TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH-KTNN
======
NGUYỄN HẢI LÂM
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO CHĂN NUÔI TẠI XÃ NGỌC THANH,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng
HÀ NỘI - 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH-KTNN
======
NGUYỄN HẢI LÂM
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
DO CHĂN NUÔI TẠI XÃ NGỌC THANH,
THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng
Người hướng dẫn khoa học
ThS. LƯU THỊ UYÊN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài tôi đã nghiên cứu và được hướng dẫn
khoa học bởi ThS. Lưu Thị Uyên. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề
tài này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kì hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ phân tích, nhận xét, đánh giá
được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong tài liệu
tham khảo.
Ngoài ra trong khóa luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kì gian lận, sai phạm nào tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Vĩnh Phúc, ngày
tháng 05 năm 2018.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HẢI LÂM
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ, hỗ trợ của thầy cô giáo và người thân.
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Lưu Thị Uyên , cô là người
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình tôi làm khóa luận.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô trong tổ Sinh học ứng dụng, khoa
Sinh- KTNN trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi hoàn thành khóa luận này.
Do nguồn tài liệu và thời gian hạn chế, bản thân tôi mới bước đầu tham
gia nghiên cứu khoa học, chắc chắn bài khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót.
Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của ban hội đồng chấm khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vĩnh Phúc, ngày
tháng 05 năm 2018.
Sinh viên thực hiện
NGUYỄN HẢI LÂM
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BOD5 : Nhu cầu Oxy sinh hóa 5 ngày
COD : Nhu cầu Oxy hóa học
CO2 : Cacbon Dioxide
CH4 : Mê tan
DLP : Cục chăn nuôi
DO
: Lượng Oxy hòa tan trong nước
EIA : Đánh giá tác động môi trường
H2S : Hydro-sufua
LIFSAP: Dự án Cạnh tranh Ngành chăn nuôi và An toàn Thực phẩm
NH3 : A-mô-ni-ác
NO2 : Nitrite
N2O : Nitrous Oxide
NO : Nitric Oxide
NTM : Nông thôn mới
TSS : Chất rắn lơ lửng
UBND: Ủy ban Nhân dân
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 2
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 2
PHẦN 2. NỘI DUNG ....................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam ............................................... 4
1.2. Ô nhiễm do chăn nuôi ................................................................................ 6
1.2.1. Chất thải chăn nuôi.................................................................................. 6
1.2.2. Ô nhiễm do chăn nuôi ............................................................................. 8
1.2.3. Tác động từ ô nhiễm do chăn nuôi .......................................................... 9
1.3. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi .............................................. 11
1.3.1. Các chính sách và quy định về quản lý chất thải chăn nuôi ................ 11
1.3.2. Các công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi.......................................... 12
1.3.3. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung .................................................... 15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 16
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 18
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc................................................................................................. 18
3.2. Tình hình phát triển chăn nuôi xã Ngọc Thanh ....................................... 21
3.3. Khảo sát mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại xã Ngọc Thanh . 22
3.3.1. Ô nhiễm môi trường từ chuồng trại và quy trình vệ sinh không đảm bảo
......................................................................................................................... 22
3.3.2. Ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi .......................................... 27
3.4. Góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ở Ngọc
Thanh ............................................................................................................... 33
3.4.1. Nguyên nhân dẫn đến thực thi bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn
yếu kém ........................................................................................................... 33
3.4.2. Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi ................... 35
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 37
3.1. Kết luận .................................................................................................... 37
3.2. Kiến nghị .................................................................................................. 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Vệ sinh chuồng nuôi lợn ................................................................. 24
Hình 3.2. Chuồng nuôi bò của nông hộ .......................................................... 26
Hình 3.3 Rãnh thoát nước ngập nước thải chăn nuôi...................................... 27
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Ngọc Thanh........................ 18
Bảng 3.2. Quy mô chăn nuôi của xã Ngọc Thanh năm 2016, 2017 ............... 21
Bảng 3.3a. Kết quả khảo sát chuồng nuôi lợn quy mô nông hộ .................... 23
Bảng 3.3b. Kết quả khảo sát chuồng nuôi trâu, bò quy mô nông hộ ............. 25
Bảng 3.4. Ước tính lượng chất thải chăn nuôi của xã Ngọc Thanh ............... 28
Bảng 3.5a. Kết quả phân tích mẫu nước ao thôn Đồng Tâm .......................... 29
Bảng 3.5b. Kết quả phân tích mẫu nước ao thuộc thôn Đồng Cao................. 30
Bảng 3.5c. Kết quả phân tích mẫu nước ao thôn Đồng Câu ........................... 31
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung
cấp thực phẩm chủ yếu cho người dân. Đây cũng là ngành kinh tế giúp tăng
thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động và xoá
đói giảm nghèo.
