Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

phát triển du lịch tỉnh Gia Lai theo hướng bền vững”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.31 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH
KHOA TIỂU HỌC – MẦM NON
====@&?====

TIỂU LUẬN
Tên đề tài

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI THEO HƯỚNG
BỀN VỮNG

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thúy Ngân
Lớp: K8 Tiểu học
Khoa: Sư Phạm Tiểu học – Mầm non

1


MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
6. Phương pháp nghiên cứu
7. Cấu trúc của tiểu luận
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Phát triển du lịch bền vững
1.1.1 Quan niệm chung về phát triển bền vững


1.1.2 Quan niệm chung về phát triển du lịch bền vững
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững
1.2 Thực tiễn phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Trên thế giới
1.2.2 Ở Việt Nam
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1 Khái quát về tỉnh Gia Lai
2.1.1 Vị trí địa lý
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình

2


2.1.2.2 Khí hậu
2.1.2.3 Thủy văn
2.1.2.4 Sinh vật
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2. Những điều kiện để phát triển hoạt động du lịch bền vững ở tỉnh Gia Lai
2.2.1 Tài nguyên du lịch tỉnh Gia Lai
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.2.1.1.1 Tài nguyên địa hình
2.2.1.1.2 Tài nguyên khí hậu
2.2.1.1.3 Tài nguyên sông, hồ, suối
2.2.1.1.4 Tài nguyên rừng
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.3 Thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Gia Lai
2.3.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật
2.3.1.1 Cơ sở hạ tầng

2.3.1.1.1 Hệ thống giao thông
2.3.1.1.2 Hệ thống cấp điện
2.3.1.1.3 Hệ thống cấp thoát nước
2.3.1.1.4 Hệ thống thông tin liên lạc
2.3.1.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật
2.3.1.2.1 Hệ thống cơ sở lưu trú
2.3.1.2.2 Hệ thống nhà hàng
2.3.1.2.3 Hệ thống các cửa hàng lưu niệm
2.3.1.2.4 Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí
2.3.1.3 Thực trạng về khách du lịch
2.3.1.4 Thực trạng về doanh thu
2.3.1.5 Thực trạng phát triển bền vững về tài nguyên môi trường
2.3.1.6 Thực trạng phát triển bền vững về văn hóa – xã hội

Chương 3 : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG

3


3.1 Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh
3.2Tuyên truyền quảng bá
3.3 Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch
3.4 Bảo vệ môi trường, đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững
3.5 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái
3.6 Khuyến khích cộng đồng tham gia phát triển du lịch bền vững
3.7 Tổ chức quản lý
3.8Hoàn thiện cơ cấu chính sách phát triển du lịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ,
du lịch đang phát triển không ngừng. Đối với Việt Nam, du lịch không chỉ
tạo ra nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân mà còn góp phần đưa
bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế,
văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến các
quốc gia trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, du lịch Gia Lai cũng đang có những bước khởi sắc.
Với đặc điểm địa lí của một vùng đất cao nguyên, quy tụ rất nhiều các dân
tộc và tài nguyên du lịch đa dạng, Gia Lai được nhiều du khách trong và
ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn.
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động du lịch chưa xứng đáng với tiềm năng
vốn có, môi trường tự nhiên đang bị xuống cấp, bản sắc văn hóa của các
dân tộc phần nào bị mai một. Đó là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho ngành
du lịch địa phương. Tài nguyên du lịch của Gia Lai là những gì, ngành du
lịch của Gia Lai đang phát triển như thế nào, có thể phát triển theo xu
hướng bền vững hay không và chúng ta phải làm gì để du lịch Gia Lai
phát triển bền vững?
Từ thực tiễn trên, bản thân chọn đề tài “phát triển du lịch tỉnh Gia Lai
theo hướng bền vững” nhằm tìm ra những hiện trạng và đề xuất góp phần
phát triển du lịch tỉnh Gia Lai theo hướng bền vững.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển bền
vững cho ngành du lịch đang còn non trẻ của tỉnh Gia Lai. Đây là nguồn
kiến thức, thông tin tham khảo bổ ích để ngành du lịch tỉnh Gia Lai điều

chỉnh các hoạt động du lịch, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du
khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa

5


phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền
vững. Đồng thời phục vụ cho việc dạy học các bài liên quan đến địa lý địa
phương cho học sinh tiểu học sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững, tạo tiền đề để
cho quá trình nghiên cứu.
- Khảo sát, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển du lịch
tỉnh Gia Lai.
- Đề ra giải pháp phát triển du lịch tỉnh Gia Lai theo hướng bền vững.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề du lịch trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian
từ năm 2014 đến năm 2016. Phân tích tiềm năng và hiện trạng phát triển
du lịch của tỉnh Gia Lai trên quan điểm bền vững và đề xuất một số giải
pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững.
5. Lịch sử nghiên cứu
5.1.Trên thế giới
Hơn 842 triệu người du lịch ra nước ngoài năm 2005, hơn 76,7 triệu việc
làm được tạo ra từ du lịch, doanh thu của du lịch chiếm 10,3 % GDP cả
thế giới. Du lịch đang là hiện tượng toàn cầu. Lợi nhuận khổng lồ thu
được từ du lịch đã khiến cho nhiều tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá
mức, môi trường bị ô nhiễm, và nền kinh tế - xã hội của các lãnh thổ đón
khách bị ảnh hưởng một cách tiêu cực. Một chiến lược du lịch tôn trọng
môi trường và quan tâm đến khả năng đáp ứng các nhu cầu trong tương
lai đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Từ khi cụm từ “phát triển bền vững” ra đời ở Đức vào năm 1980, nhiều
nghiên cứu khoa học đã được tiến hành nhằm phân tích những tác động
của du lịch đến sự phát triển bền vững, sự cần thiết phải bảo vệ tính toàn

