Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

QUY TRÌNH NGHIỆP vụ CHO VAY vốn đối với KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại MARITIMEBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.42 KB, 10 trang )

I/ GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI (Maritime Bank )
Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank - MSB) thành lập ngày
12/07/1991 tại Thành phố Cảng Hải Phòng, là một trong những Ngân hàng
Thương mại Cổ phần đầu tiên ở nước ta. Với bề dày kinh nghiệm gần 18 năm
hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng và có cổ đông chiến lược là
các doanh nghiệp lớn thuộc ngành Bưu chính Viễn thông, Hàng hải, Hàng
không, Bảo hiểm…, Maritime Bank sở hữu nhiều tiềm năng to lớn để bứt phá
và lớn mạnh trong thời kỳ hội nhập.
II/ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP:
Toàn bộ quy trình tín dụng liên kết chặt chẽ từ nghiên cứu thị trường
thông qua các mối liên lạc với khách hàng, điều tra và đánh giá tín dụng, phê
duyệt, soạn thảo hồ sơ, giải ngân, đánh giá và thu nợ cho tới quay vòng, gia
hạn hay chấm dứt khoản cho vay. Quy trình này bao gồm 3 phần chính là Tiếp
thị (marketing) tín dụng; phân tích đánh giá tín dụng và quản lý giám sát tín
dụng.
Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi CBTD tiếp nhận hồ sơ khách hàng
và kết thúc khi kế toán viên tất toán - thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến
hành theo ba bước:
- Thẩm định trước khi cho vay;
- Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay;
1


- Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
Toàn bộ quy trình tín dụng được khái quát bằng Sơ đồ quy trình tín dụng tại
"Sơ đồ quy trình tín dụng"

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÍN DỤNG
Xác định thị
trường và các thị


trường mục tiêu

ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

NHU CẦU KHÁCH
HÀNG





Tiếp nhận yêu
cầu khách hàng
Tìm hiểu triển
vọng
Tham khảo ý
kiến bên ngoài

THẨM ĐỊNH






THƯƠNG LƯỢNG







Mục đích
vay
HĐKD
Quản lý
Số liệu



Kỳ hạn
Thanh toán
Các điều khoản
Bảo đảm tiền
vay
Các vấn đề khác

PHÊ DUYỆT




Cán bộ quản trị
rủi ro
Giám đốc/Tổng
giám đốc

THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN

THỦ TỤC HỒ SƠ







GIẢI NGÂN

Dự thảo hợp đồng
Xem xét hồ sơ
Kiểm tra tài sản bảo đảm
Miễn bỏ giấy tờ pháplý
Các vấn đề khác



QUẢN LÝ DANH MỤC
QUẢN LÝ TD

Thủ tục hồ sơ hoàn tất
Chuyển tiền

THANH TOÁN

Trả nợ đúng hạn

Dấu hiệu bất thường





Trả đủ gốc
Trả đủ lãi

2


XỬ LÝ






Số liệu
Các điều khoản
Bảo đảm tiền vay
Thanh toán
Đánh giá tín dụng









Nhận biết sớm
Chính sách xử lý

Quản lý
Dấu hiệu cảnh báo
Cố gắng thu hồi nợ
Biện pháp pháp lý
Tái cơ cấu

TỔN THẤT



Không trả nợ gốc
Không trả nợ lãi

1. Thẩm định trước khi cho vay;

Khi có khách hàng có nhu cầu vay vốn:
- Cán bộ tín dụng tiến hành:
+ Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn
+ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn
+ Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án vay vốn
+ Kiểm tra, xác minh thông tin
- Với những khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay vốn, CBTD trả lời bằng văn
bản tới khách hàng và nêu rõ lý do.
- Đối với những khách hàng đủ tiêu chuẩn vay vốn:
Các bước phê duyệt khoản vay gồm:
Bước 1: Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo
cáo thẩm định kiêm Tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình trưởng phòng
Khách hàng Doanh nghiệp.
Bước 2: Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phòng
Khách hàng Doanh nghiệp xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào

Tờ trình và trình Lãnh đạo.
Bước 3: Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định.
CBTD căn cứ ý kiến của trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp để tiến hành
làm một hoặc các thủ tục sau:
3