Theo Quyết định số 10/2008/QĐ- TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020,
ngành chăn nuôi sẽ phát triển thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp
ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.[12]
Mặc dù vậy, một trong những hạn chế lớn của ngành chăn nuôi là gây ô
nhiễm môi trường do chất thải từ vật nuôi (phân, nước tiểu) và một lượng lớn
nước, rác thải từ vệ sinh chuồng trại. Chất thải, nước thải từ các hoạt động
chăn nuôi đã gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí và ảnh hưởng
nặng nề tới nguồn nước và tài nguyên đất, ảnh hưởng tới sức khỏe của con
người và góp phần đáng kể làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.
Với đặc thù chăn nuôi của nước ta chủ yếu phân tán trong khu dân cư,
trong các nông hộ; các trang trại chăn nuôi phát triển tự phát, chưa có qui
hoạch đồng bộ cộng thêm nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường
của người chăn nuôi còn hạn chế; quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
trong hoạt động chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức ở tất cả các cấp, các
ngành; lực lượng cán bộ chuyên quản lý về môi trường còn mỏng, thiếu kinh
nghiệm vì vậy tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ngày càng trở
nên trầm trọng.
Tại Vĩnh Phúc, trong quyết định số 04/2014/QĐ-UBND [14], ban hành
quy định về bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc đã xác nhận mỗi
ngày đàn gia súc, gia cầm trong toàn tỉnh có thể thải ra môi trường trên 3.000
1
tấn chất thải, đa số lượng phân và nước thải ra này không được xử lý trước khi
thải ra môi trường vì vậy đã làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống, môi
trường chăn nuôi.
Xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong
những xã có nghề chăn nuôi phát triển mạnh, tuy vậy chủ yếu là mô hình chăn
nuôi tự phát. Dễ thấy nếu không có các giải pháp hữu hiệu để quản lí và xử lí
chất thải chăn nuôi cũng như quản lí môi trường thì ô nhiễm do hoạt động
chăn nuôi gia súc gia cầm gây ra tại Ngọc Thanh không phải là nhỏ.
Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi tiến hành đề tài: Bước đầu đánh giá ô
nhiễm môi trường do chăn nuôi tại xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc và đề xuất giải pháp khắc phục.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng ô nhiễm do chăn nuôi và đề xuất
những giải pháp hữu hiệu để quản lý môi trường chăn nuôi tại xã Ngọc
Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Phạm vi nghiên cứu:
- Bước đầu đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại xã Ngọc
Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp để khắc phục ô nhiễm do chăn nuôi tại
xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học
+ Cung cấp hệ thố ng cơ sở lí luâ ̣n về quản lí môi trường trong chăn nuôi.
+ Cung cấp những giải pháp phù hợp để quản lí môi trường trong chăn
nuôi, khắc phục ô nhiễm.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Phản ánh được thực trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại khu vực
2
nghiên cứu.
+ Đề xuất được những giải pháp phù hợp để khắc phục ô nhiễm môi
trường do chăn nuôi.
+ Nâng cao nhâ ̣n thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi của người chăn nuôi và cộng đồng dân cư.
3
PHẦN 2. NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi ở Việt Nam
Theo Đinh Xuân Tùng 2017 [13], kể từ năm 1990 đến nay ngành chăn
nuôi phát triển tương đối ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt đến
5,27%/năm. Chăn nuôi gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất 15 năm qua.
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tăng rõ rệt, từ 3,5%/năm trong các
giai đoạn 1990-1995 lên đến 6,7%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và trong
các năm còn lại đã tăng lên tới 9,1%/năm.
Chăn nuôi hộ gia đình chiếm phần lớn nhất trong chăn nuôi trâu (98,8%),
đồng thời cũng chiếm tỷ lệ cao nhất trong chăn nuôi bò (89,4%), lợn (75%), và
gia cầm (71,8%). Chăn nuôi lấy thịt là hình thức phổ biến nhất ở nước ta.
