BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số:
8 34 04 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA
HUẾ, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn
được sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tnh của quý thầy cô Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Huế.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh
tế, đã tận tnh hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và xin gửi lời
cảm ơn tới các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới đã cung cấp
tài liệu, số liệu giúp tôi hoàn thành việc nghiên cứu luận văn này.
Đặc biệt, xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Văn Hòa đã dành
rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn
thành luận văn thạc sỹ.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thiện
luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được
những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.34.04.10
Định hướng : Ứng dụng
Niên khóa: 2016 - 2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA
Tên đề tài: “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH
QUẢNG BÌNH”
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức là nhiệm vụ trọng tâm trong
quá trình xây dựng và phát triển nền hành chính của nước ta, góp phần thúc đẩy sự
phát triển toàn diện về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới nói riêng trong thời gian
qua đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển của đất nước,
của địa phương. Đội ngũ cán bộ công chức được bố trí vào các vị trí phù hợp
với chuyên môn đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức
thời gian qua chưa cao, nhất là các kỹ năng hành chính, tư duy, sáng tạo còn hạn
chế.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp; phương pháp điều tra khảo sát, phỏng vấn;
phương
pháp so sánh.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan, luận văn
đã đánh giá được thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới trong thời gian qua và đề xuất các
giải pháp mang tính khả thi về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các
iii
iiii
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.
iv
ivi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
.......................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3
4. Phương pháp nghiên
cứu.........................................................................................3
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC .......................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
..............................................................................6
1.1.1. Một số khái niệm
..............................................................................................6
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện..............................................................................................7
1.1.3. Vai trò, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức các cơ quan chuyên
môn cấp huyện
............................................................................................................9
1.2. Chất lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân
dân cấp huyện
...........................................................................................................14
1.2.1. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn cấp
huyện.....14
1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên
môn cấp huyện
..........................................................................................................16
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức các cơ quan
chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện ...................................................................................21
1.2.4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ
iv
iv
quan chuyên môn cấp huyện
....................................................................................24
1.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan
chuyên môn cấp huyện
.............................................................................................28
1.3.1. Công tác quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức
.....................28
1.3.2. Công tác tuyển dụng đội ngũ công chức .......................................................29
1.3.3. Công tác sử dụng, bố trí cán bộ, công chức ..................................................30
v
v
1.3.4. Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức ...............................................32
1.3.5. Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong thi hành công vụ .......34
1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở một số địa
phương và bài học đối với thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ........................34
1.4.1. Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức
cấp huyện ở một số địa phương
...............................................................................34
1.4.2. Bài học đối với thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình................................38
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI.....................................................................................40
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ ĐỊA LÝ, DÂN SỐ VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ ĐỒNG HỚI..............................................................................40
2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân số ..............................................................................40
2.1.2. Đặc điểm xã hội ..............................................................................................41
2.1.3. Đặc điểm kinh tế .............................................................................................42
2.2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ...................45
2.2.1. Về số lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn .................45
2.2.2. Về trình độ chuyên môn
..................................................................................46
2.2.4. Về giới tnh và độ tuổi.....................................................................................50
2.2.5. Về phẩm chất và trình độ lý luận chính trị......................................................51
2.2.6. Trình độ quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học ...........................................53
2.2.7. Thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ...................................55
2.2.8. Thực trạng chất lượng cán bộ công chức thông qua đánh giá của người dân
68
2.2.9. Thực trạng môi trường làm việc và các chính sách nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức...............................................................................................70
2.3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CÁC CƠ
QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ...................71
2.3.1. Nhận xét chung ...............................................................................................71
2.3.2. Nguyên nhân của các mặt hạn chế
v
..................................................................73
vi
2.3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới
...................................................................................................................................74
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI...............................................................................................................77
3.1. Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới .........................................77
3.1.1. Một số quan điểm có tnh nguyên tắc khi xây dựng giải pháp .......................77
3.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức thành phố giai đoạn
2015-2020 và định hướng đến năm
2025..................................................................77
3.2. Các giải pháp cụ thể ...........................................................................................78
3.2.1. Xác định cụ thể vị trí việc làm ........................................................................78
3.2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ .............................81
3.2.3. Đổi mới quy trình, chế độ tuyển dụng đội ngũ cán bộ công chức đảm bảo quy
mô cơ cấu ngành nghề phù hợp
................................................................................84
3.2.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ công chức
...............................85
3.2.5. Hoàn thiện môi trường làm việc và các chính sách nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ công chức................................................................................................89
Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................94
4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................94
4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................96
PHỤ LỤC
.................................................................................................................98
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
vi
i
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
vi
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ...................41
Bảng 2.2.
