế trọng điểm phía nam và hội nhập quốc tế, tỉnh Tiền Giang đã ban hành Nghị
quyết về phát triển kinh tế - đô thị ba vùng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Tiền Giang là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía nam với vùng ÐBSCL cho nên
thuận lợi trong thu hút đầu tư, liên kết phát triển cùng các vùng kinh tế trong cả nước.

Ngoài ra, tỉnh còn có các thế mạnh về tiềm năng, điều kiện tự nhiên, đất đai, k ết c ấu
hạ tầng, nguồn nhân lực hội đủ tại ba vùng kinh tế - đô thị.Theo định hướng phát triển
của tỉnh, vùng trung tâm phát huy vai trò là hạt nhân, giao lưu trên nhi ều lĩnh vực để
thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ các vùng trong tỉnh; tập trung ưu tiên và liên kết vùng để
nâng cao hiệu quả trên các lĩnh vực phát triển đô thị, khu, cụm công nghiệp, thương
mại, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch đa dạng. Vùng phía tây
tập trung ưu tiên đầu tư và liên kết vùng để nâng cao chuỗi giá trị thương hiệu hàng
hóa nông sản như: khóm (dứa), sầu riêng, xoài, lúa - gạo; chăn nuôi tập trung; gắn v ới
phát triển các khu, cụm công nghiệp chế biến lúa - gạo, trái cây, thực phẩm; đồng thời,
phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái. Riêng vùng phía đông ưu tiên liên kết
phát triển kinh tế biển và vùng ven biển có hiệu quả, thu hút đầu tư phát triển các khu,
cụm công nghiệp tập trung, cảng tổng hợp ven biển, vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản nước mặn, nước lợ; hình thành đô thị ven biển; thương mại, dịch vụ, du lịch
biển,… tạo nền tảng để hình thành khu kinh tế ven biển trong tương lai.
Với thế mạnh của từng vùng, mục tiêu "phát triển kinh tế - đô thị" của Tiền Giang
được cụ thể hóa rõ ràng trong việc liên kết nội vùng, liên kết vùng phù hợp tiềm năng,
thế mạnh của mỗi vùng, bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt, chặt chẽ, liên hoàn giữa
các vùng, trên cơ sở nâng tầm các cực phát triển là các đô thị trung tâm mỗi vùng như
TP Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy, tiến tới phát triển liên kết để tạo lực hút đẩy trong không gian phát triển kinh tế - xã hội qua liên kết vùng, kể cả trong t ỉnh và
9


ngoài tỉnh. Tỉnh đặt ra chỉ tiêu, giá trị sản xuất toàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020
tăng bình quân 12,5%. Ðến năm 2020, giá trị sản xuất vùng trung tâm chi ếm 50,9%, giá
trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 75,5 triệu đồng/người (đạt 107,4% mức bình
quân của tỉnh); vùng phía tây đạt 71,5 triệu đồng/người; vùng phía đông đạt 60,2 tri ệu
đồng/người. Ðến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa vùng trung tâm đạt 28%, vùng phía tây là
15% và vùng phía đông khoảng 24%.

II.


KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MỸ THO

1. Vị trí địa lý

Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang, nằm chếch về phía Đông
Nam, có diện tích 8.224,07 ha. Phía Đông và phía Bắc giáp huy ện Ch ợ Gạo, phía nam
giáp sông Tiền và tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp huyện Châu Thành. Địa hình tương đối
bằng phẳng . Thành phố Mỹ Tho có 17 đơn vị hành chính cơ sở (gồm 11 phường, 6 xã).
Dân số có 228.385 người, có 4 nhóm tộc người chính: Kinh, Hoa, Ấn và Khơme. Có 4 tôn
giáo chính: Công giáo, Tin lành, Phật giáo và Cao đài.
Thành phố Mỹ Tho có sông Tiền và Quốc lộ 1 chạy qua, có Quốc lộ 50 đi về các huyện
Gò Công và tỉnh lộ 864 chạy dọc sông Tiền lên Cai Lậy, Cái Bè. Có Quốc lộ 60 và cầu
Rạch Miễu nối thành phố Mỹ Tho với tỉnh Bến Tre. Thành phố Mỹ Tho có 75 tuyến
đường, trong đó có 68 tuyến đường nội ô. Từ thành phố Mỹ Tho có thể dễ dàng đi bằng
đường thủy hay bằng đường bộ lên thành phố Hồ Chí Minh hoặc xuống các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long ra biển, hay thủ đô Phnongpenh (Campuchia).

(Thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang)
Trong thành phố có con rạch quan trọng là Bảo Định chia thành phố Mỹ Tho thành 2
khu vực tả ngạn và hữu ngạn. Đặc điểm nổi bật trong cảnh quan địa lý là vườn cây ăn
trái ở các xã thuộc thành phố Mỹ Tho. Vườn đã tạo thành vành đai xanh của thành phố,
bao bọc khu nội ô, tạo nên địa hình khá đặc biệt. Trong nội ô có hồ nước Mỹ Tho đ ược
đào năm 1927, hiện là công viên Tết Mậu Thân, nơi điều hòa nhiệt độ và là lá phổi c ủa
thành phố. Cảnh quan thành phố càng nên thơ hơn với sự tiếp nối đan xen giữa phố
phường, vườn cây, đồng ruộng với ưu thế trên, ngay từ những năm đầu mới hình thành
đô thị Mỹ Tho, cũng như hôm nay thành phố Mỹ Tho luôn là trung tâm kinh tế chính tr ị,
văn hóa của toàn tỉnh, đồng thời là trung tâm giao lưu quan trọng của miền Trung Nam
bộ, đã từng là trung đô của Trung Nam bộ, là cầu nối giữa các tỉnh vùng đồng bằng
sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.


2. Điều kiện tự nhiên
Về khí hậu, do nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên
thành phố Mỹ Tho có nhiệt độ trung bình cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ trung bình

10


năm 28°C, độ ẩm trung bình năm 79,2%, lượng mưa trung bình năm 1500mm. Có hai
mùa: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 và mùa mưa từ tháng 5.

