Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho cán bộ các sở, ban, ngành tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN HỒNG VIỆT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN
THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƢỞNG XANH CHO
CÁN BỘ CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN HỒNG VIỆT

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO NHẬN
THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TĂNG TRƢỞNG XANH CHO
CÁN BỘ CÁC SỞ, BAN, NGÀNH TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bạch Quang Dũng

HÀ NỘI – 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Bạch Quang Dũng, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Nguyễn Hồng Việt

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu “Nghiên cứu xây dựng
chương trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho cán
bộ các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An” đã hoàn thành tháng 10 năm 2017. Trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo TS. Bạch
Quang Dũng đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô giáo Khoa Các khoa
học liên ngành – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo
điều kiện và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Tác giả cũng chân thành cảm ơn anh, chị, em đồng nghiệp ở Trung tâm
Nghiên cứu Đào tạo Việt Nam–Hàn Quốc, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và
Biến đổi khí hậu đã hỗ trợ chuyên môn, thu nhập tài liệu liên quan để luận văn
được hoàn thành. Xin chân thành cám ơn Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam
(Winrock International) đã tạo điều kiện cho tác giả trong việc khảo sát, thu thập
thông tin phục vụ đề tài luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan .......................................................................................................... i
Lời cảm ơn............................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... v
Danh mục bảng..................................................................................................... vi
Danh mục hình ................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận ........................... 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nâng cao nhận thức biến đổi khí hậu, tăng
trưởng xanh ........................................................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 10
1.1.3. Kinh nghiệm đào tạo nâng cao nhận thức cán bộ về biến đổi khí hậu của
một số tỉnh, thành phố và đơn vị trong nước ...................................................... 13

1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 16
1.2.1. Một số khái niệm ....................................................................................... 16
1.2.2. Các văn bản pháp quy về việc đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ ... 17
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ................................ 20
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 20
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................... 20
2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội ............................................................................ 22
2.2. Biểu hiện biến đổi khí hậu ở Nghệ An trong những năm qua ..................... 23
2.2.1. Biến đổi và xu thế biến đổi lượng mưa ..................................................... 23
2.2.2. Biến đổi và xu thế biến đổi nhiệt độ ......................................................... 25
iii


2.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực ....................................... 29
2.3. Tổng quan về tình hình cán bộ của các sở ban ngành tỉnh Nghệ An ........... 35
2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 36
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ................................................... 36
2.4.2. Thiết kế xây dựng phiếu thu thập số liệu .................................................. 36
2.4.3. Phương pháp điều tra ................................................................................ 36
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý số liệu .................... 37
2.4.5. Phương pháp xây dựng chương trình đào tạo ........................................... 38
Chương 3. Kết quả nghiên cứu .......................................................................... 47
3.1. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh
của cán bộ các sở, ban ngành tỉnh Nghệ An ....................................................... 47
3.1.1. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 47
3.1.2. Đánh giá thực trạng nhận thức về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh của
cán bộ các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An ............................................................. 47
3.2. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu,
tăng trưởng xanh cho cán bộ các sở ban ngành .................................................. 52
3.2.1. Chương trình đào tạo cho cán bộ lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ban,

ngành ................................................................................................................... 52
3.2.2. Chương trình đào tạo cho cán bộ cấp quản lý của các sở, ban, ngành ..... 57
3.2.3. Chương trình đào tạo cho cán bộ chuyên viên, kỹ thuật........................... 62
3.3. Đánh giá nhận thức của cán bộ trước và sau đào tạo ................................... 70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 80
PHỤ LỤC ................................................................................................................

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BĐKH

Biến đổi khí hậu

IPCC

Ủy ban liên chính phủ về BĐKH
(Intergovernmental Panel on Climate Change)


REDD+

Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng
(Reduced Emission from Deforestation and Forest Degradation)

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

TTX

Tăng trưởng xanh

TTg

Thủ tướng chính phủ

UBND

Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
(United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)

UNDP

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(United Nations Development Programme)


v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Danh sách các sở ban ngành tỉnh Nghệ An................................................ 4

Bảng 2.1. Tổng lượng mưa qua từng thập kỷ ở Nghệ An ................................... 24
Bảng 2.2. Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Vinh ... 25
Bảng 2.3. Số ngày có lượng mưa lớn và lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm
Quỳnh Lưu .......................................................................................................... 25
Bảng 2.4. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 – 1999 theo
kịch bản phát thải thấp (B1) [6] .......................................................................... 25
Bảng 2.5. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2) [6] ............................................................................... 26
Bảng 2.6. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980 -1999 theo kịch
bản phát thải cao (A2) [6] ................................................................................... 27
Bảng 2.7. Nhiệt độ không khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An ............. 27
Bảng 2.8. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1) [6] .................................................................. 29
Bảng 2. 9. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999 . 29
Bảng 2.10. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 – 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2) [6].................................................................... 30
Bảng 2.5. Ảnh hưởng của Nước biển dâng theo kịch bản của Bộ Tài nguyên và
Môi trường [6] .................................................................................................... 34
Bảng 2.12. Các phương pháp tập huấn ............................................................... 45
Bảng 3.1. Đánh giá hiểu biết về tổng quan biến đổi khí hậu .............................. 49
Bảng 3.2. Đánh giá hiểu biết về biến đổi khí hậu nguyên nhân và biểu hiện ..... 49
Bảng 3.3. Đánh giá hiểu biết về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ........ 50

