Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.47 KB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

NGUYỄN THU HẢI

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI VĨNH
PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH – KTNN

NGUYỄN THU HẢI

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ RAU AN TOÀN TẠI VĨNH
PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh học ứng dụng
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

ThS. VŨ THỊ THƢƠNG

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn hành tốt luận văn tốt nghiệp này ngoài những cố gắng nỗ lực
của bản thân, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm và giúp đỡ nhiệt tình
của các tập thể, cá nhân ở cả trong và ngoài trƣờng.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Vũ Thị Thƣơng – Giảng
viên khoa Sinh - KTNN, Trƣờng đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình hƣớng
dẫn em trong suốt thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giảng viên trong khoa
Sinh - KTNN, các thầy cô giáo trong tổ Ứng dụng công nghệ cao trong sinh
học đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã cổ vũ
khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội,ngày....tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thu Hải


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích yêu cầu .......................................................................................... 2
2.1. Mục đích ..................................................................................................... 2

2.2. Yêu cầu ....................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................ 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở VĨNH PHÚC........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Vĩnh Phúc .................... 4
1.1.1. Rau an toàn ............................................................................................. 4
1.1.1.1. Khái niệm rau an toàn ......................................................................... 4
1.1.1.2. Tiêu chuẩn rau an toàn ........................................................................ 5
1.1.2. Vai trò của sản xuất và tiêu thu rau an toàn........................................... 6
1.1.2.1. Vai trò của sản xuất rau an toàn.......................................................... 6
1.1.2.2.Vai trò của tiêu thụ rau an toàn. ........................................................... 7
1.1.3.Đặc điểm của sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn. ..................... 8
1.1.3.1. Đặc điểm về sản xuất rau. .................................................................... 8
1.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất rau an toàn ................................................... 10
1.1.3.2. Đặc điểm của tiêu thụ rau an toàn..................................................... 14


1.1.3.3. Đặc điểm về thị trường rau ................................................................ 15
1.1.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn .......... 15
1.1.4.1. Nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn ..................................... 15
1.1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn ...................................... 16
1.1.5. Sự cần thiết, nội dung của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ................ 19
1.1.5.1. Sự cần thiết của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn .............................. 19
1.1.5.2.Nội dung của vấn đề sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ....................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn................................ 26
1.2.1.Tình hình tiêu thụ và nhu cầu rau an toàn trên thế giới. ....................... 26
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Việt Nam. ....................... 28

1.2.2.1. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam. ...................................................... 28
1.2.2.2. Tiêu thụ rau an toàn ........................................................................... 29
1.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại một số
tỉnh ở Việt Nam ............................................................................................... 31
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG ...................................................... 33
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 33
2.1. Đối tƣợng và thời thời gian nghiên cứu ................................................... 33
2.1.1. Đối tượng .............................................................................................. 33
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 33
2.3.1. Thu thập thông tin ................................................................................. 33
2.3.2. Phương pháp xử lý thống kê ................................................................. 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ ................................................................................. 34
3.1. Đánh giá thuận lợi và khó khăn về điêu kiện tự nhiên, xã hội và định
hƣớng xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đối với sản xuất tiêu thụ rau an toàn tại
tỉnh. .................................................................................................................. 34


3.1.1. Thuận lợi ............................................................................................... 34
3.1.2. Khó khăn ............................................................................................... 42
3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc. .............. 44
3.2.1.Tình hình phát triển về diện tích, năng suất, sản lượng rau an toàn
ở tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................................................. 44
3.2.2. Tình hình tiêu thụ rau an toàn ở Vĩnh Phúc. ........................................ 50
3.3. Phƣơng hƣớng và một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và
tiêu thụ rau an toàn ở Vĩnh Phúc ..................................................................... 54
3.3.1. Phương hướng ....................................................................................... 54
3.3.1.1. Về sản xuất ......................................................................................... 54
3.3.1.2.Về tiêu thụ............................................................................................ 55

3.4.2.Một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an
toàn ở Vĩnh Phúc. ............................................................................................ 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 58
1. Kết luận ....................................................................................................... 58
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


DANH MỤC VIẾT TẮT

BVTV

Bảo vệ thực vật

ATTP

An toàn thực phẩm

DBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

RAT

Rau an toàn

DBSH

Đồng bằng sông hồng


HTX

Hợp tác xã

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông nghiệp

FAO

(Food and agriculture organization of the united nation)
Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực Liên Hợp Quốc

KTNN

Kĩ thuật nông nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

Ths

Thạc sĩ

WHO

Tổ chức y tế thế giới



DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Kênh phân phối rau tại Việt Nam ..................................................... 25
Bảng 3.1: Dân số, diện tích, mật độ và hành chính tỉnh Vĩnh Phúc ............... 35
Bảng 3.2: Diện tích đất nông nghiệp chia theo huyện, thị (2016) .................. 38
Bảng 3.3: Số hộ nông nghiệp 2011 và 2016 ................................................... 39
Bảng 3.4: Diện tích, năng xuất, sản lƣợng rau và rau an toàn tại tỉnh
Vĩnh Phúc (2016 – 2017) ................................................................ 46
Bảng 3.5. Một số địa bàn sản xuất rau an toàn chủ lực tại tỉnh Vĩnh Phúc .... 47
Bảng 3.6. Các mô hình sản rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc ............................ 49
Bảng 3.7. Các kênh tiêu thụ chủ yếu trong tỉnh .............................................. 51
Bảng3.8: Đối tƣợng mua rau an toàn chủ yếu ................................................ 53