3. Kinh tế - Xã hội
Theo đánh giá của UBND TP. Mỹ Tho, t ừ đầu năm 2014 , tình hình kinh tế – xã hội của
thành phố phát triển theo hướng tích cực. Sản xuất công nghiệp, ti ểu th ủ công nghi ệp
được duy trì, phát triển và giữ được mức tăng tr ưởng cao; công tác qu ản lý xây d ựng và
chỉnh trang đô thị được tập trung thực hiện tốt;nhiều công trình, d ự án l ớn đ ược kh ởi
công theo kế hoạch… làm cho bộ mặt thành phố không ngừng đổi mới.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, TP. Mỹ Tho đã tri ển khai th ực hi ện đ ồng b ộ nhi ều gi ải
pháp tập trung cho phát triển kinh tế – xã hội, kết qu ả th ực hi ện các ch ỉ tiêu ch ủ y ếu
đều tăng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 12,15%, so cùng kỳ năm 2013 tăng
12,71%; tổng giá trị sản xuất đạt 7.549 tỷ đồng, tăng 13,83% so cùng kỳ năm 2013;
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 1.775 tỷ đồng; thu ngân sách đạt 53,73% kế hoạch…
Đặc biệt, tình hình kinh doanh trên địa bàn thành phố hoạt đ ộng khá ổn đ ịnh, các ho ạt
động dịch vụ phong phú, mặt hàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xu ất c ủa
nhân dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 8.449 t ỷ
đồng, tăng 13,68% so cùng kỳ năm trước.
TP Mỹ Tho đã có sự khởi sắc tích cực, những đóng góp c ủa thành ph ố trong năm 2016
và những tháng đầu năm 2017, cụ thể: Trong năm 2016, giá tr ị sản xu ất đ ạt 38.862 t ỷ
đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 74,680 triệu đồng. Tổng thu ngân sách là
486,4 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư là 7.591 tỷ đồng, Tổng mức hàng hóa bán l ẻ và doanh

thu dịch vụ tiêu dùng đạt 21.716,44 tỷ đồng. Giá tr ị sản xu ất công nghi ệp th ực hi ện
được 28.089,75 tỷ đồng, chiếm 35,15% của tỉnh. Giá trị sản xuất nông nghi ệp th ực
hiện 2.513,98 tỷ đồng, chiếm 5,86% của tỉnh. Các chỉ tiêu v ề văn hóa xã h ội, qu ốc
phòng – quân sự địa phương đều đạt và vượt so chỉ tiêu t ỉnh giao. Thành phố Mỹ Tho là
đô thị nằm trung tâm giữa 2 vùng kinh tế trọng đi ểm phía Nam và vùng đ ồng b ằng
sông Cửu Long được xem như là điểm trung chuyển kinh tế quan trọng gi ữa 2 vùng
kinh tế trên với các trục giao thông thủy bộ quan trọng…Thành ph ố Mỹ Tho là trung
tâm du lịch sinh thái đặc trưng sông nước Nam bộ… có vị trí hướng ra quốc tế c ủa vùng
Đồng bằng sông Cửu Long thông qua cảng biển dọc bi ển Đông như cảng Soài R ạp,
cảng Vàm Láng. TP là trung tâm Tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang, là trung tâm hành chính –
11


kinh tế – văn hóa – xã hội – khoa học kỹ thuật và công nghi ệp quan tr ọng c ủa t ỉnh Ti ền
Giang….
Với sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Mỹ Tho, cùng v ới s ự h ỗ
trợ của các sở ngành tỉnh, sau một năm được công nhận thành phố Mỹ Tho là đô th ị
loại 1 trực thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố đã th ực hi ện đ ạt và v ượt các ch ỉ tiêu
pháp lệnh được giao so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình phát tri ển
kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành ph ố ti ếp t ục đ ược ổn đ ịnh. C ơ
cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, bộ mặt đô thị được chỉnh trang ngày càng khang
trang hơn, đời sống người dân ngày càng được nâng chất. Đến nay, toàn b ộ 11 ph ường
đã đạt chuẩn phường văn minh đô thị, toàn bộ 6 xã đã đ ạt chu ẩn xã văn hóa nông thôn
mới .
Về phát triển khu công nghiệp, thành phố không mở rộng di ện tích các khu, c ụm công
nghiệp mà phát triển công nghiệp trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế về giao
thông của vùng và của thành phố Mỹ Tho, trong đó tập trung khuy ến khích phát tri ển
công nghiệp sạch trong đô thị. Đồng thời phối hợp với các huyện trong vùng t ừng b ước
di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhi ễm môi tr ường ra kh ỏi n ội ô theo k ế
hoạch từ nay đến năm 2020.


III. QUÁ TRÌNH ĐO THỊ HÓA Ở MỸ THO
1. Những thay đổi chung

Mỹ Tho là một trong những đô thị đầu tiên,hiện đại và lâu đời nhất ở miền Nam,nếu
tính từ khi “Mỹ Tho Đại phố” hình thành và phát triển, đến năm Đinh Dậu 2017, tu ổi
đời thành phố Mỹ Tho ngót 338 năm (1679- 2017).Trong quá trình thực hi ện đô th ị hóa
hiện nay, thành phố đã tập trung huy động các nguồn lực trong và ngoài nước, khai thác
có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của thành phố, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh
tế bền vững. Kết quả được thể hiện, giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng giá trị tăng
thêm bình quân hàng năm đạt 14,8% (giá so sánh năm 2010), Nghị quy ết đề ra 13 –
13,5%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2015 là 4.418 USD/năm (khoảng 95
triệu đồng/năm); tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm là 17.678 t ỷ
đồng (đạt 110,49% so với Nghị quyết đề ra).
Bộ mặt của thành phố ngày càng thay đổi qua việc đầu tư và mời gọi đầu tư thực hiện
các dự án nâng cấp thành phố theo tiêu chí của đô thị loại I. Trong 5 năm qua, bằng
nhiều nguồn vốn, tỉnh cũng đã đầu đầu tư trên địa bàn thành phố các dự án có tầm vóc
lớn (Trường Đại học Tiền Giang, Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang, Khu khám và điều trị
kỹ thuật cao, Trụ sở chăm sóc và bảo vệ cán bộ, Quảng trường Trung tâm t ỉnh, Khu tái
định cư xã Đạo Thạnh, đường Lê Văn Phẩm, Trường THPT Chuyên Tiền Giang, Trường
THPT Nguyễn Đình Chiểu…).

2. Sự gia tăng dân số đô thị
Trong quá trình đô thị hóa thì tp Mỹ Tho cũng như những thành phố khác là có xu
hướng gia tăng dân số trong đô thị,do người dân từ những khu vực nông thôn, khu vực
vùng xâu vùng xa di chuyển vào đô thị. Tuy nhiên vấn đề dân số ở Mỹ Tho không nan
giải như vùng khác, một phần vì lý do là họ tìm đến tp Hồ Chí Minh – Trung tâm kinh t ế
12