Bảng 3.4. Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh .................... 50
vi


Bảng 3.5. Chương trình tập huấn cho lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở, ban,
ngành ................................................................................................................... 54
Bảng 3.6. Chương trình tập huấn cho cán bộ cấp quản lý của các sở, ban, ngành..59
Bảng 3.7. Chương trình tập huấn cho cán bộ chuyên viên, kỹ thuật .................. 64
Bảng 3.8. Kết quả đánh giá nhận thức của cán sau tập huấn ............................. 70
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá nhận thức về biến đổi khí hậu của cán bộ trước và
sau tập huấn đối với kiến thức nâng cao ............................................................. 73

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Chu trình tập huấn ............................................................................... 17
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An ........................................................ 20
Hình 2.2. Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 12 tháng tại trạm Quỳnh Lưu .. 24
Hình 2.3. Biến trình tổng chuẩn sai lượng mưa 12 tháng tại trạm Vinh ............. 24
Hình 2.4. Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 12 tháng tại trạm Quỳnh Lưu 28
Hình 2.5. Biến thiên nhiệt độ không khí trung bình 12 tháng tại trạm Vinh ...... 28
Hình 2.6. Các bước xây dựng khung chương trình tập huấn .............................. 41
Hình 3.1. Tỉ lệ cán bộ đã từng tham gia tập huấn biến đổi khí hậu .................... 48
Hình 3.2. Đánh giá hiểu biết về biến đổi khí hậu với các kiến thức nâng cao ... 51
Hình 3.3. Nhận thức về Tổng quan biến đổi khí hậu của cán bộ trước và sau tập
huấn ..................................................................................................................... 71
Hình 3.4. Nhận thức về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của cán bộ
trước và sau tập huấn........................................................................................... 72

Hình 3.5. Nhận thức về kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu của cán
bộ trước và sau tập huấn...................................................................................... 73
Hình 3.6. Đánh giá nhận thức về kịch bản biến đổi khí hậu tỉnh Nghệ An của
cán bộ trước và sau tập huấn ............................................................................... 74
Hình 3.7. Đánh giá nhận thức về các chính sách biến đổi khí hậu và chiến lược
quốc gia về biến đổi khí hậu và thế giới của cán bộ trước và sau tập huấn ........ 75
Hình 3.8. Đánh giá nhận thức về tính dễ tổn thương biến đổi khí hậu của cán bộ
trước và sau tập huấn........................................................................................... 76

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng
khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm, hiện tượng El-Nino, La-Nina
ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể là
nguyên nhân làm cho các thiên tai đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng khắc
nghiệt. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2009) thì Việt Nam là một trong các
nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH và nước biển dâng. Các vùng chịu
ảnh hưởng của BĐKH nhất ở Việt Nam cũng là những vùng có nhiều hiện tượng
thiên tai xảy ra, bao gồm 2 khu vực chính: Khu vực ven biển tập trung đông dân cư
và nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế quan trọng nhất nhưng cũng là vùng chịu ảnh hưởng
của BĐKH và nước biển dâng như bão, hạn hán, sóng thần, ngập lụt trong mùa
mưa, xâm nhập mặn trong mùa khô…Khu vực khác trong đất liền (như Tây Bắc,
Việt Bắc, Tây Nguyên) là nơi có địa hình đồi núi cao dễ bị tác động của hạn hán, lũ
quét, sạt lở đất, cháy rừng và bệnh tật…
Nghệ An là một trong những tỉnh ven biển thuộc Bắc Trung Bộ, là một trong
những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH như nhiệt độ trung bình có xu
hướng tăng lên, lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm

trọng hơn, bão lũ cũng khắc nghiệt hơn, nước mặn lấn sâu hơn vào các sông và
xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ ở một số địa phương ven biển…BĐKH không
chỉ ảnh hưởng môi trường thiên nhiên nói chung mà còn ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững của tỉnh Nghệ An nói riêng. Vì thế phải cần đến sự quan tâm của các
nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các cấp và các nhà nghiên cứu trong việc thích
ứng với BĐKH, cũng như hoạch định các giải pháp ứng phó với BĐKH phù hợp tại
địa phương. Các giải pháp ứng phó BĐKH phải được lồng ghép trong tất cả các
hoạt động, các chính sách, chiến lược và các quy hoạch phát triển nhằm giảm thiểu
tối đa các ảnh hưởng tiêu cực do BĐKH gây ra.
Ở cấp quốc gia, Việt Nam đã không ngừng thúc đẩy xây dựng các chương
trình, cập nhật, sáng tạo các biện pháp để ứng phó với BĐKH và một trong những
chiến lược xuyên suốt chương trình ứng phó với BĐKH là nâng cao nhận thức về
1