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu đƣợc trong khẩu phần ăn hàng
ngày của con ngƣời. Rau là nguồn cung cấp chất dinh dƣỡng hết sức quan
trọng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.
Ở Việt Nam, nhu cầu về rau lại càng trở nên quan trọng, trong kho tàng
ca dao, tục ngữ dân gian ta đã có câu “Cơm không rau nhƣ đau không có
thuốc”, điều đó càng cho thấy vai trò của rau trong bữa cơm hàng ngày của
ngƣời Việt Nam. Do vậy, cây rau có một vai trò quan trọng và vị trí trong cơ
cấu cây trồng ở nƣớc ta, rau xanh trở thành sản phẩm nông nghiệp có giá trị
kinh tế cao và có thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn ở trong nƣớc và xuất khẩu.
Hàng năm, Chi cục BVTV lấy mẫu rau trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng để
phân tích các chỉ tiêu vệ sinh ATTP theo quy định. Đã tổ chức lấy rất nhiều
mẫu rau: ngoài đồng (rau ở giai đoạn thu hoạch); trên thị trƣờng lấy mẫu:
Điểm bán lẻ, chợ, siêu thị… Kết quả phân tích có 0,55% có dƣ lƣợng thuốc
bảo BVTV vƣợt mức cho phép; 2,58% có dƣ lƣợng N03- vƣợt mức cho
phép, 0,55% có hàm lƣợng vi sinh vật (Samonella, Ecoli, Colifom) gây bệnh

đƣờng ruột vƣợt mức cho phép; còn lại, tất cả các mẫu rau chỉ tiêu kim loại
nặng (Pb, Hg, As, Cd) dƣới mức cho phép. Trong số những mẫu rau không
đảm bảo chất lƣợng vệ sinh ATTP nhƣ trên chủ yếu là hàm lƣợng NO3- vƣợt
ngƣỡng do ngƣời dân bón quá nhiều phân đạm, bón muộn và không đảm bảo
thời gian cách ly [19].
Đó là nguyên nhân chính gây nên các vụ ngộ độc thực phẩm. Cũng là
nguyên nhân dẫn tới các bệnh hiểm nghèo nhƣ: ung thƣ...
Từ thực trạng về chất lƣợng rau và tầm quan trọng của rau an toàn đối với
đời sống của ngƣời dân. Cần đánh giá đúng thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau
an toàn hiện naytrên địa bàn tỉnh nhằm tìm ra những hạn chế, tạo cơ sở cho

1


việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu, thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn,
nâng cao chất lƣợng sản phẩm rau, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, tăng cao thu nhập
cho ngƣời lao động vùng sản xuất rau là cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi
chọn đề tài “Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích yêu cầu
2.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc.Từ đó, làm cơ sở để xây dựng một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
sản xuất rau an toàn, bảo vệ ngƣời tiêu dùng, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao
động vùng nghiên cứu.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đƣợc thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội và
định hƣớng xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc với sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại
tỉnh.
- Điều tra đƣợc thực trạng sản xuất rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc.
- Điều tra đƣợc thực trạng tiêu thụ rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc.

- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm góp phần phát triển sản xuất rau
an toàn tại điểm nghiên cứu.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả việc đánh giá những điều kiện thuận lợi và khó khăn của vùng
sản xuất rau an toàn tại tỉnh Vĩnh Phúc, sẽ là cơ sở cho những chỉ đạo sản
xuất của địa phƣơng theo hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cho việc phát triển rau an
toàn về sản xuất và tổ chức tiêu thụ.

2


- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, đáp
ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, bảo vệ cộng đồng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Điều tra xác định một số vùng rau an toàn chủ lực, các hình thức sản
xuất, các loại rau an toàn đang đƣợc triển khai tại tỉnh Vĩnh Phúc.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA SẢN XUẤT
VÀ TIÊU THỤ RAU AN TOÀN Ở VĨNH PHÚC
1.1. Cơ sở lý luận sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại Vĩnh Phúc
1.1.1. Rau an toàn

1.1.1.1. Khái niệm rau an toàn
Những sản phẩm rau tƣơi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá, hoa,
quả, hạt…) có chất lƣợng đúng nhƣ đặc tính giống của nó, hàm lƣợng các hóa
chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dƣới mức tiêu chuẩn cho
phép, bảo đảm an toàn cho ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng, thì đƣợc coi là rau
bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn" [12]. (theo WHO)
RAT là khái niệm đƣợc sử dụng để chỉ các loại rau đƣợc canh tác trên
diện tích đất có thành phần hóa – thổ nhƣỡng đƣợc kiểm soát (nhất là kiểm
soát hàm lƣợng kim loại nặng và các chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón,
từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt tồn tại trong đất), đƣợc
sản xuất theo những kỹ thuật nhất định nhờ vậy mà đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng và môi trƣờng [4].
Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, ngƣời ta vẫn sử dụng
phân bón nguồn gốc vô cơ và các chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều
lƣợng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ
thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dƣ lƣợng các
chất độc hại nhất định nhƣng không đến mức ảnh hƣởng tới sức khoẻ ngƣời
tiêu dùng.
Trong đời sống hàng ngày rau an toàn đƣợc gọi là rau an toàn để phân
biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau an toàn nên sử dụng để chỉ các

