Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP quốc dân chi nhánh đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.99 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

HỒ THỊ THẢO

HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

Đà Nẵng - 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: TS. ĐINH BẢO NGỌC

Phản biện 1: TS. HỒ HỮU TIẾN
Phản biện 2: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh
tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 03 tháng 2 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu có
tranh chấp phát sinh thì không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
tín dụng mà còn ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngân hàng. Vì thế,
bên cạnh việc phát triển quy mô bảo lãnh thì vấn đề hạn chế rủi ro từ
hoạt động bảo lãnh là điều rất cần thiết. Thực tế cho thấy, chất lượng
bảo lãnh cũng như công tác kiểm soát hoạt động bảo lãnh nhằm giảm
thiểu rủi ro tại các NHTM của Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng
TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng vẫn còn những tồn
tại và bộc lộ một số hạn chế.
Ngân hàng TMCP Quốc Dân trước đây là Ngân hàng TMCP
Nam Việt, sau khi tái cấu trúc vào năm 2014 thì ngân hàng đổi tên
gọi và dần từng bước xây dựng, hoàn thiện hơn nữa hoạt động tín
dụng. Đối với hoạt động bảo lãnh, tính đến tháng 10/2017, Ngân
hàng TMCP Quốc Dân vẫn còn sử dụng văn bản quy định nghiệp vụ
bảo lãnh cũ của Ngân hàng TMCP Nam Việt, văn bản này có một số
sự khác biệt về chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban so với hoạt
động hiện tại. Vì thế, hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quốc
Dân – Chi nhánh Đà Nẵng còn chưa thực sự được chuẩn hoá hoàn
toàn, ảnh hưởng đến phần nào hiệu quả hoạt động bảo lãnh.
Mặc dù, Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
chưa phát sinh những tranh chấp bảo lãnh nào trong giai đoạn 05
năm trở lại đây nhưng không đồng nghĩa với hoạt động bảo lãnh đã
hoàn thiện. Thực tế, công tác kiểm tra trước và sau khi phát hành
cam kết bảo lãnh tại đơn vị vẫn chưa được chú trọng. Ở khâu thẩm
định nguồn thông tin đầu vào của khách hàng, việc thu thập hồ sơ



2
của cán bộ tín dụng hầu như do khách hàng cung cấp nên có thể dẫn
đến tình trạng thông tin bất đối xứng, ảnh hưởng đến kết quả thẩm
định tín dụng làm cơ sở để phát hành cam kết bảo lãnh. Ngoài ra,
công tác kiểm soát khách hàng sau khi cấp cam kết bảo lãnh đều do
đơn vị kinh doanh thực hiện mà không có bộ phận nào hỗ trợ nên tần
suất kiểm tra tiến độ thực hiện những cam kết bảo lãnh của khách
hàng còn thấp, còn mang tính chủ quan từ cán bộ kiểm tra. Một số
hạn chế trên trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng TMCP Quốc
Dân – Chi nhánh Đà Nẵng làm xuất hiện những rủi ro tiềm ẩn cho
chính ngân hàng như: rủi ro nợ quá hạn; rủi ro lừa đảo, giả mạo từ
chính khách hàng khi nguồn nhân lực thực hiện kiểm tra, kiểm soát
khách hàng của ngân hang còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, từ phía
khách hàng vẫn chưa thực sự hài lòng chất lượng hoạt động bảo lãnh
của chi nhánh về: thời gian phát hành cam kết bảo lãnh, tỷ lệ ký quỹ,
phí…
Với công việc hiện tại là Chuyên viên Quan hệ khách hàng tại
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng, tôi có thuận lợi
về mặt thu thập thông tin, số liệu và qua quá trình làm việc, tôi nhận
thấy những hạn chế trong hoạt động bảo lãnh tại đơn vị nhưng Ban
lãnh đạo vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức. Xuất phát từ một số
thực tiễn đã trình bày trên và với mong muốn đóng góp vào sự phát
triển của ngân hàng, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện hoạt
động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Đà
Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát
Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng để từ đó hoàn thiện hoạt động bảo



3
lãnh tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng.
 Câu hỏi nghiên cứu
- Nội dung hoạt động bảo lãnh trong NHTM gồm những gì?
- Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng
là gì?
- Các nhân tố nào làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh của
NHTM?
- Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quốc
Dân – Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2014 – năm 2016?
- Đề xuất các khuyến nghị gì để hoàn thiện hoạt động bảo lãnh
tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Lý luận về hoạt động bảo lãnh của NHTM và thực tiễn hoạt
động bảo lãnh của Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà
Nẵng.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích, đánh giá
hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà
Nẵng, từ đó đề xuất khuyến nghị hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại
chi nhánh này.
- Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân
– Chi nhánh Đà Nẵng. Cụ thể nghiên cứu hoạt động bảo lãnh liên
quan đến các phòng ban của Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi
nhánh Đà Nẵng.
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng trên cơ sở số liệu từ năm
2014 đến năm 2016.

