Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại Yaskah Moshav Hatseva Israel (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.69 KB, 38 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGUYỆT NHUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

“TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI YASKAH,
MOSHAV HATSEVA, ISRAEL”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K45 - KTNN - N02

Khoa

: Kinh tế và Phát triển Nông thôn

Khóa

: 2013 - 2017



Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN NGUYỆT NHUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:

“TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI TRANG TRẠI YASKAH,
MOSHAV HATSEVA, ISRAEL”

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K45 - KTNN - N02

Khoa


: Kinh tế và Phát triển Nông thôn

Khóa

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn

: TS. Bùi Đình Hòa

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Mr. Oren Bar Lavan

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập đến nay đề tài “Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và
hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại Yaskah, moshav Hatseva,
Israel” đã được hoàn thành. Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng của
bản thân, em còn nhận được nhiều sự hợp tác và giúp đỡ từ các thầy cô giáo,
các ban ngành, gia đình và bạn bè. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới TS. Bùi Đình Hòa, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tận tình và
đầy trách nhiệm để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em trân trọng cảm ơn đến Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & PTNT, các thầy cô tại trung tâm Đào
tạo và phát triển Quốc tế đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình
thực tập tốt nghiệp.
Em cũng chân thành cảm ơn trung tâm The Arava International Center

for Agriculture Training (AICAT), thầy giáo Mr. Oren Bar Lavan các cùng
các công nhân trong trang trại đã hợp tác và tạo điều kiện cho em trong quá
trình tiếp cận thực tế.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã nhiệt tình
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa thực tập tốt nghiệp.
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 12 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Nguyệt Nhung


ii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Phân loại giống chà là Medjool theo kích thước. ............................. 9
Bảng 2.2: Phân loại giống chà là Medjool theo chất lượng ............................ 10
Bảng 2.3: Giá thành của 1kg chà là Medjool năm 2016 ................................. 10


iii

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

GIẢI NGHĨA

G

: Gram


KG

: Kilogram


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ................................................ 1
1.2. Yêu cầu ................................................................................................... 2
1.2.1. Về chuyên môn ............................................................................ 2
1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm .................................................. 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ....................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập ........................................................................ 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện................................................................. 3
1.4. Nhiệm vụ của sinh viên thực tập tại cơ sở thực tập. ............................... 4
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập ............................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN .................................................................................. 5
2.1. Về cơ sở lý luận ...................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại ..................................................... 5
2.1.2. Khái niệm về cây chà là .............................................................. 6
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây chà là ................................................. 7
2.1.4. Đặc điểm của các giống chà là...................................................... 8
2.1.5. Nước thải sinh hoạt .................................................................... 12

2.1.6. Nước thải sinh hoạt được tái chế sử dụng trong nông nghiệp ...... 12
2.1.7. Quy trình tái chế nước thải sinh hoạt .......................................... 12
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13
2.2.1. Tình hình sản xuất chà là trên thế giới ........................................ 13


v

2.2.2. Tình hình sản xuất chà là tại Israel.............................................. 14
2.2.3. Tình hình sử dụng nước thải đã qua tái chế trong nông nghiệp
tại Israel .......................................................................................... 15
Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP................................................................... 17
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập................................................................... 17
3.1.1. Vị trí địa lý trang trại chà là Yaskah ........................................... 17
3.1.2. Địa hình trang trại Yashka.......................................................... 17
3.1.3. Khí hậu trang trại Yashka........................................................... 17
3.1.4. Quy mô trang trại ....................................................................... 18
3.1.5. Nguồn nước sử dụng tưới tiêu trong trang trại ............................. 18
3.1.6. Những thuận lợi khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ......... 18
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 19
3.2.1. Nội dung và những hoạt động thực tập tại trang trại Yaskah ........ 19
3.2.2. Tóm tắt kết quả hoạt động thực tập ............................................. 20
3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .......................................... 26
3.2.4. Đề xuất giải pháp trồng và chăm sóc cây chà là tại trang trại ....... 28
Phần 4. KẾT LUẬN ...................................................................................... 29
4.1. Kết luận ................................................................................................. 29
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 31



