ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ MAI HƢƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng – Năm 2018
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ MAI HƢƠNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS: Nguyễn Thế Tràm
Đà Nẵng – Năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trần Thị Mai Hƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 3
5. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Bố cục đề tài .............................................................................................. 6
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................... 6
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI DÂN .......................................................... 11
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI
VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NLĐ....................................... 11
1.1.1. Khái niệm về việc làm, thất nghiệp và giải quyết việc làm .............. 11
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣời dân . 17
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho
ngƣời dân ............................................................................................................. 21
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƢỜI DÂN ...................................................................................................... 23
1.2.1. Xây dựng tổ chức bộ máy QLNN về giải quyết việc làm ................. 23
1.2.2. Xây dựng hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, xây dựng chƣơng
trình việc làm ....................................................................................................... 24
1.2.3. Huy động nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn vay trong giải
quyết việc làm ..................................................................................................... 25
1.2.4. Quản lý đào tạo nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực.................. 25
1.2.5. Quản lý đƣa
............................... 27
1.2.6. Thu hút đầu tƣ đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ................ 28
1.2.7. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện giải quyết việc làm cho NLĐ ...... 28
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI DÂN .......................................................... 30
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 30
1.3.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................... 31
1.3.3. Điều kiện xã hội................................................................................. 33
1.3.4. Nhân tố về cơ chế, chính sách, pháp luật về giải quyết việc làm cho
ngƣ dân ven biển của cơ quan Nhà nƣớc ............................................................ 34
1.3.5. Chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm
cho ngƣời dân ...................................................................................................... 36
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN......... 38
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân
của tỉnh Quảng Bình ............................................................................................ 38
1.4.2. Kinh nghiệm của thành phố Nha Trang ............................................ 39
1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết
việc làm của tỉnh Quảng Bình và thành phố Nha Trang ..................................... 41
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .................................................................................... 43
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG.................................................................................................. 44
2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CÔNG TÁC QLNN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................ 44
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................. 44
2.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................... 46
2.1.3. Điều kiện xã hội................................................................................. 51
2.1.4. Kết quả công tác quản lý về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển
trên địa bàn thời giai đoạn 2013 – 2017 .............................................................. 55
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM
CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................................. 59
2.2.1. Thực trạng xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân ven biển thành phố Đà Nẵng ........................................... 59
2.2.2. Thực trạng xây dựng thông tin thị trƣờng, tổ chức giao dịch việc làm
............................................................................................................................. 61
2.2.3. Thực trạng huy động vốn, hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm ......... 67
2.2.4. Thực trạng quản lý đào tạo nghề nghiệp ........................................... 68
2.2.5. Thực trạng quản lý đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài.............. 70
2.2.6. Thực trạng thực hiện các chính sách thu hút đầu tƣ đối với các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế ........................................................................................ 71
2.2.7. Thực trạng thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác giải quyết việc
làm ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ...................................... 73
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ... 79
2.3.1. Những thành công trong quá trình quản lý nhà nƣớc về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân ven biển thành phố Đà Nẵng trong 5 năm (2013 – 2017) 79
