BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------
TRƯƠNG THỊ HỒNG LINH
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ:
83 40 410
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HÒA
Huế, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự
hướng dẫn khoa học của giáo viên. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi
cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRƯƠNG THỊ HỒNG LINH
i
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, ngoài sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của các nhà
khoa học, các quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, sự giúp đỡ nhiệt
tình của các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị và người thân trong
gia đình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn đến Cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị
Minh Hoà đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Quý
Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, góp ý chân
thành, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong hai năm học tập cũng như quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn đến ban lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị
đã luôn giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi được tham gia học tập và
hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên trong Bệnh viện đã
giúp đỡ tôi thu thập số liệu, phỏng vấn để thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên,
ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Bản thân tôi cũng đã cố gắng, nỗ lực hết mình trong suốt thời gian qua để
thực hiện tốt luận văn này. Tuy vậy, luận văn cũng không tránh khỏi những hạn
chế, kính mong nhận được sự chỉ bảo của quý Thầy, Cô giáo.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cám ơn!
Quảng Trị, tháng 02 năm 2018
Tác giả
Trương Thị Hồng Linh
ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên
:
TRƯƠNG THỊ HỒNG LINH
Chuyên ngành
:
Quản lý kinh tế.
Niên khóa: 2016-2018
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ MINH HOÀ
Tên đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thầy, thuốc và trang thiết bị y tế (TTBYT) là 3 yếu tố chính, góp phần quyết
định chất lượng, hiệu quả của công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân
dân. TTBYT là một hàng hóa đặc biệt vì nó liên quan trực tiếp tới sinh mạng của
người bệnh, nhân viên y tế và môi sinh .Vì vậy, hoàn thiện cơ chế quản lý trang
thiết bị y tế là yêu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động và phát triển của
bệnh viện hiện nay, nhằm đề ra những giải pháp phù hợp với định hướng phát
triển và đảm bảo đạt được hai mục tiêu lớn là đảm bảo công bằng y tế và đảm bảo
tính hiệu quả kinh tế.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý trang
thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị” làm đề tài luận văn thạc sĩ của
mình.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản và
các vấn đề liên quan đến quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Quảng Trị.
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập tài liệu; nghiên cứu tổng
quan; nghiên cứu định tính; thống kê mô tả và phương pháp điều tra khảo sát.
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Đề tài cung cấp cho các nhà quản lý Bệnh viện các nội dung về cơ sở lý luận
quản lý TTBYT, phân tích đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý TTBYT tại
Bệnh viện trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra các kết quả đạt được, những
iii
hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng trong công tác quản lý TTBYT trong thời gian
qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác TTBYT trong thời gian
tới.
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
BVĐK
Bệnh viện Đa khoa
HSTC-CĐ
Hồi sức tích cực chống độc
KTV
Kỹ thuật viên
KH&CN
Khoa học & Công nghệ
KHTH
Kế hoạch tổng hợp NSNN
Ngân sách Nhà nước
PT-GMHS
Phẫu thuật – Gây mê hồi sức
TCKT
Tài chính kế toán
TSCĐ
Tài sản cố định
TTBYT
Trang thiết bị y tế
TW
Trung ương UBND
Uỷ ban nhân dân
VT-TBYT
Vật tư – thiết bị y tế
Vụ TTB-CTYT
Vụ Trang thiết bị - công trình y tế
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii DANH
MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ............................................... iv MỤC
LỤC...................................................................................................................v DANH
MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................... viii DANH MỤC
CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .......................................................x PHẦN I: MỞ ĐẦU
.....................................................................................................1
1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................1
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.....................................................................................2
3.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU...............................................................3
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..............................................................3
5.CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................................5
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................6
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BỆNH
VIỆN......................................................................................................6
1.1 Cơ sở lý luận về
viện...........................................6
1.1.1
Khái
niệm
và
đặc
.....................................................6
quản
lý
điểm
trang
về
thiết
trang
bị
y
thiết
tế
bị
bệnh
y
tế
1.1.2 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế trong bệnh viện
............................11
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Trang thiết bị Y tế tại bệnh viện
............17