BĐKH cho đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương. Để ứng phó với BĐKH,
trong giai đoạn từ nay đến 2020, các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố sẽ tăng
cường giám sát khí hậu, cảnh báo sớm thiên tai; đảm bảo an ninh lương thực, an
ninh nguồn nước; chủ động ứng phó với thiên tai; ngập úng; củng cố đê sông, đê
biển và an toàn hồ chứa; tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và hoàn thiện cơ
chế, chính sách hành chính về BĐKH; đồng thời huy động sự tham gia của người
dân cùng chung tay ứng phó với BĐKH.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng cán bộ làm công tác quản lý, nghiên cứu
BĐKH ở các sở ban ngành tại các địa phương còn thiếu về số lượng và hạn chế về
trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Khả năng tích hợp các vấn đề
BĐKH vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành còn hạn chế. Đội
ngũ cán bộ cấp huyện, cấp xã và nhất là ở vùng miền núi, nông thôn, vùng dân tộc
thiểu số chưa theo kịp sự phát triển chung của xã hội cũng như chưa được trang bị
nhiều kiến thức về BĐKH, áp dụng các giải pháp TTX vào hoạt động sản xuất để
vượt qua các thách thức nghiêm trọng của suy thoái kinh tế, bùng nổ dân số, tài

nguyên thiên nhiên cạn kiệt trong bối cảnh BĐKH. Một số cán bộ, công chức xã
trình độ văn hóa còn thấp, dẫn đến khó đào tạo được chuyên môn và nâng cao trình
độ nói chung. Một số chức danh chủ chốt của các Hội (Cựu chiến binh, Phụ nữ,
Nông dân) đa số lớn tuổi, chưa đạt chuẩn về văn hóa cũng như chuyên môn. Nhận
thức của một số cán bộ các cấp về BĐKH, TTX chưa đầy đủ, phiến diện cho nên
trong chỉ đạo, điều hành thiếu đồng bộ, nhất quán. Ý thức tự học, tự đào tạo, bồi
dưỡng của cán bộ, công chức các cấp chưa cao, thiếu tự giác trong việc đào tạo, bồi
dưỡng. Nội dung, chương trình tập huấn, bồi dưỡng về BĐKH, TTX còn hạn chế,
chậm đổi mới, chưa phù hợp với các đối tượng, vùng miền. Cơ cấu ngành nghề đào
tạo còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng bố trí sử dụng, sắp xếp cán bộ, công chức
không đúng chuyên môn đào tạo. Do đó, việc xây dựng và triển khai các chương
trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về BĐKH, TTX cho cán bộ cấp cơ sở
trở nên rất quan trọng và mang tính thiết thực vì họ chính là những người cầm tay
chỉ việc cho người dân trong hoạt động ứng phó với BĐKH và triển khai các chiến
lược TTX của địa phương. Và đây cũng là một trong những hoạt động quan trọng
nhằm nâng cao khả năng ứng phó với BĐKH đã được đề cập đến trong các chương
2


trình, kế hoạch hành động cấp quốc gia là nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho
đại đa số công chức, viên chức nhà nước, 75% học sinh, sinh viên, 50% cộng đồng
dân cư.
Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải xây dựng được các chương trình nâng cao
nhận thức về BĐKH, TTX phù hợp với trình độ kiến thức, hiểu biết của cán bộ
công chức, viên chức. Việc xây dựng các chương trình tập huấn liên quan BĐKH,
TTX nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về nguyên nhân, tác động của BĐKH,
cũng như có thể xây dựng các kế hoạch ứng phó với BĐKH, áp dụng các chương
trình chiến lược TTX vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh cho các cán
bộ. Vì vậy, luận văn được xây dựng với hướng:“Nghiên cứu xây dựng chương
trình nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh cho cán bộ

các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An” .
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng kiến thức và nhu cầu nâng cao nhận thức về
BĐKH,TTX của cán bộ các sở ban ngành tỉnh Nghệ An;
- Xây dựng chương trình tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho
cán bộ (bao gồm cả phương pháp tập huấn và nội dung tập huấn);
- Dựa trên kết quả đánh giá hiện trạng kiến thức đề xuất triển khai thực hiện
thí điểm chương trình tập huấn và đề xuất định hướng triển khai nhân rộng các
chương trình tập huấn nâng cao nhận thức BĐKH, TTX cho các cán bộ địa phương
theo từng vùng miền.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra khảo sát, thu thập số liệu về nhận thức và nhu cầu nâng cao nhận
thức của cán bộ các sở ban ngành về BĐKH, TTX để phân tích và đánh giá tình
hình thực tế.
- Nghiên cứu xây dựng các chương trình tập huấn về BĐKH, TTX cho từng
nhóm cán bộ để đảm bảo hiệu quả và khả thi.
- Đề xuất triển khai thực hiện thí điểm các chương trình tập huấn; đánh giá kết
quả đã triển khai trên cơ sở đó xây dựng giải pháp và định hướng tập huấn về
3


BĐKH, TTX cho các cán bộ địa phương khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 2 nhóm đối tượng:
(i)

Lãnh đạo của UBND tỉnh, Giám đốc và phó giám đốc các sở và các tổ chức
đoàn thể: đây là nhóm đối tượng quản lý, điều hành, chỉ đạo trực tiếp các
công việc của tỉnh (nhóm đối tượng 1).


(ii)

Lãnh đạo cấp Trưởng phó phòng, chuyên viên cấp phòng, trung tâm thuộc
các sở của tỉnh Nghệ An (nhóm đối tượng 2).