4


loại rau đƣợc sản xuất theo quy trình canh tác đặc biệt, nhƣ rau thuỷ canh,rau
“hữu cơ”… Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của
rau an toàn cao hơn rau thƣờng. Rau an toàn ở Việt Nam đƣợc nói tới chủ yếu
để phân biệt với rau đƣợc canh tác bằng kỹ thuật thông thƣờng, khó kiểm soát
trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở các nƣớc phát triển, với quy trình
công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử dụng phân bón và chất bảo vệ

thực vật kiểm soát đƣợc, vấn đề rau an toàn đƣợc kiểm soát.
1.1.1.2. Tiêu chuẩn rau an toàn
Vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau cần đƣợc quan
tâm vì rau là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, là nguồn
cung cấp vitamin, vi lƣợng, chất xơ… cho con ngƣời không thể thay thế. Việc
ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật
tồn dƣ trên rau, đặc biệt là rau ăn lá đã gây ảnh hƣởng không nhỏ trƣớc mắt
cũng nhƣ lâu dài tới sức khoẻ cộng đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn quy định, rau quả an toàn là loại rau củ đảm bảo các yêu cầu sau [2]:
+Về hình thái: Sản phẩm rau quả phải đƣợc thu hoạch đúng lúc, phù hợp
với yêu cầu của từng loại rau quả cụ thể nhƣ đúng độ già về kỹ thuật hay
thƣơng phẩm, không dập lát hƣ thối, không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao bì
gói thích hợp.
+Về nội chất: Dƣ lƣợng của các hoá chất bảo vệ thực vật và sản phẩm
phân huỷ bao gồm: thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ ốc, trừ cỏ dại, tuyến trùng;
hàm lƣợng đạm Nitorat (NO3-); hàm lƣợng kim loại nặng (Cu, Pb, Hg,
As,...). Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella...) và kí
sinh trùng đƣờng ruột (trứng giun đũa Ascaris).
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau củ phải đƣợc dƣới
mức cho phép theo tiêu chuẩn của tổ chức FAO/WHO hoặc của một số nƣớc
tiên tiến: Nga, Mỹ...

5


+ Đối với những loại rau quả dùng cho mục đích xuất khẩu phải tuân thủ
những qui định cụ thể về chất lƣợng, mẫu mã, yêu cầu về kiểm dịch thực vật
và các yêu cầu khác của từng nƣớc nhập khẩu.
Tóm lại theo quan điểm của hầu hết các nhà khoa học cho rằng “rau an
toàn” là rau không dập nát, hƣ hỏng, không có đất, bụi bám quanh, không

chứa các sản phẩm hoá học độc hại, hàm lƣợng Nitrat, kim loại nặng, dƣ
lƣợng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhƣ các vi sinh vật gây hại phải đƣợc hạn
chế theo các tiêu chuẩn an toàn, và đƣợc trồng trên các vùng đất không bị
nhiễm kim loại nặng, canh tác theo những quy trình kỹ thuật đƣợc gọi là quy
trình tổng hợp, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức độ
tối thiểu cho phép [4].
1.1.2. Vai trò của sản xuất và tiêu thu rau an toàn
1.1.2.1. Vai trò của sản xuất rau an toàn
- Đối với ngƣời tiêu dùng: Sản xuất rau an toàn cung cấp loại thực phẩm
không thể thiếu đƣợc cho tiêu dùng hằng ngày của con ngƣời. Chính rau tƣơi,
khô, ăn sống hay nấu chín là một trong những loại thực phẩm không thể thiếu
trong thực đơn dinh dƣỡng của con ngƣời bởi chúng hàm chứa rất nhiều thành
phần dinh dƣỡng quý giá nhƣ: vitamin, protein, khoáng chất quan trọng…
Bên cạnh đó rau củ quả còn là thực phẩm chính cung cấp chất xơ giúp con
ngƣời có thể dễ dàng tiêu hóa.Vitamin thiên nhiên và các khoáng vi lƣợng cân
thiết cho cơ thể, khi đƣợc bổ sung đầy đủ, thì các phản ứng sinh hóa trong cơ
thể diễn ra chọn vẹn, hỗ trợ hoạt động bình thƣờng của các tuyến nội tiết, bảo
vệ hệ thần kinh, từ đó cơ thể giảm bớt bệnh tật, chống lão hóa, chống bệnh
tim mạch, chống ung thƣ, bệnh về loãng xƣơng... cắt đứt vòng luẩn quẩn đói
nghèo, bệnh tật.
Phát triển sản xuất rau an toàn giảm thiểu các vụ ngộ độc thực phẩm, bảo
vệ sức khỏe cho ngƣời tiêu dùng và cả cho chính ngƣời sản xuất.