1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện
................................20
1.2.1
Các
chính
sách
quốc
tế..................................................20
gia
1.2.2
Những
thành
tựu
...........................................................................22
vi
về
trang
đã
thiết
đạt
bị
y
được
1.2.3 Những hạn chế trong quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam
...........................23
1.2.4 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................26
Chương 2: . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................................29
vi
i
2.1 Giới thiệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ....................................................29
2.1.1 Lịch sử hình thành............................................................................................29
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện ................................................................30
2.1.3 Tổ chức bộ máy................................................................................................32
2.1.4 Nguồn nhân lực
................................................................................................33
2.1.5 Tình hình cơ sở vật chất của Bệnh viện ...........................................................34
2.1.6 Kết quả hoạt động sự nghiệp của Bệnh viện....................................................35
2.2 Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng
Trị (2014-2016) ........................................................................................................36
2.2.1 Hiện trạng trang thiết bị Y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ............36
2.2.2 Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ...................41
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Quảng Trị
...........................................................................................................62
2.3.1 Nhân tố bên ngoài
............................................................................................62
2.3.2 Nhân tố bên trong
.............................................................................................64
2.4 ....................................................................................Đánh giá từ kết quả khảo sát
...................................................................................................................................6
7
2.4.1 Thông tin chung về đối tượng điều tra
.............................................................67
2.4.2 Công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị Y tế .............................68
2.4.3 Công tác quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị Y tế...........................72
2.4.4 Công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị y tế
.......73
2.5 Đánh giá chung về công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị ..................................................................................................................77
2.5.1 Kết quả đạt được
..............................................................................................77
vi
ii
2.5.2 Hạn chế.............................................................................................................78
2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế
................................................................................79
Chương 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ .......................................81
3.1 . Định hướng chung về công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa khoa
ix
tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới .............................................................................81
3.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Quảng Trị
...........................................................................................................82
3.3 . Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Trị
..................................................................................................83
3.3.1 . Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong đầu tư mua sắm trang thiết bị y
tế
...................................................................................................................................8
3
3.3.2 ...Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sử dụng trang thiết bị
y tế
................................................................................................................................84
3.3.3Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng
trang thiết bị y tế
.......................................................................................................85
3.3.4 Nhóm giải pháp khác .......................................................................................87
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................90
1.KẾT LUẬN ............................................................................................................90
2.KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................93
QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN
BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT
CỦA PHẢN BIỆN 1+2
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:
Một số chỉ tiêu cơ bản của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ..........30
Bảng 2.2:
Tình hình cán bộ viên chức của bệnh viện qua các năm.....................33
Bảng 2.3:
Tình hình cơ sở vật chất của bệnh viện ...............................................34
Bảng 2.4:
Tình hình hoạt động của bệnh viện .....................................................35
Bảng 2.5:
Số lượng các trang thiết bị y tế được trang bị tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Quảng Trị .....................................................................................38
Bảng 2.6:
Giá trị các trang thiết bị y tế được trang bị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị ............................................................................................39
Bảng 2.7:
Kế hoạch mua sắm trang thiết bị y tế hằng năm của Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị ............................................................................44
Bảng 2.8:
Nguồn vốn mua sắm trang thiết bị Y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị qua các năm (2014 đến 2016) ............................................47
Bảng 2.9:
Kinh phí được duyệt mua mới trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa
Quảng Trị qua các năm .......................................................................48
Bảng 2.10:
Tần suất sử dụng trang thiết bị Y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị qua các năm .......................................................................53
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá chức năng các trang thiết bị y tế ở bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị qua các năm .......................................................57
Bảng 2.12: Tình hình thanh lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị qua các năm .......................................................................61
Bảng 2.13:
Trình độ chuyên môn của các cán bộ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị ............................................................................................65
Bảng 2.14: Thông tin chung về nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu ...........67
Bảng 2.15: Mức độ hài lòng của cán bộ bệnh viện về công tác lập kế hoạch mua
sắm thiết bị y tế
...................................................................................71
Bảng 2.16: Tình hình thực hiện quy trình quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại
viii
bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ......................................................72
ix
Bảng 2.17: Đánh giá chung về trang thiết bị y tế trong quá trình sử dụng ............73
Bảng 2.18: Tình hình thực hiện công tác quản lý bảo dưỡng trang thiết bị Y tế tại
bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ......................................................74
Bảng 2.19: Đánh giá việc thực hiện quản lý quy trình sửa chữa trang thiết bị Y tế
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị ................................................76
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1:
Sơ đồ tổ chức của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị .....................32
Đồ thị 2.1:
Sự tham gia vào công tác lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị Y tế 68
Đồ thị 2.2:
Đánh giá về công tác quản lý nguồn nhập trang thiết bị y tế ............69
Đồ thị 2.3:
Đánh giá về tỷ lệ đáp ứng theo kế hoạch mua trang thiết bị Y tế .....70
Đồ thị 2.4:
Thời gian sửa chữa các trang thiết bị Y tế bị hỏng trong năm 2016.75
xi
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị là đơn vị sự nghiệp y tế, trực thuộc Sở Y tế có
chức năng, nhiệm vụ chăm sóc, khám và chữa bệnh, đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo
tuyến, phòng chống dịch bệnh và nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học
công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận từ nam
Quảng Bình đến bắc Thừa Thiên - Huế và các tỉnh biên giới nước bạn Lào anh em.
Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả,
chất lượng của công tác y tế, hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong chẩn đoán,
điều trị bệnh nhân được chính xác, nhanh chóng, an toàn và hiệu quả góp phần
thực hiện tốt vai trò chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trong những năm qua,
cùng với việc xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân, ngành Y tế Quảng Trị cũng đã đầu tư TTBYT đồng bộ từ
tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo tính hiện đại và
hiệu quả trong công tác khám và chữa bệnh. Xuất phát từ quy mô, năng lực hoạt
động và nhu cầu thiết yếu của từng đơn vị, với nhiều nguồn mua sắm, đầu tư trang
thiết bị khác nhau, danh mục TTBYT cho các đơn vị trong ngành tương đối lớn, đa
dạng về chủng loại. Đến nay, hệ thống TTBYT trong ngành được cải thiện đáng kể có
khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tại các cơ sở
tuyến dưới, giảm bớt tình trạng quá tải cho cơ sở tuyến trên. Từ đó góp phần tích
cực vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các
hoạt động chuyên môn kỹ thuật, thúc đẩy phát triển, triển khai nhiều kỹ thuật mới, kỹ
thuật cao, nâng cao uy tín thương hiệu cho các đơn vị. Thực tế cho thấy, gần 90%
TTBYT của ngành đang được sử dụng và khai thác có hiệu quả, trong đó Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Trị được trang cấp đầy đủ các TTBYT hiện đại ngang tầm với các
bệnh viện tỉnh khác trong khu vực như máy chụp cộng hưởng từ MRI, máy cắt lớp vi
tính CT Scanner, X-quang kỹ thuật số, siêu âm 3D tim, mạch máu, sản phụ khoa, máy
chụp mạch số hóa xóa nền một bình diện DSA, máy đo độ loãng xương, hệ thống nội
soi và phẫu thuật nội soi, máy xét nghiệm huyết học, sinh hóa tự động…
1
Từ năm 1989 đến nay, TTBYT của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị được
cung cấp từ nhiều nguồn như: Ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp, viện trợ từ dự án Hà Lan, viện trợ ODA, dự án phòng chống HIV/AIDS, dự
án hỗ trợ y tế Bắc Trung Bộ,…
Do đó, một phần TTBYT hiện tại của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị còn
mang tính chồng chéo, có khi cùng một chủng loại trang thiết bị lại được tài trợ bởi
nhiều tổ chức khác nhau. Về đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, sử dụng, bảo
dưỡng, sửa chữa TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vừa thiếu về số
lượng và còn hạn chế về trình độ chuyên môn. Do vậy, công tác quản lý TTBYT
tại bệnh viện vẫn còn nhiều bất cập.
