Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Khoá luận tốt nghiệp Hoàn thiện một số giai đoạn trong quy trình nhân giống in vitro cây hoa Cẩm chướng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 48 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----*----*-----*-----*-----*-----

NGÔ TUYẾT DUNG

HOÀN THIỆN MỘT SỐ
GIAI ĐOẠN TRONG QUY TRÌNH
NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY HOA
CẨM CHƢỚNG
(Dianthus caryophyllus L.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

HÀ NỘI, 2018
lý số liệu Sirichai.


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----*----*-----*-----*-----*-----

NGÔ TUYẾT DUNG

HOÀN THIỆN MỘT SỐ
GIAI ĐOẠN TRONG QUY TRÌNH
NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY HOA
CẨM CHƢỚNG
(Dianthus caryophyllus L.)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LA VIỆT HỒNG
HÀ NỘI, 2018
lý số liệu Sirichai.


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc đến Ts. La
Việt Hồng, khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã tận
tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN, Cán bộ Phòng thí nghiệm Sinh lý học
Thực vật khoa Sinh - KTNN trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, cùng các bạn
trong nhóm đề tài Sinh lý học Thực vật đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài.
Trong thời gian đó tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của
cô Mai Thị Hồng, cán bộ phòng Thí nghiệm Sinh lý học Thực vật khoa SinhKTNN trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2, nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến cô.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ và
đóng góp ý kiến trong quá trình tôi học tập và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Ngô Tuyết Dung



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện một số giai
đoạn trong quy trình nhân giống in vitro cây hoa Cẩm chƣớng (Dianthus
caryophyllus L.)” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi do TS. La Việt Hồng
hƣớng dẫn. Các số liệu, kết quả trong nghiên cứu này là trung thực và không
trùng lặp với kết quả và nghiên cứu của ngƣời khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Ngƣời thực hiện

Ngô Tuyết Dung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MS

: Murashige và Skoog, 1962

BAP

: 6 - Benzyl amino purin

NAA

: Napthalene acetic acid

CT

: Công thức


ĐC

: Đối chứng

TVĐ

: Trắng viền đỏ

VC

: Vàng chanh

ĐN

: Đỏ nhung

Nxb

: Nhà xuất bản


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm ảnh hƣởng của BAP .................................. 17
Bảng 2.2. Các công thức thí nghiệm ảnh hƣởng củ NAA ................................... 18
Bảng 2.3. Các công thức thí nghiệm ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng ........... 19
Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của BAP đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro
giống TVĐ ............................................................................................................. 22
Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của BAP đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro
giống VC ................................................................................................................ 25
Bảng 3.3. Ảnh hƣởng của BAP đến sự tái sinh và nhân nhanh chồi in vitro

giống ĐN ............................................................................................................... 27
Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của NAA đến sự hình thành rễ của chồi Cẩm chƣớng
in vitro ................................................................................................................... 29
Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của độ che sáng đến tỷ lệ sống sót và chiều cao cây
Cẩm chƣớng in vitro giai đoạn rèn luyện (sau 20 ngày rèn luyện) .................... 32


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Hoa Cẩm chƣớng .................................................................................. 20
Hình 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP đến quá trình tái sinh và
nhân nhanh chồi in vitro giống TVĐ .................................................................. 21
Hình 3.3. Hiện tƣợng thủy tinh hóa ở chồi in vitro giống TVĐ......................... 21
Hình 3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP đến quá trình tái sinh và
nhân nhanh chồi in vitro giống VC ..................................................................... 24
Hình 3.5. Hiện tƣợng thủy tinh hóa ở chồi in vitro giống VC ........................... 24
Hình 3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP đến quá trình tái sinh và
nhân nhanh chồi in vitro giống ĐN ...................................................................... 26
Hình 3.7. Hiện tƣợng thủy tinh hóa ở chồi in vitro giống ĐN ........................... 27
Hình 3.8. Kết quả tạo rễ cho chồi Cẩm chƣớng in vitro của ba giống trên
môi trƣờng N0,1 .................................................................................................... 31
Hình 3.9. Kết quả rèn luyện cây in vitro giống Trắng viền đỏ sau 20 ngày
rèn luyện (công thức che sáng 75%) .................................................................... 34
Hình 3.10. Kết quả rèn luyện cây in vitro giống Vàng chanh sau 20 ngày
rèn luyện (công thức che sáng 75%) .................................................................... 34
Hình 3.11. Kết quả rèn luyện cây in vitro giống Đỏ nhung sau 20 ngày rèn
luyện (công thức che sáng 75%) .......................................................................... 35
Hình 3.12. Kết quả rèn luyện ba giống cây Cẩm chƣớng in vitro sau 1,5
tháng rèn luyện ...................................................................................................... 35



MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................... 1
2. Mục đính nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................ 4
NỘI DUNG................................................................................................................ 5
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 5
1.1. Giới thiệu về cây hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) .......... 5
1.1.1. Vị trí phân loại và nguồn gốc của cây Cẩm chƣớng ...................... 5
1.1.2 Đặc điểm sinh học ............................................................................... 6
1.1.3 Giá trị thẩm mỹ và kinh tế .................................................................. 7
1.2 Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu về hoa Cẩm chƣớng ................................ 11
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................... 11
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................... 12
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 15
2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị ........................................................................ 15
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu .......................................................................... 15
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất ............................................................... 15
2.1.3. Môi trƣờng nuôi cấy ......................................................................... 16
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .................................................... 16
2.2.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ........................................................ 16
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................. 17


2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thống kê số liệu.......................................... 19
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 20
3.1. Tái sinh và nhân nhanh chồi Cẩm chƣớng in vitro................................ 20
3.1.1. Giống Cẩm chƣớng Trắng viền đỏ: ............................................... 20
3.1.2. Giống Cẩm chƣớng Vàng chanh. .................................................... 23

3.1.3. Giống Cẩm chƣớng Đỏ nhung ........................................................ 26
3.2. Ra rễ và tạo cây in vitro hoàn chỉnh ....................................................... 29
3.3. Rèn luyện cây Cẩm chƣớng in vitro thích nghi với điều kiện tự nhiên ........ 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 37


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi xã hội ngày một phát triển, mức sống từng bƣớc đƣợc nâng cao,
đời sống tinh thần càng đƣợc chú trọng hơn thì nhu cầu thƣởng thức cái đẹp
của ngƣời dân ngày càng lớn, cùng với đó là sự phát triển của ngành sản xuất
hoa kiểng. Hiện nay, phong trào chơi hoa và cây cảnh là một thú vui tao nhã
và phổ biến. Nó không chỉ góp phần làm đẹp cảnh quan mà ngành sản xuất
hoa còn trở thành một ngành thƣơng mại có giá trị kinh tế cao, mang lại lợi ích
lớn cho nhiều quốc gia [23].
Cẩm chƣớng là một trong những loại hoa cắt cành hàng đầu có giá trị
thƣơng mại lớn. Với những ƣu điểm: Màu sắc đẹp, đa dạng, phong phú, sản
lƣợng cao, dễ vận chuyển, dễ bảo quản,... Cẩm chƣớng trở thành một loài hoa
cắt cành đƣợc trồng phổ biến trên thế giới, chiếm khoảng 17% tổng sản lƣợng
hoa cắt cành [1].
Cây cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) có nguồn gốc ở Địa Trung
Hải, bắt đầu đƣợc nuôi trồng để thƣởng thức từ thế kỉ XVI, thuộc họ Cẩm
chƣớng gồm khoảng 82 đến 120 chi với hơn 3.000 loài [1], [2], [3]. Nhiều
loài trong chi Dianthus phân bố rộng khắp từ Châu Âu và Châu Á, từ cực Bắc
Mỹ tới các đỉnh núi của Châu Phi. Một số loài trong chi Dianthus gồm: D.
caryophyllus, D. barbatus, D. chinensis, D. Plumarius,D. superbus và các
dạng lai của chúng đƣợc sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất hoa [8]. Các
giống hoa cẩm chƣớng thuộc loài (Dianthus caryophyllus L.), thƣờng đƣợc
trồng để thu hoa thƣơng phẩm dƣới dạng hoa cắt cành, đƣợc ngƣời tiêu dùng

ƣa chuộng [13].
Ở nƣớc ta, cây hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) đƣợc
ngƣời Pháp đƣa vào trồng từ những năm đầu thế kỷ XX. Cẩm chƣớng chủ yếu
1


đƣợc trồng ở những nơi có khí hậu mát mẻ nhƣ Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm
Đồng). Hầu hết các giống hiện có ở nƣớc ta đều đƣợc nhập nội từ Hà Lan,
Pháp, Đức, Ý và Trung Quốc [4]. Những năm gần đây, Cẩm chƣớng đƣợc
trồng ở khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc, đã góp phần tích cực thay đổi đời
sống của nhân dân.
Sản xuất giống Cẩm chƣớng có thể thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp
khác nhau: vi nhân giống - nhân giống bẳng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực
vật, nhân giống bằng hạt hoặc nhân giống bằng phƣơng pháp giâm cành.
Phƣơng pháp gieo hạt có ƣu điểm là hệ số nhân giống cao, tuy nhiên,
hạt Cẩm chƣớng phải nhập nội, tỉ lệ nảy mầm không cao, giống tạo ra không
đồng đều, cây con yếu, khó chăm sóc,… nên phƣơng pháp này ít đƣợc sử
dụng.
Phƣơng pháp giâm cành có thể đƣợc tiến hành quanh năm, thuận lợi
nhất là vào mùa xuân. Phƣơng pháp này dễ thực hiện, chi phí thấp. Tuy nhiên,
cây giống đƣợc tạo ra không đảm bảo đƣợc sạch bệnh, phụ thuộc nhiều vào
thời tiết bên ngoài, nhất là khi giâm vào mùa hè hay mùa thu.
Trong sản xuất thƣờng kết hợp kĩ thuật vi nhân giống và phƣơng pháp
giâm cành để giảm chi phí sản xuất cây giống mà vẫn có thể tận dụng đƣợc
những ƣu điểm của phƣơng pháp nuôi cấy mô [3].
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ nhân giống vô
tính thực vật bằng phƣơng pháp nuôi cấy in vitro đã và đang tỏ ra rất hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp.
Ƣu điểm của phƣơng pháp này là tạo ra số lƣợng lớn giống cây trồng
sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lƣợng đồng đều về mặt di truyền, tiết kiệm