2.3.2 Hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho
ngƣ dân ................................................................................................................ 80
2.3.3 Nguyên nhân ....................................................................................... 82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................... 84
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG ................................................................................................................. 85
3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ..................... 85
3.1.1. Các dự báo về môi trƣờng việc làm cho ngƣ dân ven biển thành phố
Đà Nẵng ............................................................................................................... 85
3.1.2. Cơ sở pháp lý quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm ................... 86
3.1.3. Mục tiêu, quan điểm quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho
ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong những năm tới ........... 88
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢ DÂN VEN BIỂN TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................. 90
3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm
cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố...................................................... 90
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm ............................................................ 91
3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn, phát huy hiệu quả sử dụng
vốn vay cho giải quyết việc làm .......................................................................... 93
3.2.4. Hoàn thiện quản lý công tác giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn
nhân lực ............................................................................................................... 95
3.2.5. Hoàn thiện quản lý hoạt động xuất khẩu lao động: ........................... 97
3.2.6. Hoàn thiện các chính sách thu hút đối với các doanh nghiệp ........... 97
3.2.7. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu
quả QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣ dân trong từng thời kỳ nhất định ... 98
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 99
3.3.1. Kiến nghị đối với bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội ................ 99
3.3.2. Kiến nghị đối với UBND thành phố Đà Nẵng .................................. 99
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................. 101
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
VIẾT TẮT
NGHĨA
1
ILO
2
QLNN
3
NLĐ
Ngƣời lao động
4
TTLĐ
Thị trƣờng lao động
4
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
5
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
6
SXKD
Sản xuất kinh doanh
7
UBND
Ủy ban nhân dân
8
HĐND
Hội đồng nhân dân
9
LĐ-TB&XH
10
CSXH
Chính sách xã hội
11
NSXH
Ngân sách xã hội
Tổ chức Lao động Quốc tế
Quản lý nhà nƣớc
Sở Lao động – Thƣơng Binh và Xã hội
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
Tên bảng
hiệu
Trang
Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (GDP)
2.1
theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2013 -
48
2017
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
Thu chi ngân sách của thành phố qua các năm 2013 – 2017
Tình hình dân số, lao động, việc làm trên địa bàn thành phố
qua các năm 2013 - 2017
Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi và giới tính tại thành phố Đà
Nẵng năm 2017
Cơ cấu lao động vùng ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2014 - 2017
Tổng số lao động vùng ngƣ dân ven biển đƣợc giải quyết việc
làm giai đoạn 2013 -2017
Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động ngƣ dân trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2017
49
51
53
54
56
57
Kết quả QLNN về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển
2.8
thành phố Đà Nẵng năm 2017 thông qua các hình thức giải
58
quyết
2.9
2.10
2.11
Một số trƣờng dạy nghề, trung tâm đào tạo nghề trên địa bàn
thành phố hiện nay cho ngƣ dân ven biển thành phố Đà Nẵng
Tổng hợp chƣơng trình/chính sách hỗ trợ và giải quyết việc
làm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2012 - 2017
Quản lý vốn vay giải quyết việc làm cho ngƣ dân vùng ven
biển giai đoạn thành phố Đà Nẵng 2013 – 2017
59
66
69
2.12
2.13
2.14
Kết quả giải quyết việc làm qua đào tạo nghề cho ngƣ dân ven
biển giai đoạn 2012 -2016
Tỷ trọng lao động phân chia theo khu vực kinh tế thành phố
Đà Nẵng năm 2013 - 2017
Quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai
đoạn 2013 – 2017
2.15 Tổng các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 2017
70
70
73
73
ực hiện công tác quản
2.16 lý giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành
phố Đà Nẵ
76
– 2017
mo
2.17 quá trình thực hiện công tác quản lý giải quyết việc làm cho
ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
78
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Số
Tên biểu đồ, hình vẽ
hiệu
2.1.
2.2.
2.3.
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành của nền kinh tế thành phố Đà
Nẵng giai đoạn 2013 – 2017
Cơ cấu lao động vùng ngƣ dân theo trình độ chuyên môn 2014
- 2017
lý giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng
Trang
49
55
74
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý về giải quyết việc làm đã trở thành một vấn đề xã hội mang tính
cấp thiết đối với mọi nền kinh tế, là bài toán nan giải của mỗi quốc gia mỗi vùng
lãnh thổ hiện nay. Thất nghiệp không chỉ là nguồn gốc của nạn nghèo khổ, các
tệ nạn xã hội mà còn gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Để hạn chế tỷ lệ
thất nghiệp, thực hiện hiệu quả công tác quản lý giải quyết việc làm, đòi hỏi các
cơ quan chức năng phải có các chính sách, hoạch định phù hợp với đặc điểm
từng vùng lao động.
Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ƣơng, là trung tâm kinh tế - chính
trị - xã hội của khu vực miền Trung, có nhiều lợi thế về biển, vị trí chiến lƣợc,
an ninh quốc phòng. Dân số vùng ngƣ dân ven biển chiếm tỷ lệ lớn so với dân
số toàn thành phố, có nhiều lợi thế khai thác, đầu tƣ phát triển tạo việc làm. Tuy
nhiên, ngành kinh tế biển Đà Nẵng còn nhiều hạn chế, bất cập, chƣa tận dụng
hết tiềm lực có sẵn để phát triển và giải quyết việc làm cho ngƣời dân. Đời sống,
sinh kế của phần lớn ngƣ dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng thiếu việc
làm ở một số bộ phận ngƣ dân còn lớn, ngƣ dân cơ bản vẫn là đối tƣợng nghèo,
thu nhập thấp, tích luỹ ít, trình độ học vấn còn hạn chế, thƣờng xuyên phải lao
động trong môi trƣờng khắc nghiệt và đối mặt nhiều rủi ro, nguy hiểm. Ngoài ra,
ngƣời lao động vùng ngƣ dân biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng làm việc chủ
yếu theo thời vụ, không kiên trì, dễ nghỉ việc, điều này tạo nên vòng luẩn quẩn
khó có lối ra.
Mặc dù thời gian qua thành phố Đà Nẵng đã có nhiều biện pháp, chính sách để
quản lý giải quyết việc làm cho ngƣ dân, nhƣng thực tế tình hình thất nghiệp hiện
nay của bộ phận ngƣ dân trên địa bàn thành phố chƣa đƣợc cải thiện đáng kể, các
chính sách giải quyết việc làm chƣa đạt hiệu quả cao và còn thực hiện ở quy mô nhỏ,
thí điểm hay mô hình, đời sống ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, các hộ cận nghèo
2
ở vùng ngƣ dân có xu thế tăng lên. Để tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về giải
quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thì vấn đề cần
đặt ra là phân tích đƣợc thực trạng, tìm ra nguyên nhân, từ đó có những biện pháp
hữu hiệu, có tính khả thi là yêu cầu rất quan trọng nhằm hoạch định, đƣa ra các chính
sách, chủ trƣơng trong công tác quản lý nhà nƣớc giải quyết việc làm cho ngƣ dân
ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớc về giải
quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho
ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản
lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển thành phố Đà Nẵng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân ven biển tại thành phố Đà Nẵng thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về giải
quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công
tác quản lý nhà nƣớc giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
b. Phạm vi nghiên cứu
3
- Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giải quyết việc làm
cho ngƣ dân ven biển của cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chức năng quản lý nhà nƣớc về
giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố.
- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về giải
quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong thời gian 5 năm (từ năm
2013 – 2017). Dữ liệu sơ cấp đƣợc tiến hành điều tra trong khoảng thời gian
tháng 9,10 năm 2017. Từ đó đề xuất các giải pháp trong luận văn có ý nghĩa đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận của đề tài
- Cách tiếp cận duy vật lịch sử: Với cách tiếp cận này, công tác quản lý nhà
nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển đƣợc đặt trong bối cảnh, điều
kiện cụ thể của thành phố Đà Nẵng ở từng thời kỳ nhằm phân tích thực trạng và
đề xuất giải pháp sát với thực tiễn địa phƣơng trong vấn đề công tác quản lý nhà
nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển. Các xu hƣớng đƣợc nghiên
cứu trong quá khứ sử dụng cho việc định hƣớng các chính sách về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân ven biển trong tƣơng lai.
