Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại báo cáo tài chính sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 234 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN TRONG CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN HƯƠNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH SAU KIỂM TOÁN TRONG CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 934 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN VIỆT

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018




i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, tất cả các
số liệu, dữ liệu và kết quả trong luận án là trung thực, nội dung và kết quả của luận
án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Những
nội dung trong luận án có sự kế thừa và tham khảo từ nguồn tài liệu khác, được tác
giả trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2018
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Hương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả xin kính trọng và cảm ơn Thầy PGS.TS Nguyễn Việt,
người hướng dẫn khoa học của tác giả. Thầy đã hướng dẫn cho tác giả trong quá
trình thực hiện luận án, những định hướng, nhận xét, góp ý của Thầy, giúp tác giả
hoàn thành luận án của mình.
Tác giả trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô ở Khoa Kế toán, trường Đại học
Kinh tế TP. HCM, đã có những nhận xét, góp ý cho tác giả trong suốt thời gian học
tập và thực hiện luận án, nhờ đó, giúp tác giả hoàn thiện luận án của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những đồng nghiệp của tác giả ở Khoa Kế
toán tài chính, Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang, đã có những góp ý chân
thành trong quá trình thực hiện luận án của tác giả.
Tác giả tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy/Cô Viện Đào tạo Sau đại học - Trường

Đại học Kinh tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học
tập và thực hiện luận án tại trường.
Tác giả xin cảm ơn chân thành đến quý Lãnh đạo và Anh/chị Kế toán ở các
công ty niêm yết, quý Anh/Chị ở các công ty kiểm toán độc lập, đã tạo điều kiện
cho tác giả có được dữ liệu, thông tin để thực hiện luận án.
Cuối cùng, tác giả bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến gia đình của tác giả. Thời
gian qua, gia đình đã động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành
luận án này.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Văn Hương


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ............................................................................. ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................xi
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu ....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu. ..........................................................5
2.1 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5
2.2. Câu hỏi nghiên cứu. .............................................................................................6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................6
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................6

3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
5. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu ..................................................................................7
6. Đóng góp của luận án ..............................................................................................8
6.1. Về mặt học thuật ..................................................................................................8
6.2. Về mặt thực tiễn ...................................................................................................9
7. Kết cấu của luận án ...............................................................................................10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY LẠI BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BCTC TRONG CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC. ......................................................12
1.1. Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC.........12
1.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài về những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày
lại BCTC sau kiểm toán. ...........................................................................................14


iv

1.2.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn
công ty đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. .....................................................16
1.2.2. Những nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của những đặc điểm liên quan đến
kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. 19
1.2.3. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế và những đặc điểm
khác của công ty đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC. ..............................22
1.3. Các nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của các nhân tố đến trình bày lại
BCTC. .......................................................................................................................24
1.4. Phương pháp nghiên cứu được các nghiên cứu trước tiếp cận ..........................26
1.5. Những đóng góp của các nghiên cứu trước .......................................................26
1.5.1. Những đóng góp của các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................26
1.5.2. Những đóng góp của các nghiên cứu ở trong nước ........................................27
1.6. Hạn chế của các nghiên cứu trước .....................................................................27

1.7. Khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án ...................................28
Kết luận chương ........................................................................................................30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ......................31
2.1. Các khái niệm .....................................................................................................31
2.1.1. Báo cáo tài chính .............................................................................................31
2.1.2. Trình bày lại báo cáo tài chính ........................................................................32
2.2. Các lý thuyết nền tảng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ........................33
2.2.1. Lý thuyết đại diện............................................................................................33
2.2.2. Lý thuyết cổ đông............................................................................................38
2.2.3. Lý thuyết tam giác gian lận .............................................................................39
2.2.4. Lý thuyết tín hiệu ............................................................................................40
2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC từ cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu trước. ......................................................................................................42
2.3.1. Đặc điểm của HĐQT và khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. ......................42
2.3.2. Đặc điểm cơ cấu vốn chủ sở hữu và khả năng xảy ra trình bày lại BCTC. ....44


v

2.3.3. Những đặc điểm liên quan đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết và
khả năng trình bày lại BCTC ....................................................................................45
2.3.4. Đặc điểm kinh tế và các đặc điểm khác của công ty và khả năng xảy ra trình
bày lại BCTC.............................................................................................................47
2.4. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng dùng để xem xét trong nghiên cứu này ........51
2.5. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................53
Kết luận chương ........................................................................................................55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................57
3.1. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................57
3.1.1. Tiếp cận phương pháp nghiên cứu ..................................................................57
3.1.2. Thiết kế nghiên cứu .........................................................................................58