 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu thực trạng nhận thức về BĐKH, TTX của đội ngũ cán bộ các sở
và các tổ chức đoàn thể thuộc tỉnh Nghệ An bao gồm:
Bảng 1.1. Danh sách các sở ban ngành tỉnh Nghệ An
STT

Đơn vị

STT

Đơn vị

1

Ban Dân tộc

22

Sở Giao thông Vận tải

2

Ban phòng chống bão lụt


23

Sở Kế hoạch và Đầu tư

3

Ban quản lý khu kinh tế
Đông Nam

24

Sở Khoa học & Công nghệ

4

Bảo hiểm xã hội tỉnh

25

Sở Lao động Thương binh và
Xã hội

5

Báo Nghệ An

26

Sở Nội vụ


6

Ban chỉ huy bộ đội Biên
phòng

27

Sở Nông nghiệp & Phát triển
nông thôn

7

Ban chỉ huy quân sự tỉnh

28

Sở Tài chính

9

Công An tỉnh

29

Sở Tài nguyên & Môi trường
4


STT


Đơn vị

STT

Đơn vị

10

Cục Hải quan

30

Sở Thông tin & Truyền thông

11

Cục Thống kê

31

Sở Tư pháp

12

Cục thuế Nghệ An

32

Sở Văn hoá và Thể thao


13

Đài Phát thanh và truyền
hình tỉnh

33

Sở Xây dựng

14

Đảng ủy các doanh nghiệp

34

Sở Y tế

15

Đảng ủy khối các cơ quan
tỉnh

35

Thanh tra tỉnh

16

Kho bạc nhà nước


36

Trường Chính trị tỉnh

17

Liên minh hợp tác xã tỉnh

37

Văn phòng hội đồng nhân dân

18

Ngân hàng nhà nước tỉnh

38

Văn phòng Tỉnh ủy

19

Sở Ngoại vụ

39

Văn phòng UBND tỉnh

20


Sở Công Thương

40

Viện Kiểm sát tỉnh

21

Sở Giáo dục và Đào tạo

41

Cảnh sát Phòng cháy & chữa
cháy
Nguồn:

* Phạm vi về thời gian
Số liệu nghiên cứu gồm điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội được thu
thập trong giai đoạn 2010- 2015.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng kiến thức về BĐKH và TTX của cán bộ các sở ban ngành tỉnh
Nghệ An như thế nào?
- Nhu cầu nâng cao nhận thức về BĐKH và TTX của cán bộ ra sao?
- Giải pháp nào để nâng cao nhận thức về BĐKH và TTX của cán bộ các sở
5


ban, ngành tỉnh Nghệ An?
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn

- Xây dựng cơ sở thực tiễn về thực trạng kiến thức, nhu cầu nâng cao nhận
thức về BĐKH, TTX của cán bộ địa phương;
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, xây dựng chương trình tập huấn
nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX cho đội ngũ cán bộ các sở ban ngành tỉnh
Nghệ An;
- Nghiên cứu là cơ sở cho việc triển khai chương trình tập huấn nâng cao nhận
thức về BĐKH, TTX cho cán bộ các sở ban ngành tại các địa phương khác;
- Nghiên cứu này góp phần hỗ trợ các cơ quan cấp địa phương xây dựng đội
ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn giỏi, nhận thức sâu sắc và được cập nhật kiến
thức mới về BĐKH, TTX để áp dụng vào công việc hàng ngày trong đơn vị và
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
7. Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm các nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về nâng cao nhận thức BĐKH, TTX
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đẩy mạnh các hoạt động nâng cao
nhận thức cũng như tăng cường năng lực thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho cộng
đồng cũng như cho các cán bộ chuyên trách, các nhà quản lý. Nâng cao nhận thức
về BĐKH đóng một vai trò thiết yếu trong việc tăng khả năng thích ứng và giảm
nhẹ với BĐKH của các cộng đồng, bằng cách cho phép các cá nhân tự đưa ra các

quyết định trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Nâng cao nhận thức BĐKH
giúp người học hiểu rõ được nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, trang bị cho họ
những kiến thức để có thể thích nghi với những tác động của BĐKH gây ra. Do đó,
các dự án, chương trình nâng cao nhận thức về BĐKH đã được nhiều nước trên thế
giới triển khai thực hiện, điển hình như:
Dự án “Nâng cao nhận thức về giải pháp thích ứng BĐKH cho các thị trấn của
Cộng hòa Czech áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn của thành phố Na Uy”. Mục
tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức về các biện pháp thích ứng với BĐKH cho
nhóm đối tượng là công chức, nhân viên hành chính công, tổ chức phi chính phủ,
công chúng tại các thành phố của Czech và qua đó sẽ giúp họ lồng ghép các biện
pháp thích ứng vào việc quản lý thành phố [35].
Dự án “Đánh giá tài nguyên rừng ở Nepal" (2009-2014) bao gồm các tiểu dự
án Nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin phục vụ tài nguyên rừng ở Nepal
đây là chương trình tập trung vào việc thực hiện hệ thống tích hợp cho đào tạo và
chia sẻ dữ liệu cơ bản về tài nguyên rừng, sinh khối, đất cac-bon và đa dạng sinh
học ở Nepal. Một phần của dự án này là tiểu dự án xây dựng "Nâng cao năng lực
công nghệ thông tin phục vụ nghiên cứu tài nguyên rừng "(2009-2012) được hợp
tác bởi nhiều tổ chức như Viện nghiên cứu rừng của Phần lan, Phòng nghiên cứu và
điều tra rừng Nepal, Đại học Lâm Nghiệp Nepal, Viện điều tra, quy hoạch rừng, Bộ
NN&PTNT và Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của dự án là nâng
7