- Cách tiếp cận duy vật biện chứng: Coi công tác quản lý nhà nƣớc về giải
quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trong trạng thái luôn phát triển và nghiên
cứu nó trong mối quan hệ với các yếu tố khác, từ đó tìm ra mối quan hệ nguyên
nhân – kết quả trong quản lý giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển. Nhờ vậy
ta có cái nhìn toàn diện, tổng thể từng khía cạnh của công tác quản lý nhà nƣớc
về giải quyết việc làm, trên cơ sở đó có sự đánh giá khách quan, chính xác, đồng
thời xử lý có hiệu quả các vấn đề tồn tại trong thực tiễn.
4
b. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, tác giả sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Để có đƣợc dữ liệu thứ cấp, tác
giả thu thập nhiều công trình nghiên cứu trƣớc đó có liên quan đến vấn đề quản
lý nhà nƣớc (QLNN) về giải quyết việc làm cho ngƣ dân nhƣ: Đề tài nghiên cứu
khoa học, sách tham khảo, bài tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết mang
tính nghiên cứu và trao đổi trên các diễn đàn internet, các văn bản pháp luật,…
Sau khi thu thập các tài liệu trên, tác giả thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo
thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong đề tài
để thuận tiện cho việc mã hoá các dữ liệu này.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu sơ cấp, tác giả
sử dụng phƣơng pháp điều tra, khảo sát qua bảng hỏi. Đối tƣợng điều tra bao
gồm cán bộ, công chức nhà nƣớc công tác tại sở Lao động – Thƣơng binh và Xã
hội thành phố Đà Nẵng và ngƣ dân ven biển có liên quan đến hoạt động quản lý
nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Từ những ý kiến, nhận định, đánh giá của ngƣời trả lời bảng hỏi, tác giả phân
tích dữ liệu để phục vụ cho việc đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về giải
quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu
Sau khi thu thập đƣợc các thông tin, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp
thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng để đƣa vào sử dụng trong nghiên
cứu của đề tài. Toàn bộ số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng chƣơng trình SPSS trên
máy tính. Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết nhƣ số
tuyệt số, số tƣơng đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
Phương pháp phân tích dữ liệu
5
- Phương pháp so sánh: Từng con số đơn lẻ hầu nhƣ không có ý nghĩa
trong việc đánh giá một vấn đề. Chính vì vậy, phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả
sử dụng nhiều khi phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân ven biển. Các dạng so sánh đƣợc sử dụng trong luận văn
là:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: Dựa trên hiệu số giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và
chỉ tiêu kỳ gốc để thấy sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu.
+ So sánh bằng số tƣơng đối: Dựa trên tỷ lệ (%) giữa chỉ tiêu kỳ phân tích
so với chỉ tiêu gốc để biết mức độ hoàn thành.
- Phương pháp phân tích thống kê: Thông qua
ẹ
ọ
phuo
hiẹn tu
ẹ
- xã họ
vạ
ạ
ẹ
ẹn tu
ọ
ẹn tu
ẹ, tác đọng
tuo
ẹn tu
ẹn tu
ạ
ẹn tu
ẹ
ẹn tu
u kiẹ
ạn va
- xã họi hiẹ
o
ẹ
o
uo
ẹ
ớc về giải quyết việc làm cho ngƣ
dân ven biể
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven biển
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có những thành công và hạn chế nào?
6
- Các yếu tố nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng?
- Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc giải quyết việc
làm cho ngƣ dân ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới là
gì?
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung
chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm
cho ngƣ dân
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân
ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân ven biển tại thành phố Đà Nẵng
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu một số công
trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến lĩnh vực này
đã đƣợc công bố trên sách báo tạp chí, cụ thể:
- Bùi Quang Bình (2007), Giáo trình kinh tế lao động, Nhà xuất bản
TT&TT. Nội dung giáo trình cung cấp các kiến thức cơ bản về lao động, việc
làm, các công cụ để thúc đẩy tạo việc làm cho ngƣời lao động. Ngoài ra, giáo
trình cũng cung cấp các thông tin liên quan đến phát triển thị trƣờng lao động ở
Việt Nam trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng. Thông qua các cơ chế
hoạt động của thị trƣờng lao động giúp chúng ta hiểu đƣợc cung cầu thị trƣờng
lao động, những thay đổi của ngƣời lao động và doanh nghiệp khi môi trƣờng
kinh doanh thay đổi, tác động của các chính sách giải quyết việc làm của chính
phủ.