Cơ cấu kinh tế thành phố Đồng Hới giai đoạn 2014 – 2016...............42
Bảng 2.3.
Số lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thành phố giai đoạn 2014- 2016
..........................................................45
Bảng 2.4.
Trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thành phố giai đoạn 2014-2016.....................................46
Bảng 2.5.
Trình độ đào tạo của cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thành phố Đồng Hới năm 2016.....................................47
Bảng 2.6.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn theo giới
tnh giai đoạn 2014-2016.....................................................................50
Bảng 2.7.
Cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thành phố theo độ tuổi giai đoạn 2014-2016 ..........................51
Bảng 2.8.
Trình độ lý luận chính trị đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên
môn thuộc UBND thành phố giai đoạn 2014-2016 ............................52
Bảng 2.9.
Trình độ quản lý nhà nước, ngoại ngữ và tin học của cán bộ công chức
các cơ quan chuyên thuộc UBND thành phố Đồng Hới .....................53
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát việc bố trí sử dụng, đào tạo cán bộ, công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới .............58
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng chuyên môn được đào tạo, yêu cầu
công việc hiện tại và mức độ hài lòng của cán bộ, công chức
............60
Bảng 2.12: Kết quả điều tra mức độ nhận thức và khả năng thích nghi với sự thay
đổi công việc trong tương lai ..............................................................63
Bảng 2.13: Kết quả điều tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức
làm công tác tham mưu
.......................................................................66
Bảng 2.14. Đánh giá của người dân về thái độ, trách nhiệm của Cán bộ công chức
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố ....................................69
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan hành chính
nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện nói riêng, mà nhất là đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng là yếu tố tiên
quyết quyết định sự thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020, Đảng và nhà nước ta cũng đề ra mục tiêu trọng tâm là: “Cải cách thể chế; xây
dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, chú trọng cải cách
chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức
thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành
chính và chất lượng dịch vụ công [1]”.
Ở nước ta, trong bộ máy chính quyền các cấp, chính quyền cấp huyện
(hay Ủy ban nhân dân cấp huyện – viết tắt UBND cấp huyện) có vai trò quan trọng
trong việc điều hành, quản lý nhà nước trên địa bàn nhằm đảm bảo thi hành các
văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết
Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp, góp phần nâng cao, hiệu quả hoạt động của
UBND. Vị trí cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là thực hiện chức năng
tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa
phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp
huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý
của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Những năm gần đây, việc thực hiện chủ trương xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở nước ta đã đạt được
một số kết quả nhất định. Song trên thực tế vấn đề xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đã
và đang đặt ra nhiều vấn đề mới, cần tiếp tục nghiên cứu.
Với vị thế là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa và là địa bàn
trọng điểm về an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Bình. Tình hình kinh tế - xã hội
1
trên địa bàn thành phố phát triển nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, đô thị được chỉnh trang, nguồn nhân lực phát triển, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân được cải thiện, quốc phòng, an ninh, chính trị được giữ
vững.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thành phố Đồng Hới vẫn còn nhiều mặt hạn chế về kiến thức thực tế, năng
lực, kỹ năng hành chính trước những yêu cầu giải quyết công việc phù hợp với tnh
hình thực tế, nhiệm vụ mới còn thấp, cụ thể: Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công
chức không đồng đều, thiếu tính sáng tạo; không ít cán bộ công chức chưa nắm
vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao nên quá trình giải quyết công
việc còn mang tính chủ quan, tùy tiện dẫn đến gây khó dễ khi trực tiếp giải quyết
công việc với người dân và dễ dẫn đến vi phạm quy định của pháp luật; khả năng tư
duy, kỹ năng hành chính còn hạn chế, chưa phát huy được tnh chủ động trong việc
tham mưu các văn bản phục vụ chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố nhằm
góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như tỉnh
Quảng Bình.