6


- Đối với ngƣời sản xuất: Sản xuất rau an toàn cho hiệu quả kinh tế cao
so với một số cây trồng khác, tạo nhiều việc làm cho ngƣời sản xuất, góp
phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của ngƣời sản xuất. Sản xuất và tiêu
thụ rau sạch đem tới cho ngƣời dân thu nhập cao (nếu đạt đực tiêu chuẩn rau

an toàn). Tạo cho nông dân thói quen tiếp cận với các tiến bộ kỹ thuật mới
tiên tiến trong sản xuất: công nghệ trồng rau trong nhà lƣới, vƣờn treo không
dùng đất, kỹ thuật trồng rau thuỷ canh... Khi đất nƣớc càng phát triển chất
lƣợng cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao, thu nhập ngày càng tăng thì ngƣời
ta càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân nên nhu cầu sử dụng rau an toàn
“sản phẩm sạch” an toàn cho sức khỏe cũng ngày càng cao thì việc tăng
cƣờng sản xuất rau an toàn là để đáp ứng mặt cầu của ngƣời tiêu dùng.
- Sản xuất rau an toàn cung cấp nguyên liệu chế biến sản phẩm, hàng hóa
cho xuất khẩu tạo khả năng thu nhập ngoại tệ quan trọng trong xuất khẩu
nông sản.
- Thực hiện quy hoạch phát triển rau an toàn làm thay đổi tỷ lệ trong cơ
cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trƣơng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc.
- Sản xuất rau an toàn theo đúng quy trình kĩ thuật không chỉ bảo vệ sức
khỏe ngƣời tiêu dùng ngƣời sản xuất mà còn có tác dụng bảo vệ thiên địch,
bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trƣờng làm cho đất, nƣớc, không khí
không bị ô nhiễm do dƣ thừa các hóa chất độc hại.
- Tóm lại sản xuất rau sạch có vai trò quan trọng trong nên kinh tế quốc
dân, nó cung cấp thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng, thức ăn cho chăn nuôi,
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu góp phần
tăng sản lƣợng nông nghiệp đảm bảo an ninh lƣơng thực thực phẩm.
1.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ rau an toàn
- Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của các
thành phần kinh tế. Đó là quá trình thực hiện giá trị sản phẩm, là giai đoạn

7


đƣa sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bƣớc vào lƣu thông và từ lƣu thông
tới ngƣời tiêu dùng. Tiêu thụ hết và kịp thời giá trị sản phẩm là một tín hiệu

tốt cho các cơ sở sản xuất điều chỉnh kế hoạch hợp lý cho quá trình sản xuất
tiếp theo, giúp cho cơ sở sử dụng hợp lý các yếu tố nguồn lực.
- Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất hàng hoá
tiêu thụ đóng vai trò quyết định. Sản phẩm mà sản xuất ra không tiêu thụ
đƣợc báo hiệu sự bế tắc không phát triển đƣợc của cơ sở sản xuất, nguy cơ
thua lỗ phá sản là không thể tránh khỏi. Mặc dù tiêu thụ là khâu cuối cùng của
quá trình sản xuất kinh doanh nó chỉ diễn ra sau quá trình sản xuất kết thúc
nhƣng lại là khâu đóng vai trò định hƣớng phát triển cho các cơ sở [7].
1.1.3. Đặc điểm của sản xuất và thị trường tiêu thụ rau an toàn
1.1.3.1. Đặc điểm về sản xuất rau
Sản phẩm rau các loại (ở dạng tƣơi hoặc đã qua chế biến) ngày càng giữ
một vị trí quan trọng trong tiêu dùng của đại bộ phận dân cƣ, nhu cầu về rau
có xu hƣớng tăng lên và thị trƣờng rau thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mới
cho các nhà sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sản phẩm rau có những điểm đặc
thù, đặt ra những đòi hỏi riêng trong sản xuất và chế biến [16]:
- Rau là sản phẩm lấy từ nhiều bộ phận khác nhau của cây trồng: lá,
thân, hoa, quả, rễ, v.v… Vì vậy, muốn trồng rau đạt đƣợc năng suất cao và
chất lƣợng tốt cần nắm đƣợc các đặc điểm của cây rau cũng nhƣ đặc điểm
phát triển của các bộ phận đƣợc sử dụng làm rau.
- Rau tƣơi là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, chất lƣợng dễ thay
đổi dƣới tác động của môi trƣờng bên ngoài (nếu thời tiết nóng kích thích
làm cho rau nhanh ủng hơn đặc biệt là các loại rau ăn lá nên chi phí bảo
quản rau là rất lớn).
- Rau là một tập hợp nhiều loài cây thuộc nhiều họ thực vật khác nhau.
Vì vậy, nhiều loài rau có thời gian sinh trƣởng ngắn bên cạnh một số là những

8


loài cây lâu năm. Nhiều loại rau thích hợp với chế độ trồng xen, trồng gối vụ.