7
- Mai Văn Bƣu, Phan Kim Chiến (1999), Giáo trình sau đại học Quản lý
nhà nước về Kinh tế, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Giáo trình Quản lý nhà
nƣớc về kinh tế trình bày sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nƣớc về kinh
tế; làm rõ những khái niệm cơ bản, quy luật và nguyên tắc của quản lý nhà nƣớc
về kinh tế; chỉ ra các công cụ quản lý kinh tế vi mô: pháp luật, kế hoạch, chính
sách tài sản quốc gia và phƣơng thức quản lý nhà nƣớc về kinh tế. Nêu lên các
nhóm mục tiêu cơ bản của quản lý nhà nƣớc về kinh tế, ổn định kinh tế, công
bằng kinh tế và phúc lợi kinh tế tổng hợp và ba cách tiếp cận chức năng quản lý
nhà nƣớc về kinh tế: theo quá trình quản lý, theo tính chất tác động và theo yếu
tố lĩnh vực hoạt động của nên kinh tế quốc dân. Sơ lƣợc về quá trình thực hiện
quyết định quản lý của nhà nƣớc với các bƣớc cơ bản: Phân tích vấn đề - xây
dựng phƣơng án quyết định – đánh giá và lựa chọn phƣơng án tốt nhất – tổ chức
thực hiện quyết định, dƣới hình chủ yếu là hệ thống văn bản quản lý nhà nƣớc.
Làm rõ vai trò, vị trí và đặc trƣng cơ bản của cán bộ quả lý nhà nƣớc về kinh tế,
đƣa ra phƣơng pháp và đánh giá thực trạng của đội ngũ quản lý kinh tế để có
phƣơng hƣớng đổi mới công tác cán bộ.
- Nguyễn Xuân Mai – Nguyễn Duy Thắng, Xã hội học, số 4 (116), (2011).
“Sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển: Thực trạng và giải pháp”.Trong nội
dung công trình nghiên cứu của mình tác giả tìm hiểu thực trạng sinh kế, những
rủi ro sinh kế hiện thời và khả năng chuyển đổi sinh kế của cộng đồng ngƣ dân
ven biển. Mặt khác, nghiên cứu cũng đề xuất các mô hình sinh kế đánh bắt ven
bờ thông qua tham vấn của cộng đồng ngƣ dân ven biển.
- Phùng Thị Hoài Thƣơng (2015), “Giải quyết việc làm theo pháp luật lao
động Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành phố Đà Nẵng”. Luận văn làm
sáng tỏ một số vấn đề của pháp luật hiện hành về giải quyết việc làm. Phân tích
và đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết việc làm
8
tại thành phố Đà Nẵng. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp
luật lao động về giải quyết việc làm tại thành phố Đà Nẵng.
- Nguyễn Văn Cƣờng (2015), “Nghiên cứu cải thiện sinh kế trong khai thác
hải sản đối với ngư dân vùng ven biển thành phố Hải Phòng”. Trong nghiên cứu
của mình, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng sinh kế của ngƣ dân trong
khai thác hải sản, từ đó đƣa ra những giải pháp cải thiện sinh kế đối với ngƣ dân
vùng ven biển thành phố Hải Phòng.
- PGS.TS Nguyễn Kiên Cƣờng (2015),“Quản lý nhà nước về lao động và
việc làm, tiền lương và bảo trợ xã hội, dân số và kế hoạch hoá gia đình”. Trong
đề tài này tác giả đã đánh giá thực trạng lao động, việc làm, tiền lƣơng, bảo trợ
xã hội, dân số, kế hoạch hoá gia đình của nƣớc ta, những khó khăn và thách
thức. Từ đó đề xuất một số ý kiến nhằm giải quyết các khó khăn bất cập những
vấn đề nêu trên, nhằm nâng cao mức sống, thu nhập của ngƣời lao động.