tài chính lớn của cả nước để tìm việc làm do đó làm tăng thêm áp lực cho chính quy ền
tại đây .
Trong năm 2015, ngành dân số thành phố Mỹ Tho tiếp tục tập trung duy trì vững ch ắc
mức sinh thay thế, chủ động kiểm soát tốc độ gia tăng dân số; kiện toàn và ổn định bộ
máy dân số - kế hoạch hóa gia đình từ thành phố đến phường, xã; tăng cường công tác
truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi; kiểm soát và giảm cân bằng giới tính khi
sinh; thực hiện tốt sáng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh; tư vấn và chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Để các chỉ tiêu công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong năm 2015 đạt và vượt
theo kế hoạch đề ra, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố và bộ phận
Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phường, xã tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm
như: thực hiện có hiệu quả chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2012
-2015 định hướng đến 2020; tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của
mạng lưới cộng tác viên dân số ở các ấp, khu phố để kịp thời đưa thông tin và dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến tận tay người sử dụng. Về công
tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi, thành phố sẽ t ổ chức tuyên truy ền bằng
nhiều hình thức và nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng; đặc biệt quan tâm giáo
dục về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình cho các nhóm đối tượng ưu tiên (phụ
nữ, trẻ em gái vị thành niên và thanh niên, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ đã có
2 con, các cặp vợ chồng có con 1 bề mà chưa thực hiện biện pháp tránh thai) nh ằm
hạn chế và không còn người sinh con thứ ba trở lên, duy trì mức sinh một cách vững
chắc.
Bên cạnh đó, thành phố Mỹ Tho sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống cung cấp
dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản có chất lượng, đa dạng cho
các đối tượng; tổ chức thực hiện các chính sách, khuyến khích các tập thể và cá nhân
thực hiện tốt các mục tiêu của công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Thành phố Mỹ
Tho sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình,
chăm sóc sức khỏe sinh sản, tăng cường các hoạt động tiếp thị các phương tiện và dịch
vụ sế hoạch hóa gia đình; tiếp tục phân phối bao cao su miễn phí cho đối tượng là hộ

nghèo, hộ cận nghèo và cấp thuốc viên tránh thai miễn phí cho 35% trên tổng số người
sử dụng thuốc viên tránh thai tại địa bàn; nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản
lý chuyên ngành; mở rộng thực nghiệm một số mô hình nâng cao chất lượng dân số;
thực hiện hiệu quả mô hình “Tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng’,
mô hình tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản, vận động áp dụng các biện pháp tránh
thai hiện đại qua đăng ký kết hôn; kiên quyết và ngăn chặn kịp thời những trường h ợp
lựa chọn giới tính thai nhi để tránh mất cân bằng giới tính khi sinh, phấn đấu đạt chỉ
số giới tính giữa nam và nữ luôn được cân bằng; tiếp tục triển khai đề án sàng lọc
trước sinh và sơ sinh nhằm loại trừ những dị tật bẩm sinh góp phần nâng cao chất
lượng dân số cho hiện tại và tương lai.
13


3. Cơ sở hạ tầng
Trung ương đầu tư trên địa bàn (do TP. Mỹ Tho làm chủ đầu tư) đã thực hiện 3 công
trình (Đê chống ngập sông Bảo Định, Kè chống sạt lở sông Bảo Định, tổng mức đầu tư
10,5 tỷ đồng; Đường và Kè sông Tiền khu vực TP. Mỹ Tho, dài 2.625 m, t ổng m ức đầu t ư
390 tỷ đồng).
Đặc biệt trong thời gian qua, thực hiện Dự án nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông
Cửu Long – Tiểu dự án TP. Mỹ Tho (vốn ODA), thành phố đã khởi công xây dựng được 9
gói thầu xây lắp giai đoạn 1 (đã hoàn thành 10 công trình), đến nay đã giải ngân
4.411.000 USD.
Bằng nguồn vốn ngân sách, tỉnh đầu tư 520,561 tỷ đồng để xây dựng 130 công trình,
thực hiện và hoàn thành 87 công trình, tổng giá trị 431,550 tỷ đồng. Công tác xây dựng
cơ bản cấp phường, xã đã hoàn thành 216 công trình, tổng kinh phí 31,36 t ỷ đồng
(trong đó nhân dân đóng góp 10,89 tỷ đồng).
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo
thành phố luôn có sự tập trung cho công tác chỉnh trang đô thị, huy động nhiều nguồn
vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, cụ thể như đã đầu tư xây dựng tuyến
đường nội thị, đường huyện trên 27 km, kinh phí khoảng 250 tỷ đồng; nâng cấp, mở

rộng đường giao thông nông thôn trên 75 km, kinh phí khoảng 120 tỷ đồng; lát vỉa hè
14 tuyến đường nội ô, kinh phí khoảng 27,6 tỷ đồng.
Đối với giao thông thủy, 2 tuyến chính qua địa bàn thành phố là sông Tiền và sông Bảo
Định, để làm tăng vẻ đẹp vốn có đối với con sông này, thành phố đặc bi ệt chú trọng
đến công tác quản lý về vệ sinh môi trường sinh thái cho đô thị; các bến đò ngang
thường xuyên được kiểm tra, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu của người dân và phù hợp
với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của thành phố hiện nay.
Thành phố còn phối hợp với các ngành chức năng cải tạo, nâng cấp 2 cảng d ọc sông
Tiền (Cảng cá và Cảng Mỹ Tho); xây dựng hệ thống thoát nước – vệ sinh môi trường đã
thực hiện các tuyến trọng tâm, đó là hệ thống thoát nước từ phường 2 qua phường 8,
ra sông Tiền, quy mô cống hộp D800 – 1000 dài 1.200 m; cống thoát n ước r ạch B ạch
Nha, cống hộp 1.200 dài 3.500 m làm cơ sở để xử lý thoát nước tại các khu vực dân c ư
và gắn kết với hệ thống thoát nước thuộc Dự án nâng cấp đô thị.
Song song đó, Công ty cấp nước Tiền Giang cũng đã đầu tư cải tạo các tuyến ống cũ và
rò rỉ; đồng thời đầu tư thêm nhiều tuyến mới phục vụ các khu dân cư mới, đảm bảo đủ
nước sinh hoạt cho người dân thành phố.
Để tạo vẻ mỹ quan cho đô thị, hàng năm thành phố còn phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường lập kế hoạch và phát động phong trào thi đua xây dựng thành phố Mỹ Tho
“xanh – sạch – đẹp”, tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn
mới…
14


Đối với các dự án mời gọi đầu tư vào thành phố, tổng số vốn đã đầu tư 1.706,64 t ỷ
đồng, bao gồm các dự án: Bến Du thuyền (Công ty TNHH Hương Hải Group); khu Dân
cư dọc sông Tiền giai đoạn 1 (Công ty Cổ phần đầu tư Tây Bắc); khu Thương mại –
Dịch vụ Mỹ Tho (Công ty cổ phần Nguyễn Kim); trung tâm Thương Mại Vincom Center
Mỹ Tho (Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sinh Thái); Khách sạn MeKong Mỹ Tho…
Trong việc đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 5 năm qua trên địa
bàn thành phố đã có hàng trăm doanh nghiệp ra đời, Khu công nghi ệp Mỹ Tho và 2 c ụm

công nghiệp (Trung An và Tân Mỹ Chánh), tổng diện tích khoảng 120 ha, thu hút 54
doanh nghiệp vào đầu tư (trong đó 10 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn
1.741 tỷ đồng và 163.514.486 USD).