không gian, nâng cao chất lƣợng cây trồng và đặc biệt, nuôi cấy in vitro thực
vật có tiềm năng công nghiệp hóa. Kĩ thuật nuôi cấy mô đƣợc sử dụng cho
2


hơn 50% giống cây trồng các loại.Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm thì
phƣơng pháp này cũng có những mặt hạn chế nhƣ chi phí cao, yêu cầu kỹ
thuật thành thạo do đó sản phẩm có giá thành cao hơn so với các sản phẩm
giống cây trồng từ phƣơng pháp truyền thống [5], [23].
Vậy, tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện một số giai
đoạn quy trình nhân giống in vitro cây hoa Cẩm chƣớng (Dianthus
caryophyllus L.)” nhằm cải thiện một số khó khăn trong quy trình nhân
giống loài hoa này từ đó cung cấp nguồn giống hoa Cẩm chƣớng sạch bệnh,
có chất lƣợng tốt cho thị trƣờng hoa tƣơi của Việt Nam.
2. Mục đính nghiên cứu
Hoàn thiện và khắc phục một số khó khăn trong quy trình nhân
giống in vitro ba giống Cẩm chƣớng Trắng viền đỏ, Vàng chanh và Đỏ
nhung nhằm cung cấp nguồn giống hoa Cẩm chƣớng sạch bệnh, có chất
lƣợng tốt cho thị trƣờng hoa tƣơi của Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của BAP đến khả năng tái sinh và tạo chồi của
ba giống Cẩm chƣớng.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của NAA đến khả năng tạo rễ của chồi Cẩm
chƣớng in vitro.
Nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến khả năng sống sót
và sinh trƣởng của cây in vitro trong điều kiện tự nhiên.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm tái sinh và nhân nhanh, ra rễ tạo cây in vitro hoàn
chỉnh đƣợc thực hiện trong điều kiện môi trƣờng nhân tạo tại Phòng thí


3


nghiệm Sinh lý học Thực vật, Khoa Sinh-KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2.
Các thí nghiệm rèn luyện cây con in vitro đƣợc thực hiện tại Vƣờn
thực nghiệm Khoa Sinh-KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Bổ sung nguồn tài liệu khoa học về ảnh hƣởng của
nồng độ chất điều hòa sinh trƣởng thực vật (BAP) đến quá trình tái sinh
chồi, đánh giá ảnh hƣởng của NAA đến khả năng tạo rễ của chồi in vitro,
đồng thời nghiên cứu ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến khả năng sống
sót và sinh trƣởng của cây con khi đƣa từ môi trƣờng phòng thí nghiệm ra
rèn luyện trong điều kiện tự nhiên.
Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn thiện một số giai đoạn của quy trình nhân
giống in vitro ba giống hoa Cẩm chƣớng cắt cành Trắng viền đỏ, Vàng
chanh và Đỏ nhung nhằm tạo ra nguồn giống cây con sạch bệnh, chất lƣợng
cao.

4


NỘI DUNG
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về cây hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.)
1.1.1. Vị trí phân loại và nguồn gốc của cây Cẩm chướng
Cẩm chƣớng là tên gọi chung cho hầu hết các loài thực vật trong chi
Dianthus thuộc họ Caryophyllaceace, có nguồn gốc từ Châu Âu, chủ yếu là
từ Địa Trung Hải, những loài này đã bắt đầu xuất hiện trong ghi chép của
ngƣời La Mã vào khoảng những năm 50 TCN [23].

Hoa Cẩm chƣớng thuộc:
Giới

: Plantae (Thực vật)

Ngành

: Magnoliophyta (Ngành hạt kín)

Lớp

: Magnoliosda (Lớp hai lá mầm)

Phân lớp : Caryophyllidae (Phân lớp Cẩm chƣớng)
Bộ

: Caryophyllales (Bộ Cẩm chƣớng)

Họ

: Caryophyllacea (Họ Cẩm chƣớng)

Chi

: Dianthus (Chi Cẩm chƣớng)

Loài

: Dianthus Caryophyllus L.


