Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về chân lý và ý nghĩa hiện thời của nó (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.13 KB, 170 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỚI THỊ THÊU

QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN
VỀ CHÂN LÝ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỚI THỊ THÊU

QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN
VỀ CHÂN LÝ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ

Chuyên ngành: CNDVBC & DVLS
Mã số:
92.22.90.02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN:

1. GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn
2. TS. Mai Thị Quý



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan luận án đƣợc tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm
túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trƣớc đã đƣợc tiếp thu
một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Đới Thị Thêu

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới GS.TS. Nguyễn Trọng
Chuẩn và TS. Mai Thị Quý, hai thầy cô hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ
bảo cho tôi nhiều kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện khoa học xã hội, các thầy cô
trong Khoa Triết học, Phòng Quản lý Đào tạo và các anh chị, các bạn học
viên Lớp nghiên cứu sinh Triết học, Đợt 2 (2014 - 2017) đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.

Cám ơn lãnh đạo Trƣờng Đại học Hồng Đức, Khoa Lý luận Chính trị Luật và các đồng nghiệp đã tạo những điều kiện tốt nhất để tôi tham gia khóa
học nghiên cứu sinh tại học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm khoa học xã
hội Việt Nam).
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ tạo điều kiện và động
lực để tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận án

Đới Thị Thêu

năm 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Trang
1

1.
2.

Tính cấp thiết của đề tài luận án
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

1
3


3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3

4.
5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Đóng góp mới về khoa học của luận án

3
4

6.
7.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết cấu của luận án

4
5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu đề cập đến bối cảnh lịch sử, tiền đề hình thành và các thời
kỳ phát triển quan điểm chân lý của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến quan điểm chân lý của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin

1.3. Các nghiên cứu đề cập đến ý nghĩa hiện thời quan điểm của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về chân lý
CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH VÀ CÁC THỜI
KỲ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM CHÂN LÝ CỦA C.MÁC,
PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN
2.1. Thời kỳ C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng các quan điểm nền tảng về chân lý.
2.2. Thời kỳ V.I.Lênin bổ sung, phát triển quan điểm chân lý của C.Mác và
Ph.Ăngghen.
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC, PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN VỀ
CHÂN LÝ
3.1. Khái niệm chân lý và quá trình nhận thức chân lý
3.2. Tính chất của chân lý
3.3. Tiêu chuẩn của chân lý
Chƣơng 4: Ý NGHĨA HIỆN THỜI QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC,
PH.ĂNGGHEN, V.I.LÊNIN VỀ CHÂN LÝ
4.1. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của quan điểm chân lý của C.Mác, Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin.

6
6
10
19
32
32
55
64
64
78
88
110

111

4.2. Vận dụng quan điểm chân lý của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin vào nhận
thức một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

122
148
151
152


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Con ngƣời qua các thời đại đều đã quan tâm khám phá hay sống cùng
chân lý, bởi nó luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn con ngƣời đến với cái Chân Thiện - Mỹ. Chân lý hiện ra là quá trình con ngƣời nhận thức thế giới, làm
nên lịch sử của mình bằng chính năng lực, sự hiểu biết và hoạt động hƣớng
tới chân lý, nhận thức chân lý, thuận theo quy luật. Vì lẽ đó mà vấn đề chân lý
luôn giữ một vị trí quan trọng trong lý luận nhận thức triết học. Trong lịch sử
triết học, vấn đề chân lý đƣợc các triết gia tìm kiếm, luận bàn từ nhiều góc độ,
lập trƣờng khác nhau, thậm chí đối lập nhau nhằm giải đáp cho các câu hỏi:
Chân lý là sự tƣơng ứng giữa chủ thể - khách thể hay khách thể - chủ thể?
Con ngƣời có khả năng nắm bắt đƣợc chân lý hay không? Nếu có thì khả
năng đó là tuyệt đối hay tƣơng đối? Cái gì là thƣớc đo chân lý? Cách giải đáp
các câu hỏi trên dẫn đến sự hình thành hai hệ thống quan điểm về chân lý đối
lập nhau là quan điểm của chủ nghĩa duy vật và quan điểm của chủ nghĩa duy
tâm. Vào thời mình, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã đánh giá cao công lao
của các nhà triết học trƣớc đó, đồng thời sử dụng các quan điểm của họ nhƣ