3.1.3. Sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu .......................................................59
3.2. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................61
3.2.1. Quy trình .........................................................................................................61
3.2.2. Nội dung nghiên cứu định lượng ....................................................................64
3.2.2.1. Trình bày lại BCTC và sự đo lường. ............................................................64
3.2.2.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ............................................................66
3.2.3. Mô hình hồi quy ..............................................................................................81
3.2.4. Các biến và thang đo .......................................................................................82
3.2.5. Trình tự nghiên cứu .........................................................................................84
3.2.6. Mẫu và sự lựa chọn mẫu .................................................................................86
3.2.6.1. Lựa chọn mẫu ...............................................................................................86
3.2.6.2. Quy mô mẫu .................................................................................................86
3.2.7. Dữ liệu cho nghiên cứu ...................................................................................88
3.2.7.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu .............................................................................88
3.2.7.2. Dữ liệu thu thập ............................................................................................88
3.2.8. Công cụ và phương pháp xử lý số liệu............................................................89
3.2.8.1. Công cụ sử dụng...........................................................................................89
3.2.8.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................89


vi

3.3. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................91
3.3.1. Phương pháp và công cụ nghiên cứu ..............................................................92
3.3.2. Chọn mẫu cho nghiên cứu...............................................................................92
3.3.3. Thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................................95
3.3.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu ..............................................................................95
3.3.3.2. Xử lý dữ liệu ................................................................................................97
Kết luận chương ........................................................................................................97
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................99

4.1. Xu hướng trình bày lại BCTC ............................................................................99
4.1.1. Xu hướng trình bày lại BCTC ở các nước trên thế giới ..................................99
4.1.2. Trình bày lại BCTC ở Việt Nam ...................................................................100
4.1.2.1. Vấn đề về trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam .................................................................................................................100
4.1.2.2. Xu hướng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 ............................................................................101
4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng ........................................................................102
4.2.1. Kết quả thống kê về việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn 2011 - 2015 ..........................................................102
4.2.1.1. Những chỉ tiêu của BCTC thường trình bày lại sau kiểm toán ..................102
4.2.1.2. Kết quả thống kê thực tế trình bày lại một số chỉ tiêu ở BCTC sau kiểm toán....104
4.2.1.3. Kết quả thống kê quy mô số tiền trình bày lại ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
trên BCKQHĐKD sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam ............107
4.2.1.4. Kết quả thống kê trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo lĩnh vực ngành
nghề kinh doanh ......................................................................................................108
4.2.2. Kết quả hồi quy binary logistic xác định các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày
lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ..............................................110
4.2.2.1. Kết quả kiểm tra hệ số tương quan của các biến trong mô hình ................110
4.2.2.2. Kết quả tóm tắt xử lý trường hợp của quá trình hồi quy binary logistic ....110
4.2.2.3. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ......................................111


vii

4.2.2.4. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của mô hình ....................................112
4.2.2.5. Kết quả kiểm định mức độ dự báo của mô hình ........................................112
4.2.2.6. Kết quả kiểm định Wald ............................................................................113
4.2.2.7. Kết quả kiểm định vai trò ảnh hưởng của các nhân tố ...............................119
4.3. Kết quả của phần nghiên cứu định tính ............................................................122

4.4. Thảo luận những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán
trong các công ty niêm yết ở Việt Nam ..................................................................124
Kết luận chương ......................................................................................................135
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, CÁC HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ .................................137
5.1. Kết luận ............................................................................................................137
5.1.1. Những nhân tố thuộc về đặc điểm kinh tế và những đặc điểm khác của công ty ... 140
5.1.2. Những nhân tố thuộc về đặc điểm HĐQT và cơ cấu sở hữu vốn của công ty .....141
5.1.3. Những nhân tố thuộc về đặc điểm liên quan đến việc kiểm toán BCTC ở các
công ty niêm yết ......................................................................................................142
5.2. Những hàm ý từ kết quả nghiên cứu ................................................................145
5.3. Những đóng góp của luận án ...........................................................................147
5.4. Những hạn chế của luận án ..............................................................................149
5.5. Những kiến nghị đối với các bên liên quan .....................................................150
5.5.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................................150
5.5.2. Đối với công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán BCTC các công ty
niêm yết .................................................................................................................152
5.5.3. Đối với các đối tượng sử dụng BCTC ..........................................................153
5.5.4. Đối với công ty niêm yết ...............................................................................155
5.6. Kết luận chung .................................................................................................156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ..............................................159
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................161
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán
suy ra từ cơ sở lý thuyết dùng trong nghiên cứu này..............................52
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu ................................................79