6


vẹn của môi trường sinh thái trong khi khai thác du lịch. Chuyên gia du
lịch người Thuỵ Sĩ Jos Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà
khoa học đầu tiên trên thế giới cảnh báo về những suy thoái do hoạt động
du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về du lịch rắn (hard tourism) - loại hình
du lịch ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường và
du lịch mềm (soft toursim/gentle tourism) - loại hình du lịch ít gây ảnh
hưởng nhất đến môi trường và có chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa
phương .
Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất đã diễn ra Hội nghị về
môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua
chương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân
loại bước vào thế kỉ XXI. Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề
liên quan đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược hướng tới các
hoạt động mang tính bền vững hơn.
Về du lịch bền vững, từ những năm 1990, nhiều nghiên cứu về phát triển
du lịch bền vững đã được tiến hành. Một số loại hình du lịch mới ra đời,
nhấn mạnh khía cạnh môi trường như du lịch sinh thái, du lịch gắn với
thiên nhiên, du lịch thay thế hay du lịch khám phá nhằm tuyên truyền,
nâng cao ý thức của cộng đồng về hoạt động du lịch có trách nhiệm, đảm
bảo sự phát triển bền vững.
Năm 1996, “chương trình Nghị sự 21 về du lịch: Hướng tới phát triển bền
vững về môi trường” đã được Hội đồng Lữ hành du lịch thế giới, Tổ chức
du lịch thế giới và Hội đồng Trái đất xây dựng, nhằm nhấn mạnh sự cần

thiết phối hợp hành động giữa các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ và
ngành du lịch trong việc xây dựng chiến lược du lịch và nêu bật những lợi
ích to lớn của việc phát triển du lịch bền vững
Các nhà Địa lý học bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực du lịch từ những năm

7


30(Mc Murray 1930; Jones 1935; Selke 1936) và đặc biệt là sau chiến tranh
thế giới thứ II. Nhiều nhà Địa lý học người Mỹ, Anh, Canađa đã tiến hành các
nghiên cứu về du lịch ở góc độ địa lý như Gilbert (1949), Wolfe (1951),
Coppock (1977). Về sau, khi du lịch ngày càng phát triển và cụm từ du lịch
bền vững được nhắc đến nhiều hơn thì những nghiên cứu của các nhà địa lý
học về du lịch cũng đã tăng lên rất nhiều, bởi khó có thể tìm thấy một khía
cạnh của du lịch mà không dính dáng đến địa lý và rất ít các ngành của địa lý
mà không có ít nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu hiện tượng du lịch.
5.2. Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về du lịch ở nước
ta cũng ngày một nhiều hơn. Có thể điểm qua một số công trình như: Tổ
chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam 1995 2000, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030,Cơ sở Địa lý du lịch, Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch,
nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, ở những quy mô và phạm vi khác nhau.
Tất cả đều phục vụ cho du lịch và cũng cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến môi
trường, đến khía cạnh bền vững trong du lịch Việt Nam.
Năm 1997, Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seiden (Đức)
tổ chức Hội thảo về Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam tại Huế, sau đó
các hội thảo khác về du lịch bền vững cũng được tổ chức như Hội thảo về du
lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam tại Hà Nội năm 1998, Hội
thảo về Nâng cao nhận thức và năng lực phát triển du lịch bền vững trong thời
đại toàn cầu hoá tại Hà Nội năm 2006 thu hút nhiều nghiên cứu, đóng góp của

các nhà khoa học, các cán bộ du lịch trong và ngoài nước tham gia.
Các hội thảo và các công trình nghiên cứu đều hướng đến sự phát triển bền
vững cho ngành du lịch Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau. Đó là dấu hiệu

8


tốt cho định hướng chiến lược phát triển du lịch của nước ta trong thời gian
tới. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngành du lịch Việt Nam đang còn non trẻ và
những đóng góp của các nhà khoa học về du lịch bền vững vẫn đang là bước
khởi đầu và du lịch bền vững chưa thực sự đi vào thực tiễn ở nhiều địa
phương.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Thu thập, xử lí thông tin
Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, sắp xếp và xử lí
tài liệu một cách có hệ thống, phân tích từng nội dung đưa ra những kết
luận

đúng

đắn

nhất.

6.2.2. Phân tích, tổng hợp, so sánh
Thông tin, số liệu sau khi thu thập sẽ được so sánh, phân tích, tổng hợp
cho phù hợp với mục đích của từng phần. Quá trình tổng hợp sẽ có được
cái nhìn bao quát về du lịch Gia Lai. Qua phân tích, các thông tin được
chắt lọc với độ tin cậy và mang lại hiệu quả cao nhất.
6.2.4. Phương pháp thống kê

Sau khi thu thập thông tin, số liệu, tiến hành thống kê, sắp xếp chúng lại
cho phù hợp với cấu trúc của đề tài, trình tự thời gian và lập ra các bảng
biểu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như ngành du
lịch

Gia

Lai.