những tiền đề để xây dựng nên học thuyết khoa học về chân lý, làm cho nó có
sức mạnh cải tạo thực tiễn, biến đổi thế giới.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong điều kiện có nhiều cái rất khác so
với thời Lênin, và nhất là Mác, Ăngghen đã sống và sáng tạo. Quá trình quốc
tế hoá mà Mác nói đến vào thế kỷ XIX đã thực sự trở thành quá trình toàn cầu
hoá trong thời đại chúng ta. Tri thức đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp nhƣ Mác dự báo giờ đây đã trở thành hiện thực và tiến thêm một bƣớc
đến trí tuệ nhân tạo, với sự ứng dụng ngày càng phổ biến của nó trong các
lĩnh vực khác nhau, từ việc phục vụ đời sống hàng ngày của con ngƣời cho
đến giáo dục, tài chính, ngân hàng, y tế, v.v.. Hơn nữa, Mác đƣa ra những
luận thuyết của mình trong thời đại cách mạng công nghiệp, trong khi chúng
ta lại nghiên cứu tƣ tƣởng chân lý của ông trong thời đại cách mạng thông tin
và hiện nay là cuộc cách mạng 4.0. Ngày nay, khoa học và công nghệ có bƣớc
1


tiến nhảy vọt, thông tin, tri thức có vai trò ngày càng nổi bật, chi phối mọi mặt
của đời sống xã hội, làm thay đổi cách mà chúng ta “làm việc, yêu thƣơng và
sống”, làm xuất hiện “một nền kinh tế mới” - nền kinh tế tri thức. Trong nền
kinh tế này, với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học - công nghệ, thông tin và
truyền thông đã làm cho số lƣợng kiến thức của loài ngƣời không ngừng tăng
lên theo cấp số nhân, xuất hiện ngày càng nhiều lĩnh vực khoa học chuyên
ngành mang tính đặc thù, chuyên sâu, v.v.. Kết quả là, với lƣợng tri thức
khổng lồ nhƣ vậy, con ngƣời rất khó để xác định cái gì là chân lý và càng khó
hơn khi đƣa ra một tiêu chuẩn thống nhất để kiểm tra chân lý.
Bên cạnh đó, sự trì trệ dẫn đến khủng hoảng rồi sụp đổ gần nhƣ đồng
thời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nƣớc Đông Âu vào cuối những
năm 80 của thế kỷ XX đã làm thay đổi cục diện của thế giới đƣơng đại về
nhiều mặt, cũng làm nảy sinh nhiều luồng tƣ tƣởng khác nhau đối với các
chân giá trị của học thuyết Mác. Có ý kiến bảo vệ nguyên vẹn, có ý kiến hoài

nghi, thậm chí có ý kiến phủ nhận hoàn toàn. Một số học giả tƣ sản cho rằng,
học thuyết Mác đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa. Tuy nhiên, cũng có nhiều
quan điểm thống nhất về việc cần nhận thức lại một cách khoa học các chân
giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh giá khách quan luận điểm nào còn
phù hợp thì tiếp tục kế thừa, phát triển cho phù hợp với sự tiến bộ về mọi mặt
của xã hội hiện nay; ngƣợc lại, những giá trị nào đúng với thời đại của Mác,
Lênin nhƣng đến nay đã bị lịch sử vƣợt qua thì cần thẳng thắn chỉ ra.
Chân lý là vấn đề muôn thuở nhƣng trong thời đại chúng ta, trƣớc
những biến động khó lƣờng của xã hội, những phát minh lớn lao của khoa học
- công nghệ hiện đại, tính phức tạp của quá trình nhận thức, và cả việc tồn tại
những ý kiến trái ngƣợc nhau đối với học thuyết Mác đã làm cho vấn đề chân
lý càng trở nên có tính thời sự. Trƣớc tình hình đó, việc thực hiện đề tài
“Quan điểm của C.Mác, Ph.Ănghen, V.I.Lênin về chân lý và ý nghĩa hiện thời
của nó” có tính cấp thiết cả về mặt lý luận lẫn về mặt thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2