Đây là giai đoạn mà NCB thực hiện tái cấu trúc từ Ngân hàng


4
TMCP Nam Việt, vì thế có nhiều chuyển đổi trong mô hình cũng
như cơ chế hoạt động, những chuyển đổi này có ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động bảo lãnh của hệ thống NCB nói chung và NCB – Chi
nhánh Đà Nẵng nói riêng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các
phương pháp: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra để
hệ thống hóa lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
 Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần về mặt khoa học trong
việc làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân
hàng.
 Ý nghĩa thực tiễn: đề tài đã đánh giá và nhận diện những
hạn chế của hoạt động bảo lãnh tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng. Trên
cơ sở đó, đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện và giúp cho Ban
lãnh đạo ngân hàng có các định hướng, chính sách phù hợp trong
việc nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NCB – Chi nhánh
Đà Nẵng.
7. Bố cục đề tài
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động bảo lãnh của NHTM.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng
TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng.
Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng.

. Tổng quan tài iệu nghiên cứu


5
CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NHTM
1.1.1. Khái niệm về bảo ngân hàng
Tại Việt Nam, theo điểm 1, điều 3, Thông tư số 28/2012/TTNHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng nhà nước về việc Quy định
về bảo lãnh ngân hàng, khái niệm về bảo lãnh ngân hàng như sau:
“Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên
bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh
không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết
với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả
cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.”
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động bảo ãnh Ngân hàng
a. Bảo lãnh ngân hàng là nghiệp vụ ngoại bảng
b. Bảo lãnh ngân hàng là mối quan hệ nhiều bên phụ thuộc
lẫn nhau
c. Bảo lãnh ngân hàng có tính độc lập
1.1.3. Chức năng, vai trò của hoạt động bảo ãnh ngân
hàng
a. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng
 Chức năng bảo đảm
 Chức năng tài trợ
 Chức năng đôn đốc thực hiện hợp đồng
b. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng

 Đối với ngân hàng:
Bảo lãnh đem về cho ngân hàng một khoản thu không nhỏ từ


6
phí bảo lãnh. Đối với các khoản bảo lãnh mà hình thức bảo đảm là
ký quỹ thì số tiền này cũng được xem là khoản tiền gửi không kỳ
hạn, góp phần vào nguồn vốn của ngân hàng. Với nhiều loại hình,
bảo lãnh góp phần cho ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng hoá
nhằm giảm thiểu rủi ro.
 Đối với bên được bảo lãnh:
Bảo lãnh ngân hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp không phải đặt
trước một khoản tiền cọc, thể tiết kiệm được một khoản vốn đáng kể
và có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động… trong khi chỉ
phải trả một khoản phí bảo lãnh tương đối thấp.
 Đối với bên nhận bảo lãnh:
Bảo lãnh giúp bên nhận bảo lãnh có được sự đảm bảo từ phía
ngân hàng, giúp cho bên nhận bảo lãnh giảm thiểu thời gian tìm hiểu
đối tác, có nền tảng để ký kết hợp đồng, giảm thiểu rủi ro trong giao
dịch với đối tác…
 Đối với nền kinh tế:
Bảo lãnh ngân hàng được xem như là công cụ xúc tiến các
quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế, trong phạm vi quốc gia và thế
giới. Các bên sẽ yên tâm ký kết hợp đồng và có trách nhiệm thực
hiện các nghĩa vụ đã ký kết, đem lại lợi ích cho nền kinh tế.
1.1.4. Phân oại bảo ãnh ngân hàng
a. Căn cứ theo phương thức phát hành
- Bảo lãnh trực tiếp.
- Bảo lãnh gián tiếp.
b. Căn cứ vào điều kiện thanh toán

- Bảo lãnh thanh toán vô điều kiện.
- Bảo lãnh thanh toán có điều kiện.