Tên Việt Nam: Cẩm chƣớng, Phăng, Cẩm nhung.
Họ Cẩm chƣớng (Caryophyllaceae) đƣợc gộp trong bộ Caryophyllales,
là một họ lớn với khoảng từ 82 đến trên 120 chi với hơn 3.000 loài và nó là
một trong tổng số 2 loài thực vật có hoa đƣợc tìm thấy tại châu Nam Cực. Họ
Cẩm chƣớng phần lớn là cây thân thảo, phân bố rộng khắp thế giới, đa dạng

5


nhất là tại khu vực ôn đới, ngoài ra một số loài còn sinh sống ở miền núi tại
khu vực nhiệt đới [3], [23].
1.1.2 Đặc điểm sinh học
Phần lớn các loài thuộc họ Cẩm chƣớng đều là cây thân thảo sống một
năm hay lâu năm, với phần phía trên mặt đất chết đi mỗi năm. Một vài loài
trong khu vực Địa Trung Hải và cận nhiệt đới là cây bụi nhỏ với thân rễ dạng
gỗ, hay thậm chí là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Họ Cẩm chƣớng tƣơng đối dễ
nhận dạng với các đặc điểm sinh học sau:
Rễ: Cây hoa cẩm chƣớng có bộ rễ chùm phát triển mạnh vào vụ chính.
Rễ chủ yếu phân bố ở tầng đất mặt có chiều dài từ 15-20 cm.
Thân: Cây cẩm chƣớng có thân dạng thân thảo, nhỏ và mảnh mai.
Thân có màu xanh nhạt, đƣợc bao phủ một lớp phấn trắng.
Lá: Lá kép, mọc đối, hiếm khi mọc vòng. Mặt lá nhẵn không có độ
bóng. Trên mặt lá có phủ một lớp phấn trắng mỏng và mịn. Phiến lá nguyên,
có cuống lá và thƣờng có lá kèm. Các lá kèm này không tạo thành bao vỏ.
Hoa: Hoa lƣỡng tính ở đầu cành, có thể mọc đơn lẻ (dạng đơn) hay
thành các cụm hoa dạng xim hoa (dạng chùm). Cụm hoa có thể là xim hai
ngả. Điều này có nghĩa là trong nách mỗi cuống hoa chính của hoa tận cùng
trong xim hoa thì hai nhánh hoa đơn lẻ chồi ra ở mỗi bên của hoa đầu tiên và
ngay dƣới nó. Nếu nhƣ không có hoa tận cùng thì điều này có thể dẫn tới xim
một ngả, nghĩa là một xim hoa đơn với chỉ một hoa trên mỗi trục của cụm

hoa. Trong trƣờng hợp tột cùng, điều này dẫn tới chỉ một hoa đơn lẻ, nhƣ ở
chi Dianthus. Hoa cẩm chƣớng đẹp tự nhiên và có mùi thơm thoang
thoảng. Hoa mẫu 5, các lá đài rời hay hợp. Các cánh hoa nhăn hay chẻ sâu ở
tận cùng. Đài hoa có thể phồng hình trụ, nhƣ ở chi Silene. Số lƣợng nhị hoa là
5, 8 hay 10. Bộ nhụy thƣờng có từ 2 tới 5 lá noãn (nhụy kép) và là dạng quả
6


tụ (các lá noãn này hợp lại thành bầu nhụy kép). Bầu nhụy 1 ngăn (có 1
khoang bên trong bầu nhụy).
Quả: Quả nang mở, quả hình trụ có một đầu nhọn, trong quả có 5 ngăn
hạt. Mỗi quả có từ 300-600 hạt.
Hạt: Hạt nhỏ và nằm bên trong quả có màu đen, hình dẹt và hơi cong.
Phôi thành vòng bao lấy phôi nhũ [1], [11], [23].
1.1.3 Giá trị thẩm mỹ và kinh tế
Cẩm chƣớng là loại hoa đƣợc ƣa chuộng trên cả Thế giới và tại Việt
Nam bởi màu sắc, kiểu dáng hoa đa dạng, hoa tƣơi lâu, có mùi hƣơng dịu nhẹ
và dễ dàng vận chuyển xa. Do đó, sản xuất hoa Cẩm chƣớng đã và đang
rất sôi động với thị trƣờng hoa tƣơi đầy tiềm năng lợi nhuận cả trong
nƣớc và quốc tế [1].
Hiện nay có khoảng 20 giống Cẩm chƣớng đƣợc trồng với mục đích cắt
cành, đƣợc chia thành hai nhóm chính sau:
Nhóm hoa chùm: màu đỏ, hồng, trắng, kem…Hoa nhỏ, cành thấp: 3040 cm. Thời gian sinh trƣởng: 18-24 tháng.
Nhóm hoa đơn: màu đỏ, hoa lớn, cành cao: 70-80cm, mắt thƣa, ít chồi.
Thời gian sinh trƣởng 15-18 tháng.
Ở nƣớc ta, Cẩm chƣớng trồng chủ yếu tại Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm
Đồng), những nơi có khí hậu mát mẻ. Hoa Cẩm chƣớng là loại cây trồng có
năng suất cao và giá trị xuất khẩu lớn do vậy cây Cẩm chƣớng nằm trong cơ
cấu chuyển dịch cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế, xoá đói giảm nghèo [1].