Bảng 3.2: Các biến và sự đo lường các biến .............................................................82
Bảng 3.3: Bảng kê số lượng công ty niêm yết có BCTC được thu thập ...................87
Bảng 3.4: Bảng kê quy mô mẫu dùng cho xử lý hồi quy binary logistic..................87
Bảng 3.5: Danh sách dự kiến kế toán, hoặc nhà quản lý của các công ty niêm yết
thuộc lĩnh vực ngành nghề kinh doanh dùng để phỏng vấn. ..................94
Bảng 3.6: Quy mô mẫu dùng để khảo sát ý kiến KTV. ............................................95
Bảng 4.1: Thực tế trình bày lại từng chỉ tiêu ở BCTC sau kiểm toán trong các công
ty niêm yết, giai đoạn 2011 – 2015.......................................................106
Bảng 4.2: Bảng kê quy mô số tiền trình bày lại ở chỉ tiêu lợi nhuận của các công ty
niêm yết, giai đoạn 2011 -2015 ............................................................107
Bảng 4.3: Thống kê trình bày lại BCTC sau kiểm toán theo ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh.............................................................................................108
Bảng 4.4: Tóm tắt xử lý trường hợp .......................................................................110
Bảng 4.5: Kiểm tra tổng quát của các hệ số mô hình..............................................111
Bảng 4.6: Tóm tắt mô hình (Model Summary) .......................................................112
Bảng 4.7: Bảng phân loại ........................................................................................112
Bảng 4.8: Các thông số của các biến trong mô hình hồi quy binary logistic trong
bước 1 ...................................................................................................113
Bảng 4.9: Tên các biến trong phương trình hồi quy binary logistic .......................114
Bảng 4.10: Vai trò ảnh hưởng của các nhân tố .......................................................119
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến kiểm toán viên ................................123
Bảng 4.12: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam từ kết quả
hồi quy binary logistic ..........................................................................125
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận........139


ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH

Sơ đồ 1.1: Các hướng tiếp cận nghiên cứu của các nghiên cứu trước về những nhân
tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC .............................................15
Sơ đồ 2.1: Mô hình nghiên cứu thực nghiệm ............................................................54
Sơ đồ 3.1: Phương pháp nghiên cứu .........................................................................57
Sơ đồ 3.2: Thiết kế nghiên cứu .................................................................................58
Sơ đồ 3.3: Quy trình nghiên cứu ...............................................................................62
Sơ đồ 3.4: Các bước thực hiện nghiên cứu định lượng.............................................63
Sơ đồ 3.5: Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính ..................................................91
Sơ đồ 5.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các
công ty niêm yết ở Việt Nam ................................................................144
Hình 4.1: Xu hướng trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015 .........................................................101
Hình 4.2: Thực tế các chỉ tiêu của BCTC thường trình bày lại sau kiểm toán trong
các công ty niêm yết giai đoạn 2011 – 2015. ........................................103


x

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước
Phụ lục 2: Danh sách dự kiến các công ty niêm yết, nghiên cứu thực hiện phỏng vấn
kế toán, nhà quản lý.
Phụ lục 3: Dàn bài phỏng vấn kế toán, hoặc nhà quản lý ở các công ty niêm yết
Phụ lục 4: Bảng câu hỏi khảo sát ý kiến của KTV
Phụ lục 5: Tương quan của các biến trong mô hình
Phụ lục 6: Kết quả của quá trình hồi quy binary logistic
Phụ lục 7: Những thông tin thu được từ phỏng vấn kế toán, nhà quản lý của các công
ty niêm yết
Phụ lục 8: Bảng tổng hợp kết quả xử lý dữ liệu của phần nghiên cứu định tính
Phụ lục 9: Kết quả của phần nghiên cứu định tính về các nhân tố ảnh hưởng đến việc

trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam
Phụ lục 10: Dữ liệu thu được từ khảo sát ý kiến KTV


xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AMEX

: Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (American Stock

Exchange)
BCĐKT

: Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD

: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCTC

: Báo cáo tài chính

BRC

: Blue Ribbon Committee

CEO


: Tổng giám đốc, hoặc giám đốc điều hành (Chief Executive Officer)

FASB

: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (The International
Accounting Standard Board).

GAAP

: Các nguyên tắc và những thông lệ kế toán được chấp nhận
(Generally Accepted Accounting Principles).

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

: Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh

NASDAQ

: Sàn Giao dịch Chứng khoán NASDAQ

NYSE


: Sở giao dịch chứng khoán New York
(The New York Stock Exchange)

KTV

: Kiểm toán viên

PCAOB

: Ban giám sát kế toán công ty đại chúng (Public Company
Accounting Oversight Board)

SFAC

: Các khái niệm kế toán tài chính
(Statement of Financial Accounting Concepts)