1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển kinh tế trang trại
đang là một mối quan tâm lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả ở nước ngoài.
Israel có diện tích rất nhỏ, trên 20.000 km2, tức là chỉ lớn hơn tỉnh Nghệ An
của Việt Nam chút ít. Tuy nhiên Israel lại được mệnh danh là “thung lũng
Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước. Chỉ với
2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3 tỷ
USD nông sản, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới. Ít ai
biết rằng, những sản phẩm rau quả từ Arava - một trong những nơi khô cằn
nhất thế giới - lại chiếm tới trên 60% tổng sản lượng xuất khẩu rau của Israel
và 10% tổng sản lượng hoa xuất khẩu.
Arava là vùng đất tận cùng nằm ở phía Nam của Israel, hệ thống nước
không thể kết nối với hệ thống nước trung tâm trên miền Bắc. Diện tích nông
nghiệp của vùng nổi tiếng với diện tích cây chà là lên tới 702 ha (năm 2017).
Khí hậu sa mạc nắng nóng, nhiệt độ cao và khô của vùng Arava góp phần tạo
điều kiện cho sự phát triển lý tưởng của cây chà là. Người nông dân sử dụng
tất cả các bộ phận của chà là - thân cây được sử dụng để sản xuất sợi và dây
thừng, cành cọ phục vụ như một vỏ bọc cho các gian hàng và lá được sử dụng
cho lễ nghi tôn giáo. Đặc biệt, quả chà là có giá trị dinh dưỡng rất cao, lượng
đường được hấp thụ vào dòng máu nhanh chóng và do đó chúng khiến con
người bớt mệt mỏi. Một lợi thế nổi tiếng của trái cây này là ăn một vài quả sẽ
kích thích cơ thể và ngăn chặn sự thèm ăn trong một thời gian dài. Chà là là
mọt trong những nguồn thực phẩm có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho nông dân trong vùng.



2

Kinh tế trang trại của moshav Hatseva nói chung và trang trại Yaskah
nói riêng đã được hình thành và phát triển từ lâu, ngày càng được chú trọng
phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh đó vấn
đề quy hoạch trang trại còn giàn trải, chưa đồng bộ, việc phát triển kinh tế
trang trại chăn nuôi cũng gặp những không ít khó khăn: chủ trang trại còn
thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu
vốn, lao động trang trại chưa qua đào tạo, thị trường các yếu tố đầu vào và
đầu ra còn bấp bênh, thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro....
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh Tế & PTNT, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Bùi Đình Hòa, em đã tiến hành thực hiện đề
tài: “Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại
Yaskah, moshav Hatseva, Israel”.
1.2. Yêu cầu
1.2.1. Về chuyên môn
- Tìm hiểu được hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại.
- Đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất của trang trại
- Phân tích được những khó khăn và thuận lợi trong việc tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuất trang trại.
1.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân, ý thức nghề nghiệp.
- Tạo cho bản thân tác phong làm việc công nghiệp, hợp tác, thân thiện
trong môi trường quốc tế.
- Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc
- Sẵn sàng hỗ trợ công nhân trong trang trại để hoàn thành tốt các công
việc, tự khẳng định bản thân.



3

1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu công tác tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại.
- Tham gia trực tiếp vào quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch chà là.
- Tìm hiểu về nguồn nước sử dụng trong tưới tiêu tại trang trại.
- Theo dõi và ghi chép về quá trình thực tập.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu thực tế: Khảo sát thực tế, thu thập thông tin
những vấn đề liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu,
giáo trình, báo viết và các nguồn thông tin có chọn lọc trên Internet có liên
quan tới cây chà là.
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lí công việc của các công nhân.
- Phương pháp chọn mẫu: Tiến hành nghiên cứu trong hai vườn chà là,
mỗi vườn ngẫu nhiên chọn một hộp 5kg chà là. Tổng mẫu nghiên cứu là 10kg.
- Phương pháp thống kê: Phân loại quả chà là theo tiêu chuẩn, tiến hành
cân từng quả chà là và ghi số liệu.
- Phương pháp so sánh, tổng hợp: Từ những thông tin thu thập được, ta
tiến hành tổng hợp chúng lại, sau đó đem so sánh và phân tích, từ đó đưa ra
nhận xét đánh giá rút ra kết luận
- Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu thu thập được phân tích và xử
lý bằng phần mềm Excel 2010.
- Phương pháp thảo luận: Tổ chức trao đổi, thảo luận các vấn đề trong
thực tập bao gồm giảng viên hướng dẫn và sinh viên nhằm giúp cho sinh viên
hình thành, nắm bắt được các nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình thực

tập; từ đó rút ra được các kết luận theo yêu cầu của quá trình thực tập.