Trên một đơn vị diện tích trong một năm có thể sản xuất đƣợc nhiều lần.
Năng suất rau thu đƣợc trên một đơn vị diện tích cao. Hình thái cây của các
loại rau khác nhau, có cây cao, có cây thấp, có cây phân nhiều nhánh, có cây
phân nhánh ít và có cả cây không phân nhánh… Yêu cầu của các loài rau đối
với các yếu tố khí hậu cũng nhu các điều kiện ngoại cảnh cũng rất khác nhau,
cố loại thích ánh sáng nhiều, có loại ƣa bóng râm, có loại thích nhiệt độ cao,
có loại thích nhiệt độ thấp. Yêu cầu của các loại rau đối với các chất dinh
dƣỡng cũng rất khác nhau
- Các loại rau có yêu cầu đối với các điều kiện khí hậu rất nghiêm khắc.
Rau là loại cây trồng có phản ứng rất nhạy đối với các yếu tố khí tƣợng, nhất là
nhiệt độ, ẩm độ. Một số loài rau có phản ứng mạnh với điều kiện ánh sáng. Vì
vậy, việc bố trí, sắp xếp thời vụ, thời gian gieo trồng có ý nghĩa rất lớn. Thời vụ
có ảnh hƣởng rõ rệt đến năng suất và phẩm chất của rau. Cùng với sự phát triển
của khoa học và công nghệ, nghề làm vƣờn trồng rau ngày càng có điều kiện
chủ động hơn trong việc điều tiết các yếu tố khí tƣợng tác động lên cây rau để
tạo ra những vụ rau trái vụ, những năng suất rau rất cao, những phẩm chất rau
đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.
- Nghề trồng rau muốn đảm bảo chủ động trong điều kiện thời tiết có
nhiều thay đổi, cần có những công cụ, công trình đặc biệt nhƣ vƣờn ƣơm, mái
che, dây buộc, giây dầu, giấy nilông, cây que làm dàn, nhà lƣới, nhà kính,…
Vì vậy, cần bỏ vốn đầu tƣ ban đầu xây dựng vật chất kỹ thuật lớn.
- Yêu cầu kỹ thuật cao, tỷ mỷ, cẩn thận. Rau đòi hỏi một quá trình trồng
cây và chăm sóc tập trung, khâu nọ nối tiếp khâu kia. Vì vậy, đòi hỏi ngƣời
trồng rau tiến hành các khâu kỹ thuật liên tục, với sự chăm sóc chu đáo, tỷ
mỹ, cẩn thận. Mặt khác, muốn có năng suất rau cao, chất lƣợng rau tốt cần
đầu tƣ nhiều vốn và nhiều công lao động.

9



- So với các loài cây trồng khác nhƣ cây lƣơng thực, cây công nghiệp,…
rau là những loài cây bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Các loài rau phần lớn là
những loài cây trồng cạn. Trong cây rau có chứa nhiều chất dinh dƣỡng, hàm
lƣợng nƣớc cao, thân lá thƣờng non mềm là nguồn thức ăn ƣa thích của nhiều
loài sâu bệnh.
- Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của rau, nhất là quá trình hình thành
và phát triển khẩn trƣơng của các bộ phận đƣợc sử dụng làm thực phẩm là
những yếu tố rất thích hợp cho phát sinh và gây hại của nhiều loài sâu bệnh.
Các ruộng rau với hệ sinh thái nông nghiệp đặc thù cũng tạo nên những điều
kiện thuận lợi cho quá trình tích luỹ và gây hại của nhiều loài sâu bệnh.
- Đảm bảo thời gian thu hoạch: Không nên thu hoạch ngay sau khi bón
phân, hoặc ít nhất là khi mới phun thuốc trừ sâu. Mỗi loại thuốc đều có thời
gian phân hủy an toàn khác nhau, cho nên thời gian thu hoạch cũng khác
nhau. Tuyệt đối không đƣợc thu hoạch rau ngay sau khi phun thuốc trừ sâu.
Phải đảm bảo đủ thời gian phân hủy sau khi phun thuốc, tƣới mới đƣợc thu
hoạch và mang bán.
- Sơ chế và kiểm tra chất lƣợng: sau khi thu hoạch rau đƣợc phân loại và
làm sạch bằng nƣớc sạch. Sau đó đƣợc vận chuyển tới địa điểm tiêu thụ hoặc
bảo quản trong điều kiện khác nhau với từng loại rau. Rau an toàn có thể sử
dụng ngay không cần phải ngâm nƣớc muối hay các chất làm sạch. [16]
1.1.3.2. Đặc điểm của sản xuất rau an toàn
Riêng đối với sản xuất rau an toàn thì cần có các yêu cầu khắt khe và cụ
thể hơn.
 Theo Quyết định số 04/2007/QD-BNN. Quy định về quản lý sản
xuất và chứng nhận rau an toàn [11]. Có một số yêu cầu cơ bản để sản xuất
rau quả an toàn:

10



- Về đất trồng: Có quy hoạch vùng sản xuất xa khu công nghiệp, khu dân
cƣ tập trung, bệnh viện, nghĩa trang để không bị ảnh hƣởng các chất thải,
không nhiễm các hóa chất độc hại cho con ngƣời và môi trƣờng.
- Về nƣớc tƣới: Có nguồn nƣớc tƣới không bị ô nhiễm các chất độc hại,
chỉ dùng các nƣớc giếng khoan đã qua xử lý, nƣớc từ các sông hồ không bị ô
nhiễm; tuyệt đối không sử dụng trực tiếp nƣớc thải từ khu công nghiệp, bệnh
viện, khu dân cƣ, nƣớc ao tù đọng, nƣớc gần nghĩa trang để tƣới rau.
- Về phân bón: Phải có quy trình bón phân cụ thể cho từng loại rau, chỉ
dùng phân xanh, phân chuồng dã ủ hoai mục, sử dụng hợp lý về số lƣợng các
loại phân hữu cơ, vô cơ, tăng cƣờng sử dụng phân hữu cơ vi sinh và phân vi
sinh để thay thế phân vô cơ; không sử dụng phân hữu cơ (phân bắc, phân
chuồng, phân rác…) còn tƣơi, không sử dụng phân đạm hóa học quá mức,
hạn chế sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trƣởng cây trồng; đặc
biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón phân trƣớc thu hoạch 15 - 20 ngày.
- Về phòng trừ dịch hại:
Áp dụng kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau; khuyến
khích phát triển sản xuất rau theo hƣớng thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
Khuyến khích xây dựng nhà lƣới, nhà màng cách ly côn trùng phù hợp
với nhu cầu sinh trƣởng của mỗi loại rau và điều kiện sinh thái của từng vụ,
từng vùng, đặc biệt đối với các loại rau có giá trị kinh tế cao, rau trồng trái vụ.
Thƣờng xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm đối tƣợng sâu bệnh
hại để phòng trừ kịp thời.
Áp dụng biện pháp phòng trừ thủ công, đặc biệt là biện pháp bắt sâu, bắt
bƣớm và diệt ổ trứng sâu vào thời điểm thích hợp, tiêu hủy các cây, bộ phận
của cây bị bệnh.
Sử dụng thuốc trừ sâu bệnh nguồn gốc sinh học, biện pháp phòng trừ
sinh học, nhất là các loại rau ngắn ngày. Bảo vệ, nhân nuôi và phát triển thiên
địch trong các vùng trồng rau.

11



Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh cho
rau. Trƣờng hợp cần thiết phải sử dụng thuồc hóa học tuân thủ nguyên tắt 4
đúng: Đúng chủng loại: chỉ sử dụng các loại thuốc thuộc Danh mục BVTV
đƣợc phép sử dụng trên rau ở Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và PTNT ban
hành. Đúng liều lƣợng: sử dụng đúng nồng độ và liều lƣợng hƣớng dẫn trên
bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trƣởng của cây trồng. Đúng
cách: áp dụng biện pháp phun xịt, tung vãi hoặc bón vào đất theo đúng hƣớng
dẫn của từng loại thuốc để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho ngƣời và môi
trƣờng. Đúng thời gian: sử dụng thuốc đúng thời điểm theo hƣớng dẫn để phát
huy hiệu lực của thuốc và tuân thủ thời gian cách ly đƣợc quy định cho từng
loại thuốc, từng loại rau.
- Về sử dụng thuốc hóa học: Chỉ sử dụng thuốc có trong danh mục cho
phép sử dụng trên rau khi cần thiết, chú trọng việc sử dụng các loại thuốc có
nguồn gốc sinh học, thảo mộc, có độ độc thấp, nhanh phân hủy, ít ảnh hƣởng
đến sinh vật có ích trên đồng ruộng. Bảo đảm thời gian cách ly trƣớc thu
hoạch đúng theo chỉ dẫn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không đƣợc dùng các
loại thuốc cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam, không đƣợc ủ rau tƣơi bằng
các hóa chất bảo vệ thực vật. Thƣờng xuyên kiểm tra việc sử dụng thuốc hóa
học bảo vệ thực vật trong quy trình sản xuất và dƣ lƣợng hóa chất có trong
rau. Các tiêu chí phân tích dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật phải tiến hành tại
các phòng thí nghiệm đạt chuẩn.
- Về thu hoạch, sơ chế và đóng gói: Phải thu hoạch đúng thời gian theo
quy trình của từng loại rau. Không để sản phẩm rau sau khi thu hoạch tiếp xúc
trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm. Các dụng cụ, thùng chứa, bao bì
đóng gói sản phẩm rau phải đƣợc làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm
lên sản phẩm. Cần xây dựng nhà xƣởng và công trình phục vụ cho việc gieo
trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản. Sử dụng nƣớc sạch, đảm bảo tiêu chuẩn để


12


rửa và sơ chế rau. Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nƣớc
nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nƣớc.
- Về bảo quản và vận chuyển rau tƣơi: Chỉ sử dụng các loại hóa chất, chế
phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch. Không bảo
quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô
nhiễm sản phẩm. Phƣơng tiện vận chuyển đƣợc làm sạch trƣớc khi xếp thùng
chứa sản phẩm. Thƣờng xuyên khử trùng kho và phƣơng tiện vận chuyển.
- Kỹ thuật canh tác RAT
Luân canh: Khuyến khích bố trí công thức luân canh hợp lý giữa các loài
rau, giữa rau với cây trồng. Xen canh: Việc trồng xen giữa rau với cây trồng
khác không tạo điều kiện để sâu bệnh phát triển.
Vệ sinh đồng ruộng: Khu vực trồng RAT cần đƣợc thƣờng xuyên vệ sinh
đồng ruộng để đƣợc hạn chế nguồn sâu bệnh hại và ô nhiễm khác. Đối với rau
trồng theo công nghệ cao cũng phải thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc
và đảm bảo thời gian cách ly hợp lý giữa các trà, vụ gieo trồng.
Chọn giống rau: không đƣợc sử dụng các loại rau biến đổi gen (GMO)
khi chƣa có giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Bón phân: Sử dụng đúng chủng loại, liều lƣợng, thời gian bón và cách
bón theo quy trình trồng trọt RAT cho từng loại rau; riêng phân đạm phải bảo
đảm thời gian cách ly trƣớc khi thu hoạch ít nhất 10 ngày và ít nhất 7 ngày đối
với phân bón lá.
- Nhân lực Tổ chức sản xuất RAT phải có cán bộ kỹ thuật chuyên ngành
hoặc hợp đồng thuê cán bộ chuyên ngành về trồng trọt hoặc BVTV từ trung
cấp trở lên để hƣớng dẫn kỹ thuật RAT. Ngƣời sản xuất RAT phải qua lớp
huấn luyện kỹ thuật sản xuất RAT.
Ngoài ra còn có nhóm cung ứng yếu tố đầu vào khác nhƣ: vốn, đất đai,
cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách bảo hộ của chính phủ… cũng nhƣ việc kết