Tổng sản lượng thịt hiện nay đạt 2 triệu tấn các loại, trong đó thịt lợn chiếm
tới 76%. Hơn 90% thịt lợn và trên 60% thịt gia cầm sản xuất ở các nông hộ
được tiêu thụ trên thị trường nội địa. Tuy có tốc độ tăng trưởng cao, song cơ
cấu tỷ trọng thịt không thay đổi nhiều trong những năm gần đây, dù tỷ trọng
thịt lợn có tăng từ 73,5% năm 1990 lên 77% năm 2004, trọng lượng thịt gia
cầm tăng lên gần 16% trong tổng sản lương thịt so với 15% vào năm 1995.
Bên cạnh chăn nuôi lấy thịt, chăn nuôi bò sữa cũng phát triển mạnh trong
những năm gần đây và không chỉ cung cấp sữa tươi cho thị trường mà còn
cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa. Số lượng bò sữa tăng từ
11.000 con năm 1990 lên gần 80.000 con năm 2004.
Năm 2014, theo số liệu của Tổng cục thống kê, đàn lợn nước ta có
khoảng 26,76 triệu con, đàn trâu bò khoảng 7,75 triệu con, đàn gia cầm
khoảng 327,69 triệu con. Trong đó chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng
khoảng 65-70% về số lượng và sản lượng. [13]
Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn lợn cả nước có
4
27,4 triệu con, giảm 5,7% so với 2016, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt
3,7 triệu tấn, tăng 1,9%. Đàn gia cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, sản
lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm
đạt 10,6 triệu quả. [13]
Ngày 16/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
10/2008/QĐ- TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020 [12], trong đó nêu mục tiêu chung của phát triển chăn nuôi đến năm 2020:
- Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức
trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất
lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu;
- Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong
đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;
- Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có
hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;
- Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công
nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý
chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 cũng nhấn mạnh đến giải
pháp quy hoạch trong chăn nuôi để vừa đảm bảo phát triển sản xuất vừa bảo vệ
môi trường: Quy hoạch chăn nuôi phải phù hợp với đặc điểm và lợi thế của từng
vùng sinh thái, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của từng loại vật nuôi trong
từng vùng sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, an toàn sinh học và bảo vệ
môi trường.
Mặc dù vậy, ngành chăn nuôi Việt Nam hiện đang tồn tại một số vấn đề.
- Thứ nhất, quy mô trang trại quá nhỏ.
- Thứ hai, năng suất chăn nuôi lấy thịt của Việt Nam còn tương đối thấp và
tăng chậm trong vòng 10 năm trở lại đây. Tốc độ tăng trưởng bình quân
5
của sản lượng thịt tính trên đầu con chỉ đạt 7,7%/năm. Đây là tỷ lệ áp dụng
giống cải tiến thấp và chăn nuôi tận dụng (sử dụng thức ăn thừa, thức ăn
xanh, nguyên liệu thô). Bên cạnh đó, chất lượng thịt cua Việt Nam còn
thấp, biểu hiện ở tỉ lệ mỡ cao, bệnh dịch thường xuyên xảy ra nhất là đại
dịch cúm gia cầm gần đây.
- Thứ ba, hiệu quả của sản xuất chăn nuôi thấp. Với hình thức chăn nuôi quy
mô nhỏ, tận dụng, chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu phập
cao. Trong chi phí chăn nuôi lợn, chi phí dành cho thức ăn chiếm từ 65%70%. Tuy nhiên giá thức ăn của Việt Nam quá cao với giá thế giới. Chi phí
thú y và chi phí khác cũng là gánh nặng lớn đối với người dân.
1.2. Ô nhiễm do chăn nuôi
1.2.1. Chất thải chăn nuôi
Theo Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Xuân Trạch, Vũ Đình Tôn, 2013,[8] hàng
ngày, gia súc và gia cầm thải ra một lượng phân và nước tiểu rất lớn. Khối
lượng phân và nước tiểu được thải ra có thể chiếm từ 1,5 – 6% khối lượng cơ
thể gia súc. Thống kê cho thấy trung bình bò thải ra 15 kg chất thải/con/ngày;
lợn thải 1,5 - 2,5 kg chất thải/con/ngày và gia cầm thải 100 - 120g chất
thải/con/ngày.