Hầu hết các công trình hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp đều được xây dựng
khá hoàn chỉnh và đi vào hoạt động có hiệu quả, đã giải quyết việc làm cho trên 10.000
lao động của thành phố và các địa bàn lân cận.

4. Kinh tế
Trong 6 tháng đầu năm 2014, TP. Mỹ Tho đã triển khai thực hiện đồng bộ nhi ều gi ải
pháp tập trung cho phát triển kinh tế – xã hội, kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu
đều tăng : Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, theo giá so sánh năm 2010) ước c ả năm
2014 đạt 49.892 tỷ đồng, tăng 9,5% (năm 2013 tăng 9,3%), quý sau tăng cao h ơn quý
trước, quý 1 tăng 9,0%, quý 2 tăng 9,2%, quý 3 tăng 9,5% và quý 4 tăng 10,0%. Trong
đó, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản, tăng 4,3% (năm 2013 tăng 4,8%); khu v ực
công nghiệp và xây dựng tăng 16,2% (năm 2013 tăng 16,5%), trong đó ngành xây d ựng
tăng 4,4%; và khu vực dịch vụ tăng 9,6% (năm 2013, tăng 8,7%). Tăng tr ưởng GRDP
theo giá so sánh 2010 của Tổng cục Thống kê điều chỉnh: bình quân 03 năm 2011-2013
tăng 7,23%/năm (khu vực 1: tăng 4,4%, khu vực 2: tăng 13,8% và khu vực d ịch vụ bao
gồm thuế sản phẩm tăng 7,1%). Năm 2013 tăng 7,84% (khu vực 1: tăng 1,83%, khu
vực 2: tăng 19,34% và khu vực dịch vụ: tăng 9,1%); dự kiến năm 2014 tăng 8,3% (khu
vực 1: tăng 4%, khu vực 2: tăng 16,5% và khu vực dịch vụ: tăng 8,3%).
Tình hình kinh tế - xã hội của TP. Mỹ Tho trong năm 2015 ti ếp tục phát tri ển theo
chiều hướng tích cực. Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch năm. Tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 7.991 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), tăng 15,3%; tăng
1,2% so mức tăng năm 2014; đạt 15.234 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010) tăng
17,05% (Nghị quyết HĐND 13,5 - 14%).Ngành Y tế trong công tác khám, chữa bệnh đã
có nhiều cố gắng, nhất là khám chữa bệnh cho đối tượng bảo hiểm. Đối với công tác
chính sách, lao động, thương binh và xã hội luôn được quan tâm và thực hiện tốt, tỷ lệ
hộ nghèo của thành phố hiện chỉ còn 1,54%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt gần 27 ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, đã hoàn thành
công trình kéo đường ống nước dài hơn 10km từ đất liền vượt sông Cửa Tiểu qua cù
15


lao Tân Phú Đông, với tổng kinh phí khoảng 68 tỷ đồng, góp phần phục vụ nước sinh
hoạt và sản xuất cho người dân vùng cù lao ven biển này. Trong năm 2016, sau th ời
gian phấn đấu xây dựng các tiêu chí, thành phố Mỹ Tho cũng đã chính thức được công
nhận là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2017 ước đạt 27.521 tỷ
đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 9,56% so với 6 tháng đầu năm 2016, khu vực nông
lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,72%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 17,30% và
khu vực dịch vụ tăng 6,5% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm); Nếu tách
riêng thuế sản phẩm thì khu vực dịch vụ tăng 6,45% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm tăng 6,54% so cùng kỳ. Trong 9,56% tăng trưởng thì khu vực nông lâm nghi ệp và
thủy sản đóng góp 2,82%, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 4,76%, khu vực
dịch vụ đóng góp 1,78% và thuế là 0,20%; mức đóng góp của các khu vực cùng kỳ năm
2016 lần lượt là 1,57%, 4,28%, 1,71% và 0,26%. GRDP nếu tính theo giá hi ện hành đạt
38.582 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế: chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng
và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 44,3%
(cùng kỳ 45,2%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,6% (cùng kỳ 25,1%); khu
vực dịch vụ chiếm 26,2% (cùng kỳ 26,7%); thuế sản phẩm chiếm 2,9% (cùng kỳ 3%).

5. Du lịch
Theo thống kê của Hiệp Hội Du Lịch ĐBSCL vào cuối quý I năm 2014, thì đã có đến trên
sáu triệu lượt du khách tham quan vùng nầy, trong đó có hơn 472 ngàn lượt khách quốc
tế., và địa phương đứng đầu thu hút khách quốc tế nhiều nhất là Tiền Giang với con số
kỷ lục là 159.806 lượt.
Khi đi du lịch ngắn ngày ở Mỹ Tho thì bất cứ thành phần loại du khách nào cũng có thể

bỏ qua nhiều thắng cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa địa phương nhưng có một
địa điểm đặc biệt mà họ không thể bỏ qua. Đó là khu du lịch chợ nổi ở Cái Bè. Địa lý
của huyện Cái Bè nằm dọc theo quốc lộ 1A và theo bờ sông Tiền là nơi được bao bọc
bởi nhiều kênh rạch. Còn các dãy phố trong thị trấn, thì cũng nằm dọc theo quốc l ộ và
ven sông. Do vậy, phương tiện giao thông ở đây chủ yếu là dùng bằng đường thủy. Vả
lại, nhờ đất đai trù phú, phì nhiêu cho nên người dân sở t ại đã bi ết t ận dụng khai thác
ưu thế về điều kiện thổ ngơi để trồng chuyên canh nhiều loại cây ăn trái đặc sản cung
cấp cho nhu cầu trong nước, và ngay cả xuất khẩu.

6. Tình hình đô thị hóa ở Mỹ Tho (1976-2017)
a. Địa phận thành phố Mỹ Tho thay đổi qua các năm.
Mỹ Tho là đô thị loại I và là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang từ năm 1976 đến nay (tr ước đó
là tỉnh Mỹ Tho), vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Vào thế kỷ 17, Mỹ Tho cùng
với Cù Lao Phố, Biên Hòa là trong 2 trung tâm thương mại tấp nập nhất Nam Bộ. Dân

16


số của thành phố Mỹ Tho vào khoảng 224.000 người (năm 2016). Dân tộc Kinh chi ếm
đa số, và có người dân tộc Hoa, Chăm và Khmer cùng chung sống.
Dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa , Ngày 10 tháng 6 năm 1971, chia địa bàn th ị
xã Mỹ Tho thành 6 khu phố:

Khu phố 1: gồm các ấp Lạc Hồng, Võ Tánh, Ngô Quyền, Nguyễn Huệ, Tr ương
Vĩnh Ký, Thái Lập Thành, Nguyễn Trãi (tương đương phường 1 và phường 7 hiện nay)