Cho đến nay thành phố vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào về nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành
phố. Do vậy, để phát triển mạnh cả về chính trị, kinh tế và xã hội thì thành
phố Đồng Hới cần có những định hướng và giải pháp phù hợp để nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức cho thành phố Đồng Hới và đáp ứng nguồn nhân
lực có chất lượng cho tỉnh Quảng Bình. Xuất phát từ yêu cầu đó, em chọn đề tài:
“Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ
quản lý kinh tế.
2. Mục têu nghiên cứu
2.1. Mục têu chung
Trên cơ sở đánh giá, phân tch tnh hình thực trạng, luận văn hướng tới việc
tm ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ,
2
công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình trong thời gian tới.
3
2.2. Mục têu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận đội ngũ cán bộ, công chức.
- Đánh giá thực trạng và thực tiễn chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, chỉ rõ những ưu điểm, hạn
chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình trong
thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới.
Đối tượng khảo sát của đề tài là cán bộ, công chức các cơ quan chuyên
môn
thuộc UBND thành phố Đồng Hới, người dân với tư cách là đối tượng được phục vụ.
- Phạm vi nghiên cứu:.
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu đội ngũ cán bộ công chức 12 cơ quan
chuyên môn gồm: Văn phòng HĐND-UBND, phòng Tư pháp, phòng Nội vụ, phòng
Tài nguyên môi trường, phòng Kinh tế, phòng Y tế, phòng Lao động thương binh
và xã hội, phòng Giáo dục và đào tạo, phòng Quản lý đô thị, Thanh tra, phòng Tài
chính Kế hoạch, Phòng Văn hóa thông tin thuộc UBND thành phố Đồng Hới.
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng, chất lượng và các biện pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2014 - 2016; các thông tin số liệu
sơ cấp thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm
2017 và các giải pháp đề xuất đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu, số liệu:
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài, bao
gồm:
+ Nguồn dữ liệu bên trong: Luận văn tham khảo từ các Nghị định, Thông tư
4
và các văn bản liên quan của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ Quảng Bình; các
5
báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ, công chức của UBND thành phố Đồng Hới từ
năm 2014 đến năm 2016; niên giám thống kê thành phố Đồng Hới năm 2016.
+ Nguồn dữ liệu bên ngoài: Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu
thập được từ các sách, báo, Tạp chí nghiên cứu khoa học và các trang thông tin
điện tử có liên quan đến nội dung luận văn nghiên cứu.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ,
công chức là lãnh đạo của các cơ quan chuyên môn; khảo sát điều tra bằng
các Phiếu khảo sát đối với công chức thực hiện công tác tham mưu, tổng hợp soạn
thảo các văn bản, báo cáo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các đồng chí
lãnh đạo ở thành phố; Khảo sát ý kiến của các người dân giao dịch tại Trung tâm
một cửa liên thông thành phố Đồng Hới.
+ Phương pháp phỏng vấn: các cán bộ, công chức được mời phỏng vấn là
lãnh đạo của 12 cơ quan chuyên môn, gồm: Chánh Văn phòng, Trưởng phòng và
Phó Chánh Văn phòng, Phó Trưởng phòng (số lượng 26 người).
+ Phương pháp điều tra khảo sát: các cá nhân được khảo sát điều tra là các
công chức chuyên môn tham mưu của 12 cơ quan trên. Số lượng khảo sát điều tra
là
57 người, cụ thể: Văn phòng HĐND-UBND 04 phiếu, Phòng Nội vụ 08 phiếu, Phòng
Tài chính-Kế hoạch 07 phiếu, Phòng Tài nguyên - Môi trường 05 phiếu, phòng Quản
lý đô thị 04 phiếu, Phòng Kinh tế 05 phiếu, Phòng Tư pháp 03 phiếu, Phòng Lao
động Thương binh và Xã hội 04 phiếu, phòng Văn hóa thông tin 05 phiếu, Thanh
tra
03 phiếu, Phòng Y tế 03 phiếu, Phòng Giáo dục & Đào tạo 06 phiếu.
Điều tra khảo sát người dân đến giao dịch tại Trung tâm một cửa liên thông
thành phố: 50 người.
4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp:
Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện luận văn nhằm phân tch và
tổng hợp thành những kết luận về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới, xác định rõ những nguyên
nhân để làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất
6
lượng cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng
Hới.