7
c. Căn cứ vào mục đích của bảo lãnh
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh thanh toán.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh hoàn tạm ứng.
- Bảo lãnh bảo hành.
1.1.5. Rủi ro trong bảo ãnh ngân hàng
a. Đối với ngân hàng
- Rủi ro tín dụng: hoạt động bảo lãnh có thể gặp những rủi ro
như rủi ro tín dụng: nợ quá hạn, rủi ro nợ không được hoàn trả…
- Rủi ro lừa đảo, giả mạo: giả mạo cam kết bảo lãnh hay
chứng từ để đòi tiền bồi hoàn…
- Rủi ro pháp lý: mâu thuẫn giữa các văn bản pháp lý hoặc các
văn bản pháp lý không giải quyết được các vấn đề liên quan đến kiện
tụng.
- Rủi ro từ phía ngân hàng: không thực hiện đúng quy trình
bảo lãnh, không theo dõi tiến độ thực hiện cam kết bảo lãnh của bên
được bảo lãnh…
b. Đối với bên được bảo lãnh
- Rủi ro kinh doanh: liên quan đến trình độ, khả năng quản trị
điều hành, điều kiện tự nhiên, chính trị…
- Rủi ro đến từ bên nhận bảo lãnh: bên nhận bảo lãnh có thể
lập chứng từ giả để đòi bồi thường từ phía ngân hàng trong khi bên
được bảo lãnh vẫn đang thực hiện các cam kết trong hợp đồng.

c. Đối với bên nhận bảo lãnh
- Không nhận được hoặc nhận chậm trễ khoản bồi hoàn do:
ngân hàng không đủ khả năng tài chính, thiên tai làm gián đoạn hoạt


8
động ngân hàng...
- Một số thay đổi về pháp luật, thể chế chính trị, quan hệ kinh
tế đối ngoại… làm cho thư bảo lãnh ngân hàng trở nên vô hiệu.
- Không xem xét kỹ các điều kiện trong thư bảo lãnh dẫn đến
các điều khoản bất lợi trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.
1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT
ĐỘNG BẢO LÃNH NHTM
1.2.1. Nội dung của hoạt động bảo ãnh NHTM
Hoạt động bảo lãnh thường được triển khai qua các nội dung:
a. Hoạch định chính sách bảo lãnh
Một chính sách bảo lãnh phải bao gồm những nội dung cụ thể:
 Phạm vi bảo lãnh
 Điều kiện cấp bảo lãnh
 Hồ sơ, thủ tục trong hoạt động bảo lãnh
 Thẩm quyền ký hợp đồng cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh
 Phí bảo lãnh
 Thời hạn hiệu lực
b. Tổ chức, triển khai thực hiện chính sách bảo lãnh
 Tổ chức hoạt động bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh của một ngân hàng cần có sự tham gia của
phòng tín dụng, phòng thẩm định, phòng quản lý tín dụng, ban giám
đốc. Các phòng ban luôn có sự phối hợp để phát hành cam kết bảo
lãnh theo đúng quy trình và đảm bảo các điều kiện bảo lãnh.
 Triển khai thực hiện chính sách bảo lãnh

 Quy trình hoạt động bảo lãnh ngân hàng cơ bản như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bảo lãnh
- Bước 2: Thẩm định yêu cầu bảo lãnh và ra quyết định
- Bước 3: Thực hiện và theo dõi tiến trình bảo lãnh


9
- Bước 4: Xử lý các tình huống phát sinh
- Bước 5: Kết thúc giao dịch bảo đảm
 Để đạt được các mục tiêu trong hoạt động bảo lãnh, mỗi ngân
hàng triển khai thực hiện những hoạt động khác nhau.
c. Kiểm soát hoạt động thực hiện chính sách bảo lãnh
Kiểm soát hoạt động bảo lãnh nhằm kiểm tra việc thực hiện
chính sách bảo lãnh của các phòng ban có liên quan, phát hiện những
thiếu sót trong qua trình tác nghiệp nhằm hạn chế những tổn thất có
thể xảy ra cho ngân hàng và được thực hiện từ lúc xét duyệt cho đến
khi giải toả bảo lãnh, cụ thể:
- Kiểm soát quá trình xét duyệt bảo lãnh: đảm bảo hồ sơ thẩm
định đầy đủ, trung thực; chính xác cấp phê duyệt.
- Kiểm soát quá trình phát hành cam kết bảo lãnh: kiểm tra
tính đầy đủ hồ sơ phát hành; nội dung thư bảo lãnh.
- Kiểm soát sau khi phát hành cam kết bảo lãnh: giám sát tần
suất kiểm tra thực hiện cam kết của khách hàng, kiểm tra hiện trạng
tài sản bảo đảm.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động bảo ãnh NHTM
a. Quy mô hoạt động bảo lãnh
b. Cơ cấu hoạt động bảo lãnh
c. Thị phần hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
d. Kiểm soát rủi ro hoạt động bảo lãnh
e. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh

f. Chất lượng cung ứng dịch vụ bảo lãnh
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH CỦA NHTM
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài
a. Môi trường kinh tế