Khu phố 2: gồm các ấp Phan Văn Trị, Trịnh Hoài Đức, Đinh Bộ Lĩnh, Mỹ Chánh
(tương đương phường 2 hiện nay)

Khu phố 3: gồm các ấp Phan Thanh Giản, Học Lạc, Đốc Binh Kiều, Nguyễn

Huỳnh Đức, Mỹ Phúc, Xóm Dầu (tương đương phường 3 và phường 8 hiện nay)

Khu phố 4: gồm các ấp Cộng Hòa, Quyết Tiến, Cộng đồng, Đồng Tiến, Dân Chủ
(tương đương phường 4 hiện nay)


Khu phố 5: gồm ấp Võ Thắng (tương đương phường 5 hiện nay)



Khu phố 6: gồm các ấp Bình Thành, Bình Tạo (tương đương phường 6 hiện nay)

Ngày 3 tháng 1 năm 1972, đổi tất cả các đơn vị ấp thành khóm trực thuộc khu phố;
đồng thời khóm Bình Thành thuộc Khu phố 6 được chia làm 3 khóm: Bình Thành, Lý
Thường Kiệt, Ngô Tùng Châu.
Về phía chính quyền cách mạng, năm 1967, Trung ương cục Miền Nam đã chu ẩn y tách
thị xã Mỹ Tho ra khỏi tỉnh Mỹ Tho, đồng thời nâng thị xã lên thành phố Mỹ Tho trực
thuộc khu 8, là một đơn vị hành chính ngang bằng với tỉnh Mỹ Tho. Như vậy cho đến
năm 1976, tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho là 3 đơn vị hành chính cấp
tỉnh ngang bằng nhau. Lúc bấy giờ, chính quyền cách mạng chia thành phố Mỹ Tho
thành 4 quận, 1 thị trấn, 6 phường và 5 xã ven như sau:


Quận 1: các phường 1 và 7 hiện nay



Quận 2: các phường 2, 3 và 8 hiện nay




Quận 3: các phường 4, 5 và 6 hiện nay


Quận 4: các phường 9, 10 và Tân Long; các xã Tân Mỹ Chánh, Đạo Thạnh, Mỹ
Phong, Trung An hiện nay.
- Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều
chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo
đó tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công và thành phố Mỹ Tho được tiến hành hợp nhất lại thành
một tỉnh.Hiện nay, địa danh "Mỹ Tho" chỉ còn được dùng để chỉ thành phố Mỹ Tho, đơn
vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Tiền Giang và là tỉnh lỵ của tỉnh Tiền Giang.

17


Quang cảnh thành phố Mỹ Tho bên sông

Một góc nhìn trung tâm thành phố Mỹ Tho
b. Tình hình kinh tế - xã hội đô thị ổn định và phát triển
Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 30/4/1975, lãnh
đạo tỉnh đã có chủ trương khôi phục sản xuất, ổn định đời sống của người dân. Sau khi
18


có chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã tổ chức đoàn khảo sát một số vùng trong tỉnh,
để nắm tình hình sản xuất và thu nhập của người dân.Trên cơ sở khảo sát thực tế,
Tỉnh ủy đã đề ra các chương trình và tập trung vào các "điểm nóng", nhằm đầu tư vào
sản xuất nông nghiệp: Phân công ngành Thủy lợi và Nông nghiệp tranh thủ Bộ Thủy
lợi và Bộ Nông nghiệp đầu tư thiết bị và lắp đặt cống thủy lợi Bình Phan (huyện Chợ
Gạo); địa phương vận động nhân dân đào, nạo vét kinh cặp lộ 24 từ Bình Phan đến sát

TX. Gò Công, để phục vụ cho nhân dân sản xuất hai vụ, từng bước ngọt hóa Gò Công;
đồng thời chuẩn bị xây cống, đập Bình Phan.Kế đến là chủ trương đào kinh Nguyễn
Văn Tiếp từ Kinh 12 thuộc huyện Cai Lậy xuống xã Phú Mỹ, huyện Châu Thành (nay là
huyện Tân Phước) và vận động nhân dân trở về khai hoang lập nghiệp với tinh thần
vận động sức dân tự làm, chính quyền lo phục vụ hậu cần như gạo, mắm, muối. Cùng
với hai điểm nóng trên, Tỉnh ủy chỉ đạo đầu tư vật tư mở rộng vùng lúa sản xuất hai
vụ của hai bên Nam Bắc lộ 4 (Quốc lộ 1 ngày nay) thuộc hai huyện Cai Lậy, Cái Bè và
một phần của huyện Châu Thành, xem đây là khâu quyết định thúc đẩy toàn bộ các
mặt công tác, khắc phục hậu quả chiến tranh.Ngày nay, có thể khẳng định rằng, chính
Dự án cải tạo Đồng Tháp Mười đã làm nên "kỳ tích" cho ngành Nông nghiệp. Ch ỉ trong
thời gian ngắn, từ đất hoang vu, diện tích sản xuất nông nghiệp không đáng kể, dân cư
thưa thớt đã trở thành vùng dân cư đông đúc, những liếp khóm trải dài ngút ngàn, t ạo
nên vùng chuyên canh khóm, với diện tích lớn nhất, nhì trong khu vực. Đồng Tháp
Mười được khai hoang, đã góp phần đưa diện tích sản xuất nông, lâm nghi ệp toàn vùng
lên 90.000 ha.
Công bằng mà nói, kinh tế Tiền Giang trong 40 năm qua không chỉ có sự bức phá mạnh
mẽ của ngành Nông nghiệp mà còn có dấu ấn sâu đậm của ngành Công nghiệp cũng
như Thương mại - Dịch vụ. Song, trong hơn chục năm gần đây, sự chuyển động của
ngành Công nghiệp có lẽ là đậm nét hơn. Từ chỗ thuần nông nghiệp, Ti ền Giang tr ở
thành một trong những tỉnh, thành có giá trị sản xuất công nghiệp tương đối lớn trong
khu vực ĐBSCL. Điều này một phần do lợi thế về điều kiện tự nhiên mang lại. Bởi
không ít nhà đầu tư đã nhận định rằng, tỉnh có vị trí chiến lược, với nhiều tiềm năng
về tự nhiên, có thể đánh giá là một trong những tỉnh có lợi thế nhất trong các tỉnh
thuộc khu vực ĐBSCL, với Mỹ Tho là một trong 3 thành phố nằm trong quy hoạch trục
xương sống tam giác chiến lược phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của khu vực ĐBSCL
(Mỹ Tho, Cần Thơ, Rạch Giá) và nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.
Để thành phố Mỹ Tho tiếp tục phát triển xứng tầm là đô thị trung tâm của tỉnh và là đô
thị trung tâm tiểu vùng phía Bắc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân thành phố cần phải phát huy hơn nữa tinh thần cách mạng ti ến
công, đoàn kết, quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ

trọng tâm sau:

Thứ nhất, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU về phát
triển kinh tế - đô thị 3 vùng và Nghị quyết 11-NQ/TU về phát triển du lịch của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh; trong đó cần tập trung hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I của
thành phố Mỹ Tho, làm động lực, hạt nhân, phát triển lan tỏa, kết nối với phát tri ển các
19


đô thị vệ tinh trong vùng và các vùng lân cận; đầu tư phát triển mạnh các loại hình dịch
vụ đô thị, các khu dân cư - đô thị mới và mời gọi đầu tư, khai thác hi ệu quả khu du l ịch
sinh thái Cù lao Thới Sơn, Cù lao Tân Long, khu tham quan dọc sông Tiền, các di tích l ịch
sử, văn hóa,...