7. Cấu trúc tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của bài tiểu luận được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Gia Lai theo hướng bền
vững.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Gia Lai theo
hướng bền vững.

9


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Phát triển du lịch bền vững
1.1.1 Quan niệm chung về phát triển bền vững
Phát triển là một qui luật tất yếu của thế giới, là nhu cầu của xã hội. Mục
tiêu của của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc
sống , làm cho con người ngày càng ít phụ thuộc vào tự nhiên, tạo lập một

xã hội công bằng và thường được cụ thể hoá thông qua các chỉ tiêu về đời
sống vật chất như nhà ở, lương thực, sức khoẻ, về đời sống tinh thần như
giáo dục, mức độ hưởng thụ văn hoá – nghệ thuật, sự bình đẳng trong xã
hội…
Tuy nhiên, phát triển là một thách thức lớn và sâu sắc đối với các quốc gia
trong thời kì hiện đại. Bởi lẽ, bên cạnh sự tăng trưởng về mặt kinh tế,
nâng cao đời sống vật chất của người dân thì sự phát triển dân số kèm
theo hệ luỵ, cũng như các hoạt động sản xuất đã tác động xấu đến môi
trường sống, gián tiếp đe doạ sự phát triển của con người. Nhận thức
được điều này , thời gian đây, trong các hoạt động kinh tế - xã hội đã xuất
hiện khái niệm ‘‘ phát triển bền vững’’ và có rất nhiều khái niệm về phát
triển bền vững được đưa ra. Cụ thể :
Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào
năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp
hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với
nội dung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu
của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".

10


Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo
rundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Ủy ban Môi
trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland). Báo
cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thể đáp ứng được
những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai..." 1. Nói cách khác, phát triển
bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công
bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ. Để đạt được điều này, tất cả các

thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội... phải bắt
tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã
hội - môi trường.
Sau đó, năm 1992, tại Rio de Janeiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về
Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã xác nhận lại khái niệm
này, và đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả các cấp của các chính
phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp kinh tế, phát triển xã
hội cùng với bảo vệ môi trường.
Ở nước ta, trong báo cáo Chính trị lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã đề cập
đến việc bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên hợp lý như một cấu thành
hữu cơ, không thể tách rời của phát triển bền vững. Giai đoạn này, nội
dung của phát triển bền vững chỉ tập chung ở việc bảo vệ các nguồn tài
nguyên trong môi trường tự nhiên.
Cùng với sự phát triển của đất nước và thế giới, nội dung của phát triển
bền vững được mở rộng trong lĩnh vực kinh tế , xã hội và mối quan hệ
giữa các yếu tố kinh tế - xã hội – môi trường với sự phát triển. Từ đó, vấn
đề phát triển bền vững trở thành quan điểm của Đảng lãnh đạo và được
khẳng định tại Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ IX, trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm ( 2001 – 2010) và trong kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội 5 năm ( 2001- 2005) là “phát triển nhanh, hiệu

11


quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, côn
bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.
1.1.2
Quan niệm chung về phát triển du lịch bền vững
Du lịch vốn là ngành kinh tế đa ngành, sự phát triển du lịch gắn liền với
môi trường. Nói cách khác, du lịch có nguồn tài nguyên rất đặc biệt, đó là

tài nguyên tự nhiên nằm trong môi trường tự nhiên và tài nguyên nhân
văn nằm trong môi trường xã hội . Một mặt du lịch có vai trò tích cực đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, mặt khác , sự phát triển
du lịch một cách tự phát lại là nguyên nhân chính cho sự suy thoái môi
trường tự nhiên, phá vỡ cân bằng của hệ sinh thái, xung đột về văn hoá,
xã hội. Do đó, kinh tế du lịch đòi hỏi sự phát triển bền vững.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch bền vững dựa trên lập trường
nghiên cứu, quan điểm khác nhau.
Tại hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp quốc tại Rio de
Jainero ( Brazil) 1992, WTO ( tổ chức du lịch thế giới) đã đưa ra định
nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển
các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và
người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế –
xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về
văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ
thống hỗ trợ cho cuôc sống con người”.
Trên quan điểm bảo vệ tài nguyên môi trường, khái niệm du lịch bền
vững ở Việt Nam được trình bày như sau: “ Đáp ứng các nhu cầu về du
lịch hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế
hệ tương lai. Điều này được thể hiện bằng cách điều chỉnh mức độ sử
dụng tài nguyên du lịch, trong giới hạn của khả năng tái sinh và tăng
trưởng tự nhiên của chúng”.
Mặc dù còn nhiều quan điểm chưa thống nhất, song phần lớn ý kiến cho
rằng du lịch bền vững là hoạt động khai thác môi trường tự nhiên và văn