13


hợp chặt chẽ những yếu tố một cách linh hoạt tạo mọi điều kiện cho việc quay
vòng phát triển sản xuất rau.
Tóm lại để sản phẩm rau an toàn có thể đến tay ngƣời tiêu dùng thì việc
sản xuất và kinh doanh rau phải đƣợc hình thành trên cơ sở đồng bộ, khép
kín. Từ kỹ thuật gieo trồng, trình độ thâm canh cao, công tác phòng trừ sâu
bệnh, tạo nguồn cung tập trung, đến quy trình xử lý hợp lý sau thu hoạch, hệ
thống bảo quản và vận tải thích hợp.
1.1.3.2. Đặc điểm của tiêu thụ rau an toàn
Rau đƣợc tiêu thụ hàng ngày với khối lƣợng lớn. Rau đƣa vào tiêu thụ
phải đảm bảo các yếu tố tƣơi, non, ngon, hình thức mẫu mã đẹp, an toàn thực
phẩm...
Địa bàn cung ứng rau rộng chủng loại rau nhiều, mùa vụ ngắn dễ thay
đổi chủng loại, nên bên cung dễ thâm nhập thị trƣờng, nhƣng lại khó dự đoán
nhu cầu. Vì vậy sử dụng thông tin thị trƣờng sẽ làm tăng hiệu quả rõ rệt.
Sản phẩm sau khi thu hoạch có 85 - 99% sản lƣợng trở thành hàng hóa
trao đổi trên thị trƣờng. Do đó, sự thay đổi về sản xuất cũng kéo the sự thay
đổi của công tác thu mua, vận chuyển và lƣu thông phân phối.
Rau tƣơi chứa hàm lƣợng nƣớc lớn nên chúng rất cồng kềnh rễ bị dập
nát, dễ bị héo, tỷ lệ hao hụt về khối lƣợng và chất lựơng cao, khó vận chuyển
và bảo quản.
Sau khi thu hoạch, phần lớn rau đƣợc tiêu thụ dƣới dạng rau tƣơi. Một số
phần rau đƣợc bảo quản theo phƣơng pháp làm lạnh hay đông lạnh tùy theo
chủng loại và mục đích sử dụng. Nhƣng chi phí cho bảo quản rau thƣờng lớn,
tỷ lệ hƣ hỏng trong quá trình bảo quản cao. Bởi vậy tiêu thụ rau thị trƣờng
chủ yếu vẫn là rau tƣơi.
Rau là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, trong số 700 triệu

tấn rau sản xuất hằng năm trên thế giới, gần 20% tổng số rau sau chế biến

14


công nghiệp ở dạng đồ hộp, sấy khô, nƣớc uống. Sản phẩm rau sau chế biến
phong phú, dễ bảo quản, vận chuyển, tiện sử dụng hiệu quả kinh tế cao [15].
1.1.3.3. Đặc điểm về thị trường rau
- Cung trên thị trƣờng rau có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả trong
ngắn hạn, khi giá thị trƣờng tăng hay giảm thì lƣợng cung cũng ít thay đổi do
đặc điểm của quá trình sản xuất rau: Rau là đối tƣợng có yêu cầu phù hợp cao
về đất đai, thổ nhƣỡng, khí hậu…
- Cầu về rau có những đặc điểm chung nhƣ cầu mọi hàng hoá là chịu sự
tác động của rất nhiều yếu tố nhƣ: dân số, thu nhập ngƣời tiêu dùng, giá cả,
phong tục, tập quán, thị hiếu… ngoài ra còn có một số đặc điểm cơ bản khác:
+ Chịu ảnh hƣởng lớn bởi thói quen tiêu dùng, việc tiêu dùng phụ thuộc
rất lớn vào khẩu vị của mỗi ngƣời, đặc điểm này rất quan trọng trong việc
nghiên cứu, xác định nhu cầu khác nhau ở mỗi khu vực.
+ Chất lƣợng và vệ sinh dịch tễ có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ
bởi mặt hàng rau có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ dinh dƣỡng của
ngƣời tiêu dùng.
+ Có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau nào tăng lên thì
ngƣời tiêu dùng sẵn sàng chuyển sang mua mặt hàng rau khác.
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
1.1.4.1. Nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất rau an toàn
- Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu: Sản phẩm rau rất đa dạng,
mỗi loại lại có một quy trình gieo trồng cũng nhƣ cách bảo quản khác nhau.
- Tính mùa vụ: Đây là đặc điểm quan trọng của sản phẩm nông nghiệp
nói chung, và của sản phẩm rau nói riêng. Trƣớc đây để có đƣợc sản phẩm
cung cấp cho miền Nam thì miền Bắc lại phải tiến hành sản xuất sớm hơn vào

mùa xuân và muộn hơn vào mùa thu so với mùa vụ của miền Nam nƣớc
ta.Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây nhờ có những cải tiến trong phƣơng pháp