- Nguyễn Ngọc Vinh (2014), “Tạo việc làm cho thành niên trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”. Trong cuốn luận văn này, tác giả đã hệ
thống cơ sở lý luận về việc làm và tạo việc làm, đánh giá đƣợc tình hình việc
làm cho thành niên trên địa bàn quận Thanh Khê, chỉ ra những mặt làm đƣợc và
những hạn chế tồn tại, từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp tạo việc làm cho thanh
niên trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.
- Ngô Văn Hậu (2011), “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự
nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình”. Đề tài
đánh giá thực trạng tình hình và các nhân tố ảnh hƣởng đến nghèo đói của ngƣ
dân tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Từ đó đề xuất và gợi ý một số
chính sách quản lý đối với cơ quan chính quyền nhằm giúp ngƣ dân vùng ven
biển huyện Quảng Trạch sớm thoát nghèo.
- Phạm Thị Hồng Hạnh (2014), “Giải quyết việc làm cho lao động nữ trên
địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”. Luận văn trình bày hệ thống cơ
9
sở lý luận về lao động và việc làm cho lao động nữ, thực trạng về nhu cầu việc
làm và khả năng chuyển đổi ngành nghề của lao động nữ trên địa bàn quận. Qua
đó, tổng hợp và đề xuất giải pháp phù hợp hỗ trợ dạy nghề và giải quyết việc
làm cho lao động nữ trên địa bàn quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- Hoàng Tú Anh (2012), “Giả quyết việc làm cho lao động nông thôn trên
địa bàn huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng”. Trong luận văn của mình, tác
giả đã nêu hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao
động nông thôn, nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động ở huyện
Hoà Vang. Đề xuất biện pháp nhằm giải quyết việc làm cho nông thôn huyện
Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng một cách hiệu quả.
- Ban Kinh tế Trung ƣơng (2016), “Vấn đề lao động, việc làm, thách thức
giải pháp”. Các kết quả đánh giá của an Kinh tế Trung ƣơng cho thấy, đặc điểm
cơ bản của việc làm tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào khu vực phi chính thức
và khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng lao động hƣởng lƣơng trong khu vực phi
chính thức thấp, chủ yếu la lao động tự làm và lao động không đƣợc trả công, do
vậy việc đo lƣờng một số yếu tố đánh giá tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, chất
lƣợng việc làm, năng suất lao động sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn tiếp cận một số bài báo, các quyết định,
chính sách ban hành về cải thiện sinh kế cho ngƣ dân vùng ven biển của Uỷ ban
Nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng. Qua quá trình nghiên cứu các tài liệu,
tác giả nhận thấy hầu hết các công trình nghiên cứu đều thừa nhận tầm quan
trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven
biển, đồng thời đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý về giải quyết
việc làm cho ngƣ dân. Tuy nhiên, các nghiên cứu này còn chung chung, chƣa cụ
thể, và không gian nghiên cứu của mỗi tài liệu ở mỗi địa phƣơng khác nhau. Đặc
thù của mỗi tỉnh, huyện khác nhau nên việc áp dụng những nghiên cứu trên cho
một địa phƣơng khác sẽ không phù hợp. Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I,
10
tiềm lực phát triển kinh tế rất mạnh, nguồn lực lao động dồi dào, nhƣng đến này
chƣa có công trình nào đề cập toàn diện và sâu sắc đến việc quản lý, sử dụng
hiệu quả nguôn lực ngƣ dan ven biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Luận văn
là công trình nghiên cứu đầu tiên đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp
hoàn thiện công tác “quản lý nhà nƣớc về giải quyết việc làm cho ngƣ dân ven
biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
11
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI DÂN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI DÂN
1.1.1. Khái niệm về việc làm, thất nghiệp và giải quyết việc làm
a. Khái niệm việc làm
Đứng trên các góc độ nghiên cứu khác nhau, ngƣời ta đã đƣa ra rất nghiều
định nghĩa nhằm sáng tỏ “việc làm là gì?”. Và ở các quốc gia khác nhau do ảnh
hƣởng của nhiều yếu tố điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp… ngƣời ta quan
niệm về việc làm cũng khác nhau.