Ngoài phân và nước tiểu, lượng thức ăn thừa, ổ lót, xác súc vật chết,
các vật dụng chăm sóc, nước tắm gia súc và vệ sinh chuồng nuôi cũng đóng
góp đáng kể làm tăng khối lượng chất thải. Nước thải chăn nuôi là hỗn hợp
bao gồm cả nước tiểu, nước tắm gia súc, rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn
có thể chứa một phần hay toàn bộ lượng phân được gia súc, gia cầm thải ra.
Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi. Thành
phần của nước thải rất phong phú, chúng bao gồm các chất rắn ở dạng lơ
lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều nhất là các hợp chất
chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa rất nhiều vi sinh vật, ký
6
sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh học khác. Do ở dạng
lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi sinh vật rất cao. Chúng
có thể tạo ra các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm cho cả môi trường đất,
nước và không khí.
Bên cạnh phân, nước tiểu và nước thải, chăn nuôi còn tạo ra nhiều loại
khí thải nhất. Có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình là
các khí CO2, CH4, NH3, NO2, N2O, NO, H2S, …và hàng loạt các khí gây
mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc cho gia súc, cho con
người và môi trường. Ở những khu vực chăn nuôi có chuồng trại thông
thoáng kém thường dễ tạo ra các khí độc ảnh hưởng trực tiếp, gây các bệnh
nghề nghiệp cho người chăn nuôi và ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân
xung quanh khu vực chăn nuôi. Trừ khi chất thải chăn nuôi được thu gom
sớm, lưu trữ và xử lý hợp quy cách, ở điều kiện bình thường, các chất bài tiết
từ gia súc , gia cầm như phân và nước tiểu nhanh chóng bị phân giải tạo ra
hàng lọat chất khí có khả năng gây độc cho người và vật nuôi nhất là các bệnh
về đường hô hấp, bệnh về mắt, tổn thương các niêm mạc, gây ngạt thở, sảy
thai và ở trường hợp nặng có thể gây tử vong.[8]
Theo Đinh Xuân Tùng 2017 [13], sự chuyển đổi từ chăn nuôi quảng
canh truyền thống sang sản xuất chăn nuôi thâm canh đang tạo ra khối lượng
ngày càng nhiều chất thải động vật. Tới năm 2015, chăn nuôi lợn đã tạo ra tỷ
lệ phân cao nhất (30,3%), sau đó là gia cầm (27,4%), và bò (23,7%), trâu
(17,1%), và những loại khác như dê, ngựa (1,3%). Chăn nuôi lợn được tập
trung chủ yếu tại những vùng đồng bằng và dân cư đông đúc. Nó gây ra mức
độ ô nhiễm lớn nhất so với việc chăn nuôi các loài khác. Phân lợn cũng ở
dạng bùn nhão và không dễ thu gom.
Việt nam tạo ra khoảng 80 triệu tấn chất thải động vật mỗi năm (Bộ
7
NN&PTNT 2015). Khoảng 80% số phân được tạo ra bởi các cơ sở chăn nuôi
nông hộ nhỏ và số còn lại là từ những cơ sở trang trại chăn nuôi. Theo ước
tính có khoảng 36% tổng khối lượng phân động vật được thải trực tiếp vào
môi trường; với tỷ lệ từ 16% đối với chăn nuôi thâm canh tới 40% đối với
chăn nuôi nhỏ hộ gia đình. Từ khía cạnh về loài, cơ sở chăn nuôi lợn thải ra
môi trường tỷ lệ phân cao nhất (42,4%). Tỷ lệ lớn tiếp theo được thấy ở chăn
nuôi trâu (41,1%), bò (32,6%), và gia cầm (28,8%).
1.2.2. Ô nhiễm do chăn nuôi
• Ô nhiễm nước
Có bằng chứng cho rằng chất thải động vật và các chất hóa học được sử
dụng vào những hoạt động nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm
nước tại các khu vực nông thôn. Ô nhiễm các vùng nước thường xảy ra thông
qua nhiều con đường như xả thải trực tiếp chất thải rắn và nước thải chưa qua
xử lý một cách thích hợp, những chất gây ô nhiễm gián tiếp ngấm vào tầng
nước ngầm từ những hồ ao, tràn từ những nơi cất trữ/đổ chất thải rắn, phân
bón cho đất bị cuốn trôi, nước rỉ từ phân bón không được trải đều trên đất và
sự lắng đọng các chất gây ô nhiễm không khí trên bề mặt nước. Một khối
lượng lớn chất thải từ động vật bị xả thẳng vào môi trường. Các chất hữu cơ,
mầm bệnh và dư lượng hóa chất từ phân thải ra theo các dòng nước và đi vào
kênh rạch, sông ngòi tại địa phương; một phần ngấm sâu vào nước ngầm. Tùy
vào nồng độ chất gây ô nhiễm, chúng gây ô nhiễm cả nước mặt và nước ngầm
ở nhiều cấp độ khác nhau. (Đinh Xuân Tùng, 2007).