15


sản xuất cũng nhƣ đa dạng các loại rau mà ngƣời nông dân lại có điều kiện
mở rộng mùa vụ sản xuất của mình.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Đây là điều kiện tiên quyết để mở rộng sản
xuất cũng nhƣ tăng năng suất và giữ cho mức giá tƣơng đối ổn định. Công
nghệ có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ quá trình sản xuất trở nên dễ dàng
hơn bằng việc rút ngắn thời gian, bảo quản chất lƣợng sản phẩm trong suốt
quá trình, cắt giảm chi phí vận chuyển. Đặc biệt là công nghệ kéo dài vòng
đời của sản phẩm, giữ cho sản phẩm đƣợc tƣơi nguyên, giữ nguyên chất
lƣợng trong suốt quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng cách hạ thấp tần
suất hô hấp của sản phẩm, kiểm soát và điều chỉnh độ oxy, cacbondioxit, nitơ
trồng rau.
Ngoài ra còn có nhóm cung ứng yếu tố đầu vào khác nhƣ nhân lực, vốn,
đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách bảo hộ của chính phủ… cũng nhƣ
việc kết hợp chặt chẽ những yếu tố một cách linh hoạt tạo mọi điều kiện cho
việc quay vòng phát triển sản xuất rau.
1.1.4.2. Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ rau an toàn
* Nhóm nhân tố thị trƣờng: có ảnh hƣởng rất lớn, chi phối quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể xem xét 3 yếu tố sau:
- Nhu cầu thị trƣờng: Chính là sự thay đổi thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Nhu cầu này của ngƣời tiêu dùng có liên quan đến thu nhập, quá trình đô thị
hoá, thông tin và giáo dục. Những thông tin và giáo dục về vấn đề sức khoẻ
đã ảnh hƣởng tới ƣu tiên trong tiêu dùng đối với rau an toàn của ngƣời dân.
Rất nhiều chiến dịch khác nhau đã cung cấp cho ngƣời tiêu dùng những thông
tin về lợi ích đối với sức khoẻ từ việc ăn rau an toàn. Các nghiên cứu khoa

học, các chiến dịch thông tin cộng đồng đều khẳng định vai trò của rau,
khuyến khích tiêu thụ các sản phẩm rau an toàn.

16


Một thay đổi nữa trong xu hƣớng tiêu dùng đó là xu hƣớng gia tăng nhu
cầu với các sản phẩm trái vụ. Ngƣời tiêu dùng có thu nhập cao sẵn sàng trả
mức giá cao hơn cho các sản phẩm rau an toàn trái vụ.
Xu hƣớng tăng cƣờng chế độ ăn kiêng của ngƣời dân cũng khuyến khích
ăn nhiều rau an toàn vì rất có lợi cho sức khoẻ.
- Cung sản phẩm rau an toàn: có tính đa dạng cả về chủng loại, số lƣợng,
chất lƣợng, vệ sinh an toàn và về đối tƣợng tiêu dùng. Vì vậy tính không hoàn
hảo của thị trƣờng rau thể hiện đặc trƣng của sản phẩm nông nghiệp.Khi số
lƣợng cung của một sản phẩm tăng lên sẽ làm cho cầu sản phẩm đó giảm
xuống và ngƣợc lại. Để tổ chức tốt tiêu thụ sản phẩm rau an toàn, các nhà sản
xuất kinh doanh phải hiểu rõ đƣợc các đối thủ cạnh tranh của mình về số
lƣợng, chất lƣợng và về đối tƣợng khách hàng.
- Giá cả là yếu tố quan trọng, là thƣớc đo sự điều hoà cung cầu trong nền
kinh tế thị trƣờng. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn
hơn cung và ngƣợc lại. Tuy nhiên khi xem xét yếu tố giá cả cần chú ý đến:
+ Chất lƣợng rau an toàn: rau đã đƣợc qua kiểm nghiệm hay chƣa? Vì
điều đó có lợi cho cả ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Đối với ngƣời sản
xuất chất lƣợng rau tốt tạo đƣợc lòng tin đối với ngƣời tiêu dùng, nếu là rau an
toàn thực sự thì ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả mức giá cao hơn gấp 1,5 - 2 lần so
với rau thƣờng, mặt khác còn tạo đƣợc lòng tin đối với khách hàng cả trong
hiện tại và tƣơng lai đặc biệt là làm tăng lợi nhuận. Đối với ngƣời tiêu dùng tạo
cho họ một sự an tâm khi sử dụng sản phẩm,và đảm bảo có sức khoẻ tốt.
+ Loại sản phẩm thay thế rau an toàn: Khi giá cả rau an toàn tăng lên
làm nhu cầu sản phẩm thay thế có thể tăng lên nhƣ hoa tƣơi, rau thƣờng.

+ Loại sản phẩm bổ sung: là những sản phẩm mà khi sử dụng một loại
sản phẩm nay phải sử dụng kèm theo loại sản phẩm khác nhƣ: trái cây…

17


×