4

1.4. Nhiệm vụ của sinh viên thực tập tại cơ sở thực tập.
- Tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá
trình trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm.
- Tuân thủ đúng quy định của trang trại, đi làm đúng giờ, không tự ý làm
trái quy định mà chưa tham khảo ý kiến chủ trang trại.
1.5. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: 04/08/2016 đến 26/06/2017.
- Địa điểm: Trang trại Yaskah, moshav Hatseva, Israel.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm về kinh tế trang trại
2.1.1.1. Khái niệm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây
chuyền nhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra” [3].
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn , các khâu nhằm tạo ra năng
suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động
tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị
đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp
dịch vụ [4].
2.1.1.2. Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại

* Khái niệm trang trại
Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
(bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu
hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập. Sản xuất được tiến hành với
quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ
chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để
sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế
thị trường[2].
* Khái niệm kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang
trại của Chính phủ, “ Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng
hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở
rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn


6

nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ
nông, lâm, thuỷ sản ”[1] .
2.1.2. Khái niệm về cây chà là
Cây chà là có tên khoa học là Phoenix dactyiifera, có nguồn gốc xuất
phát từ Trung tâm Bắc phi châu và được gieo trồng cung cấp thực phẩm cho
Hy Lạp cách đây hơn 1000 năm.
Chà là có hệ thống rễ tương tự như cây ngô, được chia thành bốn khu:
vùng hô hấp, vùng dinh dưỡng, vùng hấp thụ và vùng nước ngầm. Sự phát
triển bộ rễ chà là và phân bố phụ thuộc vào đặc tính đất, loại hình nuôi, độ sâu
của nước ngầm và giống.
Thân cây chà là hình trụ, có màu nâu nhạt. Chu vi trung bình của nó là
khoảng 1 đến 1,10 m. Thân bao gồm các bó mạch cứng, mạch máu xi măng
cùng nhau trong một ma trận mô tế bào được gắn nhiều ở gần bên ngoài thân.

Thân cây được bảo vệ trong nhiều năm với các gốc cây lá khô cũ, làm cho nó
trở nên thô ráp. Sự phát triển theo chiều dọc của cây cọ ngày được đảm bảo
bởi chồi non, gọi là phyllophor, và chiều cao của nó có thể đạt tới 20 mét.
Tùy thuộc vào đa dạng, độ tuổi của cây và điều kiện môi trường, lá chà
là từ 3 đến 6 m (trung bình 4 m) và có tuổi thọ bình thường từ 3 đến 7 năm.
Lá có thể được chia thành 3 loại: ở bên ngoài, lá có màu xanh lá cây và hoạt
động quang hợp; ở giữa, lá xanh phát triển nhanh; ở bên trong, lá non, chưa
quang hợp với màu trắng.
Đặc điểm quả chà là và hạt giống rất khác nhau, tùy thuộc vào giống,
điều kiện môi trường và chăm sóc kỹ thuật được cung cấp (thụ tinh, thụ phấn,
tỉa thưa, ...). Quả chà là là một quả berry đơn, thuần chủng, có một hạt, có dấu
hiệu đầu cuối, một lớp vỏ thịt và một lớp vỏ bên trong màng (giữa hạt và thịt).
Trọng lượng hạt có thể dao động từ dưới 0,5 g đến khoảng 4 g, chiều dài từ
12 đến 36 mm và chiều rộng từ 6 đến 13 mm. Hạt giống thường có hình vòng,


7

rãnh có vú, với một phôi nhỏ, và với một nội nhũ cứng được làm bằng
xenluloza ở bên trong thành tế bào

Hình 2.1: Cấu tạo cây chà là
( Nguồn: Munier, 1973 and Oihabi, 1991)
2.1.3. Giá trị dinh dưỡng của cây chà là
Trên thực tế, loài trái cây chà là có nhiều chất dinh dưỡng, nó luôn luôn
được đánh giá rất cao về chất lượng cũng như những giá trí dinh dưỡng nó
đem lại. So với các trái cây và thực phẩm khác ví dụ như giá trị dinh dưỡng
như mơ: 520 calo / kg, chuối: 970 calo / kg, cam: 480 calo / kg, gạo nấu chín:
1.800 calo / kg, bánh mì: 2.295 calo / kg, thịt (không có chất béo) 2.245 calo /