Mục đích nghiên cứu: làm rõ quan điểm chân lý của Mác, Ăngghen,
Lênin, từ đó rút ra ý nghĩa hiện thời của quan điểm chân lý, vận dụng vào
nhận thức một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ điều kiện, tiền đề, nguồn gốc hình thành quan điểm chân lý
của Mác, Ăngghen, Lênin.
- Phân tích bản chất quan điểm học thuyết Mác về chân lý và sự phát
triển của Lênin về vấn đề này.
- Rút ra ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn của quan điểm chân lý của
Mác, Ăngghen, Lênin, từ đó vận dụng vào nhận thức một số vấn đề lý luận và
thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: quan điểm của Mác, Ăngghen về chân lý và
sự phát triển của Lênin đối với học thuyết chân lý của chủ nghĩa Mác.
Phạm vi nghiên cứu: quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin trong một
số tập bàn về chân lý của bộ “C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập” (các tập 1,
12, 20, 21, 22, 37, 42); “V.I.Lênin: Toàn tập” (các tập 1, 18, 26, 29, 35, 42);
quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta về sự vận dụng quan niệm
chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin; tài liệu, công trình nghiên cứu của tác giả
trong nƣớc và ngoài nƣớc ở các góc độ khác nhau có bàn về vấn đề này.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: luận án dựa trên cơ sở thế giới quan, phƣơng pháp luận
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm có ý nghĩa phƣơng pháp
luận của Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng
thời, luận án có kế thừa, tiếp thu từ các bài viết, tạp chí, công trình nghiên cứu
có liên quan đến vấn đề chân lý của các tác giả đi trƣớc.
Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở phƣơng pháp luận chung đã nêu
trên, luận án sử dụng phƣơng pháp lịch sử và lôgic là phƣơng pháp cơ bản
nhất. Bên cạnh đó, đối với mỗi nội dung cụ thể, luận án sử dụng một số

3


phƣơng pháp phù hợp nhƣ kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn,
phân tích và tổng hợp, so sánh, v.v..
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã phân tích điều kiện lịch sử, tiền đề khoa học tự
nhiên, nguồn gốc lý luận gắn với sự hình thành các quan điểm chân lý của
Mác, Ăngghen, Lênin; cũng nhƣ làm rõ hoàn cảnh ra đời và các giai đoạn
phát triển học thuyết chân lý của các ông nhƣ một quá trình hợp quy luật và
mang ý nghĩa thực tiễn cách mạng.

Thứ hai, luận án làm rõ những đóng góp mới của Mác, Ăngghen,
Lênin về khái niệm chân lý dƣới giác độ là sự phù hợp giữa chủ thể và khách
thể nhƣ là một quá trình; làm rõ tính chất, tiêu chuẩn chân lý. Trong đó, đặc
biệt đề cao cống hiến quan trọng bậc nhất của các nhà sáng lập học thuyết
Mác với việc phát hiện ra vai trò của thực tiễn đối với lý luận nói chung và
với tƣ cách là tiêu chuẩn chân lý nói riêng, cũng nhƣ thực chất mối quan hệ
giữa tiêu chuẩn lôgic và tiêu chuẩn thực tiễn trong việc kiểm tra chân lý.
Thứ ba, luận án rút ra ý nghĩa phƣơng pháp luận của vấn đề chân lý,
từ đó có cách tiếp cận mới để nhận thức một số vấn đề lý luận và thực tiễn
đang đƣợc quan tâm ở Việt Nam hiện nay nhƣ: quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất; luận giải sự
thay đổi của tiêu chí tăng trƣởng kinh tế trong quá trình phát triển đất nƣớc;
quá trình nhận thức của Đảng về mô hình, con đƣờng công nghiệp hóa ở nƣớc
ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lý luận: luận án chỉ ra đóng góp quan trọng của các nhà sáng
lập chủ nghĩa Mác - Lênin khi xây dựng học thuyết chân lý, tạo ra bƣớc ngoặt
lịch sử trong sự phát triển lý luận nhận thức triết học; rút ra các nguyên tắc
phƣơng pháp luận vận dụng vào thực tiễn.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Luận án vận dụng các nguyên tắc phƣơng pháp luận của vấn đề
chân lý vào nhận thức một vấn đề đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay, nhằm làm
4


sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn, tạo động lực thúc đẩy đất nƣớc phát triển
theo hƣớng bền vững.
+ Đề xuất ý kiến tham mƣu cho các nhà hoạch định chính sách ở một
số lĩnh vực cụ thể nhƣ vấn đề phát triển lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất;
tiêu chí của sự tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam hiện nay; về tiến trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đổi mới.
+ Luận án có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập một số chuyên đề liên quan đến các
môn Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, v.v., và cho những ai quan tâm
đến vấn đề chân lý của triết học Mác - Lênin.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, Danh mục công trình công bố của
tác giả, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án có 4 chƣơng, 10 tiết

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu đề cập đến bối cảnh lịch sử, tiền đề hình
thành và các thời kỳ phát triển quan điểm chân lý của C.Mác,
Ph.Ăngghen, V.I.Lênin
Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và các quan điểm chân lý nói riêng
là sản phẩm của sự kết hợp tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở đánh giá
khoa học các học thuyết chân lý trƣớc đó. Bản thân các nhà sáng lập chủ
nghĩa Mác cũng thừa nhận, tƣ tƣởng chân lý của các ông không “mọc lên nhƣ
nấm từ trái đất” mà nó là sản phẩm của thời đại, của dân tộc, của sự kế thừa
và phát triển các giá trị tinh túy nhất trong các tƣ tƣởng chân lý trƣớc đó; gắn
với điều kiện kinh tế - xã hội, sự tác động của các thành tựu khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội. Muốn hiểu rõ thực chất quan điểm chân lý của các nhà
kinh điển cần nắm rõ bối cảnh lịch sử, tiền đề và nguồn gốc hình thành quan
điểm ấy. Vì thế, việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu ở lĩnh vực này là công
việc có ý nghĩa thiết thực.
Bối cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa Mác hiện lên một cách sinh
động và cụ thể qua các công trình nghiên cứu của các tác giả Vũ Ngọc Pha,
Đoàn Quang Thọ, Tuệ Nhã (1991), Sách giới thiệu và hướng dẫn nghiên cứu

tác phẩm và chuyên đề triết học Mác – Lênin [118]; Doãn Chính, Đinh Ngọc
Thạch (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác - Ph.Ăngghen,
V.I.Lênin [11]; Ngô Thành Dƣơng (2004), Giới thiệu một số tác phẩm kinh
điển của C.Mác và Ph.Ăngghen: Giai đoạn hình thành chủ nghĩa Mác [34].
Các tác giả cho rằng, khi nghiên cứu tƣ tƣởng của các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác - Lênin cần phải đặt nó trong điều kiện lịch sử đã sản sinh ra nó. Với
quan điểm nhƣ vậy, các tác giả đã dành thời lƣợng đáng kể làm rõ hoàn cảnh
ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin từ điều kiện kinh tế - xã hội vào những năm
40 của thế kỷ XIX từ ba phƣơng diện: phương diện kinh tế, chủ nghĩa tƣ bản
đã hình thành một hệ thống vững chắc, phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ
nghĩa đang chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội tƣ bản; phương diện xã hội, mâu
thuẫn và xung đột xã hội giữa giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản đang có sự
6