• Ô nhiễm đất
Một vài nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rằng chất thải động vật từ
các cơ sở chăn nuôi thải trực tiếp trên đất nông nghiệp mà không có một kế
hoạch quản lý dinh dưỡng thích hợp đã gây ra vấn đề quá tải phân cho đất,
dòng chảy có độc và mầm bệnh từ các chất ô nhiễm. Điều này mang đến rủi
8
ro cho môi trường nước gần cạnh đó và có thể ảnh hưởng tới nguồn nước sinh
hoạt (Burkholder và các cộng sự. 2007). Xả thải trực tiếp chất thải động vật
vào đất mà không qua xử lý trước làm ô nhiễm đất tiếp nhận. Quan sát cho
thấy rằng đất ở gần và tại những khu vực có mật độ cơ sở chăn nuôi lợn cao
đang bị ô nhiễm bởi chất thải chăn nuôi ở nhiều cấp độ. Tuy nhiên vẫn còn ít
nghiên cứu và dữ liệu về hiện tượng này. (Đinh Xuân Tùng, 2017).
• Ô nhiễm không khí
Sự phân hủy chất thải chăn nuôi tạo ra CO2 , NH3 , CH4 , H2S, vi
khuẩn, nội độc tố, các hợp chất hữu cơ bay hơi, các chất có mùi hôi và những
phân tử hạt mịn (Bunton và các cộng sự. 2007). Sản xuất chăn nuôi được cho
là một trong những nhân tố góp phần chính vào việc tạo ra khí nhà kính.
Ô nhiễm không khí còn bao gồm mùi hôi phát ra từ quá trình phân hủy
và mục rữa của các chất hữu cơ trong phân, nước tiểu động vật và thức ăn
thừa. Độ mạnh của mùi hôi phụ thuộc vào lượng phân được thải ra, điều kiện
thông gió, nhiệt độ và độ ẩm.
Dữ liệu và nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm hiện nay liên quan tới cơ
sở chăn nuôi tại Việt Nam hiện còn hạn chế. Các phương thức nuôi dưỡng
khác nhau dẫn đến thành phần phân khác nhau và sự biến đổi trong khối
lượng và chất lượng khí sản xuất ra trong hầm khí sinh học.
1.2.3. Tác động từ ô nhiễm do chăn nuôi
• Tác động lên sức khỏe con người (Đinh Xuân Tùng, 2017).
Chăn nuôi có ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua ô nhiễm
nguồn nước mặt, nước ngầm, đất và không khí. Phân động vật và nước thải từ
cơ sở chăn nuôi khác (bao gồm cả động vật đã chết) có chứa các loại virus, vi
khuẩn và ký sinh trùng mà có thể được truyền sang người và gây ra các bệnh
nghiêm trọng hoặc dịch bệnh. Chúng có thể sống sót trong môi trường nước
và đất trong vài ngày hoặc vài tháng. Bệnh theo đường nước như dịch tả đều
9
do ăn các loại thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm bởi chất thải của động vật.
Một trong những bệnh lây truyền trong không khí nghiêm trọng là cúm gia
cầm gây ra bởi virus cúm gia cầm A động lực cao (H5N1). Ngoài các bệnh do
virus, vi khuẩn và ký sinh trùng, chất thải động vật và nước thải từ cơ sở chăn
nuôi cũng có chứa dư lượng thức ăn chăn nuôi và hóa chất có thể gây nước ô
nhiễm nếu không được xử lý đúng cách.
Mặc dù có bằng chứng rõ ràng về những tác động tiêu cực của chất thải
chăn nuôi đối với sức khỏe công cộng, cho đến nay chưa có nghiên cứu toàn
diện nào được thực hiện trên các khía cạnh này. Do thiếu thông tin, hầu hết
mọi người vẫn chưa nhận thức được tất cả các rủi ro liên quan đến quản lý và
xử lý chất thải động vật không đúng cách.
• Tác động lên sức khỏe động vật (Đinh Xuân Tùng, 2017).