8

kg, thì giá trị dinh dưỡng của giống Chà là này được đánh giá cao hơn hẳn
(3.000 calo/kg).
Trong hầu hết các giống, hàm lượng đường trong trái cây ngày nay gần
như hoàn toàn theo hình thức đảo ngược (glucose và fructose), rất quan trọng
đối với những người không thể chịu được sucrose. Các loại đường này khi đi
vào sẽ ngay lập tức hấp thu bởi cơ thể con người mà không bị đi ra theo
đường tiêu hóa như những loại đường thông thường. Thịt của loại trái cây này
có 60 đến 65% đường, khoảng 2,5% chất xơ, 2% protein và ít hơn 2% chất
béo, khoáng chất và chất pectin. Chà là cũng là một nguồn sắt, kali và canxi
tốt, với hàm lượng natri và chất béo rất thấp. Thêm vào đó, lượng clo,
phosphor, đồng, magiê, silic và lưu huỳnh vừa phải cũng được tìm thấy trong
loại quả này. [7].
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh giá trị Y học của quả Chà Là
như dùng để chữa trị nhiều bệnh và xử lý nhiễm trùng, thúc đẩy tuổi thọ và
hoạt động như một kích thích nhẹ ức. Như vậy, việc phát triển sản xuất cây
chà là mang lại giá trị thương mại cao, đặc biệt là vùng lãnh thổ có chất đất
cát nghèo dinh dưỡng, đất có nước ngầm hay có độ nóng cao, góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Đặc điểm của các giống chà là
a) Giống chà là Medjool
*Nguồn gốc:
Giống chà là Medjool có nguồn gốc từ Morocco (khu vực Tafilalet),
nơi nó đã được xuất khẩu chính kể từ thế kỷ 17 và được bán trong một
hộp quà ưa thích cho Giáng sinh tại Paris, Madrid và London, nhưng phần
lớn được giới thiệu vào thế giới văn hoá ngày mới: Hoa Kỳ (1927) và
Israel (1934).



9

*Đặc điểm:
Thân cây cao 15-20m. Lá ngắn đến trung bình (3,5-3,8m), với độ cong
nhẹ. Màu xanh lá cây đậm đà ở tuổi sớm thì chuyển sang màu vàng với dải
nâu ở giữa. Gai dày và phát triển đáng kể ở phần đáy, 1/4 chiều dài của lá
Trái cây rất lớn (20 đến 40 gram) và dài - hình bầu dục thuôn dài đến
một phần trứng (đường kính 5cm dài 3,2cm). Hình dạng không đều đều phổ
biến và có liên quan đến các rặng núi trên hạt. Quả được bao bọc với cấu trúc
sáp. Vỏ quả không đều nhăn nheo, bóng ở đỉnh và đục ở phần dưới. Da trung
bình dày và mềm, gắn liền với xác thịt, nhưng ở giai đoạn tamar nó co lại; độ
dầy của thịt: ± 5 đến 7 mm với ít chất xơ. Thịt là thịt cứng, thịt và dày, hổ
phách nâu, mờ với thực tế không có chất xơ xung quanh hạt. Hương vị trái
cây tuyệt vời, ngọt, không gây ngán khi ăn. Nó có giá trị thương mại cao và
được coi là số 1 cho thị trường xuất khẩu
* Năng suất:
Cây trồng sau 3-4 năm sẽ được thu hoạch quả lần đầu tiên. Năm thứ 7
bắt đầu cho năng suất cao nhất đạt 150-200kg/ cây với trọng lượng quả trung
bình 21g/quả.
* Tiêu chuẩn phân loại:
- Phân loại theo kích thước:
Bảng 2.1: Phân loại giống chà là Medjool theo kích thước.
Loại quả

Cân nặng (g)

Cực đại

>27


Siêu lớn

23-27

Lớn

18-23

Trung bình

16-18

Nhỏ

<16
(Nguồn: Thống kê của trang trại)


10

Quả chà là sẽ được phân loại theo mô hình công nghiệp máy móc. Sau
khi phân loại chất lượng quả, chà là được đưa vào máy rửa sạch, máy móc
ngẫu nhiên đổ chà là vào các cân điện tử. Hệ thống máy phân chia thành năm
loại chà là lần một theo khối lượng (g), sau đó ở cuối đường chuyền sẽ có
công nhân kiểm tra bằng cân điện tử loại nhỏ lần cuối cùng.
- Phân loại theo chất lượng
Bảng 2.2: Phân loại giống chà là Medjool theo chất lượng
Loại quả


Tốt

Phồng nhỏ

Phồng to

Khô

Rác

Loại

1

2

3

4

5

(Nguồn: Thống kê của trang trại)
Chất lượng quả chà là được đánh giá trên tiêu chuẩn thị giác của người
phân loại chà là. Loại quả tốt sẽ chín mềm, màu sắc hơi đen, lớp vỏ ngoài
không xây xước, dập nát. Ta có thể sử dụng ngón tay ấn nhẹ trên bề mặt quả
chà là để đánh giá chất lượng quả. Do cây thiếu nước nên sẽ xuất hiện loại
quả phồng rộp lớp vỏ ngoài. Phụ thuộc vào tỷ lệ nước trong quả nhiều hay ít
sẽ tạo thành quả phồng nhỏ hay phồng to. Loại quả chà là phồng chất lượng
kém hơn so với loại quả tốt nên giá bán sẽ thấp hơn. Những quả quá khô

nước, nhỏ, cứng được phân loại thành quả khô. Loại quả rác là những quà chà
là bị rập nát trong quá trình thu hoạch và vận chuyển hoặc quả bị sâu bệnh
không thể sử dụng.
*Giá thành:
Bảng 2.3: Giá thành của 1kg chà là Medjool năm 2016
Loại quả