7


a. Tình hình sản xuất hoa trên thế giới
Hoa Cẩm chƣớng (Dianthus caryophyllus L.) bắt đầu đƣợc trồng để
thƣởng ngoạn từ tế kỉ XVI. Năm 1750, ngƣời Pháp đã lai tạo ra giống Cẩm
chƣớng Remontant cây cao, ra hoa nhiều lần trong năm.
Năm 1852, Cẩm chƣớng bắt đầu đƣợc nhập từ Châu Âu vào nƣớc Mĩ
với màu sắc và kiểu dáng khác nhau, trong đó giống hàng đầu đƣợc ƣa
chuộng là Wiliam Sim. Từ các giống này họ đã lai tạo, gây đột biến kết quả
cho ra rất nhiều giống Cẩm chƣớng mới, đƣợc gieo trồng trên khắp thế giới
[1].
Italia là quốc gia trồng Cẩm chƣớng nhiều nhất, năm 1995 sản lƣợng
hoa cắt của nƣớc này đạt 2.500 triệu cành. Đến năm 2001 là 3.200 cành.
Hà Lan có diện tích trồng Cẩm chƣớng và sản lƣợng đứng thứ 2 trên
thế giới, khoảng 1.800 triệu cành/năm, Cẩm chƣớng của Hà Lan đƣợc xuất
khẩu tới các thị trƣờng khó tính nhƣ Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Đến năm
2001, sản lƣợng Cẩm chƣớng đã tăng lên 2.500 cành [1].
Đứng thứ ba là Ba Lan với sản lƣợng khoảng 400 triệu cành/năm,
chiếm 60% sản lƣợng hoa cắt cành của nƣớc này.
Colombia đƣợc gọi là thiên đƣờng của hoa Cẩm chƣớng. 45,8% sản
lƣợng hoa cắt cành với diện tích khoảng 4.200ha ở đây là những bông Cẩm
chƣớng đẹp nhất, chất lƣợng nhất thế giới [1].
Trung Quốc bắt đầu trồng Cẩm chƣớng từ năm 1920. Trung Quốc là
quốc gia có nhiều vùng sản xuất Cẩm chƣớng. Thƣợng Hải là vùng đầu tiên
cũng là vùng sản xuất chủ yếu, sau đó là Vân Nam, Giang Tô, Triết Giang, Tứ
Xuyên, Quảng Châu, Bắc Kinh,…[1].

8



Cẩm chƣớng là một trong bốn loại hoa cắt cành đƣợc ƣa chuộng nhất
thế giới, và tất nhiên Cẩm chƣớng cũng rất đƣợc ƣa chuộng tại Việt Nam vì
những ƣu điểm của nó.
b. Tình hình sản xuất hoa tại Việt Nam
Ở Việt Nam nhìn chung Cẩm chƣớng đã có mặt từ đầu Thế kỉ XX do
ngƣời Pháp trồng. Đến nay, loài hoa này đã đƣợc trồng phổ biến trên khắp các
vùng cả nƣớc từ một số vùng núi nhƣ Lào Cai đến Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dƣơng, Quảng Ninh,… cho đến thành phố Hồ Chí Minh. Một số vùng trồng
nhiều Cẩm chƣớng cũng nhƣ các loại hoa cắt cành khác nhƣ Sa Pa (Lào Cai),
An Hải (Hải Phòng), Tây Lựu - Từ Liêm (Hà Nội), Đà Lạt (Lâm Đồng). Tuy
nhiên chỉ tại một số vùng có khí hậu mát mẻ nhƣ Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt
(Lâm Đồng) mới cho hoa hoa có chất lƣợng cao hơn do điều kiện sinh trƣởng
tốt nhất của loài hoa này là từ 15-20 độ C [1], [2].
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng
(2009) (chủ yếu là Đà Lạt) có khoảng 95ha trồng hoa Cẩm chƣớng trên tổng
số 3.216ha trồng hoa cắt cành chiếm 6%, là vùng có diện tích lớn nhất cả
nƣớc trồng Cẩm chƣớng cũng nhƣ nhiều loại hoa cắt cành khác phục vụ nhu
cầu trong nƣớc cũng nhƣ xuất khẩu [19]. Tuy diện tích trồng không lớn so với
Cúc (65%), Lay - ơn (9%), Đồng tiền,… nhƣng Cẩm chƣớng luôn có trong
danh mục hoa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, trong một vài năm gần đây
Cẩm chƣớng của Đà Lạt còn đƣợc thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, Hàn
Quốc nhập khẩu và tạo thành thƣơng hiệu riêng đã đem lại lợi nhuận gấp đôi
cho ngƣời trồng hoa, từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng / năm [20], [23].
Số liệu thống kê trên trang web cho
thấy kim ngạch xuất khẩu hoa các loại trong tháng 8/2009 đạt 1,7 triệu USD,
tăng 111,9% so với cùng kỳ 2008. Sản phẩm hoa xuất khẩu chủ yếu là hoa