- Yêu cầu Khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung
các điều kiện vay vốn.
- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
- Soạn thảo văn bản trả lời Khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.
Sau đó trình trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp để kiểm tra lại nội dung,
trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp có ý kiến đồng ý hay không đồng ý
trình lãnh đạo quyết định.
Bước 4: Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/ Tái
thẩm định và trưởng phòng Khách hàng Doanh nghiệp, khoản vay sẽ được Ban
Giám đốc Chi nhánh/ Sở giao dịch phê duyệt.
Khoản vay vượt quyền phán quyết: Sau khi kiểm tra lần cuối các hồ sơ pháp lý,
hồ sơ vay vốn, Ban giám đốc Chi nhánh/ Sở giao dịch sẽ quyết định:
+ Duyệt đồng ý cho vay.
+ Duyệt cho vay có điều kiện
+ Không đồng ý
+ Triệu tập họp Hội đồng tín dụng để quyết định đối với trường hợp khoản vay
lớn hoặc phức tạp.
Khoản vay vượt quyền phán quyết: sẽ được Ban giám đốc Trụ sở chính phê
duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, CBTD thuộc Chi nhánh/ Sở giao
dịch mới tiến hành bàn giao hồ sơ cho cán bộ hỗ trợ tín dụng tiến hành cùng
Khách hàng công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch đảm bảo, và nhập kho tài
sản đảm bảo.


4


Nội dung phê duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, Lãi
suất cho vay, thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có).
2. Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay
Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau
khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc Khách hàng sử dụng đúng mục đích, có
hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các
biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam
kết.
- Thu nợ lãi và gốc; xử lý những phát sinh.
3. Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay.
- Tất toán khoản vay.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng theo thoả thuận trong hợp đồng tín
dụng đã ký kết: Khi bên vay trả xong nợ gốc và lãi thì hợp đồng tín dụng
đương nhiêu hết hiệu lực.
- Giải toả tài sản đảm bảo.
CBTD lập biên bản giao trả tài sản đảm bảo nợ vay trình trưởng phòng Khách
hàng Doanh nghiệp kiểm soát, sau đó trình Ban giám đốc phê duyệt.
III/ ƯU ĐIỂM - NHƯỢC ĐIỂM CỦA QUY TRÌNH:
1. Ưu điểm:
- Quy trình rất rõ ràng, chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ yêu cầu công tác quản lý
của Ngân hàng.

5


- Sau khi công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo CBTD

có thể giải ngân cho Khách hàng ngay sau khi nhận tài sản đảm bảo, rút
ngắn được thời gian chờ đợi của Khách hàng.
- Các phòng ban liên quan có thể nắm bắt hồ sơ khoản vay tương đối cụ thể.
Việc theo dõi dư nợ, tình trạng nợ ( đủ tiêu chuẩn, nợ quá hạn, tất toán trước
hạn…) một cách chi tiết, thường xuyên.
2. Nhược điểm:
- Quy trình còn nhiều vấn đề bất cập như việc quản lý hồ sơ và theo dõi quá
trình vay vốn của Khách hàng giữa cán bộ tín dụng và cán bộ hỗ trợ tín
dụng.
Ví dụ:
+ Đôi lúc các cán bộ hỗ trợ tín dụng bận hỗ trợ cho CBTD khác hoặc nghỉ
ốm…, hồ sơ khoản vay sau khi được phê duyệt sẽ bị chậm đi công chứng, đăng
ký giao dịch đảm bảo, nhập kho. Do đó, việc giải ngân sẽ bị chậm tiến độ.
+ Việc trao đổi hồ sơ giải ngân, quản lý khách hàng sẽ do cán bộ hỗ trợ tín
dụng quản lý, đôi lúc gây bất cập đến việc tiếp cận khách hàng, khách hàng
phải trao đổi với nhiều cán bộ của Ngân hàng.
+ Trong quá trình làm hồ sơ, chờ các cấp phê duyệt, CBTD có nhiều khoảng
thời gian trống, gây lãng phí.
+ Bên cạnh đó, quá trình thẩm định, tìm kiếm thông tin Khách hàng cũng mất
tương nhiều thời gian, phải đi lại nhiều. Khi cán bộ tái thẩm định tiếp nhận hồ
sơ sẽ phải đi thẩm định lại, gây mất thời gian, hồ sơ bị chậm khiến Khách hàng
đôi khi không hài lòng…
6


IV/ Ý KIẾN ĐỀ SUẤT HOÀN THIỆN QUY TRÌNH:
- Việc cán bộ hỗ trợ đôi khi bận hoặc nghỉ ốm, giải pháp là CBTD có thể hỗ
trợ lại bằng cách đi công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm
bảo và giải ngân cho Khách hàng trong thời gian ngắn nhất (Trường hợp
CBTD lúc đó đang rảnh), hoặc cho cán bộ hỗ trợ khác làm thay.