cao năng lực giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng cho Nepal và Việt Nam.
Dự án giúp các cơ quan cải thiện khả năng thu thập và phân tích dữ liệu trong việc
điều tra và quy hoạch rừng [32].
Chương trình nâng cao nhận thức về BĐKH và các rủi ro của dự án ASPnet
do UNESCO thực hiện tại Ai Cập. Mục đích của dự án gồm giáo dục đạo đức thanh
niên trong việc sử dụng nước ngọt và các biện pháp phòng ngừa, nghiên cứu các
tác động đến xã hội của BĐKH và giải quyết các thách thức mà tác động đó gây ra,

nâng cao kiến thức khoa học trong việc sử dụng dữ liệu và thông tin liên quan đến
BĐKH, cũng như thúc đẩy việc trao đổi và chia sẻ các kinh nghiệm thực tiễn. Nâng
cao nhận thức của xã hội và của từng cá nhân về sự nguy hiểm của BĐKH và nóng
lên toàn cầu [29].
Dự án Thích ứng với BĐKH và nâng cao nhận thức do Tổ chức TERRA
Mileninul III thực hiện tại Rumani với mục đích giới thiệu phương pháp tiếp cận từ
dưới lên để giải quyết vấn đề BĐKH. Thông qua các kết quả của dự án để nâng cao
nhận thức về BĐKH cho các cấp từ cấp địa phương đến cấp quốc gia và từ đó giúp
họ có những hành động để giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH. Dự án kết hợp các
phương pháp thông tin truyền thông và nâng cao nhận thức đã đem lại những kết
quả nhất định như đã cung cấp các tờ rơi, tổ chức các hội thảo, các chương trình
đào tạo ngắn hạn hay như các đoạn phim ngắn, triển lãm ảnh về ảnh hưởng và tác
động của BĐKH ở Romania [30].
Dự án phát triển Năng lực và Tăng cường thể chế về giảm nhẹ khí nhà kính
(GHG) hỗ trợ nâng cao năng lực thực hiện về kiểm kê khí nhà kính cho tổ chức
quản lý khí nhà kính (TGO) của Thái Lan do tổ chức JICA thực hiện. Dự án được
thực hiện từ năm tháng 1 năm 2011 đến tháng 1 năm 2012 với mục tiêu nâng cao
nhận thức và chuyên môn của cán bộ TGO về giảm nhẹ GHG, đào tạo nâng cao
nhận thức về giảm nhẹ GHG cho đội ngũ của TGO, tăng cường năng lực giám sát,
quản lý thông tin giảm nhẹ GHG của cán bộ nhân viên TGO trong việc giảm nhẹ
GHG [31].
Chương trình nâng cao năng lực và nhận thức về thích ứng với BĐKH cho
khu vực của tổ chức Adelphi thực hiện dự án “Phát triển và thử nghiệm thí điểm
8


các phương pháp tư vấn nhằm tăng cường năng lực và nhận thức của địa phương để
thích ứng với BĐKH tại một số nước như Bangladesh, khu vực Trung Mỹ,
Marocco và Rwanda. Mục tiêu của dự án là phát triển và thực hiện các phương
pháp tư vấn, công cụ và thí điểm tại một khu vực cụ thể đối với việc thích ứng với

những tác động của BĐKH [20].
Chương trình xây dựng năng lực cho hội nhập BĐKH của tổ chức UNDP thực
hiện tại Mbabane, Swaziland. Mục đích của chương trình là cung cấp các ý tưởng,
kiến thức và năng lực của các tổ chức liên quan trong lồng ghép BĐKH vào các kế
hoạch và ra quyết định của các tổ chức [21].
Chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức BĐKH của UNESCO thực hiện.
Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ các nước thực hiện lồng ghép BĐKH vào hệ
thống giáo dục và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về giáo dục BĐKH cộng đồng
thông qua các cuộc họp với chuyên gia. Cũng như giúp các cơ quan chính phủ, các
công ty nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về nguyên nhân, tác động của BĐKH
[23].
Chương trình nâng cao nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe
con người do tổ chức WHO thực hiện. Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận
thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe con người và hướng dẫn các biện
pháp dùng trong y tế công động. Cung cấp thông tin cập nhập mới về những rủi ro,
tác động mà BĐKH gây ra đối với sức khỏe con người. Tạo điều kiện và hỗ trợ
cộng đồng trong hành động giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Nâng cao nhận thức
về tác động của BĐKH sẽ giúp các nhà lãnh đạo, các chuyên gia y tế của địa
phương có những hành động, chiến lược nhanh chóng và toàn diện về giảm thiểu
và thích ứng BĐKH để hỗ trợ hoạt động cải thiện sức khỏe và giảm tổn thương do
BĐKH gây ra [24].
Có thể nhận thấy rằng, việc nâng cao nhận thức về BĐKH, TTX đang được
hầu hết các quốc gia trên thế giới thực hiện. Có thể coi đây là một trong những
hành động thiết thực để ứng phó với BĐKH toàn cầu của các quốc gia và phát triển
kinh tế theo hướng TTX nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của quốc gia.
9