TTCK

: Thị trường chứng khoán

UBCKNN

: Ủy ban chứng khoán nhà nước


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu

TTCK Việt Nam trải qua hơn 15 năm với những bước phát triển thăng trầm
của nó, các yếu tố góp phần vào việc phát triển bền vững của thị trường không thể
không kể đến yếu tố về sự minh bạch thông tin trên thị trường, đặc biệt là thông tin
tài chính của các công ty niêm yết cung cấp (Trần Thị Phượng, 2017). Những năm
gần đây, TTCK Việt Nam nổi lên vấn đề về sự khác biệt giữa thông tin tài chính
trên báo cáo tài chính (BCTC) được kiểm toán với BCTC do chính công ty niêm yết
tự lập và công bố trước đó; hay nói cách khác có việc trình bày lại BCTC sau kiểm
toán xảy ra trong các công ty niêm yết; việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán
không chỉ xảy ra ở một số công ty, mà chiếm phần lớn các công ty niêm yết, có
công ty sau kiểm toán có số tiền lợi nhuận lệch so với số tiền lợi nhuận được chính
công ty công bố trên BCTC trước đó lên tới vài trăm tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê của Vietstock cho thấy, tỷ lệ công ty niêm yết trình
bày lại (điều chỉnh lại) chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC sau kiểm toán từ năm 2012 đến
năm 2014 lần lượt là 82%, 77% và 72%; riêng 6 tháng của năm 2015, tỷ lệ này là
52% (Minh An, 2015). Một số công ty có số tiền trình bày lại lên tới vài trăm tỷ
đồng, như Công ty cổ phần Địa Ốc Dầu Khí, sau kiểm toán lỗ của năm 2013 tăng
thêm 156 tỷ đồng so với công bố trước; hoặc Tổng công ty cổ phần Xây Lắp Dầu
Khí Việt Nam, sau kiểm toán lỗ ở năm 2013 giảm 487 tỷ đồng; không ít công ty
niêm yết khiến cho nhà đầu tư phải bất ngờ từ chỗ kết quả kinh doanh báo lãi trước
kiểm toán chuyển thành lỗ sau kiểm toán và ngược lại. Việc công ty niêm yết có sự
trình bày lại BCTC sau kiểm toán rõ ràng cho thấy, BCTC do công ty tự lập và công
bố trước đó không đáng tin cậy và có chất lượng tương đối thấp.
Trường hợp trình bày lại BCTC không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà còn xảy ra ở
nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Trung Quốc, Iran, Malaysia …. Kết quả của
nhiều nghiên cứu cho thấy việc trình bày lại BCTC có xu hướng tăng qua các năm
(GAO, 2002; Chen và cộng sự, 2006; GAO, 2007; Abdullah và cộng sự, 2010; COSO,
2010; Rezaei & Mahmoudi, 2013; Abdoli & Nazemi; 2013; Srinivasan, 2013).


2


Trình trạng các công ty niêm yết công bố BCTC được kiểm toán có việc
trình bày lại so với trước, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng
BCTC, vì thông tin trên BCTC được nhà đầu tư sử dụng để xác định giá trị công ty
(Ball & Brown,1968). Một khi công ty công bố lại BCTC có thông tin khác biệt so
với trước, giá cổ phiếu của công ty trên thị trường thay đổi nhanh chóng
(Fama,1970). Nhà đầu tư sẽ phản ứng tích cực lên giá cổ phiếu của công ty, khi
công ty công bố thông tin tốt và phản ứng tiêu cực lên giá cổ phiếu của công ty, khi
công ty công bố thông tin xấu (Palmrose & cộng sự, 2001; Anderson & Yohn,
2002; GAO, 2007).
BCTC của các công ty niêm yết có ảnh hưởng nhiều đến cổ đông và tác động
đến các giao dịch chứng khoán hàng ngày, điều gì xảy ra với nhà đầu tư, khi công ty
niêm yết công bố BCTC được kiểm toán có sự thay đổi kết quả kinh doanh từ lãi
chuyển thành lỗ và ngược lại; Callen và cộng sự (2002) cho rằng, những sự trình bày
lại trong kế toán là tin xấu cho nhà đầu tư; hậu quả của việc các công ty niêm yết
công bố lại BCTC có sự sụt giảm số tiền lợi nhuận so với BCTC được công bố trước
đó, làm cho giá cổ phiếu của công ty trên thị trường suy giảm, dẫn đến làm giảm giá
trị vốn hóa của công ty trên thị trường (Anderson & Yohn, 2002; GAO, 2007).
Ở Việt Nam, khi các công ty niêm yết công bố BCTC được kiểm toán có sự
trình bày lại số tiền ở chỉ tiêu lợi nhuận so với trước, giá cổ phiếu của công ty trên
thị trường suy giảm (Nguyễn Công Phương, 2015); cụ thể khi công ty cổ phần
Hùng Vương công bố BCTC được kiểm toán của năm 2016, lợi nhuận của công ty
sụt giảm gần 309 tỷ so với BCTC công bố trước đó, thông tin này làm cho giá cổ
phiếu của công ty cổ phần Hùng Vương giảm sàn liên tiếp trong 4 phiên giao dịch
của thị trường (ở các ngày 2, 3, 6, 7 của tháng 2 năm 2017); điều này đã gây tổn hại
cho những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu của công ty cổ phần Hùng Vương ở những
ngày trước khi công ty này công bố BCTC được kiểm toán. Qua đó cho thấy, việc
các công ty niêm yết ở Việt Nam công bố BCTC được kiểm toán có sự trình bày lại
so với BCTC do công ty công bố trước đó, không chỉ làm ảnh hưởng đến giá trị thị
trường của bản thân công ty, mà còn gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Nếu tần suất của