Phồng to

Phồng nhỏ

Tốt

Cực đại

102.000

122.700

181.200

Siêu lớn

94.800

107.400

175.200

Lớn


69.000

88.500

145.800

Trung bình

63.000

72.060

115.200

Nhỏ

42.000

61.200

90.000

(Nguồn: Thống kê của trang trại)


11

Nhìn chung, giá thành của chà là tại trang trại tương đối cao và ổn định so
với thị trường. Giá thành được phân loại theo cả về chất lượng và kích thước.

b) Giống chà là Barhee
*Nguồn gốc:
Barhee bắt nguồn từ Basrash Iiraq, du nhập vào Mỹ năm 1913, cũng
được tìm thấy ở Ai Cập và Israel.
*Đặc điểm:
Lá cây xám ánh sáng với nở màu trắng nâu, dài và rộng. Lưỡi dao dài
khoảng 380 đến 415 cm. Chiều rộng lá tối đa đạt 70 cm. Gai gồm 28 đến 36
con và bao phủ khoảng 1/5 lá. Ngắn và gầy; chiều dài từ 2 đến 4 cm; dưới 8
đến 12 cm; trên mảnh mai đến nặng vừa; hình cánh quạt khoảng 15 ° đến 40 °
Ở trên, có 5 - 6 gai được tách ra ở mỗi bên, dài hơn và dày hơn đầu. Chùm
hoa rộng, chiều dài và chiều dài nặng với nhiều sợi (lên đến 140 mỗi bó).
Quả: màu Khalal có màu vàng đục (vàng đậm đến gần vàng Antymon)
màu bên trong của bó là nhạt; trong khi rutab là hổ phách (màu nâu lục nhạt
đến màu vàng hổ phách) và trở nên mềm và có thể dễ dàng tách ra khỏi da.
Phát triển thành một màu nâu vàng trong giai đoạn tamar sớm (chín). Quả có
kích thước trung bình. Hình dạng trứng tròn rộng có hình tròn (hình quả
trứng), thường có hình nêm hình chóp từ giữa đến thẳng nhọn. Calyx phẳng
và một chút ngập nước, hình tròn, hình tam giác, thường có khoảng từ 1 đến 3
lần lề nhỏ. Chiều dài trái nhỏ (± 32,5 mm) có đường kính lớn (± 25,4 mm);
kích thước từ ± 32 đến 37 x 23 đến 30 mm. Quả của các chùm mỏng có thể
dài khoảng 31 mm và rộng 27 mm (chiều dài và chiều rộng khoảng 1:15).
Trọng lượng trung bình (± 15-20g). Hương vị phong phú và tinh tế với một
chất rắn hoà tan thấp (± 30%); Thịt là dày và sociable. Ở giai đoạn rutab, trái
cây rất ngọt. Ở da giai đoạn tamar hoàn toàn tách ra khỏi thịt, ngoại trừ quanh
calyx. Da có màu vàng xám và thịt bị mất độ trong suốt và chuyển thành màu
nâu sáng đến nâu đậm.


12


2.1.5. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có nguồn gốc từ hoạt động sinh hoạt của con người
trong cộng đồng, khu dân cư, trung tâm đô thị, khu vui chơi, khu ăn uống,
mua sắm, nước thải từ nhà tắm, nước từ nhà bếp, rửa chén…. thành phần
trong nước thải sinh hoạt là hàm lượng BOD5, COD, Nitro, Photpho đặc
trưng. Trong nước thải sinh hoạt luôn tồn tại lượng vi khuẩn gây bệnh, virus,
giun sản, các chất hữu cơ gây bệnh. Thành phần ô nhiễm nước thải sinh hoạt
là các chất hữu cơ và vô cơ. Với khoảng 60% hữu cơ có tính chất hóa học như
protein, chất béo, Ure [8]
2.1.6. Nước thải sinh hoạt được tái chế sử dụng trong nông nghiệp
Nước thải sinh hoạt được xử lý (thủy lợi) và trực tiếp (tức là không có
hoặc pha loãng trước ít nước ngọt trong suốt cả năm) trên đất liền để hỗ trợ sự
phát triển của cây trồng và cây ăn quả. Xử lý nước thải đô thị được sử dụng
một cách nhân tạo và trực tiếp cho cảnh quan và lâm nghiệp cũng thuộc loại
này. Đơn vị: km 3 / năm hoặc 10 ^ 9m 3 / năm [6]
2.1.7. Quy trình tái chế nước thải sinh hoạt
- Xử lý sơ cấp: nước thải sinh hoạt được xử lý hiệu quả bằng quy trình
vật lý và / hoặc hóa học liên quan đến việc lắng đọng các chất rắn lơ lửng
hoặc các quá trình khác, trong đó BOD5 của nước thải xuống ít nhất 20% và
tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải giảm ít nhất 50% trước khi
thải. Các quy trình xử lý có thể bao gồm: bể trầm tích, bể phốt, lau chùi, hóa
chất cải tiến điều trị ban đầu.
- Xử lý thứ cấp: nước thải sinh hoạt được xử lý hiệu quả bằng một quy
trình nói chung liên quan đến xử lý sinh học với một quy trình thứ yếu hoặc
quá trình khác, dẫn đến việc loại bỏ BOD ít nhất 70% và COD loại bỏ ít nhất
75% trước khi thải. Các quy trình xử lý có thể bao gồm: đầm có ga, bùn hoạt
tính, chăn nuôi cặn bùn k an khí lên men, các bộ lọc nhỏ, máy tiếp xúc sinh