9



Cúc, hoa Cẩm chƣớng. Trong đó xuất khẩu hoa Cẩm chƣớng trong tháng
8/2009 đạt 1,7 triệu cành, kim ngạch đạt 343,8 nghìn USD, mặc dù có tăng
32% về lƣợng và 48% về kim ngạch so với tháng 7/2009 nhƣng lại giảm 12%
về lƣợng và 19% về kim ngạch so với cùng kỳ 2008. Tính chung 8 tháng đầu
năm 2009, lƣợng xuất khẩu hoa cẩm chƣớng đạt 8,4 triệu cành [22].
Cẩm chƣớng với những ƣu điểm đang rất có triển vọng về sản xuất
cũng nhƣ xuất khẩu. Theo thống kê từ năm 2009 thì trƣờng xuất khẩu hoa
Cẩm chƣớng chủ yếu là Nhật Bản, Ôxtrâylia và Đài Loan. Trong đó kim
ngạch xuất khẩu sang thị trƣờng Nhật Bản đạt cao nhất với 5,6 triệu
cành/năm, kim ngạch đạt 924,9 nghìn USD. Tiếp đến là Ôxtrâylia với lƣợng
đạt 1,9 triệu cành/năm, kim ngạch đạt 440,7 nghìn USD. Đáng chú ý, kim
ngạch xuất khẩu hoa Cẩm chƣớng sang thị trƣờng Đài Loan vẫn tăng rất
mạnh, đạt 901 nghìn cành/năm và hơn 120 nghìn USD, tăng 111% về lƣợng
và 117,9% về kim ngạch [22].
Tuy nhiên, sản xuất hoa Cẩm chƣớng của nƣớc ta vẫn còn gặp những
khó khăn trong đó điển hình là:
Thứ nhất, chƣa xác định đƣợc bộ giống phù hợp với điều kiện tự nhiên
của nhiều vùng miền sản xuất hoa ở Việt Nam.
Thứ hai, nguồn giống cung cấp chủ yếu từ nhân giống bằng phƣơng
pháp gieo hạt hoặc giâm cành từ cây mẹ để lại từ vụ trƣớc, qua thời gian
giống bị thoái hoá dẫn đến năng suất và chất lƣợng hoa bị giảm sút, một số cơ
sở sản xuất đã nhập giống từ nƣớc ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc, tuy
nhiên nguồn gốc giống không đƣợc kiểm soát, không có xuất xứ rõ ràng, giá
thành lại khá cao.
Thứ ba, ở các tỉnh phía Bắc (trừ Sa Pa) hoa Cẩm chƣớng chỉ trồng đƣợc
một vụ trong năm, ảnh hƣởng không nhỏ tới việc đáp ứng nhu cầu sử dụng

10



của thị trƣờng hoa trong nƣớc cũng nhƣ chƣa phát huy hết tiềm năng xuất khẩu
ra thị trƣờng quốc tế của loại hoa này [11], [21].
Và cho đến hiện nay, sản xuất hoa cắt cành nói chung và Cẩm chƣớng
nói riêng vẫn đang trong quá trình sôi động, cần đƣợc quan tâm, đầu tƣ và cải
tiến kĩ thuật hơn nữa nhằm đem lại lợi nhuận cao cho ngƣời trồng hoa, cũng
nhƣ khẳng định vị trí của hoa tƣơi Việt Nam trên thị trƣờng Quốc tế.
1.2 Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu về hoa Cẩm chƣớng
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Từ thế kỷ XVI đã có những nghiên cứu nhằm cải tạo giống hoang dại
với mục đích có thể lai tạo đƣợc nhiều giống Cẩm chƣớng mới có kiểu dáng,
hình dạng và màu sắc đa dạng hơn và có thể trồng đƣợc nhiều vụ trong năm.
Năm 1840 Dalmais (Pháp) tạo ra giống Antivn từ loại Cẩm chƣớng
Trung Quốc (Pecpartual Carnation). Năm 1886 Alegatera (Pháp) tạo ra giống
Trecanation có ƣu điểm là thân thẳng đứng, các giống ra hoa quanh năm.Và
cho đến nay đã có rất nhiều những nghiên cứu về loài hoa này.
Abau Dahab (1967) đã nghiên cứu ảnh hƣởng nhiệt độ và kết luận biện
độ nhiệt giữa ngày và đêm ảnh hƣởng lớn đến số đốt của giống Williamsim cụ
thể là: nhiệt độ đêm thấp, ngày cao có lợi cho sự kéo dài của cuống hoa. Còn
theo Hanan (1959) cho rằng nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng của cành và lá
ban ngày là 18-24oC, ban đêm từ 12-18oC.
Năm 1987 Vande Heuvel đã nghiên cứu công nghệ trồng Cẩm chƣớng
ở Hà Lan cho thấy các loại đất trồng, phƣơng pháp tƣới nƣớc, bón phân có thể
làm giảm bệnh do nấm Fusarium, tƣới nƣớc nhỏ giọt có thể tiết kiệm nƣớc, sử
dụng plastic trắng che có thể tận dụng đƣợc ánh sáng sẵn có của tự nhiên và
giảm sự bay hơi nƣớc trong mùa đông.