3

việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán xuất hiện ở nhiều năm, sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến niềm tin của nhà đầu tư đối với thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết
và đến cả thị trường chứng khoán.
Vấn đề đặt ra, tại sao việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán lại xảy ra phổ
biến trong các công ty niêm yết ở Việt Nam trong những năm qua, những nhân tố
nào ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán? Điều gì dẫn đến các
công ty niêm yết công bố thông tin tài chính do chính công ty tự lập không đúng với
thực tế của công ty, để rồi sau khi BCTC được kiểm toán, công ty công bố BCTC
được kiểm toán có số liệu khác biệt so với BCTC do chính công ty công bố trước
đó? Liệu rằng có phải do các công ty niêm yết ở Việt Nam rơi vào tình huống bị áp
lực về kinh tế, hoặc do không hiệu quả trong quản trị công ty? vấn đề này cần được
nghiên cứu và chỉ ra đối với các công ty niêm yết ở Việt Nam.
Nghiên cứu về trình bày lại BCTC được nhiều nghiên cứu ở các nước thực
hiện, một số nghiên cứu tìm thấy một số nhân tố có ảnh hưởng đến việc trình bày lại
BCTC (bao gồm cả gian lận và sai sót) như: Do ảnh hưởng của một số đặc điểm của
HĐQT công ty (Beasley, 1996; Srinivasan, 2005; Agrawal & Chadha, 2005; Chen
và cộng sự, 2006; Lobo & Zhao, 2013); hoặc do ảnh hưởng của đặc điểm liên quan
đến kiểm toán BCTC ở các công ty niêm yết (Lazer và cộng sự, 2004; Kinney và
cộng sự, 2004; Vivek & Myungsoo, 2013; Tompson & McCoy, 2008; Francis &
Yu, 2009; Lobo & Zhao, 2013 ); hoặc do ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế và những
đặc điểm khác của công ty (Kinney & McDaniel, 1989; Ahmed & Goodwin, 2007;
Rezaei & Mahmoudi, 2013).
Ở Việt Nam, có nhiều bài viết đề cập về thực trạng việc trình bày lại BCTC
sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam (Minh An, 2015; Mỹ Hà và
Công Lý, 2014; Minh An, 2015; Vị Xuyên, 2015). Tuy nhiên, những bài viết này
chỉ mới dừng lại ở việc thống kê một số công ty có sự trình bày lại BCTC sau kiểm

toán, hoặc chỉ ra những khoản mục trình bày lại sau kiểm toán; hoặc có những nhận
định về những nguyên nhân dẫn đến việc trình bày lại BCTC dưới giác độ chủ quan
của người viết. Gần đây có những nghiên cứu được thực hiện để tìm những nhân tố


4

ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các
công ty niêm yết như: Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hương (2016) tìm thấy những
công ty bị áp lực lợi nhuận, thì khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm
toán cao hơn những công ty không bị áp lực lợi nhuận; hoặc nghiên cứu của Trần
Thị Giang Tân và Trương Thùy Dương (2016) cung cấp bằng chứng một số đặc
tính của HĐQT có ảnh hưởng đến sai sót trọng yếu trên BCTC. Mới nhất là nghiên
cứu của Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hương (2017) tìm thấy một số nhân tố thuộc
về đặc điểm kinh tế của công ty có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại
chỉ tiêu lợi nhuận ở BCTC sau kiểm toán.
Một khi công ty rơi vào tình huống bị áp lực về kinh tế (Cressey, 1953), như
kinh doanh thua lỗ, nợ cao, giá cổ phiếu của công ty trên thị trường sụt giảm, chính
áp lực này dễ dẫn đến công ty trình bày sai chỉ tiêu lợi nhuận trên BCTC do công ty
tự lập, điều này sẽ dẫn đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán; hoặc
do cơ cấu của hội đồng quản trị công ty không hợp lý, hoặc cơ cấu sở hữu vốn của
công ty không phù hợp, nên không hiệu quả trong việc giám sát hành vi của nhà quản
lý (Jensen & Meckling, 1976), từ đó dẫn đến BCTC do nhà quản lý công bố không
đúng thực tế công ty, đến khi BCTC được kiểm toán, KTV phát hiện và yêu cầu công
ty niêm yết điều chỉnh lại, dẫn đến xảy ra trường hợp trình bày lại BCTC sau kiểm
toán; ở Việt Nam, khi các công ty niêm yết có những đặc điểm nêu trên, liệu rằng các
đặc điểm này có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán?
Đến nay, tác giả chưa thấy có những nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của những
nhân tố kể trên đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết
ở Việt Nam; từ thực tế đó, đặt ra cho tác giả cần thiết để thực hiện nghiên cứu vấn đề

này ở Việt Nam.
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, nhằm giúp trả lời câu
hỏi việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam
chịu tác động bởi những nhân tố nào; cũng như hiểu sâu hơn về vấn đề trình bày lại
BCTC và những nhân tố ảnh hưởng; đồng thời giúp trả lời được câu hỏi tại sao lỗi