Thứ hai, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp; chú trọng phát triển lĩnh vực thương mại,
dịch vụ và các ngành dịch vụ chất lượng cao; khai thác có hiệu quả các chợ, Trung tâm
thương mại Mỹ Tho và mời gọi đầu tư Trung tâm thương mại phía Đông, Trung tâm
thương mại phía Tây, Trung tâm thương mại triển lãm cấp vùng,... đồng thời huy động
mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội đồng bộ, hiện đại.

Thứ ba, phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp
trên địa bàn; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ để tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt các chính sách, ưu đãi
đầu tư đối với doanh nghiệp; khẩn trương xây dựng và thực hiện phương án chuyển
dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, kinh doanh vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi
trường ra khỏi nội ô thành phố và ra khỏi khu dân cư.Đẩy mạnh phát tri ển nông
nghiệp theo hướng chuỗi sản xuất hàng hóa nông nghiệp đô thị; khuyến khích, hỗ trợ
việc ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp;
chú trọng đầu tư phát triển công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp

an toàn, có giá trị kinh tế cao.

Thứ tư, nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa”, nhất là xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện hướng tới
chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn; xây d ựng danh hi ệu văn
hóa các nơi công cộng, nâng chất các chuẩn phường đạt chuẩn văn minh đô thị, xã đạt
chuẩn văn hóa nông thôn mới. Triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội,
các giải pháp giảm nghèo bền vững và chú trọng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần
cho nhân dân.

Thứ năm, tiếp tục xây dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với
thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang và khu vực phòng thủ vững
chắc nhằm giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm; thường
xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp các băng, nhóm tội phạm l ưu manh, côn
đồ có xu hướng lộng hành, manh động, coi thường pháp luật, sử dụng hung khí, vũ khí
gây án, gây rối an ninh, trật tự và các đối tượng mua bán, sử dụng ma túy. Tăng cường
theo dõi nắm tình hình và chủ động xây dựng kế hoạch, đề ra giải pháp đấu tranh,
ngăn chặn hiệu quả hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động,...

Thứ sáu, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp đối với
công tác quản lý và triển khai, đôn đốc thực hiện các công trình, dự án đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xem đây là động lực quan
trọng để thu hút đầu tư, phát triển nhanh quá trình đô thị hóa và phát tri ển thành phố
20


trở thành đô thị văn minh trong khu vực. Đồng thời, nâng cao hơn nữa tinh thần trách
nhiệm, phát huy tính năng động, sáng tạo, tính chủ động của cán bộ, đảng viên trong tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi sự suy

thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng
phí và quan liêu.

Thứ bảy, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức, xem đây là nhiệm vụ then chốt, quyết định cho sự phát tri ển.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở đảng, nâng cao
chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị, xây dựng tổ chức đảng thật sự là hạt
nhân chính trị; đồng thời, thực hiện tốt công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ, trước mắt cần phải hoàn thành các quy hoạch
dự nguồn cấp ủy, quy hoạch cán bộ quản lý nhiệm kỳ 2020 - 2025 và những năm tiếp
theo.
Từ nhiệm kỳ trước 2010-2015, Nghị quyết số 16-NQ/ĐH Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
IX lần đầu tiên nêu khái niệm "3 vùng", tuy nhiên, khái niệm "vùng" cũng còn ở t ầm
quan điểm và khá gọn: Tập trung đầu tư phát huy lợi thế của 3 vùng: Vùng các huyện
phía Đông phát triển mạnh kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh theo
tinh thần Nghị quyết 09-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về Chi ến
lược biển Việt Nam đến năm 2020, thu hút đầu tư, phát triển các khu, cụm công
nghiệp theo quy hoạch được Chính phủ phê duyệt; vùng các huyện phía Tây tập trung
phát triển nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản
xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung; vùng trung tâm của
tỉnh tiếp tục phát huy vai trò hạt nhân tăng trưởng, hỗ trợ và thúc đẩy cả 3 vùng cùng
phát triển.
Các vùng và chức năng cụ thể từng vùng: Vùng trung tâm gồm TP Mỹ Tho, huyện Chợ
Gạo và huyện Châu Thành; Vùng phía tây gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái
Bè và huyện Tân Phước; Vùng phía đông gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện
Gò Công Ðông và huyện Tân Phú Ðông. Theo định hướng phát triển của tỉnh, vùng trung
tâm phát huy vai trò là hạt nhân, giao lưu trên nhiều lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng,
hỗ trợ các vùng trong tỉnh; tập trung ưu tiên và liên kết vùng để nâng cao hiệu quả trên
các lĩnh vực phát triển đô thị, khu, cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghi ệp

ứng dụng công nghệ cao và du lịch đa dạng. Vùng phía tây tập trung ưu tiên đầu tư và
liên kết vùng để nâng cao chuỗi giá trị thương hiệu hàng hóa nông sản như: khóm
(dứa), sầu riêng, xoài, lúa - gạo; chăn nuôi tập trung; gắn với phát triển các khu, c ụm
công nghiệp chế biến lúa - gạo, trái cây, thực phẩm; đồng thời, phát tri ển thương mại,
dịch vụ, du lịch sinh thái. Riêng vùng phía đông ưu tiên liên kết phát triển kinh t ế bi ển
và vùng ven biển có hiệu quả, thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp tập
trung, cảng tổng hợp ven biển, vận tải biển; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nước mặn,
nước lợ; hình thành đô thị ven biển; thương mại, dịch vụ, du lịch biển,… tạo nền tảng
để hình thành khu kinh tế ven biển trong tương lai.
21