- Theo quan điểm của C.Mac
“Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và
những điều kiện cần thiết (vốn, tƣ liệu sản xuất, công nghệ,…) để sử dụng sức
lao động đó”. Sức lao động do ngƣời lao động (NLĐ) sở hữu. Những điều kiện
cần thiết nhƣ vốn, tƣ liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do NLĐ có quyền sở
hữu, sử dụng hay quản lý hoặc không.
Theo quan điểm của Mac thì bất cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng
thái mất cân bằng giữa sức lao động và điều kiện cần thiết để sử dụng sức lao
động đó, đều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm.
- Dưới góc độ kinh tế xã hội
Hoạt động kiếm sống là hoạt động quan trọng nhất của thế giới nói chung
và con ngƣời nói riêng. Hoạt động kiếm sống của con ngƣời đƣợc gọi chung là
việc làm. Việc làm trƣớc hết là vấn đề của mỗi cá nhân, xuất phát từ nhu cầu của
bản thân nên tiến hành các hoạt động nhất định. Họ có thể tham gia công việc
nào đó để đƣợc trả công, hoặc tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo
12
việc làm nhƣ dùng các tƣ liệu sản xuất kinh doanh, nhằm thu lợi nhuận hoặc tự
làm những công việc cho hộ gia đình mình.
Ngoài vấn đề cá nhân, việc làm còn là vấn đề của cộng đồng của xã hội. Sở
dĩ có sự phát sinh này là do con ngƣời không sống đơn lẻ và hoạt động lao động
của mỗi cá nhân cũng không đơn lẻ, mà nằm trong tổng thể các hoạt động sản
xuất của xã hội. Hơn nữa, việc làm và thu nhập không phải là vấn đề mà lúc nào
mỗi cá nhân NLĐ cũng quyết định đƣợc. Sự phát triển quá nhanh của dân số,
mức độ tập trung tƣ liệu sản xuất ngày càng cao vào tay một số cá nhân dẫn đến
tình trạng xã hội ngày càng có nhiều ngƣời không có khả năng tự tạo việc làm.
Trong điều kiện đó, mỗi cá nhân phải huy động mọi khả năng của bản thân để tự
tìm việc làm cho mình, phải cạnh tranh để tìm việc làm.
- Dưới góc độ pháp lí
Tổ chức Lao động quốc tế ILO (International Labour Organization) đƣa ra
khái niệm ngƣời có việc làm là những ngƣời làm việc gì đó đƣợc trả tiền công,
lợi nhuận hoặc đƣợc thanh toán bằng hiện vật hoặc những ngƣời tham gia vào
hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm, vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình
không đƣợc nhận tiền công hoặc hiện vật. Khái niệm này còn đƣợc đƣa ra tại
Hội nghị quốc tế lần thứ 13 của các nhà thống kê lao động ILO.
Ở Việt Nam, khái niệm về việc làm đã đƣợc cụ thể hoá tại điều 13, chƣơng
II của Bộ luật Lao động, nhƣ sau: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm, đều đƣợc thừa nhận là việc làm”. Nhƣ vậy, một
việc làm phải hội đủ 3 yếu tố: là hoạt động lao động của con ngƣời; hoạt động
tạo ra thu nhập (kể cả công việc đƣợc trả công hay không đƣợc trả công); không
bị pháp luật ngăn cấm.
b. Khái niệm thiếu việc làm và thất nghiệp
Thiếu việc làm
13
Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, ngƣời thiếu việc làm là ngƣời trong
tuần lễ tham khảo có số giờ làm việc dƣới mức quy định cho ngƣời có đủ việc
làm và có nhu cầu thêm việc làm.