7
4.3 Công cụ xử lý dữ liệu:
Số liệu sau khi được điều tra, thu thập, tổng hợp và phân theo mục đích
nghiên cứu; xử lý phân tch bằng Microsoft Excel. Tùy từng mục tiêu mà phương
pháp phân tch khác nhau.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục các bảng và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức.
Chương 2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND thành phố Đồng Hới trong thời gian qua.
Chương 3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại các
cơ quan chuyên môn thuộc thành phố Đồng Hới trong thời gian tới.
8
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm cán bộ
Tại Khoản 1, Điều 4, Luật cán bộ, công chức 2008 quy định: “Cán bộ là công
dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh
theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị
- xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung
là cấp tỉnh), ở huyện, thành phố, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là
cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [6]”.
Căn cứ xác định cán bộ gắn với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ. Hoạt động của cán bộ luôn gắn với quyền lực
chính trị được nhân dân, các thành viên trong tổ chức trao cho và chịu trách
nhiệm chính trị trước Đảng, Nhà nước và nhân dân. Cán bộ trong cơ quan của
Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội do cơ quan có thẩm quyền
của Đảng quy định. Cán bộ trong cơ quan nhà nước do Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội và Chính phủ quy định thông qua các văn bản luật và dưới
luật.
Vậy cán bộ theo nghĩa cơ bản nhất, đó là những người lãnh đạo, dẫn
dắt quần chúng, tổ chức điều hành công việc, là hạt nhân của một tổ chức, là nòng
cốt của một phong trào. Cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây
dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng ta,
là nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng.
1.1.1.2. Khái niệm công chức
* Công chức: Tại Khoản 1, Điều 4, Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
9
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
10
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị
- xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội
nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc
phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp
công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây
gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công
lập theo quy định của pháp luật [6]”.
Gần đây nhất, theo Điều 2, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP quy định: “Công
chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức
danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm
từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm
việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Nghị định này [2]”.
Theo quy định tại Khoản 2, điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP: “Ở cấp
huyện công chức cơ quan hành chính là:
- Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn
phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng,
Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận,
huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân;
- Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân [2]”.
1.1.2. Những đặc điểm cơ bản của cán bộ, công chức các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện
Cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
trước hết cũng phải hội tụ đủ những điều kiện là cán bộ, công chức, nhưng
làm việc trong bộ máy hành chính nhà nước ở cấp huyện. Do tnh chất đặc
11
thù của
12
công việc, cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện là những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước và phải chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước: Luật Cán bộ, công chức; Bộ luật Lao
động; Bộ luật Dân sự,... Trong đó, cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện vừa là người chấp hành luật và các văn bản Quy phạm
pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên vừa là người thực thi và bảo vệ
pháp luật.; đồng thời họ là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trực tiếp của
Luật cán bộ, công chức và hệ thống luật pháp có liên quan, như Luật Hành
chính, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí...
Cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là
người thực hiện quyền lực của nhà nước, giám sát, kiểm tra đối với các lĩnh vực
hoạt động trên địa bàn huyện, từ phát triển kinh tế, văn hóa, y tế, xã hội, xây
dựng chính quyền địa phương, phát triển dịch vụ công đáp ứng tốt nhu cầu
của người dân trên địa bàn huyện. Do đó, việc thực thi công vụ của cán bộ,
công chức có tnh pháp lý cao và phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp
luật.
Thứ hai, địa bàn hoạt động của cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND cấp huyện không rộng nhưng thường rất phức tạp, đòi hỏi
sự sâu sát của cán bộ, công chức. Trên địa bàn một địa phương thường có rất
nhiều tổ chức, ngành nghề cùng hoạt động, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng rất
đa dạng. Thành phần dân cư sinh sống tại các địa phương cũng rất phức tạp, là
điều kiện dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an toàn trên địa bàn.
Thứ ba, cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
huyện có mối quan hệ công tác phức tạp với cơ quan nhà nước các cấp; mối
quan hệ công tác với các lãnh đạo UBND cấp huyện, các đơn vị thuộc UBND
cấp huyện và các đơn vị trên địa bàn đó. Như vậy, khi thực thi công vụ cán bộ,
công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đồng thời giải
13