13


học luân phiên, mương oxy hoá, bể lắng. Với mục đích của cơ sở dữ liệu này,
các quá trình xử lý sinh học tự nhiên cũng được xem xét trong quá trình xử lý
thứ cấp vì các thành phần của nước thải từ loại hình xử lý này tương tự như
phương pháp điều trị thứ cấp thông thường. Xử lý sinh học tự nhiên đề cập
đến quá trình khác với xử lý nước thải thông thường (tiểu học, trung học, đại
học). Phương pháp xử lý này sử dụng các quy trình hóa sinh tự nhiên để xử lý
nước thải và có thể bao gồm: ao ổn định chất thải, xây dựng đất ngập nước,
điều trị trên đất liền, kỹ thuật màng dinh dưỡng, xử lý tầng đất.
- Xử lý bậc ba: nước thải sinh hoạt được xử lý hiệu quả bằng một quy
trình ngoài việc xử lý thứ sinh nitơ hoặc phốt pho hoặc các chất gây ô nhiễm
cụ thể khác ảnh hưởng đến chất lượng hoặc sử dụng nước cụ thể: ô nhiễm vi
trùng, màu sắc, vv.. Loại bỏ ít nhất 95% đối với BOD và 85% đối với COD
hoặc loại bỏ nitơ ít nhất 70% hoặc loại bỏ photpho ít nhất 80% hoặc loại bỏ vi
sinh. Quá trình xử lý có thể bao gồm: lọc màng (vi-nano, thẩm thấu ngược),
xâm nhập / thấm, than hoạt tính, khử trùng (chlorin, ozon, UV)
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình sản xuất chà là trên thế giới
Trên thế giới sản xuất khoảng 5,4 triệu tấn quả chà là hàng năm. Chà là
được sản xuất chủ yếu ở các vùng khô cằn ở Tây Nam Á và Bắc Phi, được
bán trên toàn thế giới như là một loại bánh kẹo và hoa quả có giá trị cao và
vẫn là cây trồng tự cung tự cấp rất quan trọng ở hầu hết các vùng sa mạc.
Các nhà sản xuất ngày nay chủ yếu trên thế giới nằm ở Trung Đông và
Bắc Phi, phản ánh sự phân bố của cây loại cây này theo khu vự phân bố chủ
yếu trên thế giới. Trung bình trong giai đoạn 1999-2001, Iran, Ả-rập Xê-út và
Irac đã có gần một nửa diện tích thu hoạch trên thế giới.
Chỉ trong những năm gần đây, Chà là đã được nhân rộng và phát triển
thành những đồn điền hiện đại ở Mỹ, Israel và Nam bán cầu. Năm 2001, năm