10
b. Môi trường chính trị - xã hội
c. Môi trường pháp lý
d. Môi trường công nghệ
e. Khách hàng
f. Môi trường cạnh tranh
1.3.2. Các nhân tố bên trong
a. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
b. Chính sách, kế hoạch phát triển bảo lãnh
c. Nguồn nhân lực
d. Uy tín của ngân hàng
e. Nguồn lực tài chính
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt
động bảo lãnh của NHTM, trong đó có các nội dung chủ yếu sau:
- Tổng quan về hoạt động bảo lãnh: hệ thống các khái niệm,
đặc điểm, chức năng, vai trò, phân loại cũng như rủi ro.
- Nghiên cứu nội dung hoạt động bảo lãnh và nêu chỉ tiêu
đánh giá hoạt động bảo lãnh NHTM.
- Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh
NHTM.
Những nội dung ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận cho việc phân
tích thực trạng và đề ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động

bảo lãnh tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng.


11
CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP QUỐC DÂN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN - CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Đà Nẵng
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản ý của Ngân hàng TMCP Quốc
Dân - Chi nhánh Đà Nẵng
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Quốc Dân - Chi nhánh Đà Nẵng trong thời gian qua
a. Hoạt động huy động vốn
Tình hình huy động vốn của NCB – Chi nhánh Đà Nẵng trong
3 năm 2014 - 2016 không ngừng tăng trưởng. Điều này cho thấy khả
năng huy động vốn của chi nhánh ngày càng tăng và có hiệu quả cao
qua các năm, giúp cho chi nhánh đảm bảo khả năng thanh khoản mà
không cần nhờ đến sự hỗ trợ của Hội sở chính.
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động huy động vốn tại NCB Đà Nẵng
Năm 2014
Chỉ Tiêu

Số tiền
(Đvt:

Triệu

đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2015
Số tiền
(Đvt:
Triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Năm 2016
Số tiền
(Đvt: Tỷ trọng
(%)
Triệu
đồng)

I/ Phân theo thành 968.935
phần kinh tế

100,0 1.109.291

100,0 1.254.375


100,0

Tiền gửi dân cư

795.345

82,08

874.880

78,87 1.025.150

81,73

Tiền gửi TCKT

173.151

17,87

233.884

21,08

228.817

18,24

439


0,05

527

0,05

408

0,03

100,0 1.254.375

100,0

Tiền gửi khác
II/ Phân theo kỳ
hạn

968.935

100,0 1.109.291


12
Chỉ Tiêu

Năm 2014

Tiền gửi KKH


65.356

Tiền gửi CKH

903.579
968.935

Tổng NVHĐ

Năm 2015

6,75

78.427

7,07

Năm 2016
117.492

9,37

93,25 1.030.864

92,93 1.136.883

90,63

100,0 1.109.291


100,0 1.254.375

100,0

Nguồn: Ph ng ế hoạch tài ch nh NCB - Báo cáo thư ng niên
b. Hoạt động cho vay
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tại NCB Đà Nẵng
Năm 2014
Chỉ Tiêu

Năm 2015

Số tiền
Số tiền
(Đvt: Tỷ trọng (Đvt:
(%)
Triệu
Triệu

đồng)

Năm 2016
Số tiền

Tỷ trọng
(%)

đồng)

(Đvt:


Triệu
đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Tổng dư nợ

786.250

100,00

858.509

Nợ nhóm 2

2.207

0,28

2.427

0,28

2.761

0,26


Nợ xấu

100,00 1.063.031 100,00

7.546

0,96

9.699

1,13

8.832

0,83

Tỷ lệ nợ nhóm
2/tổng dư nợ 658.929
tín dụng

83,81

724.822

84,43

804.751

75,70


Tỷ lệ nợ
xấu/tổng dư
nợ tín dụng

16,19

133.687

15,57

258.280

24,30

127.321

Nguồn: Ph ng ế hoạch tài ch nh NCB - Báo cáo thư ng niên
Nhìn vào bảng trên, dư nợ cho vay qua các năm có xu hướng
tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Chất lượng tín dụng
chi nhánh chưa cao, tỷ lệ nợ nhóm 2 vẫn tăng qua các năm. Tuy
nhiên, nợ xấu của chi nhánh trong năm 2016 đã giảm 8,94% so với
năm 2015, cho thấy công tác giải quyết nợ xấu của chi nhánh phần
nào có hiệu quả.