5

đó lại xảy ra, từ đó giúp kế toán có những giải pháp khắc phục để làm giảm thiểu
những sai sót trong việc lập và trình bày BCTC khi chưa được kiểm toán, góp phần
làm giảm việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong trương lai. Việc đi xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam, có ý nghĩa rất lớn trong việc nhận diện, dự báo những công ty
có khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; nghiên cứu này không
chỉ giúp cho nhà đầu tư tham gia mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mà
còn giúp cho các đối tượng sử dụng BCTC của các công ty niêm yết, có sự thận
trọng trong việc sử dụng các thông tin ở BCTC khi chưa được kiểm toán, để đưa ra
các quyết định kinh tế, nhằm giảm thiệt hại do hậu quả của việc trình bày lại BCTC
sau kiểm toán gây ra.
Từ sự phân tích trên, việc đi nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, giai đoạn
2011 – 2015, là thật sự cần thiết ở Việt Nam; do đó, tác giả chọn vấn đề “Các nhân
tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này, là xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam,

giai đoạn 2011 – 2015
Để đạt mục tiêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
+ Mục tiêu thứ nhất: Phân tích thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm
toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam;
+ Mục tiêu thứ hai: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán.
+ Mục tiêu thứ ba: Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam và
các giả thuyết nghiên cứu.


6

+ Mục tiêu thứ tư: Khám phá và phân tích các nhân tố mới có ảnh hưởng đến
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Để hoàn thành luận án, luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm
yết ở Việt Nam như thế nào?
(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán
trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như
thế nào?
(3) Ngoài các nhân tố được xác định qua kiểm định, có những nhân tố mới
nào được khám phá có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong
các công ty niêm yết ở Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu trên, cho thấy đối tượng nghiên cứu là trình
bày lại BCTC sau kiểm toán và các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau
kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí

Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) của Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các công ty niêm yết ở HOSE và HNX, loại trừ những đơn vị kinh doanh
trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng.
- Thời gian: Nghiên cứu cho những công ty có BCTC được công bố ở giai
đoạn từ 2011 đến 2015.
- Nghiên cứu xem xét việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán đối với các chỉ
tiêu tài chính.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó
phương pháp định lượng là chính, còn phương pháp định tính là phụ gắn kết vào
phương pháp định lượng; phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng là


7

phương pháp nghiên cứu chính trong luận án này, phương pháp này nhằm giúp tác
giả đạt được mục tiêu nghiên cứu, cụ thể như: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán từ các lý thuyết và các nghiên cứu trước, xây
dựng mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt
Nam; theo sau đó là phương pháp hồi quy binary logistic được sử dụng để kiểm
định các giả thuyết nghiên cứu, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và vai trò ảnh
hưởng của chúng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm
yết ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này, như
là một phần nghiên cứu phụ, gắn kết vào phương pháp định lượng, nhằm giúp tác
giả khám phá thêm những nhân tố mới có ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình
bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, mà những
nhân tố này không thể kiểm chứng bằng phương pháp thực nghiệm; theo đó phương

pháp nghiên cứu tình huống được sử dụng và sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu
đối với các kế toán trưởng, hoặc kế toán phụ trách việc lập và trình bày BCTC, hoặc
nhà quản lý của các công ty niêm yết; đồng thời nghiên cứu còn thực hiện khảo sát
ý kiến của các KTV thực hiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết; kết quả
của phần nghiên cứu định tính này cùng với kết quả của phần nghiên cứu chính,
giúp tác giả xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC
sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.
5. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu
Việc thu thập dữ liệu dùng cho nghiên cứu là rất quan trọng, có liên quan đến
kết quả nghiên cứu. Dữ liệu tác giả sử dụng cho nghiên cứu phần định lượng là dữ
liệu thứ cấp, bao gồm dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Những dữ liệu này
được chính các công ty niêm yết công bố ở HOSE và HNX.
Dữ liệu tài chính: Thu thập từ BCTC năm chưa được kiểm toán và BCTC
năm được kiểm toán.