14

nước sản xuất hàng đầu trong năm là Ai Cập, Iran, Ả-rập Xê-út, Pakistan và
Irac, chiếm khoảng 69% tổng sản lượng. Điều này cho thấy rõ ràng rằng hầu
hết sản xuất chà là của thế giới tập trung ở một số nước trong cùng khu vực.
2.2.2. Tình hình sản xuất chà là tại Israel
Cây chà là được trồng tại Israel năm 1934. Từ đồ mặn tới đồ ngọt,
Israel là quê hương của ngành công nghiệp sản xuất chà là phồn thịnh. . Israel
được mệnh danh là “vương quốc chà là”. Trên thực tế, chà là được trồng tại
Israel chiếm tới 35% thị trường toàn cầu. Chà là Israel có chất lượng hảo hạng,
phong phú về màu sắc từ nâu nhạt tới nâu đậm, tuỳ thuộc vào địa lý. Các
nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chà là là một loại thực phẩm bổ sung tốt cho
chế độ ăn uống đã khiến cho việc xuất khẩu chà là ngày càng phát triển. Tổng
số 9 loại chà là Israel được bán ở 30 nước tại 5 châu lục trên toàn thế giới.
Khu vực trồng trọt: dọc theo chiều dài thung lũng Rift của Châu PhiPhi, ba khu vực phát triển chủ yếu là Arava 25% (chỉ dành cho cây dành cho
phụ nữ), thung lũng Jordan Rift và khu vực Megillot (các thị trấn và làng mạc
ở vùng biển phía Bắc của Hoa Kỳ - Kalia, Almog và Mitpe Shalem) - 46% số
cây, Emek HaMayanot, Thung lũng Jordan và các khu vực khác, nơi có 28%
cây được trồng.
Quy mô thu hoạch: Năm 2013, thu hoạch được 23.500 tấn Medjoul,
3.500 tấn Barhi, 3.000 tấn Dekel Nour, 1.800 tấn Hayani, 900 Zahidi, 650
Deri, 600 tấn Ameri, 250 Hadrawi. Tổng sản lượng khai thác lên đến 35.200
tấn. Việc tăng sản lượng 2.000 tấn dự kiến vào năm 2014.
Giống: Các giống ngày chính là Medjoul 71,6%, Deri 6,1%, Hayani 6%,
Dekel Nour 4,7%. Các giống khác bao gồm Barhi 4,5%, Zahidi và Halawi 2%
mỗi loại, Hadrawi và Ameri nhẹ hơn 1% trên mỗi cây.
Người trồng chà là tại Israel có nhiều lợi thế quan trọng. Đầu tiên, địa
hình và khí hậu của khu vực đều rất lý tưởng cho việc trồng và sản xuất chà là.



15

Giống như với cây ô liu, người nông dân Israel đã áp dụng các phương pháp
và thiết bị công nghệ tiên tiến để cây chà là cho ra nhiều trái hơn như sử dụng
hệ thống tưới nhỏ giọt và sử dụng nước tuần hoàn ngay giữa sa mạc.
2.2.3. Tình hình sử dụng nước thải đã qua tái chế trong nông nghiệp tại Israel
Năm 1970, thành phố ở khu vực Tel Aviv đã thử nghiệm bơm nước
thải vào cồn cát khoảng tám dặm về phía nam của thành phố cát hy vọng sẽ
hoạt động. Và thí nghiệm đã thành công. Nó như một bộ lọc tự nhiên, hướng
nước theo thời gian vào một tầng nước ngầm gần đó. . Nước được xử lý (được
gọi là "nước thải") được bơm về phía nam, nơi nó được sử dụng trong nông
nghiệp. Vào những năm 1990, Israel đã xây dựng được một loạt các cơ sở xử
lý và cơ sở hạ tầng hồ chứa có khả năng xử lý, lưu giữ và cung cấp nước khai
hoang từ nước cống của gần mọi đô thị trong nước.
Với công suất mỗi ngày xử lý 370.000 m3 nước thải, Shafdan là nhà
máy lớn nhất trong hơn 100 tổ hợp tái chế nước thải sinh hoạt ở Israel. Nước
và chất thải của 2,3 triệu dân ở 23 thành phố, khu dân cư vùng Gush Dan
được dẫn về nhà máy Shafdan qua mạng lưới đường ống lớn. Sau nhiều công
đoạn xử lý sinh hóa, màng lọc… nước đạt chất lượng có thể uống được nhưng
hiện chỉ dùng cho nông nghiệp ở sa mạc Negev. Ngoài nước, mỗi ngày còn có
hơn 40 tấn cặn được xử lý thành phân bón cung cấp miễn phí cho nông dân.
Đấy là chưa kể khá nhiều “vật thể lạ” như đồng hồ, đồ nữ trang… có giá trị
được sung công quỹ sau khi thu hồi từ quá trình xử lý. Đến cuối năm 2015,
Shafdan sẽ tự cung về điện cho hoạt động của tổ hợp nhờ tận dụng nguồn khí
mêtan sinh ra từ quá trình xử lý nước thải để chạy máy phát điện. Các kỹ sư ở
tổ hợp Shafdan đã không đùa khi nói rằng mỗi giọt nước ở Israel được sử
dụng hai lần: Trên thực tế, khoảng 75% nước thải, nước rửa, chất thải nhà vệ
sinh… ở Israel đã được tái chế để lấy nước tưới và hiện nay, nước tái chế
chiếm tới 50-60% lượng nước sử dụng trong nông nghiệp.