Quản lý TTBYT có hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị, giảm được kinh phí đầu tư, nâng cao tưổi thọ
của thiết bị, hỗ trợ công tác chuyên môn cho cán bộ y tế. Từ đó thu hút người
dân tới khám chữa bệnh, góp phần làm giảm sự quá tải cho các bệnh viện tuyến
trên, đồng thời người dân được hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao ngay tại tuyến
tỉnh, vì vậy giảm được chi phí đi lại không cần thiết, việc này rất có ý nghĩa
đối với người nghèo, những người bệnh ở vùng sâu, vùng xa hay ở xa với những
bệnh viện lớn tuyến trên có trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Do đó,
việc khảo sát thực trạng quản lý, sử dụng TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng
Trị là hết sức cần thiết.
Đây chính là lý do đề tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊ” được lựa chọn nghiên cứu trong
luận văn này.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Quảng Trị, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
2
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế tại
bệnh viện.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý
trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý TTBYT tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị.
- Đối tượng khảo sát: Là cán bộ hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Quảng Trị.
- Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Thời gian: Đánh giá tình hình quản lý TTBYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2014 - 2016 và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý TTBYT
đến năm 2020.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
4.1 Phương pháp thu thập thông tin:
Về thông tin thứ cấp: Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng
chính: các báo cáo của các khoa phòng chuyên môn thuộc Bệnh viện Đa khoa Quảng
Trị trong giai đoạn 2014-2016. Ngoài ra, thông tin thứ cấp còn được thu thập từ các
báo cáo tại hội thảo chuyên ngành, từ sách, báo, internet và các công trình nghiên
cứu, các đề tài đã được thực hiện liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Về thông tin sơ cấp: Nhằm phản ánh rõ thực trạng công tác quản lý TTBYT tại
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị từ hoạt động đầu tư đến hoạt động thanh lý tài
sản trong toàn bệnh viện, đồng thời xây dựng các giải pháp phù hợp trong quản lý
TTBYT tại bệnh viện. Đề tài tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp cán bộ quản lý tại
Bệnh viện về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu. Cụ thể là 3 đối tượng
3
chính: điều dưỡng,
4
bác sỹ, kỹ thuật viên (KTV), là những người tham gia công tác quản lý trang thiết bị y
tế trong cả bốn giai đoạn: đầu tư, mua sắm; sử dụng; sửa chữa, bảo dưỡng và
khấu hao,
thanh lý tại bệnh viện.
5
Đơn vị
Cán bộ quản lý
Tổng số cán bộ
Số mẫu
Số mẫu điều tra
quản lý
dự kiến
được
120
100
100
Phiếu điều tra gồm các mục hỏi:
- Thông tin cá nhân
- Ý kiến cá nhân về công tác quản lý TTBYT của Bệnh viện trong thời gian qua.
Kỹ thuật lập phiếu điều tra được tìm hiểu, nghiên cứu từ các sách, tài liệu về
quản lý TTBYT. Nội dung của phiếu điều tra được trình bày ở phần phụ lục của
luận văn.
Thời gian khảo sát: từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 12 năm 2017.
4.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý dữ liệu:
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như:
- Phương pháp thu thập, tổng hợp các số liệu thống kê mô tả của giai đoạn
từ năm 2014- 2016.
- Phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời gian để phân tích kết quả hoạt động
quản lý trang thiết bị y tế.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích: Kết quả điều tra sẽ được xử lý, tổng hợp
và phân tích trên máy vi tính dựa trên phần mềm Excel.