8

+ Tác giả thu thập dữ liệu BCTC năm chưa được kiểm toán và dữ liệu BCTC
năm sau khi được kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết ở HOSE và HNX của
Việt Nam. Tất cả dữ liệu này được thu thập cho giai đoạn từ năm 2011 đến 2015.
Dữ liệu này được các công ty niêm yết công bố trên trang web của chính công ty,
hoặc trên trang web của HOSE và HNX.
Số lượng BCTC năm chưa kiểm toán và BCTC năm được kiểm toán, được
thu thập cho từng công ty và cho từng năm. Kết quả nghiên cứu sẽ thu được số
lượng BCTC năm chưa được kiểm toán và cùng số đó là số BCTC năm đã được
kiểm toán của tất cả các công ty niêm yết ở cả HOSE và HNX, loại trừ các đơn vị
kinh doanh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
+ Về dữ liệu giá trị thị trường của từng công ty, tác giả thu thập dữ liệu từ bảng
giá đóng cửa của ngày giao dịch kết thúc năm được công bố bởi HOSE và HNX.

- Đối với dữ liệu phi tài chính:
Tất cả các dữ liệu phi tài chính liên quan đến đặc điểm của hội đồng quản trị,
đặc điểm khác của công ty được thu thập cho tất các công ty niêm yết ở HOSE và
HNX của Việt Nam. Dữ liệu thu thập cho giai đoạn 2011 đến 2015. Dữ liệu này được
thu thập trên các báo cáo thường niên hàng năm của các công ty từ 2011 - 2015. Tất
cả nguồn dữ liệu này được các công ty niêm yết công bố trong báo cáo thường niên
của các công ty ở mỗi năm, cũng như trên trang web của HOSE và HNX.
- Cuối cùng là những dữ liệu thu thập được từ phỏng vấn kế toán trưởng, hoặc
kế toán phụ trách việc lập BCTC ở các công ty niêm yết và dữ liệu thu được từ hỏi
ý kiến của KTV, những người thực hiện kiểm toán BCTC của các công ty niêm yết.
6. Đóng góp của luận án
Nghiên cứu này sau khi thực hiện xong, sẽ có những đóng góp về mặt học thuật
và thực tiễn như sau:
6.1. Về mặt học thuật
Thứ nhất, luận án này bổ sung thêm một hướng tiếp cận mới trong nghiên
cứu ở Việt Nam về công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết; đó là
tiếp cận theo hướng sau kiểm toán, có hay không việc trình bày lại BCTC xảy ra
trong các công ty niêm yết ở Việt Nam.


9

Thứ hai, mười một (11) nhân tố được xác định thông qua kiểm định, một
nhân tố (1) được xác định bằng phương pháp thống kê và ba (3) nhân tố mới được
khám phá trong nghiên cứu này, tác giả đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng xảy ra trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam; đóng góp này làm cơ sở cho những nghiên cứu trong tương
lai về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC.
Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu này đã rút ra các hàm ý liên quan đến
quản trị công ty, cơ cấu sở hữu vốn, cũng như cơ sở nhận diện những đặc điểm của

công ty có khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty
niêm yết ở Việt Nam.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những bằng chứng về thực trạng việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán, cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở
Việt Nam, giai đoạn 2011 – 2015, từ đó giúp cho:
- Thứ nhất: Cơ quan quản lý TTCK nhận thấy thực trạng việc trình bày lại
BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, cũng như những nhân
tố ảnh hưởng, từ đó có những giải pháp nhằm làm suy giảm khả năng xảy ra việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết.
- Thứ hai: Nhà quản lý các công ty niêm yết có cơ sở nhận diện những nhân tố
có ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán; từ đó trả lời được câu hỏi
tại sao việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán lại xảy ra ở công ty; qua đó giúp nhà
quản lý công ty niêm yết có những hướng khắc phục trong quản trị công ty để làm
giảm thiểu khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong tương lai,
chính điều này góp phần làm tăng niềm tin của người sử dụng BCTC của công ty.
- Thứ ba: Những nhà đầu tư chứng khoán, ngân hàng và những người sử dụng
BCTC khác có cơ sở để nhận diện những BCTC của những công ty nào có khả năng
trình bày lại sau kiểm toán, để từ đó thận trọng hơn trong việc sử dụng thông tin
trên BCTC chưa được kiểm toán, để đi đến quyết định kinh tế cho phù hợp.


10

- Cuối cùng, kết quả của nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở
để nhận diện những công ty có khả năng trình bày lại BCTC, từ đó KTV lên kế
hoạch kiểm toán cho phù hợp.
7. Kết cấu của luận án
Để đạt được mục tiêu của luận án, ngoài phần mở đầu, nội dung của luận án

