Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tiểu luận môn học đấu thầu và quản lý hợp đồng (đề số 49)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.22 KB, 20 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG TRONG XÂY DỰNG
Giáo viên

: PGS.TS Dương Đức Tiến

Khoa

: Công nghệ và quản lý xây dựng

Môn học

: Đấu thầu và hợp đồng trong xây dựng

Học viên cao học

: Chế Sơn Tùng

Lớp

: CH25QLXD13-NT

Mã số học viên

: 17812005

Số thứ tự


: 49

Lâm Đồng, năm 2018

1


NỘI DUNG TIỂU LUẬN
Phần 1: Lý thuyết
Câu hỏi : Nêu và phân tích quy định (luật, nghị định, thông tư) về nội dung các
khoản mục, các nội dung chính cần thực hiện trong giai đoạn thương thảo và ký
kết hợp đồng xây dựng (tư vấn, xây lắp..)?
Trả lời :
1. Thương thảo hợp đồng :
* Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 tại khoản 1 điều
38. Quy trình lựa chọn nhà thầu, cụ thể gồm các bước sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
* Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ
“Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn Nhà thầu”
tại điều 19. Thương thảo hợp đồng, quy định:
1. Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng.
Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến
thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận
lại bảo đảm dự thầu.
2. Việc thương thảo hợp đồng phải dựa trên cơ sở sau đây:
a) Báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu;

b) Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu có) của nhà thầu;
c) Hồ sơ mời thầu.
3. Nguyên tắc thương thảo hợp đồng:
a) Không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào
thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu;

2


b) Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu
của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu
có). Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng, nếu phát
hiện khối lượng mời thầu nêu trong bảng tiên lượng mời thầu thiếu so với hồ sơ
thiết kế thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu phải bổ sung khối lượng công việc
thiếu đó trên cơ sở đơn giá đã chào; trường hợp trong hồ sơ dự thầu chưa có đơn
giá thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định việc áp đơn giá nêu
trong dự toán đã phê duyệt đối với khối lượng công việc thiếu so với hồ sơ thiết
kế hoặc đơn giá của nhà thầu khác đã vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật nếu
đơn giá này thấp hơn đơn giá đã phê duyệt trong dự toán gói thầu;
c) Việc thương thảo đối với phần sai lệch thiếu thực hiện theo quy định tại
Điểm d Khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.
4. Nội dung thương thảo hợp đồng:
a) Thương thảo về những nội dung chưa đủ chi tiết, chưa rõ hoặc chưa phù
hợp, thống nhất giữa hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu, giữa các nội dung khác
nhau trong hồ sơ dự thầu có thể dẫn đến các phát sinh, tranh chấp hoặc ảnh
hưởng đến trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng;
b) Thương thảo về các sai lệch do nhà thầu đã phát hiện và đề xuất trong hồ
sơ dự thầu (nếu có), bao gồm cả các đề xuất thay đổi hoặc phương án thay thế
của nhà thầu nếu trong hồ sơ mời thầu có quy định cho phép nhà thầu chào
phương án thay thế;

c) Thương thảo về nhân sự đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp:
Trong quá trình thương thảo, nhà thầu không được thay đổi nhân sự chủ
chốt đã đề xuất trong hồ sơ dự thầu để đảm nhiệm các vị trí chủ nhiệm thiết kế,
chủ nhiệm khảo sát (đối với gói thầu xây lắp, hỗn hợp có yêu cầu nhà thầu phải
thực hiện một hoặc hai bước thiết kế trước khi thi công), vị trí chỉ huy trưởng
công trường, trừ trường hợp do thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu kéo dài hơn so
với quy định hoặc vì lý do bất khả kháng mà các vị trí nhân sự chủ chốt do nhà
thầu đã đề xuất không thể tham gia thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp đó,
3


nhà thầu được quyền thay đổi nhân sự khác nhưng phải bảo đảm nhân sự dự
kiến thay thế có trình độ, kinh nghiệm và năng lực tương đương hoặc cao hơn
với nhân sự đã đề xuất và nhà thầu không được thay đổi giá dự thầu;
d) Thương thảo về các vấn đề phát sinh trong quá trình lựa chọn nhà thầu
(nếu có) nhằm mục tiêu hoàn thiện các nội dung chi tiết của gói thầu;
đ) Thương thảo về các nội dung cần thiết khác.
5. Trong quá trình thương thảo hợp đồng, các bên tham gia thương thảo tiến
hành hoàn thiện dự thảo văn bản hợp đồng; điều kiện cụ thể của hợp đồng, phụ
lục hợp đồng gồm danh mục chi tiết về phạm vi công việc, biểu giá, tiến độ thực
hiện (nếu có).
6. Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ
đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo;
trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công
thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định
tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu.
Như vậy theo quy định của Luật đấu thầu trước khi trình thẩm định, phê
duyệt kết quả đấu thầu phải thương thảo hợp đồng với nhà thầu và thương thảo
phải được lập thành biên bản ký kết giữa các bên làm cơ sở cho ký kết hợp
đồng.

2. Ký kết hợp đồng :
Theo Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, tại điều
89. Nguyên tắc chung của hợp đồng, quy định :
1. Hợp đồng được ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự; được thỏa thuận
bằng văn bản để xác lập trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện toàn bộ
phạm vi công việc thuộc hợp đồng. Hợp đồng đã được các bên ký kết, có hiệu
lực và phù hợp với quy định của pháp luật là văn bản pháp lý ràng buộc trách
nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2. Nội dung của hợp đồng phải được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ
mời thầu, hồ sơ yêu cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng,
4


kết quả lựa chọn nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ
quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
3. Trước khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận việc sử dụng trọng
tài để giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nội
dung liên quan đến việc sử dụng trọng tài phải được quy định cụ thể trong hợp
đồng.
Như vậy, hợp đồng ký kết giữa các bên là hợp đồng dân sự theo kết quả
trúng thầu và tuân thủ theo quy định của hồ sơ mời thầu và kết quả thương thảo
hợp đồng và các quy định của Pháp luật hiện hành.
Phần 2: Tìm hiểu ứng dụng thực tế gói thầu tư vấn.
1. Tóm tắt mô tả khái quát gói thầu:
- Tên gói thầu: TƯ VẤN KHẢO SÁT, LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG +
DỰ TOÁN.
- Tên dự án: ĐẬP THỦY LỢI BẰNG LĂNG.
- Tên bên mời thầu: Trung tâm QL & KT Công trình công cộng huyện Đam
Rông.
- Nội dung công việc chủ yếu: Khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công + dự toán.

- Thời gian thực hiện hợp đồng: 60 ngày.
- Nguồn vốn để thực hiện gói thầu: Ngân sách nhà nước.
2. Kế hoạch đấu thầu:
Tên gói
thầu

Giá gói
thầu
(triệu
đồng)

Hình
thức lựa
chọn nhà
thầu

Phương
thức lựa
chọn nhà
thầu

Thời gian
lựa chọn
nhà thầu

Loại hợp
đồng

Thời gian
thực hiện

hợp đồng

Tư vấn
khảo sát,
lập thiết
kế bản vẽ
thi công +
dự toán

1.364

Đấu thầu
rộng rãi
trong
nước.

Một giai
đoạn, hai
túi hồ sơ

Quý
III/2016

Trọn gói

2 tháng

Cơ sở lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

5





×