Với thế mạnh của từng vùng, mục tiêu "phát triển kinh tế - đô thị" của Tiền
Giang được cụ thể hóa rõ ràng trong việc liên kết nội vùng, liên kết vùng phù hợp tiềm
năng, thế mạnh của mỗi vùng, bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt, chặt chẽ, liên hoàn
giữa các vùng, trên cơ sở nâng tầm các cực phát triển là các đô thị trung tâm mỗi vùng
như TP Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy, tiến tới phát triển liên kết để tạo lực
hút - đẩy trong không gian phát triển kinh tế - xã hội qua liên kết vùng, kể cả trong tỉnh
và ngoài tỉnh. Tỉnh đặt ra chỉ tiêu, giá trị sản xuất toàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020
tăng bình quân 12,5%. Ðến năm 2020, giá trị sản xuất vùng trung tâm chi ếm 50,9%, giá
trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 75,5 triệu đồng/người (đạt 107,4% mức bình
quân của tỉnh); vùng phía tây đạt 71,5 triệu đồng/người; vùng phía đông đạt 60,2 tri ệu
đồng/người. Ðến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa vùng trung tâm đạt 28%, vùng phía tây là
15% và vùng phía đông khoảng 24%.
- Tuy nhiên, khi triển khai Nghị quyết về phát triển kinh tế - đô thị ba vùng, nhi ều vấn
đề bất cập tồn tại từ nhiều năm tại các địa phương đã được Tiền Giang quyết tâm
khắc phục ngay. Trong đó, chú ý về hạ tầng giao thông phục vụ liên kết, sản xuất theo
chuỗi liên kết để gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Theo Bí thư Huyện ủy Chợ
Gạo Ngô Hữu Thệ, nhiều dự án lâu nay chỉ phục vụ địa phương, không phục vụ kết nối

các vùng, do đó, cần phải rà soát các dự án từ nay đến năm 2020. Huy ện Chợ Gạo và
huyện Châu Thành là vùng lớn nhất trồng thanh long của Tiền Giang, nhưng hiện nay,
các công trình giao thông phục vụ vận chuyển đã xuống cấp, nhất là hạ tầng ở các vùng
giáp ranh vẫn còn nhiều hạn chế, cần được đầu tư nâng cấp, mở rộng đồng bộ. Ngoài
ra, tỉnh cần có hỗ trợ vùng sản xuất theo quy hoạch. Hiện thanh long chỉ làm thí điểm
mô hình 5 đến 10 ha, không tạo thành vùng chuyên canh lớn. Huyện đặt mục tiêu phát
triển 3.000 ha thanh long, trong đó, khoảng 2.000 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP. Giám đốc
Sở Công thương Tiền Giang Ngô Văn Tuấn cho rằng: "Nhiều sản phẩm của tỉnh vẫn
chưa tiếp cận được thị trường lớn. Ðúng ra, nông sản phải làm theo những gì thị
trường yêu cầu, chứ không phải đua theo sản phẩm có thể sản xuất được. Các đơn vị
xuất khẩu cần vùng nguyên liệu cho nên phải xây dựng cánh đồng lớn. Lâu nay, các
huyện Cái Bè, Cai Lậy có điều kiện xây dựng cánh đồng lớn, vùng chuyên canh lớn,
nhưng làm chưa nghiêm túc. Vì thế, sắp tới phải tổ chức lại sản xuất hiệu quả hơn,
liên kết vùng phải hướng đến xây dựng chuỗi. Các ngành chức năng trong tỉnh đang
phối hợp xây dựng chuỗi giá trị nông sản trên địa bàn để khơi dậy những sản phẩm đã
được xác định giá trị như bưởi lông cổ cò, xoài cát Hòa Lộc...".
Ngày 28-5-2015 UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định 1336/QĐ-UBND về vi ệc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) TP. Mỹ Tho
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.Đến năm 2020, TP. Mỹ Tho có vai trò vị trí
trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ c ủa t ỉnh và
là trung tâm thương mại dịch vụ, công nghiệp, du lịch sinh thái của khu v ực Bắc sông
Tiền.Hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, KT-XH. Cơ cấu kinh tế là công nghiệp - dịch vụ
- nông nghiệp; nâng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế; phát triển thêm
các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh
thái, bảo đảm an ninh trật tự xã hội và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
22


c. Thời gian thành phố Mỹ Tho được công nhận loại đô thị
- Năm 1976, Trung ương công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại III; thực hi ện

đường lối Đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986), Đảng bộ Mỹ Tho đã nêu
cao tinh thần đoàn kết, vượt khó, đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo để đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, từng bước xác định những giải pháp mang tính
đột phá, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân. Đến năm 2005, thành phố có tốc độ phát triển nhanh
ở tất cả các lĩnh vực nên ngày 7-10-2005, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định
248/2005/QĐ-TTg công nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II.
- Từ khi đạt tiêu chí đô thị loại II năm 2005 đến năm 2015, qua 10 năm xây dựng và
phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, cùng với s ự nỗ l ực
phấn đấu vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Mỹ Tho đã duy trì
ổn định tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 15,5%, thu nhập bình quân đầu người
trên 95 triệu đồng/năm, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ sở hạ tầng
kỹ thuật được đầu tư đồng bộ, bộ mặt đô thị ngày càng đổi mới theo hướng văn minh,
hiện đại và ngày 5-2-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 242/QĐ-TTg công
nhận thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Tiền Giang.

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển (1967 - 2017), Đảng bộ, chính quy ền
và nhân dân thành phố Mỹ Tho đã viết nên những trang sử hào hùng trong công cuộc
chống giặc ngoại xâm cũng như đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh
vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần tích cực cho sự phát triển
chung của tỉnh Tiền Giang. Những kết quả đạt được đó, không chỉ là niềm phấn khởi,
niềm tự hào mà còn là động lực thúc đẩy thành phố Mỹ Tho phát triển ngày càng giàu
đẹp, phồn vinh, văn minh và hiện đại.

IV.

TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ
HỘI TP. MỸ THO

Từ khi được Trung ương Cục miền Nam chuẩn y cho nâng thị xã Mỹ Tho lên thành phố

trực thuộc khu vào ngày 24-8-1967 đến nay, thành phố Mỹ Tho đã tròn 50 năm xây
dựng và phát triển. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, thành phố Mỹ Tho ngày càng phát
triển, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh, phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Với quy mô kinh tế lớn nhất t ỉnh, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Mỹ Tho gấp 1,2 - 1,4 lần tốc độ tăng bình quân
của tỉnh, năm 2016 giá trị sản xuất (GO) của thành phố Mỹ Tho tăng 15,1% (khu vực 1
tăng 5,2%, khu vực 2 tăng 17,8% và khu vực 3 tăng 7,3%), giá trị sản xuất chi ếm 29,1%
giá trị sản xuất toàn tỉnh; trong cơ cấu giá trị sản xuất, khu vực phi nông nghiệp chiếm
chủ yếu (khu vực 2 chiếm 75,9%, khu vực III chiếm 18,3% và khu vực 1 chiếm 5,8%);
số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 37,4% số doanh nghiệp toàn tỉnh; các lĩnh vực
văn hóa, xã hội tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo ở mức thấp (1,65%)… Cơ sở hạ tầng trong
nhiều năm qua được tập trung đầu tư, nhất là các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh đã và
23


đang triển khai trên địa bàn, đã góp phần thúc đẩy kinh tế thành phố tiếp t ục phát
triển và tạo bộ mặt đô thị Mỹ Tho ngày càng khang trang, hiện đại hơn.