12


hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của du khách, hay nói cách khác

là đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì
được trong hiện tại và không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu
của các thế hệ tương lai. Điều này được thể hiện ở việc sử dụng tài
nguyên một cách hợp lí, đảm bảo sự bảo tồn đa dạng sinh học, không có
những tác động xấu đến môi trường cũng như đảm bảo đem lại những lợi
ích lâu dài cho xã hội.
Đây là khái niệm không nằm ngoài khái niệm chung về sự phát triển bền
vững kinh tế – xã hội nói chung và của một ngành kinh tế nào đó nói
riêng.
1.1.3
Những nguyên tắc cơ bản về phát triển du lịch bền vững
- Nguyên tắc 1 : Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, bao gồm cả tài
nguyên thiên nhiên, xã hội và văn hoá. Việc sử dụng tài nguyên là nền
tảng cơ bản nhất của việc phát triển du lịch lâu dài.
- Nguyên tắc 2: Gỉam tiêu thụ quá mức và xả thải , nhằm giảm chi phí khôi
phục các suy thoái môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất
lượng du lịch.
- Nguyên tắc 3 : Duy trì tính đa dạng. Duy trì và phát triển tính đa dạng của
tự nhiên, xã hội và văn hoá là rất quan trọng đối với du lịch bền vững, tạo
ra sức bật cho nghành du lịch.
- Nguyên tắc 4 : Lồng ghép du lịch vào trong qui hoạch phát triển địa
phương và quốc gia.
- Nguyên tắc 5 : Hỗ trợ nền kinh tế địa phương. Du lịch phải hỗ trợ các
hoạt động kinh tế địa phương, phải tính toán chi phí môi trường vừa để
bảo vệ nền kinh tế bản địa cũng như tránh gây hại cho môi trường.
- Nguyên tắc 6 : Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này
không chỉ đem lại lợi ích cộng đồng, cho môi trường mà còn tăng cường
đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của du khách .
- Nguyên tắc 7 : Sự tư vấn của các nhóm quyền lợi và công chúng. Tư vấn
giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức, các cơ


13


quan là đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột
nảy sinh.
- Nguyên tắc 8 : Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch, nhằm thực thi các sáng
kiến và giải pháp du lịch bền vững, nhằm thực hiện chất lượng của các
sản phẩm du lịch
- Nguyên tắc 9 : Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm. Phải cung cấp
cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự
tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên , xã hội, văn hoá khu du
lịch, qua đó góp phần thoả mãn nhu cầu của khách du lịch.
- Nguyên tắc 10 : Triển khai các nghiên cứu, hỗ trợ nhằm giải quyết các
vấn đề, mang lại lợi ích cho các khu du lịch, cho các nhà kinh doanh du
lịch và cho du khách.
1.2 Thực tiến phát triển du lịch bền vững
1.2.1.Trên thế giới
Phát triển du lịch bền vững ngày càng được nhiều quốc gia, tổ chức trên
thế giới ủng hộ, nhất là các nước phát triển như Canada, nhóm nước Châu
Âu , Australia…Du lịch theo xu hướng này và hiệu quả đã mang lại đáng
khích lệ không chỉ cho nghành du lịch mà cho cả ngành kinh tế nói chung
và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên.
Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy trong việc phát triển
du lịch theo hướng bền vững cho thấy sự khác biệt về nội dung giữa nhóm
nước phát triển và đang phát triển. Ở nhóm nước phát triển, cách thức
hoạt động , biện pháp thực hiện đều nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của
du khách về nghiên cứu , tìm tòi hưởng thụ, đồng thời quan tâm đến bảo
vệ môi trường tự nhiên. Ở nhóm nước đang phát triển, những vùng kinh
tế còn khó khăn , phát triển bền vững luôn gắn với mục tiêu trọng tâm

hàng đầu là xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cộng đồng địa phương
đi đôi với bảo vệ môi trường
1.2.2 Ở Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển của thế giới, Việt Nam đã xây dựng
các mục tiêu phát triển trên quan điểm bền vững. Nhà nước ban hành các

14


văn bản pháp lý quan trọng và tham gia vào công ước quốc tế về phát
triển bền vững cũng như du lịch bền vững như Luật di sản ban hành
2001, luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật du lịch, và một số công ước như
Công ước bảo vệ di sản văn hoá và thiên nhiên năm 1972, Công ước bảo
vệ di sản văn hoá phi vật thể năm 2003…
Như các nước đang phát triển , du lịch mang lại nguồn thu lớn cho Việt
Nam, nhưng cũng đồng thời phát sinh nhiều vấn đề như ô nhiễm môi
trường , du nhập những văn hoá lai căng, sự bất bình đẳng về thu
nhập….Cho nên một trong những vấn đề quan trọng đối với Việt Nam
trong phát triển du lịch bền vững là luôn quan tâm đến đời sống vật chất,
tinh thần của người dân bản địa song song với việc bảo vệ môi trường, hệ
sinh thái tự nhiên.

Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH GIA LAI
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1 Khái quát về tỉnh Gia Lai
2.1.1 Vị trí địa lý
- Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc Tây Nguyên.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum
+ Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk

+ Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên

15


+ Phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia với đường biên giới
chạy dài khoảng 90 km.
- Gia Lai có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng. Sân
bay Pleiku cùng Quốc lộ 14, 25, 19 và đường Hồ Chí Minh nối kết Gia Lai
với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh
và nhiều địa phương khác trong cả nước.
- Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là hơn 15.536,92km2 (theo quyết định số
272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ (theo quyết định số
272/QĐ-TTg ngày 27/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ) , độ cao trung bình
so với mực nước biển từ 800 – 900 m. Đỉnh núi cao nhất là núi Konkakinh
(1.748 m).
- Gia Lai có 15 đơn vị hành chính: thành phố Pleiku; thị xã An Khê và các
huyện: Đăk Pơ, Đăk Đoa, A Yun Pa, ChưPăh, ChưPrông, Chư Sê, Đức Cơ, La
Grai, Kbang, Krông Pa, KonChro, Mang Yang, Ia Pa.
Thành phố pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Gia
Lai
nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước,
gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng
tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng
như Campuchia, Lào
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây,
chia thành 3 dạng chính: địa hình đồi núi, chiếm 2/5 diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, đặc biệt là dãy núi Mang Yang kéo dài từ đỉnh Kon Ka King đến huyện

Krông Pa, chia thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là Đông Trường Sơn và Tây
Trường Sơn.