được trình bày ở 5 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về trình bày lại BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến
việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết từ các nghiên cứu trước.
Chương này nhằm tổng quan các nghiên cứu trước về trình bày lại BCTC và
những nguyên nhân dẫn đến, cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra
việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công ty niêm yết. Vì vậy, chương
này trình bày những nội dung như sau: Trình bày lại BCTC và các nguyên nhân dẫn
đến trình bày lại BCTC; những hướng nghiên cứu trong và ngoài nước về các nhân
tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC trong các công ty niêm yết, những phát
hiện của các nghiên trước, cũng như những phân tích, đánh giá về những đóng góp
và hạn chế của các nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cuối cùng là
khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu của luận án.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương này, trình bày những cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC trong các công
ty niêm yết; cũng như những khái niệm trong nghiên cứu. Trên cơ sở các lý thuyết
đã được tổng hợp, kết hợp với kết quả của các nghiên cứu trước được trình bày ở
chương 1, chương này trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc
trình bày lại BCTC sau kiểm toán rút ra từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước,
làm cơ cở cho nghiên cứu này, cuối cùng là mô hình nghiên cứu thực nghiệm của
luận án.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết, trong đó nghiên
cứu định lượng là phương pháp chính; vì vậy trong chương này sẽ trình bày nội


11

dung và quy trình nghiên cứu định lượng, mô hình nghiên cứu, các biến và thang đo
của các biến. Mặt khác, quy mô mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu sử dụng cho

nghiên cứu định lượng và phương pháp xử lý số liệu cũng được trình bày trong
chương này; cuối cùng trình bày trình tự thực hiện phần nghiên cứu định tính.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Những kết quả đạt được từ nghiên cứu của luận án được trình bày ở chương
này, cụ thể như: Thực trạng việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán trong các công
ty niêm yết ở Việt Nam qua các năm; những kết quả đạt được từ nghiên cứu định
lượng và định tính về những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng xảy ra việc trình bày
lại BCTC trong các công ty niêm yết ở Việt Nam; cũng như mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố. Mặt khác, chương này còn trình bày phần thảo luận kết quả đạt được,
cũng như phân tích những điểm tương đồng và khác biệt của kết quả nghiên cứu
này với những phát hiện của các nghiên cứu trước về các nhân tố ảnh hưởng đến
khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC sau kiểm toán.
- Chương 5: Kết luận, các hàm ý và kiến nghị
Chương này trình bày những kết luận rút ra từ việc thực hiện toàn bộ luận án,
những mục tiêu đạt được và chưa đạt được, cũng như những đóng góp và những
hạn chế của luận án; bên cạnh, chương này còn trình bày những hàm ý và những gợi
ý chính sách được đưa ra, nhằm làm giảm khả năng xảy ra việc trình bày lại BCTC
sau kiểm toán trong các công ty niêm yết ở Việt Nam, cũng như những kiến nghị
đối với các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC khi chưa được kiểm toán.


12

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TRÌNH BÀY LẠI BCTC VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TRÌNH BÀY LẠI BCTC TRONG CÁC CÔNG TY
NIÊM YẾT TỪ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC.
Giới thiệu
Việc đi tìm hiểu những nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm giúp tác giả nhận thấy những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC,
những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC mà các nghiên cứu trước đã

phát hiện ra, cũng như những nhân tố chưa được các nghiên cứu trước phát hiện;
từ đó giúp tác giả tìm thấy được khe hổng nghiên cứu và xác định vấn đề nghiên
cứu của luận án. Vì vậy, chương này tập trung trình bày những nội dung chính như
sau: Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC; các
nghiên cứu trước về những nhân tố ảnh hưởng đến việc trình bày lại BCTC; cũng
như những phân tích, đánh giá, những đóng góp từ việc tổng hợp các nghiên cứu
trước; từ đó trình bày khe hổng cho nghiên cứu và cuối cùng là vấn đề nghiên cứu
của luận án.
1.1. Trình bày lại BCTC và những nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC
Theo FASB, một sự trình bày lại BCTC như là một bản sửa đổi của BCTC đã
ban hành trước đó để sửa lỗi. Việc các công ty niêm yết phát hành lại BCTC có sự
sửa đổi so với BCTC phát hành trước đó, xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia và được
nhiều nghiên cứu đề cập.
Nguyên nhân dẫn đến trình bày lại BCTC có nhiều nguyên nhân, được một số
nghiên cứu trước ở các nước chỉ ra như: Plumlee & Yohn (2010), GAO (2007) và
DeZoort (2011). Plumlee & Yohn (2010) cho rằng việc trình bày lại BCTC do bốn
nguyên nhân như: Lỗi hệ thống nội bộ, cố ý thao túng (gian lận), do các giao dịch
phức tạp và cuối cùng là do một số đặc điểm của chuẩn mực kế toán. GAO (2007)
cho rằng trình bày lại BCTC có thể do nhầm lẫn và cũng có thể do gian lận. Còn
DeZoort (2011) nêu bật một số nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến việc trình bày lại
BCTC như: Sự phức tạp của chuẩn mực kế toán, hoặc các giao dịch; sự yếu kém
trong kiểm soát và quản lý tài chính; gia tăng sự bảo thủ của kiểm toán và ủy ban
kiểm toán; áp dụng mức trọng yếu rộng; thiếu minh bạch và cuối cùng là gian lận.


×