chuyển biến nhanh chóng từ trình độ đấu tranh tự phát sang trình độ đấu tranh
tự giác; về phương diện nhận thức, các phát minh khoa học trong lĩnh vực tự
nhiên và thành tựu lý luận trên lĩnh vực khoa học xã hội đã đƣợc thể hiện một
cách sinh động, gắn trực tiếp với sự ra đời các tác phẩm kinh điển. Đặc biệt, ở
một khía cạnh rất riêng mà các nghiên cứu đã làm đƣợc, đó là sự tái hiện bối
cảnh sinh hoạt tƣ tƣởng xã hội rất sôi nổi, đa chiều, có những thời điểm diễn
biến rất phức tạp, trong nhiều trƣờng hợp cụ thể thì chính nó lại là nguyên
nhân của sự xuất hiện nhiều tác phẩm kinh điển. Chẳng hạn, tác phẩm
“Chống Đuyrinh” của Ăngghen hay tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin là những minh chứng điển hình.
Tác giả Cooconug Oguyxtơ từ 1975 đến 1980 với cuốn C.Mác và
Ph.Ăngghen - Cuộc đời và hoạt động (các tập 1, 2, 3, 4, 5, 6) [117] và Elena
Iliina với Tuổi trẻ của Các Mác [75] đã tái hiện một cách chân thực nhƣng
cũng rất sinh động tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nƣớc Phổ (nay
thuộc nƣớc Đức) nửa đầu thế kỷ XIX. Sự trì trệ về kinh tế, bảo thủ về chính

trị đã làm cho nƣớc Phổ ngày càng tụt hậu so với Pháp và các nƣớc phƣơng
Tây. Cùng với sự chuyên quyền, độc đoán của nhà nƣớc Phổ làm cho đời
sống của nhân dân trở nên ngột ngạt. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cho chúng
ta thấy một khía cạnh khác là cuộc sống của gia đình Mác. Sự tần tảo của
ngƣời mẹ, sự kỳ vọng lớn lao của ngƣời cha đối với cậu bé Các ẩn sâu trong
những câu chuyện về các nhân vật lịch sử, các anh hùng trong thần thoại Hy
Lạp. Chính bối cảnh xã hội và gia đình đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến tƣ tƣởng
của Mác sau này. Tuy vậy, nếu chỉ có các tiền đề ấy thôi thì triết học không
thể xuất hiện. Do đó, cần phải chỉ ra vai trò cá nhân của những ngƣời sáng lập
với tƣ cách là chủ thể sáng tạo ra nền triết học mới, tƣ tƣởng chân lý mới. Có
thể coi đây nhƣ một nhân tố tổng hợp của tất cả các tiền đề nói trên.
Việc tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển tƣ tƣởng chân lý trong lịch
sử triết học có vai trò quan trọng để làm rõ cội nguồn quan điểm chân lý của
học thuyết Mác. Ở lĩnh vực này có Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ
biên (xuất bản năm 1998) [162]; cuốn Lịch sử triết học, Triết học Hy Lạp và
7


La Mã cổ đại - Triết học Tây âu trung cổ của Johannes Hirschberger xuất bản
năm 1991, do dịch giả Nguyễn Quang Hƣng, Nguyễn Chí Hiếu thực hiện
[64]; Đoàn Quang Thọ, Phạm Văn Sinh (Đồng chủ biên): Đại cương lịch sử
triết học (1997) [142]; Lê Doãn Tá: Khái lược lịch sử triết học trước Mác
(2000) [132]; Nguyễn Hào Hải: Một số học thuyết triết học phương tây hiện
đại (2001) [58]; Nguyễn Tiến Dũng: Lịch sử triết học phương Tây (2005)
[27]; Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh: Đại cương lịch sử
triết học phương tây hiện đại (2008) [69], v.v. Các công trình nghiên cứu đã
nêu lên tƣ tƣởng chân lý của các nhà triết học trong sự xuất hiện một cách tất
yếu, và với tính tất yếu ấy nó chịu sự sàng lọc của lịch sử, bị thay thế bởi
những tƣ tƣởng chân lý phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Quá trình phát
sinh, phát triển các tƣ tƣởng chân lý chịu sự quy định của điều kiện lịch sử xã hội cụ thể. Chính thực tiễn với toàn bộ tính sinh động và phức tạp của nó