16


Địa hình cao nguyên là cao nguyên đất đỏ bazan – Pleiku và cao nguyên Kon
Hà Nùng, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên.
Địa hình thung lũng, được phân bố dọc theo các sông, suối, khá bằng phẳng,
ít bị chia cắt.
2.1.2.2 Khí hậu
Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, mùa đông khô và ít lạnh,
mùa hè ẩm và mát dịu với biên độ nhiệt ngày và đêm khoảng 100 C. Lượng
mưa trung bình hàng năm là 2.200 mm, do tác động của gió mùa và địa hình
mà Gia Lai hình thành 4 tiểu vùng khí hậu: Vùng sâu lục địa thấp nghiêng dần
về phía Tây- Tây Nam, lượng mưa cao nhất khoảng 2.400 mm. Vùng sườn
Cao Nguyên chạy dọc theo quốc lộ 14, khí hậu ôn đới mát mẻ, lượng mưa
khoảng 2.200 mm. Vùng trũng Cheo Reo- Phú Túc, khí hậu nóng, lượng mưa
thấp, khoảng 1.200- 1.600 mm. Vùng núi cao tiếp giáp giữa vùng Tây nguyên
và vùng Duyên hải Trung Trung bộ, vùng này mùa mưa thường muộn hơn các
nơi khác. Những hiện tượng thời tiết đáng chú ý của Gia Lai là hạn thường
xảy ra vào cuối tháng 11 đến tháng 4 năm sau; gió Tây khô nóng thời kỳ đầu
của mùa hạ, nhiệt độ có thể trên 350 C, độ ẩm thấp nhất dưới 50%, sương giá
hàng năm có khoảng 4- 5 ngày; sương mù có nhiều hàng năm (gần 100 ngày),
dông và mưa đá cũng thường xảy ra nhất là vào tháng 5 (đầu mùa mưa). Bão
không đổ bộ vào Gia Lai nhưng chịu ảnh hưởng mưa lớn trên phạm vi diện
rộng, dễ phát sinh lũ và lũ quét.
2.1.2.3 Thủy văn
- Nước mặt: Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ m3 phân bố
trên các hệ thống sông chính: sông Ba, sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông

Sêrêpok, do có nhiều sông suối nên ngành thuỷ điện là ngành có rất nhiều
tiềm năng của tỉnh. Sông suối của tỉnh Gia Lai có đặc điểm là ngắn và có độ
dốc lớn, nên rất thuận lợi trong việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và

17


nhỏ. Tuy nhiên các cao nguyên thì lại rất thiếu nước mặt, do không có điều
kiện để làm công trình tưới. Hiện tại trên cao nguyên Pleiku chỉ có Biển Hồ là
nơi dự trữ nước mặt lớn nhất, song cũng chỉ được sử dụng để cung cấp nước
sinh hoạt của thành phố Pleiku và các vùng phụ cận. Sự phân hoá sâu sắc của
lượng mưa trong năm khiến cho mùa mưa nước mặt dư thừa gây lũ lụt, xói
mòn đất, còn trong mùa khô lại thiếu nước cho sản xuất.
- Nước ngầm: Theo kết quả điều tra của liên đoàn địa chất thuỷ văn ở 11 vùng
trên địa bàn tỉnh cho thấy tổng trữ lượng nước cấp A + B: 26.894 m3/ngày, cấp
C1 là 61.065m3/ngày và C2 là 989m3/ngày. Nhìn chung, tiềm năng nước
ngầm của tỉnh có trữ lượng khá lớn, chất lượng nước tốt, phân bố chủ yếu
trong phức hệ chứa nước phun trào bazan cùng với các nguồn nước mặt đảm
bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
2.1.2.4 Sinh vật
Trong 871.645 ha đất lâm nghiệp của Gia Lai, diện tích có rừng là
719.314 ha, trữ lượng gố 75,6 triệu m3. So với cả vùng Tây Nguyên, Gia Lai
chiếm 28% diện tích lâm nghiệp, 30% diện tích có rừng và 38% trữ lượng gỗ.
Sản lượng gỗ khai thác hàng năm cả rừng tự nhiên và rừng trồng từ 160.000 –
180.000 m3 sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến gỗ, bột giấy với
quy mô lớn và chất lượng cao. Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phục vụ trồng
rừng, trồng cây nguyên liệu giấy.
Rừng của tỉnh Gia Lai liên quan mật thiết với những đặc trưng địa lý tự nhiên
và quá trình diễn biến tài nguyên rừng, thảm rừng của vùng Tây Nguyên.
Nằm trong vùng có điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nhiều thuận lợi, nên

thảm thực vật ở đây phát triển rất đa dạng và phong phú, bao gồm nhiều loại
khác nhau:

18


- Thảm thực vật rừng: rừng tự nhiên ở Gia Lai chiếm khoảng 78,3% diện tích
đất lâm nghiệp, có nhiều loại cây quý hiếm, gỗ tốt như: sao, giáng hương, gội,
trắc, kiền kiền, bằng lăng, chò sót… Rừng Gia Lai phát triển chủ yếu trên địa
hình núi cao, các khe suối và hợp thuỷ có nhiều tầng và nhiều loại độ che phủ
tốt, tầng thảm mục dày, đất tơi xốp. Loại rừng này có diện tích rất lớn, đây là
nguồn tài nguyên quý không chỉ riêng của tỉnh, của vùng Tây Nguyên nói
chung mà của cả nước.
Rừng non tái sinh và cây bụi phân bố ở khắp các vùng trên địa bàn tỉnh, trên
các dạng địa hình và các loại đất khác nhau với thảm thực vật chủ yếu là cây
họ dầu, họ đậu, họ xoan, họ dẻ…ngoài ra còn có thảm cỏ tự nhiên, thực vật
trồng và nhiều loại cây lương thực khác.
- Động vật rừng: Theo kết quả nghiên cứu của Viện sinh thái tài nguyên sinh
vật thì hệ động vật rừng gồm: 375 loài chim thuộc 42 họ, 18 bộ; 107 loài thú
thuộc 30 họ, 12 bộ; 94 loài bò sát thuộc 16 họ, 3 bộ; 48 loài lưỡng cư thuộc 6
họ, 2 bộ; 96 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng, động vật đất….Đặc biệt có
những loài thú quý hiến như: tê giác, bò tót, hổ beo, gấu ngựa, cầy bay, sóc
bay, culi lùn, vượn đen, dơi đốm hoa, các loài chim như hạc cổ trắng, công,
trở sao, gà lôi vằn, gà tiên mặt đỏ, các loài bò sát như: tắc kè, thằn lằn giun,
trăn hoa…
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Gia Lai là một tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh Tây Nguyên có vị trí chiến lược
rất quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng- an ninh, là một bộ phận
của vùng kinh tế trọng điểm khu vực Tây Nguyên, đồng thời là tỉnh có nền
kinh tế đa dạng, với tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực sản xuất cây công

nghiệp, du lịch,dịch vụ và khai thác, chế biến gỗ. Với chính sách đổi mới của

19


Đảng và Nhà nước cùng với sự ổn định chính trị- xã hội,trong những năm gần
đây, tỉnh đã có những chuyển đổi mạnh mẽ trên các lĩnh vực kinh tế- xã
hội,làm thay dổi bộ mặt của đô thị cũng như diện mạo của nông thôn, đời
sống của người dân được ngày càng được nâng cao.
Tổng sản phẩm GRDP (tính theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 33.739,3 tỷ
đồng, tăng 7,44% so với cùng kỳ năm 2014 (nông-lâm nghiệp, thủy sản tăng
6,28%; công nghiệp-xây dựng tăng 8,82%; dịch vụ tăng 7,66%; thuế sản
phẩm tăng 6,09%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực; GRDP bình
quân đầu người đạt 35 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2015 còn
11,67%, giảm 2,29% so với đầu năm; trong năm đã giải quyết việc làm mới
cho 24.670 lao động, đạt 100,7% kế hoạch. Toàn tỉnh có 27 loại đất, được
hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính, đặc biệt có 781.765 ha
diện tích đất đỏ bazan, chiếm 50,44% diện tích tự nhiên, tập trung ở các
huyện trên cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hơnờng, thích hợp cho việc
trồng các cây công nghiệp dài ngày như cà phê, chè, hồ tiêu, cao su và cây
công nghiệp ngắn ngày, hoa màu, lương thực.
Rừng ở Gia Lai rất phong phú về các loài, kiểu, dạng khác nhau về tính chất,
hình thái và ý nghĩa kinh tế. Gia Lai có gần 1 triệu ha đất lâm nghiệp, diện
tích có rừng là 749.769 ha, trữ lượng gỗ 75,6 triệu m 3. So với cả vùng Tây
Nguyên, Gia Lai chiếm 28% diện tích lâm nghiệp, 30% diện tích có rừng và
38% trữ lượng gỗ. Ngoài ra, rừng Gia Lai còn có khoảng gần 100 triệu cây tre
nứa và các loại lâm sản có giá trị khác như song mây, bời lời, sa nhân…và các
loại chim thú quý hiếm. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm từ 65.000 – 85.000
m3 sẽ đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho chế biến gỗ, bột giấy với quy mô
lớn và chất lượng cao

Trong gần 25.000 ha rừng trồng có hơn 5.000 ha bạch đàn đã đến chu kỳ khai
thác, đồng thời đã quy hoạch trên 20.000 ha đất dùng để trồng nguyên liệu
giấy phục vụ cho sản xuất giấy và bột giấy. Ngoài ra, tỉnh còn có hơn 280.000