13
c. Kết quả tài chính
Kết quả tài chính của NCB – Chi nhánh Đà Nẵng năm 20142016 được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3. Kết quả tài chính của NCB Đà Nẵng
Đvt: Triệu đồng

Năm 2014
Năm 2015
Số tiền
Số tiền Tỷ lệ tăng
Đvt:
Đvt: trưởng so
Chỉ Tiêu
với năm
Triệu
Triệu
trước (%)
đồng
đồng
Thu Nhập
168.167 193.588
15,12
+ Thu từ lãi
165.789 187.936
13,36
+ Thu ngoài lãi
2.378
5.652 137,64
Chi Phí
158.534 182.634
15,20
+ Chi trả lãi
130.621 152.632
16,85
+ Chi phí ngoài lãi
27.913 30.002

7,48
Lợi nhuận trước
9.633 10.954
13,72
thuế

Năm 2016
Số tiền Tỷ lệ tăng
Đvt: trưởng so
Triệu với năm
đồng trước (%)
213.686
10,38
209.648
11,55
4.038
-28,56
200.170
9,60
174.018
14,01
26.152
-12,83
13.516

23,39

Nguồn: Ph ng ế hoạch tài ch nh NCB - Báo cáo thư ng niên
Nhìn tổng quan về bảng số liệu trên, ta thấy tình hình kinh
doanh của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Trong

đó lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2016 so với năm 2015.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG TMCP QUỐC DÂN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.2.1. Giới thiệu các oại hình bảo ãnh tại Ngân hàng
TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
Tại NCB Đà Nẵng, từ khi thành lập đến nay chủ yếu phát hành
bốn loại bảo lãnh sau: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp
đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành. Qua tìm
hiểu thực tế, khách hàng tại NCB Đà Nẵng chủ yếu là các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên các loại bảo lãnh trên


14
thường luôn được yêu cầu cùng các hợp đồng xây lắp, dẫn đến nhu
cầu phát hành các loại bảo lãnh này khá nhiều. Bảo lãnh thanh toán
được phát hành khá ít và chỉ được NCB Đà Nẵng phát hành những
năm gần đây theo yêu cầu của khách hàng, các loại bảo lãnh còn lại
chưa được chi nhánh khai thác.
2.2.2. Nội dung hoạt động bảo ãnh tại Ngân hàng TMCP
Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
a. Hoạch định chính sách bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP
Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
Hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng được tổ chức dựa trên
quy chế bảo lãnh của NCB Hội sở ban hành, theo từng thời kỳ và
phù hợp với mục tiêu hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
b. Tổ chức, triển khai thực hiện chính sách bảo lãnh tại
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
Mô hình tổ chức hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng đứng
đầu là Giám đốc chi nhánh tổ chức mọi hoạt động, thực hiện phê
duyệt tín dụng theo mức thẩm quyền được giao. Phòng QHKH giới

thiệu sản phẩm, tiếp nhận nhu cầu và hướng dẫn khách hàng cung
cấp đầy đủ hồ sơ bảo lãnh; đề xuất món/hạn mức tín dụng bảo lãnh
trình giám đốc chi nhánh. Trong trường hợp hồ sơ cấp bảo lãnh vượt
qua thẩm quyền của giám đốc chi nhánh, phòng QHKH tiếp tục
chuyển hồ sơ sang Phòng TĐTD để kiểm tra, đánh giá khách hàng
một cách khách quan, ràng thêm các điều kiện phê duyệt để hạn chế
rủi ro (nếu cần). Sau khi hồ sơ được phê duyệt đồng ý, phòng Tác
nghiệp tín dụng nhận bàn giao hồ sơ; phối hợp với Chuyên viên
QHKH để thực hiện các thủ tục giấy tờ; kiểm tra hồ sơ và rà soát các
điều kiện bảo lãnh trước khi phát hành Cam kết tín dụng. Phòng
kiểm toán nội bộ định kỳ thực hiện kiểm tra, phát hiện những sai sót