1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, với tình trạng cán bộ làm công tác chuyên trách về BĐKH còn

thiếu và yếu về trình độ chuyên môn. Đặc biệt, đội ngũ làm công tác này ở cấp địa
phương được đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ thấp nhưng lại là lực lượng đầu tiên
tiếp cận và triển khai các hoạt động ứng phó với BĐKH tại địa phương. Điều này,
gây ra nhiều lúng túng và thiếu sót trong quá trình thực hiện, chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ đề ra, kết quả công việc không đạt như mong muốn. Để nâng cao
hiểu biết và trình độ của cán bộ trong hoạt động ứng phó BĐKH, các bộ ban ngành
của Việt Nam đã có những hoạt động, kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức về
BĐKH cho cán bộ và phát triển nguồn nhân lực về BĐKH. Hiện nay, các bộ ban
ngành đã xây dựng và triển khai các chương trình, dự án nâng cao nhận thức, năng
lực ứng phó với BĐKH có thể kể đến một số chương trình như sau:
“Chương trình đào tạo nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó với BĐKH cho
cán bộ ngành Công Thương” do trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ Công thương
trung ương thuộc Bộ Công Thương thực hiện trong vòng 24 tháng từ tháng 9 năm
2012 đến tháng 8 năm 2014 phạm vị thực hiện trên toàn quốc. Với mục tiêu đào tạo
nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực ứng phó BĐKH cho cán bộ ngành công
thương từ trung ương đến địa phương. Chương trình đã đem lại những kết quả đáng
kể, tuy nhiên chương trình mới được triển khai thực hiện trong phạm vi của bộ
Công Thương, chưa có sự tham gia của các Bộ ban ngành khác [2].
Chương trình đào tạo “Ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng” được thực
hiện bởi Ban Xây dựng năng lực tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Cơ quan Phát triển
Bỉ tại Việt Nam. Chương trình đào tạo đã giúp học viên nhận thức cơ bản: Về thích
ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng hiện đã được áp dụng tại nhiều quốc gia. Học
viên hiểu biết được đặc điểm, tính chất và tình trạng dễ bị tổn thương của cơ sở hạ
tầng nông thôn dưới tác động của BĐKH. Và những nội dung chủ yếu của truyền
thông về BĐKH với các đối tượng truyền thông khác nhau…Tuy nhiên, chương
trình được thực hiện tại tỉnh Khánh Hòa và chưa được triển khai nhân rộng ra các
tỉnh lân cận [25].
Chương trình nâng cao năng lực thể chế về ứng phó với BĐKH của dự án
10



Tăng cường năng lực thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐKH với sự hỗ trợ của
Chương trình Phát triển Liên hợp quốc UNDP thực hiện năm 2014 thí điểm tại hai
địa phương là Quảng Ngãi (đại diện vùng ven biển) và Lai Châu (đại diện các tỉnh
khu vực miền núi). Chương trình đã giúp các cán bộ 2 tỉnh từ cấp sở ngành đến
huyện, thị xã nâng cao nhận thức về BĐKH như: BĐKH toàn cầu và ở Việt Nam;
Kịch bản BĐKH của Việt Nam; Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực và các giải
pháp ứng phó; Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Tuy nhiên, chương trình mới dừng
lại thí điểm ở 2 tỉnh và cũng đang đề xuất thêm với UNDP để mở rộng hỗ trợ cho
các địa phương khác [26].
Dự án “Xây dựng năng lực về BĐKH cho các tổ chức xã hội dân sự” do Đại
sứ quán Phần Lan tài trợ cho nhóm công tác về BĐKH của Việt Nam và mạng lưới
tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và BĐKH thực hiện từ tháng 6/2009 đến tháng
12/2011. Với mục tiêu của dự án là nâng cao nhận thức và xây dựng năng lực cho
các tổ chức xã hội, tập trung vào tổ chức phi chính phủ, để ứng phó hiệu quả và
lồng ghép hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH trong các chương trình liên
quan nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững, lâu dài của Việt Nam. Dự
án cũng đã có những hiệu quả nhất định như đội ngũ tập huấn viên về BĐKH được
xây dựng và hoạt động hiệu quả, phát huy vai trò truyền thông trong các hoạt động
sau này cũng như lồng ghép các kiến thức thu được trong việc lập kế hoạch và triển
khai các dự án về BĐKH của tổ chức mình. Phát triển hệ thống các cơ sở dữ liệu,
tài liệu đào tạo, truyền thông về BĐKH hữu ích và phù hợp với những cán bộ của
các tổ chức phi chính phủ/tổ chức xã hội. Tuy nhiên các hoạt động của dự án lại chỉ
nhắm vào đối tượng là các cán bộ làm tại các tổ chức phi chính phủ của các địa
phương [27].
Dự án “Truyền thông nâng cao nhận thức về BĐKH cho bộ máy quản lý các
cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (ưu tiên dân cư ven biển)”
thực hiện 2014-2015. Thông qua dự án, nhiều hoạt động truyền thông về BĐKH đã
được thực hiện như: điều tra, đánh giá nhận thức về BĐKH của cán bộ quản lý các
cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; diễu hành cổ động và cuộc thi ảnh về