20


ha đất trống, đồi núi trọc có khả năng trồng rừng lấy gỗ, rừng phòng hộ bảo
vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan du lịch, trồng các loại cây công nghiệp dài
và ngắn ngày với quy mô lớn. Gia Lai là một trong những tỉnh có diện tích
cây cà phê lớn của khu vực Tây Nguyên với tổng diện tích cà phê toàn tỉnh
Gia Lai vào khoảng 79.122 ha( năm 2016)
Sản lượng hàng năm trên dưới 196.900 tấn cà phê nhân.Bên cạnh đó tỉnh có
nhiều tiềm năng về phát triển du lịch.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các mặt văn hoá- xã hội cũng được coi trong,
đời sống văn hoá tinh thần, trình độ dân trí và sức khoẻ của nhân dân ngày
càng được nâng cao.Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được
đảm bảo tốt.
Tỉnh Gia Lai có không gian văn hoá cồng chiên Tây Nguyên được UNESCO
công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại,là tỉnh có nguồn lao
động dồi dào đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của tỉnh.Tuy nhiên, trình
độ lao động chưa tương xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở Gia Lai còn là nơi
sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Jarai, Bahnar, Tày, Nùng, Mường,
Thái, Dao, Mông, Hoa, Ê Đê,… với nhiều nét văn hoá đặc sắc.
2.2. Những điều kiện để phát triển hoạt động du lịch bền vững ở tỉnh Gia
Lai
2.2.1 Tài nguyên du lịch tỉnh Gia Lai
2.2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với địa hình đa dạng và mang đặc điểm riêng về cấu tạo địa chất Gia
Lai có tài nguyên tự nhiên phong phú tạo thuận lợi cho việc phát triển nhiều

loại hình du lịch gắn với thiên nhiên. Nguồn tài nguyên tự nhiên bao gồm :
khí hậu,địa hình,sông,hồ,suối,thác nước, vườn quốc gia…
2.2.1.1.1 Tài nguyên địa hình

21


Địa hình toàn tỉnh có hướng thấp dần từ bắc xuống nam, thoải dần từ
đỉnh (là trục quốc lộ 14) sang hai phía đông và tây với các đồi núi, cao
nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp.
- Địa hình đồi núi: ở Gia Lai phần lớn nằm ở phía bắc, địa hình núi phân cách
mạnh. Từ đỉnh Kon Ka King (cao 1761m) thuộc địa bàn huyện Kbang, chạy
về hướng nam, núi chia thành hai hệ:
+ Hệ thứ nhất (qua đèo An Khê - thuộc dãy An Khê): chạy dọc phía đông của
tỉnh tạo thành dải phân cách tự nhiên giữa Gia Lai với các tỉnh ven biển miền
Trung và thấp dần khi vào vùng đồng bằng Ayun Pa, Krong Pa.
+ Hệ thứ hai (qua đèo Mang Yang): chia Gia Lai thành hai phần là Đông
Trường Sơn và Tây Trường Sơn với những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng,
môi

sinh

khác

biệt.

Ngoài hai hệ núi trên, bề mặt các dạng địa hình khác của Gia Lai như các
cao nguyên, những thung lũng đồng bằng cũng đều rải rác có núi.
- Địa hình cao nguyên: là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai.
Toàn tỉnh có hai cao nguyên:

+ Cao nguyên Kon Hơnờng ở phía Đông Trường Sơn, diện tích khoảng
1.250 km2, trải dài tư Nam huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và chiếm gần
trọn địa bàn huyện Kbang, độ cao từ 50 - 80 m, thấp dần từ bắc xuống nam,
độ

dốc

trung

bình

từ

8

-

120.

+ Cao nguyên Pleiku có diện tích 4.550 km2 là một trong hai cao nguyên
rộng lớn nhất Tây Nguyên, kéo dài từ Nam thành phố Kon Tum xuống tận
khối Chư Păh và từ đèo Mang Yang sang tận biên giới Cam Pu Chia, đỉnh ở
núi Hdrung (núi Hàm Rồng) cao 1.028 m, phía bắc và đông bắc cao từ 750 800m về phía nam chỉ còn cao 400 m.
- Địa hình thung lũng: sớm được con người khai thác để sản xuất lương thực.
Hầu hết các vùng trũng nằm ở phía đông của tỉnh:

22


+ Vùng trũng An Khê có diện tích 1.312 Km2, kéo dài theo hướng đông bắc tây nam. Phía bắc giáp cao nguyên Kon Hơnờng, nam giáp vùng trũng Cheo

Reo - Phú Túc và vùng núi thấp Chư Trian, ranh giới phía đông và phía tây là
hai hệ núi chạy qua đèo An Khê và đèo Mang Yang.
+ Vùng trũng Cheo Reo- Phú Túc nằm trọn trong địa hào sông Ba với diện
tích 1.474km2, tiếp nối với vùng trũng An Khê và nằm về phía đông nam
tỉnh, độ cao trung bình 180 - 200 m.
2.2.1.1.2 Tài nguyên khí hậu
Khí hậu Gia Lai tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 22 – 25 oC, lượng
ánh sáng dồi dào đến quanh năm, lượng mưa trung bình 2000 mm/ năm, mang
dặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên và chia thành hai mùa rõ
rệt :
 Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu ẩm và dịu mát.
 Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu mát và lạnh đầu mùa,
khô nóng cuối mùa, độ ẩm thấp , thường có gió lạnh từ cấp 4 đến cấp 6.
Nhìn chung, khí hậu Gia Lai khác nhau giữa các dạng địa hình và giảm dần
theo độ cao. Chế độ mưa theo mùa là một hạn chế đối với phát triển sản xuất
nông sản hàng hoá. Nhưng lại là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
2.2.1.1.3 Tài nguyên sông, hồ, suối
Gia Lai là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền duyên hải
và Cam-pu-chia như sông Ba, sông Sê San và các con suối khác. Đó là Vùng
đất Gia Lai có nhiều suối hồ, ghềnh thác, đèo và những cánh rừng nguyên
sinh tạo nên những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, mang đậm nét
hoang sơ nguyên thủy của núi rừng Tây Nguyên. Đó là rừng nhiệt đới Kon Ka
Kinh và Kon Cha Rang nơi có nhiều động vật quí hiếm( di sản asian), rừng
nhiệt đới ẩm Kon Hà Nừng, đồi thông Hà Tam, khu bảo tồn thiên nhiên Kon
Jang Răng, vườn cao su Gia Lai,…