Quản lý chất thải động vật cũng rất quan trọng cho chính sức khỏe
động vật. Thực hành quản lý động vật thích hợp dẫn đến vệ sinh môi trường
tốt hơn, do đó cũng có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh động vật. Vệ
sinh kém có thể tạo ra một nguồn mà từ đó các bệnh truyền nhiễm có thể lây
lan. Có rất ít nghiên cứu về tác động của hoạt động quản lý chất thải chăn
nuôi tới sức khỏe động vật mặc dù từ quan điểm kỹ thuật thì làm vệ sinh và
điều kiện vệ sinh môi trường tốt góp phần giúp động vật có sức khỏe tốt và
tăng năng suất. Được biết Dự án Cạnh tranh Chăn nuôi và An toàn Thực
phẩm (LIFSAP) đã tiến hành lồng ghép các biện pháp quản lý, ví dụ như
trong đó có biện pháp quản lý chất thải tốt. Sau 5 năm thực hiện, Dự án đã
báo cáo về kết quả giảm tỷ lệ tử vong của lợn và gia cầm từ 15% xuống còn
11,8% và rút ngắn thời gian vỗ béo cho lợn từ 136 ngày xuống còn 118 ngày
và gia cầm từ 66 ngày xuống 58 ngày (LIFSAP 2015).
• Tác động kinh tế
Chi phí kinh tế và lợi ích của sản xuất chăn nuôi được gắn chặt với
10
cách thức mà trong đó các chất thải chăn nuôi được quản lý và xử lý. Chất
thải chăn nuôi là nguồn phân bón hữu cơ tốt có thể thay thế phân vô cơ nếu
được xử lý đúng cách và được sử dụng một cách thích hợp trên cây trồng. Tuy
nhiên, nếu chưa được quản lý đúng cách, chúng không chỉ gây ô nhiễm nguồn
nước, môi trường đất và không khí mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe công cộng. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp gây thiệt hại kinh tế cho
nông dân, người dân địa phương xung quanh đó và đối với toàn xã hội. Có rất
ít các phân tích chi phí-lợi ích của việc quản lý chất thải chăn nuôi ở cấp quốc
gia. Tại Việt Nam, sản xuất chăn nuôi tạo ra khoảng 80 triệu tấn phân và chất
thải mỗi năm, trong đó khoảng hai phần ba (51,2 triệu tấn) được xử lý và tái
chế làm phân bón cho nông dân địa phương. Điều này dường như đã không
chỉ tiết kiệm chi phí sản xuất đáng kể cho nông dân mà còn giúp duy trì độ
phì của đất và làm giảm thoái hóa đất. Tuy nhiên, tính đến năm 2015, hơn một
phần ba lượng chất thải phát sinh (khoảng 28,8 triệu tấn) đã được thải ra một
cách tự do, gây ra ô nhiễm môi trường ở nhiều mức độ khác nhau. Thực hành
chăn nuôi này không chỉ gây lãng phí nguồn tài nguyên phân bón tốt mà còn
gây thiệt hại cho xã hội vì tốn kém cho việc dọn sạch, phục hồi các hệ sinh
thái bị hư hại và môi trường ô nhiễm tại địa phương. Ta đều biết rằng một khi
một hệ sinh thái đã bị hư hại, đa dạng sinh học bị mất đi, môi trường bị ô
nhiễm và y tế công cộng bị ảnh hưởng thì vô cùng khó khăn và tốn kém để
khôi phục. [13]
1.3. Giải pháp kiểm soát ô nhiễm do chăn nuôi
1.3.1. Các chính sách và quy định về quản lý chất thải chăn nuôi
Năm 2005, Luật Bảo vệ Môi trường đã được thông qua, quy định rõ
ràng các trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đối với
việc bảo vệ môi trường. Cũng trong năm 2005, Cục Chăn nuôi đã được thành
lập trực thuộc Bộ NN&PTNT với trọng trách chính là giám sát việc sản xuất
11
chăn nuôi và các vấn đề về môi trường liên quan đến chăn nuôi trên toàn
quốc, trong đó có quản lý chất thải chăn nuôi. Một năm sau đó, chính phủ ban
hành một nghị định cung cấp hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật Bảo vệ