15
trong quá trình tác nghiệp của các phòng ban, hạn chế các rủi ro có
thể phát sinh từ những sai sót này.
c. Kiểm soát hoạt động thực hiện chính sách bảo lãnh tại
Ngân hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
Kiểm soát hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng được triển
khai từ lúc tiếp nhận hồ sơ khách hàng cho đến khi hết thời hạn thực
hiện bảo lãnh.
2.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động bảo ãnh tại Ngân hàng
TMCP Quốc Dân – Chi nhánh Đà Nẵng
a. Quy mô hoạt động bảo lãnh
Quy mô hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng được thể hiện
qua các chỉ tiêu doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh; số lượng khách
hàng và số hợp đồng bảo lãnh.
 Doanh số bảo lãnh và số dư bảo lãnh
Doanh số và số dư bảo lãnh của NCB Đà Nẵng tăng trưởng
qua các năm cho thấy hoạt động dịch vụ bảo lãnh có sự phát triển và

được ban lãnh đạo chi nhánh chú trọng.
 Số lượng khách hàng và số hợp đồng bảo lãnh
Số lượng khách hàng năm 2015 tăng đáng kể so với năm
2014, nguyên nhân là do chính sách ưu đãi bảo lãnh dành cho doanh
nghiệp xây lắp trong năm 2015 đã thu hút được nhiều khách hàng.
Đến năm 2016, tổng số khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh tại chi
nhánh còn 37 khách hàng (giảm 11 khách hàng). Nguyên nhân một
phần là do mỗi năm lượng khách hàng vãng lai tại chi nhánh khá phổ
biến và một phần chính sách ưu đãi bảo lãnh cho doanh nghiệp xây
lắp tính đến năm 2016 chưa thực sự cạnh tranh so với các ngân hàng
khác, công tác truyền thông hay chăm sóc khách hàng của chi nhánh
không được chú trọng… dẫn đến việc tăng lên của nhóm khách hàng


16
mới không đủ bù đắp sự sụt giảm của khách hàng truyền thống.
Số hợp đồng bảo lãnh cũng chính là số món bảo lãnh mà chi
nhánh đã phát hành. Số hợp đồng bảo lãnh tăng qua các năm không
cùng tỷ lệ so với số lượng khách hàng.
b. Cơ cấu hoạt động bảo lãnh
Cơ cấu hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng được thể hiện
qua các tiêu thức: Cơ cấu phân theo loại bảo lãnh, Cơ cấu phân theo
đối tượng ngành nghề, Cơ cấu phân theo hình thức bảo đảm.
 Cơ cấu phân theo loại bảo lãnh
Tỷ trọng bảo lãnh thực hiện hợp đồng là tương đối lớn, chiếm
tỷ trọng dao động quanh mức 35%. Bảo lãnh tạm ứng trong năm
2014, năm 2015 giao động khoảng 30%, tuy nhiên trong năm 2016,
doanh số phát hành bảo lãnh tạm ứng giảm, kéo theo tỷ trọng doanh
số bảo lãnh này giảm còn ở mức 24%. Thay vào đó, tỷ trọng bảo
lãnh bảo hành có xu hướng tăng và đạt 28% vào cuối năm 2016. Bảo

lãnh dự thầu có sự thay đổi không đáng kể. Phần còn lại là bảo lãnh
thanh toán có giá trị bảo lãnh nhỏ trong tổng doanh số bảo lãnh.
 Cơ cấu phân theo đối tượng ngành nghề
Cơ cấu hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng có sự không
đồng đều giữa các ngành nghề, lĩnh vực xây dựng chiếm đến 85%
trong tổng doanh số bảo lãnh. Chi nhánh cần khai thác thêm nhiều
đối tượng khách hàng ở các ngành nghề khác để cung cấp sản phẩm
đa dạng, giúp ngân hàng giảm thiều rủi ro và trở thành ngân hàng đa
năng, hiện đại.
 Cơ cấu phân theo hình thức bảo đảm
Các biện pháp bảo đảm bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng khá đa
dạng, trong đó bảo lãnh tín chấp (một phần giá trị bảo lãnh không
được bảo đảm bằng tài sản) chiếm tỷ trọng khá cao bởi hình thức này