23


Hệ thống hồ gồm nhiều hồ lớn, đẹp và thơ mộng như : hồ Tơ Nưng, Hồ

Ayun hạ, hồ thác bà( là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất ở Gia Lai), hồ
Ya Ly.
Thiên nhiên ký thú đã tạo cho Gia Lai có một tiềm năng du lịch sinh thái hấp
dẫn với nhiều ngọn thác hùng vĩ như thác Xung Khoeng hoang dã ở huyện
Chư Prông, thác Phú Cường thơ mộng ở huyện Chư Sê, thác chín tầng( xã Ia
Sao, huyện La Grai), hố trời, thác Lệ Kim, thác công chúa, thác Yama,…
Nhiều con suối đẹp như suối Đá Trắng, suối Mơ và các danh thắng khác như
bến đò "Mộng" trên sông Pa, Biển Hồ chè trên núi mênh mông và phẳng lặng
- núi Hàm Rồng cao 1.092m mà đỉnh là miệng của một núi lửa đã tắt… … rất
thuận lợi cho việc phát triển tuyến du lịch với nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc.
2.2.1.1.4 Tài nguyên rừng
Tỉnh Gia Lai có diện tích đất lâm nghiệp là 1.112.452,8 ha, chiếm 72%
tổng diện tích đất tự nhiên, có độ che phủ rừng là 47% và là tỉnh có độ
che phủ rừng cao thứ hai trong cả nước. Trong đó, diện tích đất lâm
nghiệp cho rừng đặc dụng là 61.364,6 ha (chiếm 5,5% diện tích đất lâm
nghiệp), diện tích đất lâm nghiệp cho rừng phòng hộ 277.613,5 ha (chiếm
23,5% diện tích đất lâm nghiệp), diện tích đất lâm nghiệp cho rừng sản
xuất là 773.447,7 ha (chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp). Rừng Gia
Lai có nhiều gỗ quý như trắc, hương, cẩm lai, hoàng đàn..., nhiều lâm đặc
sản dưới tán rừng như thổ phục linh, cốt toái, sa nhân, mã tiền... và các
loại cây cho dầu, nhựa... Cùng với hệ thực vật, động vật rừng Gia Lai
cũng rất phong phú và đa dạng cả về giống, loài và số lượng cá thể. Đặc
biệt còn có nhiều loài thú quý hiếm như bò tót, hổ, voi, sói đỏ, mèo gấm,
gấu ngựa, vượn đen, voọc ngũ sắc... Các loại chim hạc cổ trắng, công, trĩ
sao, gà lôi vằn, gà tiền mặt đỏ. Đặc biệt, loài khướu tai hung mới được
phát hiện trong vườn quốc gia kon Ka King.
2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

24



Dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng sinh sống và lao
động, nhưng ở Gia Lai đã có hơn 38 dân tộc anh em trên địa bàn tỉnh tạo nên
nét đặc trưng riêng cho nền văn hóa lâu đời của Gia Lai. Người Bahna và
người Jarai là hai dân tộc đại diện cho vùng đất Gia Lai với một bề dày lịch
sử và văn hóa. Gia Lai đã có có 13 di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, 2 di
sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh phân bổ trên các địa
bàn trong tỉnh trong đó phải kể đến như di tích lịch sử văn hóa Tây Sơn
Thượng Đạo (Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em nhà họ Nguyễn
lãnh đạo bùng nổ năm 1771. Vùng núi rừng An Khê, Kbang của Gia Lai trở
thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng
đạo này, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân
dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân
xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho tổ quốc. Đây là một trong những
mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của nhân
dân các dân tộc Gia Lai) , nhà tù Pleiku(Trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị,
nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại nhà lao này,
nhưng các chiến sĩ cộng sản vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục
tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao…) , di tích căn cứ địa của
Anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ, làng kháng chiến Stơr ,cùng với các
địa danh Pleime, Cheo reo, Ia Răng, nhà Rông,làng du lịch Diên Hồng,bảo
tàng tỉnh Gia Lai (Nơi trưng bày và giới thiệu về con người và lịch sử của
Gia Lai) đã đi vào lịch sử, điêu khắc nổi tiếng tượng nhà mồ. Gia Lai là một
trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây
Nguyên đã được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể
nhân loại.
Bên cạnh đó có các lễ hội như lễ bỏ mả của người Bahna, Jarai ; lễ hội đâm
trâm, lễ hội cơm mới, lễ cầu mưa, lễ cũng bến nước,…


25


×