BĐKH; truyền thông về BĐKH qua các phương tiện đại chúng; tổ chức hội thảo
11


chuyên đề về BĐKH; thí điểm mô hình giáo dục ngoại khóa cho học sinh tiểu học
về BĐKH; truyền thông về BĐKH trên xe bus...Theo đánh giá của đơn vị phối hợp
thực hiện, Trung tâm Công nghệ ứng phó BĐKH - Cục Khí tượng Thủy văn và
BĐKH, sau thời gian triển khai các hoạt động truyền thông về BĐKH, số người có
nhận thức về vấn đề này đã tăng lên. Ước tính, năm 2015, số người dân hiểu biết,
có kiến thức ứng phó, thích ứng với BĐKH trên địa bàn khoảng 561.430 người,
tương đương 46% dân số toàn tỉnh. Dự án đã đặt được những kết quả nhất định
nhưng các hoạt động của dự án lại chỉ gói gọn trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh,
chưa được triển khai tại các tỉnh khác [28].
Dự án Rừng và đồng bằng Việt Nam là một chương trình được tài trợ bởi Tổ
chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ với mục tiêu giúp thúc đấy sự chuyển đổi của Việt
Nam ứng phó với BĐKH để phát triển bền vững và hạn chế phát thải khí nhà kính.
Với cách tiếp cận nâng cao năng lực tại chỗ cho các tổ chức và cộng đồng địa
phương và huy động sự tham gia cộng đồng. Dự án gồm 3 hợp phần bao gồm: Hợp
phần cảnh quan bền vững với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ Rừng thông
qua phương pháp tiếp cận cảnh quan bền vững . Các hoạt động chính của hợp phần
này sẽ bao gồm việc nâng cao năng lực cho các cơ quan liên quan về lập quy hoạch
sử dụng đất dựa trên cơ sở khoa học và có sự tham gia; áp dụng phương pháp đo
lường và kiểm soát trữ lượng các-bon; xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho phát
triển rừng từ các dịch vụ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái, hợp tác công tư; thực
hiện mô hình trình diễn…Các chương trình tập huấn về phương pháp sẽ kết hợp
với việc xây dựng các mô hình trình diễn tại các tỉnh nhằm cung cấp thông tin và
bằng chứng từ cơ sở cho các cơ quan chỉ đạo và quản lý chuyên môn tại Bộ
NN&PTNT để nghiên cứu xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa
phương về những vấn đề tồn tại hiện nay trong việc quản lý rừng, chống mất rừng
và chống suy thoái rừng. Hợp phần thích ứng nhằm mục tiêu tăng khả năng ứng

phó của các tổ chức và cộng đồng tại đây trước hiểm họa thiên tai trước mắt, đồng
thời thực hành các giải pháp ứng phó đối với tác động lâu dài của BĐKH. Hợp
phần điều phối và hỗ trợ về chính sách ở cấp trung ương được thực hiện tập trung ở
cấp trung ương tại Bộ NN&PTNT. Đến nay, dự án đã rất hiệu quả trong việc đặt
nền móng và xây dựng năng lực nhằm đạt được TTX, quản lý rừng bền vững,
12


REDD+ và chi trả công bằng cho các dịch vụ môi trường rừng...Dự án đã nâng cao
hiểu biết về BĐKH, rủi ro thiên tai và đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của họ và
giúp các cộng đồng xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH [29].
Thực tế, các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức BĐKH ở Việt Nam vẫn
chưa được triển khai rộng rãi và nhân rộng. Các chương trình vẫn chỉ thực hiện thí
điểm tại một tỉnh hay một ngành thực hiện, chưa có tính liên vùng, liên tỉnh nên
vẫn chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác đào tạo về BĐKH cho cán bộ, cho
cộng đồng và cũng như trong các hoạt động phát triển nguồn nhân lực về BĐKH,
TTX tại các địa phương. Bởi vậy việc đánh giá nhu cầu nâng cao nhận thức BĐKH,
TTX tại địa phương là một hoạt động quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh BĐKH
hiện nay. Để từ đó, xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nâng
cao nhận thức về BĐKH, TTX cho cán bộ của từng địa phương.
1.1.3. Kinh nghiệm tập huấn nâng cao nhận thức cán bộ về BĐKH của một số
tỉnh, thành phố và đơn vị trong nước
* Kinh nghiệm của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Để thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Trung ương Hội LHPN Việt
Nam tập trung vào các hoạt động: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên phụ nữ
về BĐKH, những tác động bất lợi của BĐKH; định hướng nội dung hoạt động,
khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp tích cực tham gia các hoạt động ứng
phó với BĐKH; tạo điều kiện để cán bộ, hội viên tiếp cận với các hoạt động ứng
phó với BĐKH nhằm giảm nhẹ tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế, đời
sống sinh hoạt. Theo kế hoạch, 3 lớp tập huấn về kiến thức BĐKH sẽ được tổ chức

cho 100% cán bộ Hội chủ chốt cấp tỉnh/thành và một số cán bộ Hội chủ chốt cấp
huyện, cấp cơ sở, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của BĐKH. Hội Liên hiệp phụ
nữ Việt Nam cũng sẽ tổ chức cuộc thi viết bài tìm hiểu về BĐKH, những sáng kiến,
giải pháp ứng phó với BĐKH, khắc phục hậu quả do BĐKH gây ra. Đối tượng
tham gia là cán bộ Hội cơ sở - Ủy viên ban chấp hành Hội Liên hiệp phụ nữ cơ sở
hoặc đại diện nhóm cán bộ Hội từ cơ sở trở lên trong toàn quốc.
* Kinh nghiệm của UBND tỉnh Long An trong việc nâng cao năng lực, nhận
thức của cán bộ nguồn về BĐKH: Để thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với
13