Theo một số chuyên gia về chính sách lao động việc làm thì cho rằng:
Ngƣời thiếu việc làm là những ngƣời đang làm việc có mức thu nhập dƣới mức
lƣơng tối thiểu và họ có nhu cầu làm thêm.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu thiếu việc làm nhƣ sau: Thiếu việc làm là
trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có
việc làm nhƣng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của ngƣời lao động,
họ phải làm việc nhƣng không sủ dụng hết thời gian theo quy định hoặc làm việc
có thu nhập thấp, không đủ sống khiến họ muốm tìm thêm việc làm.
Thất nghiệp
- Khái niệm thất nghiệp
Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi
một số ngƣời trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhƣng không thể tìm đƣợc
việc làm ở mức tiền công thịnh hành”. Ngƣời thất nghiệp là ngƣời trong độ tuổi
lao động có khả năng lao động, không có việc làm và đang có nhu cầu tìm kiếm
việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số ngƣời lao động không có việc làm
trên tổng số lực lƣợng lao động xã hội.
Cũng có quan điểm cho rằng: Thất nghiệp là hiện tƣợng gồm những ngƣời
mất thu nhập, do không có khả năng tìm đƣợc việc làm trong khi họ còn trong độ
tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan môi
giới về lao động việc làm nhƣng chƣa đƣợc giải quyết. Nhƣ vậy, những ngƣời thất
nghiệp tất yếu phải thuộc lực lƣợng lao động hay dân số hoạt động kinh tế.
Thất nghiệp là một khái niệm vừa mang tính quốc tế vừa mang tính xã hội,
nó mang nghĩa ngƣợc với có việc làm. Nói đến thất nghiệp là nói đến sự khó
14
khăn cho việc hoạch định chính sách quốc gia. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ thất
nghiệp hợp lý là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
- Nguyên nhân thất nghiệp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp, trƣớc hết là do
mất cân bằng giữa cung và cầu lao động trên thị trƣờng lao động. Xét quan hệ
cung cầu về lao động trên thị trƣờng xảy ra ba trạng thái:
+ Nếu cung về lao động lớn hơn cầu về lao động thì tất yếu sẽ dẫn đến thất
nghiệp.
+ Nếu cung và cầu về lao động cân bằng thì tình trạng thất nghiệp gần nhƣ
không có.
+ Nếu cung về lao động nhỏ hơn cầu thì sẽ không có thất nghiệp. Tuy nhiên
đây là tình trạng ít xảy ra.
Nguyên nhân của thất nghiệp còn do tỷ lệ thời gian lao động ở nông thôn sử
dụng chƣa hết. Điều này dẫn đến lao động trong nông nghiệp dôi nhƣ nhiều
trong khi không có việc để làm.
Tình trạng di dân tự do từ các tỉnh vùng lân cận vào các đô thị lớn cũng là
nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm theo xu thế chung thì
sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở các đô thị là lợi thế tạo ra sự hấp dẫn và
sức hút làn sóng di dân từ các vùng nông thôn và các vùng lân cận đến thành thị
để làm ăn sinh sống sẽ tăng lên.
Những bất cập trong đào tạo chất lƣợng nguồn nhân lực cũng góp phần là xuất
hiện và gia tăng tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm do quá trình đào tạo không
gắn với nhu cầu sử dụng và chất lƣợng nguồn nhân lực không đáp ứng đƣợc với
những đòi hỏi của nền kinh tế những yêu câu cầu của thị trƣờng lao động.
Một nguyên nhân gây nên tình trạng thất nghiệp nữa là do chính sách giảm
biên chế và sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Quá trình sắp xếp lại sản
xuất, chuyển các doanh nghiệp Nhà nƣớc sang hình thức công ty cổ phần một