11



Awaersen và Aabrandi (1989) trồng cây Cẩm chƣớng lai Fancy
trong điều kiện nhân tạo ở các cƣờng độ ánh sáng 10-60 W/m2. Kết quả cho
thấy số cành hoa đã tăng rõ rệt theo cƣờng độ ánh sáng.
Smith và Parker (1996) nghiên cứu bảo quản hoa bằng cách điều hoà
không khí phát hiện thấy: Khi nồng độ CO2 cao hơn 3,5% thì có thể loại trừ
các tác hại của Ethylen với Cẩm chƣớng.
Elham Hamidimoghadam và cộng sự năm 2014 đã nghiên cứu ảnh
hƣởng của Nano - bạc (NS), Axit gibberellic (GA3) và Benzyl adenine (BA)
đến 1 số tính trạng sau thu hoạch và tuổi thọ của giống Cẩm chƣớng
Pinkcastellaro đã cho kết quả tốt nhất ở công thức có chứa 5mg/l NS và GA3
kết hợp với 80 mg/l BA.
Và những nghiên cứu đƣợc công bố mới nhất gần đây phải kể đến
nghiên cứu của Khatun và cộng sự đầu năm 2018 về ảnh hƣởng của Nƣớc dừa
và Cytokinin đến quá trình nhân giống in vitro Cẩm chƣớng: theo Khatun,
chồi Cẩm chƣớng in vitro sinh trƣởng và phát triển tốt nhất, cho hệ số nhân
nhanh cao nhất là ở công thức MS cơ bản bổ sung 10% nƣớc dừa và 1mg/l
BAP.
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, Cẩm chƣớng đã xuất hiện từ thế kỉ XX nên loài hoa này
không còn lạ lẫm với các nhà khoa học, do đó Việt Nam cũng đã có những
nghiên cứu về loài hoa này.
Năm 1998, Nguyễn Mỹ Linh đã có những nghiên cứu về đặc điểm sinh
trƣởng, phát triển, giá trị kinh tế của cây hoa Cẩm chƣớng và tuyển chọn
đƣợc 5 giống hoa Cẩm chƣớng có giá trị kinh tế cao là: Cẩm chƣớng đỏ, Cẩm

12


chƣớng gạch, Cẩm chƣớng vàng, Cẩm chƣớng quận chúa (trắng viền tím,

trắng viền đỏ), Cẩm chƣớng tím.
Nguyễn Văn Tiến (2003) đánh giá khả năng sinh trƣởng phát triển, năng
suất của một số giống hoa Cẩm chƣớng nhập nội và nghiên cứu một số kỹ
thuật trồng giống hoa Cẩm chƣớng Dianthus Domingo. Đã xác định, giống
Dianthus Domingo có khả năng sinh trƣởng, phát triển mạnh nhất có năng suất
và chất lƣợng hoa cao nhất trong các giống nghiên cứu. Xác định đƣợc mật độ
trồng 20 × 20cm trên nền phân bón 80kg N + 160kg P2O5 + 80kg K2O là thích
hợp cho sự sinh trƣởng, phát triển và cho năng suất, chất lƣợng hoa cao nhất của
giống Dianthus Domingo.
Cũng trong năm 2003, Lê Đức Thảo đã nghiên cứu, tuyển chọn một số
giống Cẩm chƣớng và phƣơng pháp nhân giống bằng giâm cành trên các loại
giá thể khác nhau. Đã tìm ra giống Cẩm chƣớng TD11 (hoa đơn, màu trắng,
có nguồn gốc từ Hà Lan) và TD15 (hoa đơn, màu xanh, có nguồn gốc từ Hà
Lan) là hai giống có khả năng sinh trƣởng phát triển tốt cho năng suất chất
lƣợng cao.
Năm 2007, Nguyễn Thị Ngân đã nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thuỷ
canh và khí canh trong nhân giống hoa Cẩm chƣớng, đã nâng tỷ lệ ra rễ của
hom giâm lên 95,1%. Tuy nhiên biện pháp này không mang lại nhiều tích cực
do biện pháp thực hiện, cơ sở vật chất khá phức tạp so với ngƣời dân trồng
hoa.
Nguyễn Mạnh Hùng (2009) đã có những bƣớc đầu nghiên cứu xử lý đột
biến thực nghiệm trên cây Cẩm chƣớng bằng tia Gammar.
Đến những năm gần đây, năm 2013, Nguyễn Thị Thu Hằng cũng đã
nghiên cứu về kĩ thuật nhân giống in vitro hoa Cẩm chƣớng đã chỉ ra rằng
mẫu đốt thân đƣợc xử lý bằng dung dịch HgCl2 0,1% trong 5 phút cho tỉ lệ
13


mẫu sạch lên đến 44,44%. Môi trƣờng thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh
và tái sinh chồi là MS + BAP 0,05mg/l + Kinetin 0,1mg/l + NAA 0,1mg/l +