BĐKH của tỉnh với mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó BĐKH cho cán bộ lãnh
đạo từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Tỉnh Long An đã thực hiện các chương trình đào tạo
nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho cán bộ nguồn. Đối tượng tham gia là
cán bộ chủ chốt của các sở, ban ngành, các nhà hoạch định chính sách của tỉnh. Với
mục tiêu chương trình đào tạo là nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về BĐKH cho
các cán giúp thực hiện tốt các kế hoạch ứng phó BĐKH.
* Kinh nghiệm của huyện Phong Thổ, Tam Đường và TP. Lai Châu của tỉnh
Lai Châu trong việc nâng cao nhận thức về BĐKH cho cán bộ cấp cơ sở. Mục tiêu
của chương trình là nâng cao nhận thức của cán bộ cơ sở về BĐKH; chia sẻ kinh
nghiệm của địa phương về ứng phó với BĐKH, chính sách nông nghiệp cho ứng
phó với BĐKH.
* Kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh trong hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng
về BĐKH cho cán bộ chuyên trách về BĐKH thuộc các sở, ngành. Qua khóa đào
tạo, các học viên sẽ được nghe giới thiệu cơ sở khoa học về BĐKH, cập nhật kết
quả mới nhất về BĐKH toàn cầu và Việt Nam, các chính sách của Việt Nam về
BĐKH, đàm phán BĐKH, đánh giá tác động và thích ứng BĐKH; kịch bản BĐKH,
nước biển dâng cho Hà Tĩnh; sử dụng kịch bản trong đánh giá tác động của BĐKH
và quy hoạch; hướng dẫn khai thác, sử dụng thông tin, số liệu về BĐKH.Mục tiêu
khóa tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng về BĐKHcho các cán bộ chuyên

trách, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chính phủ trong công tác phòng chống
thiên tai và ứng phó với BĐKH.
* Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn trong việc nâng cao nhận thức về ứng phó
với BĐKH. Sở TN&MT tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và
BĐKH tổ chức chương trình đào tạo “Nâng cao nhận thức về ứng phó với BĐKH
và xây dựng, thực hiện cơ chế phát triển sạch”, các học viên là các cán bộ chuyên
trách về BĐKH của các sở, ban ngành tỉnh đã được tìm hiểu về các hoạt động thực
hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Nghị định thư Kyoto trên thế
giới và tại Việt Nam; Giới thiệu Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với
BĐKH, Chiến lược Quốc gia về BĐKH; Giới thiệu các hoạt động về cơ chế phát
triển sạch và hướng dẫn thực hiện cơ chế này. Mục tiêu của chương trình đào tạo
14


nhằm nâng cao nhận thức cho tỉnh Lạng Sơn hiểu sâu sắc hơn về BĐKH và biện
pháp giảm thiểu tác động của BĐKH. Đồng thời, chương trình còn giới thiệu các
hoạt động về cơ chế phát triển sạch và hướng dẫn thực hiện cơ chế này.
* Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng: Hội Liên hiệp Phụ nữ Đà Nẵng phối
hợp với Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) tổ
chức Hội thảo khởi động dự án nghiên cứu “Mô hình truyền thông về rủi ro do
BĐKH và thích ứng tại các cộng đồng ven biển” tại thành phố Đà Nẵng [40]. Văn
phòng BĐKH phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức lớp tập huấn
“Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về BĐKH và an toàn trước thiên tai” cho đại diện
Hội LHPN các quận, huyện và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội LHPN 56 xã, phường
trên địa bàn thành phố, với tinh thần phụ nữ Đà Nẵng luôn đi tiên phong trong lồng
ghép BĐKH.
* Kinh nghiệm của sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện nhiệm vụ
“Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH
cho cán bộ thuộc các ngành, lĩnh vực, địa phương và cộng đồng dân cư trên địa bàn
Thành phố Hà Nội”. Bằng các phương pháp thực hiện như tuyên truyền trên các

phương tiện thông tin đại chúng đến các tầng lớp nhân dân để thay đổi thái độ, sự
quan tâm đối với vấn đề BĐKH, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với
Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai tiến hành công xây dựng
và phát hành cuốn "Sổ tay tuyên truyền về BĐKH”. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và
Môi trường đã phối hợp với Trung tâm Dữ liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên
tai tổ chức 2 cuộc Hội thảo với chuyên đề “Kinh tế xanh trong điều kiện BĐKH” và
“Ứng phó với BĐKH dựa vào cộng đồng”; Tổ chức các lớp tập huấn, người tham
gia gồm cán bộ chuyên trách của các Sở, Ban, Ngành; các Quận, Huyện, Thị xã;
các Xã, Phường, Thị trấn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Nhìn chung nhiệm vụ đã
từng bước nâng cao sự nhận thức và tầm nhìn của các cấp quản lý, các doanh
nghiệp và cộng đồng dân cư về BĐKH và các tác động của BĐKH. Tuy nhiên,
nhiệm vụ lại mới chỉ được thực hiện tại 1 số quận huyện, thị xã trên địa bàn thành
phố Hà Nội, chưa có sự gắn kết giữa các cơ quan liên ngành cũng như có sự phối
hợp của các địa phương lân cận.
15


×