Môi trường. Theo những văn bản pháp lý này, các cơ sở chăn nuôi quy mô
lớn với trên 1.000 con gia súc hoặc 20.000 con gia cầm phải thực hiện một
Đánh giá Tác động Môi trường (EIA) trước khi thành lập để đảm bảo rằng họ
sẽ quản lý ô nhiễm môi trường một cách thích hợp. Đối với những cơ sở chăn
nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi hộ gia đình phải chuẩn bị một báo cáo Cam kết
Bảo vệ Môi trường, một mẫu đơn giản của báo cáo đánh giá tác động môi
trường. Báo cáo Cam kết Bảo vệ Môi trường này sẽ được đăng ký tại UBND
huyện hoặc UBND xã nếu được phân cấp. [5]
Tuy vậy, các tiêu chuẩn quốc gia về nước thải từ các cơ sở chăn nuôi đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, nhưng các tiêu chuẩn này quá
cao để các cơ sở chăn nuôi tuân thủ. Bởi vì tiêu chuẩn này được thiết kế dựa
trên các cơ sở sản xuất công nghiệp và chúng thậm chí còn nghiêm ngặt hơn
cả các tiêu chuẩn của các quốc gia công nghiệp hóa (như Thái Lan, Nhật Bản,
Hàn Quốc). Những tiêu chuẩn cao này có tác dụng ngược lại vì chúng làm
cho các cơ sở nản lòng trong việc áp dụng các hệ thống xử lý chất thải. Mặc
dù có các tiêu chuẩn quốc gia về nước thải, trên thực tế việc thực thi và tuân
thủ đối với các tiêu chuẩn này còn rất yếu.
Trong năm 2008, BỘ NN&PTNT đã ban hành quy trình thực hành
chăn nuôi tốt khuyến khích nhà sản xuất bất kể ở quy mô nào áp dụng những
thực hành tốt để ngăn chặn các rủi ro lây nhiễm bệnh tật, cải thiện an toàn và
chất lượng sản phẩm cũng như sức khỏe con người và môi trường. Cho tới
nay, đây là một quy trình áp dụng tự nguyện. [2]
1.3.2. Các công nghệ quản lý chất thải chăn nuôi
Các thực hành quản lý chất thải chăn nuôi hiện nay có sự đa dạng. Theo
12
khảo sát của Cục Chăn nuôi năm 2013 [4], trung bình chỉ có khoảng 6,3% các
trang trại được khảo sát không sử dụng bất cứ cách xử lý phân tươi nào trong
khi tỷ lệ đó là 37,3% đối với hộ chăn nuôi; 31,8% các trang trại chăn nuôi
được khảo sát có hầm khí sinh học trong khi chỉ có 4,1% hộ chăn nuôi nhỏ có
hầm khí sinh học; ¼ các trang trại chăn nuôi được khảo sát loại bỏ phân (chủ
yếu là phân lợn) bằng cách bán đi trong khi chỉ có 7,6% đối với hộ chăn nuôi
làm vậy. Một tỷ lệ nhỏ chăn nuôi trang trại và chăn nuôi hộ gia đình đã sử
dụng phân cho việc chăn nuôi cá.
• Khí sinh học [7]
Ngày nay khí sinh học là công nghệ phổ biến nhất ở các khu vực nông
thôn, giúp giảm thiểu các vấn đề môi trường do chất thải chăn nuôi và chuyển
đổi chất thải thành năng lượng để sử dụng. Trong thực tế, hầm khí sinh học đã
được sử dụng tại Việt Nam trong nhiều thập kỷ, nhưng trong mười năm qua,
công nghệ phát triển mạnh hơn nhờ vào chương trình hỗ trợ tài chính của
chính phủ cung cấp ưu đãi cho nhiều nông dân áp dụng công nghệ này.
Những lợi thế của công nghệ này bao gồm: (a) giúp giảm mùi khó chịu;
(b) chất thải từ hầm khí sinh học có thể được sử dụng cho ao nuôi cá và trồng
cây nông nghiệp; và (c) các loại khí sản xuất được có thể dùng để nấu ăn và
tạo ra điện.
Tuy nhiên, khí sinh học cũng có một số hạn chế, chẳng hạn như đòi hỏi
diện tích đất đai lớn và đầu tư ban đầu cao.
• Đệm lót sinh học để giảm bớt ô nhiễm môi trường
Đây là một công nghệ tiên tiến sử dụng vật liệu hữu cơ để hấp thụ chất thải
lỏng và dùng vi khuẩn để lên men phân nhằm giảm bớt mùi hôi và ô nhiễm.