chi phối nội dung, thực chất các khuynh hƣớng chân lý cũng nhƣ vị trí, vai trò
của nó đối với lý luận nhận thức triết học. Sự thay thế nhau của các quan điểm
chân lý không tách rời nhu cầu khách quan, hiện thực của con ngƣời.
Công trình của Viện hàn lâm khoa học Liên Xô năm 1962 với Lịch sử
triết học, Lịch sử triết học cổ điển Đức [156], cho rằng xuất phát từ Kant,
Fichte, Schelling, lý thuyết biện chứng của quá trình nhận thức chân lý chƣa
đƣợc nghiên cứu một cách căn bản, Hegel đã xây dựng thành một hệ thống lý
luận đồ sộ. Đây là một trong những thành quả quan trọng nhất của lý luận
nhận thức trong triết học trƣớc chủ nghĩa Mác. Đi sâu vào tƣ tƣởng chân lý
của Hegel, cuốn Bách khoa thư các khoa học triết học I, Khoa học lôgic do
Bùi Văn Nam Sơn dịch và chú giải (2008) đã thể hiện các quan điểm cốt lõi
của Hegel về chân lý. Ở Hegel, tƣ tƣởng chân lý có sự phát triển vƣợt bậc khi
ông cho rằng, chân lý là sự phù hợp giữa tồn tại và tƣ duy, coi sự phù hợp
diễn ra nhƣ một tiến trình. Hegel coi lôgic là tiêu chuẩn tuyệt đối của tƣ duy,
xác minh chân lý. Tuy nhiên, khác với lôgic truyền thống từ Aristotle, Hegel
xây dựng lôgic biện chứng, coi lôgic là bản thân chân lý thuần túy. Hegel đã

8


cảm nhận đƣợc vai trò của thực tiễn nhƣ là một khâu trung gian kết nối giữa
tƣ tƣởng và hiện thực, coi ý niệm thực tiễn cao hơn ý niệm lý thuyết [63].
Bàn trực tiếp về các giai đoạn hình thành quan điểm chân lý của học
thuyết Mác thì hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến, mà chủ yếu mới
khái quát các giai đoạn hình thành triết học mácxít. Công trình nghiên cứu
của Lê Doãn Tá (1996), Triết học Mácxít, quá trình hình thành và phát triển:
Giai đoạn Mác - Ănghen và Lênin [131]; Hội đồng Lý luận Trung ƣơng chỉ
đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh (1998), Giáo trình triết học Mác – Lênin [67]; Viện
nghiên cứu lịch sử phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, Trƣờng Đại học nhân

dân Trung Quốc (2003), Lịch sử chủ nghĩa Mác (4 tập) [160]; Nguyễn Thanh
Tuấn (Chủ biên) (2012), Lịch sử chủ nghĩa Mác – Lênin [152]; Phạm Văn
Chung (2015), Giáo trình lịch sử triết học. Sự hình thành và phát triển triết
học Mác - giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin [17]. Về cơ bản, lịch sử
hình thành triết học mácxít đều đƣợc các nghiên cứu đề cập đến ba nội dung:
thứ nhất, điều kiện, tiền đề, nguồn gốc hình thành triết học Mác; thứ hai, sự
hình thành và phát triển triết học giai đoạn Mác - Ăngghen; thứ ba, giai đoạn
Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác. Đi sâu hơn vào lĩnh vực triết học,
quá trình phát triển triết học Mác - Lênin đƣợc chia thành hai thời kỳ: 1) Thời
kỳ Mác, Ăngghen, bao gồm: Giai đoạn chuyển biến tƣ tƣởng từ chủ nghĩa duy
tâm sang chủ nghĩa duy vật; Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử; Giai đoạn Mác, Ăngghen bổ sung và phát
triển lý luận triết học. 2) Thời kỳ Lênin trong sự phát triển triết học Mác. Tuy
nhiên, trong cuốn Giáo trình lịch sử triết học. Sự hình thành và phát triển
triết học Mác - giai đoạn C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin của Phạm Văn
Chung, khi phân chia các giai đoạn hình thành triết học mácxít, tác giả tách
thành ba giai đoạn: 1) Quá trình hình thành triết học Mác từ năm 1839 đến
năm 1848; 2) Sự phát triển triết học Mác từ năm 1848 đến năm 1895; 3)
Lênin bảo vệ, phát triển triết học Mác từ năm 1893 đến năm 1924. Mặc dù có
sự khác nhau nhƣng ngƣời đọc vẫn nắm bắt đƣợc dấu ấn quan điểm về chân
9


Luận án đủ ở file: Luận án full













×