17
thường được áp dụng cho các món bảo lãnh có giá trị lớn.
c. Thị phần hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
Riêng đối với NCB Đà Nẵng, thị phần bảo lãnh chiếm tỷ trọng
khá nhỏ nhưng tăng qua từng năm. Điều này cho thấy chi nhánh có
những nỗ lực để phát triển mảng dịch vụ bảo lãnh, uy tín của chi
nhánh cũng ngày càng nâng cao hơn
d. Kiểm soát rủi ro hoạt động bảo lãnh
NCB Đà Nẵng chưa phát sinh doanh số trả thay hay có dư nợ
bảo lãnh quá hạn trong ba năm qua.
e. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh
Tỷ trọng thu từ dịch vụ bảo lãnh trên tổng thu dịch vụ của chi
nhánh khá cao, đạt tỷ trọng 52% vào cuối năm 2016. Thu nhập từ
bảo lãnh có sự tăng trưởng nhưng tỷ trọng thu phí bảo lãnh trong
tổng thu nhập của chi nhánh còn thấp, chiếm khoảng 1%. Nhìn

chung, tổng thu từ dịch vụ bảo lãnh tại chi nhánh còn khá khiêm tốn,
đây cũng là một trong những vấn đề mà chi nhánh cần chú trọng để
phát triển dịch vụ bảo lãnh.
f. Chất lượng cung ứng dịch vụ bảo lãnh
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN – CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
- NCB Đà Nẵng đã triển khai, tổ chức hoạt động bảo lãnh theo
đúng quy định của NCB Hội sở, có sự phân công rõ ràng về chức
năng, nhiệm vụ cho từng phòng ban và nhân viên.
- Hoạt động bảo lãnh của NCB Đà Nẵng có sự tăng trưởng qua
từng năm.
- Có sự kiểm soát hoạt động bảo lãnh xuyên suốt thời hạn của


18
Cam kết bảo lãnh để hạn chế rủi ro.
- Hoạt động bảo lãnh đã hỗ trợ cho những hoạt động khác của
NCB Đà Nẵng.
- Hoạt động bảo lãnh góp phần tạo dựng, phát triển thương
hiệu cho NCB Đà Nẵng nói riêng và NCB nói chung.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
- Hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng được tổ chức, triển
khai nhưng chưa dựa trên văn bản quy định chuẩn hoá nhất từ Hội
sở.
- NCB Đà Nẵng chưa có được chính sách bảo lãnh ưu đãi
nhất cho khách hàng.
- Công tác kiểm soát trước khi cấp cam kết bảo lãnh ở NCB

Đà Năng còn hạn chế ở khâu thẩm định khách hàng.
- Công tác kiểm soát sau khi cấp Cam kết bảo lãnh của NCB
Đà Nẵng chưa thực sự hiệu quả.
- Cơ cấu hoạt động bảo lãnh tại NCB không đồng đều giữa
từng nhóm khách hàng và các hình thức bảo đảm cho bảo lãnh.
- Nhân viên còn chưa đủ kinh nghiệm, chưa xử lý tình huống
nhanh và chưa có lớp đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên bài bản.
- Hệ thống công nghệ thông tin tại chi nhánh chưa được khai
thác tối ưu.
- Ban lãnh đạo chi nhánh chưa chú trọng đến công tác
Marketing hoạt động bảo lãnh để thu hút khách hàng mới.
b. Nguyên nhân
- NCB mới vượt qua giai đoạn tái cấu trúc từ ngân hàng TMCP
Nam Việt nên các chính sách ban hành, trong đó có chính sách bảo
lãnh chưa được điều chỉnh kịp thời đúng với thực tế của ngân hàng.


19
- Hiện NCB Đà Nẵng vẫn chịu sử quản lý trực tiếp từ NCB Hội
sở, ban lãnh đạo chưa thể đưa ra được chính sách thu phí riêng hay
các chính sách ưu đãi nhất cho khách hàng.
- Khi thẩm định khách hàng thì nguồn thông tin duy nhất mà
ngân hàng có được là dựa trên các hồ sơ khách hàng gửi đến ngân
hàng cũng như thông tin trên hệ thống CIC là chưa đủ.
- Việc kiểm tra thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh hạn
chế bởi nhân sự của bộ phận kinh doanh khá ít, kiêm nhiệm nhiều
công việc, tần suất thấp hoặc chỉ mang tính chất đối phó trên biên
bản kiểm tra.
- Đà Nẵng là thành phố đang đang được đầu tư cơ sở hạ tầng để
trở thành thành phố hiện đại, thu hút khách du lịch hoặc tổ chức các

sự kiện lớn nên ngành xây dựng xây lắp đang phát triển rất mạnh.
Hoạt động bảo lãnh tại NCB Đà Nẵng vì thế mà có phần lớn khách
hàng thuộc lĩnh xây dựng.
- Công tác đào tạo do chuyên viên Hội sở ở Hà Nội đảm nhiệm
với số lượng người khá ít; NCB cũng chưa xây dựng được chương
trình đào tạo bài bản, việc đào tạo nhân viên còn dàn trải.
- NCB mới áp dụng hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking:
T24) từ tháng 10/2016 nên còn một số bất cập là đương nhiên và cần
đòi hỏi trình độ nguồn nhân lực công nghệ cao.
- Năng lực tài chính của toàn hàng còn hạn hẹp, vì vậy kinh phí
cho các hoạt động marketing tại chi nhánh rất khiêm tốn.