4.3 Phương pháp phân tích thông tin:
Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu, phân
tích thống kê các loại đối tượng và phân tích sự ưu tiên trong việc lựa chọn.
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp thống kê so sánh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu, so
sánh những kết quả đạt được của công tác quản lý trang thiết bị y tế so với kế
hoạch của
6
bệnh viện trong thời gian qua. Phân tích so sánh sự khác biệt trong đánh giá các
vấn đề có liên quan, những vấn đề bất cập trong quản lý trang thiết bị y tế đang
diễn ra ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ
khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công
tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận và kiến nghị, Phần Nội dung nghiên cứu
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế Bệnh viện
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện
Đa khoa tỉnh Quảng Trị
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y
TẾ BỆNH VIỆN
1.1 Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế
1.1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử
và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (sofware) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp
với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người
nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
a) Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù
đắp tổn thương, chấn thương;
b) Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
d) Kiểm soát sự thụ thai;
e) Khử khuẩn trang thiết bị y tế, bao gồm cả hóa chất sử dụng t rong quy
trình xét nghiệm;
f) Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
g) Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị thông qua biện
pháp kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người.
Trang thiết bị chẩn đoán in vitro gồm thuốc thử, chất hiệu chuẩn, vật liệu kiểm
soát, dụng cụ, máy, thiết bị hoặc hệ thống được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo
chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho việc kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ
thể người.
Phụ kiện là một sản phẩm được chủ sở hữu trang thiết bị y tế chỉ định dùng cho
mục đích cụ thể cùng với một thiết bị y tế cụ thể nhằm tạo điều kiện hoặc hỗ trợ
thiết bị đó sử dụng đúng với mục đích dự định của nó. [8]
1.1.1.2 Đặc điểm trang thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế bao gồm các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, phương tiện phục vụ
cho hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân. Trang thiết bị y tế là bộ
phận không thể tách rời trong các hoạt động y tế và là yếu tố không thể thiếu
trong việc nâng cao chất lượng, hiện đại hóa nền y học nước nhà. Đặc điểm TTBYT thể
hiện:
a) Trang thiết bị y tế là một loại hàng hóa đặc biệt với chủng loại đa dạng và luôn
được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn
thay đổi.
b) Trang thiết bị là tài sản cố định có giá trị cao. Trang thiết bị hiện nay cho ngành
y tế thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt tiền. Nó được sản xuất gắn liền
với thành tựu của khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh.
c) Trang thiết bị y tế ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có nền
khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao
trình độ thường xuyên.
d) Trang thiết bị y tế ở Bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ nhiều
nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ, quỹ
phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm.
e) Trang thiết bị y tế gồm nhiều loại khác nhau, có tính năng sử dụng khác nhau:
Loại thiết bị cá nhân: TTBYT được sử dụng tại tư gia (Homecare). Đây là
một phương pháp vừa đáp ứng nhu cầu cấp bách vừa đặt nền tảng cho một nền y
tế hiện đại.
Loại TTBYT đơn giản: Đây là loại thiết yếu, đơn giản, dễ sử dụng, kết hợp với
các thiết bị khác được sử dụng trong bệnh viện, đặc biệt là đơn vị y tế nhỏ.
Loại TTBYT chuyên dùng trong các bệnh viện yêu cầu người sử dụng phải am
hiểu kỹ thuật tính năng vận hành, kiểm tra theo dõi các thông số.
Loại thiết bị nghiên cứu: Đây là những thiết bị đáp ứng nhu cầu trong các
phòng nghiên cứu khoa học. Mặc dù hiệu quả kinh tế chưa phát huy được ngay
nhưng đây là cách hỗ trợ và xây dựng một hướng phát triển lâu dài, nhằm tăng
cường năng lực cho bệnh viên. [14, 5-7]
1.1.1.3 Quy định về phân loại trang thiết bị
Trong Chương II Nghị định 36/2016/NĐ-CP, việc phân loại trang thiết bị y tế