Saccaroz 30g/l cho hệ số nhân nhanh đạt 3,4 lần. Chồi in vitro sẽ đƣợc cho
ra rễ thíchhợp nhất trên môi trƣờng MS + IBA 0,1mg/l + Saccaroz 20g/l.
Gần đây nhất có thể kể đến nghiên cứu của La Việt Hồng, Nguyễn
Văn Đính năm 2017 đã nghiên cứu và tổng quan giới thiệu một số quy trình
vi nhân giống cây hoa Cẩm chƣớng: Giới thiệu về 1 số công bố gần đây về
vi nhân giống hoa Cẩm chƣớng.

14


CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu, hóa chất, thiết bị
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Ba giống Cẩm chƣớng đƣợc sử dụng làm đối tƣợng nghiên cứu trong đề
tài này là: Trắng viền đỏ (Breezer),Vàng chanh (Regatta) và Đỏ nhung
(Plantom), mẫu in vitro đƣợc lƣu trữ tại Phòng thí nghiệm Sinh lý học Thực
vật, Khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
Vật liệu nghiên cứu là cây in vitro ba giống Cẩm chƣớng nói trên đã
đƣợc tái sinh, nuôi cấy thành cây in vitro sạch bệnh tại Phòng thí nghiệm Sinh
lý học Thực vật, Khoa Sinh - KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2.
2.1.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất
Các thiết bị sử dụng bao gồm: nồi hấp khử trùng, máy đo pH, máy
khuấy từ, cân kỹ thuật, tủ lạnh Hitachi, tủ lạnh sâu, buồng cấy vô trùng, cân
phân tích, bếp từ, thiết bị đo cƣờng độ ánh sáng,…
Dụng cụ cần thiết: bộ khay cấy (khay cấy, dao cấy, panh kẹp, kéo,
ghim tài liệu), bình tam giác (250ml, 500ml, 1000ml), đèn cồn, bình xịt cồn,
túi nilon (loại túi 1 lít), dây thun, pipet, ống fancon, lƣới đen, cọc tre,…
Hóa chất đa lƣợng và vi lƣợng của Trung Quốc: NaOH, HCl, nƣớc cất,
chất điều hòa sinh trƣởng.
BAP (6-benzyl amino purin): Nhập khẩu của hãng Dulchefa, Hà Lan.

NAA (α-napthalene acetic acid): Nhập khẩu của hãng Dulchefa, Hà
Lan [6], [10].

15


2.1.3. Môi trường nuôi cấy
- Môi trƣờng nuôi cấy trong thí nghiệm tái sinh và nhân nhanh chồi, thí
nghiệm tạo rễ cho chồi Cẩm chƣớng in vitro trong phòng thí nghiệm:
Môi trƣờng nuôi cấy cơ bản gồm có MS + 30 g/l đƣờng saccaroz + 7
g/l agar và chất điều hòa sinh trƣởng của hãng Dulchefa, Hà Lan chứa khoáng
đa lƣợng, vi lƣợng và vitamin, pH môi trƣờng là 5,8. Độ pH của môi trƣờng
nuôi cấy đƣợc điều chỉnh bằng cách sử dụng chất trung hòa là NaOH 1N hoặc
HCl 1N [17].
Môi trƣờng nuôi cấy đƣợc hấp khử trùng ở 117 độ C và 1.0 × 105 Pa
trong 15 phút [17].
Các mẫu nuôi cấy trong các thí nghiệm nhân nhanh và ra rễ đƣợc nuôi
cấy tròng phòng nuôi kín có nhiệt độ 23±2 độ C và độ ẩm 60 - 65%, thời gian
chiếu sáng là 16 h/ngày với cƣờng độ chiếu sáng là 1500 - 3000 lux [11],
[17]. Bóng đèn chiếu sáng sử dụng là ống huỳnh quang trắng Rạng Đông.
- Giá thể cấy cây trong thí nghiệm rèn luyện cây Cẩm chƣớng in vitro
tiến hành ngoài vƣờn thực nghiệm:
Đất thịt sau khi sàng mịn đƣợc trộn với sơ dừa theo tỉ lệ 1:1 đƣợc dùng
làm giá thể cấy cây Cẩm chƣơng in vitro.
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần nhắc lại. Các
mẫu đƣợc cấy là đoạn thân (thí nghiệm nhân nhanh) hoặc đoạn ngọn (thí
nghiệm ra rễ), cây in vitro (thí nghiệm rèn luyện) có kích thƣớc và chất lƣợng
tƣơng đƣơng nhau.


16


×