20

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2, luận văn đã tập trung nghiên cứu một số vấn
đề sau:
- Khái quát sự ra đời và tình hình hoạt động kinh doanh của
NCB – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NCB – Chi
nhánh Đà Nẵng bao gồm giới thiệu nội dung quy chế hoạt động bảo
lãnh, phân tích các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động bảo lãnh. Từ
đó, đánh giá chung về những hạn chế và nguyên nhân của những hạn
chế.
Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở để đề cuất khuyến
nghị hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại NCB – Chi nhánh Đà Nẵng
trong thời gian tới.



21

CHƢƠNG 3
KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG
BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN –
CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NCB – CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG
3.1.1. Định hƣớng của NCB – Chi nhánh Đà Nẵng trong
hoạt động kinh doanh
3.1.2. Định hƣớng và mục tiêu của NCB – Chi nhánh Đà
Nẵng trong hoạt động bảo ãnh
Định hướng hoạt động bảo lãnh trong giai đoạn 2018-2021
- Phát triển hoạt động bảo lãnh của chi nhánh hơn nữa.
- Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh.
- Cơ cấu lại hoạt động bảo lãnh của chi nhánh.
- Chuẩn hoá quy trình bảo lãnh.
- Đào tạo và đầu tư cho đội ngũ cán bộ nhân viên
- Áp dụng công nghệ vào hoạt động bảo lãnh
Mục tiêu hoạt động bảo lãnh trong giai đoạn 2018-2021:
- Tăng trưởng doanh số, số dư bảo lãnh mỗi năm khoảng 25%
so với năm liền kề trước đó. Phát triển mỗi năm ít nhất 15 khách
hàng mới và hạn chế số lượng khách hàng chuyển sang ngân hàng
khác sử dụng dịch vụ bảo lãnh tối đa là 5 khách hàng.
- Kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, đảm bảo các rủi ro đều
được cảnh bảo trước.
- Cơ cấu lại đối tượng ngành nghề trong hoạt động bảo lãnh
với tỷ trọng doanh số bảo lãnh của nhóm khách hàng xây dựng
chiếm khoảng 50%-60% doanh số bảo lãnh, nâng tỷ trọng của nhóm



22
khách hàng còn lại.
- Đề xuất Hội sở ban hành văn bản quy định nghiệp vụ bảo
lãnh mới cho ngân hàng NCB, bỏ văn bản cũ của ngân hàng Nam
Việt.
- Triển khai thành công hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,
phổ biến việc sử dụng cho tất cả nhân viên, hướng dẫn tất cả các
khách hàng đều biết cách thức kiểm tra tính chính xác của thư bảo
lãnh trên hệ thống trực tuyến.
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG BẢO
LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG
3.2.1. Khuyến nghị đối với NCB – Chi nhánh Đà Nẵng
a. Đẩy mạnh các hoạt động phát triển khách hàng
b. Đa dạng hoá cơ cấu hoạt động bảo lãnh
c. Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh
d. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ
nhân viên tác nghiệp trong hoạt động bảo lãnh
e. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ
nhân viên tác nghiệp trong hoạt động bảo lãnh
f. Xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống công nghệ thông
tin
3.2.1. Khuyến nghị đối với Hội sở Ngân hàng TMCP Quốc
Dân
a. Hoàn thiện hệ thống chính sách bảo lãnh
b. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động bảo
lãnh của chi nhánh từ Hội sở
c. Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ của NCB

d. Thiết lập mạng lưới chia sẻ thông tin với các ngân hàng


23
khác
e. Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng
f. Áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình tác nghiệp,
quảng bá hình ảnh NCB
3.2.3. Khuyến nghị đối với Chính phủ và NHNN
a. Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế chính trị xã
hội cho hoạt động bảo lãnh
b. Chính phủ và NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lý
cho hoạt động bảo lãnh.
c. NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của
Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC).
d. Nâng cao vai trò thanh tra, kiểm tra của NHNN đối với
hoạt động bảo lãnh của NHTM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại NCB –
Chi nhánh Đà Nẵng, chương 3 đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm
hoàn thiện hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh. Luận văn đưa ra một số
khuyến nghị đối với hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh và một số
khuyến nghị đối với Chính phủ, NHNN và Hội sở NCB.


×