-Tăng tính liên kết vùng Tiền Giang là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía nam
với vùng ÐBSCL cho nên thuận lợi trong thu hút đầu tư, liên kết phát triển cùng các
vùng kinh tế trong cả nước. Ngoài ra, tỉnh còn có các thế mạnh về tiềm năng, đi ều kiện
tự nhiên, đất đai, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực hội đủ tại ba vùng kinh tế - đô thị.
Vùng trung tâm gồm TP Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành; Vùng phía tây
gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước; Vùng phía đông
gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Tây, huyện Gò Công Ðông và huyện Tân Phú Ðông.
Theo định hướng phát triển của tỉnh, vùng trung tâm phát huy vai trò là hạt nhân, giao
lưu trên nhiều lĩnh vực để thúc đẩy tăng trưởng, hỗ trợ các vùng trong tỉnh; tập trung
ưu tiên và liên kết vùng để nâng cao hiệu quả trên các lĩnh vực phát triển đô thị, khu,
cụm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và du lịch
đa dạng. Vùng phía tây tập trung ưu tiên đầu tư và liên kết vùng để nâng cao chuỗi giá

trị thương hiệu hàng hóa nông sản như: khóm (dứa), sầu riêng, xoài, lúa - gạo; chăn
nuôi tập trung; gắn với phát triển các khu, cụm công nghiệp chế biến lúa - gạo, trái cây,
thực phẩm; đồng thời, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch sinh thái. Riêng vùng
phía đông ưu tiên liên kết phát triển kinh tế biển và vùng ven biển có hiệu quả, thu hút
đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, cảng tổng hợp ven biển, vận tải
biển; đánh bắt, nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; hình thành đô thị ven biển;
thương mại, dịch vụ, du lịch biển,… tạo nền tảng để hình thành khu kinh tế ven bi ển
trong tương lai.
Với thế mạnh của từng vùng, mục tiêu "phát triển kinh tế - đô thị" của Tiền Giang
được cụ thể hóa rõ ràng trong việc liên kết nội vùng, liên kết vùng phù hợp tiềm năng,
thế mạnh của mỗi vùng, bảo đảm tính đồng bộ, thông suốt, chặt chẽ, liên hoàn giữa
các vùng, trên cơ sở nâng tầm các cực phát triển là các đô thị trung tâm mỗi vùng như
TP Mỹ Tho, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy, tiến tới phát triển liên kết để tạo lực hút đẩy trong không gian phát triển kinh tế - xã hội qua liên kết vùng, kể cả trong t ỉnh và
ngoài tỉnh. Tỉnh đặt ra chỉ tiêu, giá trị sản xuất toàn tỉnh trong giai đoạn 2016 - 2020
tăng bình quân 12,5%. Ðến năm 2020, giá trị sản xuất vùng trung tâm chi ếm 50,9%, giá
trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 75,5 triệu đồng/người (đạt 107,4% mức bình
quân của tỉnh); vùng phía tây đạt 71,5 triệu đồng/người; vùng phía đông đạt 60,2 tri ệu
đồng/người. Ðến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa vùng trung tâm đạt 28%, vùng phía tây là
15% và vùng phía đông khoảng 24%.

- Phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội trên cơ sở phát huy các lợi thế về vị
trí, chức năng, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, thu hút mọi nguồn lực gắn liền
với mở rộng đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, ổn định khu vực ngoại thành,
kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, nâng cao chất lượng,
24


hiệu quả, hàm lượng công nghệ và sức cạnh tranh của các sản phẩm - dịch vụ, các
doanh nghiệp và của toàn nền kinh tế, chuẩn bị điều kiện phát tri ển kinh tế tri thức
sau 2020.

- Từng bước đưa dịch vụ trở thành khu vực kinh tế chủ đạo trên cơ sở phát triển
các khu chức năng chuyên đề dịch vụ trong các khu đô thị; đầu tư và thu hút đầu tư hạ
tầng, trung tâm thương mại dịch vụ, các cơ sở có quy mô từ trung bình đến lớn đồng
bộ với việc mở rộng và nâng cấp đô thị nhằm phát huy vai trò đô thị trung tâm tỉnh.
Thu hút các nguồn lực trong và ngoài thành phố phát triển công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp theo chiều sâu, chú trọng yếu tố hiệu quả, cạnh tranh và thân thiện với môi
trường; đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng theo tiến độ phát triển các khu
đô thị, khu dân cư, kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng đô thị. Phát triển các hệ
thống canh tác theo hướng khai thác tổng hợp nông nghiệp - dịch vụ du lịch - đô thị
xanh theo hướng hiệu quả, chất lượng và phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp
dịch vụ; gắn liền phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, tích cực thu hút nguồn lực từ bên ngoài và
từng bước chuyển hóa thành nội lực. Khai thác lợi thế vị trí địa lý kinh tế của Thành
phố với vùng trung tâm tỉnh, vùng Nam sông Tiền và vị trí - cự ly đối với thành phố Hồ
Chí Minh trong bối cảnh ngày càng phát triển các tuyến giao thông liên vùng. Chú tr ọng
phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực giáo dục đào tạo và trình độ dân trí cho
dân cư kết hợp với đầu mối đào tạo và thu hút nhân lực chất lượng cao. Phát tri ển trên
cơ sở tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực và địa bàn trọng điểm (khu vực đô thị hóa),
làm đầu tàu thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, đồng thời vẫn chú trọng đầu tư các lĩnh
vực và địa bàn có nhiều khó khăn.

V.

ĐÁNH GIÁ

1. Tích cực

Thu nhập bình quân đầu người ở khu vực (3.395 USD/năm) cao h ơn so v ới bình quân
cả nước (2.215 USD/năm)
Thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch quanh vùng đồng bằng sông Cửu Long,và còn là

điểm đến không xa thành phố Hồ-Chí-Minh, cho nên người dân sở tại đã bi ết tận dụng
khai thác nhiều loại hình du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn, liên kết với v ới các
công trình di tích lịch sử đa dạng ở địa phương.
Thành phố cũng đã thu hút được nhiều dự án lớn với tổng số vốn đã đầu tư trên 1.700
tỷ đồng, bao gồm; khu Dân cư dọc sông Tiền giai đoạn 1; khu Thương mại – Dịch vụ
Mỹ Tho; Khách sạn MeKong Mỹ Tho…Về qui hoạch, thành phố chủ động lập qui hoạch
phủ kín toàn thành phố, đến nay đã hoàn thành 03 qui hoạch phân khu, hi ện đang lập
02 qui hoạch phân khu còn lại. Ngoài ra, để thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản
25


×