Vật liệu thường được sử dụng làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn và gia
cầm bao gồm vỏ trấu, mùn cưa, xơ dừa, và vi khuẩn lên men. Ưu điểm của
công nghệ này là nông dân không phải làm sạch chuồng trại ngày. Điều này
13
giúp giảm sức lao động và chi phí. Theo khảo sát của DLP, trong năm 2013
có khoảng 752 trang trại chăn nuôi gia súc và 61.449 hộ chăn nuôi đã sử dụng
công nghệ này, chủ yếu trong chăn nuôi gà [4].
• Ủ phân compost.
Đây là công nghệ đơn giản nhất được thực hiện bằng cách trộn phân và
chất thải với thực vật cắt nhỏ. Do giàu chất dinh dưỡng, phân ủ compost được
sử dụng cho các khu vườn, cây cảnh, trồng hoa và nông nghiệp. Phân ủ
compost rất có lợi cho đất theo nhiều cách, bao gồm vai trò điều hòa và làm
màu mỡ cho đất. Trong hệ sinh thái, phân ủ compost hữu ích cho việc kiểm
soát xói mòn, cải tạo đất đai, và đóng vai trò như một lớp che phủ bãi đất. Ưu
điểm của công nghệ này là giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo ra phân
bón hữu cơ cho đất và cây trồng. Hầu hết các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ đều
sử dụng công nghệ ủ phân compost để tái chế chất thải và phụ phẩm nông
nghiệp tại các cơ sở chăn nuôi của họ nhằm sản xuất phân bón hữu cơ cho
mục đích riêng. Các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn sản xuất khối lượng lớn phân
bón có thể làm phân ủ compost nhưng họ không làm vậy vì thị trường phân ủ
compost chưa phát triển.
• Hệ thống Vườn - Ao - Chuồng.
Sự lồng ghép giữa vườn, ao, chuồng được gọi là hệ thống VAC tại Việt
Nam. Hệ thống chăn nuôi, trồng trọt này được các hộ gia đình quản lý. Trong
hệ thống này, nước ao được sử dụng để tưới cho vườn; bùn ao thường được
dọn đi hàng năm và sử dụng làm phân bón cho cây ăn quả; và phân vật nuôi
được sử dụng để bón cho cây trồng và cho cá ăn. Hệ thống này chỉ thích hợp
cho sản xuất chăn nuôi quy mô nhỏ với một lượng ít chất thải vật nuôi hàng
ngày.
Nhiều loại công nghệ có sẵn tại địa phương đang được người dân sử
dụng. Tuy nhiên, mức độ áp dụng và tỷ lệ áp dụng phụ thuộc vào khả năng tài
14
chính, lao động và kỹ năng của họ, quy mô cơ sở chăn nuôi, mức độ tập trung
của vật nuôi, và quan trọng nhất là năng lực thực thi quy định về môi trường
của chính quyền địa phương. [13], [10]
1.3.3. Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung
Cần quy hoạch lại, đưa chăn nuôi ra xa đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ
môi trường; khuyến khích chăn nuôi trang trại và vùng còn nhiều quỹ đất.
15
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
+ Tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi tại xã Ngọc Thanh, thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại một số khu vực chịu tác động
của hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Đề xuất giải pháp quản lí môi trường trong chăn nuôi phù hợp với thực
tế khu vực nghiên cứu.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Áp dụng để thu thập và nghiên cứu tài
liệu (sơ cấp, thứ cấp)
- Phương pháp phỏng vấn, điều tra: Áp dụng để thu thập số liệu, bao gồm:
+ Phỏng vấn trực tiếp đối tượng khảo sát
+ Quan sát trực tiếp trên đối tượng khảo sát.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến và sự hỗ trợ của chuyên gia
- Phương pháp toán thống kế: đo lường, phản ánh và diễn giải các kết quả
nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mẫu:
Các mẫu nghiên cứu được thu thập theo tiêu chuẩn TCVN 5992:1995 –
mẫu được lấy tại độ sâu 20 cm, theo phương pháp lấy mẫu hỗn hợp (lấy từ 3
– 5 điểm xung quanh ao sau đó trộn lại để được một mẫu đại diện) bằng dụng
cụ lấy mẫu nước mặt chuyên dụng.
Giá trị pH, DO được xác định bằng máy kiểm tra chất lượng nước đa chỉ
tiêu U-52 Hiroba trực tiếp tại vị trí lấy mẫu với độ chính xác ± 0,2 mg/l đối với
DO và ± 0,1 units đối với pH.
16