16

Vậy Israel không chỉ thành công với vai trò tưới nhỏ giọt và những hạt
giống đặc biệt được nuôi và chịu hạn, nước thải được xử lý một cách toàn
diện đã làm thay đổi cảnh quan nông nghiệp, cho phép Israel tự nuôi ăn và trở
thành một nước xuất khẩu nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.


17

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Vị trí địa lý trang trại chà là Yaskah
Trang trại Yaskah nằm ở phía nam Israel cách Ein Yahav 15km về phía
bắc có tọa độ là 30046’32.72”N và 35016’48.72”E.
- Phía bắc, phía nam: giáp sa mạc Negev.
- Phía tây giáp Moshav Hatzeva.
- Phía đông giáp sa mạc và trang trại Neot.
3.1.2. Địa hình trang trại Yashka
Trang trại Yashka có địa hình tương đối bằng phẳng được chia làm
mười một vườn chà là. Chạy dọc theo trang trại có các mô đất được dùng để
vun cho những cây lâu năm. Địa hình của nơi này là một sự kết hợp giữa các
ngọn núi nâu, đầy đá, bụi bị ngắt quãng bởi các wadi (các dòng sông khô cằn
chỉ có nước sau mưa) và các miệng núi lửa. Loại đất chủ yếu là đất mặn, đất
cát trắng.
3.1.3. Khí hậu trang trại Yashka
Trang trại Yashka có mùa hè dài, nhiệt độ cao, nhiệt độ ban ngày trung
bình là 40 độ C ; khô mùa đông, nhiệt độ ban ngày trung bình 25 độ C nhưng

một số đêm mùa đông lạnh với nhiệt độ khoảng 0 độ C. Chủ yếu là những
ngày rõ ràng không có đám mây và ánh nắng mặt trời dồi dào. Tháng 1 là
tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 5 °C tới 12 °C, và tháng
nước. Nhưng không khí 8 là tháng nóng nhất ở nhiệt độ 18 °C tới 38 °C. Hơn
70 phần trăm lượng mưa trung bình rơi xuống trong khoảng giữa tháng 11 và
tháng 3; từ tháng 6 đến tháng 9 thường không có mưa. Lượng mưa trung bình
nhỏ hơn 50 mm. Lượng mưa thay đổi theo từng mùa và theo từng năm, đặc
biệt tại Sa mạc Negev. Lượng mưa thường tập trung trong những trận bão
mạnh, gây ra xói mòn và lũ lụt. Trong tháng 1 và tháng 2, có thể có tuyết tại
những điểm cao ở cao nguyên trung tâm.


18

3.1.4. Quy mô trang trại
- Năm 2016, trang trại gồm 20 sinh viên và 28 công nhân Thái Lan .
- Trang trại chuyên sản xuất chà là, diện tích chia thành 11 vườn chà là.
- Trang trại bao gồm 8 xe thu hoạch chà là, 3 khu nhà chế biến, đóng
gói và bảo quản chà là. Mỗi khu gồm 2 dây chuyền phân loại quả, 1 kho lạnh.
3.1.5. Nguồn nước sử dụng tưới tiêu trong trang trại
Trang trại mua nước tưới tiêu trong nông nghiệp từ chính phủ Israel.
Nguồn nước sạch tưới cây truyền thống có giá thành 15.036 đồng/m3
và nước thải đã tái chế có giá thành 7.998 đồng/m3.
3.1.6. Những thuận lợi khó khăn liên quan đến nội dung thực tập
3.1.6.1. Thuận lợi
- Trang trại ký hợp đồng với các công ty trong và ngoài nước từ giống cây,
phân bón.. đến thị trường tiêu thụ nên đảm bảo đầu vào, đầu ra của sản phẩm.
- Trang trại có nhân viên kỹ thuật riêng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cao, có kinh nghiệm nhiều năm công tác và có trách nhiệm với công việc nên
không xảy ra tình trạng dịch bệnh trong sản xuất.

- Công nhân trong trang trại cần cù, chịu khó và đoàn kết với nhau hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Môi trường làm việc thân thiện, học hỏi được rất nhiều kiến thức từ
các bạn sinh viên các nước như Thái lan, Israel, Timor Leste.. và các công
nhân tại trang trại.
- Quy mô trang trại rộng lớn, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cùng
nhưng khoa học kỹ thuật cao, chế biến theo dây chuyền ...Sinh viên mở rộng
hiểu biết về nền nông nghiệp hiện đại.
3.1.6.2. Khó khăn
- Trong khu vực xuất hiện nhiều các trang trại chà là tương tự nên môi
trường cạnh tranh lớn.
- Môi trường làm việc quốc tế nên có khác biệt về ngôn ngữ, văn
hóa...cần nhiều thời gian thích ứng.


×