- Trong quá trình thẩm định, có thể tiến hành cùng với cán bộ hỗ trợ tín dụng
để cán bộ hỗ trợ tín dụng nắm bắt được khách hang, tránh thời gian phải
bàn giao, miêu tả khách hàng.
- Đối với các khoản vay có giá trị lớn, thời gian gấp rút hoặc khó, có thể mời
luôn cán bộ thẩm định, Ban giám đốc cùng đi thẩm định, tránh gây mất
nhiều thời gian phải thẩm định lại hoặc bảo vệ hồ sơ với các cấp có thẩm
quyền…
V/ NHỮNG LOẠI LÃNG PHÍ THEO MÔ HÌNH LEAN, CÁCH LOẠI
BỎ.
1. Nguyên tắc cơ bản của Lean:
Khả năng nhận dạng các loại lãng phí và từng bước loại bỏ chúng một cính
có hệ thống chính là trọng tâm của phương pháp Lean. Các lãng phí thường
hiện diện đa dạng dưới những hình thức sau:
- Sản xuất dư thừa: làm ra nhiều hơn nhu cầu, sớm hơn lúc cần thiết…
- Tồn kho: dư thừa nguyên liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm…
- Chờ đợi: do thiếu nguyên phụ liệu, linh kiện, hướng dẫn, thông tin, chờ
xét duyệt…

7


- Vận chuyển: chuyên chở nguyên liệu từ kho đến nơi sử dụng, thông tin
qua lại giữa các khâu, các phòng ban…
- Thao tác: tìm kiếm vật dụng, thiết bị; di chuyển hoặc thao tác không hợp
lý gây mệt mỏi…
- Gia công quá mức cần thiết so với yêu cầu khách hàng, sửa chữa hàng bị
lỗi…
- Chất lượng: không ổn định, phế phẩm, thông tin sai lệch…
- Lãng phí con người: chất xám, kiến thức, kinh nghiệm của nhân viên
không được tiếp thu, tập hợp, chia sẻ…

2. Khi thực hiện các hoạt động tác nghiệp hiện nay tại doanh nghiệp, theo
tôi, doanh nghiệp hiện có những loại lãng phí sau trong 7 lãng phí được
liệt kê theo mô hình Lean.
- Chờ đợi: do chờ xét duyệt hồ sơ giữa các cấp, đôi khi Ban giám đốc bận,
hồ sơ nhiều nên thời gian chờ đợi là tương đối dài…
- Vận chuyển: CBTD phải đi lại nhiều để nắm bắt thông tin, thẩm định
Khách hàng, thông tin qua lại giữa các khâu, các phòng ban…
- Thao tác: tìm kiếm thông tin; di chuyển hoặc thao tác không hợp lý gây
mệt mỏi…
- Chất lượng: không ổn định, thông tin sai lệch…
- Lãng phí con người: chất xám, kiến thức, kinh nghiệm của nhân viên
không được tiếp thu, tập hợp, chia sẻ…
3. Loại bỏ những lãng phí:

8


- Thiết kế luồng công việc liên tục là bước đệm mang tính đột phá giúp
giảm thiểu lãng phí về thời gian hoạt động. Thời gian hoàn tất công việc
chỉ bằng một nửa so với trước kia nhờ loại bỏ sự chờ đợi giữa các công
đoạn.
- Khi áp dụng cách trên, Ngân hàng cần lưu ý tổ chức luồng công việc liên
tục là điều không đơn giản. Trước hết phải được tiến hành thử nghiệm
thận trọng trên quy mô nhỏ, sau khi hoàn chỉnh mới áp dụng đại trà cho
toàn hệ thống. Ngoài ra, Ngân hàng cần liên tục tổ chức đào tạo, luân
chuyển giữa các bộ phận trong Ngân hàng giúp cho việc phân bổ nhân
viên được linh hoạt, uyển chuyển. Nhờ đó hoạt động của quy trình sẽ
không bị đình trệ khi có nhân viên nghỉ phép, bị ốm hoặc có việc đột
xuất phải vắng mặt.
- Có rất nhiều công cụ để sử dụng khi thực hiện Lean. Cho dù sử dụng

công cụ nào, việc ứng dụng Lean sẽ khó đem lại kết quả nhanh chóng
nếu Ngân hàng không biết tận dụng chất xám của từng nhân viên. Các
công cụ không tự nó giải quyết được vấn đề của Ngân hàng, chính nhân
viên sẽ là người đưa ra những giải pháp thực tế và khả thi nhất để cải
thiện công việc mà họ đang làm.
- Trong hơn 15 năm qua, phương pháp Lean ngày càng được áp dụng rộng
rãi từ các tập đoàn lớn trên thế giới cho đến các công ty nhỏ, các tổ chức
phi lợi nhuận bao gồm cả sản xuất và dịch vụ như ngân hàng, siêu thị
bán lẻ, y tế, hành chính công… Chẳng hạn Nike và Adidas đã đưa Lean
vào các nhà máy gia công giày thể thao ở Việt Nam cách đây bốn năm.
9


Theo một thống kê gần đây thì có đến 50% doanh nghiệp ở Mỹ đang
triển khai một phần hoặc toàn bộ phương pháp Lean để gia tăng khả
năng cạnh tranh và lợi nhuận.

10



×